Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
http://vietjack.com/soan-van-lop-12/thuc-hanh-chua-loi-lap-luan-trong-van-nghi-luan.jsp
Câu 1 + 2: Phát hiện lỗi và sửa lỗi
a. Lỗi của đoạn văn này là lí lẽ và dẫn chứng (luận cứ) không ăn nhập với nhau. Dùng từ thừa, câu thiếu chặt chẽ.
+ Lý lẽ: "những câu tục ngữ, ca dao vừa cung cấp cho chúng ta những hiểu biết, những kinh nghiệm sống, vừa tác động mạnh mẽ đến tâm hồn con người".
+ Không ăn nhập với dẫn chứng: Ví dụ như câu: "Chuồn chuồn bay thấp thì mưa - Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm" là một cách dự báo thời tiết của nhân dân ta.
- Sửa là:
Những câu tục ngữ cung cấp cho ta hiểu biết về cách đối nhân xử thế, đấu tranh xã hội. Mặt khác tục ngữ còn phổ biến kinh nghiệm, qua phán đoán thực tiễn: "Chuồn chuồn ... râm".
b. Lỗi là: Sử dụng quan hệ từ không chỉnh. Nếu sử dụng không chỉ phải kết hợp mà còn.
- Sửa là:
Người thanh niên trong Lặng lẽ Sapa của Nguyễn Thành Long không chỉ say mê công việc mà còn lạc quan yêu đời. Anh còn rất thèm người... lạc quan.
c. Lỗi giữa luận điểm nêu ra với luận cứ không ăn nhập gì với nhau
- Sửa là:
Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân thể hiện sức mạnh tình người trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống.
Họ nương tựa vào nhau trong lúc cái đói, cái chết đe doạ. Người con gái vui vẻ nhận lời theo Tràng về làm vợ mà không đòi hỏi gì.
Hai vợ chồng Tràng đưa nhau về khu xóm ngụ cư, nói với nhau những câu chuyện không đầu không cuối, qua lời trách, cử chỉ của tình yêu... trước con mắt ngơ ngác của mọi người.
Bà cụ Tứ vui vẻ nhận dâu, nhận con. Không khí trong gia đình trở nên đầm ấm. Nó xua đi sự cô đơn của cảnh mẹ goá con côi. Nó bừng lên ánh sáng của niềm vui, hạnh phúc. Đó là biểu hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm.
d. Lỗi: Nêu lí lẽ và dẫn chứng không ăn nhập trong lập luận: "Sóng từ đâu đến và sóng đi đâu về đâu? Chính vì thế Xuân Quỳnh đã ví tình yêu của mình như những con sóng "Dữ dội và dịu êm/ ồn ào và lặng lẽ". Chính Xuân Quỳnh đã hoá thân vào những con sóng để nói lên tình yêu của mình.
- Sửa là:
Sóng từ đâu đến và sóng đi đâu về đâu? Xuân Quỳnh như hoá thân vào sóng để tự bộc lộ tình yêu của mình:
Con sóng dưới lòng sâu...Cả trong mơ còn thức
e. Lỗi giữa luận điểm và luận cứ không ăn nhập và đôi chỗ dùng từ.
- Sửa là:
Lòng thương người của Nguyễn Du bao trùm lên toàn bộ tác phẩm truyện Kiều. Đoạn trích nào của truyện cũng đều biểu hiện tấm lòng ấy của Nguyễn Du. Ông thương nàng Kiều phải bán mình chuộc tội cho cha và em. Ông xót xa khi Kiều phải "thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần". Ông cảm thông, chia sẻ với Kiều. Ta càng hiểu vì sao Truyện Kiều đạt tới đỉnh cao chủ nghĩa nhân đạo.
g. Lỗi: nêu luận điểm không tập trung, lan man
- Sửa là:
Cây xà nu là biểu tượng cho người dân Xô Man.
Qua hình ảnh cây xà nu trúng đạn như những con người của dân làng Xô Man bị giặt giết hại. Sức sống của cây xà nu "Vươn lên đón nhận ánh sáng mặt trời... như những con chim đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng. Đó là hiện thân của con người Tây nguyên kiên cường trước kẻ thù không sợ "Cạnh một cây... mọc lên". Nguyễn Trung Thành muốn khẳng định những thế hệ con người Xô Man nối tiếp nhau đứng lên đánh giặc giữ làng.
Những đồi xà nu nối tiếp "tới tận Chân trời" là một biểu tượng cho thế lực của cách mạng Miền Nam sau ngày đồng khởi.
h. Lỗi: Luận điểm và luận cứ rời rạc thiếu chặt chẽ. Lời lẽ đại ngôn chung chung.
- Sửa là:
Văn học dân gian có giá trị nuôi dưỡng tâm hồn con người.
Các tác phẩm của văn học dân gian đều hướng con người tới sự kết hợp giữa cái tài và cái tâm, cái đẹp với cái thiện.
Cô Tấm phải sống đi chết lại nhiều lần để cuối cùng trở lại làm người, giết kẻ thù, giành lại hạnh phúc.
Thạch Sanh cũng là hiện thân của người lao động giỏi, dũng cảm và chân thật, bị mẹ con Lí Thông gian tham độc ác đánh lừa nhưng cuối cùng chàng vẫn được làm phò mã, nối ngôi vua.
Những câu ca dao ru hồn ta bằng tình yêu quê hương đất nước và gắn bó với con người, biết ơn tổ tiên, ông cha, biết rèn mình góp phần nuôi dưỡng tâm hồn con người.
Văn học dân gian còn tiêu biểu cho nhiều phong cách nghệ thuật, đặt nền móng cho văn học viết.
Nhà văn học gì ở truyện cổ tích, nhà thơ học gì ở ca dao. Phải chăng đó là văn học về cốt truyện, bố cục truyện, những tình tiết, sự kiện, tình huống gây cho người đọc người nghe sự hứng thú. Cách nói so sánh, ẩn dụ, nhân hoá... của ca dao là những bài học sáng giá cho những nhà thơ và với những ai "trót nợ vì thơ".
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top