Thừa Kế

Văn án:

Thừa kế cửa hàng nhang đèn của ông nội, Đỗ Tử Đằng bị ép phải buôn bán với đủ loại ma quỷ và mấy kẻ buôn thần bán thánh. Ngoài bán nhang đèn còn có rất nhiều nghề phụ, tỉ như chế tác giấy của sổ sinh tử, thuốc mỡ chữa vết xác sống cắn, thậm chí có cả thức thần có linh hồn...

Đằng: cháu hỏi bác rốt cuộc đứa nào nói cháu thích trai đẹp?

Lục: Tiểu Phạm ấy. Hắn nói sang sư đại nhân (người chuyên chế tạo đồ) mới nhậm chức thích trai đẹp, chỉ cần nam giới có vẻ ngoài được được đến tìm cậu thì làm việc sẽ thuận tiện hơn nhiều.

Đằng: Phạm Vô Mệnh! Ta không để cho ngươi yên đâu! (> 皿 <)

Đằng: Cho dù anh là cảnh sát thì cũng không thể cứ luôn nghi ngờ giới tính của tôi!

Chu Chính: Không nghi ngờ giới tính của em thì anh sẽ phải nghi ngờ tính hướng của mình mất.

Trọng Hoa: ngoan ngoãn cởi quần lót ra!

Đằng: Đừng tưởng anh là quân nhân thì tôi sẽ khuất phục nhé!

Đằng: Tại sao em phải mặc váy đi bái sư?

Phong Khinh Vân: Bởi vì vị đại nhân kia là cuồng Loli.

Nhân vật chính: Đỗ Tử Đằng ┃ Diễn viên phụ: Phong Khinh Vân, Chu Chính, Trọng Hoa ...┃ khác: thần quái, yêu quái

Biên tập Tấn giang đánh giá:

Cùng ngày thi rớt đại học, Đỗ Tử Đằng nhận được tin ông nội qua đời.

Không ngờ tại lúc túc trực bên linh cữu của ông nội trong lễ cúng tuần đầu, Đỗ Tử Đằng vì một cuộn giấy vệ sinh mà bị hồn ma của ông nội "Uy hiếp" phải thừa kế cửa hàng nhang đèn của ông nội.

Cửa hàng nhang đèn kì dị có tiếng là được thần linh phù hộ, không chỉ phải kinh doanh nhang đèn, còn phải tiếp đãi ma quỷ và bọn buôn thần bán thánh hơi có tố chất thần kinh, đồng thời còn nhận làm cả sản phẩm chỉ định của quan phương dưới địa phủ. . .

Văn phong của tác giả tinh tế, chọn góc nhìn của ngôi thứ nhất, dùng cửa hàng nhang đèn làm kíp nổ, tình tiết triển khai phù hợp với nội dung vở kịch miêu tả.

Nhân vật chính Đỗ Tử Đằng có tính cách sáng sủa hài hước, dung hợp với khung cảnh quỷ dị thần quái thành một nguyên tốt mới mẻ.

Các vai phụ muôn hình muôn vẻ cũng nhờ văn vẻ mà được rạng rỡ hơn không ít, câu chuyện càng lúc càng trở nên lắt léo theo sự xuất hiện của các vai phụ.

Tình cảm giữa Đỗ Tử Đằng và các anh công cũng dần dần bén lửa trong cửa hàng nhang đèn này.

01

Cuộc sống, tựa như một bàn trà, mặt trên bày đầy chén trà. Khi chúng ta tưởng mình đã nhảy ra khỏi một chén trà, thì cũng là lúc rơi vào một chén trà khác. Mà nếu anh phát hiện anh không hề nhảy vào một chén trà khác... Vậy chúc mừng anh... Anh đã rớt khỏi bàn trà.

Ngày nhận điểm thi đại học, tôi biết mình đã rớt khỏi 'bàn trà'. Chính là, sau khi rớt khỏi bàn trà tôi trực tiếp biến thành 'đồ bếp', cùng một ngày, ba tôi nhận được tin ông nội qua đời

Ba vội vàng mang tôi đến thành phố của ông nội để chịu tang. Lúc đến nơi thì bác cả đã xử lý di thể của ông nội thõa đáng cả rồi, còn lại chỉ cần túc trực bên linh cữu nữa thôi.

Vốn dĩ đa phần mọi người trong thời đại này đều sẽ không quá câu nệ mấy chuyện này, mà hầu như đều đến nhà tang lễ làm lễ một chút, hỏa tang xong thì đặt vào trong nghĩa địa công cộng là được. Nhưng bác cả lại làm rất long trọng, nói là bạn của ông ngoại mãnh liệt yêu cầu

Tôi vừa nghe đã thấy bực, lo liệu tang sự là chuyện của chúng tôi, người ngoài quản thế là hơi bị nhiều. Trong tộc cũng có họ hàng khác bàn ra, chính là nét mặt và giọng điệu của bác cả đều rất kì quái, hình như tương đối bất đắc dĩ. Ông nội hưởng thọ ở tuổi bảy mươi, không đau không ốm, làm long trọng một tí cũng tốt, tất cả mọi người đều không dị nghị lắm.

Theo tôi được biết, ông nội chỉ là một chủ hàng buôn bán nhỏ, không giống người có thể quen được bạn bè đại phú đại quý, có quyền có thế. Tôi có hỏi ba, nhưng ông đi khai phá kinh tế ở thành phố mới từ lúc còn rất trẻ, hầu như rất ít khi trở về, cũng không rõ ông nội có bạn bè nào.

Con cháu Đỗ gia cũng coi như hưng thịnh, mọi người thay phiên nhau túc trực bên linh cữu. Linh đường đặt tại phòng khách nhà bác cả, có không ít người lục tục đến bái tế, tôi quỳ cạnh anh họ, hãy còn đoán không ra nghề nghiệp của những người này, không ít người mặc quần áo chỉnh tề, hình như tương đối có của. Bác cả đều rất cung kính với bọn họ, đôi khi ánh mắt còn lộ ra kính sợ.

"Xin nén bi thương." Một phong bì trắng đưa tới trước mặt tôi, tôi ngẩng đầu, nhận ra đối phương là một người đàn ông đẹp trai trẻ tuổi.

Toàn thân đều là hàng hiệu, hắn mặc một bộ vest xám đậm thẳng thớm, khí chất và vẻ ngoài này so với ngôi sao trên TV còn chói lóa hơn. Đôi mắt nhìn tôi mang theo một chút mỉm cười ôn hòa. Nhưng đôi mắt đào hoa xinh đẹp này biết bắn điện, nhìn thế nào vẫn thấy rất lả lơi

"Em là cháu thứ mấy của Đỗ tiên sinh?"

