Không Tên Phần 1


Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm là hai đại danh thơ trong lịch sử Việt Nam, tài năng nghệ thuật thi ca của hai ông có thể nói là tuyệt thế đương thời, cuộc đời của hai ông là một giai thoại lớn trong thời kỳ đất nước hưng suy, số phận khác nhau, cuộc đời trầm biến khác nhau khác, nhưng cả hai ông lại là một trong ít người dùng tiếng mẹ đẻ 'chữ nôm' để sáng tác lên những lời thơ đẹp đẽ giản dị về núi sông trời Việt, con người An Nam, và gởi gấm tình cảm yêu nước thương dân trong những trang thơ 'nôm' giản dị nhưng không tầm thường.

Có thể nói Nho giáo du nhập vào nước ta từ rất lâu, mãi đến thời Hậu Lê mới được xem là chính thống, chiếm vị tri độc tôn, nho giáo luôn đề cao tư tưởng đạo đức nhân sinh, vai trò của người quân tử trong trời đất. Mà cả hai ông Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm lại là những hạt mầm có sức sống và tiềm năng nhất, sinh trưởng và phát triển trong giai đoạn hưng thịnh nhất của nho gia, thấm nhuần tư tưởng, đạo lý làm người, tam cường ngũ thường. Đối với hai ông việc lớn lên trong vòng tay của nho học là một điều chí thiện, Nho học được ví như người thầy của hai ông trong cách đối nhân xử thế, giáo dục tính cách con người. Chính vì thế, cả hai ông từ nhỏ đã nuôi dưỡng tính thương dân yêu nước, làm thế nào để báo đáp đất nước, làm thế nào để cho dân chúng được an cư lạc nghiệp.

Ngoài ra, nho giáo còn ảnh hưởng không nhỏ đến mọi mặt đời sống xã hội, đặc biệt là văn chương, nó được xem là nguồn cảm hứng dạt dào để truyền đạt tâm ý của tác giả, lời của thánh hiền. Mà cả hai ông Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ của nho gia, hay nói đúng hơn số lượng bài thơ sáng tác chữ hán của ông nhiều hơn chữ nôm, nhưng dù vậy, cả hai ông vẫn lấy loại chữ 'độc tôn' của nước Nam tiếp tục trong sự nghiệp sáng tác, nội dung đạo lý được thể hiện khá nổi bậc, trở thành cảm hứng lớn, trong lời thơ luôn bắt gặp giọng điệu hào hùng, gởi nổi niềm yêu nước thương dân trong thời cuộc loạn lạc.

Xuất phát từ hoàn cảnh trưởng thành khác nhau, ở Nguyễn Trãi, không phải ông không thấu hiểu quy luật 'công thành thân thoái' nhưng thời Nguyễn Trãi là thời đất nước đang loạn lạc phân ly, nước ta rơi vào cảnh đô hộ của giặc Minh hơn hai mươi năm, đến khi khởi nghĩa Tây Sơn dẹp tan giặc Minh, dành độc lập cho sơn hà xã tắc Nam Việt, khởi đầu thời Hậu Lê, chính vì vậy, tình hình đất nước còn gặp nhiều khó khăn, rất cần bàn tay khiến thiết khai phá tiềm lực của đất nước, mà Nguyễn Trãi từ đầu chí cuối đã chứng kiến hết thảy mọi chuyện, hận nước thù nhà nên ông gia nhập nghĩa quân Lam Sơn, làm nên nghiệp lớn, giúp đỡ đất nước trong thời kỳ khó khăn nhất. Vì vậy, tấm lòng của Nguyễn Trãi là tấm lòng nhân nghĩa dạt dào, yêu nước thương dân nhưng không được tin dùng tín nhiệm đành phải quay đầu về cố hương, dù sống ở quê hương trong cảnh nhàn rỗi, vui với cảnh đẹp và cuộc sống thôn quê, nhưng tấm lòng của ông vân luôn hướng về đất nước, nhân dân, ông không cam tâm một mình nhàn tản trong cảnh điền viên khi đất nước đang còn gặp nhiều khó khăn, chấp nhận xả thân cho đất nước.

Đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông không phải không quan tâm đến thế sự như Nguyễn Trãi, mà thời đại của ông là trước Lê Trung Hưng, là giai đoạn chế độ phong kiến đã suy tàn, nhiều thối nát rối ren, Mặc dù Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn có nhiều cố gắng giúp đỡ đất nước nhưng không thay đổi thời cuộc. Tuy về ở ẩn không quan tâm nhưng ông vẫn giúp nước bằng những lời khuyên sáng suốt cho các thế lực phong kiến đương thời.

Vì vậy xét về bối cảnh thời đại, Nguyễn Trãi luôn phải đối mặt với những thăng trầm loạn lạc của thời cuộc, nên xuyên suốt giai đoạn đó, ông chứng kiến hết thảy các cuộc đấu tranh ác chiến, cảnh loạn lạc phân ly, nên tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân trong thơ 'nôm' của ông thể hiện một tấm lòng dạt dào nhân nghĩa, thà hy sinh cho đất nước cũng không chịu cảnh an nhàn cho bản thân. Cuộc đời của Nguyễn Trãi không được như ý, nên tác động mạnh đến tư tưởng và tình cảm vào ngòi bút văn chương của ông, luôn cho ra đời những nghệ phẩm hay và đáng giá. Còn đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm, hơn bốn mươi tuổi mới đậu trạng nguyên, cống hiến cho đất nước gần mười năm mới thấu hiểu được cảnh quan trường thối nát, đất nước rửa mục, vì vậy ông về quê ở ẩn, sống cảnh điền viên, cả đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm có thể nói là sống gần trăm năm nhưng chỉ gần mười năm là cống hiến cho đất nước, một đời của ông thuận lợi hơn nhiều so với Nguyễn Trãi, nên trong thơ ca nôm của ông tình nhân nghĩa, tư tưởng yêu nước thương dân có nhiều điểm khác biệt so với Nguyễn Trãi.

Song ta cũng thấy, những nhà Nho chân chính ở Việt Nam thời Trung đại như hai ông, thường gặp nhau ở một điểm cơ bản dễ thấy, đó chính là tư tưởng về lòng yêu nước thương dân.Trong đó nền văn học Trung đại Việt Nam lại càng chịu ảnh hưởng sâu sắc về tư tưởng này mà biểu hiện rõ nhất là qua các bài thơ Nôm của hai đại biểu xuất sắc là Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Có thể nói rằng : cả hai Ông đều có tài năng, có đóng góp lớn lao cho nền văn học nước nhà. Họ tuy là hai con người khác nhau, sống và sáng tác ở thời kỳ khác nhau, sự nghiệp sáng tác văn học không giống nhau.Với tư cách là những nhà Nho chân chính, Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phát huy tư tưởng tinh thần Nho gia qua các bài thơ Nôm Thơ. Thơ ca của hai Ông đã thấm nhuần tư tưởng yêu nước thương dân.

Nói tóm lại, dù giống hay khác nhau giữa thế cuộc hay bối cảnh xuất thân, nhưng cả hai ông điêu mang trong người tình cảm đối với đất nước, lương dân. Đặc biệt là mượn tiếng mẹ đẻ 'nôm' để thể hiện tình yêu ấy.

Chữ Nôm la chữ mà loại văn chương hay không phải nhà văn, nhà thơ nào có thể thành công và biểu đạt được tư tưởng của mình thành công đến vậy.

Nghiên cứu đề tài này góp phần nghiên cứu mối quan hệ về lòng yêu nước thương dân và thơ ca của hai tác giả lớn thời Trung đại Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm và cũng để lý giải về việc hình thành tư tưởng đó.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top