#4: MÙA XUÂN NHO NHỎ

ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI

MÙA XUÂN NHO NHỎ

                                             Thanh Hải

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...

Ðất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Ðất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.

Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.

Mùa xuân - ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.

11/1980

                                                               (In trong Thơ Việt Nam 1945-1985, NXB Giáo dục, 1985)

I. Trải nghiệm cùng văn bản

1. Tác giả

- Thanh Hải (1930-1980) tên thật là Phạm Bá Ngoãn

- Quê quán: Phong Điền- Thừa Thiên Huế

- Sự nghiệp sáng tác:

+ Từ năm 1954 đến năm 1964 ông làm cán bộ tuyên huấn

+ Từ năm 1964 đến năm 1967 ông phụ trách báo cờ giải phóng của thành phố Huế sau đó làm Ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam

+ Tiếp đó sau năm 1975 ông được làm Tổng thư kí Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên cùng đó là ủy viên thường vụ Hội Liên hiệp văn học nghệ thuạt Việt Nma, Ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.

- Phong cách sáng tác:

+ Thanh Hải thường viết về thien nhiên và lòng yêu cuộc sống

+ Thơ ông bình dị, nhẹ nhàng nhưng đậm chất triết lí về cuộc đời thể hiện tình yêu cuộc sống da diết.

2. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ viết vào tháng 11-1980 trong hoàn cảnh đất nức đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới nhưng còn vô vàn khó khăn gian khổ, thử thách, không đầy một tháng trước khi nhà thơ qua đời. Bài thơ như một lời tâm niệm chân thành, gửi gắm tha thiết của nhà thơ để lại với đời.

2. Bố cục

Gồm 4 phần

- Khổ 1: Cảm xúc trước mùa xuân thien nhiên đất nước

- Khổ 2 +3: Cảm xúc về mùa xuân của đất nước

- Khổ 4 +5: Ước nguyện của tác giả

- Khổ 6: Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế

3. Nội dung

- Bài thơ bộc lộ cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một "mùa xuân nho nhỏ" dâng hiến cho đời

4. Nghệ thuật

- Bài thơ theo thể thơ năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, thiết tha gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, nhiều so sáng và ẩn dụ sáng tạo

II. Suy ngẫm và phản hồi

1. Mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước được gợi tả như thế nào trong ba khổ thơ đầu?

Mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước được gợi tả trong ba khổ thơ đầu là:

+ Hoa tím biếc, dòng sông xanh, chim chiền chiện hót vang trời

+ Không gian rộng lớn, bao la, màu sắc đặc trưng của Huế (tím, xanh), hòa với âm thanh sự sống.

+ Mùa xuân đất nước cụ thể hóa bằng hình ảnh người cầm súng, người ra đồng

+ Suy ngẫm và chiêm nghiệm của tác giả khi nhìn thấy "lộc" từ mùa xuân đất nước

+ Từ láy "hối hả" và "xôn xao" thể hiện nhịp phát triển, thời kì mới của đất nước

+ So sánh đất nước với vì sao: sự trường tồn vững bền của đất nước.

2. Chỉ ra ít nhất hai biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ 4 và 5. Phân tích tác dụng của chúng.

- Điệp từ "ta" được lặp đi lặp lại hai lần.

=> Thể hiện một ước nguyện chân thành, thiết tha. Nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống để bày tỏ ước nguyện: con chim, một cành hoa, một nốt trầm.

- Biện pháp tu từ ẩn dụ: "một mùa xuân nho nhỏ"

=> "Mùa xuân nho nhỏ" là một ẩn dụ đầy sáng tạo, biểu lộ một cuộc đời đáng yêu, một khát vọng sống cao đẹp. Mỗi người hãy làm một mùa xuân, hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh túy của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước.

3. Xác định bố cục, mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

- Bố cục: 4 phần

+ Khổ 1: Cảm xúc trước mùa xuân thien nhiên đất nước

+ Khổ 2 + 3: Cảm xúc về mùa xuân của đất nước

+ Khổ 4 + 5: Ước nguyện của tác giả

+ Khổ 6: Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế

- Mạch cảm xúc của bài thơ: 

-Được khơi nguồn, nảy nở từ sức sống, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mở rộng ra với mùa xuân đất nước, cách mạng. Cảm xúc lắng đọng dần vào suy tư và ước nguyện: nhà thơ muốn nhập vào bản hoà ca vĩ đại của cuộc đời bằng một nốt trầm xao xuyến của riêng mình, góp vào mùa xuân chung lớn lao.

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: 

- Là sự rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước khi bước vào mùa xuân. Cùng với đó là niềm tin tưởng của tác giả vào tương lai rạng ngời của dân tộc Việt Nam. Âm thanh mùa xuân đất nước vang lên từ chính cuộc sống vất vả, gian lao mà tươi thắm đến vô ngần.

4. Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ.

- Ý nghĩa nhan đề:

+ "Mùa xuân nho nhỏ" là một sáng tác độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ.

+ Hình ảnh "Mùa xuân nho nhỏ" là biểu tượng cho những gì tinh tuý, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.

+ Thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.

+ Thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước, của cuộc đời chung và khát vọng sống chân thành, cao đẹp của nhà thơ.

5. Chủ đề bài thơ là gì? Nêu một số căn cứ đã giúp em xác định chủ đề.

Chủ đề của bài thơ:

-Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một "mùa xuân nho nhỏ" của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.

Căn cứ vào nội dung bài thơ: 

- "Đất nước như vì sao, Cứ đi lên phía trước"; "Một mùa xuân nho nhỏ, Lặng lẽ dâng cho đời" ...

(Xem kĩ hơn ở bài #1: Quê Hương)

-HẾT-

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top