So sanh the che kinh te

Lời nói đầu

Thành tựu quan trọng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong 66 năm qua kể từ ngày thành lập là đã xây dựng được bộ máy nhà nước ngày càng hoàn thiện, phù hợp với bản chất nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng như bộ máy Nhà nước của các quốc gia khác trên thế giới, có cơ cấu tổ chức rất phức tạp bao gồm nhiều loại cơ quan có tên gọi khác nhau, được hình thành bằng những cách thức khác nhau và có chức năng, thẩm quyền khác nhau. Tuy nhiên, thông qua việc xây dựng ngày càng đầy đủ, hoàn thiện hệ thống pháp luật đặc biệt là Hiến pháp đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc tổ chức, vận hành bộ máy nhà nước, thực hiện chức năng quản lý các mặt đời sống xã hội, lãnh đạo, động viên nhân dân thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

1.       KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ KINH TẾ

1.1.    Khái niệm

Hiểu theo nghĩa chung nhất, kinh tế là những hoạt động của con người nhằm biến đổi những sản vật tự nhiên thành những thứ nhằm thoả mãn cho nhu cầu của con người (như: thức ăn, vật dụng, ... ).

Xét về phương diện xã hội: Chế độ kinh tế là một bộ phận cấu thành của chế độ xã hội, nhưng là yếu tố quyết định để xác định một chế độ xã hội.

Xét về phương diện pháp luật: Chế độ kinh tế là một chế định pháp luật. Tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ trong lĩnh vực kinh tế hợp thành chế định chế độ kinh tế. Vì vậy, chế độ kinh tế được hiểu là một hệ thống những nguyên tắc, những quy định điều chỉnh những quan hệ trong lĩnh vực kinh tế nhằm thực hiện những mục tiêu chính trị, kinh tế -  xã hội nhất định. Nó thể hiện trình độ phát triển của một xã hội, bản chất của Nhà nước, của chế độ xã hội.

Chế độ kinh tế, theo Hiến pháp Việt Nam: “Là tổng thể các quy định của Nhà nước về các quan hệ kinh tế cơ bản: Mục đích, chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước; các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế của nước ta trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội; các nguyên tắc tổ chức, quản lý kinh tế của Nhà nước cũng như  nguyên tắc sản xuất, phân phối và tiêu dùng sản phẩm”.

1.2.    Chế độ kinh tế qua các bản Hiến pháp Việt Nam.

Hiến pháp năm 1946: Lĩnh vực kinh tế vẫn chưa được Hiến pháp 1946 điều chỉnh một cách cụ thể. Chế độ kinh tế của nước ta trong giai đoạn này là nền kinh tế tự nhiên, tự do với nhiều thành phần. Quyền tư  hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm.

Hiến pháp năm 1959: Quy định chế độ kinh tế thành một chương riêng (Chương 2), gồm 13 điều. So với Hiến pháp 1946 thì chương này là một chương hoàn toàn mới.

§  Xác định đường lối kinh tế của Nhà nước  (Điều 9).

§  Quy định các hình thức sở hữu  (Điều 11).

§  Xác định kinh tế quốc doanh thuộc hình thức sở hữu của toàn dân giữ vai trò lãnh đạo trong nền kinh tế quốc dân và được Nhà nước đảm bảo phát triển ưu tiên. 

§  Nhà nước lãnh đạo hoạt động kinh tế theo một kế hoạch thống nhất.

Hiến pháp năm 1980:  tiếp tục quy định chế độ kinh tế ở Chương 2 bao gồm 22 điều, quy định những vấn đề cơ bản trong lĩnh vực kinh tế như:  Mục đích của chính sách kinh tế, các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các nguyên tắc lãnh đạo nền kinh tế quốc dân.  Tuy nhiên, Hiến pháp 1980 có nhiều điểm khác với Hiến pháp 1959

§  Hiến pháp 1959, đất đai có thể thuộc sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân; các hình thức sở hữu về tư kiệu sản xuất là: Sở hữu Nhà nước (sở hữu toàn dân), sở hữu tập thể, sở hữu của người lao động riêng lẻ và hình thức sở hữu của nhà tư sản dân tộc (Điều 11);

§  Hiến pháp 1980 quốc hữu hóa toàn bộ đất đai (Điều 19). Theo Điều 18 Hiến pháp 1980 thì Nhà nước tiến hành cách mạng về quan hệ sản xuất, hướng dẫn, sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, thiết lập và củng cố chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất nhằm thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: thành phần kinh tế quốc dân thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động. 

Hiến pháp năm 1992: Chế độ kinh tế có nhiều nội dung mới (thậm chí rất mới) so với các Hiến pháp trước, nhất là Hiến pháp 1980. Thể hiện sự đổi mới sâu sắc và toàn diện trong đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta.

§  Chế độ kinh tế trong Hiến pháp 1980 có 22 điều.

§  Chế độ kinh tế trong Hiến pháp 1992 chỉ còn 15 điều, trong đó có 7 điều mới (Điều 15, 16, 19, 20, 22, 24, và 26), 8 điều sửa đổi (Điều 17, 18, 21, 23, 25, 27, 28 và 29), không có điều nào của Hiến pháp 1980 được giữ nguyên.

Nghị quyết 51/NQ-QH10 ngày 25/12/2001:  Sửa đổi, bổ sung vào 5 điều của Hiến pháp 1992 (gồm các Điều 15, 16, 19, 21 và 25)

2.       SỰ KHÁC BIỆT GIỮA BẢN HIẾN PHÁP 1992 VỚI CÁC BẢN HIẾN PHÁP KHÁC VỀ CHẾ ĐỘ KINH TẾ

2.1. Mục đích và chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.1.1.  Mục đích chính sách phát triển kinh tế

Mục đích phát triển kinh tế trong các bản Hiến pháp về cơ bản là nhất quán với nhau:

§     Hiến pháp 1946 khẳng định “Mục đích cơ bản của chính sách kinh tế của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh, đấu tranh chống giặc đói, giặc dốt,...”

§     Hiến pháp 1959 khẳng định “Mục đích cơ bản của chính sách kinh tế của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là không ngừng phát triển sức sản xuất nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân tiến dần từ chế độ dân chủ nhân dân lên chủ nghĩa xã hội bằng cách phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội, biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến.” (Điều 9).

§     Hiến pháp 1980 xác định “Mục đích chính sách kinh tế của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và văn hóa ngày càng tăng của xã hội bằng cách không ngừng phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, trên cơ sở chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa và nền khoa học, kỹ thuật hiện đại. từ một xã hội mà nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ quan giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, xây dựng một xã hội có kinh tế công - nông nghiệp hiện đại, văn hoá và khoa học, kỹ thuật tiên tiến, quốc phòng vững mạnh, có đời sống văn minh và hạnh phúc.”( Khoản 2 Điều 15)

§     Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định: “Mục đích chính sách kinh tế của Nhà nước là làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở phát huy mọi năng lực sản xuất, mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế…” (Điều 16).

Các bản Hiến pháp tuy có cách thức trình bày khác nhau về mục đích phát triển kinh tế nhưng đều khẳng định việc phát triển kinh tế của Nhà nước không nằm ngoài mục đích phục vụ tốt hơn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của toàn thể nhân dân Việt Nam.

2.1.2.  Phương hướng, chính sách phát triển kinh tế.

·       Phương hướng phát triển kinh tế :

Hiến pháp 1959:Nhà nước lãnh đạo hoạt động kinh tế theo một kế hoạch thống nhất. Nhà nước dựa vào các cơ quan Nhà nước, tổ chức công đoàn, hợp tác xã và các tổ chức khác của nhân dân lao động để xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh tế. Kinh tế quốc doanh thuộc hình thức sở hữu toàn dân, giữ vai trò lãnh đạo trong nền kinh tế quốc dân", kinh tế hợp tác xã xuất hiện" thuộc hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động". Kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể là hai thành phần kinh tế chủ yếu của giai đoạn này.

Hiến pháp 1980: Nhà nước lãnh đạo nền kinh tế quốc dân theo kế hoạch thống nhất; đề cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tính chủ động và tính sáng tạo của các cấp, các ngành, các đơn vị cơ sở và cá nhân, để xây dựng và thực hiện kế hoạch Nhà nước; huy động mọi lực lượng lao động, tài nguyên thiên nhiên và cơ sở vật chất - kỹ thuật của đất nước, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân phát triển toàn diện, cân đối, vững chắc, với nhịp độ nhanh và hiệu quả cao. Nhà nước tổ chức nền sản xuất xã hội theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa; xây dựng và hoàn thiện không ngừng hệ thống quản lý kinh tế; vận dụng đúng đắn các quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội; áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ; kết hợp lợi ích của Nhà nước, của tập thể và của người lao động; xây dựng và bảo đảm tôn trọng pháp luật kinh tế. Nhà nước giữ độc quyền về ngoại thương và mọi quan hệ kinh tế khác đối với nước ngoài.

