Bài 3: TỰ TÌNH
Bài 3: Tự tình
(Bài II, Hồ Xuân Hương)
I. Tiểu dẫn:
1. Tác giả:
- Hồ Xuân Hương ở Nghệ An
- Là bà Chúa thơ Nôm (do Xuân Diệu gọi), đa tài có tình duyên nhiều éo le ngang trái
- Sáng tác: bao gồm cả chữ Nôm và chữ Hán. Theo nghiên cứu hiện có khoảng trên dưới 40 bài thơ Nôm tương truyền là của Hồ Xuân Hương. (Trang 18)
2. Tác phẩm:
- Tự tình (bài II) nằm trong chùm thơ Tự tình bao gồm ba bài của Hồ Xuân Hương.
+ Hai câu đề: Giới thiệu về hình ảnh người vợ lẽ
+ Hai câu thực: Cách giải quyết nỗi tâm tư của người vợ lẽ
+ Hai câu luận: Khát khao tìm đến hạnh phúc của người phụ nữ
+ Hai câu kết: Quy luật khắc nghiệt của thời gian và tuổi trẻ
- Cách chia 2:
+ Phần 1 (4 câu đầu): thể hiện nỗi lòng cô đơn, buồn tủi, khát vọng hạnh phúc
+ Phần 2 (4 câu tiếp): Tâm trạng tuyệt vọng của cảnh đời lẽ mọn.
( trích Vietjack)
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Hai câu đề:
"Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non."
- Thời gian: đêm khuya
- Không gian: vắng lặng
- Từ ngữ: đảo ngữ "trơ + cái hồng nhan" rẻ rúng, tự ti nhưng đầy thách thức.
--> cá tính "Hồ Xuân Hương thách thức với đời".
2. Hai câu thực:
"Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn."
- Vầng trăng bóng xế: tuổi đã cao mà tình duyên chưa trọn vẹn .
-->Tủi phận của Hồ Xuân Hương
3. Hai câu lược:
"Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn."
- Đảo ngữ "xiên ngang", "đâm toạc", "rêu - đá" (nhỏ bé, yếu ớt) thể hiện sự sống mãnh liệt, cá tính Hồ Xuân Hương.
--> khát vọng cháy bỏng về hạnh phúc lứa đôi.
4. Hai câu kết:
"Ngán nổi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ Tí con con!"
- "Ngán": tiếng thở dài đến nao lòng.
-"Xuân":
+ Mùa xuân đến
+ Tuổi xuân trôi qua
-->" Mảnh tình" san sẻ tí - con con (nghệ thuật tiên tiến giảm dần) bi kịch Hồ Xuân Hương.
=> tình trạng bi đát "phận hầm duyên ôi".
HƯỚNG DẪN ĐỌC BÀI
1. Bốn câu thơ đầu cho thấy tác giả đang ở trong hoàn cảnh và tâm trạng như thế nào? (chú ý không gian, thời gian, giá trị biểu cảm của các từ ngữ: văng vẳng, dồn, trơ, cái hồng nhan, say lại tỉnh, mối tương quan giữa hình tượng trăng sắp tàn (bóng xế) mà khuyết chưa tròn với thân phận nữ sĩ.)
- Thời gian: Đêm khuya.
- Không gian: yên tĩnh, trống trải, mênh mông
- Hoàn cảnh: Một mình đơn côi gối chiếc
- Tâm trạng: tủi hổ, bẽ bàng, cảm thấy bản thân bị rẻ rúng đầy mỉa mai. Tuy nhiên từ “trơ” còn kết hợp với từ “nước non” (cái vĩnh hằng) thể hiện thái độ thách đố của Hồ Xuân Hương
- Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, tình duyên đã trở thành trò đàu của con tạo, càng say lại càng tỉnh, càng cảm thấy nỗi đau thân phận.
- Hình ảnh “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” thể hiện sự éo le: trăng sắp tàn mà vẫn “khuyết chưa trong”. Tuổi thanh xuân sắp trôi qua mà nhân duyên không trọn vẹn. Chỉ trách phận hẩm duyên ôi.
( trích vietjack)
2. Hình tượng thiên nhiên trong 2 câu 5 và 6 góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận như thế nào?
- Phép đối từng cặp: xiên ngang >< đâm toạc; rêu từng đám >< đá mấy hòn; mặt đất >< chân mây...
- Biện pháp đảo ngữ kết hợp với các động từ mạnh ( xiên, đâm) thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh của Hồ Xuân Hương.
- Rêu xiên ngang mặt đất, đá đâm toạc chân mây như vạch đất, vạch trời mà hờn oán, không chỉ phẫn uất mà còn phản kháng.
⇒ Tinh thần phản kháng, sức sống mãnh liệt của Hồ Xuân Hương ngay cả trong tình huống bi thương.
(Trích Vietjack)
3. Hai câu kết nối lên tâm sự gì của tác giả (chú ý nghĩa của từ xuân, từ lại; Nghệ thuật tăng tiến: Mảnh tình- san sẻ - tí - con con.)
- Cụm từ “xuân đi xuân lại lại”: Thể hiện sự tuần hoàn của mùa xuân cũng như tuổi xuân qua đi. Từ “lại” thứ nhất nghĩa là thêm lần nữa, “lại” thứ hai nghĩa lại trở lại. Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân. Cụm từ đó lại kết hợp với từ “ngán” thể hiện tâm trạng ngán ngẩm, ngán lắm rồi cái nỗi đời éo le, bạc bẽo.
- Nghệ thuật tăng tiến “mảnh tình – tí – con con” nhấn mạnh sự nhỏ bé dần, sự ít ỏi, sự sẻ chia trong hạnh phúc cuộc đời của Hồ Xuân Hương làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn: mảnh tình vốn đã ít, đã bé, đã không trọn vẹn lại còn phải “san sẻ” thành ra chẳng còn gì (tí con con) nên càng xót xa, tội nghiệp.
⇒ Tâm trạng xót xa, tủi cực, hẩm hiu của người phụ nữ mang thân đi làm lẽ.
( trích vietjack)
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top