SKLT b1,2
bÀI 1: ĐẠI CƯƠNG SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TuỔI
MỤC TIÊu:
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Mô tả được tình hình người cao tuổi trên Thế giới và Việt Nam
2. Nhận thức được thách thức của việc gia tăng tỷ lệ người cao tuổi trong xã hội hiện nay
3. Trình bày được quá trình lão hóa và đặc điểm tâm lý, sức khỏe, xã hội của người cao tuổi
4. Trình bày được tình hình cung ứng dịch vụ y tế cho người cao tuổi
NỘI DuNG:
1. NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ NGƯỜI CAO TuỔI
Những thành tựu trong việc kéo dài tuổi thọ của con người không thể có được nếu không có sự tìm hiểu thực chất cơ thể già. Nhờ sự phát hiện những qui luật và cơ chế già của cơ thể, từ đó có thể phòng ngừa được cơ thể bị già trước tuổi và nâng cao sức khỏe tuổi thọ và khả năng làm việc.
Khi nói về sự già cần phân biệt rõ khái niệm này với khái niệm tuổi già. Tuổi già là giai đoạn phát triển tất yếu, theo qui luật của cơ thể. Còn sự già là một quá trình sinh học lâu dài của những biến đổi về cấu trúc và chức năng của cơ thể, quá trình này phát triển trước tuổi già khá lâu.
Cần xác định những thay đổi về cơ cấu và chức năng bắt đầu xảy ra trong giai đoạn già. Sự hiểu biết về những chuyển biến này là rất cần thiết để giải quyết nhiệm vụ chữa bệnh cho lão khoa. Tuy nhiên, việc xác định sự thay đổi một vài dấu hiệu của quá trình già vào những giai đoạn tuổi trẻ hơn là rất quan trọng đối với lão khoa. Điều này có nghĩa là:
y Sự già là một quá trình lâu dài
y Cần áp dụng những biện pháp phòng ngừa tích cực đối với tất cả các lứa tuổi
y Cường độ già vào những giai đoạn lứa tuổi khác nhau cũng không như nhau.
Tuổi đời: là quãng thời gian mà một người đã sống kể từ khi sinh ra cho đến thời điểm xác định nào đó.
Tuổi sinh học: Là tuổi tương ứng với mức trung bình của hiệu lực chức năng một cộng đồng người bình thường thuộc cùng lứa tuổi.
Tuổi thọ: Là một số năm trung bình có thể sống của một các thể trong cộng đồng dân cư nào đó, ước tính từ khi mới sinh ra.
Tuổi già: Trải qua một thời gian dài tồn tại và phát triển, cơ thể đã có những biến đổi sinh học (cấu trúc, chức năng) nhất định dẫn đến tuổi già và tiếp tục cái chết. Đó là qui luật không thể thay đổi với mọi sinh vật nếu không có yếu tố nào khác (tai nạn, bệnh tật) cắt ngang cuộc sống làm kết thúc sớm.
Đã có nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi, ngay trong đời sống xã hội cũng có một số danh từ như tuổi thọ, tuổi lão, ở mỗi nơi đều có những định ước riêng. Việc phân chia già trẻ không phản ánh chính xác quá trình sinh học, có người nhiều tuổi nhưng vẫn trẻ, khỏe mạnh; trái lại có người tuổi chưa cao nhưng đã có biểu hiện của sự già.
Theo các nhà dân số học, những người từ 60 tuổi trở lên, không phân biệt nam nữ được gọi là người cao tuổi. Trong lịch sử Việt Nam, tuổi 60 là hạ thọ, tuổi 70 là trung thọ, tuổi 80 là thượng thọ, tuổi 90 là đại thọ, các cụ trên 100 tuổi được gọi là quốc lão.
Năm 1970, Tổ chức Y tế Thế giới đã thống nhất qui định rằng những người từ 60 tuổi trở lên được gọi là người cao tuổi, trong đó những người 60 -74 tuổi gọi là người có tuổi, từ 75 - 89 tuổi gọi là người già, từ 90 tuổi trở lên là người sống rất già (sống lâu, đại lão). Năm 1991, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã lấy ngày 1/10 hàng năm là ngày Quốc tế người cao tuổi.
2. TÌNH HÌNH NGƯỜI CAO TuỔI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Cùng với sự gia tăng dân số thế giới là số người cao tuổi cũng tăng lên. Trong khoảng 10 - 20 năm gần đây, tốc độ này ở các nước phát triển là: 1,8%/năm so với số người cao tuổi ở các nước đang phát triển là 2,8%/năm, trong lúc tổng dân số thế giới tăng 1,8%/năm.
Hiện nay, tỷ lệ người cao tuổi so với tổng dân số cũng đã tăng lên. Theo thống kê của tổ chức Liên hiệp quốc, số người cao tuổi trên thế giới năm 1950 là 201 triệu, đến năm 1985 là 432 triệu, ước tính năm 2025 sẽ có 1 tỷ 121 triệu người cao tuổi. Tỷ lệ cao nhất là ở Nhật Bản: 20% (1998), ở các nước Châu Âu (Tây Âu): 17% (1998), ở các nước châu Á: 6 - 10% (1998). Như vậy trong vòng 25 năm người cao tuổi tăng tới 223%. Ở Việt Nam, từ 1979 - 1989 số người cao tuổi đã tăng gần 1 triệu, từ 3.728.110 người (7,06% dân số năm 1979) lên 4.632.490 người (7,19% dân số năm 1989) đến năm 1998 xấp xỉ 10%. Số lượng người cao tuổi tăng từ 6,19 triệu người năm 1999 lên 6,6 triệu người năm 2004 và năm 2009 khoảng 7,1 triệu người và dân số Việt Nam hiện nay đang có xu hướng già hóa.
Kết quả điều tra dân số Quốc gia năm 2009, cho thấy người cao tuổi chiếm 8,9%. Tỷ trọng dân số thay đổi. Tuổi thọ trung bình dân số ngày càng cao làm cho tỷ trọng người từ 65 tuổi trở lên tăng, năm 1999 tỷ trọng người từ 65 tuổi trở lên là 6% nhưng đến năm 2009 tăng lên 7%. Chỉ số già hóa tăng từ 18% năm 1989 lên 24% năm 1999 và đạt 36% năm 2009, chỉ số này hiện nay cao hơn khu vực Đông Nam Á (30%).
Do đời sống kinh tế ngày càng được cải thiện, những tiến bộ của y học cũng như công tác chăm sóc y tế ngày càng tốt nên tuổi thọ trung bình của người dân ngày càng tăng. Dân số thế giới đang già hóa, dự báo trong những năm tới, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ già hóa. Hiện nay, cùng với sự gia tăng dân số, số người già cũng tăng lên, nhất là trong những năm gần đây. Theo dự đoán Việt Nam sẽ được phân loại là nước có dân số già vào năm 2020.
3. ĐặC ĐIểM SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TuỔI
3.1. Các giả thuyết của sự lão hóa : Sự hóa già là quá trình từ từ giảm dần theo thời gian của hiệu lực hoạt động chức năng sống duy trì sự tồn tại của cơ thể.
Đặc điểm chung nhất của sự hóa già là đặc tính hóa già không cùng thì và không đồng tốc, điều đó có nghĩa là mỗi bộ phận trong cơ thể không hóa già cùng một lúc và với một tốc độ như nhau. Có bộ phận hóa già trước, có bộ phận hóa già sau, có cơ quan hóa già nhanh và có cơ quan hóa già chậm. Sự hóa già xảy ra một cách tự nhiên, bình thường, không có sự can thiệp của các yếu tố bên ngoài như nhiễm trùng, chấn thương, sai lạc di truyền,... được gọi là sự hóa già sinh lý. Hóa già sinh lý là sự hóa già được diễn biến theo một chương trình di truyền đã định sẵn cho mỗi loài và mỗi cá thể.
Chương trình này nằm trong phân tử ADN ở nhiễm sắc thể của nhân tế bào, khi tuổi càng tăng, lượng ADN của nhân tế bào giảm, đồng thời mỗi phân tử ADN lại có thêm những sai lầm trong điều kiện tổng hợp protein trong đó có các men chuyển hóa. Theo năm tháng ADN càng tích lũy nhiều sai lầm do vậy các cơ quan trong cơ thể càng giảm hiệu lực chức năng dẫn đến mức độ giảm hiệu lực chức năng chung của cơ thể.
Các thuyết về sự hóa già:
y Thuyết chương trình hóa: Theo thuyết này, có các tác nhân phá hủy tế bào theo một chương trình đã định sẵn, hoặc có đồng hồ sinh học thực hiện quá trình hóa già, đồng hồ này nằm ở vùng dưới đồi hoặc ở từng tế bào ngoại vi.
y Thuyết gốc tự do: Các tác giả cho rằng hóa già là do có gốc tự do, là những chất oxy hóa làm hư hỏng mô, đặc biệt làm hỏng màng tế bào.
y Thuyết Hayflick gọi hóa già là quá trình nội tại trong tế bào. Tế bào không thể nhân đôi mãi. Tế bào sợi sau 50 lần nhân đôi thì chết, người ta gọi đó là giới hạn Hayflick. Theo thời gian, tế bào già dần và ngấm dần lipofuscin.
y Thuyết miễn dịch: Thuyết này cho rằng sự hóa già là giảm dần khả năng miễn dịch đồng thời tăng sự hủy hoại do tự kháng thể.
Ngoài ra còn một số thyết khác về sự hóa già như thuyết về tổn thương mao mạch, thuyết tự đầu độc, thuyết thiếu oxy,... Các thuyết này bổ xung lẫn nhau và có sự liên quan hữu cơ với nhau.
Một vài yêu cầu dinh dưỡng ở tuổi già: Tuổi càng cao chuyển hóa cơ bản càng giảm, các hoạt động của cơ thể nói chung giảm dần, chẳng hạn như ở độ tuổi 20 - 30 cần 100% năng lượng thì ở tuổi 50 - 60 cần 80% và tuổi 60 - 70 cần 79%, trên 70 là 69%. Ở tuổi già, nhu cầu về các yếu tố tạo hình trong đó có protit thấp hơn nhiều so với người còn trẻ. Một phần sự hạ thấp đó là do giảm sút khả năng lao động nói chung và ngừng các hoạt động thể lực nặng. Do đó, chế độ ăn cho người già nên hạn chế lipit trong khẩu phần ăn vì ăn nhiều lipit có liên quan đến xơ vữa động mạch. Ở người cao tuổi, tỷ lệ giữa protit, lipit và gluxit nên thay đổi về phía hạ thấp lipit và gluxit, ngoài ra cân đối cho sự cung cấp chất khoáng cho người cao tuổi, đặc biệt cần tăng chất kiềm trong khẩu phần ăn bằng cách tăng lượng sữa và chế phẩm, khoai rau và quả. Chế độ ăn là điều kiện quan trọng để duy trì tình trạng bình thường của cơ thể người cao tuổi. Chế độ ăn của người cao tuổi cần đủ về số lượng, cân đối về chất lượng và phù hợp với tình trạng răng của người cao tuổi. Căn cứ vào mức độ tiêu hao năng lượng ở người cao tuổi, không nên dưới 2.000 kalo/ngày. Trung bình nam là 2.400kalo/ngày và nữ là 2.100kalo/ngày. Người cao tuổi thường mất nước trong tế bào, trong khi ngoài tế bào lại ứ nước cho nên cần cung cấp nước vừa đủ khoảng 1,5 lít/ngày.
