Bài 6: BÀI CA NGẤT NGƯỞNG
Bài 6: Bài ca ngất ngưởng
( Nguyễn Công Trứ)
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: trang 37
2. Bài thơ:
- Chữ Nôm
- Thể loại: hát nói
- Nội dung:
- Bài thơ tổng kết về cuộc đời của Nguyễn Công Trứ
- Hoàn cảnh sáng tác: 1848 khi tác giả cáo quan về quê
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Ngất ngưởng về tài năng và địa vị xã hội (6 câu đầu):
- Câu 1( chữ Hán): bổn phận người trai ông đã thực hiện.
- Kể về những việc làm được: Thủ khoa, tham tán, tổng đốc ông Đông, bình Tây, Phủ doãn Thừa Thiên
- " Vào lồng": bị làm quan là việc làm tù túng, gò bó
-> với biện pháp tu từ liệt kê, nhịp thở thay đổi liên tục, tác giả đã hồ hởi kể về những chiến công trong đời
2. Ngất ngưởng về lối sống ( 8 câu tiếp theo):
- Khi cáo quan "cửi bò đeo đạc ngựa" thái độ trên chọc thiên hạ
- Khi ở quê nhà;
+ Tay kiếm cung -> từ bi
+ Đưa theo hầu gái lên chùa
-》 được mất không quan trọng, khen chê ông cũng không quan tâm.
-> lối sống tự tung tự tại, vượt xa ngoài lễ giáo phong kiến để khẳng định cái tôi cá nhân.
3. Đánh giá tổng kết về cuộc đời:
- Làm những việc mình thích
-
-
-> niềm tự hào chính đáng của nhà thơ
HƯỚNG ĐÃN ĐỌC BÀI
1.Trong Bài ca ngất ngưởng từ "ngất ngưỡng" được sử dụng mấy lần? Anh (chị) hãy xác định nghĩa của từ "ngất ngưởng" qua các văn cảnh sử dụng đó.
Ngất ngưởng từ láy tượng hình vốn được dùng sự vật ở độ cao chênh vênh, bất ổn định
- Từ ngất ngưởng được dùng chỉ sự khác thường, vượt lên dư luận
- Nhan đề được nhắc lại 4 lần trở thành biểu tượng, phong cách sống, thái độ sống vượt thế tục, thách thức xung quanh dựa trên sự tự ý thức, tài năng, nhân cách cá nhân:
+ Chỉ sự thao lược, tài năng, phong cách ngạo nghễ khi làm quan của tác giả
+ Chỉ sự ngang tàng của ông khi làm dân thường
+ Khẳng định cái chơi ngông hơn người
+ Tác giả hơn người vì dám coi thường công danh, phú quý, coi thường dư luận, không bị ràng buộc.
2. Dựa vào văn bản Bài ca ngất ngưởng, Anh (chị) hãy giải thích vì sao Nguyễn Công Trứ biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do (vào lồng) nhưng vẫn ra làm quan.
Nguyễn Công Trứ biết làm quan là mất tự do nhưng ông vẫn làm quan vì:
+ Ông muốn thể hiện tài năng, hoài bão của bản thân
+ Ông quan niệm bản thân đã cống hiến hết tài năng, nhiệt huyết nên ông có quyền ngất ngưởng nhất so với các quan trong triều
→ Ngất ngưởng thực chất là phong cách sống tôn trọng trung thực, cá tính, không chấp nhận “khắc kỉ phục lễ” uốn mình theo lễ và danh giáo của Nho gia
3. Ở bài hát nói này, Nguyễn Công Trứ tự kể về mình. Vì sao ông cho mình là ngất ngưởng? Ông đánh giá sự ngất ngưỡng của mình như thế nào?
Nguyễn Công Trứ đã tự kể về mình, tự thuật, tự đánh giá về bản thân:
+ Giọng điệu tự thuật khảng khái, đầy cá tính
+ Ông ý thức được rõ ràng tài năng, phong cách sống của bản thân
+ Ông tự hào vì có cuộc sống hoạt động tích cực trong xã hội
+ Ông tự hào vì dám sống cho mình, bỏ qua sự gò bó của lễ và danh giáo.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top