Số VI/5
2/ Kỹ thuật đóng ván cừ gỗ, ván cừ thép?
Đóng vân cừ gỗ
+ Định vị chính xâc hăng cừ chuẩn bị đóng bằng mây trắc đạc.
+ Có thể đóng từng tấm cừ riíng lẻ hoặc kết hợp đóng đồng thời nhiều tấm bằng
câch sử dụng câc khung định vị, khung định vị được dựng theo vị trí đê xâc định. Vân
cừ được ghĩp lồng văo giữa hai thanh nẹp song song, rồi bắt đầu đóng xuống.
+ Đầu dưới vân cừ được cắt vât chĩo về phía mộng lồi. Khi ghĩp vân cừ để mộng
lồi quay ra ngoăi, như vậy khi đóng đất không kẹt văo rênh cừ vă đất nĩn văo đầu vât
chĩo của cừ ĩp sât văo hăng cừ đê đóng văo con ním.
+ Trình tự đóng vân cừ có thể đóng theo kiểu tuần tự: Đóng thanh năy đến độ sđu
thiết kế rồi đóng thanh tiếp theo vă cứ thế cho đến hết. Nhưng để cho hăng cừ dễ khít
vă tốt ta đóng toăn bộ vân cừ đến độ sđu năo đó. Sau đó quay lại tiếp tục đóng một lượt
6.5.2. Đóng ván cừ thép
Cũng như cừ gỗ, khi đóng cừ thép có thể đóng từng tấm riêng biệt hoặc ghép
nhiều tấm lại với nhau và đóng đồng thời. Trước khi đóng cừ cần thực hiện một số
công tác sau:
+ Kiểm tra mép ván cừ trước khi đóng bằng cách ghép một đoạn cừ khoảng 2m,
rồi tiếp tục ghép một tấm cừ và thử kéo trượt xem các ván cừ có thông suốt không.
Dùng sơn đánh dấu thứ tự các tấm cừ.
+ Định vị hàng cừ bằng máy trắc đạc.
+ Ghép trước một số ván cừ ( khoảng 10 ÷ 12 tấm ) giữa hai thanh nẹp định vị,
rồi tiến hành đóng xuống dần làm hai hay 3 lần đóng để đến độ sâu thiết kế. Và cứ thế
cho đến hết.
+ Để chống lại hiện tượng xoè nan quạt trong quá trình đóng, ta áp dụng một số
biện pháp sau:
Buộc dây cáp vào đầu ván cừ dùng tời kéo cừ về vị trí thẳng đứng và tiếp tục
đóng.
Cắt vát đầu dưới ván cừ thép về phía trong (ngược lại với ván cừ gỗ )
Hàn thêm một miếng thép nhỏ ở mép đầu dưới ván cừ, để tạo ra một lực cản
cân bằng với lực ma sát ở mép bên kia, và để cho đất khỏi kẹt chặt trong rãnh mép.
Hiện nay người ta thường sử dụng các loại máy rung hoặc máy ép thủy lực để
hạ cừ rất tiện lợi, hiệu quả.
3/ Cấu tạo ván khuôn dầm chính liền sàn (cả hệ cột chống, đà giáo)?
Ván khuôn dầm
Dầm thường đổ bê tông đồng thời với sàn, do đó ván khuôn dầm thường được cấu
tạo và lắp dựng đồng thời với ván khuôn sàn. Ván khuôn dầm gồm có ván khuôn thành
dầm và ván khuôn đáy dầm.
+ Ván khuôn thành dầm có cấu tạo và tính toán chịu lực như ván khuôn thành
móng, khi dầm có chiều cao nhỏ thường bố trí hệ khung đỡ theo cấu tạo và phù hợp
với khoảng cách giữa các cột chống đáy dầm. Khi dầm có chiều cao lớn, cần được cấu
tạo theo tính toán và phù hợp với khả năng chịu lực của ván khuôn. Ngoài hệ khung đỡ
người ta có thể sử dụng các thanh văng ngang, dây néo...
+ Ván đáy dầm được đỡ bởi hệ thanh ngang và cột chống đáy dầm, khoảng cách
giữa các cột chống đáy dầm phải được tính toán chính xác đảm bảo khả năng chịu lực
và không vượt quá độ võng cho phép của ván khuôn đáy dầm.
4/ Các nội dung khi nghiệm thu cốt thép?
NGHIỆM THU CỐT THÉP
Trước khi đổ bêtông phải tiến hành nghiệm thu cốt thép với các nội dung sau:
+ Chủng loại thép và sự phù hợp về việc thay đổi cốt thép so với thiết kế.
+ Công tác gia công cốt thép: cắt, uốn, làm sạch cốt thép.
+ Hình dáng, kích thước của cốt thép, số thanh, khoảng cách giữa các thanh so
với thiết kế.
+ Sự thích hợp của các con kê tạo lớp bảo vệ cốt thép: Kích thước vật liệu chế
tạo, mật độ (không được lớn hơn 1m một con kê ).
+ Độ ổn định của cốt thép trong khuôn: Ổn định của các thanh thép, giữa các lớp
thép, và toàn bộ cốt thép trong khuôn.
+ Các hồ sơ cần có khi nghiệm thu cốt thép:
- Các bản vẽ thiết kế có ghi đầy đủ sự thay đổi về cốt thép trong quá trình thi
công và kèm theo biên bản về quyết đinh thay đổi.
- Các kết quả kiểm tra mẫu thử về chất lượng thép, mối hàn và chất lượng gia
công cốt thép.
- Các biên bản thay đổi cốt thép trên công trường so với thiết kế.
- Các biên bản nghiệm thu kỹ thuật trong quá trình gia công và lắp dựng cốt
thép.
- Nhật ký công trình.
5/ Xác định năng suất của máy trộn có chu kỳ?
Tính năng suất máy trộn
Năng suất của một máy trộn được các định theo công thức:
N=V*n*k1*k2/1000
Trong đó:
- V (lít): dung tích hữu ích của máy trộn. (V = 0,75V0, V0: dung tích hình
học của máy).
- k1: Hệ số thành phẩm của bê tông (k1= 0,67 ÷ 0,72).
- k2 :Hệ số sử dụng máy trộn theo thời gian (k2 = 0,9 ÷ 0,95).
- n: số mẻ trộn trong một giờ (n=3600/Tck
).
- Tck: chu kỳ của một mẻ trộn; Tck= t1+ t2 + t3+ t4 + t5
t1: Thời gian trút cốt liệu vào cối trộn.
t2: Thời gian trộn.
t3: Thời gian nghiên cứu để chuẩn bị trút vữa bê tông ra.
t4: Thời gian trút vữa bê tông vào các phương tiện vận chuyển.
t5: Thời gian quay cối trộn trở về vị trí ban đầu.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top