3.2. Đặc điểm tâm sinh lý người cao tuổi
Con người khi già, cơ thể dần suy yếu, khả năng thích nghi với hoàn cảnh xung quanh giảm đi. Đây là thời kỳ cần phải cố gắng duy trì sự cân bằng về mặt tâm lý, đặc biệt là trong thời đại hiện nay, do sự đổi mới về quan niệm có thể gây ra những ảnh hưởng mạnh mẽ về mặt tư tưởng, hoạt động, sinh hoạt đối với người cao tuổi. Như vậy, sự đảm bảo an toàn về mặt tâm lý cho người cao tuổi có một ý nghĩa rất quan trọng. Giải quyết tốt vấn đề tâm lý cho người cao tuổi sẽ giảm thiểu được các bệnh gây nên tử vong hàng đầu ở người cao tuổi như: tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch vành, ung thư,... Làm tốt việc giữ gìn, bảo vệ tâm lý người cao tuổi giúp nâng cao năng lực thích nghi đối với hoàn cảnh xung quanh, gạt bỏ được những ảnh hưởng không tốt có hại cho cơ thể, như vậy giúp người cao tuổi sống lâu và sống khỏe.
Một số thay đổi tâm lý người cao tuổi như năng lực cảm nhận thấp, làm cho người cao tuổi có cảm giác già nua. Mặt khác, do có sự thay đổi về xã hội và môi trường xung quanh làm cho tinh thần của người cao tuổi luôn ở trạng thái kích động. Sự thay đổi về địa vị xã hội làm cho người cao tuổi cảm thấy mình là người vô dụng dẫn đến những mặc cảm, tự ti. Điều kiện kinh tế thay đổi, bạn bè thân thích qua đời, gia đình có nhiều mâu thuẫn,... làm cho người cao tuổi dễ sinh ra những phản ứng tâm lý không lành mạnh. Một vấn đề nữa là lòng tự trọng của người cao tuổi luôn bị tổn thương ở những mức độ khác nhau do chưa quen với môi trường sống mới. Người cao tuổi thường có suy nghĩ rằng họ là thế hệ đi trước, có nhiều kinh nghiệm và tri thức uyên bác nên thường độc đoán, chuyên quyền,... Các hiện tượng tâm lý của người cao tuổi chủ yếu là thuộc về tâm lý tiêu cực. Chính vì vậy, cần phải chú ý giữ gìn và bảo vệ tâm lý cho người cao tuổi, không ngừng khắc phục những tâm lý tiêu cực, bồi dưỡng tâm lý tích cực, duy trì sự lành mạnh về mặt tâm lý.
3.3. Các biến đổi sinh học người cao tuổi
Ở người cao tuổi các cơ quan trong cơ thể đều bị lão hoá dẫn đến suy giảm chức năng sinh lý. Trong quá trình hoá già, khả năng thích nghi với mọi biến đổi của môi trường xung quanh ngày càng bị rối loạn, không phù hợp và không thích nghi kịp thời. Già không phải là bệnh nhưng già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và phát triển. Người cao tuổi ít khi chỉ mắc một bệnh mà thường có nhiều bệnh đồng thời, nhất là bệnh mãn tính. Các triệu chứng của bệnh tuổi già thường ít khi điển hình do đó dễ bị bỏ quên hoặc làm sai lệch chẩn đoán. Bệnh người cao tuổi thường kém khả năng hồi phục vì vậy chữa bệnh ở người già phải hết sức chú trọng công tác phục hồi chức năng. Các nhóm bệnh thường mắc ở người cao tuổi: bệnh xương khớp có tỷ lệ mắc cao nhất chiếm 47,69%; tiếp theo là nhóm bệnh hô hấp chiếm 19,63%; thứ ba là nhóm bệnh về tiêu hoá 18,25%; thứ tư là nhóm bệnh tim mạch chiếm 13,52%; thấp nhất là nhóm bệnh tuyến giáp với 4,15% và bệnh tiết niệu chỉ với 1,64%. Tỷ lệ mắc các bệnh về tim mạch cũng khá cao: viêm tắc mạch ở nữ là 9,2% và ở nam là 4,9%; bệnh suy tim, van tim.
Bệnh về xương khớp: ở người cao tuổi bệnh của bộ máy vận động chiếm tỷ lệ khá cao, đứng đầu trong các bệnh của người cao tuổi 47,69%. Trong đó đau khớp 12%, đau xương 16%, đau thắt lưng 16%, viêm đa khớp dạng thấp 18,8%; thoái hoá khớp 23,7%. Bệnh về xương khớp tuy không gây nên tử vong nhưng ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động và vận động, đòi hỏi phải có sự quan tâm và điều trị tốt. Ngoài những bệnh xương khớp giống như các lứa tuổi khác, người cao tuổi có thể mắc một số bệnh về xương khớp có liên quan đến quá trình lão hoá của cơ thể như loãng xương nguyên phát, thoái hoá khớp và cột sống.
Bệnh về đường tiêu hoá: hội chứng dạ dày - tá tràng 8,1%; rối loạn chức năng đại tràng 4,1%; bệnh lý về gan mật 0,8%.
Bệnh tâm thần và thần kinh: hay gặp là loạn tâm thần trước tuổi già, loạn tâm thần tuổi già, rối loạn tuần hoàn não, Parkinson, viêm đa dây thần kinh, chèn ép thần kinh do thoái hoá cột sống, hay gặp là tai biến mạch máu não chiếm 40,4% ở độ tuổi 60 - 69 và 12,8% ở người trên 70 tuổi.
Bệnh nội tiết: hay gặp là bệnh đái tháo đường, ở người cao tuổi tỷ lệ mắc cao >10%. Bệnh gây nên biến chứng ở thần kinh, mắt, thận, mạch máu, tim và nhiễm khuẩn.
Bệnh chuyên khoa ở người cao tuổi tăng cao: bệnh về mắt chiếm 77,8% trong đó hay gặp đục thuỷ tinh thể tuổi già, giảm thị lực, bệnh về răng lợi chiếm 65,9%; bệnh của hệ thống tai mũi họng 49,2% như điếc, rối loạn tiền đình, giảm sức nghe, hậu quả của viêm tai giữa, viêm mũi.
3.4. Các vấn đề xã hội người cao tuổi : Như đã phân tích ở trên, người cao tuổi có những biến đổi về mặt tâm lý rất rõ rệt, vì vậy các vấn đề xã hội ảnh hưởng nhiều đến người cao tuổi. Trong xã hội hiện đại, người cao tuổi lại càng quan trọng vì số người cao tuổi trong cộng đồng ngày càng đông. Ước tính đến năm 2020, thế giới có khoảng 1 tỷ 100 triệu người cao tuổi. Do số người cao tuổi đông lên, có nhiều vấn đề về mặt kinh tế, xã hội, đạo đức được đặt ra cho họ. Dân số già đi thì người lao động trong cộng đồng giảm đi dẫn đến thiếu lao động trong sản xuất và thực hiện các nhiệm vụ xã hội.
Về mặt xã hội, người cao tuổi là một đối tượng đặc biệt, họ là người có công xây dựng và bảo vệ đất nước, do vậy xã hội phải có chính sách đãi ngộ họ một cách chính đáng. Tuy nhiên, người cao tuổi có nhu cầu riêng khác hẳn với những người trẻ do tuổi tác, vị trí trong xã hội nên người thân, gia đình và xã hội cần biết để giúp đỡ họ sống thoải mái, vô tư và sống khỏe.
4. THỰC TRẠNG CuNG ỨNG DịCH Y TẾ CHO NGƯỜI CAO TuỔI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Người cao tuổi rất cần sự chăm sóc về sức khỏe cũng như là về tinh thần. Người già rất dễ mắc các bệnh như đã trình bày ở phần trên. Nhóm bệnh gây ảnh hưởng lớn nhất đến sức khỏe người cao tuổi và tỷ lệ tử vong đó là hô hấp, tiêu hóa, tim mạch, tiết niệu. Chăm sóc người cao tuổi phải chú ý đến các mối liên quan giữa tinh thần, thể chất, xã hội, trí tuệ và môi trường sống. Sự kết hợp giữa y tế, xã hội và gia đình là hết sức quan trọng, đảm bảo chất lượng cuộc sống. Tất cả phải nhằm tạo ra cho người cao tuổi có cuộc sống độc lập trong gia đình, trong cộng đồng, càng lâu càng tốt, tránh mọi sự biệt lập, cách xa đối với mọi hoạt động gia đình và xã hội.
Bên cạnh việc huy động gia đình, cộng đồng, xã hội, y tế vào công cuộc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, cần chú ý đến việc tổ chức hướng dẫn để bản thân họ có thể trực tiếp tham gia vào công việc này một cách tự giác, thường xuyên, có cơ sở khoa học và hiệu quả.
Trước đây, các chương trình y tế chủ yếu tập trung vào nhóm đối tượng thanh thiếu niên, đặc biệt là trẻ em. Hiện nay, việc chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi cũng đã bắt đầu được quan tâm. Một số chính sách liên quan đến chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi đã được ban hành. Một số vấn đề mấu chốt của chính sách là: Gia đình đóng vai trò chính trong chăm sóc người cao tuổi; Người cao tuổi được ưu tiên trong chăm sóc sức khoẻ; Người cao tuổi được cung cấp các dịch vụ y tế tại nhà nếu có yêu cầu; Cung cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho người cao tuổi trên 90 tuổi và người già cô đơn có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, với hệ thống cơ sở hạ tầng như hiện nay thì đất nước chúng ta vẫn cần có sự chuẩn bị tốt cho tình hình già hoá dân số.
Dự án can thiệp được thực hiện với mục đích nâng cao các dịch vụ ban đầu cho người cao tuổi ở vùng nông thôn Việt Nam với chi phí phù hợp với hoàn cảnh địa phương. Các hoạt động can thiệp sẽ được tiến hành một cách toàn diện trên các nhóm đối tượng: người cao tuổi, người chăm sóc chính và các thành viên trong hộ gia đình; các thành viên cộng đồng; các tổ chức, đoàn thể xã hội và người cung ứng các dịch vụ y tế.
y Theo dõi sức khoẻ người cao tuổi tại hộ gia đình: Phiếu theo dõi sức khoẻ được sử dụng để ghi lại tình trạng sức khoẻ và sử dụng dịch vụ y tế hàng ngày.
y Khám sức khoẻ định kỳ, tư vấn và cung cấp thuốc miễn phí.
y Tổ chức các lớp tập huấn cung cấp các kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi.
y Tăng cường hoạt động câu lạc bộ người cao tuổi thông qua các hoạt động văn nghệ, thể thao và đưa sinh hoạt chăm sóc sức khoẻ vào hoạt động của câu lạc bộ.
y Cung cấp các tài liệu liên quan đến chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi. y Tổ chức các khoá học nâng cao nhận thức liên quan đến chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, đặc biệt là nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, bao gồm cả thể chất và tinh thần.
y Tổ chức các buổi tập huấn cung cấp kiến thức cơ bản trong chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, đặc biệt chú trọng đến các bệnh thường gặp. Vấn đề chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi cũng được đưa vào các buổi giao lưu sinh hoạt của thanh niên và đài truyền thanh tại địa phương.
y Tổ chức các buổi tập huấn cung cấp các kiến thức cơ bản trong chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, tập trung vào các vấn đề sức khoẻ thường gặp như bệnh đau khớp và cao huyết áp. Cán bộ y tế Nhà nước và tư nhân đều được tham dự các khoá học này.
bÀI 2: NHỮNG VấN ĐỀ SỨC KHỎE CỦANGƯỜI CAO TuỔI
MỤC TIÊu
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được các vấn đề sức khoẻ thể chất của người cao tuổi
2. Trình bày được các vấn đề sức khoẻ tinh thần của người cao tuổi
3.Trình bày được các vấn đề xã hội người cao tuổi phải đối mặt
4.Tư vấn và giải quyết được một số vấn đề sức khoẻ người cao tuổi
NỘI DuNG
1. NHỮNG VấN ĐỀ SỨC KHỎE VỀ THể CHấT
1.1. Các giác quan
1.1.1. Thị giác
œ Rối loạn điều tiết :Bệnh hay gặp nhất là rối loạn điều tiết nhãn cầu đưa đến nhìn không rõ. Ở người từ 40 tuổi trở lên thường gặp tình trạng này và được gọi là lão thị. Nguyên nhân của hiện tượng này được kể ra nhiều nhưng chưa xác định rõ. Có 2 dạng thường gặp:
y Dạng nhẹ: nhìn xa thì bình thường nhưng nhìn cần phải có sự hỗ trợ của kính hội tụ đúng độ.
y Dạng nặng: cả nhìn xa và nhìn gần đều không rõ phải cần tới sự hỗ trợ của kính đa tròng (progressive addition lens) phù hợp.
Vì phải mang kính nên hoạt động của người cao tuổi có sự ảnh hưởng ít nhiều. Nguyên tắc cơ bản để chọn kính là phù hợp độ của mắt, kính không gây độc hại, không dị ứng và càng nhẹ càng tốt. Nên chọn mua kính có thương hiệu ở nơi có uy tín, khi mua kính mới phải đo lại độ của mắt .
œ Bệnh cườm mắt :Cườm mắt có 2 loại hay gặp ở người lớn tuổi gồm cườm nước và cườm khô.
Cườm nước thường gặp ở người trên 40 tuổi, là nữ, những người sống trong tình trạng khó khăn, căng thẳng. Loại này có 2 dạng: cấp tính và mãn tính, loại cấp tính được gọi là thiên đầu thống. Bệnh tiến triển nhanh với các triệu chứng như nhức đầu dữ dội, nhức mắt, giảm thị lực nhanh chóng và nhãn cầu bị hủy hoại. Thiên đầu thống phải được cấp cứu nhãn khoa, nếu để chậm áp lực trong nhãn cầu tăng quá mức làm vỡ nhãn cầu đưa đến mù lòa vĩnh viễn. Trong khi chuyển cấp cứu có thể dùng thuốc lợi tiểu mạnh để giảm nguy cơ biến chứng. Loại mãn tính có triệu trứng âm thầm hơn, gồm có nhức đầu và giảm thị lực tăng dần. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh cườm nước nhưng không phải do nhiễm trùng, bệnh có yếu tố gia đình. Để phòng bệnh cần có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, tránh rượu và các chất kích thích, không thức quá khuya, tránh stress, điều trị các bệnh hệ thống, tiểu đường.
Cườm khô hay còn gọi là đục thủy tinh thể, là hiện tượng đục mờ thủy
tinh thể. Sự đục mờ này ngăn không cho tia sáng lọt qua, kết quả là võng mạc không thu được hình ảnh và thị lực bệnh nhân suy giảm dẫn đến mù lòa. Nguyên nhân chính của đục thủy tinh thể liên quan đến tuổi già, bệnh lý tiểu đường, cao huyết áp, cận thị, chấn thương. Trên 80% người mắc bệnh đục thủy tinh thể là người có độ tuổi trên 50. Triệu chứng chính của cườm mắt là nhìn thấy mờ, thị lực suy giảm, khó nhìn, lóe sáng, quáng gà, ra nắng mờ hơn trong nơi râm mát, nhìn một vật thành hai hoặc thị lực ngày càng suy giảm tiến tới không nhìn thấy gì. Điều trị cườm mắt chủ yếu hiện nay là phẫu thuật thay thủy tinh thể.
œ Thoái hoá điểm vàng do tuổi già (age-related macular degenerescence)
Thoái hóa điểm vàng là nguyên nhân mù mắt chủ yếu của người trên 65 tuổi. Bệnh có thể khởi phát khoảng 50 tuổi, tiến triển âm ỉ dần với thị lực giảm, hình ảnh bị méo, kích thước vật thay đổi bất thường, rất khó chịu khi nhìn vào nguồn sáng mạnh. Bệnh sinh của thoái hóa điểm vàng: sự tăng sinh các mạch máu mới và xuất hiện các mảng cặn (drusen) bất thường bám xung quanh điểm vàng ngày càng nhiều, khi các mảng này xâm lấn điểm vàng làm các tế bào thị giác tổn thương, mất chức năng cảm nhận ánh sáng gây ra mù lòa. Bệnh thoái điểm vàng "khô" hiện nay chưa có thuốc chữa, thoái hóa điểm vàng "ướt" thì có thể chữa được bằng phương pháp quang đông hoặc thuốc chống yếu tố tăng trưởng mạch máu nội mô (anti- vascular endothelial growth factor) để tiêu diệt các mạch máu tăng sinh quanh điểm vàng. Ngày nay, người ta cho rằng nguyên nhân thoái hóa điểm vàng do gen, nhưng những yếu tố từ lối sống như hút thuốc lá và chế độ ăn uống gây béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Ăn nhiều rau quả, bổ sung vitamin D và omega 3 có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh.
1.1.2. Thính giác
œ Chóng mặt do tai :Chóng mặt là hiện tượng chủ quan của người bệnh, chóng mặt do tai có nguyên nhân chủ yếu là viêm nhiễm hay tổn thương tiền đình ốc tai, xáo trộn nội dịch tai. Chứng này làm cho người cao tuổi khó chịu, có cảm giác sợ, hoạt động khó khăn, dễ bị tai nạn. Điều trị phải theo nguyên nhân, tuy nhiên thuốc Acetylleucine (tanganil) điều trị triệu chứng này khá hữu hiệu.
œ Nghe kém :Nghe kém (lãng tai) gặp khoảng 1/3 số người trên 65 tuổi, tỉ lệ bệnh này tăng nhanh theo tuổi. Bệnh là nguyên nhân của thoái hóa toàn diện cơ quan thính giác từ tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài teo lại, giảm khả năng thu nhận âm thanh, màng xơ cứng kém nhạy, xốp xương ở mê nhĩ, các tế bào lông và màng mái bị thóa hóa. Nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu do hệ thống mao mạch thoái hóa vì thiếu máu nuôi. Những người làm việc nặng nhọc, người bị viêm nhiễm mãn tính ở cơ quan thính giác, những người bị ngộ độc hoặc thường xuyên làm việc ở nơi có nhiều tiếng ồn có cường độ cao sẽ bị tăng nguy cơ mắc bệnh lãng tai khi tuổi già. Bệnh tiến triển nặng dần và không có thuốc chữa. Sự phòng bệnh phải bắt đầu vệ sinh tai từ trẻ tuổi. Luyện tập yoga và mát xa tai và một chế độ dinh dưỡng có bổ sung các vi chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, vitamin D có tác dụng phòng ngừa lãng tai. Một chế độ ăn ít cholesterol cũng giảm nguy cơ mắc bệnh lãng tai và điếc ở người già.
œ Điếc
Điếc ở người cao tuổi là đoạn cuối của hiện tượng nghe kém do suy thoái cơ quan tính giác. Bệnh không có thuốc chữa và không thể phẫu thuật. Dùng máy trợ thính là giải pháp cải thiện chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.
1.2. Tiêu hóa và biến dưỡng
1.2.1. Suy dinh dưỡng, thiếu nước và thiếu máu : Hiện tượng suy dinh dưỡng, thiếu nước mà thiếu máu rất thường gặp ở người cao tuổi, nhưng là vấn đề ít được quan tâm nhất do không nhận biết hoặc bị xem nhẹ, bỏ qua.
œ Suy dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi thường do chế độ dinh dưỡng thiếu protein và năng lượng lâu ngày, thể hiện cơ thể teo đét toàn diện, các cơ quan bộ phận giảm khối lượng. Tình trạng này bị che lấp bởi sự teo cơ và tiêu mỡ ở người lớn tuổi. Nhưng nếu có suy dinh dưỡng tình trạng thoái biến này nhanh hơn, mất khoảng 10% thể trọng trong vòng 6 tháng đến 1 năm; kèm theo sự suy giảm nhiều chức năng khác như: phản xạ kém linh hoạt, cơ mềm nhão, trương lực giảm, ăn ngủ kém, táo bón.
Những người có nguy cơ suy dinh dưỡng: trầm cảm, không tự chăm sóc bản thân được, mặc cảm, bị bỏ rơi, sống trong cảnh bị bạc đãi, không nơi nương tựa, quá nghèo, mắc các bệnh mãn tính, biếng ăn, mất răng, nghiện rượu. Giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng là cần tạo và thực hiện được chế độ dinh dưỡng hợp lý và đời sống tinh thần lạc quan, yêu thương, quan tâm sẻ chia. Về chế độ dinh dưỡng cần kết hợp rau củ quả thịt, cá, trứng. Cần chia nhỏ các bữa ăn và chế biến phù hợp khẩu vị người già. Người Việt Nam chỉ dùng sữa khi còn bé, sau đó một thời gian dài không được dùng sữa liên tục, cho nên một số người lớn tuổi bị số thiếu men lactose, không thể dùng sữa, những trường hợp này không nên ép uống sữa, mà nên đổi thành sữa chua dễ tiêu hơn. Cần nhớ rằng thức ăn là "thuốc" kích thích sự ngon miệng tự nhiên nhất, khi nuôi dưỡng người già cần có những bữa ăn "mang tính đột biến" với khẩu vị lạ.
Về đời sống tinh thần, người già cần được sảng khoái trong cuộc sống mới tạo cho ăn ngon, nếu tổn thương về tinh thần, cuộc sống ngột ngạt các cụ không thể nuốt "cục đắng", người sẽ suy kiệt nhanh và chóng đi đến tử vong. Có thể nói yếu tố tinh thần đóng góp 50% nguy cơ suy dinh dưỡng ở người già.
œ Thiếu nước: Người từ 50 tuổi trở lên cảm giác khát bị giảm hoặc mất do thoái hóa của hệ thần kinh, đại đa số họ thiếu nước theo nhu cầu mà không biết. Những biểu hiện của thiếu nước bao gồm da khô, giảm tính đàn hồi, dấu hiệu véo da dương tính. Miệng khô, đắng, ăn mất ngon. Tiểu ít, táo bón, ngứa ngáy khó chịu.
œ Thiếu máu:
Thiếu máu ở người cao tuổi tương đối hay gặp nhưng cũng ít được để ý tới, đại đa số các trường hợp thiếu máu khi được phát hiện đã ở giai đoạn nặng: người mệt mỏi, da xanh, niêm mạc lợt (khám niêm mạc mắt đơn giản và rõ ràng nhất để phát hiện thiếu máu), hồi hộp, có dấu hiệu của suy tim (có đôi khi nhầm tưởng là bệnh tim), phù do suy dinh dưỡng. Nguyên nhân thiếu máu người già thường gặp nhất là những xuất huyết âm thầm mãn tính ở đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng hoặc chảy máu ruột tá do giun móc. Chảy máu dạ dày tá tràng biểu hiện chứng đau thượng vị và đi cầu phân đen. Tuy nhiên nếu lượng máu trong phân ít thì phải xét nghiệm mới thấy. Nhiễm giun móc nhiều khi bị thiếu máu trầm trọng vì ngoài lượng máu giun hút vào cơ thể chúng mỗi ngày khoảng 0,1 - 0,4ml, còn thêm lượng máu mất vì máu còn tiếp tục chảy qua vết hút do chất chống đông tiết ra từ miệng của giun. Mặt khác vì giun làm tổn thương tá tràng, nơi hấp thu phần lớn chất dinh dưỡng của cơ thể, nên người nhiễm giun móc còn thiếu protein và nhiều khoáng chất cần thiết cho việc tạo máu. Giun móc xâm nhập cơ thể qua da, vì vậy để đề phòng giun móc bằng cách mang ủng bảo vệ khi phải làm ở nơi đất ẩm, ô nhiễm và bảo vệ môi trường đất không bị nhiễm phân. Albendazole hoặc mebendazole là thuốc diệt giun móc giai đoạn ký sinh ở ruột rất hiệu quả, thuốc rẻ tiền và dễ kiếm. Ngoài 2 nguyên nhân trên, những nguyên nhân thiếu máu khác ở người già ít gặp hơn.
1.2.2. Táo bón
Táo bón là hiện tượng 2 - 3 ngày hoặc cả tuần mới đi cầu một lần,phân rắn chắc, sự đào thải phân khó khăn, thậm chí rách hậu môn. Táo bón là hiện tượng gặp rất phổ biến ở người lớn tuổi. Bệnh sinh táo bón ở người cao tuổi chủ yếu do suy thoái chức năng hệ tiêu hóa: nước bọt tiết ra ít, khả năng nhai nghiền thức ăn kém. Khi xuống dạ dày có dịch vị ít và khả năng co bóp giảm làm cho chậm tiêu, giảm cảm giác đói làm người già biếng ăn. Một số người có có thêm các bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, khi ăn no có cảm giác đầy khó chịu cũng làm ăn ít đi. Dịch ruột cũng ít, co bóp của ruột giảm, tất cả yếu tố đó làm cho lưu thông trong ruột giảm, đặc biệt là ở ruột già. Sự lưu thông chậm ở ruột già làm cho cặn bã trở nên khô cứng hơn bình thường, sự tống xuất phân khó khăn, có khi gây rách, nứt hậu môn. Sự rách lặp lại nhiều lần sẽ làm hậu môn trở nên hẹp lại gây táo bón năng thêm. Mặt khác, do táo bón, bệnh nhân ngại đi cầu cũng cho tình trạng bón nặng thêm. Sự ứ đọng cặn bã lâu trong ruột, các chất độc hại do chuyển hóa thấm ngược trở lại vào máu gây khó chịu, ngứa ngáy. Sự rặn mạnh quá trong táo bón có thể gây xa trực tràng hoặc gây tai biến mạch não ở người tăng huyết áp.
Để ngừa táo bón cần phải duy trì đi cầu đều đặn mỗi ngày một lần vào giờ nhất định. Ăn nhiều rau xanh và quả, củ có chất xơ. Mỗi buổi sáng nên uống ½ đến 1 ly nước lạnh để làm tăng sự co bóp của ruột. Có thể mát xa bụng mỗi ngày: dùng 2 tay nắm vào nhau thoa bóp vùng bụng dưới theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Và dĩ nhiên, cần ăn uống điều độ và tránh các chất kích thích mạnh. Khi bị táo bón có thể dùng vaseline (ống đóng sẵn) 1 - 2 ống bơm hậu môn vào buổi tối hoặc trước khi đi cầu. Có thể dùng thuốc nhuận trường nhưng không nên kéo dài, không được dùng thuốc xổ mạnh khi không đi cầu được. 1.2.3. Tiểu đường: Tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường ngày nay đang có xu hướng tăng nhanh, đây là bệnh biến dưỡng có liên quan đến lối sống. Có 2 loại bệnh tiểu đường, loại do thiếu insuline được điều trị bằng insuline gọi bệnh tiểu đường phụ thuộc insuline; loại không do thiếu insuline, ta gọi là tiểu đường không phụ thuộc insuline hay tiểu đường type 2, loại này được điều trị bằng các hóa chất tổng hợp.
Tiểu đường type 2 là bệnh có liên quan chế độ dinh dưỡng, bệnh hay gặp ở người cao tuổi. Triệu chứng kinh điển gồm có ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và ốm (gầy) nhiều. Tuy nhiên, tiểu đường không phụ thuộc insulin thực tế hiện nay ít thấy triệu chứng đã được mô tả. Những triệu chứng của bệnh tiểu đường hiện nay thường gặp là: vết thương lâu lành hay gặp ở chân hoặc vùng sinh dục, khô miệng, viêm phổi, lao phổi. Đôi khi bệnh do khám sức khỏe mà tình cờ phát hiện ra. Người mắc bệnh tiểu đường ảnh hưởng rất nhiều chất lượng cuộc sống, bệnh có nhiều các biến chứng: nhiễm trùng, lao phổi, suy tim, suy thận, mù mắt, tăng huyết áp dẫn tới đột quị. Tăng đường huyết quá cao hay hạ đường huyết quá thấp cũng có thể gây hôn mê. Người mắc tiểu đường phải tuân thủ một chế độ điều trị chặt chẽ và kiên trì: uống thuốc đều đặn và đúng cách, khống chế đường huyết dưới 120 mg/ml, có thể kết hợp 2 loại thuốc cho kết quả tốt: metformin (glucophage) và glilazyde. Kiểm tra huyết áp, kiểm tra và kiểm soát mỡ máu, kiểm tra thể ceton trong nước tiểu, kiểm tra bàn chân để phát hiện sớm biến đổi hệ thống mạch máu, điều trị các vết thương mới có một cách tích cực. Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý: hạn chế ăn các chất bột đường, giảm chất béo động vật, tăng chất béo thực vật và sản phẩm có omega3, tăng cường thực phẩm có chất xơ. Cần bỏ uống rượu bia, thuốc lá. Tăng cường vận động cơ thể, duy trì chỉ khối cơ thể (BMI) khoảng 18,5 - 24,9; không để mập phì. Người mắc bệnh tiểu đường phải tuân thủ điều trị suốt đời, nếu thực hiện tốt với thay đổi lối sống tích cực, hoạt động thể lực, trí tuệ và hoạt động xã hội tích cực sẽ cải thiện được chất lượng cuộc sống đáng kể.
1.2.4. Rối loạn chuyển hóa mỡ :Người cao tuổi thường tăng tích mỡ ở bụng và cơ quan phủ tạng, tăng mỡ máu, đặc biệt là tăng cholesterol máu, hiện tượng gia tăng này có hại cho sức khỏe.
Cholesterol có vai trò tối quan trọng với con người: nó là chất để thể tạo ra các hormone steroit, thành phần của axit mật và thành phần không thể thiếu của màng tế bào. Cholesterol trong cơ thể có nguồn gốc từ nội sinh và ngoại sinh. Ngoại sinh là từ thực phẩm ăn vào, chỉ thực phẩm nguồn gốc động vật mới có cholesterol. Cholesterol cao trong máu sẽ tạo thành tế bào xốp đóng thành mảng trên lớp nội mô mạch máu, các mảng này lớn và dày lên làm lòng mạch kẹp lại và lồi lõm, cản trở lưu thông của máu và làm máu dễ bị vón cục tạo gây nghẽn mạch gọi là hiện tượng nhồi máu, nhồi máu nguy hiểm nhất khi xuất hiện ở tim, não. Mặt khác, các tế bào sợi trong mảng có thể phát triển làm xơ hóa mảng, lâu ngày đóng vôi nội mô thành mạch, thành mạch trở nên dễ vỡ. Khi vỡ gây nên vỡ tim hoặc tai biến mạch máu não. Có 2 chất chính chuyên chở cholesterol trong máu: lipoprotein có tỉ trọng thấp (Low Density Lipoprotein, LDL) và lipoprotein có tỉ trọng cao (High Density Lipoprotein, HDL). LDL có vai chuyên chở cholesterol từ máu đến các mô, tế bào; HDL chuyên chở cholesterol dư thừa từ máu và các mảng vữa trở về gan, nên HDL được coi là chất có lợi cho sức khỏe. Rối loạn mỡ máu được định nghĩa là khi xét nghiệm máu có kết quả các thành phần mỡ khác mức bình thường: cholesterol toàn phần >200mg% (Bình thường<200mg%); LDL - cholesterol >100mg% (Bình thường<100mg%); HDL- cholesterol <40mg% (Bình thường>40mg%); triglycerite >150mg % (Bình thường <150mg %). Khi điều trị rối loạn mỡ máu, chỉ số HDL/LDL tăng là biểu hiện tốt. Trong khi nguyên nhân rối loạn mỡ ở người trẻ do di truyền, gen và các bệnh miễn dịch thì rối loạn mỡ máu ở người cao tuổi lại có thêm nhiều nguyên nhân hơn. Những yếu tố sau đây đã được biết đến: estrogen làm giảm cholesterol, cho nên phụ nữ mãn kinh, thường tăng cholesterol do lượng estrogen trong máu giảm; người bệnh tiểu đường không điều trị hay điều trị không tốt làm tăng cholesterol trong máu; tắc mật mãn tính làm tăng cholesterol; bệnh miễn dịch hệ thống (như lupus) gây tăng cholesterol máu. Người mập làm tăng cholesterol trong máu, hút thuốc lá làm tăng cholesterol trong máu. Hoạt động thể lực làm giảm cholesterol trong máu. Một số chế độ ăn làm tăng cholesterol trong máu. Để điều trị rối loạn mỡ trong máu cần thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp hoạt động thể lực thích hợp và dùng thuốc đặc trị. Hiện nay có rất nhiều thuốc điều trị chứng bệnh này, atorvastatin là thuốc khá hiệu quả và dễ sử dụng và dễ kiếm.
1.3. Tim mạnh
1.3.1. Tăng huyết áp: Người bị tăng huyết áp là một người có huyết áp tối đa >120 mmHg hoặc số tối thiểu >80 mmHg. Dựa vào số đo huyết áp, người ta chia tăng huyết áp ra 3 dạng khác nhau: Tiền tăng huyết áp (tối đa 120 - 139mmHg hoặc tối thiểu 80 -89mmHg); tăng huyết áp độ I (tối đa 150 - 159mmHg hoặc tối thiểu 90 - 99mmHg) và tăng huyết áp độ II (tối đa >160mmHg hoặc tối thiểu >100 mmHg). Máy đo huyết áp tốt nhất là máy thuỷ ngân. Người được đo huyết áp phải ngơi ít nhất 15 phút trước khi đo, tinh thần thoải mái, tránh dùng thuốc có ảnh hưởng huyết áp trong ngày được đo. Có thể đo ở tư thế ngồi hoặc nằm. Nếu là máy điện tử thì vị trí máy cần ngang với vị trí của tim. Cần nhớ rằng huyết áp của một người không phải là con số hằng định mà có sự giao động trong ngày và rất dễ thay đổi do tâm lý, cảm súc, vận động và ăn uống.
Tăng huyết áp là một bệnh phổ biến ở người cao tuổi, phần lớn thuộc tăng huyết áp vô căn hay còn gọi là tăng huyết áp tiên phát. Đa số các trường hợp tăng huyết áp không có triệu chứng lâm sàng, một số ít có cảm giác nặng ngực, nhức đầu, chóng mặt. Bệnh tăng huyết áp có nhiều biến chứng nguy hiểm: với tim, tăng huyết áp làm dày thất trái, gây suy tim; với thận, tăng huyết làm suy thận; với mắt, tăng huyết áp tổn thương võng mạc. Hơn nữa tăng huyết áp và tăng cholesterol máu làm tăng nguy cơ thiếu máu cơ tim, nhồi máu tim, nhồi máu não, tăng nguy cơ đột quị và tai biến mạch máu não. Nguyên tắc cơ bản của điều trị tăng huyết áp là kết hợp tiết chế dinh dưỡng, hoạt động thể lực và dùng thuốc, điều trị lâu dài nhằm đưa và duy trì số đo huyết áp ở mức bình thường. Về tiết chế: chế độ ăn ít muối, ít béo động vật, không dùng đồ uống có cồn, có thể dùng rượu vang với lượng khoảng 100ml/ ngày, tăng cường thức ăn nhiều chất xơ, không hút thuốc lá. Về hoạt động thể lực: Luyện tập thể lực mỗi ngày đều đặn phù hợp sức khoẻ. Nếu mập phì phải có kế hoạch giảm cân. Về thuốc, có rất nhiều loại thuốc: thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn bêta (propanolon), thuốc ức chế men chuyển (Captopril), thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II (Losartan), thuốc chẹn kênh calci (Nifedipine, Amplodipine), thuốc ức chế giao cảm trung ương (Methyldopa, Clonidine). Tuỳ theo từng bệnh nhân cụ thể mà có quyết định dùng thuốc phù hợp, có thể kết hợp thuốc.
1.3.2. Thiếu máu cơ tim :Thiếu máu cơ tim là bệnh hay gặp ở người lớn tuổi, nguyên nhân của bệnh là do suy mạch vành. Có nhiều nguyên nhân gây suy mạch vành, nhưng thường nhất ở người cao tuổi là tăng cholesterol làm xơ vữa động mạch vành. Lòng mạch bị xơ vữa bị hẹp và không trơn láng làm cản trở dòng máu đến nuôi cơ tim. Tùy theo vị trí hẹp và mức độ hẹp gây nên mức độ thiếu máu nặng hay nhẹ. Triệu chứng điển hình của thiếu máu cơ tim là cơn đau thắt ngực: Cảm giác đau sau xương ức đột ngột, thường xảy ra khi đang đi vội, leo dốc, lên cầu thang, khi trời lạnh; Cảm giác tức ngực như có vật đè lên sau xương ức hoặc bên trái, đau lên hai vai, hai quai hàm dưới, phía trong tay trái lan lên cổ; Cũng có khi cảm giác đau nhói hoặc nóng bỏng; Tâm trạng lo sợ, hoảng hốt; Cơn đau kéo dài vài giây đến vài phút (không kéo quá dài); Cơn đau có thể đơn độc (nhẹ) nhưng cũng thể xuất hiện nhiều lần trong ngày, cơn đau xuất hiện càng dày tiên lượng bệnh càng xấu. Để chẩn đoán thiếu máu cơ tim cần chú ý đến tiền căn, hoàn cảnh xuất hiện, tính chất cơn đau, kết hợp với cận lâm sàng: điện tâm đồ cần làm trước tiên sẽ thấy đoạn St chênh, sóng T cao nhọn, nếu có sóng Q là có hiện tượng nhồi máu, tiếp đến thử máu tìm độ tăng của SGPT và SGOT. Và siêu âm tim có thể dùng để chẩn xác định đoạn và mức độ hẹp. Để điều trị thiếu máu cơ tim, nên phân biệt 2 dạng lâm sàng: cấp và mãn. Điều trị thiếu cơ tim cấp là điều trị cấp cứu: trước tiên cần một môi trường yên tĩnh và thoáng (không khói thuốc) để bệnh nhân nằm, cho thuốc dãn mạch tác dụng nhanh NITrIT (Natispra, risordan), thuốc làm tan cục máu đông (Aspegic¼) sau đó là các thuốc phụ trợ khác như thuốc giảm đau, lợi tiểu, thuốc chống loạn nhịp... Ngày nay, kỹ thuật đặt ống (stent) tại nơi bị hẹp khá hiệu quả (99%) trong việc cải thiện máu nuôi cho vùng cơ tim bị thiếu. Tuy nhiên, giá thành còn tương đối cao và sau khi đặt ống người bệnh tiếp tục phải dùng thuốc chống tích tụ tiểu cầu (plavix) với thuốc chống kết tập tiểu cầu và tan cục máu đông (aspegic). Những người đã từng bị thiếu máu cơ tim cần tránh tình trạng stress, không hút thuốc lá, điều trị tăng huyết áp và luôn mang theo người các chế phẩm nitrite tác dụng nhanh dạng ngậm.
1.3.3. Tai biến mạch máu : Tai biến mạch máu có 2 nguyên nhân chính là xơ vữa động mạch và cục máu đông. Có 2 dạng lâm sàng nặng, tỉ lệ tử vong cao là tai biến mạch vành và tai biến mạch não:
œ Ở tim: Nhồi máu cơ tim Là tình trạng thiếu máu cấp tính của cơ tim do mạch một nhánh của mạch vành bị cục máu đông làm nghẽn hay vỡ mạch. Triệu trứng lâm sàng là cơn đau thắt ngực cấp với dấu hiệu trầm trọng hơn và chỉ phân biệt với thiếu máu cơ tim bằng tổn thương cơ tim lan rộng và trầm trọng hơn. Nguyên nhân và nguyên tắc chữa trị cũng như điều trị cơn đau thắt ngực cấp. Nhồi máu cơ tim nếu cấp cứu khỏi, bệnh nhân vẫn có nguy cơ tử vong do bị vỡ tim ở vùng bị nhồi máu.
œ Ở não: Tai biến mạch máu não - đột quị :Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quị, bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần não bộ bị ngưng trệ đột ngột do nghẽn bởi cục máu đông hoặc vỡ một nhánh động mạch não. Nếu một nhánh động mạch não bị tắc nghẽn thì gọi là nhồi máu não. Nếu vỡ một nhánh động mạch não thì gọi là xuất huyết não. Xuất huyết não có thể xảy ra ở trong mô não, dưới màng nhện hay dưới màng cứng. Hậu quả của đột quị là phần não được cấp máu bởi động mạch bị tổn thương rơi vào tình trạng thiếu ôxy và tế bào não sẽ chết chỉ sau vài phút. Bệnh nhân có thể bị liệt, hôn mê hoặc tử vong tuỳ thuộc vào vùng não bị ảnh hưởng và mức độ trầm trọng của tổn thương Theo Viện Chiến lược Y tế Việt Nam, năm 2008, tai biến mạch máu não là nguyên nhân tử vong hàng đầu của những người trên 65 tuổi ở Việt Nam. Điều trị đột quị là một cấp cứu nội khoa, nguyên tắc cơ bản là: thông thoáng đường thở, cung cấp oxy tăng cường cho não, làm tiêu cục máu đông (xác định không phải xuất huyết não), kiểm soát yếu tố đông máu, chống phù não, hạ huyết áp, nuôi dưỡng qua đường ống hay tĩnh mạch, vệ sinh thân thể, chống loét và chống nhiễm trùng thứ phát. Tai biến mạch máu não được phát hiện và điều trị sớm trong 3 giờ đầu cơ may cứu sống bệnh nhân rất lớn. Sau đây là dấu hiệu tiền triệu của tai biến mạch máu não:
y Huyết áp tăng cao liên tục
y Mất khả năng nói, hay nói ngọng
y Chảy nước miếng bất thường, khó cầm
y Nuốt nghẹn hoặc sặc
y Tê hoặc yếu một tay (cầm đồ bị rơi), một chân
y Mắt nhìn đôi, mắt lé một cách đột ngột
y Đau đầu dữ dội
y Mất thăng bằng, mất phối hợp động tác (té)
y Li bì
Nguyên tắc để phòng đột quị là: điều trị cao huyết áp, điều trị rối loạn mỡ máu, hoạt động thể lực, tránh cảm xúc đột ngột. Với người lớn tuổi có cao huyết áp cần tránh: thay đổi nhiệt độ trong nhà quá đột ngột, không thay đổi tư thế đột ngột, tránh táo bón.
1.4. Hô hấp
1.4.1. Viêm phổi : Người cao tuổi rất dễ bị viêm phổi do sự hoạt động thể lực giảm, có bệnh đi kèm và đặc biệt hệ thống miễn dịch tại phổi suy yếu. Tất cả các loại vi khuẩn, virus, vi nấm là tác nhân gây bệnh viêm phổi ở người lớn tuổi. Nhưng thường gặp nhất là vi khuẩn Gram âm. Triệu chứng gây bệnh viêm phổi ở người cao tuổi khá nghèo nàn: Thở nhanh hoặc khó thở, ớn lạnh, không sốt hay sốt nhẹ, ho vài tiếng hay không ho, không khạc đàm (trừ người bị dãn phế quản) nói chung triệu chứng lâm sàng rất mờ nhạt, âm thầm. Khi chụp X quang có hình ảnh tổn thương, nhưng dễ lầm là lao. Điều trị viêm phổi cần phối hợp thuốc kháng sinh đặc hiệu, bù nước điện giải, chống rối loạn kiềm toan và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Thuốc cefuroxim là được đề nghị vì hiệu quả và dễ sử dụng.
1.4.2. Tâm phế mãn
Định nghĩa: Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới thì tâm phế mãn là sự thay đổi cấu trúc và chức năng của thất phải do các bệnh lý thay đổi cấu trúc và chức năng của phổi.
Dấu hiệu lâm sàng: khó thở, xanh tím, run đầu chi, ngủ gà. Dấu hiệu suy tim phải: gan to, tĩnh mạch cổ nổi, phù ngoại biên. Có thể có hội chứng thiếu máu cơ tim, thiếu máu não. X quang phổi là một cận lâm sàng quan trọng cần làm trước tiên. Trên phim có hình ảnh: giãn phế quản (vòm hoành thẳng, xương sườn nằm ngang, phổi tăng sáng) và dấu hiệu viêm phổi kẽ. Dấu hiệu giãn động mạch phổi (cung động mạch phổi nổi lớn, đường kính nhánh động mạch phổi >15mm¼), làm điện tâm đồ để xác định tổn thương tim. Đo chức năng hô hấp: có dấu hiệu của tắc nghẽn, giảm dung tích sống, tăng khí cặn.
Chẩn đoán bệnh tâm phế mãn dựa vào các tiêu chuẩn sau: tiền sử viêm phổi mãn, suy tim phải và kết hợp dấu hiệu cận lâm sàng ở trên. Để điều trị tâm phế mãn cơ bản là trong cơn khó thở cấp cần cho thở OXY, cho thuốc lợi tiểu (diamox) và sau đó là dùng thuốc chống suy tim (digilal). Những bệnh nhân nằm lâu ngày cần chú ý cân bằng kiềm toan và chống loét. Những thuốc dãn phế quản như thiophyline hoặc salbutamol đều có thể sử dụng. Tuy nhiên những thuốc này dùng thường xuyên kéo dài, hiệu quả có thể bị giảm. Kháng sinh chống bội nhiễm trong điều trị tâm phế mãn khi có dấu hiệu nhiễm trùng.
1.4.3. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
Định nghĩa: COPD là bệnh của tiểu phế quản mãn tính, không lây,biểu hiện bởi tắc nghẽn thông khí mãn tính, bệnh có xu hướng nặng dần, có 2 dạng lâm sàng: teo đét và mập. Dạng teo đét da niêm có màu đỏ tía trong khi dạng mập da xanh tím. Sinh bệnh của COPD: tiểu phế quản tận bị thoái hóa: teo, xơ hóa, cản trở luồng khí thở ra, gây ứ đọng khí phế nang, tăng lượng khí cặn.
Lâm sàng của COPD: dạng teo đét: người gầy khó thở là chủ yếu, ít ; đàm, ngực hình thùng, gõ vang, rì rào phế nang giảm. Xquang thấy phổi tăng sáng, xương sườn nằm ngang, tim hình giọt nước, PaO2 máu giảm nhẹ, đo chức năng hô hấp giảm thông khí, dấu hiệu tắc nghẽn. Dạng xanh tím: người mập, ho và khạc đàm rất nhiều, về sau thành khó thở, tím tái, có thể phù. Xquang phổi có hình ảnh ứ đọng phổi, hình ảnh của viêm nhiễm, bóng tâm thất rộng. PaO2 giảm, Pa CO2 tăng. Thử máu thấy tăng số lượng hồng cầu và có dấu hiệu cô đặc máu. Nên nhớ rằng COPD khó thở giống hen phế quản nhưng dùng thuốc giãn phế quản rất ít hiệu quả vì khác nhau cơ bản về sinh bệnh học. Điều trị COPD chủ yếu là tập phục hồi chức năng và dùng kháng sinh khi có bội nhiễm.
1.5. Tiết niệu
œ Rối loạn tiểu tiện rối loạn tiểu tiện là bệnh rất hay gặp ở người lớn tuổi, nam nhiều hơn nữ. Có nhiều mức độ độ và hình thái khác nhau: tiểu són, tiểu khó, bí tiểu. Có rất nhiều nguyên nhân cho từng hình thái lâm sàng.
œ Tiểu són: Tiểu són là hiện tượng rỉ nước tiểu ra ngoài mà người bệnh không có khả năng kiềm chế. Một chứng bệnh rất thường gặp người lớn tuổi, nữ nhiều hơn nam, nhất là phụ nữ lớn tuổi, sinh đẻ nhiều. Bệnh ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Vì vấn đề tế nhị, nên khi thật khó chịu, bệnh đã nặng họ mới lo chữa trị. Nên nhớ rằng tiểu són là bệnh hay gặp ở người lớn tuổi nhưng không phải là dấu hiệu của lão suy, bệnh có thể hoàn toàn chữa khỏi nếu chẩn đoán và điều trị sớm. Có thể chia tiểu són thành 3 dạng chính sau đây:
y Tiểu són khi gắng sức (stress incontinence): Nước tiểu sẽ tự động ra khi áp lực trong ổ bụng tăng đột ngột như ho, ắt xì, cười, mang vác vật nặng, tập thể dục thể thao. Nguyên nhân của dạng này là suy cơ đáy chậu mãn hoặc người đang mang thai, thường gặp ở nữ.
y Tiểu són cấp kỳ (urge incontinence): nước tiểu xuất ra rất nhanh khi mới mắc tiểu, người bệnh không thể kiềm chế để kịp đến nhà vệ sinh. Nguyên nhân có thể do nhiễm trùng đường tiểu, suy yếu do bệnh toàn thân, bệnh tiểu đường, tâm lý sợ sệt, thường gặp ở nữ hay người trẻ tuổi.
y Tiểu són thường xuyên (overflow incontinence): lúc nào người bệnh cũng cảm giác có nước tiểu đầy trong bàng quang, khó tiểu hết nước tiểu trong lần đi tiểu. Nguyên nhân của tình trạng này bao gồm: tắc nghẽn đường tiểu dưới, liệt bàng quang, các bệnh hệ thống cơ, thần kinh, u bướu, thường gặp ở nam. Những nguyên tắc cơ bản để trị tiểu són: điều trị nguyên nhân kết hợp phục hồi chức năng và phòng ngừa. Về nguyên nhân có thể dùng thuốc điều trị tại chỗ và toàn thân, có thể phẫu thuật. Về phục hồi chức năng cần tập các bài thể lực làm tăng sức mạnh hệ vận động và cơ đáy chậu cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Phòng ngừa tiểu són bằng các biện pháp sau đây: tránh táo bón, không sinh con quá nhiều, thời kỳ hậu sản không nên gắng sức và làm việc nặng. Thường xuyên tiểu đúng giờ, không nên nhịn tiểu quá lâu, mỗi lần tiểu nên tiểu hết. Điều trị các viêm nhiễm đường tiểu, các bệnh toàn thân. Tập thể lực thường xuyên, tránh mập phì. Bài tập Kegel khá hiệu quả để duy trì cơ đáy chậu khỏe, phòng ngừa tiểu són. Đối với nữ nên tập bài 1, bài 2, đối với nam tập bài 3 bài 4. Hoặc có thể chọn một trong 2 cách tập sau đây: (1) co rút cơ cùng - vệ và giữ trong 10 giây, thả lỏng 5 giây, làm liên tục từ 10-12 lần hoặc (2) co rút cơ cùng - vệ liên tục rồi giữ lại 10 giây, thở sâu rồi lặp lại, thời gian mỗi lần tập kéo dài 5 phút. Mỗi ngày tập khoảng 3 lần.
œ Tiểu khó và bí tiểu :Tiểu khó và bí tiểu ở người lớn tuổi thường gặp ở nam nhiều hơn nữ.
Có 2 nhóm nguyên nhân chính gây tiểu khó và bí tiểu:
y (1) Do bế tắc niệu quản dưới vì viêm nhiễm, sỏi, phì đại tuyến tiền liệt, khối u đường tiết niệu hoặc từ bên ngoài chèn ép.
y (2) Do liệt vì tai biến mạch máu não, tổn thương cột sống và các bệnh thần kinh khác. Tùy theo bệnh cảnh lâm sàng và nguyên nhân gây bệnh, có thể phải can thiệp khẩn hay điều trị duy trì bảo tổn. Nhưng nguyên tắc cơ bản phải duy trì được sự bài tiết nước tiểu thông suốt và càng tự nhiên được thì càng tốt.
œ Phì đại tuyến tiền liệt : Tuyến tiền liệt bị lớn khi cao tuổi còn được gọi là u tuyến tiền liệt, một chứng rất thường gặp ở những người từ 50 tuổi trở lên. Theo Tổ chức Y tế Thế giới thì từ 60 - 70 tuổi, tỉ lệ người mắc bệnh 50%, đến 80 tuổi tỉ lệ mắc là 88%. Có 2 loại u tuyến tiền liệt, loại u lành tính còn gọi là u xơ tuyến tiền liệt chiếm đại đa số, loại thứ 2 ít hơn nhiều là u tân sinh ác tính tuyến tiền liệt. Tuy nhiên xét về ung thư thì ung thư tuyến tiền liệt đứng thứ 2 sau tiểu không đồng hành với độ lớn của tuyến. U xơ tuyến tiền liệt có thể khám lâm sàng qua trực tràng thấy tuyến to toàn diện, mặt trơn láng, mật độ mềm đàn hồi tốt, giồng như dùng đầu ngón tay đè nhẹ lên đỉnh cánh mũi vậy. Phương tiện cận lâm sàng gồm siêu âm thấy tuyến to toàn diện, mật độ đều, xét nghiệm máu để loại trừ ung thư tuyến tiền liệt (nếu trong máu có PSA là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt). Cần nhấn mạnh lại rằng u xơ tuyến tiền liệt không phải ung thư hay tiền ung thư tuyến tiền liệt.
Để điều trị u xơ tuyến tiền liệt có 2 phương pháp chính: nội khoa và ngoại khoa. Nội khoa có 3 nhóm thuốc chính
1. Thuốc ức chế alpha: gồm Fomax (Tamsulosin) và Uroxatral
(alfuzsin) làm dãn các cơ vùng cổ bàng quang.
2. Thuốc ức chế alpha5 (nguồn gốc nội tiết) gồm Evodart
(Dutasteride) và Proscar (Finasteride) có tác dụng làm giảm kích thước của tuyến.
3. Nhóm thuốc có nguồn gốc thảo dược có tác dụng hỗ trợ làm giảm kích thước u xơ tuyến tiền liệt (không dùng chữa u xơ tử cung) như trinh nữ hoàng cung (crila) ở nước ta.
Về ngoại khoa mổ cắt bỏ tuyến. Ngày nay phương pháp mổ nội soi công việc nhẹ nhàng hơn mổ hở nhiều.
1.6. Vận động
1.6.1. Run :run ở người cao tuổi là hiện thượng rất thường gặp. Hiện tượng
này phổ biến và nặng dần theo độ tuổi. Nguyên nhân run ở người trẻ thường do cảm xúc tâm lý hay bệnh thực thể. Nguyên nhân run ở người già là tình trạng suy thoái nhiều cơ quan phối hợp: chức năng điều hòa thần kinh của trung ương thần kinh suy giảm, phản xạ cơ xương kém nhậy, trương lực cơ yếu, tình trạng dinh dưỡng kém, thiếu năng lượng,¼ Mặt khác, người cao tuổi mắt mờ, tai nghe kém khả năng định hướng không gian không tốt đưa đến tâm lý "sợ té", làm cho run xảy ra thường xuyên và trầm trọng hơn. Phòng chứng run ở người già chủ yếu tăng cường dinh dưỡng và rèn luyện thể lực. Đồng thời đề phòng tai nạn do té ở người già.
Bệnh Parkinson: Parkinson là một bệnh thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh (dopamin) trong não gây nên triệu chứng ngoại thấp điển hình là run và mất điều hòa vận động do tăng trương lực cơ. Về lâm sàng, chia 2 giai đoạn:
œ Giai đoạn sớm
y Thay đổi biểu cảm của nét mặt
y Giảm vung vẩy ở một cánh tay khi đi bộ
y Dáng người hơi gù xuống
y Cứng và đau vai
y Đi kéo lết ở một bên chân y Cảm giác tê bì, kim châm y Giọng nói trở nên nhỏ hơn
y Cảm giác run ở bên trong cơ thể
œ Giai đoạn trễ
y run tăng khi nghỉ ngơi, giảm khi hoạt động, nhưng xu hướng run nặng dần.
y Liệt: co cứng cơ bắp, khó cử động, khó làm động tác khéo léo, nét mặt không có khả năng biểu cảm, giọng nói nhỏ lại dần.
y Mất ngủ kéo dài. y Trầm cảm.
Điều trị Parkinson bằng thuốc đặc hiệu kết hợp luyện tập thể lực và trí tuệ, có 4 loại chính: thuốc chứa Levodopa, thuốc đồng vận Dopamine, thuốc hủy phó giao cảm trung ương và Amantadin (loại thuốc chống cúm, tác dụng chữa Parkinson là do tình cờ phát hiện).
1.6.2. Đau khớp au khớp xương thông thường có 4 nguyên nhân chính: nhiễm khuẩn, chấn thương, thoái hóa, tự miễn dịch và biến dưỡng.
œ Đau do nhiễm khuẩn
y Nhiễm trùng khớp và bộ phận quanh khớp không đặc hiệu
y Lao khớp y Lậu khớp
œ Đau do chấn thương
Do lực tác động từ bên ngoài, gồm các dạng:
y Dãn dây chằng y Trật khớp y Thoát vị bao hoạt dịch
y Thoát vị đĩa đệm y Mẻ khớp
y Chấn thương phá huỷ toàn bộ khớp œ Đau khớp thoái hóa cấu trúc khớp
Người cao tuổi gặp dạng này nhiều nhất, có 2 nguyên nhân chính làm thay đổi cấu trúc khớp thoái hoá khớp và các bệnh phá huỷ cấu trúc khớp. hoái hoá khớp là dạng gặp phổ biến ở người cao tuổi, gây đau kéo dài khó chữa, nguyên nhân chưa rõ. Nhiều ý kiến cho rằng hoạt động lệch trục lâu ngày làm cho khớp thoái hoá nhanh. Các dạng thoái hoá bao gồm:
y Giảm sinh sụn
y Khô khớp
y Mọc gai
y Vôi hoá bộ phận quanh khớp y Xơ hoá tổ chức quanh khớp
y Thoái hoá khớp do các bệnh toàn thân khác
y Các bệnh do ảnh hưởng cấu trúc khớp gồm:
y Tăng sinh lành tính hay ác tính sụn xương
y Bệnh mạch máu thần kinh có xâm lấn khớp
y Các bệnh cơ quan khác xâm lấn khớp và tổ chức quanh khớp
y Can xương không đồng trục làm thay đổi vị trí khớp
y Dính khớp sau chấn thương y Hư khớp
œ Đau khớp do miễn dịch và rối loạn chuyển hóa
Đây cũng là nguyên nhân đau khớp thường gặp ở người lớn tuổi (trừ bệnh viêm khớp cấp rAA). Bệnh do cơ thể tự tạo ra kháng thể chống lại tổ chức khớp của mình, nên được gọi là bệnh tự miễn. Điển hình trong nhóm này là viêm khớp cấp (rAA) thường xảy ra sau khi viêm họng ở người trẻ tuổi. Ngoài ra còn các bệnh hay khác trong nhóm này ất thường gặp và khó chữa như:
y Viêm khớp dạng thấp
y Viêm đa khớp tiến triển y Viêm khớp do vảy nến
y Lupus hệ thống
y Bệnh Gout (do rối loạn chuyển hóa axit uric)
1.6.3. Liệt ó 2 nguyên nhân gây liệt ở người già:
y 1/ Di chứng của đột quị
y 2/ Tổn thương xương khớp.
Liệt ở người cao tuổi khó hồi phục và công việc chăm sóc là việc nặng nhọc. Chăm sóc chú ý đến vệ sinh cá nhân, chế độ dinh dưỡng, phòng và chống các vết loét, chống các bệnh nhiễm trùng do nằm lâu và chống loãng xương, teo cơ.
1.7. U tân sinh ác tính
Tỉ lệ mắc u tân sinh ác tính tăng theo tuổi, từ 55 tuổi trở lên tỉ lệ này tăng nhanh, các loại u hay gặp là: ung thư phổi, ung thư vú (nữ), ung thư tuyến tiền liệt (nam), ung thư đại tràng, ung thư tụy tạng.
œ Các dấu hiệu nghi ngờ cần được tầm soát để phát hiện ung thư sớm:
y Sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân
y Ho dai dẳng
y Tắt tiếng không rõ nguyên nhân
y Sốt không rõ nguyên nhân
y Xuất huyết bất thường
y Nổi hạch bất thường
y Xuất huyết bất thường ở đường tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu
y Tiêu chảy hoặc táo bón bất thường
y Bí tiểu
y Xuất hiện các khối cứng ở khoang bụng.
2. CÁC VấN ĐỀ SỨC KHỎE TINH THẦN:
2.1. Trầm cảm
Trầm cảm là sự biến đổi trạng thái tâm lý theo chiều hướng tiều cực: u ầu, chán nản, mất niềm tin, tự tách mình ra khỏi cuộc sống gia đình xã hội, sự biến đổi này kéo dài từ 2 tuần trở lên. Trầm ảm là hiện tượng sức khoẻ tâm thần rất thường gặp ở người lớn tuổi.
Bệnh sinh cơ bản của trầm cảm như sau: Do quá trình lão hoá, thể tích não và năng lực trí tuệ bị giảm, khả năng thích ứng của người cao tuổi kém, cộng với biến đổi trong cuộc sống (sự mất mát lớn về tình cảm, sự bất lực về tình trạng sức khoẻ, sự buồn phiền về con cái, sự bỏ rơi của gia đình và xã hội). Những yếu tố trên kết hợp với nhau tạo thành "mạng lưới áp lực" đẩy người cao tuổi vào trạng thái trầm cảm.
Biểu hiện trầm cảm thì khác nhau ở mỗi người, hay gặp nhất là ít nói, ăn kém. Buồn không muốn tham gia hoạt động chung. Mất ngủ ban đêm, mệt mỏi và buồn ngủ ban ngày. Giảm hoặc mất ham muốn tình dục, hay cáu gắt nếu có người hỏi tới. Kém chải chuốt và làm biếng vệ sinh thân thể. Người không có tinh thần và khí sắc.
Nguyên tắc cơ bản để điều trị trầm cảm là kết hợp liệu pháp tâm lý và thuốc chống trầm cảm, trường hợp có thể dùng thêm sốc điện.
Về tâm lý liệu pháp: Phải tạo được môi trường thân thiện và tôn trọng nười bệnh ở trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Tạo sân chơi thể lực và trí tuệ phù hợp để người bệnh có khả năng tham gia. Tạo điều kiện để người bệnh tham gia các hoạt động xã hội đoàn thể, tham quan du lịch.
Về thuốc chống trầm cảm có một số họ sau đây: MAOIs (thuốc ức chế Monoamine oxidase), SSrIs (thuốc ức chế chọn lọc trên serotonin), SSNIs (thuốc ức chế tái hấp thu trên rotonin à noradrenalin) và thuốc chữa trầm cảm 3 vòng. Những điều lưu ý khi dùng thuốc là: phải sau 1-2 tuần điều trị thuốc mới bắt đầu có tác dụng và hơn 10 tuần sau mới tác dụng đầy đủ. Không được ngưng thuốc đột ngột và thuốc có thể làm giảm ham muốn tình dục. Về sốc điện chỉ dùng cho trường hợp dùng thuốc không hiệu quả hoặc trường hợp nặng (có ý định tử tử), mục đích của sốc là xoá ký ức bệnh còn lưu trên não người bệnh.
2.2. Sa sút trí tuệ
2.2.1. Định nghĩa sa sút trí tuệ
Sự suy giảm trí tuệ so với thời kỳ còn trẻ biểu hiện bằng suy giảm trí nhớ nặng dần, suy giảm nhận thức và năng lực tư duy, bệnh tiến triển vài năm đến hàng chục năm, cuối cùng người bệnh mất khả năng sinh hoạt bình thường, phải sống phụ thuộc hoàn toàn vào người khác. Sa sút trí tuệ phần lớn có nguyên nhân thực thể từ não. Sa sút trí tuệ là hiện tượng phổ biến người lớn tuổi. Ở lứa tuổi càng cao tỉ lệ mắc bệnh càng nhiều, lứa tuổi 60 tỉ lệ là 1% nhưng lứa tuổi 85 có khoảng 45% người mắc bệnh.
Cần phân biệt sa sút trí tuệ với suy giảm trí nhớ do lão hóa còn được gọi à iảm trí nhớ sinh lý hay giảm trí nhớ lành tính. Loại này trong não không có tổn thương mà chỉ do chức năng của não giảm sút, người bệnh không quên hoàn toàn, vẫn nhớ được những điều căn bản, không mất nhân cách, tư duy vẫn mạch lạc, tình trạng giảm trí nhớ có thể được cải thiện nếu sự luyện tập, dinh dưỡng và lối sống hợp lý.
2.2.2. Phân loại sa sút trí tuệ theo nguyên nhân:
y Do thoái hóa não chiếm trên 80%: gồm các bệnh phổ biến như bệnh Alhzeimer, bệnh Pick (thoái hóa thái dương), sa sút trí tuệ thể Lewy và một vài dạng khác ít phổ biến hơn. Các nhà thần kinh tâm thần học còn chia sa sút trí tuệ theo vị trí tổn thương của não như thoái ha vỏ và thoái hóa ưới vỏ.
y Do mạch máu não chiếm khoảng 15%: nguyên nhân chính do nhồi máu não, nhồi máu não nhiều ổ, nhồi máu não ở vùng nhớ trí tuệ, bệnh Binswange (teo sợi trục thần kinh), chấn thương sọ não.
y Các nguyên nhân sa sút trí tuệ khác: do nghiện rượu, do độc chất, do bệnh nhiễm trùng, do thiếu sinh tố B12, do bất thường cấu trúc não.
2.2.3. Biểu hiện lâm sàng của sa sút trí tuệ
œ Giai đoạn nhẹ:
y Giảm trí nhớ gần: biểu hiện rất hay hỏi 2 câu hỏi giống nhau chỉ cách nhau 1 đến 2 phút, quên đồ dùng không biết để ở đâu, hoang tưởng bị mất đồ, quên từ ngữ vẫn dùng hàng ngày, quên tên người thân, quên lối đi vệ sinh, vệ sinh cá nhân khó khăn, sự quên này nặng dần.
y Thay đổi nhân cách, hoang tưởng nhiều hơn, lú lẫn.
y rối loạn cảm xúc: thay đổi tính tình, "khó" hơn trước.
y Mất khả năng phán đoán và nhận xét: có hành động có không có lợi cho cuộc sống của bản thân.
œ Giai đoạn nặng:
y Mất hết trí nhớ gần và xa
y Mất khả năng định hướng không gian, thời gian
y Mất hoàn toàn khả năng sinh hoạt hàng ngày
y Nằm liệt giường
y Suy dinh dưỡng, mất nước
y Dễ mắc bệnh viêm phổi
y Vết loét do nằm lâu và bội nhiễm
2.2.4. Một vài loại bệnh sa sút trí tuệ điển hình
œ Bệnh Alhzeimer
Alhzeimer là bệnh sa sút trí tuệ ở người từ 40 đến 90 tuổi, chiếm trên 50% những người sa sút trí tuệ. Bệnh có liên quan đến gen. Giải phẫu não người bị Alhzeimer có 3 tổn thương đặc trưng: mảng bột (amyloide plaque), các búi sợi thần kinh (neurofibrillary tangles) và mất nơron. Bệnh Alhzeimer tiến triển cũng nặng dần như sa sút trí tuệ mạch máu. Chẩn đoán Alhzeimer gồm các tiêu chuẩn sau: Mất trí nhớ nặng dần kèm theo suy giảm hay mất một hay nhiều chức năng thần kinh và tư duy: mất ngôn ngữ, mất nhận thức, mất cử động hữu ý, mất khả năng trừu tượng hóa, khái quát hóa, mất khả năng lập kế hoạch, rối loạn hành vi. Bệnh không gây rối loạn tri giác, ý thức. Điều trị Alhzeimer bằng thuốc kháng cholinesterase (galantamine 24mg/ngày; hoặc donepezil 10 mg/ngày hoặc rivastigmine 12mg/ ngày). Thuốc memantine dùng 20mg/ngày, thuốc có tác dụng tăng nhận thức và trí nhớ.
œ Bệnh Pick
Bệnh Pick được mô tả lần đầu tiên năm 1892 và năm 1894 được gọi là Pick, ngày nay có rất nhiều tên gọi khác nhau của bệnh này, các nhà thần kinh học Việt Nam gọi là sa sút trí tuệ trán thái dương. Bệnh chiếm khoảng 12-16% trường hợp sa sút trí tuệ ở người già. 40% bệnh mang tính gia đình, di truyền theo gen trội. Tổn thương bệnh học trong não của bệnh Pick khác với bệnh Alhzeimer, đó là do tích tụ protein tau, sự tích tụ này do đột biến gen tau trên nhiễm sắc thể 17, nhưng những bệnh do đột biến gen số 3, số 5, số 15 thì không thấy có sự dư thừa protein tau. Trong bệnh Pick, não vùng trán hay vùng thái dương bị teo, hoặc cả 2 vùng cùng teo. Tổn thương các nơron vận động ở sừng trước: mất nơron, mất sinap, hóa xốp hoặc tế bào thần kinh bị phồng lên có chứa thể vùi bên trong.
Biểu h iện l âm sàng của sa sút trí t uệ thái dương là n ói mất sự lưu loát do sa sút trí tuệ ngữ nghĩa, không nhớ tên đồ vật, khó diễn đạt. Vô cảm, thiếu chia sẻ hay hưng cảm. rối loạn hành vi, hoạt động đi đứng tới lui không ngừng, hung dữ, mất khả năng thích nghi xã hội. Một số mắc bệnh Pick có triệu chứng run của Parkinson. Thuốc điều trị Pick có thể dùng SSrI và thuốc chống loạn thần thế hệ mới. Các thuốc kháng Cholinesterase không được dùng cho tình huống này do hệ cholinergic không bị tổn thương.
œ Bệnh sa sút trí tuệ thể Lewy
Bệnh được mô tả lần đầu tiên năm 1961 bởi tác giả người Nhật. Bệnh chiếm tỉ lệ khoảng 15% trong số những người sa sút trí tuệ, nữ mắc bệnh nhiều hơn nam, bệnh có tính di truyền. Sinh bệnh học của sa sút trí tuệ thể Lewy là sự hiện diện thể Lewy trong phần vỏ não. Bản chất thể Lewy là alpha synuclein và protein. Số lượng và vị trí thể Lewy có liên quan đến bệnh cảnh lâm sàng. Biểu hiện của sa sút trí tuệ thể Lewy là suy giảm chức năng nhận thức (trước khi suy giảm trí nhớ) về thị giác, nhận thức về không gian. Giảm khả năng tập trung. Xuất hiện ảo giác. Hay bị mất ý thức thoáng qua, ngất (rất dễ bị té). Điều trị sa sút trí tuệ thể Lewy có thể dùng cholinesterase giống điều trị Alhzeimer.
œ Bệnh sa sút trí tuệ mạch máu
Để chẩn đoán sa sút trí tuệ do mạch máu cần chú ý một số đặc điểm sau đây: khởi phát đột ngột, trở xấu từng đợt một, rối loạn cảm xúc, có dấu hiệu thần kinh khu trú, có tiền sử cao huyết áp, tăng mỡ máu, đột quị. Điều trị sa sút trí tuệ mạch máu cần kết hợp thuốc với hình thái bệnh với điều trị nguyên nhân và phục hồi chức năng bằng vật lý trị liệu.
2.2.5. Phòng ngừa sa sút trí tuệ ở người già
œ Hoạt động xã hội đoàn thể
Tổ chức các hội đoàn làm công tác xã hội để người cao tuổi tham sinh hoạt và hoạt động. Phát huy năng lực của cao tuổi, tao điều kiện để họ phục vụ xã hội, giáo dục con cái, giáo dục thế hệ sau, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, chia sẻ kinh nghiệm tình cảm.
œ Hoạt động thể lực
Cần tạo sân chơi để người cao tuổi hoạt động thể lực đủ mạnh và phù hợp để tăng cường sự trao đổi trao đổi chất, tạo thoải mái về tinh thần như: thể dục dưỡng sinh, đi bộ, đánh cầu lông. Tập những động tác khéo léo như tung hứng.
œ Hoạt động trí tuệ
Tổ chức các câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật và vận động người cao tuổi tham gia như làm thơ, viết văn, ca nhạc, chơi cờ. Tạo ra các buổi sinh hoạt mang tính trí tuệ, tình huống khó khăn để người tham gia phải động não.
œ Phòng ngừa và điều trị các bệnh khác
Cần phải phòng ngừa và điều trị tích cực có hiệu quả các bệnh tăng huyết áp, tăng mỡ máu, tiểu đường. Phòng chống các chấn thương, các bệnh nhiễm khuẩn. Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, ít mỡ động vật, có nhiều chất xơ.
3. NHỮNG VấN ĐỀ xã HỘI THƯỜNG GặP ở NGƯỜI CAO TuỔI
3.1. Phân biệt đối xử :Thái độ đối với người già thay đổi theo nền văn hóa và thời đại, nhưng cái chung nhất không thay đổi là sự tôn trọng và kính nể người già, điều cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mọi xã hội.
Người Việt Nam quan niệm "kính lão đắc thọ" hoặc "bảy mươi phải học bảy mốt" để nói lên thái độ của con người đối với người cao tuổi hay hơn tuổi mình. Thời xa xưa người ta coi sự tích tuổi là sự tích lũy tri thức cho nên người già được coi là những người thông thái nhất và có quyền lực tinh thần tối cao: trong làng bản thì họ được làm già làng trưởng bản, ngoài xã hội thì được quan chức chính quyền trọng nể. Nhà Trần trước họa xâm lược Mông Nguyên đã "cầu xin ý kiến" các bô lão nên hòa hay đánh ở hội Diên Hồng, đã làm theo ý các cụ là "Sat That" và đã 3 lần đánh bại đội quân hùng mạnh từng chinh phục cả Á-Âu. Vậy quan niệm xưa kia coi người già là tuyệt đỉnh của tri thức và quyền uy, thể chế chế độ "lão trị" cũng bắt nguồn từ đó.
Vấn đề những gì phải làm hiện nay đối với người cao tuổi chỉ xã hội hiện đại của mới có. Nó phát sinh từ những thay đổi về xã hội và kỹ thuật mạnh mẽ trong thế kỷ qua. Tuổi thọ của con người đã được kéo dài, nhưng đối với nền kinh tế họ đã trở nên không cần thiết vào những năm tháng sống thêm mà họ có được. Người già trở thành những kẻ thừa trong xã hội. Chúng ta đã lấy "lão khoa" (việc nghiên cứu người già và những vấn đề của họ) thay cho "chế độ lão trị" (cai trị bởi người già). Điều đó là tự nhiên nhưng cũng làm tổn thương người cao tuổi, bởi đó là sự phân biệt đối xử và phủ nhận bẽ bàng.
Ở nước ta có hiện nay có khoảng 8,6 triệu người cao tuổi, đại đa số trong số họ đã có nhiều hy sinh lớn lao cho 2 cuộc kháng chiến chống xâm lược, bảo vệ bờ cõi non sông của dân tộc. Và giai đoạn hiện nay, trong phát triển kinh của người cao tuổi cũng làm được nhiều điều đáng kính nể. Tỉ lệ người làm kinh tế giỏi là người cao tuổi chiếm tỉ lệ rất cao, ở Tiền Giang 92,6%, Nam Định 74,1%, Hải Dương 95,6%. Có rất nhiều người phát huy trí tuệ năng lực khi đã trở thành người cao tuổi: cựu Bộ trưởng Y tế Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, BS. Nguyễn Văn Hưởng, Anh hùng Lao động lúc trên 80 tuổi; người thương binh Anh hùng Nguyễn văn Kiểm, một cựu binh thời kháng chiến chống Mỹ, mỗi năm làm từ thiện hàng tỉ đồng. Mạc Can trở thành "nhà văn trẻ" lúc đã ngoài 60 mươi, nghệ sĩ nhân dân Trà Giang trở thành họa sĩ khi đã nghỉ hưu. Và rất nhiều anh hùng chiến sĩ thi đua và những người tài ba khác trong thời kỳ đổi mới là người cao tuổi.
Để chống phân biệt đối xử với người cao, nghị quyết đại hội X của Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ rõ "Chăm sóc sức khỏe, tạo điều kiện để người cao tuổi hưởng thụ văn hóa, được thông tin, sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc. Phát huy trí tuệ, kinh nghiệm sống, lao động, chiến đấu của người cao tuổi trong xã hội và gia đình."
3.2. Vô gia cư :Vì nhiều lý do, người cao tuổi có thể trở thành người vô gia cư. Người già không có nhà cửa thì cuộc sống đã khó lại càng trở nên khó khăn hơn. Vì không nhà, họ phải sống trong điều kiện vệ sinh thấp kém. Họ dễ bị nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng do sự biến đổi của thời tiết, khí hậu, môi trường và khi có xuất hiện các dịch bệnh
3.3. Cô đơn
Cô đơn là tình trạng rất hay gặp ở cao tuổi. Vì một hoàn cảnh đặc biệt nào đó người già không còn người thân nào chung sống với mình. Đây là những người sống cô đơn theo đúng nghĩa đen của từ này. Họ sống trong thiếu thốn cả tinh cảm, vật chất lẫn khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Đôi khi họ còn là đối tượng nhắm tới của bọn lưu manh côn đồ sẵn sàng gây tội ác để đạt mục đích nhỏ nhoi nào đó. Để bảo vệ những người này thì trách nhiệm thuộc về cồng đồng, xã hội phải chăm lo. An toàn nhất là đưa họ vào chăm sóc người già hoặc tổ chức giám hộ cho họ.
Loại cô đơn thứ hai hay xảy ra hơn: đó là những người già bị cô đơn ngay giữa gia đình "đông đúc" của mình. Đó là tình trạng thiếu sự cảm thông chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình. Có nhiều lý do đưa đến tình của trạng này: chia cắt thế hệ không hiểu nhau, người già mất chức năng chủ đạo về kinh tế, do công việc bận rộn vất vả. Vì thiếu người chia sẻ tình cảm nên người già càng muốn nói nhiều khi gặp bất cứ thành viên nào trong gia đình, ngược lại các thành viên khác không muốn gặp người già vì khi gặp thì "phải nghe" những điều không muốn, cứ thế các thế hệ ngày càng trở nên xa cách, người già vô tình bị rơi vào cảnh cô đơn. Sự cô đơn làm chất lượng sống giảm, ý nghĩa cuộc sống giảm, cô đơn là một trong mất mát lớn của tuổi già.
3.4. Lạm dụng người già :Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa lạm dụng người cao tuổi là lợi dụng lòng tin của người cao tuổi để hàng động có lợi cho mình và có hại cho người cao tuổi hoặc không hành động thích hợp để bảo vệ người cao tuổi.
Người già rất dễ bị kẻ xấu bị lạm dụng về tài sản, sức lao động hoặc uy danh để trục lợi, sự lạm dụng có thể kín đáo hay lộ liễu, mức độ từ nhẹ đến nặng. Để phòng chống lạm dụng người già cần sự nỗ lực của gia đình, xã hội và cộng đồng.
3.5. Bạo lực chống lại người già
Theo Tổ chức Y tế Thế giới bạo lực là việc dùng vũ lực, uy quyền một cách có chủ ý để chống lại chính mình, chống một người khác hoặc chống lại một cộng đồng mà đưa đến hậu quả thương tích, tử vong, tổn hại tâm lý, chậm phát triển hay trở thành nghèo khổ.
Những điều cần lưu ý của định nghĩa này là:
y Hành động của người gây bạo lực phải là có ý thức, cố tình. y Hậu quả về thể chất: thương tích hoặc tử vong.
y Hậu quả về tinh thần: chấn thương tâm lý, chậm phát triển về tri thức, đẩy vào hoàn cảnh đói kém như bỏ rơi hoặc tước mất điều kiện sống.
Người già bị bạo lực thường là bạo lực cá nhân. Đối tượng gây bạo lực có thể là các thành viên trong gia đình, người trong họ hàng, người hàng xóm, thậm trí người không hề quen biết. Tuy nhiên, đối tượng có hành vi bạo lực với người già cũng có thể là tổ chức xã hội của cộng đồng. Một điều cần chú ý rằng tỉ lệ bị bạo lực của các cụ bà thường cao hơn các cụ ông trong cộng đồng.
Nơi xảy ra bạo lực với người già ở Việt Nam chủ yếu xảy ra trong gia đình, hình thức phổ biến nhất là bỏ rơi, thiếu chăm sóc do áp lực công việc. Một hình thức mới xuất hiện thời gian gần đây là tranh dành đất đai và tài sản của người già, hình thức và nguyên nhân bạo lực này thể gây nên các án mạng hoặc tổn thương tâm lý nặng nề không kém án mạng. Để phòng chống bạo lực với người già cần giáo dục đạo lý làm người, giáo dục và thực hiện nội dung luật chống bạo lực gia đình. Phải kết hợp gia đình, cộng đồng và xã hội, kết hợp luật pháp và đạo đức lối sống xã hội.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top