Tôi đang chuẩn bị giơ tay ra nhận phong bì, còn chưa trả lời câu hỏi của hắn, anh họ đã giành nói trước

"Em nó là con của chú Sáu." Anh họ cũng không nói ra tên của tôi, mà lạnh mặt nhận phong bì, thậm chí còn dùng khăn gói lại thành một bọc nhỏ.

Bên trong có một phong bao hồng, một viên đường, trong phong bao hồng có hai cây kim, một thanh dao và tiền đáp lễ. Tôi nghe nói kim và dao có ý là may mắn ( ghi chú: 'Thứ' (cắt) và 'Cát' (may mắn) đồng âm, dao là vũ khí, cho nên có ý là may mắn). Thông thường mọi người sẽ ăn viên đường, tỏ ý ngọt ngào, phong bao hồng thì phải vứt đi, tiền đáp lễ phải tiêu hết, tốt nhất là đi gội đầu.

Sự đề phòng và thái độ thù địch của anh họ khiến người nọ rõ ràng sửng sốt một chút, sau đó nhận lại cái bọc nhỏ, nhẹ nhàng phát ra một tiếng 'A', rồi đi ra khỏi cửa.

Tôi nhỏ giọng hỏi anh họ, "Anh không sợ đắc tội cái tên nhà giàu này à?"

Anh liền trừng mắt với tôi một cái, "Con nít đừng chõ mõm vào."

"Em đã mười tám tuổi rồi." Phẫn nộ rút CMND ra cho anh họ xem. Bởi vì thường xuyên có người nhận lầm, cho nên tôi luôn mang theo.

Ba tôi ngồi bên cạnh ho nhẹ một tiếng, cảnh cáo chúng tôi phải giữ im lặng trong trường hợp này, chúng tôi đành phải im tiếng.

Đám con gái đều canh ban ngày, đàn ông con trai thì phụ trách canh buổi tối. Ngày cúng tuần đó vừa lúc đến phiên tôi gác đêm. Anh họ trước giờ luôn ở cạnh tôi qua đêm. Nhưng bởi hôm qua anh đã trực đêm, ban ngày lại phải đi chuẩn bị công chuyện giúp bác cả, cho nên thật sự vô cùng mệt mỏi, nên mới phải về phòng nghỉ ngơi.

Trước khi về phòng anh còn nghiêm túc nói với tôi: "Bất kể nhìn thấy cái gì cũng đừng sợ, cứ coi là ảo giác."

Tôi nghe nói, đến cúng tuần thì người chết sẽ về nhà, nên đương nhiên cũng biết anh họ đang lo lắng điều gì. Nhưng dù sao cũng là ông nội của mình mà, kì thật khi còn bé tôi cũng rất thân với ông nội, cho nên cũng không sợ lắm.

"Yên tâm, không sao đâu." Tôi vỗ lưng anh họ, để anh yên tâm đi ngủ. Anh họ lo lắng nhìn tôi một cái, nhưng cuối cùng vẫn chịu không nổi, phải về ngủ.

Bởi vì không có gió, nên ngọn nến trong phòng khách cũng không lay động. Tôi ngẩn người nhìn đám tro nhang rải trên sàn nhà trước cửa. Bọn họ nói nếu ông nội trở về, thì phía trên sẽ có dấu chân.

Lúc ấy tôi còn chưa tin chuyện này. Trong lòng càng không nghĩ đến phương diện này, mà đang nghĩ, giờ mình không đậu đại học thì nên đi học lại hay là ra ngoài tìm việc làm.

Đến nửa đêm, tôi buồn ngủ đến díp cả mắt. Đương mắt nhắm mắt mở, đột nhiên cảm thấy đau bụng, hơn nữa còn rất cấp bách, nên vội chạy tới nhà xí.

Giải quyết xong mới phát hiện ra một chuyện khiến da đầu tôi run bắn...

.

.

.

Hết giấy vệ sinh rồi!

Muốn gọi người lấy dùm giấy vệ sinh, nhưng mọi người đều đã rất mệt, gọi bọn họ dậy hình như không hay lắm, hơn nữa tôi còn có thể bị anh họ chế giễu. Nhưng nếu mặc quần ra ngoài lấy thì quần sẽ dơ, tôi không muốn phải giặt quần đâu.

Đang đấu tranh tư tưởng dữ dội, thì ngoài cửa truyền đến tiếng bước chân. Tôi thầm nghĩ: được cứu rồi!

"Lấy dùm giấy vệ sinh được không? Ở đây dùng hết mất rồi." Tôi quay mặt về phía cửa mà gọi.

Tiếng bước chân kia càng lúc càng gần, cuối cùng dừng trước cửa nhà xí.

"Đằng tử thành nhật cam đại đầu hà giá." ( tiếng Việt: Đằng tử sao cứ suốt ngày cẩu thả như vậy.)

Tiếng địa phương nặng kèm theo giọng nói khàn khàn nhẹ nhàng bay vào, làm tôi nháy mắt lạnh buốt từ lòng bàn chân đến đỉnh đầu. Giọng nói này...

Là ông nội!

Tuy đã lâu không gặp, nhưng tôi sẽ không nhận nhầm. Tôi ngồi xổm ở đó không biết phải làm sao, chân run lẩy bẩy. Rõ ràng vừa nãy còn nói với anh họ sẽ không sợ mà.

"Ông vào nha." Vừa dứt lời, cửa nhà xí liền mở ra.

Khoảnh khắc đó tôi thật sự rất muốn hét lớn, nhưng giọng nói nghẹn ở cổ họng căn bản không phát ra được. Chỉ có thể cứng người ở đó, không dám nhìn về phía cửa.

Một cuộn giấy vệ sinh đưa đến trước mặt tôi, tôi cũng không dám nhận. Cúi đầu thì nhìn thấy đôi giày bố màu đen đế trắng kia của ông nội.

Có chân, không là 'Cái kia' đi. Không ngừng tự an ủi bản thân, nhưng vẫn không dám ngẩng đầu, cũng không dám cử động.

"Cháu ngoan, ngô sử kinh." (tiếng Việt: đừng sợ) cảm giác có cái gì nhẹ nhàng vuốt ve đầu của tôi, lông tơ sau lưng toàn bộ dựng thẳng lên.

Cuộn giấy vẫn ở trước mặt của tôi, nhưng chân thật sự ngồi xổm không nổi nữa, vì thế bất chấp sợ hãi chuẩn bị nhận lấy, thì cuộn giấy lại đột nhiên bị lấy đi.

"Cháu ngoan, hứa với ông nội một chuyện."

