SL người

SINH LÍ BÀI TIẾT:

Câu 1: Thận là gì? Cấu tạo chung của thận?

Thận là một mạng lưới phức tạp có diện tích trao đổi chất lớn, có thể lọc, vận chuyển nước, các chất hòa tan, các sản phẩm thừa. Qua quá trình tiến hóa người ta phân biệt 3 loại thận: nguyên thận, trung thận, ống thận manpighi.

          Cấu trúc chung của thận:

Ở thú có 2 quả thận nằm dọc theo 2 bên cột sống, ở khoảng 2 đốt sống ngực cuối và 2 đốt sống lưng trên. Thận phải cao hơn thận trái và có 2 miền: miền vỏ và miền tủy.

-         Miền vỏ: nằm bên ngoài, quan sát dưới kính hiển vi có các hạt lấm tấm

được gọi là tiểu cầu manpighi.

          + Tiểu cầu manpighi gồm nang Borwman bao lấy quản cầu.

          + Tiếp theo tiểu cầu manpighi là các ống lượn gần, quai Helen, ống lượn xa, ống góp đổ vào đài thận.

-         Miền tủy: nằm bên trong, màu sáng hơn. Các ống góp này tạo thành

tháp thận bên trong miền tủy, bể thận nằm trong miền tủy.

          + Bể thận là nơi chứa nước tiểu dồn về từ hàng ngàn ống góp thu gom nước tiểu. Bể thận được hình thành tử hàng triệu ống sinh niệu hay nephron phân bố ở lớp vỏ hay lớp tủy của thận.

          + Nước tiểu từ bể thận qua niệu quản vào bang quang và được bài xuất ra ngoài qua niệu đạo.

Câu 2: Trình bày các chất thải và cơ quan bài tiết của động vật?

·        Các chất thải:

Các chất thải được bài tiết có thể là nhiệt, CO2 do quá trình hô hấp thải ra

chất vô vơ thừa, các sản phẩm chứa ni tơ độc hại, chất độc như: chất thuốc, chất trừ sâu,… H20 dư thừa.

-         CO2 được đưa vào máu, được bài tiết tại phổi, một phần CO2 được bài

tiết qua nước tiểu ở dạng hidratcacbon .

-         Các sản phẩm chứa nitơ độc hai: ví dụ ammoniac( NH3) được đưa tới

gan chuyển hóa thành ure (H2N-CO-NH2). Ure là phân tử có tính độc giảm 100000 lần so với ammoniac. Tuy nhiên nếu tích lũy nhiều ure trong máu gây nên chứng tăng ure huyết gây buồn nôn, nôn, chóng mặt, nặng có thể gây hôn mê.

-         Các sản phẩm thừa: các ion rất cần cho cơ thể: Na+, K+,Cl-  rất quan

trọng trong áp suất thẩm thấu của  dịch thể, điện thế màng cho tất cả các tế bào của cơ thể. HCO3-, H2PO4- duy trì độ pH của dịch thể. Tuy nhiên khi dư thừa chúng cũng thành chất thải cần đưa ra ngoài.

          + Nước đưa vào cơ thể qua thức ăn, nước uống, qua trao đổi chất. Nước và các ion được bài tiết qua da, nhưng chủ yếu là bài tiết qua đường tiết niệu.

-         Các chất độc: Bilirubin là sắc tố màu vàng tạo thành từ sự phân hủy

Hemoglobin. Bilirubin được gan tách ra khỏi máu và tiết ra ngoài cùng mật qua đường tiêu hóa.

-         Các chất khác: hoocmon, kháng sinh, chất thuốc, chất trừ sâu,.. sau khi

được gan khử độc cũng được bài tiết qua nước tiểu.

-         Nước tiểu là dịch bài tiết được bài tiết ra khỏi cơ thể qua đường tiết niệu.

Nước tiểu gồm 95% là nước, 5% là chất hòa tan.

·        Các cơ quan bài tiết của động vật: da, phổi, gan, hạch lympho, ruột già,

lách và thận.

-         Da bài tiết mồ hôi, đó là bài tiết nhiệt, nước, muối.

-         Phổi bài tiết CO2, nước, một phần nhiệt.

-         Lách và hạch bạch huyết tham gia lọc sạch, dọn sạch máu, bạch huyết

bằng phương thức thực bào. Dọn sạch các vi khuẩn, hồng cầu hỏng và đưa tới các cơ quan bài tiết khác.

-         Gan có tác dụng khử độc, bài tiết các chất qua đường tiết niệu.

-         Ruột già bài tiết phân và nước.

Tuy nhiên cơ quan đặc thù thực hiện chức năng bài tiết là thận, thận cùng các phần phụ là niệu quản, bàng quang, niệu đạo tạo thành hệ bài tiết với chức năng bài tiết nước tiểu và điều hòa nội môi.

Câu 3:Trình bày các giai đoạn sản sinh dịch nước tiểu ở động vật?

Sản sinh dịch nước tiểu ở đông vật gồm 4 giai đoạn:

-         Giai đoạn lọc: dịch cơ thể ( máu, dịch thể xoang, dịch bạch huyết) được

tập trung và lọc bởi màng thẩm thấu của lớp biểu mô vận chuyển.

          + Tế bào máu cũng như các phân tử có kích thước lớn như protein  sẽ được giữ lại.

          + Nước và các chất hòa tan có kích thước bé ( muối, đường, a.a, sản phẩm thừa chứa nitơ độc hại) được lọc tại ống của hệ bài tiết. Dịch trong ống bài tiết được gọi là dịch lọc.

-         Giai đoạn tái hấp thu:

Vì trong dịch lọc còn có các chất cần thiết nên cần được tái hấp thu lại.

          + Bằng phương thức vận chuyển chủ động các chất như: glucozo, muối, một số a.a được đưa trở lại dịch cơ thể.

          + Các chất không cần thiết hoặc chất độc hại được giữ lại trong dịch lọc để tiếp tục xử lí.

-         Giai đoạn chế tiết:

+ Các chất không cần thiết, chất độc sẽ tiếp tục được hấp thu bằng cơ chế chủ động vào dịch lọc.

          + Nước cũng được hấp thu và tái hấp thu đưa vào hoặc ra khỏi dịch lọc.

-         Giai đoạn bài tiết:

Dịch lọc sẽ được gom lại trong ống tiết và sẽ được bài tiết ra ngoài.

Câu 4:Trình bày các thành phần của nước tiểu và sự thải nước tiểu ra ngoài?

·        Nước tiểu là dịch bài tiết được bài tiết ra khỏi cơ thể qua đường tiết niệu.

Nước tiểu gồm 95% nước, 5% chất hòa tan.

·        Nước tiểu được hình thành ở thận, chảy theo ống sinh niệu vào trong đài

thận. Khi mà bể thận đầy nước tiểu gây co ép nước tiểu chảy vào niệu quản. Tại niệu quản xảy ra các cử động nhu động với tần số 1-1,5lần/phút, nước tiểu chảy với tốc độ 2-3cm/s.

          + Nước tiểu chảy từ niệu quản vào bóng đái theo một dòng không liên tục. Mỗi lần niệu quản cử động nhu động sẽ hướng một góc xiên tạo nên một chỗ gấp giống như van nhằm cản trở việc nước tiểu chảy ngược lại từ bong đái vào niệu quản. Bóng đái là túi kín dùng làm bể chứa nước tiểu. Khi mà bong đái đầy nước tiểu (250-300ml) gây nên phản xạ co bong đái để đưa nước tiểu ra ngoài.

          + Sự tiểu tiện là hoạt động phản xạ phức tạp xảy ra đồng thời với sự co bóng đái, sự giãn cơ thắt bóng đái và niệu quản, kết quả là bài xuất nước tiểu ra khỏi bóng đái.

          + Đồng thời trung khu gây phản xạ tiểu tiện lúc này chịu sự chi phối của các xung động từ hành tủy, não giữa, bán cầu đại não. Sự kiểm soát của vỏ não là sự biểu hiện của việc kiểm soát sự tăng cường sự tiểu tiện theo ý muốn.

  

SINH LÍ HÔ HẤP

Câu 2: Trình bày bề mặt của quá trình hô hấp?

          Trên cơ thể động vật, bộ phận để cho O2từ môi trường ngoài khuếch tán vào tế bào và CO2 khuếch tán ra khỏi tế bào được gọi là bề mặt hôhấp 

          Ở động vật, bề mặt hô hấp đủ lớn phụ thuộc chủ yếu vào kích thước cơ thể và môi trường sống của chúng (ở nước hay ở cạn).

 Sự trao đổi khí xảy ra trên toàn bộ bề mặt cơ thể của nguyên sinh động vật và các động vật đơn bào khác.

+ Một số động vật như ruột khoang, giun dẹp, màng nguyên sinh của mỗi tế bào trong cơ thể tiếp xúc với môi trường ngoài, cung cấp đủ bề mặt hô hấp.

+ Tuy nhiên, ở nhiều động vật do toàn bộ cơ thể không tiếp xúc trực tiếp với môi trường hô hấp  nên bề mặt hô hấp là một lớp tế bào biểu mô ẩm phân cách môi trường hô hấp với máu hoặc mao mạch.

          + Một số động vật dùng lớp da bên ngoài như một cơ quan hô hấp. Chẳng hạn giun đất có lớp da ẩm và trao đổi khí bằng cách khuếch tán qua bề mặt cơ thể. Ngay bên dưới lớp da là một mạng lưới mao mạch dầy đặc. Vì bề mặt hô hấp cần được duy trì ẩm, giun đất và nhiều động vật thở bằng da (bao gồm cả lưỡng thê) phải sống trong môi trường nước hoặc những nơi ẩm thấp. Phần lớn những động vật hô hấp bằng da thường tương đối nhỏ và cơ thể thường có dạng mỏng, dài hoặc dẹp, nhờ đó bề mặt hô hấp tăng lên

          Ðối với hầu hết các động vật khác, bề mặt cơ thể nói chung thiếu những vùng thích hợp để trao đổi khí cho toàn bộ cơ thể. Ở các động vật này, một vùng của bề mặt cơ thể được tăng cường các nếp gấp hoặc phân nhánh, do đó làm tăng diện tích cần cho sự trao đổi khí.

+ Phần lớn động vật thủy sinh bề mặt hô hấp được mở ra ngoài và tiếp xúc với nước, tạo thành mang .

+ Các động vật ở cạn lại có bề mặt hô hấp bên trong cơ thể, thông với khí quyển qua một hệ thống ống phân nhánh. Ống khí của côn trùng và phổi của động vật có xương sống  là hai dạng của kiểu bề mặt hô hấp này.

Câu 3: Cấu tạo của mang và sự trao đổi khí ở mang?

Mang là phần uốn cong ra ngoài của bề mặt cơ thể được chuyên hóa cho sự trao đổi khí.

+ Ở một số động vật không xương sốngnhư sao biển, mang có hình dạng đơn giản và được phân bố gần như trên toàn bộ cơ thể.

+ Nhiều loài giun đốt có các mang mở ra từ mỗi đốt thân hoặc các mang hình lông chim tập hợp thành đám ở đầu hoặc đuôi.

+ Mang của sò, tôm và nhiều động vật khác được giới hạn ở một vùng của cơ thể và tổng bề mặt của mang lớn hơn nhiều so với bề mặt của những phần còn lại trong cơ thể.

            Nước là môi trường hô hấp vừa có những thuận lợi, vừa có những bất lợi. 

+ Thuận lợi vì mang hoàn toàn được bao quanh bởi môi trường nước nên không có vấn đề trong việc giữ cho màng của bề mặt hô hấp luôn luôn ẩm.

+ Bất lợi vì nồng độ oxy hòa tan trong nườc thấp hơn nhiều so với oxy có trong không khí và khi nước càng ấm, càng có nhiều muối thì càng có ít oxy hòa tan. Vì vậy cần phải có sự thông khí mang mới nhận đủ oxy từ nước.

Ở cá xương, mang gồm các lá mỏng có nhiều mao mạch, đính vào các cung mang. Mang được thông khí liên tục bởi một dòng nước liên tiếp đi vào miệng, thông qua khe ở hầu, thổi qua mang và sau đó thoát ra ở phía sau của nắp mang. Vì nước có ít oxy trên một đơn vị thể tích hơn không khí nên cá phải dành một số năng lượng nhất định cho sự thông khí ở mang.

            Sự sắp xếp các mao mạch trong mang cá cũng tăng cường sự trao đổi khí. Máu chảy theo hướng ngược với hướng nước chảy qua mang. Phương thức này làm cho oxy được chuyển vào máu bởi một quá trình rất hiệu quả gọi là sự trao đổi ngược dòng. Khi máu chảy ngang qua mao mạch, nó càng lúc càng tải nhiều oxy do nước có oxy hòa tan liên tục chảy qua mang. Ðiều này có nghĩa là dọc theo toàn bộ chiều dài của mao mạch có một gradient khuếch tán phù hợp cho sự chuyên chở oxy từ nước vào máu. Cơ chế trao đổi ngược dòng nầy có hiệu quả đến mức mang có thể lấy hơn 80% oxy hòa tan trong nước đi ngang qua bề mặt hô hấp.

Câu 4: Cấu tạo của ống khí và sự trao đổi khí ở ống khí?

Ống khí là một hệ thống ống phân nhánh khắp cơ thể côn trùng. Các ống nhỏ nhất tiếp xúc với bề mặt của hầu hết các tế bào, nơi đây khí được trao đổi bởi sự khuếch tán qua lớp biểu mô ẩm lót ở đầu tận cùng của hệ thống ống khí. Vì tất cả các tế bào của cơ thể đều bộc lộ trong môi trường hô hấp nên hệ tuần hoàn mở của côn trùng không tham gia vào việc vận chuyển O2 và CO2.

+ Ðối với các côn trùng nhỏ, chỉ riêng sự khuếch tán cũng đủ đểchuyển O2 từ  không khí vào hệ thống ống khí và thải O2 ra ngoài.

+ Những côn trùng lớn thường cần nhiều năng lượng hơn để thông khí cho hệ thống ống khí nhờ chuyển động nhịp nhàng của cơ thể để đóng và mở các ống khí.

Câu 5: Cấu tạo của phổi ở ĐVCXS và cấu tạo của phổi người?

Bề mặt hô hấp của phổi không tiếp xúc trực tiếp với tất cả các phần khác của cơ thể nên cần hệ tuần hoàn chuyên chở O2 từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể. Phổi có một mạng lưới dầy đặc các mao mạch nằm ngay dưới lớp biểu mô tạo thành bề mặt hô hấp.

+ Ở phần lớn lưỡng thê, phổi như một quả bóng, không cung cấp một bề mặt hô hấp lớn nhưng ngoài phổi, lưỡng thê còn nhận được O2 từ sự khuếch tán qua da.

+ Phổi của thú có một cấu trúc xốp và có hình tổ ong với một biểu mô ẩm giữ vai trò bề mặt hô hấp. Tổng bề mặt của mô đủ để trao đổi khí cho toàn bộ cơ thể 

·        Cấu tạo của phổi người:

-         Phổi người nằm trong xoang ngực, được bao bởi một túi có màng đôi.

Lớp màng trong của túi dính chặt với phía ngoài của phổi và lớp màng ngoài dính vào thành của xoang. Hai lớp màng này được phân cách bởi một khoảng hẹp chứa đầy dịch. Do sức căng bề mặt, hai lóp này có thể trượt lên nhau nhưng không thể tách ra.

Không khí đi vào phổi qua một hệ thống ống phân nhánh. Khí đi vào hệ thống nầy qua mũi, chúng được lọc bởi các lông mũi, được sưởi ấm, làm ẩm ướt khi đi qua xoang mũi. Xoang mũi dẫn vào hầu rồi đến thanh quản có vách bằng sụn. Ở người thanh quản còn là cơ quan phát âm.

Từ thanh quản, không khí đi ngang qua khí quản. Khí quản được duy trì hình dạng nhờ các vòng sụn. Khí quản phân nhánh thành 2 phế quản, mỗi phế quản đi về một phổi.Trong phổi, phế quản phân nhánh nhiều lần thành các ống nhỏ hơn gọi là tiểu phế quản. Lớp biểu mô bên trong các phế quản được bao phủ bởi các tiêm mao và một lớp màng nhầy mỏng. Chất nhầy giữ bụi, hạt phấn và các chất bẩn khác, nhờ chuyển động của tiêm mao.            

Cuối cùng các phế quản nhỏ nhất đi vào các phế nang. Lớp biểu mô mỏng của hàng triệu phế nang trong phổi giữ vai trò như một bề mặt hô hấp.O2 trong không khí đi vaò phế nang theo đường hô hấp sẽ hòa tan trong lớp màng ẩm và khuếch tán qua biểu mô đi vào lưới mao mạch chung quanh các phế nang. CO2 khuếch tán từ các mao mạch qua biểu mô của phế nang rồi đi vào không khí.

Câu 6: Sự thông khí ở phổi của người?

Ở người, sự thông khí ở phổi do áp suất âm kéo không khí vào phổi, tương tự như hoạt động của bơm hút.

-         Khi hít vào sự co của các cơ sườn làm nở lồng ngực ằng cách kéo các

xương sườn lên. Cử động của lồng ngực kéo theo cử động của phổi do sức căng bề mặt của chất dịch ở giữa hai màng bao phổi. Khi lồng ngực nở, phổi cũng nở ra làm cho thể tích phổi tăng lên, áp suất không khí trong phế quản giảm xuống thấp hơn áp suất khí quyển. Vì khí luôn luôn di chuyển từ vùng có áp suất cao đến vùng có áp suất thấp, khí sẽ qua mũi, xuống đường hô hấp đi vào phế quản.

-         Khi cơ sườn duỗi ra, thể tích ngực bị giảm và sự tăng áp suất không khí

trong phế quản sẽ đẩy không khí lên đường hô hấp và thoát ra ngoài qua mũi.

            Hoạt động của các cơ sườn trong việc tăng thể tích phổi rất quan trọng khi hít vào tận lực. Tuy nhiên, phần lớn sự tăng thể tích phổi khi hít vào bình thường là do tác động của cơ hoành. Cơ hoành là một tấm cơ tạo thành vách của đáy xoang ngực. Khi hít vào, sự co của cơ hoành kéo nó xuống, làm nở rộng xoang ngực vàhạ áp suất trong phổi. Khi cơ hoành duỗi chúng được nâng lên, đẩy khí ra ngoài làm giảm thể tích phổi.

          Thể tích khí mỗi lần hít vào và thở ra bình thường gọi là thể tích hô hấp, trung bình khoảng 500ml. Thể tích khí tối đa có thể hít vào và thở ra khi hô hấp tận lực được gọi là dung tích sống. Dung tích sống phụ thuộc vào tính đàn hồi của phổi. Thật ra phổi có chứa nhiều khí hơn dung tích sống, nhưng vì khí không hoàn toàn thoát khỏi phế nang nên một lượng thể tích cặn của khí vẫn còn nằm trong phổi ngay sau khi chúng ta đã tận lực thở ra. Khi phổi mất khả năng đàn hồi do già hoặc bệnh (như bệnh khí thủng chẳng hạn), thể tích cặn tăng lên làm giảm dung tích sống. 

Câu 7: Sác tố hô hấp và sự chuyên chở O2 ở mô?

-         Vì O2 ít hòa tan trong nước nên rất ít O2 được chuyên chở trong máu dưới

dạng hòa tan. Ở phần lớn động vật, được chuyên chở bởi các sắc tố hô hấptrong máu. Các sắc tố nầy thường là các protein.

+  Nhiều protein chuyên chở O2 được tìm thấy trong máu của các động vật không xương sống.

+ Một số là Hemocyanin có chứa đồng làm cho máu có màu xanh lơ. Loại sắc tố này thường có ở những động vật thuộc ngành chân khớp và ngành thân mềm dưới dạng hòa tan trong huyết tương.

-                     Ở phần lớn động vật có xương sống, sắc tố hô hấp là Hemoglobin có trong tế bào hồng cầu. Hemoglobin gồm 4 đơn vị nhỏ gọi là nhóm Hem. Mỗi nhóm có một nguyên tử sắt tại trung tâm. Vì các nguyên tử sắt là nơi gắn O2 nên mỗi phân tử Hemoglobin có thể chuyên chở 4 phân tử O2. Hemoglobin nhận O2 trong phổi hoặc mang và nhả O2 trong các phần còn lại của cơ thể. Trong sự gắn và nhả O2, có sự phối hợp giữa bốn đơn vị của Hemoglobin.

+ Sự gắn  O2 vào một đơn vị sẽ làm các đơn vị còn lại thay đổi cấu hình và tăng ái lực đối với O2, do đó nhanh chóng dẫn đến việc gắn ba  còn lại.

+ Khi một đơn vị nhả O2, ba đơn vị còn lại cũng hơi biến dạng và giảm ái lực đối với O2.

Như các protein khác, cấu trúc của Hemoglobin rất nhạy cảm với sự thay đổi của các yếu tố môi trường. Vì CO2phản ứng với nước để thành lập , một mô hoạt động sẽ làm giảm pH của môi trường chung quanh nó và kích thích Hemoglobin cung cấp nhiều O2 hơn.

Câu 8: Sắc tố hô hấp và sự vận chuyển CO2 ở mô?

Cùng với việc chuyên chở O2, Hemoglobin còn giúp cho máu chuyên chở CO2 và duy trì hệ đệm của máu (ngăn cản những thay đổi có hại trong pH).

            Chỉ có khoảng 7% CO2 phóng thích từ sự hô hấp tế bào được chuyên chở dưới dạng hòa tan trong huyết tương, 23% khác gắn vào các nhóm amino của Hemoglobin.

+ Phần lớn CO2 (70%) được chuyên chở trong máu dưới dạng ion bicarbonate (HCO3- ). CO2 được phóng thích từ sự hô hấp tế bào hòa tan vào huyết tương, sau đó đi vào hồng cầu. Tại đâyCO2 được biến đổi thành HCO3- . Ðầu tiên CO2 phản ứng với nước để tạo thành acid carbonic H2 CO3, chất này sau đó phân ly thành ion  và HCO3-. Phần lớn gắn vào các vị trí khác nhau của Hemoglobin và các protein khác nên không làm thay đổi pH của máu. Khi máu đi vào phổi, một quá trình ngược lại sẽ diễn ra. Sự khuếch tán của CO2 ra khỏi máu tạo ra sự cân bằng hóa học theo hướng biếnHCO3-  thành CO2.

Câu 9: Trình bày cơ chế thích nghi sử dụng O2 ở một số động vật?

Câu 10: Trình bày sự điều hòa ( kiểm soát hô hấp) ở động vật?

Chúng ta có thể chủ động ngừng thở trong một thời gian ngắn hoặc thở nhanh hơn và sâu hơn, nhưng trong phần lớn thời gian sự hô hấp của chúng ta được điều hòa bởi một cơ chế tự động. Cơ chế điều hòa tự động này bảo đảm cho hoạt động của hệ hô hấp được phối hợp nhịp nhảng với hoạt động của hệ tim mạch.

            Sự điều hòa hoạt động hô hấp được thực hiên nhờ  các trung tâm kiểm soát hô hấp nằm ở hai vùng trên não là hành tủy và cầu não. Với sự hỗ trợ của trung tâm kiểm soát ở cầu não, trung tâm ở hành tủy tạo ra nhịp hô hấp cơ bản. Khi chúng ta thở sâu, một cơ chế liên hệ ngược âm ngăn cản phổi nở quá mức; các vùng nhận cảm sức căng trong mô của phổi chuyển các xung thần kinh ngược về hành tủy, gây ức chế trung tâm kiểm soát hô hấp của hành tủy.

            Trung tâm kiểm soát hô hấp của hành tủy cũng giúp duy trì sự cân bằng nội môi bằng cách kiểm soát mức độ CO2 của máu và điều hòa lượng CO2 do phế quản thải ra khi chúng ta thở thông qua sự thay đổi trong độ pH của máu và của dịch não tủy. CO2 phản ứng với nước thành lập H2 CO3   làm giảm độ pH. Khi trung tâm kiểm soát ở hành tủy ghi nhận một sự giảm nhẹ trong độ pH của dịch não tủy hoặc của máu, chúng sẽ làm tăng độ sâu cũng như tốc độ hô hấp và lượng CO2 thừa được thải ra khi thở.  

          Nồng độ O2 trong máu thường có ảnh hưởng rất ít đến trung tâm kiểm soát hô hấp. Tuy nhiên, khi mức O2 giảm sút nghiêm trọng (chẳng hạn ở những vĩ độ rất cao), bộ phận nhận cảm O2 trong động mạch chủ và động mạch cảnh sẽ gởi tín hiệu báo động về trung tâm kiểm soát hô hấp và trung tâm sẽ đáp ứng lại bằng cách gia tăng tốc độ hô hấp. Một sự gia tăng nồng độ CO2 thường là một một dấu hiệu về sự giảm nồng độ O2 vì CO2 được tạo ra cùng với sự tiêu thụ O2 trong quá trình hô hấp tế bào.

            Như vậy, trung tâm kiểm soát hô hấp đáp ứng với các tín hiệu thần kinh và hóa học, điều khiển tốc độ và độ sâu của hô hấp cho phù hợp với những nhu cầu khác nhau của cơ thể. Tuy nhiên, sự kiểm soát hô hấp chỉ có hiệu quả khi nó được phối hợp với sự kiểm soát của hệ tuần hoàn.

SINH LÍ NỘI TIẾT

Câu 1: Ý nghĩa và sự phát triển của hệ nội tiết?

·                       Ý nghĩa: Để đảm bảo thống nhất trong hoạt động và thích nghi một cách nhanh chóng với các biến đổi từ môi trường, cơ thể cần một sự điều hành nhanh, nhạy và tinh tế.Cùng với hệ thần kinh, hệ nội tiết tham gia quá trình điều hành này. Diều hành cơ thể với sự phối hợp nhịp nhàng giữa thần kinh và nội tiết được xem là cơ chế điều hào thần kinh- thể dịch.

·        Qúa trình phát triển:

-                     Ở động vật bậc thấp, hệ nội tiết chưa phát triển hoàn chỉnh, chỉ có vài tuyến ở sâu bọ, côn trùng. Chất tiết gọi feromon là chất dẫn dụ trong hoạt động sinh sản hoặc tham gia vào quá trình biến thái của ấu trùng, lột xác ở động vật lớp giáp xác,…

-                     Ở động vật bậc cao, hệ nội tiết phát triển hoàn thiện, là một hệ thống tuyến nội tiết trong cơ thể. Được cấu tạo từ các tế bào tuyến điển hình và có mạch quản phong phú cung cấp chất dinh dưỡng, nguyên liệu cho sự tổng hợp chất tiết, tiếp nhận trực tiếp chất tiết đưa đi đến các tổ chức, cơ quan trong cơ thể.

-                     Tuyến nội tiết khác hoàn toàn với tuyến ngoại tiết:

+ Tuyến ngoại tiết là những tuyến có ống dẫn, chất dịch tiết theo ống dẫn đổ vào các xoang trong cơ thể( như tuyến tiêu hóa, tuyến sinh dục,…)hoặc đổ ra ngoài da, niêm mạc( như tuyến mồ hôi, tuyến nước mắt,…)

          + Tuyến nội tiết: là tuyến không có ống đãn, chất tiết đổ thẳng vào máu gọi là kích tố nội tiết (nội tiết tố hay hoocmon). Hoocmon do các tuyến nội tiết sinh ra thường có lượng rất ít nhưng có tác dụng sinh lí rất lớn. ở một phạm vi rộng, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của nhiều cơ quan, bộ phận như: tăng giảm trao đổi chất. Ảnh hưởng nhiều đến quá trình tổng hợp và phân giải các chất dinh dưỡng. Cùng với các xung thần kinh tạo thành một cơ chế chung điều hòa các quá trình sinh học trong cơ thể gọi là cơ chế thần kinh- thể dịch.

-                     Trong cơ thể có các tuyến nội tiết: tuyến yên, tuyến giáp trạng, tuyến cận giáp trạng, tuyến thượng thận, tuyến đảo tụy, tuyến sinh dục, tuyến ức, tuyến tùng. Trong đó tuyến yên có mối liên hệ giải phẫu và chức năng mật thiết với hệ thần kinh trung ương thông qua vùng dưới đồi để chi phối hoạt động của các tuyến nội tiết và điều hòa các hoạt động bên trong cơ thể.

Câu 2: Cơ chế tác dụng của hoocmon?

Có 3 cơ chế tác động: hooccmon- màng, hoocmon- gen, hoocmon-enzyme:

1)    Hoocmon- màng:

Sau khi hấp phụ lên màng tế bào , hoocmon tác dụng theo 2 cách:

-               Làm biến đổi tính thấm của màng và xúc tác cho sự vận chuyển các chất qua màng.

-    Tác động lên trao đổi chất thông qua chất truyền tin 2 là AMP vòng. Sau khi hấp phụ lên màng tế bào , hoocmon tác động làm tế bào sinh ra AMP vòng. AMP được sinh ra sẽ tác động lên quá trình trao đổi chất của tế bào.

Cơ chế tác động của hoocmon thong qua AMP vòng cụ thể thong qua 2 quá trình trao đổi chất sau:

-         Tác động của hoocmon đến sự phân giải glycogen dự trữ ở gan thành glucozo được đưa vào máu:

Đầu tiên hoocmon (adrenalin, glucagone) được coi là chất thông tin thứ nhất hoạt hóa men adenylatecyclase trên màng tế bào. Adenylatecyclase hoạt hóa khếch đại thông tin vào bào tương và chuyển ATP thành AMP vòng. AMP vòng được coi là chất thong tin thứ 2 tác động trực tiếp lên trao đổi chất đường bằng cách hoạt hóa enzyme kinase. Enzyme này chuyển hóa men phosphoryllase B thành phosphorylase A. Phosphorylase đến lượt mình xúc tác phân giải glycogen thành G-1-P. Từ đó dưới tác dụng của enzyme G-6-P phosphatase, G-6-P được chuyển thành glucose.

-         Tác dụng của hoocmon lên trao đổi mỡ:

Một số hoocmon như: lipocaine, thyroxine liều cao có tác dụng tiêu mỡ thông qua AMP vòng.

2)    Hoocmon- gen:

Điều hòa cơ chế sinh tổng hợp protein theo con đường hoocmon-gen:

3)    Hoocmon-enzyme:

Trong nhiều trường hợp hoocmon tác dụng như một co-enzyme hoặc tăng cường hoặc kìm hãm hoạt tính của một enzyme nào đó trong phản ứng sinh hóa diễn ra trong cơ thể.

Câu 3:đặc điểm giải phẫu và chức năng sinh lí của tuyến giáp trạng?

·        Đặc điểm giải phẫu:

-         Nằm ở hai đầu trước khí quản vòng sụn 1-3 xếp thành đôi, giữa có eo nhỏ.

-                     Chia thj bào thành nhiều thủy nhỏ do vô số bào tuyến hợp thành. Mỗi một bào tuyến được xem là một đơn vị tiết.

-                     Mỗi tế bào tuyến giáp đều có sợi t.kinh lien hệ trực tiếp với hệ t.kinh trung ương. Những sợi t.kinh này bắt nguồn khác nhau, từ các nhánh t.kinh giao cảm, t.kinh dưới lưỡi, t.kinh lưỡi hầu, t.kinh mê tẩu.

·                    Chức năng sinh lí: tuyến giáp tiết ra 2 loại hoocmon là: thyroxin và thyrocaciltonine

1.     Thyroxin:

-         Tăng tạo nhiệt:

+ Dưới ảnh hưởng của thyroxin, chất glycogen dự trữ được phân giải thành glucozo trong trường hợp đường máu lạ.

+ Thyroxin kích thích hấp thu glucose từ ruột vào máu để làm tăng đường huyết.

-         Kích thích sinh trưởng, phát dục:

+ Đối với cơ thể non đang lớn thyroxin kích thích sinh trưởng phát dục của cơ thể, thúc đẩy phát triển tổ chức, biệt hóa tế bào, đẩy nhanh sự biến thái từ nòng nọc thành ếch. Xúc tiến sự phát triển của bào thai. Tuy nhiên thyroxin không làm cho cơ thể phát triển vô hạn.

-         Đối với một số nội quan:

+ Thiếu thyroxin tim đập chậm và yếu. thừa thyroxin tim đập nhanh vẫn đến loạn nhịp.

+ Bộ máy tiêu hóa cũng hoạt động tốt hơn nếu được tiêm thyroxin.

-         Đối với hệ t.kinh:

+  Hệ t.kinh được phát triển đầy đủ hay không pần lớn chịu sự chi phối của tuyến giáp. Động vật bị cắt bỏ tuyến giáp hoạt động của lớp vỏ đại não  giảm sút, phản xạ kém. Ví dụ: Chó  bị cắt bỏ tuyến giáp không thành lập được phản xạ có điều kiện.

2.     Calcitonin:

-                     Calcitonin có tác dụng trong hạ canxi huyết. Cơ chế của nó là tăng sự lắng đọng canxi từ máu vào xương, cũng có tác giả cho rằng nó làm tăng đào thải canxi theo nước tiểu.

Câu 4: đặc điểm giải phẫu và chức năng sinh lí của tuyến thượng thận?

·        Đặc điểm giải phẫu:

-                     Gồm 2 tuyến nằm ở đầu trước 2 quả thận. Tuyến chia làm 2 miền: miền tủy và  miền vỏ. mỗi miền tiết ra các loại hoocmon khác nhau.

-                     Miền vỏ chia làm 3 lớp, từ trong ra gồm: lớp cầu, dậu, lưới và mỗi lớp tiết ra các loại hoocmon khác nhau.

·        Chức năng sinh lí:

a.        Chức năng miền tủy: tiết ra  loại hoocmon là: adrenalin và noradrenalin.

-         Đối với hệ tuần hoàn:

+ Adrenalin làm tim đạp nhanh, mạnh, tăng dẫn truyền hưng phấn cho tim, noradrenalin ảnh hưởng đến tim không rõ.

+ Đối với mạch máu và huyết áp: noradrenalin có tác dụng mạnh hơn nhiều so với adrenalin. Cả 2 đều gây co mạch, adrenalin chỉ gây co mạch máu da, còn noradrenalin gây co mạch toàn thân làm cho áp suất tâm thu và áp suất tâm trương dều tăng, sức cản ngoại vi cũng tăng, huyết áp tăng mạnh.

+ adrenalin làm tăng lưu lượng máu tuần hoàn, tăng áp suất tâm thu nhưng không làm ảnh hưởng đến áp suất tâm trương.

-         Đối với cơ trơn nội tạng: cả 2 đầu có tác dụng như sau nhưng noradrenalin thì yếu hơn:

+       Làm dãn cơ trơn dạ dày, túi mật, ruột. khí quản nhánh, bóng đái.

+       Làm co hoặc giãn cơ trơn tử cung, có tác dụng khác nhau ở những loài động vật khác nhau và trạng thái sinh lí.

+       Làm co cơ phản xạ đồng tử mắt gây giãn đồng tử, làm co cơ dựng lông.

+       Adrenalin làm co cơ trơn lá lách, gây co nhỏ lá lách

+       Tăng bài tiết mồ hôi.

-         Đối với trao đổi đường:

+                   Cả 2 đều làm tăng đường huyết, nhưng tác dụng của adrenalin mạnh gấp 20 lần noradrenalin. Chúng kích thích phân giải glycogen dự trữ trong gan thành glucose, làm tăng đường huyết.

+                   Ở cơ chúng xúc tác phân giải glycogen thành acid lactic, làm tăng nồng độ acid lactic huyết.

-         Đối với máu: Adrenalin làm giảm bạch cầu ái toan.

-         Đối với hệ t.kinh TW: Adrenalin làm tăng hưg phấn của hệ T.K TW.

b.     Chức năng vỏ tủy:

-                     Hoocmon thuộc lớp cầu: gồm 2 loại hoocmon là aldosterone và desoxy- corticosteronr(DOC).

+       Tham gia điều hòa trao đổi muối, nước bằng cách xúc tác cho quá trình tái hấp thụ chủ động ở ống thận nhỏ và tăng cường bài tiết K.

+       Xúc tiến sự hấp thu natri ở dạ dày và ruột.

-                     Hoocmon thuộc lớp dậu: có 3 hoocmon quan trọng là: cortical, corticosterone, cortisone.

+                   Tác dụng lên trao đổi đường: thúc đẩy sự tạo hợp glucose và glycogen làm tăng đường huyết qua đó làm tăng hấp thu glucose qua thành ruột và giảm sử dụng glucose ở gan và cơ.

+                   Tác dụng lên trao đổi protein: glucocorticoid thúc đẩy phân giải protein để lấy nguyên liệu tạo hợp glycogen và glucose. Tuy nhiên nếu dùng liều lượng thấp thì glucocorticoid xúc tác cho sợ tổng hợp protein.

+       Tác dụng lên trao đổi lipid:

+       Tác dụng đối với thận:

+       Tác dụng chống đỡ các yếu tố stress

+       Tác dụng chống viêm và dị ứng:

-                     Hoocmon thuộc lớp lưới: làm tăng cường đồng hóa protein bằng cách tăng tích lũy nitơ. Tăng hấp thu P, K,Na và Cl lại trong cơ thể.

Câu 5: đặc điểm giải phẫu và chức năng sinh lí của tuyến cận giáp trạng?

·        Đặc điểm giải phẫu:

-         Có 4 tuyến hình quả xoan hay hình tròn

-                     Ở người dài khoảng 6-7mm, rộng 4-5mm, dày 1,5-2mm nằm lẫn sâu trong tuyến giáp

-                     Trừ cá xương, đa số ĐV đều có tuyến cận giáp gồm 4 tuyến độc lập đeo dính vào tuyến giáp và có 2 mặt ngoài và 2 mặt trong.

-                     Ở ngựa và loài nhai lại 2 tuyến ngoài lien hợp với tuyến ức, 2 tuyến trong dựa dính vào tuyến giáp.

-         Ở lợn, không tìm thấy tuyến cận giáp.

·        Chức năng sinh lí: tiết ra hoocmon có tên là parathyroxin hay parahoocmon. Làm tăng canxi huyết và giảm phosphor huyết. Cơ chế tác động vừa tác động lên xương vừa tác dụng lên thận:

-         Tác dụng lên xương: parathyroxin kích thích sự đào thải canxi từ xương đưa vào máu.

-         Tác dụng lên thận: xúc tiến việc tái hấp thu canxi ở ống thận nhỏ và tăng đào thải phosphate.

-         Ngoài ra, parathyroxin có tác dụng làm tăng hấp thu canxi ở ruột.

Câu 6: đặc điểm giải phẫu và chức năng sinh lí của tuyến đảo tụy?

·        Đặc điểm giải phẫu:

-                     Trong tuyến tụy có một số tế bào hợp thành đám sang nổi không rõ, k có ống tiết. những đám tế bào ấy hợp thành đảo langerhan gọi là tuyến đảo tụy.

-         Đảo tụy có kích thước 20-30µ, chiếm 1-3% tổng khối lượng tuyến tụy.

-                     Tuyến đảo tụy bao gồm nhiều loại t.bào. trong đó có 2 loại tế bào α và β tiết hoocmon.

·        Chức năng sinh lí: tiết ra 3 loại hoocmon: insualin, glucagon, lipocain

-         Insualin: gây hạ đường huyết.

+       Thúc đẩy sự tổng hợp glucose thành glycogen ở gan.

+       ở gan và cơ, xúc tiến sự tiêu thu glucose và đưa nhanh glucose vào chu trình Krebs hoặc chuyển thành axit béo để tăng tổng hợp lipit.

+                   Ngăn trở sự phân giải trở lại glycogen thành glucose ở gan và ngăn trở sự huy động  và chuyển hóa protein thành glucose.

-                     Glucagon: có tắc dụng làm tăng đường huyết thông qua việc xúc tác glycogen thành glucose , nhưng chỉ hoạt hóa enzyme phosphorylase ở gan mà k hoạt hóa phosphorylase ở cơ nên chỉ làm tăng đường huyết mà k tăng axit lactic huyết.

+                   Glucagontác dụng lên trao đổi huyết làm hạ mỡ huyết và ức chế gan trong sự tổng hợp axit béo và cholesterol.

-                     Lypocain: một mặt làm giảm đường huyết, mặt khác nó kích thích oxy hóa axit béo ở gan và thúc đẩy sự trao đổi phosphor- lipit.

-                     Ngoài 3 hoocmon trên, ngày nay người ta còn tìm thấy đảo tụy còn tiết ra các hoocmon calicrein làm giãn mạch, vagotonin làm giảm đường huyết nhưng k hoàn toàn giống insualin.

Câu 7: đặc điểm giải phẫu và chức năng sinh lí của tuyến yên?

·        Đặc điểm giải phẫu: là một tuyến nhỏ nằm ở mặt dưới đại não trên xương yên.

-         Tuyến yên có 3 thùy: thùy trước, thùy giữa và thùy sau.

+                   Thùy trước là thùy tuyến, gồm 3 loại tế bào tuyến: t.bào ái toan(40%), tb ái kiềm(10%), tb k bắt màu(50%).

+       Thùy sau là thùy t.kinh.

·                    Chức năng sinh lí: mỗi thùy tiết ra loại hoocmon khác nhau, có chức năng sinh lí khác nhau.

1.                 Thùy trước: tiết ra các hoocmon sau: STH, TSH, ACTH, GH( FSH, LH, LTH).

-         Somatotropin hoocmon(STH):

+       Kích thích sự phát triển của cơ thể non đang lớn:

+       Thúc đẩy sự phân giair mỡ.

+       Điều hòa trao đổi Canxi, phospho: có tác dụng xúc tiến tạo xương.

-         TSH: còn gọi là kích giáp trạng tố, kích thích sự phát dục của tuyến giáp trạng và kích thích tuyến giáp tiết thyroxin.

-         ACTH: còn gọi là kích thượng thận bì tố.Kích thích sự phát dục của miền vỏ tuyến thượng thận.

-         GH: la kích tố hướng sinh dục gồm: FSH,LH,LTH.

+                   FSH: còn gọi là kích noãn bào tố. Ở con cái kích thích sự phát triển của noãn bào đến dạng chín gọi là nang. Ở con đực kích thích sự phát dục của ống sinh tinh và các tế bào sertoli ở ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.

+                   LH: còn gọi là kích sinh hoàng thể tố. Ở con cái LH cùng FSH thúc đẩy noãn bào chin và tiết nhiều kích tố sinh dục cái estrogen, LH còn có tác dụng làm mọng chín màng noãn bào. Ở con đực, tương đương với LH của con cái có ICSH còn gọi là kích tố tế bào kẽ. ICSH kích thích sự phát triển của tb kẽ leydig, ở giữa ống sinh tinh và kích thích tb này tiết ra hoocmon sinh dục đực androgen.

+                   LTH: còn gọi là kích tố dưỡng thể vàng.

(1) Trứng rụng được thụ tinh, LTH duy trì thể vàng và tiếp tục kích thích thể vàng tiết progesterone.

(2) Ngay sau đẻ, LTH mang tên prolactic, kích thích sự tiết sữa vào xoang sữa để cùng oxytocin gây thải sữa ra ngoài.

2.              Thùy giữa:

 a.     Tiêu hóa cơ học

Tiêu hoá cơ học chủ yếu do răng đảm nhiệm. Răng cửa cắt thức ăn, răng nanh xé thức ăn, răng hàm nghiền thức ăn. Các chức năng này được thực hiện bằng sự nâng lên hạ xuống của hàm dưới, làm cho 2 hàm răng ép sát vào nhau. Thức ăn được trộn đều với nước bọt rồi tạo thành các viên nhỏ, trơn rơi xuống hầu để t.hiện p/xạ nuốt.

- phản xạ nhai: xuất hiện khi t/ă vào miệng. khi đó các thụ quan ở niêm mạc miệng và lưỡi sẽ gửi xung t.kinh hướng tâm về TW t.kinh.

- phản xạ nuốt: thức ăn sau khi được nhai kĩ và trộn đều với nước bọt và tạo viên trên mặt lưỡi, lưỡi sẽ thụt lại đẩy viên thức ăn về phía sau xuống hầu. Đây là giai đoạn tuỳ ý.

b. tiêu hóa hóa học

Là sự tiêu hóa diễn ra dưới tác động của ezim amilaza có trong nước bọt nhằm chuyển hóa gluxit thành đg mantozo, còn pro và lipit chi đc tiêu hóa cơ học.

-      Nước bọt do các tuyến nhỏ nằm trong niêm mạc miệng và 3 đôi tuyến nước bọt tiết ra, đổ vào khoang miệng. các tuyến nhỏ chủ yếu tiết chất nhày muxin để b.vệ niêm mạc miệng và bôi trơn t.ă cho dễ nuốt.

-      Nước bọt là 1 dịch thể trắng đục và nhày. ở người, nc bọt có độ pH trug bình là 7. Trong nước bọt có 98%nước, còn lại là các chất vô cơ và hữu cơ. Chất hữu cơ gồm ezym và chất nhày, chất vô cơ gồm các muối Na, K, P, Ca…khi độ pH tăng lên các muối kết tủa tạo thành cao răng. Ngoài ra trong nc bọt còn có chứa 1 lượng Lyzozim giúp cho khoang miệng luôn sạch và tránh nguy cơ nhiễm trùng.

-      Nước bọt là chất hòa tan tự nhiên trong miệng, làm hưng phấn nhận cảm của vị giác, là chất pha loãng, tẩy rửa các chất lạ khi vào trong miệng, điều hòa nhiệt độ cơ thể khi bốc hơi, sát trùng nhẹ, tiêu dieetjj 1 số vk ở miệng, vệ sinh khoang miệng. đồng thời giúp cho môi, lưỡi cử động dễ dàng hơn, giúp cho việc nói.

* Điều tiết sự bài tiết nước bọt: Lượng nước bọt tiết ra phụ thuộc vào:

+ Độ khô: thức ăn càng khô, nước bọt tiết ra càng nhiều
    + pH của thức ăn: thức ăn càng chua, pH càng thấp, nước bọt càng tiết nhiều

-     Phản xạ tiết nước bọt không điều kiện xuất hiện khi t/ă vào miệng kích thích thụ thể vị giác. Từ đó xung thần kinh hướng tâm truyền về trung khu tiết nước bọt, sau đó trả lời bằng các xung ly tâm theo dây thần kinh VII và IX đến 3 đôi tuyến nước bọt, kích thích tiết nước bọt.

-                Phản xạ tiết nước bọt có đìêu kiện: nghe tên thức ăn; khi nhìn thấy hình dáng, máu sắc, quang cảnh bữa ăn hay ngửi thấy mùi vị … cũng gây phản xạ tiết nước bọt.

ð Ở khoang miệng chủ yếu xảy ra tiêu hoá cơ học. Sự tiêu hoá hoá học diễn ra chỉ gồm quá trình thuỷ phân tinh bột thành mantozơ.

4. cấu tạo và sự tiêu hóa cơ học ở dạ dày đơn

a. cấu tạo

Dạ dày đơn là phần phình to nhất của ống tiêu hóa, thông với thực quản ở phía trên, với tá tràng ở phía dưới nằm trong khoang miệng có thể tích 1,5-3l.

Dạ dày có 2 bờ cong lớn và nhỏ. Thành dạ dày gồm các lớp: tương mạc, cơ trơn, dưới niêm mạc và niêm mạc.

+                         Lớp cơ trơn gồm cơ dọc ở ngoài, cơ vòng ở giữa và cơ xiên ở trong.

+                        Lớp niêm mạc gồm 3 loại tb: tb chủ tiết enzyme, tb vách tiết HCl, tb phụ tiết chất nhày

Dạ dày đơn đc chia thành 3 vùng là vùng thượng vị, vùng thân vị và vùng hạ vị.

b.tiêu hóa cơ học ở dạ dày đơn

* sự tiết dịch vị ở các tuyến vị có các túi chứa dịch vị làm hòa loãng thức ăn có trong dạ dày.

-         Mỗi tuyến vị gồm 4 loại tb:

+      Tb chính tiết pepsinogen

+      Tb viền tiết HCl

+      Tb cổ tuyến tiết chất nhày muxin

+      Tb nội tiết tiết hoocmon gastrin

* sự co bóp của dạ dày

-         Thành phần tham gia: lớp cơ của dạ dày, mục đích là đảo trộn làm cho t/ă thấm đều dịch vị.

-         Do không có cơ vòng mà chỉ có cơ hoành bao quanh nên tâm vị đóng không chặt. khi t/ă xuống đến cuối thực quản, tâm vị mở, t/ă đc dồn xuống dưới dạ dày làm trung hòa bớt độ axit của dạ dày. pH tăng, tâm vị đóng lại để t/ă k trào ngược lại thực quản.

-         Độ axit của dịch vị càng cao, co bóp xảy ra càng mạnh. ở phần thân dưới của dạ dày (thân và hạ vị) khi k có t/ă co bóp diễn ra thưa và yếu, khi t/ă đã ngấm dịch vị đc chuyển xuống hạ vị co bóp diễn ra mạnh, t/ă đc nghiền nát , nhào trộn với dịch vị thành 1 dịch lỏng gọi là vị trấp, qua môn vị chuyển xuống tá tràng.

-         Cử động nhu động theo chiều từ trên xuống dưới giúp t/ă đc chuyển động từ trên xuống dưới, sát thành dạ dày để dẽ thấm dịch vị.

*sự đóng mở của môn vị:

-         Bình thường môn vị vẫn hơi hé mở, sau khi có t/ă dịch vị tâm lí đc tiết ra, 1 vài giọt HCl bài tiết sẽ rơi xuống tá tràng rồi kích thích ngược lại làm môn vị đóng chặt lại.

-         Mỗi nhịp co của dạ dày sẽ gây ra 1 áp lực nhất định làm mở môn vị và 1 lượng vị trấp đc đẩy xuống tá tràng. Vị trấp có độ axit cao sẽ trung hòa bớt độ pH kiềm của dịch tụy ở đây, làm môn vị đóng lại cho tới khi môi trường kiềm ở tá tràng trở lại bình thường.

=>như vậy nguyên nhân làm mở môn vị chính là sự nhu động của dạ dày, môi trường axit của vị trấp và môi trường kiềm của tá tràng.



Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: