người đi, trả nợ non sông
có lẽ ở giữa cái thời oanh liệt ấy thì bắc và nam đều là anh em một nhà cả.
cái năm đổ lửa; một chín năm tư những năm khốc liệt oai hùng, phong trào yêu nước như bùng nổ trong cuộc đời sinh viên đại học ngoài bắc. miền nam việt nam bị tây ta đánh chiếm, miền bắc lại càng không thể ngồi yên - đó mới là lý tưởng sống đích thực, là cái đích cao đẹp cho hàng trăm sinh viên trẻ từ bỏ giảng đường để đến nơi trinh chiến cứu nước. mùa hè ấy - với biết bao bè bạn, chàng sinh viên trẻ nguyễn huỳnh sơn chọn cầm súng, tạm biệt mẹ cha, tạm biệt mái trường để ra đi cứu nước, bỏ lại sau lưng cả một tuổi hai mươi ba khao khát được cầm bút, được đàn hát vui ca.
từ bỏ mùng ấm chăn thơm, anh đến nơi chiến khu việt bắc chỉ có tình anh em mới là ấm áp nhất. không có gối bông, không có mùng dày; cũng chẳng có lấy một niêu cơm đàng hoàng hẳn hoi. thời ấy chiến sĩ biết quan tâm nhau lắm, đứa nào còn đói thì đứa kia nhường cơm, đứa này sốt rét thì đứa nọ nhường chăn nhường áo - lúc ấy anh em chỉ biết nương tựa nhau cho qua cái khắc nghiệt của tiết trời ẩm ương việt bắc, nhưng trong tâm chẳng ai không muốn chịu khó chịu khổ mà rút lui về. huỳnh sơn làm bạn với cây ghi-ta cố dành dụm từng đồng để mua ở cửa hàng đồ cũ, nâng niu như báu vật và luôn giữ theo bên mình, kể cả khi cả đội đã được đưa vào đóng quân ở gần chiến trường miền nam. huỳnh sơn vẫn không sao rời xa được niềm đam mê bất tận, dẫu chông gai hay khổ đau bên đời.
thế nhưng cuộc đời chiến sĩ của anh không chỉ bầu bạn với đàn hát và câu ca, dĩ nhiên trừ một vài người bạn đại học đã từng quen.
vào đến miền nam, huỳnh sơn còn có trần anh khoa kề bên.
thằng nhóc thuộc nhóm người trẻ miền nam yêu nước thực thụ. tham gia vào những phong trào cách mạng một cách kín đáo và hăng say, khoa luôn mơ ước đến một ngày được đóng lên mình bộ quân phục cổ áo gắn sao vàng, và đương nhiên đội trên đầu chiếc mũ cối cứng cáp khi thực hiện bước đều bước. anh khoa trẻ lắm, cũng chỉ mới mười tám đôi mươi mà thôi, nên trong tâm trí vẫn còn ngưỡng vọng giấc mơ ca hát ấp ủ trong tim. vì lẽ đó, nhìn thấy cây đàn rạn cũ của sơn, nó không khỏi cảm thấy hào hứng mà đến bên anh, ngắm nghía và tán thưởng cây đàn. lần đầu tiên trong đời, trong lòng anh dấy lên một xúc cảm lạ lẫm khi bên cạnh anh khoa - âu cũng là bởi nụ cười sáng rỡ đầy chất phác của anh khoa kia mà.
thế là theo một lẽ thường tình, sơn và khoa đã cứ thế kề bên nhau những năm thanh xuân.
sơn vẫn nhớ như in năm ấy có một thằng nhóc trắng trẻo, còm nhỏm còm nhom lọt vào tổ đội ba của anh giữa trưa hè cháy bỏng, dõng dạc tuyên bố sẽ cống hiến hết mình cho kháng chiến cứu nước. thằng nhóc ấy nghe đâu là con trai của một gã việt gian bự phải nhất nhì cái sài thành. anh khoa sống đúng nghĩa là một tên công tử bột ăn ngủ trong nhung lụa từ tấm bé: nó thưởng thức đủ các loại món tây món ta, sơn hào hải vị, nem công chả phượng; nó được đi học, được giáo dục tinh anh từ nhỏ, được học tiếng tây và sống như bọn lai căng ấy mà lớn lên. ấy thế mà chẳng hiểu vì sao, nó chọn quay lưng với gấm lụa mà chạy đến nơi việt bắc xa tít tắp cách từ trung tâm sài thành trăm cây số mà nhập ngũ. anh khoa bảo rằng, ấy là vì con tim đã kêu gọi nó đi theo tiếng gọi yêu nước nồng nàn của tổ quốc thân thương. nó đã kể với sơn thế đấy, vào cái ngày mà nó đội mũ cối hát quốc ca gia nhập tổ đội ba, với hoài bão được nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng trên bầu trời miền nam giải phóng.
rời bỏ cuộc sống sang giàu nứt đố đổ vách, thế mà thằng khoa tuyệt đối chẳng có chút gì là lạ lẫm hay lóng ngóng khi làm việc cả. tác phong của nó, theo lời anh đội trưởng, chính là tác phong chuẩn mực theo chế độ quân đội - vừa nghiêm trang lại vừa chỉn chu. huỳnh sơn không sao quên được bàn tay lanh lẹ của khoa khi thì rửa bát, khi thì gấp mùng, khi thì phơi áo cứ thoăn thoắt thoăn thoắt như tên lửa, chẳng khi nào là ngơi nghỉ. việt bắc thì khắc nghiệt, nhưng ít nhất chúng nó vẫn chưa phải ra chiến trường miền nam nên vẫn còn thời giờ để cả đám túm tụm lại nghe huỳnh sơn đàn còn anh khoa hát, toàn là nhạc kháng chiến vang vọng cả xóm làng. những đêm ấy là những đêm hạnh phúc vô đối giữa hoàn cảnh nghiệt ngã, nhưng đã là chiến sĩ thì không bao giờ hối hận khi phục vụ cho tổ quốc non sông. sơn và khoa nghiễm nhiên trở thành cặp bài trùng, là "cặp đôi văn nghệ" có tiếng trong chiến khu ngày ấy, đến độ có những đứa từ tổ một hay tổ bốn đóng quân ở nơi cách tụi nó tận nửa ngày đi bộ mà vẫn đều đặn có mặt trong các buổi "diễn". niềm vui của bộ đội có lẽ chỉ gói gọn duy nhất trong những lá thư, những cây đàn, những đêm quây quần ca hát - vì mấy ai biết sẽ đợi được đến ngày giải phóng?
huỳnh sơn biết anh khoa khác với một lũ nông thôn tay chân lúc nào cũng ngấm trong bùn đất đồng ruộng các anh, nhưng anh không phủ nhận cái cách nó trở thành một trong lũ bọn anh nhanh đến thế. anh khoa, cái gì cũng biết làm: ngâm thơ, ca hát, đệm đàn,... ấy thế mà lại để ý đến chàng sinh viên huỳnh sơn ngày ngày chỉ cặm cụi ca lời nhạc trịnh - mãi đến sau này, các anh em trong tổ đội mới biết thằng khoa mê mẩn tài đàn hát của cậu em huỳnh sơn với cây ghi-ta cũ mèm. anh khoa dễ rung động như những cô thiếu nữ ở làng bên, vậy nên người ta thường thấy thằng khoa kè kè bên cạnh thằng sơn, năn nỉ sơn đàn lại bài mưa trên phố huế cho nó hát. mà huỳnh sơn cũng chiều khoa lắm cơ, thành ra chiều chiều cứ hễ tắm rửa xong mà có chút thời gian là anh và nó lại lôi đàn ra rả rích những câu hát chói lọi màu tình kháng chiến. chúng nó cứ kề cạnh nhau như thế, tiếng đồn thế nào cũng đến toàn bộ cả chiến khu. nhưng khoa và sơn nào đâu có quan tâm? bởi lẽ: chúng nó bận chìm sâu vào đôi mắt của nhau, cười khúc khích với nhau và thương nhau chẳng rõ vì sao. sơn thương, thương cả tông giọng đặc sệt âm hưởng miền nam của khoa mỗi khi nó cất tiếng:
"sơn ơi! bạn đèng cho tui bài nào nghe chơi đi!"
dĩ nhiên là sơn nghe mãi mới ra ý tứ của thằng khoa. chẳng biết bọn tây, bọn việt gian đã dạy gì cho thằng khoa mà mọi người trong tổ đội, ai nghe nó nói cũng đều cảm thán tông giọng sặc mùi lai tây của đứa em út. ừ thì nó chỉ quen nói giọng tây từ nhỏ, khi lớn phải gắng lắm mới nói lưu loát tiếng ta được mà giao tiếp. ít ai biết rằng, khoa đã ghét cay ghét đắng ông bố việt gian của mình như thế nào kể từ khi có được nhận thức mạnh mẽ về tổ quốc; vậy nên nó đã trốn chạy chế độ thực dân mà nó cho là tàn độc. khác với lý tưởng bám càng tây tàu của ông bố, anh khoa luôn luôn mơ về một ngày đất nước thống nhất, độc lập - tự do - hạnh phúc. anh em trong tổ đội, chẳng đứa nào kể cả huỳnh sơn dám nghĩ đến một ngày con người cao đẹp ấy bị chôn vùi dưới giấc mơ giải phóng còn chưa thành - khi ấy, tổ quốc lại mất đi một đứa con đáng trân quý biết bao. bởi lẽ, nó kiên cường và bất khuất hơn tất cả, chẳng đời nào một con người như thế lại bị giấc mơ khước từ.
huỳnh sơn không dám quên đi hình ảnh đứa nhóc nhỏ bé ấy đã cầm tay anh băng qua làn mưa đạn như cánh diều xé gió.
cái ngày cả tiểu đội được cho phép tham chiến ở miền nam việt nam, sơn nhớ rõ anh khoa đã vui mừng như thế nào. nó đã đến gần hơn với giấc mơ, đã có thể tự tay xây thành tổ cho nỗi ấp ủ trong lòng mình. đôi mắt khoa sáng rỡ, đôi má nó hồng hào dưới nắng cháy lấm tấm vài giọt mồ hôi, và nó nhoẻn miệng cười thật tươi khi cầm súng. huỳnh sơn không dám tưởng tượng những giọt mồ hôi của nó sẽ có lúc nào đó hoá thành máu tươi nhỏ giọt, anh sợ một ngày nó trở thành nỗi mất mát trong trái tim anh, sợ nó trở về không còn nguyên vẹn như thể đã thành cát bụi. sơn được nghe lời tuyên thệ của khoa dành cho cả tổ đội, rằng "tổ đội ba, hẹn gặp ngày thống nhất!", rằng khẩu hình miệng của nó rõ ràng như thế nào, rằng nó hứa khi thống nhất sẽ dẫn anh đi xem kịch hát một lần cho biết.
nhưng đâu ai biết khi ấy là lần cuối đó rồi.
anh khoa, cầm tay huỳnh sơn, băng qua làn mưa đạn.
một thằng công tử tay chân yếu mềm. một thằng công tử từ bé tới lớn chưa bao giờ phải đụng vào xẻng vào xúc. anh khoa chính xác là một thằng công tử đi có xe đưa đón, ngồi có ghế kê chân. một thằng công tử như thế, lại dám bỏ ra cả cuộc đời để làm lại cuộc đời.
trên chiến trận thì thành thị cũng giống như nông thôn mà thôi - đổ nát, và tan vỡ.
súng của cả anh và nó đều đã hết đạn cả rồi, mà bên tai vẫn ù ù bom giật bom rung. cả tháng nay thằng tây thằng mỹ đưa máy bay, bom đạn qua miền non nước ác liệt quá, biết bao nhiêu là đất ruộng đã vỡ tan; cũng chẳng biết bao nhiêu là sinh viên đã ngã ngũ. nguyễn huỳnh sơn chẳng nhớ rõ làm sao đôi chân của anh vẫn mạnh mẽ chạy qua năm tháng, cánh tay phải của anh vẫn còn nguyên vẹn và rồi khẽ rùng mình khi nhớ về nỗi đau thấu trời năm đó.
"bố thằng tây! lấy đâu ra lắm đạn thế cơ chứ?"
anh khoa bực bội tháo băng đạn súng nó ra, rồi lại ngậm ngùi lắp vào vì hẳn là đã hết sạch đạn. nó vẫn còn là trẻ con, lại bốc đồng hiếu thắng; vì thế huỳnh sơn chẳng ngờ anh khoa lại liều mạng chạy ra khỏi chỗ nấp để đến bên chiến trường ầm ầm tiếng súng để kiếm băng đạn còn sót lại từ những chiến sĩ đã ngã xuống. anh khoa liều mình lắm, nó cố nén cơn đau đáu nơi con tim khi chạm vào bàn tay lạnh ngắt của đồng đội như muốn sưởi ấm, rồi nhanh chóng cầm lấy khẩu súng mà tháo băng đạn. đôi mắt nó đã rơm rớm và lòng thì quặn thắt, cơn đau âm ỉ ở mắt cá chân trước đó như chuyển qua chỗ trái tim. mùa hè năm ấy hi sinh nhiều quá, lại toàn là sinh viên trẻ!
thế rồi, cả tổ đội thân thương của anh khoa, tổ đội ba thân yêu; đã tận mắt chứng kiến một quả bom lớn đang lầm lũi đến gần nơi thằng khoa hì hục tháo lắp súng: sững sờ, đỏ mắt, và đau thắt tim gan. các anh chị, đồng đội của nó, huỳnh sơn của nó đã thấy cơ thể nó nảy lên từ hố bom, và đôi chân đã bị mảnh bom đè nghiến nát bươm từ đầu gối. đầu nó may mắn có chiếc mũ cối bảo vệ nên không quá ảnh hưởng, chỉ đắng cay rằng: cả cơ thể nó đã nát bấy trước sức công phá của của bom, bị chôn vùi sau lớp quân phục ướt đẫm máu và gần như chẳng còn nguyên vẹn. anh đã chết tâm, đã kêu gào, đã giàn giụa nước mắt. không đành lòng, nguyễn huỳnh sơn nhất quyết cõng nó trở về bệnh xá mặc cho sự ngăn cản của các anh chị và đồng đội, chỉ mong mình đủ sức để cõng nó về cả từ cõi chết. anh chưa bao giờ mong mình có thể chạy nhanh hơn, băng qua cánh rừng, chống đỡ làn mưa đạn của giặc mà trở về nơi hậu phương. tiền tuyến đã cướp đi quá nhiều từ huỳnh sơn, và anh khoa là giới hạn cuối cùng của anh. anh không thể ngăn mình kêu gào, cũng chẳng thể thôi gọi tên trần anh khoa như cái cách anh vẫn thường gọi cậu, nhưng giọng anh đã khản đặc và dường như lạc đi. huỳnh sơn vẫn cứ luôn miệng nói trên suốt quãng đường dài như thể điều đó sẽ mang nó trở về.
trần anh khoa. trần anh khoa. trần anh khoa.
"khoa ơi, bạn đã hứa khi thống nhất sẽ dẫn anh đi xem kịch hát, bạn nhớ chứ?"
"khoa ơi, anh thích bạn, thích nhiều lắm luôn. cái hôm bạn vào tổ đội anh, các anh chị cứ khen nức bạn làm anh ghen tị kinh khủng! nhưng sau này anh mới biết, đó là vì phẩm chất của khoa lúc nào cũng tốt đẹp như thế, không hề bị ô uế dù bố của khoa là một kẻ tệ hại. khoa thanh thuần lắm, giỏi giang lắm!"
"khoa ơi, ai trong chúng mình cũng yêu khoa hết, nên khoa mau chóng tỉnh dậy nhé? anh hứa sẽ lại đàn cho bạn nghe, và bạn cũng phải hát cho anh đấy. đây, khoa ăn tạm một miếng lương khô cho đỡ đói! cả tổ đội ba đều chờ khoa để đón chào ngày thống nhất, khoa có biết không? vậy nên, khoa ơi, khoa tỉnh lại cho sơn đỡ lo nhé! để anh lên chiến trường đấu tranh thay cả phần bạn cũng được..."
thế rồi sơn không nói được nữa. nước mắt nước mũi đã trào cả vào miệng anh, đắng nghét và mằn mặn. anh thấy miếng lương khô mình đưa cho khoa đã rơi khỏi tay nó từ lúc nào, anh biết chắc sẽ có điềm xấu. tới lúc đó thì anh đã tới bệnh xá từ khi nào. sơn vẫn cõng khoa chạy đôn chạy đáo đi tìm bác sĩ, nhưng cố lắm mới thấy một chị y tá đang túc trực mà lòng như lửa đốt. từ chiến trường đã gửi về không biết bao nhiêu là xác người, hầu như không thể đếm xuể. đôi mắt chị đỏ hoe và tim dường như chệch một nhịp khi nhìn vào tình trạng bi thảm của khoa. người y tá không chỉ là y tá mà còn là người đầu tiên báo tử cho huỳnh sơn về cái chết của trần anh khoa, lúc này đây đã lạnh ngắt trên tấm lưng lấm tấm mồ hôi của đồng đội. anh ngồi thụp xuống, nước mắt lã chã rơi và con tim như nứt ra từng mảnh. anh muốn than khóc, muốn hét lên giữa chiến trường rằng vì sao lại cướp đi từ anh quá nhiều điều đến thế: đất nước, quê hương, và người anh thương thật lòng. nhưng đã là người chiến sĩ phục vụ cho tổ quốc, anh không được phép than khóc.
dù rằng huỳnh sơn như đã chết trong tâm hồn từ rất lâu rồi, cái lúc mà hơi thở yếu ớt của anh khoa tắt hẳn tựa ngọn đèn dầu mong manh trước gió; và khi đó anh cứ nói thôi. tâm tình, chỉ để quên đi thực tại nghiệt ngã.
"trần anh khoa, hẹn gặp ngày thống nhất!"
anh đã nghẹn ngào như thế đấy.
anh phải trở lại, tổ quốc đang kêu gọi anh, đất nước đang chờ đợi anh về đây. huỳnh sơn là một người con của đất nước việt nam, vì thế anh chẳng thể bỏ mặc nơi chiến trường có biết bao là đồng đội, người thân của anh ở đó. anh phải tiếp tục cầm súng, để thế hệ sau này được cầm bút. anh phải hoàn thành tâm nguyện của cả anh và khoa, của hàng triệu người dân việt nam: giải phóng đất nước, thống nhất non sông. hơn ai hết, anh biết lúc này mình chẳng phải là người duy nhất đau.
vì thế huỳnh sơn chẳng nỡ, cũng không thể tự tay đào một nấm mộ cho người thương. anh khoa giờ đây đã hoà làm một với mặt đất lạnh lẽo, nhưng ngọn lửa nhiệt huyết và tấm lòng nồng nàn yêu nước của nó vẫn mãi chói lọi trên non sông đất nước và trong tim đồng đội. huỳnh sơn mang theo nửa cuộc đời anh khoa để mà giải phóng, để mảnh đất nơi nó trú ngụ bây giờ đây được tự do, và để nó ở nơi thiên đàng yên vui. huỳnh sơn không bao giờ cô đơn, bởi lẽ anh luôn có anh khoa kề bên với lời nhắn nhủ mà nó gửi tới anh, những lời cuối cùng mà nó yếu ớt bật ra trên nền đất lạnh, rằng "nguyễn huỳnh sơn, hẹn gặp ngày thống nhất!". giọng nó đã lạc hẳn đi, nhưng thanh âm vẫn kiên định và đầy nhiệt huyết của tuổi thanh xuân. anh khoa, nó trẻ quá, nhưng hi sinh tuyệt vời quá! lúc này, trong lòng huỳnh sơn chỉ dám cầu nguyện anh khoa cùng các đồng đội ở trên đó phù hộ cho tụi anh, để tụi anh có thể mang về ngày thống nhất cứ tưởng xa tít mù mà giờ đây đã gần ngay trước mắt.
ba mươi tháng tư, năm bảy lăm rực rỡ cờ sao. muôn dân vui mừng, người khóc kẻ cười nhưng vang dội không kể xiết. bản tuyên ngôn độc lập như tiếng hát ca hành trở thành huyền thoại, vang vọng từ bắc vào nam, in dấu ấn đậm sâu trong trái tim con người.
đất nước thống nhất rồi khoa ơi!
dù chẳng ai nhớ mặt đặt tên nhưng chính họ đã làm nên đất nước!
huỳnh sơn đã trở về nơi anh gửi gắm vào cả thanh xuân. hai chân xếp chữ v, tay phải nghiêm trang chào cờ, cánh tay trái đã mất đi nhưng cũng giống như đang buông thõng. bộ quân phục vừa in như những ngày đầu tiên. huỳnh sơn không thể đợi chờ, rảo bước đến bên nấm mộ tạm bợ mà chính anh không tài nào quên được từ ngày ấy; bên cạnh hàng trăm những nấm mộ khác nhau rải rác sau chiến khu giờ đây chỉ còn là một đống đổ nát. không chỉ có huỳnh sơn, có rất nhiều những đồng đội đã sống sót của anh, những thằng lắm chuyện ở tổ đội một và bốn đêm nào cũng lẻn qua đội ba xem văn nghệ, cũng đang có mặt ở đây. anh không sao ngăn mình khỏi những xúc động trực trào bên khoé mắt. những con người đã làm nên lịch sử, ôm lấy nhau, trao cho nhau những cái bắt tay đầy hữu tình khi đôi mắt đã rơm rớm. họ biết vẫn còn những đồng đội thân thương khác ở đây, chỉ tiếc rằng chẳng thể một lần nữa nắm lấy tay nhau.
người đi, trả nợ non sông.
anh ở lại, thành bóng hình đất nước.
huỳnh sơn nhớ về hà nội và sài gòn khi hoà chung một niềm vui giải phóng cũng giống như anh và nó từng hoà chung một nhịp tim rộn ràng.
đất nước mình thống nhất rồi, khoa ơi!
"sáng mát trong như sáng năm xưa
gió thổi mùa thu hương cốm mới
tôi nhớ những ngày thu đã xa..."
(đất nước; nguyễn đình thi)
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top