Bài 7: BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT

Bài 7: Bài ca ngắn đi trên bãi cát
( Sa hành đoản ca, Cao Bá Quát)

I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: (trang 40)

2. Bài thơ:
- Thể loại: hành (còn gọi là ca hành, là một thể thơ cổ có tính chất tự do phóng khoáng, không bị gò bó về số câu, độ dài của câu, niêm luật, bằng trắc, vần điệu.)
- Hoàn cảnh ra đời: qua nhiều lần tác giả đi qua các tỉnh miền Trung vào Huế thi hội, ông căm tức và viết phẩm này.

II. Tìm hiểu văn bản:
1. Bố cục:
- Phần 1 (4 câu đầu): hình ảnh đi trên bãi cát và người đi trên bãi cát
- Phần 2 (6 câu tiếp theo): tâm trạng suy tư của người đi đường
- Phần 3 (còn lại): sự bế tắt của người đi đường

2. Phân tích:

HƯỚNG DẪN ĐỌC BÀI

1. Phân tích ý nghĩa tượng trưng của các yếu tố tả thực hình ảnh người đi trên bãi cát.

Ý nghĩa tượng trưng của các yếu tố thực người đi trên bãi cát:
+ Con đường công danh, con đường đời vô cùng xa xôi, trắc trở, gập ghềnh
+ Con người đi trên bãi cát vẫn tất tả bước về phía trước vì danh lợi, hào nhoáng

Cao Bá Quát về sự cần thiết của đổi mới giáo dục qua cái nhìn chán ghét lối học cũ mưu cầu danh lợi.

2. Hãy giải thích nội dung và chỉ ra sự liên kết ý nghĩa của sáu câu thơ: "Không học được tiên ông phép ngủ - Trèo non, lội suối, giận khôn vơi! - Xưa nay phường danh lợi -  Tất cả trên đường đời - Đầu gió hơi men thơm quán rượu - Người say vô số, tỉnh bao người?" ( Chú ý: Danh lợi có sức cám dỗ như thế nào?)

Các câu thơ liên kết lo-gic với nhau:
+ Danh lợi (chỉ việc học hành, thi cử làm quan) là khái niệm xâu chuỗi toàn bộ đoạn thơ.
+ “ Không học được tiên ông phép ngủ- Trèo non lội suối giận khôn vơi”: thể hiện nỗi chán nản của nhà thơ vì tự hành hạ mình theo đuổi công danh.

- Bốn câu thơ còn lại nói về cám dỗ của chuyện công danh với đời người
+ Những kẻ ham lợi danh phải tất tả ngược xuôi, nhưng ở đời chẳng ai thoát khỏi cám dỗ lợi danh.
+ Danh lợi cũng giống như thức rượu làm u mê con người.

Tác giả khuyên cần thoát khỏi con u mê danh lợi

3. Tâm trạng của lữ khách khi đi trên bãi cát là gì? Hãy cho biết tầm tư tưởng của Cao Bá Quát thể hiện qua tâm trạng đó.

- Tâm trạng chán nản, mệt mỏi của tác giả khi đi trên bãi cát
+ Tầm cao tư tưởng thể hiện ở chỗ nhà thơ nhìn ra tính vô nghĩa của lối học khoa cử theo công danh
+ Cuối cùng ông vẫn bị cuốn vào dòng người đi trên bãi cát ấy

Cao Bá Quát nhìn thấy sự vô nghĩa, hời hợt của con đường công danh theo lối cũ.

4. Phân tích ý nghĩa của nhịp điệu bài thơ đối với việc diễn tả cảm xúc và suy tư của nhân vật trữ tình.

Bài ca ngắn đi trên bãi cát thuộc loại cổ thể có sự tự do về vần, nhịp điệu, kết cấu:
+ Nhịp điệu được tạo từ sự thay đổi độ dài ngắn của câu và cách ngắt nhịp
+ Ngắt nhịp linh hoạt 2/3; 3/5 có khi 4/3
+ Nhịp điệu diễn tả sự gập ghềnh, trắc trở





Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top