Hiến pháp 1992: Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa . Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể làm nền tảng. Các thành phần kinh tế : kinh tế quốc doanh , kinh tế tập thể , kinh tế cá thể , kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tự bản nhả nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Nhà nước xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Thành phần kinh tế có vốn đâù tư nước ngoài được xác định là thành phần kinh tế mới và được ưu tiên phát triển. Nhà nước giữ vai trò quản lí, điều tiết các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, nhà nước khuyến khích, tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển bằng cách giao quyền sử dụng tư liệu sản xuất cho các cá nhân, công dân. Các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, được pháp luật bảo đảm.

Điều 20 : kinh tế tập thể do công dân góp vốn , góp sức lực hợp tác sản xuất, kinh doanh được tổ chức dưới nhiều hình thức trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi. Nhà nước tạo điều kiện để củng cố và mở rộng các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.

Điều 21: Kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh được thành lập doanh nghiệp không bị hạn chế về qui mô hoạt động trong những ngành nghề có lợi cho quốc kế dân sinh. Kinh tế gia đình được khuyến khích phát triển.

Điều 24: Nhà nước thống nhất quản lý và mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại , phát triển các hình thức quan hệ kinh tế với mọi quốc gia , mọi tổ chức quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập , chủ quyền và cùng có lợi , bảo vệ thúc đẩy sản xuất trong nước.

Điều 25: Nhà nước khuyến khích các tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư vốn , công nghệ vào Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam, luật pháp và thông lệ quốc tế , đảm bảo quyền sở hữu hợp tác đối với vốn , tài sản và các quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hoá.

·       Chính sách phát triển kinh tế:

Hiến pháp năm  1959 và Hiến pháp năm 1980 đã áp dụng cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung.  Cơ chế kinh tế này có những đặc điểm chủ yếu sau đây:

§  Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu, với hệ thống các chỉ tiêu, các kế hoạch chi tiết từ trên giao xuống. Do đó, hoạt động của các doanh nghiệp chủ yếu dựa vào chỉ tiêu pháp lệnh hoặc là quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên từ phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, sắp xếp bộ máy đến việc định giá, tiêu thụ sản phẩm.

§  Các cơ quan quản lý hành chính – kinh tế can thiệp sâu vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị cơ sở, nhưng lại không phải chịu trách nhiệm gì về vật chất đối với các quyết định của mình. Những thiệt hại do các quyết định không đúng gây ra thì ngân sách Nhà nước phải chịu.

§  Quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị coi thường. Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng kế hoạch hóa thông qua chế độ cấp phát và giao nộp sản phẩm. Quan hệ bằng hiện vật là chủ yếu, do đó, hạch toán kinh tế chỉ là hình thức. Các chủ thể không bị ràng buộc trách nhiệm và lợi ích vật chất đối với hiệu quả sử dụng vốn, tài sản, vật tư, lao động. Việc trả công lao động bị tách rời khỏi sản lượng và chất lượng lao động. Chế độ bao cấp được thực hiện thông qua những hình thức sau: Bao cấp qua giá là hình thức phổ biến và nghiêm trọng nhất. Nhà nước định giá tài sản, thiết bị vật tư, hàng hóa thấp hơn giá trị của chúng. Với hình thức này, quy luật giá trị không được tôn trọng khi mà một phần giá trị hàng hóa được Nhà nước bao cấp; bao cấp qua chế độ tem phiếu (tiền lương, hiện vật). Với việc cung cấp tem phiếu với giá quá thấp đã biến thành một loại tiền lương hiện vật phá vỡ nguyên tắc phân phối theo lao động; bao cấp theo chế độ cấp phát vốn từ ngân sách, nhưng không ràng buộc trách nhiệm về vật chất đối với người cấp vốn và người được cấp vốn đã tạo ra gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.

§  Bộ máy quản lý cồng kềnh, có nhiều cấp trung gian và kém năng động, với một đội ngũ cán bộ quan liêu cửa quyền. Trước thực trạng nền kinh tế nước ta lâm vào khủng hoảng trầm trọng ( năm 1986 lạm phát lên đến 700%), Đại hội Đảng bộ toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã có sự đổi mới cơ bản trong đường lối phát triển kinh tế. Quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam diễn ra tuần tự từng bước: “ Bắt đầu từ nông nghiệp, nông thôn rồi mới đến công nghiệp và dịch vụ ở các thành thị; từ khoán chui, làm én, phá rào, tháo gỡ đến thể chế hoá hoạt động của thị trường”. Đại hội xác định rõ nước ta mới chỉ ở chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong chặng đường này, tất yếu còn tồn tại đan xen những yếu tố của xã cũ cũng như những yếu tố của xã hội mới. Đó là sự  tồn tại của nhiều hình thức sở hữu với nhiều thành phần kinh tế.  Báo cáo chính trị tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định “ đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu XHCN mà là quan niệm đúng đắn hơn về CNXH và thực hiện mục tiêu ấy bằng những hình thức, bước đi và biện pháp phù hợp”.

Hiến pháp năm 1992: “Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN (Điều 15 Hiến pháp 1992). Hiến pháp 1992 đã đoạn tuyệt với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và thể chế hóa đường lối mới trong phát triển kinh tế của Đảng ta.

2.2.    Các thành phần kinh tế phù hợp với các hình thức sở hữu chủ yếu ở nước ta trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội

2.2.1. Các hình thức sở hữu

Sở hữu ,trước hết đó là những quan hệ kinh tế được hình thành trong quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối các lợi ích vật chất và tinh thần.Việc phân tích các địa vị kinh tế-xã hội của mỗi giai cấp, tầng lớp trong xã hội cũng như mối quan hệ qua lại giữa các hình thức sở hữu có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu cơ sở hạ tầng của Nhà nước, bản chất giai cấp của Nhà nước.

Hiến pháp năm 1946:Nhà nước ta chưa xác định các hình thức sở hữu trong nền kinh tế quốc dân .

Hiến pháp năm 1959: lần đầu tiên các hình thức sở hữu chủ yếu của nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH được xác định tại Điều 11: “ở nước Việt Nam dân chủ cộng hòa hình thức sở hữu của Nhà nước tức là của toàn dân, hình thức sở hữu của hợp tác xã tức là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động, hình thức sở hữu của người lao động riêng lẻ, và hình thức sở hữu của nhà tư sản dân tộc”.

Hiến pháp năm 1980 chỉ ghi nhận 2 hình thức sở hữu chủ yếu là: sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Còn các thành phần kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân, dựa trên sở hữu tư nhân chưa được ghi nhận trong hiến pháp năm (xem Điều 18 Hiến pháp năm 1980). Nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động. Kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và được phát triển ưu tiên.

Hiến pháp năm 1992: Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng.

Trong công cuộc đổi mới, chúng ta đã thừa nhận nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần dựa trên nhiều hình thức sở hữu: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân… trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng (xem Điều 15 Hiến pháp năm 1992 - sửa đổi bổ sung năm 2001).

2.2.2   Các thành phần kinh tế phù hợp với các hình thức sở hữu

Từ các hình thức sở hữu nói trên, chúng ta
          - Hiến Pháp năm 1946: Sở hữu nhà nước (sở hữu toàn dân ), là loại hình sở hữu mà một cộng đồng các thành viên của xã hội chiếm chung tư liệu sản xuất ở những qui mô khác nhau , liên kết với nhau trong lao động và có địa vị ngang nhau về kinh tế. Việc sử dụng, chi phối tư liệu sản xuất đều phục tùng lợi ích xã hội là khi tư liệu sản xuất thuộc toàn xã hội thì sản xuất hàng hóa và trao đổi hàng hóa sẽ không còn.Trong giai đoạn xã hội chủ nghĩa khi đó thì sản phẩm lao động không còn bị người bóc lột chiếm hữu mà được phân phối theo lợi ích ngơời lao động, dùng cho nhu cầu chung của xã hội
          - Hiến pháp năm 1959: Trước đây Nhà nước chủ trương thực hiện nền kinh tế quốc dân chủ yếu có 2 thành phần là kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động. Hiện nay Nhà nước chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trương có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa để dần dần xoá bỏ kinh tế tự cung tự cấp kém phát triển giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế. Thực tế trong những năm qua đó đã chứng minh chủ trương đó là phù hợp thúc đẩy sản xuất phát triển hạn chế tình trạng khủng hoảng thiếu. Hiến pháp qui định sự tồn tại và phát triển lâu dài của các loại hình kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế cá thể. Các hình thức sở hữu là hình thức sở hữu Nhà nước (toàn dân), hình thức sở hữu Hợp tác xã (tập thể) , hình thức sở hữu của người lao động riêng lẻ và hình thức sở hữu của nhà Tư sản dân tộc.

Ở điều 9 Hiến pháp qui định : Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tiến dần từ chế độ Dân chủ cộng hòa lên Chủ nghĩa xã hội bằng cách phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội, biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kĩ thuật tiên tiến.

Điều 11: Kinh tế Hợp tác xã thuộc hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động. Nhà nước đặc biệt khuyến khích , hướng dẫn và giúp đỡ sự phát triển của kinh tế hợp tác xã.

Điều 12: Kinh tế quốc doanh thuộc hình thức sở hữu toàn dân , giữ vai trò lãnh đạo trong nền kinh tế quốc dân và được Nhà nước đảm bảo phát triển ưu tiên.

Điều 15: Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất của những người làm nghề thủ công và những người lao động riêng lẻ khác…
          - Hiến pháp 1980: Nhà nước ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp trong cả nước thành một cơ cấu công - nông nghiệp; vừa xây dựng kinh tế trung ương vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất; kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với thiết lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; kết hợp kinh tế với quốc phòng; tăng cường quan hệ hợp tác, tương trợ với các nước anh em trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa theo tinh thần chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời phát triển quan hệ kinh tế với các nước khác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi.

Điều 17: Nhà nước quy định chế độ và thi hành những biện pháp cần thiết bảo đảm cho nhân dân lao động sử dụng đầy đủ quyền làm chủ tập thể về tư liệu sản xuất và lực lượng lao động, về sản xuất và phân phối, về khoa học và kỹ thuật, làm cho sự nghiệp phát triển kinh tế thật sự là sự nghiệp của toàn dân.

Điều 18: Nhà nước tiến hành cách mạng về quan hệ sản xuất, hướng dẫn, sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, thiết lập và củng cố chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất nhằm thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động. Kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và được phát triển ưu tiên.

Điều 21: Nhà nước giữ độc quyền về ngoại thương và mọi quan hệ kinh tế khác với nước ngoài.

Điều 22: Các cơ sở kinh tế quốc doanh hoạt động theo phương hướng, nhiệm vụ của kế hoạch Nhà nước; thực hiện chế độ hạch toán kinh tế, chế độ thủ trưởng và chế độ trách nhiệm cá nhân; bảo đảm việc công nhân, viên chức tham gia quản lý; nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ và hiệu quả kinh tế; thực hành tiết kiệm; bảo đảm tích luỹ cho Nhà nước và xí nghiệp; bảo vệ nghiêm ngặt tài sản Nhà nước; chăm lo cải thiện điều kiện làm việc và đời sống của công nhân, viên chức.

Điều 23 :Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ kinh tế hợp tác xã phát triển. Tài sản của hợp tác xã và các tổ chức tập thể khác của nhân dân lao động được Nhà nước bảo vệ theo pháp luật. Hợp tác xã kinh doanh theo phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch của cả nước và của địa phương, bảo đảm không ngừng phát triển sản xuất và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của xã viên, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước, đồng thời tăng tích luỹ cho hợp tác xã. Quyền làm chủ tập thể của xã viên trong việc quản lý hợp tác xã phải được tôn trọng và phát huy. Kinh tế phụ gia đình xã viên được Nhà nước thừa nhận và bảo hộ theo pháp luật.

Điều 24: Nhà nước khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ nông dân cá thể, người làm nghề thủ công và những người lao động riêng lẻ khác tiến lên con đường làm ăn tập thể, tổ chức hợp tác xã sản xuất và các hình thức hợp tác, tương trợ khác theo nguyên tắc tự nguyện. Những người buôn bán nhỏ được hướng dẫn và giúp đỡ chuyển dần sang sản xuất hoặc làm những nghề thích hợp khác. Pháp luật quy định phạm vi được phép lao động riêng lẻ trong các lĩnh vực nông nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, mỹ nghệ, dịch vụ.

Điều 25: Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những cơ sở kinh tế của địa chủ phong kiến và tư sản mại bản đều bị quốc hữu hoá không bồi thường.

Điều 26: Nhà nước tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa ở thành thị và nông thôn bằng những hình thức thích hợp.

Điều 27: Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu của công dân về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, những công cụ sản xuất dùng trong những trường hợp được phép lao động riêng lẻ. Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân.

Điều 29: Nhà nước căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá và củng cố quốc phòng mà phân bố và sử dụng hợp lý lực lượng lao động xã hội trong cả nước, ở từng địa phương và cơ sở.

Điều 30: Nhà nước giáo dục và vận động toàn dân cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội; quy định và kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng lực lượng lao động, vật tư và tiền vốn trong mọi hoạt động kinh tế và quản lý Nhà nước.

Điều 31: Nhà nước và các tổ chức kinh tế tập thể áp dụng nguyên tắc làm theo năng lực, hưởng theo lao động, đồng thời tăng dần phúc lợi xã hội theo trình độ phát triển của nền kinh tế quốc dân.

Điều 32: Nhà nước phối hợp với công đoàn và các đoàn thể nhân dân khác, kết hợp giáo dục chính trị, đề cao kỷ luật lao động với khuyến khích bằng lợi ích vật chất để đẩy mạnh phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa.

Điều 33: Nhà nước lãnh đạo nền kinh tế quốc dân theo kế hoạch thống nhất; đề cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tính chủ động và tính sáng tạo của các cấp, các ngành, các đơn vị cơ sở và cá nhân, để xây dựng và thực hiện kế hoạch Nhà nước; huy động mọi lực lượng lao động, tài nguyên thiên nhiên và cơ sở vật chất - kỹ thuật của đất nước, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân phát triển toàn diện, cân đối, vững chắc, với nhịp độ nhanh và hiệu quả cao.

Điều 34: Nhà nước tổ chức nền sản xuất xã hội theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa; xây dựng và hoàn thiện không ngừng hệ thống quản lý kinh tế; vận dụng đúng đắn các quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội; áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ; kết hợp lợi ích của Nhà nước, của tập thể và của người lao động; xây dựng và bảo đảm tôn trọng pháp luật kinh tế.

·       Hiến Pháp năm 1992: Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể làm nền tảng. Các thành phần kinh tế : kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Điều 20: Kinh tế tập thể do công dân góp vốn, góp sức lực hợp tác sản xuất, kinh doanh được tổ chức dưới nhiều hình thức trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi. Nhà nước tạo điều kiện để củng cố và mở rộng các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.

Điều 21: Kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh được thành lập doanh nghiệp không bị hạn chế về qui mô hoạt động trong những ngành nghề có lợi cho quốc kế dân sinh. Kinh tế gia đình được khuyến khích phát triển.

Điều 24: Nhà nước thống nhất quản lý và mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại, phát triển các hình thức quan hệ kinh tế với mọi quốc gia, mọi tổ chức quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và cùng có lợi, bảo vệ thúc đẩy sản xuất trong nước.

Điều 25: Nhà nước khuyến khích các tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam, luật pháp và thông lệ quốc tế, đảm bảo quyền sở hữu hợp tác đối với vốn, tài sản và các quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hoá.
          Từ những bản Hiến pháp trên ta thấy :
          Hình thức sở hữu của nước ta là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nòng cốt, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo cùng với kinh tế tập thể ngày càng phát triển trở thành nền tảng vững chắc các thành phần khác được khuyến khích phát triển.
          Nền kinh tế nước ta qua từng thời kì đã phát triển ngày càng đa dạng phong phú, đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Trước kia nền kinh tế chỉ bó buộc trong phạm vi lãnh thổ nay đã phát triển ra phạm vi quốc tế. Nền kinh tế vốn nghèo nàn, lạc hậu biến thành một nền kinh tế quốc dân theo cộng hòa xã hội với nền công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học kĩ thuật tiên tiến.

3.       Sự tiến bộ của Hiến pháp 1992 so với các bản Hiến pháp trước đó

- Về chế định kinh tế:

Chế định kinh tế của nước ta được kế thừa và phát triển qua các bản hiến pháp.

Trong bản Hiến pháp 1946: Chế độ kinh tế chưa được ghi nhận thành 1 chế độ riêng mà chỉ ghi nhận trong điều 12, 13 của bản Hiến pháp. Nhà nước chấp nhận nền kinh tế tự nhiên, thừa nhận sở hữu tư nhân để đảm bảo quyền công dân về tài sản.

Trong bản Hiến pháp 1959: Cùng nhiệm vụ của nhà nước thay đổi thực hiện nhiệm vụ thống nhất nam bắc, Hiến pháp thành lập chế độ kinh tế riêng nhằm hoàn thành nhiệm vụ.

Bản Hiến pháp ghi nhận mục đích phát triển nền kinh tế là thỏa mãn vật chất, tinh thần của người dân; chính sách phát triển kinh tế  là cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội, thừa nhận 4 loại hình sở hữu là: sở hữu nhà nước, tạp thể, của người lao động riêng lẻ và tư sản dân tộc; chủ trương của nhà nước là coi sở hữu nhà nước, tập thể là nền tảng của nền kinh tế XHCN đồng thời nhà nước còn cải tạo nền kinh tế của người lao động riêng lẻ, tư sản dân tộc theo hướng XHCN bằng cách đưa họ vào hợp tác xã dưới danh nghĩa tập thể.

Trong bản Hiến pháp 1980: Bản HP ghi nhận mục đích phát triển kinh tế trong Điều 15 với chủ trương là xây dựng nền kinh tế tự cung tự cấp, tập trung hóa cao độ.

Bản Hiến pháp ghi nhận: “thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: Thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động”. còn các thành phần kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân, dựa trên sở hữu tư nhân chưa được ghi nhận trong hiến pháp.

Đến bản Hiến pháp 1992: trên cơ sở kế thừa những quy định của các bản Hiến pháp trước đó, tổng kết những thành tựu và kinh nghiệm của những năm đổi mới đất nước, bản Hiến pháp khẳng định mục tiêu phát triển kinh tế nước ta là: “Làm cho dân giàu, nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân”.

Như vậy, điểm khác biệt lớn nhất về chế độ kinh tế trong bản Hiến pháp 1992 so với 3 bản Hiến pháp trước là sự ghi nhận nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần dựa trên nhiều hình thức sở hữu.

- Về phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế của Nhà nước: 
+ Điểm bổ sung

Ở Hiến pháp 1946: Thì đây là giai đoạn sau cuộc cách mạng tháng Tám đã giành lại chủ quyền cho đất nước, tự do cho nhân dân và lập ra nền dân chủ cộng hoà, thống nhất đất nước nên nước ta chưa chú trọng phát triển kinh tế mà nhiệm vụ chủ yếu của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ

Ở Hiến pháp 1959: Mục đích cơ bản của chính sách kinh tế của nước ta giai đoạn này là không ngừng phát triển sức sản xuất nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.

Ở Hiến pháp 1980:  Đã xác định mục tiêu thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và văn hoá ngày càng tăng của cả xã hội bằng cách không ngừng phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, trên cơ sở chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa và nền khoa học, kỹ thuật hiện đại.

Trên cơ sở kế thừa những qui định của các Hiến pháp trước đó, tổng kết những thành tựu và kinh nghiệm của những năm đổi mới đất nước, Hiến pháp 1992 đã khẳng định mục tiêu phát triển kinh tế của Nhà nước ta là: làm cho dân giàu, nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân.
           + Điểm sửa đổi : Hiến pháp 1992 sửa đổi toàn bộ Chương 2:

Trước đây, Nhà nước chủ trương thực hiện nền kinh tế quốc dân, chủ yếu có 2 thành phần : kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động.

Hiện nay, Nhà nước chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN, để dần dần xoá bỏ kinh tế tự cung, tự cấp kém phát triển, giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế. Thực tế, trong những năm qua đã chứng minh rằng chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là phù hợp đã thúc đẩy sản xuất phát triển, hạn chế dần tình trạng khủng hoảng thiếu.

                    Hiến pháp qui định sự tồn tại và phát triển lâu dài của các loại hình kinh tế Tư bản tư nhân. Kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức sản xuất kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp không hạn chế về qui mô hoạt động cho những ngành nghề có lợi cho quốc kế dân sinh.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: