SKLT hoc sinh1
bÀI 4: ĐẠI CƯƠNG VỀ SỨC KHỎE TRƯỜNG HỌC
MỤC TIÊu
1. Nêu được khái niệm và tầm quan trọng của sức khoẻ trường học
2. Nêu được đặc điểm tâm sinh lý theo lứa tuổi học sinh
3. Xác định được các vấn đề sức khoẻ trường học phổ biến ahhj hiện nay
NỘI DuNG
1. LịCH Sử VỀ SỨC KHOẻ TRƯỜNG HỌC
1.1. Trên thế giới
Trường học từ lâu đã được coi là một môi trường quan trọng để nâng cao sức khỏe và phát triển xã hội cho học sinh. Tại nhiều quốc gia, các trường học công đầu tiên thường do các nhà thờ, các tổ chức từ thiện sáng lập nhằm xã hội hóa công tác chăm sóc trẻ em (khi bố mẹ các em phải đi làm việc ở các thành phố lớn). Về sau, giáo dục sức khỏe được giới thiệu trong các trường học, lúc đầu do các cán bộ y tế nhằm phòng ngừa bệnh tật. Khi đó, trường học được coi là nơi để chuyển tải các thông điệp về sức khỏe và thực hiện các chương trình y tế dự phòng cho học sinh [45]. Sau đó, cách tiếp cận nâng cao sức khỏe trường học thay đổi theo các bối cảnh giáo dục. Trường học tích cực (Active schools), trường học không có thuốc (drug- free schools) và trường học an toàn (safe schools) là ba ví dụ về các cách tiếp cận thay đổi để giải quyết các vấn đề về sức khỏe và xã hội.
Một cách tiếp cận khác, kết hợp giữa dạy và học với cung cấp các dịch vụ y tế dự phòng nhằm duy trì môi trường xã hội và thể chất lành mạnh trong trường học được phát triển tại châu Âu và Bắc Mỹ từ thế kỷ 80 và 90 (Allensworth & Kolbe, 1987; Young & Williams, 1989). Cách tiếp cận đa dạng này (multi-faceted approach) dẫn tới các khái niệm và nguyên lý về nâng cao sức khỏe trong tuyên ngôn Ottawa (Tổ chức Y tế Thế giới năm 1984 và 1986).
Khái niệm về nâng cao sức khỏe dựa vào trường học được phát triển khác nhau tại các châu lục trên thế giới. Tại Châu Âu, y tế trường học được gọi là trường học nâng cao sức khỏe (Young & Williams, 1989). Với sự hỗ trợ của Ủy ban và Hội đồng Châu Âu, Mạng lưới châu Âu về trường học nâng cao sức khỏe (viết tắt là ENHPS) được thành lập và hiện nay thực hiện ở trên 43 quốc gia tại châu lục này. Tại Bắc Mỹ, khái niệm Giáo dục Sức khỏe trường học toàn diện (Comprehensive School Health Education) được sử dụng rộng rãi từ những năm 1980 khi áp dụng cách tiếp cận dựa vào khung chương trình (curriculum- focused approach). Sau đó, khái niệm này được mở rộng vào những năm 1990 với cách tiếp cận toàn diện hơn (giải quyết nhiều vấn đề sức khỏe bởi nhiều tổ chức, đơn vị ở nhiều cấp độ khác nhau) qua thực hiện chương trình Y tế trường học phối hợp (coordinated school health programs) [Kolbe 1993, TCYTTG 1991]. Khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế Thế giới phát triển "Hướng dẫn trường học nâng cao sức khỏe" cho 32 đơn vị thành viên từ năm 1995 [TCYTTG 1996]. Các mô hình tương tự cũng được phát triển như trường học nâng cao sức khỏe (Health Promoting Schools HPS), Sức khỏe trường học phối hợp (Coordinated School Health CSH) tại châu Mỹ Latin, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Trung Đông, Châu Á và Châu Phi.
Tuy nhiên, cho tới nay, y tế trường học hay nâng cao sức khỏe trường học là gì vẫn chưa được hiểu rõ ràng và điều này có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả và tính bền vững của các mô hình y tế trường học. Năm 1997, nhóm chuyên gia TCYTTG đã tổng kết một số điều hiểu chưa rõ về khái niệm này. Đó là: YTTH là một kết quả (một trường học khỏe mạnh), một cách tiếp cận toàn diện (nhấn mạnh vào sự tham gia của các đơn vị khác nhau nhằm giải quyết các vấn đề sức khỏe khác nhau ở các cấp độ), mang lại nhiều giá trị (dựa trên cách nhìn nhận toàn diện về sức khỏe), một chương trình dự phòng các vấn đề cụ thể (các can thiệp phối hợp nhằm phòng ngừa một vấn đề cụ thể) hoặc sự phối hợp các chương trình và dịch vụ (nhằm giải quyết các vấn đề sức khỏe hay nâng cao sức khỏe nói chung). rõ ràng, các hiểu biết về các lĩnh vực này đã dẫn đến việc đo lường sự thành công và chiến lược về YTTH khác nhau.
Gần đây, có nhiều bằng chứng về tính hiệu quả và bền vững của các chính sách và chương trình về nâng cao sức khỏe và giáo dục, và các hiểu biết về trường học cũng được chú ý hơn. Các hiểu biết này đặt ra các nhu cầu xây dựng năng lực hệ thống, các tổ chức, các nhà chuyên môn để thực hiện các chương trình y tế trường học. Hơn nữa, hoạt động chính của trường học là dạy học, chứ không phải là y tế, vì vậy chúng ta không thể coi trường học đơn thuần là nơi tiếp nhận các thông điệp và tài liệu về sức khỏe.
Các nghiên cứu và chính sách về YTTH hiện nay tập trung nhiều vào mô hình cải tiến, thay đổi hệ thống và các yếu tố thực tiễn như các đặc trưng cá nhân, gia đình và xã hội có ảnh hưởng tới môi trường trường học (hoặc nâng cao hoặc ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe). Chính vì vậy, các chương trình và chính sách hiện nay thường lặp đi lặp lại (iterative) hơn là theo chỉ thị, hướng dẫn (directive) và nghiên cứu hay đánh giá mô hình YTTH hiện nay thường bao gồm nhiều mặt (multi-layered) hơn là chỉ tập trung vào những can thiệp đang kiểm soát
1.2. Tại Việt Nam
Cùng với sự phát triển ở trên thế giới, sức khỏe trường học ở Việt Nam cũng đã được quan tâm nhưng phát triển chậm hơn. Tuy không có thống kê và số liệu đầy đủ về sự phát triển của sức khỏe trường học ở Việt Nam, nhưng có thể thấy sức khỏe trường học ở Việt Nam lúc đầu chủ yếu tập trung vào giáo dục thể chất và giáo dục sức khỏe theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, tuy nhiên, các nội dung giáo dục còn hạn chế. Sau này, hoạt động chăm sóc y tế như khám bệnh định kỳ hàng năm, tiêm chủng mở rộng cũng bắt đầu được triển khai thực hiện trong trường học. Cho đến những năm gần đây, được sự quan tâm, nhận thức đầy đủ của các ban ngành đoàn thể và xã hội cũng như do sự thay đổi về các mô hình bệnh tật, tử vong ở học sinh, sức khỏe trường học được phát triển hơn về các nội dung và hình thức. Cụ thể là ngoài các nội dung hoạt động truyền thống như giáo dục sức khỏe, giáo dục thể chất, khám sức khỏe,.. các hoạt động phòng chống các vấn đề sức khỏe phổ biến trong trường học cũng đã được triển khai: chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, chăm sóc sức khỏe ban đầu, chương trình nha học đường, phòng chống bệnh cận thị, vẹo cột sống, tuyên truyền phòng chống hút thuốc lá và ma túy; phòng chống thiếu máu, phòng chống bệnh suy dinh dưỡng và phòng chống tai nạn thương tích được triển khai ở trường học với nhiều nội dung, hình thức phong phú bổ ích. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực và kinh phí, nhiều hoạt động cũng chưa triển khai được sâu rộng, lâu dài. Hơn nữa, các chương trình y tế trường học được triển khai chủ yếu trên cơ sở sự tài trợ các công ty, tổ chức vì vậy không thể triển khai diện rộng và bền vững; tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh có dự án. Từ năm 2005 trở lại đây, sức khỏe trường học ở Việt Nam chưa được quan tâm nhiều, vì vậy, không có nhiều hoạt động, nội dung sức khỏe trường học được triển khai trong giai đoạn này.
2. KHÁI NIỆM VỀ SỨC KHOẻ TRƯỜNG HỌC
2.1. Khái niệm sức khỏe Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Sức khỏe là tình trạng thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không phải là tình trạng không có bệnh hay thương tật.
2.2. Khái niệm nâng cao sức khỏe
Tại cuộc họp ở Canada năm 1986, Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra tuyên ngôn Ottawa về nâng cao sức khỏe. Tuyên ngôn nhấn mạnh đến nâng cao sức khỏe cần phải làm nhiều hơn chứ không chỉ là cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Đảm bảo hòa bình, nhà ở, giáo dục, cung cấp thực phẩm, tăng thu nhập, bảo vệ môi trường bền vững, công bằng xã hội, bình đẳng là tất cả các yếu tố cần thiết để đạt được sức khỏe. Qua đó cho thấy nâng cao sức khỏe trường học cũng góp một phần rất lớn trong việc nâng cao sức khỏe của từng cá nhân nói riêng và trong công cuộc nâng cao sức khỏe cộng đồng nói chung.
Theo Tuyên ngôn Ottawa, Nâng cao sức khỏe là quá trình giúp mọi người có đủ khả năng kiểm soát toàn bộ sức khỏe và tăng cường sức khỏe của họ. Để đạt được tình trạng hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội, các cá nhân hay nhóm phải có khả năng hiểu biết và xác định các vấn đề sức khỏe của mình và biến những hiểu biết thành hành động để đối phó được với những thay đổi của môi trường tác động đến sức khỏe.
2.3. Khái niệm sức khỏe trường học
Theo Hiệp hội Sức khỏe trường học Hoa Kỳ, sức khỏe trường học là một khái niệm về một môi trường lành mạnh với các dịch vụ y tế cần thiết cho học sinh trong trường học như đảm bảo dinh dưỡng qua cung cấp bữa ăn hấp dẫn và bổ dưỡng, đảm bảo các điều kiện cho hoạt động thể chất bao gồm cả giáo dục thể chất; giáo dục sức khỏe theo các chủ đề, nội dung được các giáo viên giàu kinh nghiệm thực hiện theo cách thích hợp; các chương trình thúc đẩy, khuyến khích nâng cao sức khỏe của cán bộ nhân viên trong trường và các dịch vụ xã hội, tâm lý, tư vấn hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển về mặt xã hội và tình cảm một cách lành mạnh cũng như loại bỏ các rào cản tới việc học tập của học sinh.
Như đề cập ở trên, hiện tại thuật ngữ Sức khỏe trường học chưa được thống nhất tại các quốc gia (sức khỏe trường học, trường học nâng cao sức khỏe¼). Năm 1995, Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra sáng kiến Sức khoẻ trường học toàn cầu nhằm tìm cách huy động và tăng cường sức khỏe và giáo dục hoạt động ở mọi cấp từ cấp địa phương, quốc gia, khu vực đến toàn cầu. Sáng kiến được thiết kế để cải thiện sức khỏe của học sinh, nhân viên nhà trường, gia đình và các thành viên khác của cộng đồng thông qua các trường học.
Mục tiêu toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới về Sáng kiến Sức khoẻ trường học toàn cầu là tăng số lượng các trường học thực sự có thể được gọi là "Trường học nâng cao sức khỏe". Mặc dù có sự khác biệt về định nghĩa, do tùy thuộc vào nhu cầu và hoàn cảnh thực tế nhưng trường học nâng cao sức khỏe được mô tả là một môi trường không ngừng tăng cường năng lực để trở thành một không gian lành mạnh cho sinh hoạt, học tập và làm việc.
Phương hướng chung của Sáng kiến Sức khoẻ trường học toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới được hình thành trên cơ sở các hướng dẫn từ các điều lệ Ottawa cho Nâng cao sức khỏe (1986); Tuyên bố lần thứ tư của Hội nghị quốc tế về Nâng cao sức khỏe ở Jakarta (1997) và từ các đề xuất của Ủy ban chuyên gia của WHO về giáo dục và nâng cao sức khỏe trường học toàn diện (1995).
Thuật ngữ trường học nâng cao sức khỏe (được sử dụng ở Châu Âu, Châu Á - Thái Bình Dương, Châu Mỹ Latinh), đã trở nên đồng nghĩa với các thuật ngữ tương tự như chương trình sức khỏe trường học phối hợp, trường học lành mạnh, thúc đẩy sức khỏe trường học, và sức khỏe trường học toàn diện- những thuật ngữ được dùng ở Bắc Mỹ. Theo một số nhà giáo dục học và cơ quan, tổ chức, tất cả những thuật ngữ này đều thể hiện cách tiếp cận toàn diện để tăng cường thành tích học tập, sự phát triển xã hội và sức khỏe của học sinh thông qua trường học như là 1 môi trường then chốt trong cộng đồng. Cách tiếp cận toàn diện này lồng ghép các đáp ứng với những yếu tố và hành có liên quan đến xã hội/ sức khỏe. Điều này giúp các chương trình sức khỏe trường học phối hợp được giới thiệu đến thông qua các chính sách trường học khỏe mạnh và trường học - cơ quan - cộng đồng. Kết quả là trường học tăng cường sức khỏe thúc đẩy sự phát triển xã hội, sức khỏe và quá trình học tập hiệu quả hơn.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới "Trường học nâng cao sức khỏe là trường học trong đó cả lời nói và việc làm đều có những hoạt động hỗ trợ và cam kết thúc đẩy sức khoẻ toàn diện cho tất cả mọi thành viên trong cộng đồng nhà trường từ tình cảm, xã hội, thể chất đến các vấn đề đạo đức" [12], [19], [27], [53].
Cũng theo định nghĩa này, Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra bốn nội dung hoạt động cơ bản của mô hình trường học NCSK. Các nội dung này liên quan và hỗ trợ lẫn nhau, đó là nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe trong trường học, tổ chức các dịch vụ sức khỏe trong trường học, xây dựng cơ sở vật chất và môi trường học đường và thực hiện các chính sách nâng cao sức khỏe học đường. Cụ thể các nội dung này như sau:
œ Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khoẻ trong trường học Lồng ghép giáo dục sức khoẻ vào trong các môn học chính khoá của bậc học, cấp học, ngành học.
Triển khai hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ qua các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt tập thể, pano, áp phích, khẩu hiệu, tranh, ảnh,¼ Biểu dương khen thưởng kịp thời người tốt, việc tốt.
Tổ chức các hoạt động lồng ghép truyền thông giáo dục sức khoẻ giữa nhà trường - gia đình và cộng đồng.
œ Tổ chức các dịch vụ sức khoẻ trường học
Khám và sơ cứu những trường hợp ốm đau hoặc tai nạn.
Khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm các trường hợp bị bệnh, lập hồ sơ theo dõi sức khoẻ học sinh. Đặc biệt cần quan tâm đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (trẻ bị bỏ rơi, cô đơn, có vấn đề về tâm lý, hay bị đánh đập¼) để có biện pháp chăm sóc giúp đỡ.
Triển khai các chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu (như chương trình tiêm chủng mở rộng, phòng chống giun sán, phòng chống suy dinh dưỡng)
Thực hiện chương trình nha học đường và giáo dục nha khoa, mắt học
đường và giáo dục phòng chống tật cận thị.
Có tủ thuốc, có thầy thuốc phục vụ thường xuyên tại phòng sức khoẻ trường học (còn gọi là phòng y tế nhà trường). Tham gia bảo hiểm sức khoẻ học sinh.
œ Xây dựng cơ sở vật chất và môi trường học đường Lớp học có trang thiết bị đúng quy cách.
Có sân chơi, bãi tập, dụng cụ phương tiện luyện tập thể dục thể thao đảm bảo an toàn. Có công trình vệ sinh, nước sạch đảm bảo hợp vệ sinh.
Đảm bảo có đủ nước uống sạch.
Thu gom, xử lý rác và nước thải hàng ngày. Trồng cây ở sân, vườn trường.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là các trường học nội trú, bán trú.
œ Thực hiện các chính sách nâng cao sức khoẻ học đường
Không hút thuốc lá, uống rượu bia, lạm dụng ma tuý và chất kích thích.
Không quan hệ tình dục sớm, lạm dụng tình dục.
Không có hành vi bạo lực: đe doạ, đánh đập, ức hiếp học sinh. Không để xẩy ra các tai nạn thương tích đáng tiếc. Tiến hành xã hội hoá các hoạt động nâng cao sức khỏe trường học.
2.4. Các cơ sở xây dựng trường học nâng cao sức khỏe ở Việt Nam Tại Việt Nam có rất nhiều lý do để trường học cần phấn đấu trở thành
trường học nâng cao sức khỏe, đó là:
Sức khoẻ của thế hệ trẻ là một nhân tố quyết định hết sức quan trọng có ảnh hưởng đến khả năng học tập, sáng tạo và phát triển năng khiếu của các em khi đang học ở trường cũng như tương lai sau này.
Học sinh là cầu nối hữu hiệu nhất giữa gia đình - nhà trường và cộng đồng, nên nếu các em được chăm sóc, giáo dục sức khoẻ tốt sẽ ảnh hưởng tích cực tới mọi người trong toàn xã hội.
Việt Nam có số lượng học sinh đến trường cao. Trường học là nơi hầu hết học sinh có thể tiếp cận với công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ.
Các điều kiện vệ sinh của phương tiện học tập, môi trường học đường có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sức khoẻ của học sinh.
Đầu tư cho nâng cao sức khỏe trường học sẽ là đầu tư có hiệu quả nhất để nâng cao sức khoẻ học sinh và giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng.
3. TẦM quAN TRỌNG CỦA SỨC KHOẻ TRƯỜNG HỌC
Tổ chức Y tế Thế giới đã có câu khẩu hiệu mà bất cứ quốc gia nào, đất nước nào cũng biết đến là "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai". Vì vậy, công tác chăm sóc sức khỏe cho đối tượng học sinh lúc nào cũng có nhiều ý nghĩa thiết thực và giữ một vai trò, vị trí quan trọng của mỗi quốc gia.
Học sinh là đối tượng đang ở trong giai đoạn phát triển và lớn nhanh về mọi mặt. Do đó muốn có một thế hệ tương lai vừa khỏe mạnh, vừa thông minh thì toàn xã hội cần phải chú ý đến công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho các em ngay từ tuổi đến trường.
Vị trí, vai trò của nhà trường là nơi giáo dục toàn diện cho cả một thế hệ trẻ và liên tục từ hết thế hệ này kế tiếp đến các thế hệ khác. Vì vậy, việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho các em học sinh là một công tác cần được quan tâm triển khai hoạt động một cách liên tục.
3.1. Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ trường học
Tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009 dân số Việt Nam là 85.789.573 người. Với tỷ lệ 1/3 dân số là học sinh thì hiện nước ta có khoảng trên 28 triệu em học sinh. Đây là một nguồn nhân lực dồi dào và quan trọng cho sự phát triển và tương lai của đất nước. Ngoài trách nhiệm của từng gia đình thì cần có sự quan tâm chăm sóc của Nhà nước về mặt chính sách cho đào tạo, phát triển nghề nghiệp, tài năng, trong đó có cả chính sách nhằm đảm bảo cho các em có một môi trường học tập an toàn về sức khỏe nhằm phát triển tốt về thể lực, tinh thần.
Trong thời đại đổi mới công nghệ, tiếp cận nhanh chóng và ngày càng tăng, tiềm năng của lứa tuổi này là vô tận. Lứa tuổi học sinh là khoảng thời gian quan trọng trong đời người, không gian trường học cung cấp chiến lược nhằm cải thiện sức khỏe, lòng tự trọng, kỹ năng sống và hành vi của học sinh. Ngoài việc triển khai các can thiệp nhằm phòng nhiều bệnh và nâng cao sức khỏe một cách hiệu quả và kinh tế, trường
học còn mang đến một không gian để giới thiệu các thông tin và công nghệ về sức khỏe đến cộng đồng và có thể lôi cuốn cộng đồng ủng hộ các chính sách và dịch vụ tăng cường sức khỏe.
Các chương trình sức khỏe trường học phối hợp cung cấp các dịch vụ y tế và giáo dục sức khỏe, cung cấp một môi trường lành mạnh để giúp trường học trở thành một trong những phương tiện hiệu quả nhất sẵn có cho hầu hết các quốc gia trên thế giới để cải thiện đáng kể sức khỏe của con người. Do vậy, các chương trình này là một phương tiện có ý nghĩa quan trọng nhằm cải thiện điều kiện của loài người trên toàn cầu. Tuy nhiên, trong thực tế, ở hầu hết các quốc gia, các chương trình sức khỏe trường học chưa được phát triển do nguồn tài nguyên, thời gian, nguồn lực, cộng đồng và thể chế chính trị hạn chế.
Trong nhiều năm qua, công tác Sức khỏe trường học về mặt Nhà nước đã được thể hiện ở nhiều lĩnh vực như ban hành chính sách, chỉ thị của Thủ Tướng Chính phủ cho các cấp, các ngành có liên quan để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh. Các chủ trương chính sách này đều xuất phát từ quan điểm vì tương lai thế hệ trẻ Việt Nam của Đảng ta, được thể hiện trong luật bảo vệ sức khỏe Nhân dân, luật bảo vệ môi trường. Về mặt tổ chức bộ máy, trong ngành Y tế từ Trung ương đến cấp Tỉnh, chúng ta đã có chuyên ngành Sức khỏe trường học trong hệ thống Y tế Dự phòng (YTDP). Trong ngành Giáo dục đào tạo (GDĐT), tuy "y tế ngành" của ngành GDĐT hiện chưa có, nhưng cũng đã có những văn bản quy định định biên cán bộ làm công tác y tế trong nhà trường. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác Sức khỏe trường học không đơn giản để có thể dễ dàng đạt được như mong muốn của các bậc phụ huynh, của các tổ chức xã hội, của các cơ quan y tế, GDĐT cũng như của các ngành khác có liên quan. Thực vậy, tuy có nhiều văn bản, chính sách phối hợp liên ngành, của các Bộ như Bộ Y tế, Bộ GDĐT, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính,¼ nhưng, cho đến hiện nay, "Sức khỏe trường học" vẫn là một vấn đề còn rất bức xúc, thách thức những người có trách nhiệm, có lương tâm phải suy nghĩ.
3.2. Lợi ích của chăm sóc sức khoẻ trường học
Sức khoẻ của thế hệ trẻ là một nhân tố quyết định hết sức quan trọng có ảnh hưởng đến khả năng học tập, sáng tạo, đảm bảo công bằng về giới, giáo dục và phát triển năng khiếu của các em khi đang học ở trường cũng như tương lai sau này.
Học sinh là cầu nối hữu hiệu nhất giữa gia đình - nhà trường và cộng đồng, nên nếu các em được chăm sóc, giáo dục sức khoẻ tốt sẽ ảnh hưởng tích cực tới tương lai của chính bản thân các em và của mọi người trong toàn xã hội.
Trong cuộc đời của một con người, người học sinh có khoảng 20 năm phải ngồi trên ghế nhà trường từ bậc mầm non đến bậc trung học phổ thông để thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Đây chính là thời gian học sinh gặp phải khá nhiều bệnh tật từ môi trường sống, môi trường học đường; bị ảnh hưởng bởi các tai nạn, thương tích hoặc do chế độ dinh dưỡng không hợp lý... Nếu không có sự chăm sóc của gia đình và xã hội nói chung, của ngành y tế và ngành giáo dục-đào tạo nói riêng thì những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh là điều không thể tránh khỏi và trở thành vấn đề rất lớn của xã hội. Nhiều loại bệnh tật sẽ để lại những di chứng suốt cả cuộc đời của các em nếu như không được chăm sóc, bảo vệ một cách đầy đủ.
Việt Nam có số lượng học sinh đến trường cao. Trường học là nơi hầu hết học sinh có thể tiếp cận với công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ. Ngoài lúc ở nhà, phần lớn thời gian học sinh là ở trường, nhiều hơn thời gian ở bất kỳ môi trường nào khác. Trường học có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe học sinh qua việc giảng dạy về sức khỏe và các hành vi nâng cao sức khỏe. Vì vậy, môi trường trường học nên là không gian lành mạnh và an tan toàn cho học sinh.
Chương trình dựa vào trường học có thể tiếp cận được hầu hết các trẻem ở lứa tuổi đi học. Các chương trình này có thể tiếp cận được 1 tỷ học sinh và thông qua học sinh đến các gia đình và cộng đồng trên toàn thế giới. Hệ thống giáo dục chính thức là kênh rộng lớn và sâu sắc hơn để cung cấp thông tin cho người dân. Ví dụ, ở Hàn Quốc, tỷ lệ nhiễm giun sán ở trẻ đã giảm từ 80% xuống 0,2% trong vòng 30 năm thông qua chương trình giáo dục sức khỏe, vệ sinh và hóa trị liệu trường học - cộng đồng. Hơn nữa, giáo viên có thể có tác động rất lớn đến sức khỏe của học sinh.
Các điều kiện vệ sinh của phương tiện học tập, môi trường học đường có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sức khoẻ của học sinh.
Đầu tư cho nâng cao sức khỏe trường học sẽ là đầu tư có hiệu quả nhất để nâng cao sức khoẻ học sinh và giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng. Trường học cũng có thể tăng cường sức khỏe của cán bộ nhân viên, các thành viên gia đình và cộng đồng cũng như sức khỏe của học sinh. Trong hầu hết các cộng đồng, trường học là một không gian mà học sinh và giáo viên dành phần lớn thời gian để dạy, học, chăm sóc và tôn trọng nhau. Đây cũng là một không gian nơi các chương trình giáo dục và sức khỏe có thể đạt tác động cao nhất bởi vì các chương trình này ảnh hưởng đến học sinh ở giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời - thời thơ ấu và vị thành niên. Bằng việc xây dựng trường học nâng cao sức khỏe, các trường học trên toàn thế giới có thể tăng cường sức khỏe cũng tích cực như thúc đẩy học tập của học sinh trong độ tuổi đi học.
Nhiều nghiên cứu ở Hoa Kỳ đã chứng minh chương trình giáo dục sức khỏe toàn diện được xây dựng và thực hiện nghiêm túc có thể ngăn ngừa các hành vi sức khỏe xấu như hút thuốc lá, sử dụng ma túy, và các chế độ ăn không lành mạnh cũng như hành vi tình dục và việc không hoạt động thể chất. Hơn nữa, cũng giúp cho học sinh giảm nghỉ học do bị bệnh, sử dụng rượu và ma túy, tai nạn thương tích và mang thai sớm, ngoài ý muốn; nâng cao việc thể hiện nhận thức qua chế độ dinh dưỡng,
việc tập thể dục, chế độ ngủ, nghỉ ngơi và giảm áp lực căng thẳng.
Các thói quen sức khỏe được học, hình thành từ những năm đầu tiên (như sử dụng thực phẩm an toàn) sẽ được áp dụng và thực hành trong cả cuộc đời.
Nâng cao sức khỏe cho giáo viên, cán bộ nhân viên trong trường học - một trong những thành phần ít gặp nhất nhưng cũng là một trong những thành phần quan trọng nhất trong chương trình sức khỏe trường học có thể giảm tỷ lệ nghỉ làm ở giáo viên, tăng cường đạo đức, và cải thiện chất lượng của việc giảng dạy trên lớp. Một chương trình sức khỏe cán bộ, giáo viên ở Hoa Kỳ đã chứng minh việc giảm cân nặng, cholesterol huyết thanh và huyết áp.
4. CÁC MÔ HÌNH CHĂM SÓC SỨC KHOẻ TRƯỜNG HỌC HIỆN NAY
4.1. Thực trạng về mô hình y tế trường học
Hiện tại đã có một số mô hình y tế trường học (YTTH) đã và đang được thực hiện tại Việt Nam, tuy nhiên, chưa có mô hình nào thực sự được nhân rộng trong toàn quốc trong khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe học sinh rất cao (nhất là khi giờ học của các em ngày càng nhiều, ít có thời gian vui chơi). Các mô hình đã được áp dụng là trường học nâng cao
sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới, nâng cao vệ sinh trường học¼
Phần dưới đây trình bày một số nội dung liên quan tới chăm sóc sức khỏe trường học hiện tại:
4.1.1. Điều kiện pháp lý:
Hiện tại đã có các văn bản pháp lý đề cập về vai trò của các bộ, ban ngành trong việc thực hiện công tác YTTH cũng như điều kiện, biên chế, kinh phí, hướng dẫn thực hiện công tác này. Tuy nhiên, văn bản hiện tại chưa khuyến khích việc tuyển dụng cán bộ y tế làm công tác YTTH và khuyến khích sự phối hợp liên ngành trong công tác YTTH (chưa có văn bản cụ thể, chưa rõ ai là cơ quan đầu mối), chưa đề cập rõ nguồn kinh phí cho YTTH (nguồn kinh phí hiện tại chủ yếu trích từ nguồn kinh phí BHYT).
4.1.2. Điều kiện thực hiện:
Điều kiện thực hiện công tác YTTH còn rất hạn chế, chưa đủ tạo điều kiện để các cán bộ thực hiện công tác này (thiếu cơ sở vật chất (phòng y tế riêng), trang thiết bị và thuốc thiết yếu cho YTTH; thiếu hướng dẫn thực hiện các hoạt động YTTH và thiếu các vật liệu cho truyền thông GDSK tại trường).
4.1.3. Người thực hiện:
Theo kết quả điều tra của đề tài cấp Bộ do Bộ môn Sức khỏe môi trường - Trường Đại học Y Hà Nội thực hiện trong hai năm 2008 - 2009 cho thấy cán bộ Y tế trường học hiện nay đang làm chủ yếu là
kiêm nhiệm và do ngành giáo dục quản lý. Cụ thể:
y 71% cán bộ YTTH là kiêm nhiệm. Nguồn nhân lực chủ yếu là các giáo viên, ít chuyên môn y. Thời gian dành cho hoạt động YTTH ít (vì kiêm nhiệm).
y Cán bộ YTTH chưa hiểu rõ 5 nội dung và 8 nhiệm vụ của mình, ít hoặc chưa được đào tạo về YTTH. Chỉ có 3,7% và 1,1% cán bộ YTTH trả lời đầy đủ 5 nhiệm vụ và 8 nhiệm vụ YTTH.
y Hầu hết các cán bộ không có đủ khả năng thực hiện các hoạt động YTTH, đặc biệt là các hoạt động có liên quan tới phòng chống các bệnh trường học (cận thị và cong vẹo cột sống). Dưới 10% cán bộ YTTH tự đánh giá thực hiện được các hoạt động này.
4.1.4. Các hoạt động đã thực hiện:
Cũng theo kết quả đề tài cấp Bộ ở trên, các hoạt động triển khai chưa đồng bộ và thống nhất giữa các trường phổ thông. Các nội dung hoạt động về YTTH đã được thực hiện theo như hướng dẫn của Quyết định số 73 của Bộ GDĐT. Các hoạt động đã và đang thực hiện là giáo dục sức khỏe (chủ yếu lồng ghép ở các bài giảng chính khóa, hoạt động ngoại khóa), tổ chức các hoạt động YTTH (khám sức khỏe định kỳ, sơ cấp cứu ban đầu, triển khai các chương trình CSSK ban đầu), tuy nhiên, các hoạt động này không thường xuyên nên mới đạt ở hiệu quả nhất định (mới có hơn một phần ba học sinh điều tra được khám sức
khỏe định kỳ hàng năm và có hồ sơ theo dõi sức khỏe tại trường). Bên cạnh đó, hoạt động về tuyên truyền, khám và phát hiện cận thị và cong vẹo cột sống còn ít được thực hiện. Chỉ có 13,2% và 19,7% cán bộ YTTH tham gia hoạt động phòng chống cong vẹo cột sống và phòng chống cận thị học đường. ¼ học sinh bị ốm có nhu cầu chăm sóc sức khỏe và 1/3 trong số đó tự chữa, không có học sinh nào điều trị tại phòng y tế trường.
4.2. Phối hợp liên ngành trong việc triển khai các hoạt động y tế trường học hiện nay
y Sự phối hợp liên ngành về công tác y tế trường học hiện tại còn mờ nhạt, chủ yếu là do ngành y tế và ngành giáo dục thực hiện. Còn thiếu ban chỉ đạo YTTH, đặc biệt ở tuyến xã và huyện.
y Chưa có cơ chế phối hợp rõ ràng giữa hai ngành Y tế và Giáo dục trong công tác YTTH và sự tham gia của các ban ngành đoàn thể, hội phụ huynh và cộng đồng trong công tác YTTH. Thiếu các văn bảnhướng dẫn thực hiện và phối hợp hoạt động YTTH cụ thể.
5. ĐặC ĐIểM TÂM SINH Lý LỨA TuỔI HỌC SINH
5.1. Tâm sinh lý lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo (3-6 tuổi)
Ở lứa tuổi này, tư duy trẻ thụ động, trực quan, vốn từ hạn chế nên những câu, những từ phức tạp chưa thể hiểu đúng, tinh thần hiếu động, ham hiểu biết.
Các quá trình phát triển thể lực giảm tốc độ dần nhưng còn đủ cao cho nên việc nuôi dưỡng, rèn luyện thể chất vẫn đóng vai trò rất quan trọng. Cần hoàn thiện các chức năng vận động tự nhiên như đi, đứng, chạy nhảy, múa, kỹ năng nắm bắt, điều khiển các đồ chơi đồ vật,... Xương còn mềm nên dễ chỉnh hình thông qua các bài thể dục chỉnh hình, thể dục mềm dẻo. rèn luyện các tố chất mềm dẻo trong giai đoạn này là thích hợp nhất và sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến tầm hoạt động của các khớp và tố chất khéo léo ở các giai đoạn sau cho đến khi trưởng thành.
Vì vậy, trong giai đoạn này, cần huấn luyện cho trẻ một số kỹ năng vệ sinh tối thiểu, xây dựng các nề nếp thói quen sinh hoạt có kỷ luật và hợp vệ sinh để hình thành và kỹ năng (tự phục vụ, là yếu tố quan trọng chuẩn bị cho trẻ tự cắp sách tới trường khi không được phụ huynh hay cô nuôi dạy trẻ phục vụ).
Tinh thần hiếu động, không chịu ngồi yên hoặc giữ yên lặng lâu. Vì vậy, việc giáo dục trẻ cần thông qua các trò chơi là chủ yếu, theo nguyên tắc "Học như chơi, chơi để học". Trẻ hay bắt chước và thích bắt chước, tư duy trẻ thụ động, trực quan nên các phương pháp giáo dục, rèn luyện cần tác động lên các giác quan là chủ yếu; sự giảng giải và phân tích ít có hiệu quả hơn phương pháp kể chuyện, xem phim hoặc tiếp xúc trực tiếp với các biểu tượng dẫn chứng, minh hoạ.
Trí nhớ của trẻ hoàn toàn thụ động nhưng cần được phát triển, tôi luyện thông qua các bài hát, bài thơ thuộc lòng. Vốn từ của trẻ rất hạn chế, ý nghĩa các từ, các câu được hiểu đơn giản, chung chung theo nghĩa đen. Vì vậy, các cô nuôi dạy trẻ và người lớn trong gia đình chỉ nên dùng câu đơn giản, ngắn gọn với những từ dễ hiểu và thông qua các bài thơ, bài hát thuộc lòng các trò chơi diễn kịch để tăng vốn từ, cách nói, cách diễn đạt một cách tự nhiên, dạn dĩ.
5.2. Tâm sinh lý học sinh lứa tuổi tiểu học (7 - 11 tuổi)
Các quá trình phát triển sinh lý, thể chất ở lứa tuổi này chậm và đều hơn.
- Sự phát triển các tế bào xương mạnh hơn các tế bào sụn; các đoạn uốn cong của cột sống bắt đầu hình thành nhưng chưa ổn định; xương chậu chưa phát triển nên ngồi lâu làm kém lưu thông máu và kìm hãm sự phát triển của xương chậu (điều này cần đặc biệt lưu ý với các học sinh nữ).
- Sự phát triển mạnh cơ bắp ở lứa tuổi này có thể làm kìm hãm tốc độ dài xương, làm cho tỷ lệ chiều dài các chi mất cân đối so với thân mình. Hướng rèn luyện thể chất nhằm vào tố chất về sự khéo léo và sự nhanh nhẹn là chính. Chưa nên phát triển các tố chất sức mạnh, sức bền vì sự phát triển của hệ hô hấp, hệ tim mạch chưa đáp ứng được, hơn nữa sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của học sinh.
- Ở lớp 1, 2, hiện tượng hưng phấn trội hơn ức chế, không đủ ức chế bên trong nên trẻ chóng mỏi mệt. Sự phân tán tư tưởng mạnh hơn là tập trung, trẻ có thể ngồi yên trong 10- 15 phút. Ở cuối cấp, các quá trình hưng phấn và ức chế dần trở nên cân bằng nên trẻ có thể tập trung tốt trong 20 - 30 phút đầu.
Trẻ vẫn còn hay bắt chước một cách vô thức nên sự giáo dục gương mẫu của người lớn trong gia đình và phương pháp giáp dục tâm lý có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành tính cách của trẻ sau này, cũng như có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ về tâm lý, tinh thần, trí tuệ. Ở cuối cấp tiểu học tính cách bắt đầu thể hiện nhưng chưa rõ rệt.
Vốn từ xã hội tăng với tốc độ cao và tương đối toàn diện nhưng chưa hoàn thiện. Đến cuối cấp, vốn từ cơ bản phát triển tương đối nên trẻ có thể hiểu được hầu hết các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và đọc hiểu tất cả các sách, truyện dành cho trẻ. Nhưng với trẻ lớp 1, cần chú trọng rèn phát âm và tập đọc chuẩn, các lớp tiếp theo chú trọng hơn đến độ lưu loát, diễn cảm và tốc độđọc.
Trí nhớ và tư duy bớt thụ động và trực quan hơn; ý thức bắt đầu phát triển; lập luận, nhận xét thường chủ quan do thiếu kinh nghiệm sống; tư duy phân tích bắt đầu phát triển nhưng chưa trở thành kỹ năng thường xuyên. Trẻ cần được phát triển toàn diện mọi tố chất của trí tuệ: ở đầu tiểu học, trí nhớ thụ động (học thuộc lòng) cần được rèn luyện để tăng khả năng của trí nhớ; dần về cuối cấp cần phát triển các khả năng quan sát, nhận xét, phân tích các hiện tượng và kiến thức tiếp nhận được.
5.3. Tâm sinh lý học sinh lứa tuổi trung học cơ sở (12 - 15 tuổi)
Tuổi này đặc trưng bởi sự phát triển nhanh các chỉ số thể lực do sự chín muồi về sinh dục: tóc và lông bẹn, lông, nách, râu ria xuất hiện và phát triển nhanh hơn, giọng nói đổi sang âm trầm ở nam học sinh; lông bẹn, lông nách, kinh nguyệt xuất hiện, tuyến vú phát triển ở nữ học sinh.
Chân tay dài ra nhanh. Chiều cao tăng trung bình 4 - 7,5cm/năm, cân nặng 3 - 5kg/ năm.
Trẻ thường hay bị mệt mỏi, đau đầu do tăng huyết áp hơn bình thường (trung bình là 115 - 120/75 mmHg) bởi sự tăng tiết các hormon của tuyến thượng thận và sự phát triển của mạch máu chậm hơn sự phát triển của cơ tim và tim. Nhưng đây chỉ là hiện tượng tạm thời do thay đổi sinh lý, không phải do tăng huyết áp bệnh lý. Trẻ cần tránh lao động nặng và căng thẳng thần kinh.
Tăng hưng phấn thần kinh trung ương và các phần dưới vỏ não, giảm tất cả các dạng ức chế bên trong nên học sinh chóng mỏi mệt cả về thể lực và trí não, đặc biệt với các học sinh nữ trong thời gian kinh nguyệt dễ mỏi mệt và phân tán hơn.
Trí nhớ thụ động đã hoàn thiện nhưng lượng kiến thức và thông tin đến nhiều hơn nên cần phát triển, hoàn thiện các kỹ năng xử lý, cô đọng thông tin.
Vốn từ ngày càng hoàn thiện và phong phú nên trẻ có thể hiểu mọi thông tin xã hội một cách không khó khăn.
Xu hướng độc lập và tự do cá nhân bắt đầu thể hiện và phát triển rõ nét hơn; quan điểm và tư tưởng riêng có thể xuất hiện ngấm ngầm hay công khai nên các em cần người chia sẻ, thông cảm, cố vấn. Phụ huynh cần trở thành người bạn tâm tình để giúp đỡ con em khỏi những sai lầm do thiếu kinh nghiệm và kiến thức thực tế. Trẻ cần được đối xử nghiêm khắc trong tình thương vị tha của mọi người.
5.4. Tâm sinh lý học sinh lứa tuổi trung học phổ thông (16 - 18 tuổi) Lứa tuổi này được đặc trưng bởi sự giảm nhanh các chỉ số về tốc độ phát triển thể lực (chiều cao, cân nặng, vòng ngực). Các tố chất thể lực và sinh lý ở giai đoạn trước được hoàn thiện nên học sinh có thể được coi là người lớn cả về sinh lý và thể chất, chỉ khác là ở kiến thức và kinh nghiệm từng trải thực tế.
Ở giai đoạn này, cần củng cố mọi tố chất thể lực đã hình thành từ các giai đoạn trước và bắt đầu chú trọng việc phát triển các tố chất sức mạnh, sức bền. Có thể huấn luyện học sinh độ tuổi này bất cứ gì người lớn học được và làm được.
Trong độ tuổi này, các hormon, dịch dạ dày tăng bài tiết nên cần đề phòng bệnh viêm lét dạ dày - tá tràng. Tránh căng thẳng thần kinh là yếu tố quan trọng đề phòng bệnh này.
Ở cuối độ tuổi này, chức năng thần kinh được hoàn thiện, tỷ lệ các quá trình thần kinh giữa vỏ não và dưới vỏ não hài hoà và năng động nên ít có biến động.
Các tố chất trí tuệ ở giai đoạn trước như: khả năng phân tích, cô đọng, tổng hợp thông tin cần được hoàn thiện; bắt đầu huấn luyện, phát triển tư duy sáng tạo và kỹ năng áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế. Tiếp tục củng cố, hoàn thiện kỹ năng đọc nhanh. Vốn từ tương đối đầy đủ và toàn diện, trừ các thuật ngữ chuyên ngành. Học sinh đã được chuẩn bị để sẵn sàng thâm nhập vào bất cứ lĩnh vực nào mình muốn khi kết thúc phổ thông.
Tinh thần phát triển theo hướng tự chủ, độc lập, có quan điểm, tư tưởng và ý thích riêng. Sự tế nhị và tôn trọng các em như một người lớn là một nguyên tắc sư phạm đối với tất cả người lớn (phụ huynh) giáo viên.... Mọi sự cấm đoán và giáo điều sẽ phản tác dụng và càng làm sâu sắc thêm tính tự do và chống đối ngầm nảy sinh thói nói dối (lâu ngày trở thành thiếu trung thực, dối trá,...).
6. CÁC VấN ĐỀ SỨC KHOẻ TRƯỜNG HỌC PHỔ bIẾN HIỆN NAY
Lứa tuổi học sinh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nếu các vấn đề sức khỏe trường học này không được giải quyết sớm, hiệu quả và triệt để, thì không chỉ sức khỏe mà việc học tập và tương lai của học sinh sẽ bị ảnh hưởng lớn.
6.1. Trên thế giới
Các bệnh thường xẩy ra trong lứa tuổi học sinh như: quan hệ tình dục sớm, có thai và làm mẹ sớm, nạo phá thai, các bệnh truyền qua đường tình dục (HIV/AIDS, lậu, giang mai, hạ cam¼), lối sống không lành mạnh (sử dụng ma túy, uống rượu, hút thuốc lá), dùng các chất kích thích mạnh (gây hoang tưởng, kích dục, bạo lực), rối loạn nhân cách, rối loạn tâm thần, tai nạn thương tích¼. Cho nên ở Pháp hiện nay cứ 5000 - 6000 học sinh lại có 1 trung tâm gồm có:1 bác sĩ, 1 thư ký y tế, 2 y tá và 2 trợ lý xã hội. Ngoài ra còn phổ biến một số bệnh như bệnh răng miệng, bệnh giun sán và một số bệnh truyền nhiễm khác.
6.1.1. HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Theo UNAIDS (The Joint United Nations Program on HIV/AIDS), ước tính có khoảng 2,5 triệu trẻ dưới 15 tuổi nhiễm HIV trên toàn thế giới và chỉ trong năm 2007 gần 500.000 trẻ đã nhiễm HIV. Các trẻ này tập trung phần lớn ở châu Phi vùng dưới sa mạc Sahara với đường lây truyền chính là đường từ mẹ sang con. Cũng trong năm 2007, khoảng 330.000 trẻ đã tử vong do AIDS.
Trong năm 2008, 40% tổng số các ca nhiễm HIV mới ở người trưởng thành trên toàn thế giới là ở độ tuổi từ 15 -24. Mỗi ngày, hơn 2500 trẻ bị nhiễm và trên toàn cầu, có hơn 5.700.000 thanh thiếu niên sống chung với HIV/AIDS.
6.1.2. Tai nạn thương tích (TNTT)
TNTT là một vấn đề y tế quan trọng toàn cầu, chiếm 16% gánh nặng bệnh tật trên toàn thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), 40% tử vong của trẻ em ở các nước đang phát triển là do TNTT và hàng năm có tới 20.000 trẻ em ở lứa tuổi 10-11 tuổi tử vong do tai nạn giao thông (TNGT), chết đuối, ngã, bỏng và các loại TNTT khác.
6.1.3. Bệnh giun sán
Khoảng 400 triệu trẻ ở lứa tuổi đi học bị nhiễm giun sán (sán lá, ký sinh trùng). Ước tính có 88 triệu trẻ em dưới 5 tuổi nhiễm sán máng. Nhiễm giun sán ít gây tử vong nhưng biểu hiện của chúng gồm thiếu máu, tắc ruột, viêm nhiễm, mù lòa, đi ngoài và ho. Hậu quả là sức khỏe và hoạt động bị sút giảm, làm chậm tăng trưởng và phát triển, không có khả năng đi học và gây tàn tật. 88
6.1.4. Bệnh liên quan đến chế độ dinh dưỡng
Ở nhiều nước đang phát triển, nhiều thanh thiếu niên bị suy dinh dưỡng dể dẫn đến mắc bệnh và tử vong sớm. Ngược lại, tình trạng thừa cân, béo phì đang có xu hướng tăng ở thanh thiếu niên ở cả các quốc gia thu nhập cao và thu nhập thấp. Một trong những hậu quả nguy hiểm nhất của dịch béo phì là ảnh hưởng đến nền kinh tế. Năm 2000, tổng chi phí cho béo phì (bao gồm chi phí về y tế và các khoản lương bị mất do nghỉ việc vì ốm, tàn tật hoặc chết sớm) ở Mỹ xấp xỉ khoảng 117 triệu USD.
6.1.5. Uống rượu, hút thuốc lá và sử dụng ma túy
œ Hút thuốc lá
Trên thế giới, đa số bắt đầu hút thuốc lá khi ở độ tuổi vị thành niên. Hiện nay, ước tính khoảng 150 triệu thanh thiếu niên hút thuốc lá. Số người hút thuốc lá đang tăng trên toàn cầu, đặc biệt ở nữ thanh niên. ½ trong số những người hút thuốc chết non do hậu quả của việc hút thuốc.
œ Uống rượu
Hàng năm các bệnh có liên quan đến rượu ảnh hưởng đến 5-10% dân số thế giới. Thanh niên uống rượu thật sự là vấn đề đáng quan tâm vì tác động có hại của trạng thái say sưa là nguy cơ tai nạn, phạm tội, tình dục không an toàn, và tác động tiêu cực đến các thành tựu giáo dục. Uống rượu là nguyên nhân chính gây nên tai nạn thương tích (gồm cả tai nạn giao thông), bạo lực (đặc biệt là bạo lực gia đình), và chết trẻ.
6.1.6. Bệnh răng miệng
Sức khỏe răng miệng không thể tác rời sức khỏe nói chung, cần thiết khi đánh giá tình trạng khỏe mạnh và tác động đáng kể đến chất lượng cuộc sống (WHO, 2003).
Tỷ lệ từng bị sâu răng ở trẻ em là tương đối cao ở châu Mỹ (cao răng, mất răng, sâu răng DMFT = 3,0) và ở khu vực châu Âu (DMFT = 2.6) trong khi chỉ số này thấp hơn ở hầu hết các nước châu Phi (DMFT = 1,7). Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), năm 2005, tỷ lệ sâu răng ở trẻ em tương đối cao, với 27% mẫu giáo, 42% trẻ em độ tuổi đi học, và 91% người trưởng thành.
6.1.7. Vấn đề sức khỏe tâm thần
Hàng năm, có khoảng 20% thanh thiếu niên sẽ trải qua một vấn đề về sức khỏe tâm thần, phổ biến nhất là trầm cảm hoặc lo âu. Nguy cơ tăng lên bởi khi gặp phải bạo lực, bị làm nhục và nghèo đói, và tự tử là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở thanh niên.
6.1.8. Sức khỏe sinh sản
Mỗi năm có khoảng 16 triệu bé gái tuổi từ 15 đến 19 có thai và sinh con, chiếm khoảng 11% tổng số trẻ sơ sinh trên toàn thế giới. Phần lớn các trường hợp này là ở các nước đang phát triển. Ở thanh thiếu niên, nguy cơ tử vong do các nguyên nhân liên quan đến thai kỳ cao hơn rất nhiều so với phụ nữ lớn tuổi hơn. Nguy cơ càng cao ở những người ít tuổi.
6.2. Tại Việt Nam
Các vấn đề sức khỏe thường gặp ở học sinh phổ thông Việt Nam hiện nay là các bệnh học đường (bệnh liên quan đến môi trường học tập như cận thị học đường, cong vẹo cột sống), bệnh răng miệng, tai nạn thương tích, sức khỏe tâm thần và HIV/AIDS.
6.2.1. Bệnh cận thị
Do tác động bởi yếu tố môi trường, vấn đề vệ sinh trường học, điều kiện học tập và hiện trạng cơ sở vật chất, nhiều loại bệnh học đường đang tăng nhanh, đặc biệt là cận thị và cong vẹo cột sống. Theo một nghiên cứu của chuyên gia về nhãn khoa, tỷ lệ học sinh bị cận thị đang có xu hướng tăng nhanh. Hiện nay, cả nước có khoảng 15% trẻ em trong độ tuổi đi học bị cận thị. Đặc biệt, ở một số thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM - nơi trường lớp hầu hết là cao tầng, kiên cố, trang thiết bị hiện đại - tỷ lệ học sinh phải đeo kính cao gấp gần hai lần so với học sinh các tỉnh. Thậm chí, ở một số lớp chuyên, lớp chọn, tỷ lệ học sinh bị cận còn lên tới 90%. Điều ngạc nhiên là trong những năm 60 của thế kỷ 20, khi trường lớp chủ yếu được xây dựng bằng tranh tre, nứa lá, tỷ lệ cận thị của học sinh ở bậc tiểu học chỉ chiếm khoảng 2%, thì hiện nay tỷ lệ này lên tới 29,8% (số liệu năm 2004), tức là tăng gấp 15 lần. Tỷ lệ này ở học sinh cấp trung học phổ thông tăng từ 9,6% lên tới 11,3%.
Hiện nay, tình trạng học sinh mắc bệnh cận, loạn thị có xu hướng gia tăng. Theo điều tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2009, có tới 26,14% trong tổng số 2.280 học sinh được điều tra bị mắc các tật về khúc xạ, trong đó cận thị chiếm tới 79,53%. Tỷ lệ cận thị của học sinh thành thị cao hơn vùng nông thôn. Điều tra của Bệnh viện Mắt trung ương tại Hà Nội năm 2009 cũng cho thấy, tỷ lệ mắc cận thị của học sinh thành thị là 27,86%, trong khi đó ở vùng ngoại thành chỉ có 17,95%.
6.2.2. Bệnh cong vẹo cột sống
Bên cạnh sự gia tăng ngày càng nhanh chóng của tật khúc xạ mắt thì bệnh cong vẹo cột sống ở học sinh hiện nay cũng trở thành một vấn đề rất đáng lo ngại. Theo thống kê không đầy đủ, hiện nay cả nước có khoảng từ 15% đến 40% học sinh ở bậc phổ thông bị mắc bệnh cong vẹo cột sống. Tỷ lệ mắc bệnh có xu hướng tăng dần theo cấp học và trẻ em nông thôn mắc nhiều hơn thành phố.
Do chương trình học còn nặng nề, các thầy cô giáo chủ yếu chỉ chú ý đến việc dạy trẻ kiến thức, ít quan tâm đến tư thế ngồi của trẻ, bên cạnh đó y tế học đường chưa đáp ứng được yêu cầu chăm sócsức khỏe ban đầu cho học sinh, do vậy, hiện tượng trẻ ngồi học không đúng tư thế (ngồi bò ra bàn, ép ngực vào thành bàn, nghiêng vẹo cổ để viết,...) đã trở nên phổ biến, dẫn đến nguy cơ gây biến dạng cột sống, lép ngực. Nhiều học sinh bị cong vẹo cột sống hay gù, vai bị lệch, vai cao vai thấp do cột sống bị xoay. Tư thế không đúng khi ngồi học dần dần trở thành tật và duy trì trong suốt cuộc đời sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển bình thường cũng như thẩm mỹ khi trẻ trưởng thành.
6.2.3. Bệnh răng miệng
Ngoài các bệnh cận thị, cong vẹo cột sống, các bệnh học đường khác như bệnh răng miệng, bệnh giun sán, ngộ độc thực phẩm,... ở lứa tuổi học sinh đang tăng. Tỷ lệ bệnh răng miệng ở trẻ em Việt Nam được xếp vào loại cao nhất thế giới. Ở lứa tuổi 6-8, tỉ lệ sâu răng sữa là 85%. Cứ 3 trẻ lứa tuổi 15-17 thì 2 em bị sâu răng vĩnh viễn. Thống kê từ Cục YTDP cũng cho thấy trên 80% học sinh tiểu học Việt Nam mắc các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm quanh răng, ở lứa tuổi lớn hơn tỉ lệ này cũng lên đến 60-70% và đang có dấu hiệu tăng lên trong thời gian gần đây. Từ năm học 1989 - 1990, TP. Hồ Chí Minh đã bắt đầu thực hiện chương trình nha học đường. Thế nhưng, đến nay vẫn có khoảng 80% trong số 1,2 triệu học sinh trong toàn thành phố bị mắc các bệnh về răng miệng, phần lớn là các em ở độ tuổi 12 trong khi chương trình nha học đường vệ sinh răng miệng, chăm sóc răng cho học sinh vẫn chưa được phát triển, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.
6.2.4. Vấn đề sức khỏe tâm thần
Trầm cảm là bệnh phổ biến, gặp ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt tuổi vị thành niên (13-18 tuổi). Đây là lứa tuổi có những thay đổi sâu sắc trong các mối quan hệ xã hội lẫn tính cách, do đó dễ bị tác động.
Tại Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu gần đây của Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, tại các trường học trên địa bàn Hà Nội, tỷ lệ học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần với các rối loạn tăng động, giảm chú ý, cảm xúc, ứng xử,... chiếm tới 19,46%. Theo số liệu từ cuộc điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên (VTN-TN) năm 2008, 31% VTN-TN có những trục trặc về tâm lý.
6.2.5. Tai nạn thương tích
Nguyên nhân gây TNTT cho trẻ em phần lớn là do chết đuối và tai nạn giao thông. Theo Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động Thương binh Xã hội), cả năm 2008 và nửa năm 2009 số lượng trẻ etử vong do đuối nước chiếm 46%; còn tai nạn giao thông mỗi năm gây nên 12.000 người bị chết trong đó trẻ em chiếm 35%; tiếp đó là do ngã, bị bỏng nước, điện giật¼
6.2.6. HIV/AIDS
Việt Nam hiện có khoảng 50% dân số ở độ tuổi dưới 20, trong đó có 20% ở độ tuổi từ 10 - 19 tuổi, với khoảng 15 triệu người. Theo số liệu điều tra của các cơ quan chức năng, 50% số người nhiễm HIV/AIDS ở lứa tuổi thanh niên, trong đó có 14% dưới 15 tuổi. Như vậy, phòng chống HIV/ AIDS trong lứa tuổi học đường cũng là một trong những nội dung quan trọng để giảm thiểu ảnh hưởng của đại dịch tới thế hệ trẻ và toàn xã hội.
CÂu HỎI LƯỢNG GIÁ
1. 1. Anh/chị hãy trình bày khái niệm sức khỏe, nâng cao sức khỏe và sức khỏe trường học?
2. 2. Anh/chị hãy trình bày bốn nội dung nâng cao sức khỏe trường học?
3. 3. Anh/chị hãy trình bày tầm quan trọng của sức khỏe trường học?
4. 4. Anh/chị hãy phân tích thực trạng về mô hình chăm sóc sức khỏe trường học hiện nay?
5. 5. Anh/chị hãy trình bày đặc điểm tâm sinh lý tuổi nhà trẻ, mẫu giáo?
6. 6. Anh/chị hãy trình bày đặc điểm tâm sinh lý học sinh lứa tuổi tiểu học?
7. 7. Anh/chị hãy trình bày đặc điểm tâm sinh lý học sinh lứa tuổi trung học cơ sở?
8. 8. Anh/chị hãy trình bày đặc điểm tâm sinh lý học sinh lứa tuổi trung học phổ thông?
9. 9. Anh/chị hãy trình bày các vấn đề sức khỏe trường học phổ biến trên thế giới hiện nay?
10. 10. Anh/chị hãy trình bày các vấn đề sức khỏe trường học phổ biến tại Việt nam hiện nay?
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top