Đây là tình huống gì đây? Ông nội vừa qua đời đang dùng một cuộn giấy vệ sinh để uy hiếp tôi.

Đầu tôi toàn là gân xanh với mồ hôi lạnh, vừa sợ vừa bực tới cực điểm. Nghĩ thầm rằng: ông biết rõ cháu không dám cự tuyệt thì cứ thẳng thắn luôn đi, cháu ngồi xổm đến nhũn chân rồi nè.

"Ông nội, ngài nói đi. Chỉ cần cháu có thể làm được..."

"Biết ngay cháu ngoan nhất mà." Ông nội từ tốn nói: "Ông muốn cháu thừa kế sạp của ông." ( tiếng Việt: ông muốn cháu thừa kế cửa tiệm của ông)

Ông nội kinh doanh một cửa tiệm nhỏ trên phố, chuyện phân chia tài sản thế nào sau khi ông qua đời, ba tôi lăn lộn bên ngoài bấy lâu chẳng hề để tâm, cũng cơ bản không tính chen vào. Tôi lại càng không biết gì về phương diện này. Cân nhắc đến ý kiến của những họ hàng khác, tôi hiện tại không thể hứa với ông, nhưng cũng không thể từ chối thẳng mặt.

Trái lo phải nghĩ, vẫn tìm cớ từ chối, "Nhưng mà... cháu chẳng biết gì về kinh doanh cả, thậm chí còn không biết tiệm của ngài ở đâu."

"Dễ thôi, ông gửi tin nhắn kể cho cháu." Nói xong nhét giấy vệ sinh vào tay tôi, "Quyết định thế nhé."

"Khoan..."

Cảm thấy đối phương sắp đi, tôi giật mạnh đầu, trước mắt lại là bức ảnh đen trắng của ông nội cùng với một chữ 'Tế' to to. Bản thân căn bản không ở trong nhà xí, quần còn mặc chỉnh tề.

Có thể do tôi mệt quá, dựa vào bàn ngủ quên.

Thật là một giấc mơ kì lạ. Đang muốn dụi mắt, đột nhiên phát hiện trong tay cư nhiên cầm một cuộn giấy vệ sinh, nên không khỏi kêu to một tiếng, ném giấy vệ sinh đi.

Do tiếng kêu của tôi quá lớn, đánh thức anh họ và bác cả. Hai người bọn họ mặc áo ngủ ào ra khỏi phòng ngủ. Lúc ấy tôi đã sợ đến hoảng hốt, lập tức xông lên nắm chặt áo của anh họ, nói năng lộn xộn kể lại giấc mơ vừa rồi.

Sắc mặt của bác cả vô cùng kì quặc, nhưng không phải là vẻ mặt không tin. Vốn cứ tưởng anh họ sẽ cười nhạo tôi, nhưng lại không, mà là hỏi tôi: "Em muốn đi nhà xí sao?"

Bị anh hỏi như vậy, tự dưng bụng của tôi lại đau. Nhưng lại không dám đi, bởi giấc mơ kia quá chân thật, trong lòng tôi còn gai gai, cứ lo sẽ nghe phải tiếng gõ cửa.

Chỉ có thể bất lực nhìn về phía anh họ, người này vỗ vỗ vai của tôi, đi cùng tôi đến nhà xí. May mà có cầm theo cuộn giấy kia, trong nhà xí quả thật không có giấy vệ sinh. =_=

Sau khi giải quyết xong, bởi vì không gặp phải tình cảnh trong mơ, nên tôi cũng an tâm hơn một chút. Đi ra phòng khách mới phát hiện ngoài cửa sổ đã hơi sáng lên.

Ngày mùa hè đều rất nhanh sáng. Bác cả không đi ngủ tiếp, mà đứng trước bàn thờ đốt nén nhang cho ông nội. Bác vẫy vẫy tay với tôi, "Tiểu đằng, lại đây thắp nén nhang cho ông nội."

Tôi ngoan ngoãn thắp nhang, thầm niệm: ông nội, sao ông nỡ dọa cháu của ông như thế.

"Kiểm tra di dộng của cháu đi."

"A?" Thình lình nghe thấy bác cả nhắc nhở, tôi giật cả mình. Ngẩng đầu thấy bác cả đang nghiêm túc nhìn tôi, lập tức hiểu được ý của bác.

"Chuyện này... Chỉ là một giấc mơ. Ha ha..."

Bác cả lắc đầu, chỉ vào sàn nhà trước cửa lớn, ý bảo tôi đi nhìn. Tôi nhìn qua mà tim thiếu chút nữa vọt lên đến cổ họng.

Chỉ thấy trên đám tro nhang rải trên sàn nhà rõ ràng có hai hàng dấu chân. Đống tro đó được rải tối qua sau khi đã khóa cửa kỹ. Tôi luôn ở tại phòng khách, căn bản không có ai bước vào. Vừa rồi đi nhà xí càng không nghe thấy tiếng cửa lớn mở.

Dấu chân không giống của giày chơi bóng, giày da hoặc là dép lê, mà là loại giày vải bố đen đế trắng mà mấy cụ hay mang, thậm chí còn có thể nhìn đến hoa văn của đế giày. Tôi nhớ rõ di thể của ông nội đang mang loại giày này.

"Nhưng mà... ông nội không biết di động của cháu..." từ 'Số' nghẹn tại cổ họng, tôi trợn mắt mở hộp thư, trong đó có một tin nhắn chưa đọc. Tối hôm qua căn bản không có, tôi rõ ràng đã đọc hết tất cả tin nhắn.

Nghĩ thầm rằng không cần tự mình dọa mình, có thể là 10086 gửi tin nhắn quảng cáo hoặc là tin nhắn trừ tiền. Vốn muốn xóa luôn tin nhắn, nhưng vừa ngó lên bác cả và anh họ một cái, thì thấy cả hai đều đang nhìn chằm chằm tôi.

Nếu xóa đi có thể sẽ bị bọn họ đánh, cứ nên ngoan ngoãn mở tin nhắn ra vậy.

Là một dãy số xa lạ gửi tới, trong tin nhắn chỉ có một địa chỉ. Không đợi tôi nói chuyện, bác cả đã giật lấy di động, nhìn cẩn thận hai lần mới trả di động cho tôi.

Vẻ mặt luôn nhăn nhăn của bác thay đổi, hình như nhẹ nhàng thở ra. Nhưng ánh mắt nhìn về phía tôi lại tràn ngập lo lắng, lại xoay người thắp một nén nhang cho ông nội, hình như đang niệm gì đó.

Tôi chuyển hướng sang anh họ, tính hỏi anh là đang xảy ra chuyện gì. Người này lại nhìn tôi bằng một ánh mắt cảm thông, là đang đáng thương tôi đụng phải cái kia phải không?

"Đó là số di động của ông nội." Sau khi anh họ đọc tin ngắn, mới thấp giọng nói với tôi.

—————————————————————————-

Bắt đầu một câu chuyện kinh dị và hài bựa, hi vọng mọi người sẽ thích. Phải cảnh báo lại luôn chuyện nì là np, bao nhiêu p thì ko nói được, (tác giả cũng giấu cơ mà) nên nếu ai ko thích np thì đừng đọc nhé

02

Không biết có phải để đền bù cho việc buổi tối gặp phải chuyện đáng sợ hay không, bác cả dẫn tôi đến quán trà uống trà sáng.

Dân gian có câu ngạn ngữ: ăn ở Quảng Châu, mặc ở Tô Châu, chơi ở Hàng Châu, chết ở Liễu châu. Văn hóa ăn uống ở cố đô ngàn năm này có lịch sử, lai lịch từ xa xưa.

Hình như là một quán trà tương đối cao cấp, trang hoàng cổ kính, bữa sáng tinh xảo, phục vụ nhiệt tình, khiến tôi lập tức quên đi cơn hoảng sợ tối hôm qua, vội vàng ăn ngấu ăn nghiến.

Ăn xong bữa sáng, bác cả đưa tôi về khách sạn mà ba tôi đang ở. Nhà bác cả không có phòng khách, cho nên các họ hàng ở nơi khác đến đều phải ở khách sạn. Bác cả nói với ba tôi có chuyện muốn bàn, vì thế ba kêu tôi về phòng ngủ, còn ông ra khỏi phòng với bác cả, vẻ mặt của hai người đều rất nghiêm trọng.

Có thể do thật sự đã mệt muốn chết, nên tôi ngủ rất say, cũng không mơ thấy ông nội nữa. Ngủ một giấc tỉnh dậy thì đã gần đến hoàng hôn, ba đang gõ máy tính ở trong phòng, ánh mắt nhìn về phía tôi tràn ngập lo lắng.

"Đi ăn cơm thôi."

"Bác cả tính dẫn cháu đi đâu ăn?" Nghe được từ 'Ăn' tôi lại thấy hăng hái. Trà bánh sáng hôm nay làm người ta lưu luyến vô cùng, đồ ăn ở chỗ này thật sự quá tuyệt.

"Cái thằng nhóc này. Đừng có suốt ngày từ sáng đến tối làm phiền bác cả, ông già mày sẽ đưa mày đi." Ba tôi dọn dẹp máy tính, cười xoa xoa đầu của tôi. Động tác này từ nhỏ đến giờ chẳng thay đổi chút nào, con của ông đã mười tám tuổi rồi đấy.

Bữa tối lại là một chầu thịnh soạn. Tôi phát hiện mình đã hoàn toàn yêu mến mảnh đất này rồi.

"Ăn từ từ thôi, có ai giành với mày đâu." Ba tôi buồn cười gắp miếng đùi gà quay bỏ vào chén của tôi. Tôi ngấu nghiến như hổ đói, nhét đầy cả miệng, chỉ có thể phát ra mấy tiếng 'Ưm Ưm' tỏ ý cảm ơn.

"Đằng đằng, con thích chỗ này không?"

"Dạ dạ." Tôi liều mạng gật đầu. Tuy rằng trang hoàng của nhà hàng này không đẹp bằng quán trà sáng hôm nay, nhưng làm thức ăn rất ngon, sắc hương vị đều vẹn toàn.

Khi đó tôi không hề ý thức được, kì thực ba tôi không phải đang nói về nhà hàng này, mà đang hỏi tôi có thích thành phố này hay không.

Ba tôi thở dài một tiếng, chậm rãi nói rằng: "Như vậy cũng tốt..."

Tôi ngừng lại, mở to mắt nhìn về phía ông, nhưng không phát hiện ra ông có chỗ nào khác thường. Người này nhận ra tôi đang nhìn ông, hỏi: "Sao vậy?"

Vẻ mặt đó khá dè dặt, khiến tôi cảm thấy hơi buồn cười. Duỗi tay nhón miếng bánh khoai duy nhất trong cái đĩa trước mặt ba bỏ vào miệng. Ba tôi luôn giữ món thích ăn lại cuối cùng.

"Ông già, ông không ăn thì để con nhá."

"Thằng nhóc này!"

Trên đường về khách sạn, nghe ba bảo ngày mai phải đến nhà tang lễ để làm nghi thức vĩnh biệt với di thể của ông nội. Nhớ tới ông nội, tôi không khỏi hỏi: "Cửa hàng buôn bán của ông nội bán cái gì vậy?"

Ba tôi dừng lại một chút, "Sao tự nhiên tò mò chuyện này vậy?"

"Bởi vì..." Nếu kể cho ba nghe về giấc mơ sớm nay, thì đại khái ông cũng sẽ không tin. Nhưng có khi bác cả đã nói rồi cũng nên.

"Sớm hôm nay mơ thấy ông nội, cho nên mới tò mò." Quả thật rất tò mò, rốt cục ông nội buôn bán cái gì mà có thể quen biết nhiều người có tiền như vậy.

Ba tôi không trả lời, mà chỉ nói: "Ngày mai con sẽ biết."

Nghi thức ngày thứ hai rất thuận lợi. Đến khi tất cả đã kết thúc, họ hàng ở nơi khác cũng lục đục rời đi. Vốn cứ tưởng ba cũng sẽ cáo từ theo. Nhưng ba tôi lại nói phải dẫn tôi đến một chỗ đã.

Anh họ dùng xe chở chúng tôi đến một khu nội thành cũ. Chúng tôi theo bác cả tiến vào một con hẻm đá sần sùi chật hẹp. Phòng ốc tường xanh ngói biếc, cửa sổ hoa văn mãn châu được ghép từ pha lê bảy màu, ban công pha trộn cảm hứng phương tây, nơi nơi đều tràn ngập ý nhị cổ điển của đặc thù địa phương.

Bước vào nơi này tựa như xuyên đến một thời không khác, rời xa sự náo nhiệt của đô thị, khiến lòng người bình tĩnh. Dân cư ở đây rất nhiệt tình, có mấy người hình như nhận ra bác cả, nhao nhao chào hỏi bác.

Nãy giờ tôi cứ tò mò không biết đang đi đâu, nhưng không khí quá nghiêm túc, tôi cũng không dám mở miệng.

Bác cả dẫn chúng tôi đến trước một cánh cửa lớn, rốt cục đã đến đích rồi. Để ý đến số nhà dán trên vách tường sát cửa, đột nhiên nhận ra đây chẳng phải là địa chỉ trong tin nhắn sao?

Mặt tiền của cửa tiệm cũng không tính là quá lớn, nhưng so với khu dân cư vừa nãy thì vẫn có chút khí thế, chạm trổ trên cánh cửa cũng rất đẹp. Bảng hiệu treo trên lề cửa viết: Hữu Duyên Đường.

Hệ thống cửa gỗ được thiết kế theo đặc thù của địa phương, chia thành ba lớp, bác cả lần lượt mở ra cánh cửa thấp treo ngang chân ở phía ngoài, hàng song gỗ (mộc tranh long) ở giữa, sau đó hai cánh cửa gỗ ở trong cùng.

Cửa gỗ phát ra âm thanh kẽo kẹt, từ từ mở ra. Một mùi hương từ trong cánh cửa mở rộng nhẹ nhàng bay ra. Mùi này rất quen, chẳng phải là mùi nhang đốt trên linh đường sao?

Nhang mà bác cả đốt cho ông nội cũng không giống với những loại mà tôi từng ngửi trước kia, hình như đặc biệt thơm, không quá nồng hoặc hăng mũi.

Tôi đi theo ba vào trong, xem bài trí bên trong thì hẳn là một cửa hàng nhang đèn. Trong tiệm xếp từng chồng từng chồng tiền giấy, nhang đèn, tòa sen, đồ mã và các loại vật dụng mai tang. Chỗ chân cửa còn có lư hương và bài vị thờ cúng thổ địa.

Bác cả dẫn chúng tôi đi tham quan cửa hàng, mỗi một dạng đồ vật đều giải thích tương đối kỹ càng. Lúc nói luôn xem phản ứng của tôi, còn hỏi tôi có hiểu hay không. Cửa hàng là do người dân xây dựng nên, phía sau cửa hàng là một mảnh sân, lầu hai còn có phòng. Lúc còn sống ông nội không ở chung với bác cả, mà ở tại nơi này.

Trong mảnh sân có chất một vài công cụ linh tinh, thậm chí còn có một cái bồn đá chưa đổ nước, không biết dùng để cái gì, ôm lấy mặt sau của mảnh sân là một căn lầu hai tầng, nối với căn phòng ở lầu hai cửa hàng bằng một hành lang, hai mé của tòa nhà còn có phòng bếp và vài căn phòng không biết dùng để làm gì. Phía sau nữa chính là khu vườn trồng một ít cây cỏ và trái cây.

Hộ gia đình thời xưa này hẳn là rất có tiền. Phòng ốc sửa sang lại, cũng không có cảm giác hoang phế như mấy căn phòng cũ kỹ, mà toát ra không khí thanh u cổ điển.

"Cảm thấy thế nào?"

Bác cả xoay người nhìn tôi, tôi đương nhiên là thành thật trả lời, "Rất tốt, không ngờ ông nội là người có của." Tuy rằng mức sống của nhà chúng tôi coi như thuộc hàng khá khẩm, nhưng cũng ở không nổi biệt thự.

"Có thích chỗ này không?"

"A?" Tôi đang cân nhắc hàm ý trong lời nói của bác cả, người này đã vội vã nói: "Vậy hôm nay đi làm thủ tục liền đi."

"Cái gì..." Tôi đang muốn truy hỏi, bị ba dùng tay giữ chặt bả vai, lực độ rất lớn, dường như là bóp mạnh. Ngờ vực ngẩng đầu nhìn ba, ông tỏ ý đừng hỏi nhiều, tôi cũng đành ngậm miệng

Thủ tục mà bác cả nhắc đến thế nhưng là giấy chứng nhận sang tên bất động sản, bọn họ hình như đã có chuẩn bị từ trước. Không chỉ lo đủ giấy tờ, ngay cả môi giới cũng tìm rồi. Tôi dùng hình thức thừa kế để tiếp nhận cửa hàng của ông nội.

Đáng lẽ đối với cái bánh nhân thịt rơi từ trên trời xuống này, hẳn nên cảm thấy vui vẻ, nhưng tôi lại có dự cảm không hay. Muốn trưng cầu ý kiến của ba, nhưng đối phương từ đầu đến cuối không nói một lời.

Tuy rằng phải 15 ngày sau mới có thể lấy lại giấy chứng nhận bất động sản, nhưng đã giao một xâu chìa khóa cho tôi.

"Từ hôm nay trở đi, cửa hàng của ông nội cháu sẽ do cháu kế thừa."

Chuyện quan trọng như vậy, mà quyết định vô cùng qua loa. Tôi hỏi: "Không cần thương lượng với các họ hàng khác sao?" Nhìn thấy vẻ mặt như trút được gánh nặng của bác cả, tôi có cảm giác như làm con cừu thế tội.

Sau này sẽ không sa vào tranh chấp tài sản gia tộc gì chứ.

"Đã thương lượng rồi. Bởi vì chỉ có cháu mới có thể thừa kế, cho nên các họ hàng khác sẽ không có ý kiến đâu, cháu cứ yên tâm."

Tôi không hiểu ý của bác cả, đành phải ngó qua ba, hy vọng ổng có thể cho tôi ý kiến. Trong mắt của ba thoáng do dự chừng một giây, nhưng cuối cùng vẫn không nói gì.

Nhưng dù sao cũng là chuyện tốt, căn nhà lớn như vậy, trong tình hình giá nhà đất không ngừng leo thang này khẳng định đáng giá rất nhiều tiền. Cho dù hiện tại không bán, giữ lại cũng không sợ mất giá. Bánh nhân thịt lớn như vầy mà nói không muốn lấy thì là giả.

Tôi thừa nhận mình lúc ấy quả thật nảy lòng tham. Thông thường tham lam đều sẽ không có kết quả tốt.

Trở về khách sạn, tôi mệt đến mức nằm bẹp trên giường, ba ngồi ở mép giường, sờ sờ trán tôi, "Đằng đằng, nếu con thật sự không muốn thừa kế, ba sẽ đi nói với bác cả."

"Tại sao?" Tôi bật dậy, "Có phải là thật sự có tranh chấp tài sản, nên đẩy con ra làm bia đỡ đạn."

"Cũng không phải." Ba đứng dậy mở cửa sổ, châm một điếu thuốc, nói rằng: "Trong nhà không có ai tranh với con."

Nói ra cũng thật kỳ lại, những họ hàng khác từ đầu đến cuối đều không nhắc đến, mọi người dường như đều quên biến toà nhà lớn này. Kỳ thật tài sản đáng lẽ nên do bác cả thừa kế, nhưng bác lại không muốn, tống đi được ngược lại còn có cảm giác thở phào nhẹ nhõm.

"Chẳng lẽ căn nhà này có vấn đề gì?" Nhớ đến giấc mộng sớm nay, lòng tôi không khỏi phát lạnh.

"Không." Ba lắc đầu, "Căn nhà đó có thần linh bảo hộ, sẽ không có thứ gì kì quái."

Lời này phát ra từ miệng của ba, cảm giác thật sự kỳ quặc. Từ nhỏ đến lớn cũng chưa thấy ổng vái lạy thần bao giờ. Mẹ đi du học về lại càng không biết mấy thứ này.

"Vậy rốt cục là..."

"Cửa hàng đó hơi đặc biệt, người bình thường sẽ cảm thấy xúi quẩy."

Thì ra là thế. Tôi không khỏi thở phào nhẹ nhõm, kỳ thật cửa hàng nhang đèn cũng không sao, cùng lắm thì dọn cửa hàng ra ngoài hoặc là đổi sang buôn bán mặt hàng khác.

Nghĩ vậy trong lòng không khỏi mừng rơn. Cửa hàng này khẳng định đáng giá rất nhiều tiền, người khác còn đang đau đầu vì chuyện mua nhà, tôi mới vừa thành niên đã có được một căn nhà theo kiểu biệt thự, còn là ông chủ nhỏ.

"Ba, chúng ta phải chúc mừng ông mới được."

Ba ngờ vực nhìn qua, tôi vui vẻ nói: "Chúc mừng ông làm cha của phú nhất đại(thế hệ nhà giàu thứ nhất)."

03

Hiện tại còn đang nghỉ hè, tôi cũng không có chuyện gì để làm, vì thế quyết định ở lại thu xếp cửa hàng. Bác cả rất vui, nói anh họ rảnh rỗi sẽ tới giúp tôi.

Ba trước khi trở về còn dặn đi dặn lại, nếu gặp chuyện nhất định phải gọi điện về nhà. Không được làm liều, chuyện gì cũng phải nghe theo bác cả và anh họ.

Bản thân anh họ cũng có công việc, không thể suốt ngày ở trong cửa hàng. Nhưng anh có chỉ cho tôi rất nhiều việc trong cửa hàng, nên thu xếp cũng không quá khó khăn.

Bên cạnh cửa là quầy hàng, trên mặt quầy đặt một xấp đơn đặt hàng. Đơn đặt hàng được làm từ giấy vàng nhạt, hơi giống với loại giấy dùng để chế tác tiền mã. Kỳ quái nhất chính là bên cạnh xấp đơn đặt hàng còn đặt giá treo bút lông.

Anh họ đặc biệt dặn dò tôi đừng sờ mó lung tung chỗ bút đó.

Kiểm đếm được một phần hàng hóa, tôi ra ngồi trước quầy uống nước. Tiện tay nhặt đơn đặt hàng lên xem, đều là dùng bút lông để viết. Có vài chữ rất đẹp, có vài chữ lại như gà bới, chắc không phải do ông nội viết, có thể là do khách hàng tự viết lên.

Đơn đặt hàng được viết hết sức tỉ mỉ, liệt kê rõ ngày viết đơn đặt hàng, họ hoặc tên đầy đủ của người chết, địa chỉ, thứ được mua và thời điểm đến lấy.

Lúc đầu tôi cũng không để ý, chỉ nghĩ bây giờ là thời đại nào rồi, còn dùng bút lông, ông nội cũng quá hoài cổ đi. Lần sau tôi nhất định phải mua cái máy vi tính đặt ở đây, có thể nhập đơn đặt hàng. Còn có thể mở cửa hàng trực tuyến, để khách hàng trực tiếp đặt hàng trực tuyến. Vị trí nơi này quá hẻo, trên cơ bản đều chỉ buôn bán với khách quen, tiêu thụ trên mạng hẳn sẽ tốt hơn.

Dần dần tôi phát hiện có chỗ không bình thường. Ông nội đã qua đời hơn một tuần, nhưng trong khoảng thời gian này vẫn có đơn đặt hàng

Thật kỳ quái, trong khoảng thời gian này bác cả chắc không có thời gian trông nom cửa hàng mới đúng. Có thể là có người đặt đơn đặt hàng trong hòm thư, bác cả hôm qua lấy ra thôi.

Tôi tranh thủ chuẩn bị hàng hóa mà người ta sẽ đến lấy hôm nay. Hoa sen và nguyên bảo thì anh họ có chỉ tôi gấp rồi. Hồi trước tôi cũng rất thích gấp giấy, cho nên không hề cảm thấy khó khăn.

Đem mấy món được liệt kê trong đơn đặt hàng: nhang đèn, tiền giấy và đồ mã gói vào một gói to, ngoài cửa đã có khách đến.

Một vị phu nhân đứng ở ngoài cửa, bên cạnh còn có một người đàn ông trẻ tuổi đi cùng. Phu nhân kia ngẩng đầu nhìn bảng hiệu rồi lại nhìn khắp xung quanh, vẻ mặt hơi do dự, dường như không thể khẳng định nơi này là địa phương bà muốn tìm

"Xin hỏi ngài cần gì?" Làm ăn đã tới cửa, đương nhiên không thể bỏ qua.

Xem hai mắt của phu nhân vừa đỏ vừa sưng, trên búi tóc còn đeo hoa trắng, hẳn là trong nhà có tang sự, tôi cố gắng ân cần hỏi lại một lần, "Xin hỏi có thể giúp gì cho ngài không?"

Bà nhìn tôi, trong mắt có do dự và ngờ vực, thật sự rất kì dị. Chẳng lẽ bà ấy sợ tôi bán hàng giả hay sao? Chẳng lẽ mấy thứ này mà cũng có sản phẩm giả mạo kém chất lượng sao?

"Cậu của tôi là họ Trương ở thôn XX." Người trẻ tuổi bên cạnh phu nhân nói.

Tờ đầu tiên chính là đơn đặt hàng của người họ Trương này, "A. Tiền giấy mệnh giá ngàn đồng mười bó, vạn đồng mười bó, vàng bạc nguyên bảo mỗi thứ năm mươi, nhang hai bó, tòa sen và đèn cầy..."

Tôi vừa nói vừa giao gói hàng cho người thanh niên kia. Ngẩng đầu phát hiện bất kể là thanh niên hay là phu nhân đều trợn to hai mắt không dám tin mà nhìn tôi

"Sao vậy?" Tôi khẽ nhíu mày, quả nhiên sợ tôi bán hàng giả sao?

Hồi đi làm thuê thuở xưa, nếu bị khách hàng nghi ngờ, thì nhất định phải mỉm cười kiên nhẫn giải thích. Chiêu này bây giờ có thể dùng tới.

"Xin đừng lo lắng. Tiệm của chúng tôi là cửa hiệu lâu đời, giấy đều được làm từ bột giấy trúc làm bằng tay tốt nhất, người qua đời nhận được sẽ hài lòng. Hoa sen còn có thể giúp ông ta sớm lên cõi cực nhạc..."

Tuy rằng cảm thấy cách nói này hơi chút quỷ dị, nhưng vì lôi kéo khách hàng, vẫn phải quảng cáo sản phẩm.

"Là sản phẩm chỉ định của quan phương địa phủ sao?"

Phu nhân kia đột nhiên bỏ thêm một câu như vậy, làm tôi thiếu chút nữa nghẹn họng. Chỉ từng nghe 'Sản phẩm chỉ định Olympic' của đồ dùng thể thao, 'sản phẩm chỉ định cho cuộc thi marathon' của nước khoáng, hiện tại ngay cả nhang đèn tiền giấy cũng có lời quảng cáo 'sản phẩm chỉ định của quan phương địa phủ', thật sự rất mới mẻ.

Không biết nha, chờ tôi chết rồi sau đó sẽ nói cho bà biết.

Lời như thế tôi đương nhiên không thể nói ra. Thấy tôi có chút lung túng, thanh niên vội vàng điều đình, "Cậu đi quá bất ngờ, mợ rất đau lòng, mong bỏ qua cho."

"Không sao." Tôi giao hàng cho thanh niên, người này móc ví hỏi tổng giá trị.

"Lúc viết đơn đặt hàng có đưa tiền đặt cọc hay không?" Trên đơn đặt hàng không ghi lại tiền đặt cọc, nhưng thông thường đều sẽ thu một ít tiền cọc mới đúng.

Thanh niên sửng sốt một chút, phu nhân đột nhiên vươn tay giật tờ đơn đặt hàng trên tay tôi. Tôi không kịp đề phòng, bị bà giật đi mất. Phu nhân kia nhìn cẩn thận mấy lần, rồi đột nhiên úp tờ đơn đặt hàng vào trong ngực khóc lớn.

Đây rốt cuộc là rắc rối gì đây?

Đối với vị phu nhân đột nhiên khóc ầm trời ầm đất này, tôi kết luận là bà ta bị thần kinh phân liệt. Thanh niên nhỏ giọng an ủi bà, còn bà ta cứ lầm bà lầm bầm gì mà 'thật sự là chữ của ông ấy'.

Cuối cùng cũng tống được hai người này đi, trừ thanh toán toàn bộ tiền hàng, thanh niên trước khi đi còn đưa lên một phong bao đỏ. Phong bao đỏ rất dày, bên trong đều là ông nội Mao, làm tôi vui sướng vô cùng. Món tiền đầu tiên nha, người ta đều nói tiền của đàn bà và con nít là dễ lừa nhất, không ngờ chết rồi, mà buôn bán cũng phát tài.

Bọn họ muốn lấy tờ đơn đặt hàng kia đi, tôi đương nhiên không có ý kiến. Tiếp tục thu dọn hàng hóa chờ khách hàng đến lấy. Sau đó lại có một bà lão đến. Bà ấy không viết đơn đặt hàng, nhưng hẳn là khách quen, biết ông nội đã qua đời, còn an ủi tôi vài câu

"Đằng tử, hảo màu ngươi tiếp tá gian phô. Nếu ngô hệ, đều ngô biết đi biên mua dã cho ta cái tử lão quỷ. Yêm tiêm đến quỷ cam, dư hệ thực ni độ D hương giá." ( phiên dịch xem 'Tác giả có chuyện nói' )

(Tiểu đằng, may mà cháu thừa kế cửa tiệm này, nếu không, bà cũng không biết đi đâu mua đồ cho chồng bà. Ổng cực kỳ xoi mói, chỉ chịu ăn nhang ở đây)

Tiếng địa phương này quả thực so với tiếng sao hỏa càng thêm khó nghe, hơn nữa bà lão nói quá nhanh, tôi rất muốn nói: bà ơi, người trái đất không thích ứng được bà, mời về thiên hà khác đi thôi

Tiếp đó lại có mấy khách hàng đến, hàng được đặt toàn bộ bị lấy đi. Đã qua giữa trưa, tôi chạy ra ngoài tìm quán ăn nhỏ ăn cơm. Khu này có rất nhiều cửa hiệu lâu đời, món ăn vặt chính cống siêu ngon.

Mãi cho đến hai rưỡi chiều mới về cửa hàng. Ngoài cửa lớn có một người trung niên đứng chờ, đầu tóc rối bù, quần áo cũng rất lôi thôi, cằm còn lún phún râu chưa cạo. Nhưng đôi mắt rất có thần, sắc bén như diều hâu. Bị hắn đảo qua một cái như vậy, sâu ngủ mới bò ra sau khi ăn no của tôi đều bị dọa bay

"Xin lỗi, vừa rồi ra ngoài ăn cơm, để ngài đợi lâu." Tôi mở cửa cửa hàng, mời người nọ đi vào.

Đối phương bước vào, lập tức nói rằng: "Lấy mười xấp lá bùa, tôi muốn loại A." Nói xong dùng ngón tay kẹp thẻ tín dụng đưa cho tôi.

"Gì?" Tôi tưởng là mình nghe nhầm.

"Lá bùa. Cho tôi hàng tốt nhất, gần đây làm ăn được lắm, thiếu hàng rất nhiều." Người nọ hình như rất mệt mỏi, đặt mông ngồi lên sô pha trong cửa hàng, cả người dường như dán sát lên đó.

Hai mắt của người đàn ông phủ kín tơ máu, dưới bọng mắt có một quầng đen nhạt, chắc là do thiếu ngủ nghiêm trọng. Cho dù mặt mày phờ phạc, nhưng ngũ quan kiên nghị mạnh mẽ này, cùng với vết chân chim nơi khóe mắt lại để lộ phong độ mà chỉ có đàn ông trưởng thành mới có. Chính là loại hình chú già bảnh trai mà các cô gái trẻ hiện giờ thích.

Thấy tôi còn đứng đờ ra đó, người đàn ông này nhíu mày lại, "Sao vậy? Hết hàng?"

"Không phải."

Mấy thứ đại loại như lá bùa hẳn là cho thầy pháp dùng. Nhưng chú này mặc T-shirt, kết hợp với quần bò, nhìn thế nào cũng giống người tương đối theo trào lưu, không hợp với hình tượng đạo bào vàng bóng, đội mũ đen, để chỏm râu dê. Hay là thầy pháp hiện giờ đều hiện đại hóa rồi?

Chẳng qua trong cửa tiệm quả thật có vài món cho thầy pháp dùng, tỷ như la bàn của phong thủy tiên sinh, còn có vài món đồ kì quái, hiếm thấy. Anh họ nói đó cũng là một phần việc buôn bán của ông nội

"Kỳ thật tôi vừa mới tiếp nhận, không biết ngài muốn..."

Trong mắt của người đàn ông lóe lên nghi ngờ, nhưng vẫn móc ra một tờ giấy từ trong túi áo đưa cho tôi, "Chính là vật như vầy."

Một tờ giấy màu vàng nhạt hình chữ nhật, mặt trên được dập ấn và bút son nguệch ngoạc. Thì ra hắn thật sự là một thầy pháp. Tôi thầm than trong lòng, nhớ ra trong ngăn tủ quả thật có cất loại giấy này. Vì thế lấy ra mười xấp đặt trên mặt bàn trước mặt hắn.

"Hàng ngài muốn đây, mời kiểm tra."

Ai ngờ người nọ hừ hừ hai tiếng, "Em trai, tuy rằng lão Trương tôi hiện giờ mệt đến hoa cả mắt, nhưng cậu cũng không thể lấy hàng loại B thay hàng loại A lừa tôi nha."

Tôi nghe vậy liền nghĩ thầm rằng hỏng bét rồi, nếu để khách hàng cảm thấy chúng tôi dùng hàng thứ phẩm để lừa người, lòng tin sẽ không còn. Mất lòng tin sẽ không thể buôn bán lâu dài được.

"Ngài hiểu lầm rồi." Tôi cuống quít giải thích: "Ngài biết đấy, tôi mới vừa tiếp nhận nên có nhiều chuyện không hiểu. Vẫn mong tiên sinh thông cảm nhiều hơn."

"A. Cậu chính là, cháu trai của Đỗ tiên sinh mà bọn họ đã nhắc đến phải không?" Thấy thái độ nhận lỗi của tôi rất nghiêm túc, người nọ giãn mày, cũng không truy cứu nữa.

"Đúng vậy. Mong tiên sinh sau nay chỉ giáo thêm." Tôi vừa nói vừa mở ngăn tủ, bên trong xếp từng xấp từng xấp giấy. "Tiên sinh, có thể nói cho tôi biết hàng nào là loại A, hàng nào là loại B sao? Tôi thật sự không phân biệt được."

Hành động này trong mắt của người khác khẳng định là rất ngu ngốc. Lỡ như khách hàng cố ý nói hàng tốt là thứ phẩm, sau đó lần sau lấy giá của hàng thứ phẩm đến mua, vậy tôi nhất định sẽ lỗ vốn.

Chẳng qua, lòng tin trong buôn bán cũng không thể chỉ đến từ một phía.

"Cậu không sợ tôi lừa cậu sao?" Lão Trương híp mắt nhìn về phía tôi, dường như cảm thấy thú vị.

"Tôi buôn bán, trẻ già đều không lừa gạt, không phụ lòng trời đất chứng giám, khách hàng mới tin tưởng tôi. Nếu khách hàng lừa tôi, thì tôi đây chỉ có thể tự nhận xui xẻo, chi tiền mua một bài học."

Bài học mợ ông! Nói như vậy chỉ là những lời công thức hóa để làm khách hàng nâng cao độ thiện cảm. Nếu người này thật sự dám lừa tôi, sau này tuyệt đối kéo hắn vào danh sách đen, còn phải báo nguy tố cáo hắn tuyên truyền phong kiến mê tín, nói bậy mê hoặc quần chúng, giả thầy pháp hại người.

"Quả nhiên là người thừa kế mà Đỗ tiên sinh chọn."

Lão Trương không biết tôi nghĩ gì, bắt đầu hướng dẫn tỉ mỉ cho tôi biết cấp bậc của những tờ giấy này. Chẳng qua linh lực linh tinh gì đó, tôi chẳng nhìn thấy chút nào. Chỉ biết là đồ thủ công so với đồ máy móc chế có cấp bậc cao hơn.

Chọn lá bùa xong, tôi còn giảm giá cho lão Trương. Đối phương rất mừng, đưa qua một tấm danh thiếp, "Sau này gặp rắc rối thì có thể đến tìm tôi."

Trên mặt danh thiếp in địa chỉ và số điện thoại, thậm chí còn có hộp thư và số QQ, phía trên tên của lão Trương có in : hội thám tử tư linh dị.

Thì ra thầy pháp còn kiêm cả chức thám tử tư, nhưng có thế nào tôi cũng không thể gộp hắn chung với Conan, Kindaichi được.

Chiều muộn anh họ đến giúp tôi dọn hàng. Còn hồi hộp hỏi tôi tình hình hôm nay, "Có khách hàng nào đặc biệt kì quái không?"

Thấy anh hoảng hốt như vậy, cố ý muốn dọa anh một chút.

"buôn bán không tệ. Khách hàng đặc biệt à..." Tôi cố ý biến sắc, làm anh họ càng thêm căng thẳng, truy hỏi tôi ra làm sao.

"Vợ của ông họ Trương thôn XX tới lấy hàng, còn cho bao đỏ a." Tôi bật cười hì hì, lại bị anh họ gõ đầu một cái.

Đau nha...

Sắc trời đã muốn sẫm tối, anh họ khóa kỹ cửa hàng, tôi nói: "Lần sau dọn dẹp phòng trên lầu một chút, buổi tối em ở đó cũng không tồi."

Ở đây rõ ràng có phòng lớn như vậy, tôi cần gì phải đến chỗ bác cả chen chúc một giường với anh họ. Anh họ đảo mắt nhìn tôi một cái, "Ý của em là, ở nhà của anh không thoải mái?"

"Đại nhân oan uổng a, tiểu nhân nào dám." Tôi vừa nói vừa lui ra xa, "Chính là người nào đó có tướng ngủ quá xấu, còn nửa đêm chảy nước miếng, sau này coi chừng không quen được bạn gái a... Oa ~~~~ đại nhân tha mạng!"

"Thằng nhóc này, đứng lại cho ông ngay!"

Trong lúc cười đùa, tôi đột nhiên nhớ ra người thanh niên đến lấy hàng với vị phu nhân kia hôm nay hình như có nói, cậu của hắn họ Trương, mà cậu của hắn đã qua đời. Vậy nghĩa là họ Trương viết đơn đặt hàng...

Nghĩ đến đây tôi không khỏi rùng mình một cái, nghĩ thầm, có thể hắn có rất nhiều cậu, ha ha.

===============================================================

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top