V. VĂN HOÁ - ĐẠO ĐỨC & TÔN GIÁO


Đạo đức và tôn giáo
- Đạo đức và vai trò của nó trong quyết định hành vi của con người
- Tôn giáo và vai trò của nó trong xã hội và quan hệ giữa các quốc gia
...

Khái niệm đạo đức

Đạo đức là hệ thống quy tắc, tiêu chuẩn,  xã hội mà nhờ đó con người tự nguyện điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội.

Một số phạm trù cơ bản của đạo đức

Nghĩa vụ chính là trách nhiệm của cá nhân đối với nhu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, xã hội. Có hai loại nghĩa vụ cơ bản là nghĩa vụ đạo đức và nghĩa vụ pháp lý. Khi nhu cầu, lợi ích cá nhân nảy sinh mâu thuẫn với nhu cầu lợi ích xã hội: cá nhân phải biết hi sinh cái riêng vì cái chung; Xã hội có trách nhiệm bảo đảm cho sự thoả mãn nhu cầu, lợi ích của cá nhân.

Lương tâm
Lương tâm có thể được hiểu như tiếng nói bên trong đầy quyền uy chỉ dẫn, thôi thúc con người ta làm những điều tốt, ngăn cản, chỉ trích làm những điều xấu.

Theo quan điểm biện chứng của đạo đức học thì lương tâm là ý thức trách nhiệm và tình cảm đạo đức của cá nhân về sự tự đánh giá những hành vi, cách cư xử của mình trong đời sống xã hội. Sự hình thành lương tâm là quá trình phát triển lâu dài từ thấp đến cao trong quá trình lao động sản xuất và giao tiếp xã hội. Có thể nêu ra các mức độ phát triển của lương tâm như sau:

Ý thức về cái cần phải làm do sự sợ hãi bị trừng phạt bởi thiết chế xã hội hoặc ý niệm tâm linh.
Ý thức về cái cần phải làm, cần phải tránh vì xấu hổ trước người khác và trước dư luận xã hội.
Ý thức về cái cần phải làm vì xấu hổ với bản thân. Khi cá nhân xấu hổ với bản thân, với những hành vi của mình là bước đầu của cảm giác lương tâm. Từ cảm giác đó đến sự phán xét các suy nghĩ, hành vi của mình thì đó chính là lương tâm. Vì thế lương tâm có quan hệ chặt chẽ với ý thức nghĩa vụ của con người.

Khi con người làm những điều xấu, độc ác thì lương tâm cắn rứt. Trái lại khi cá nhân làm những điều tốt, cao thượng thì lương tâm thanh thản. Do vậy, trong cấu trúc của lương tâm tồn tại khái niệm xấu hổ, hối hận. Giữ cho lương tâm trong sạch là một tiêu chí hạnh phúc và tiêu chí sống của con người.

Thiện và Ác
Là cặp phạm trù đối lập nhau trong mọi thời đại, là thước đo đời sống đạo đức của mọi cá nhân trong xã hội.

Cái Thiện là cái tốt đẹp biểu hiện lòng nhân ái của con người trong cuộc sống hàng ngày. Đó chính là hành vi thể hiện lợi ích của cá nhân phù hợp với yêu cầu và sự tiến bộ xã hội.  phải được thể hiện qua việc góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, đem lại lợi ích cho mọi người trong xã hội. Hồ Chí Minh đã nói: "Việc thiện thì dù nhỏ đến mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ đến mấy cũng tránh" (Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1990, tr. 55). Là  là phấn đấu cho cuộc sống của con người ngày càng trở nên tốt đẹp hơn và giàu tính nhân văn hơn.

Cái Ác là cái đáng ghét, ghê tởm, cái cần phải gạt bỏ trong đời sống cá nhân và xã hội.  làm mất đi sự văn minh của cuộc sống con người. Quan điểm về thiện và ác mang tính  sử và có thể hoán đổi cho nhau.  và ác được chúng ta đánh giá tuỳ vào nó có thúc đẩy hay cản trở sự phát triển của xã hội, hạnh phúc của con người.

Từ Đạo: Đường đi, hướng đi, lối làm việc, ăn ở. Đức: Theo , sống đúng  là có Đức. Theo Đạo tu thân tới mức hiệp nhất với trời đất, an hoà với mọi người là có Đức.

Đạo đức được xem là của con người, nó thuộc về vấn đề tốt-xấu, hơn nữa xem như là đúng-sai, được sử dụng trong 3 phạm vi và trừng phạt đôi lúc còn được gọi ; nó gắn với nền... và những  của một xã hội về cách đối xử từ hệ thống này.

Đạo đức thuộc hình thái, là tập hợp những,  nhằm và cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau, với xã hội, với tự nhiên trong hiện tại hoặc quá khứ cũng như tương lai chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.

Đạo đức là một hiện tượng lịch sử và xét cho cùng, là sự phản ánh của các quan hệ xã hội. Có đạo đức của xã hội nguyên thủy, đạo đức của chế độ chủ nô, đạo đức phong kiến, đạo đức tư sản, đạo đức cộng sản. Lợi ích của giai cấp thống trị là duy trì và củng cố những quan hệ xã hội đang có; trái lại, giai cấp bị bóc lột tuỳ theo nhận thức về tính bất công của những quan hệ ấy mà đứng lên đấu tranh chống lại và đề ra quan niệm đạo đức riêng của mình. Trong xã hội có giai cấp, đạo đức có tính giai cấp. Đồng thời, đạo đức cũng có tính kế thừa nhất định. Các hình thái kinh tế - xã hội thay thế nhau, nhưng xã hội vẫn giữ lại những điều kiện sinh hoạt, những hình thức cộng đồng chung. Tính kế thừa của đạo đức phản ánh "những luật lệ đơn giản và cơ bản của bất kì cộng đồng người nào" (Lê Nin ). Đó là những yêu cầu đạo đức liên quan đến những hình thức liên hệ đơn giản nhất giữa người với người. Mọi thời đại đều lên án, tính tàn bạo, tham lam, hèn nhát, phản bội... và biểu dương, sự dũng cảm, chính trực, độ lượng, khiêm tốn... "không ai nghi ngờ được rằng nói chung đã có một sự tiến bộ về mặt đạo đức cũng như về tất cả các ngành tri thức khác của nhân loại" (Enghen). Quan hệ giữa người với người ngày càng mang tính nhân đạo cao hơn. Ngay trong xã hội nguyên thủy đã có những hình thức đơn giản của sự tương trợ và không còn tục ăn thịt người. Với sự xuất hiện của liên minh bộ lạc và nhà nước, tục báo thù của thị tộc dần dần mất đi. Xã hội chủ nô coi việc giết nô lệ là việc riêng của chủ nô, đến xã hội phong kiến, việc giết nông nô bị lên án. Đạo đức phong kiến bóp nghẹt cá nhân dưới uy quyền của tôn giáo và quý tộc; đạo đức tư sản giải phóng cá nhân, coi trọng nhân cách.

"Nhưng chúng ta vẫn chưa vượt được khuôn khổ của đạo đức giai cấp. Một nền đạo đức thực sự có tính nhân đạo, đặt lên trên sự đối lập giai cấp và mọi hồi ức về sự đối lập ấy chỉ có thể có được khi nào xã hội đã tới một trình độ mà trong thực tiễn của đời sống, người ta không những thắng được mà còn quên đi sự đối lập giai cấp".

Đó là trình độ của xã hội tương lai, xã hội cộng sản chủ nghĩa (Enghen).

ĐẠO ĐỨC
Ngữ & nghĩa:
Đạo (道) theo quan niệm của người xưa là con đường, là năng lực phổ biến điều hành mọi sự mọi sự vận động và biến hóa không ngừng của vạn vật và sự việc quanh ta.
Đạo trong Kinh Dịch đặt trên nền tảng Thiên Kinh Địa Nghĩa: trật tự xã hội phản ánh trật tự vũ trụ.
Không có một đấng tối cao nào có thể tùy tiện ban phúc giáng họa mà chỉ còn các nguyên lý vô ngã Âm - Dương,
• ngã 我 = tôi,
• vô ngã = không có cái tôi,
...
Theo ngôn ngữ hiện đại được hiểu là quy luật khách quan. Nói một cách khác theo ngôn ngữ của chúng ta ngày nay thì Đạo là quy luật xảy ra xung quanh ta không tùy thuộc vào ý nguyện cá nhân của bất cứ ai.

Đức 德 là hiểu Đạo.
Đức là mức độ tập trung của Đạo ở một con người.
Nói theo ngôn từ ngày nay Đức là trình độ năng lực nắm vững và vận dụng quy luật. Trình độ cao bao nhiêu thì Đức dày bấy nhiêu.

Thánh nhân là người có Đức.
Theo cách hiểu ngày nay thánh nhân đơn giản chỉ là "người có trình độ" nắm vững được sự vận động khách quan của quy luật, kể cả quy luật tự nhiên lẫn quy luật xã hội.
• Một khái niệm khác về Đạo Đức là Đức Hạnh.
• Người quân tử lấy việc rèn luyện năng lực thực hiện làm trọng.
• Hành 行- Một âm là hạnh - đức hạnh.

Như ở trên đã trình bày:
Năng lực là đức 德,
khi thi hành gọi là hạnh 行.
Chữ "Hạnh" 行 này cùng một chữ với "Hành" của "Hành động"  行動.

Vì thế cho nên: Tính tương đối
Đạo đức vừa có tính và vừa có tính  . Đạo đức là các khái niệm manh mún, do các mối quan hệ xã hội từ thời xa xưa tạo nên.
Trong nhiều trường hợp, đạo đức bị phân ly thành nhiều dạng hành sự được gọi là tốt hoặc xấu so với một chủ quan. Đạo đức có thể biểu hiện các hành sự mâu thuẫn với chính nó, đạo đức đánh giá phương tiện phân ly với mục đích, vì vậy đạo đức chỉ là một cái ảo giác về ý nghĩa. Con người là không có tự ngã, là gồm những ham muốn, có những tư duy khác nhau trong từng thời điểm, là những bản năng và vô thức tập thể được ẩn dấu rất sâu khiến một sự ham muốn nào đó tạo nên một hành sự đạo đức được dạy để bồi đắp cho cái mặt nạ cái tôi (Atma). Để thấy được cái cải trang kín đáo ấy ta sē xem qua một
Ví dụ: "Một người thấy người đi đường rơi một cái ví có thể có ít hoặc rất nhiều tiền."

Trường hợp A:

Người đó định tâm không muốn lấy ví của người kia, nhưng lại cần một lời cảm ơn hay gì đó làm thỏa mãn cái tôi của anh ta là anh ta là một người có đạo đức, anh ta tự tâm đắc trong lòng là như vậy, và nếu có ai bảo anh ta vô đạo đức, anh ta sē nhớ lại hành động tốt của mình và ấm ức trong lòng, thực ra hành động trả ví trên là một hành vi chuộc lợi vô thức mang yếu tố tâm thần, những ham muốn được có cái tôi đạo đức bị ẩn đi, chỉ lộ ra hành động đạo đức không có lý do rõ ràng.
• Trường hợp A1: Anh ta trả lại ví do có nhiều con mắt người khác, hoặc sợ gặp rắc rối, hoặc đắn đo giữa ham muốn đạo đức(A), ham muốn tiền vì sợ người khác lấy miễn phí, sau đó anh ta chọn một phương án an toàn một cách vô thức.

• Trường hợp B:
Anh ta định tâm sē lấy trộm tiền, nếu anh ta trả lại tức là ham muốn A trên nhiều hơn ham muốn tiền bạc vì nhiều lý do như tiền ít chẳng hạn, lúc này quá trình tư duy tâm thần giống trường hợp A, nếu không trả bị phán xét là vô đạo đức. Nếu anh ta không lấy, cūng không trả lại, anh ta không ham muốn tiền, đạo đức cái tôi, anh ta không chăm chút cho cái tôi của mình nữa bởi nhiều lý do như chán trường, thù ghét xã hội, hoặc thậm chí là do lựa chọn có "ý thức" khi đã ...v.v. Lúc này, cái đạo đức kia sē phán xét anh ta là vô đạo đức.

"Kết luận, đạo đức là một cách gọi các hành xử xã hội chỉ được tạo bởi các phản ứng vô thức, vô ngã."

***

CÁC LOẠI ĐẠO ĐỨC

1. Hiếu thảo
2. Trang nghiêm
3. Thuần hậu
4. Cẩn hạnh
5. Cẩn ngôn
6. Khiêm cung
7. Từ tốn
8. Kiên nhẫn.
9. Trì thủ.
10. Đại tín

11. Hy sinh.
12. Lịch sự
13. Biết ơn
14. Lễ độ
15. Tự trọng
16. Tôn trọng
17. Thật thà
18. Giản dị
19. Tiết kiệm.
20. Trung thực

21. Tôn sư trọng đạo.
22. Tự tin.
23. Đoàn kết.
24. Dũng cảm.
25. Khoan dung.
26. Siêng năng.
27. Tương trợ.
28. Liêm khiết.
29. Tự lập.
30. Giữ chữ tín. 

31. Chí công vô tư.
32. Tự chủ
33. Lý tưởng
34. Năng động, sáng tạo.
35. Danh dự.
36. Hạnh phúc. 
37. Lương tâm

#####

_______________________________

TÔN GIÁO

Tôn giáo
Hình thái ý thức xã hội dựa trên sự tin tưởng và sùng bái các yếu tố siêu nhiên được thể hiện qua các tín ngưỡng, văn hoá, nghi lễ có liên quan.

Tôn giáo hay đạo
[Tiếng Anh: religion, Chữ Hán: 宗教]
là hình thái ý thức xã hội dựa trên sự tin tưởng và sùng bái các yếu tố siêu nhiên (thần linh, thiên chúa, ...) mà ở đó các yếu tố siêu nhiên được cho rằng quyết định nên số phận hay tương lai của con người, hoặc được lấy làm cơ sở để đặt nền tảng cho cuộc sống.
Tôn giáo thường được cấu thành bởi một hệ thống các văn hoá, tín ngưỡng, đức tin bao gồm các hành vi và hành động được chỉ định cụ thể, các quan niệm về thế giới, thể hiện thông qua các kinh sách, khải thị, các địa điểm linh thiêng, lời tiên tri, quan niệm đạo đức, hoặc tổ chức, liên quan đến nhân loại với các yếu tố siêu nhiên, siêu việt hoặc tâm linh.
Tuy nhiên, hiện tại chưa có sự đồng thuận học thuật về những gì chính xác cấu thành một tôn giáo.

***

Các biểu tượng của các tôn giáo lớn trên thế giới (từ trái qua phải)
Hàng 1: Kitô giáo, Do Thái giáo, Ấn Độ giáo
Hàng 2: Hồi giáo, Phật giáo, Thần đạo
Hàng 3: Sikh giáo, Baha'i giáo, Jaina giáo

Các tôn giáo khác nhau có thể chứa hoặc không chứa nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm các yếu tố thần thánh, những điều thiêng liêng, tín ngưỡng, một thế lực hoặc nhiều thế lực siêu nhiên hoặc "một số thế lực siêu việt tạo ra các chuẩn mực và sức mạnh cho phần còn lại của cuộc đời ".

Các hoạt động tôn giáo có thể bao gồm các nghi lễ, bài giảng, lễ kỷ niệm hay biểu hiện sự tôn kính (các vị Thần, Thánh, Phật), tế tự, lễ hội, nhập hồn, lễ nhập đạo, dịch vụ tang lễ, dịch vụ hôn nhân, thiền, cầu nguyện, âm nhạc, nghệ thuật, múa, dịch vụ công cộng, hoặc các khía cạnh khác của văn hóa con người.
Các tôn giáo có lịch sử và các kinh sách thiêng liêng, có thể được bảo tồn trong các thánh thư, các biểu tượng và thánh địa, nhằm mục đích chủ yếu là tạo ra ý nghĩa cho cuộc sống.
Tôn giáo có thể chứa những câu chuyện tượng trưng, đôi khi được những người tin theo cho là đúng, có mục đích phụ là giải thích nguồn gốc của sự sống, vũ trụ và những thứ khác. Theo truyền thống, đức tin, cùng với lý trí, đã được coi là một nguồn gốc của các niềm tin tôn giáo.

Có khoảng 10.000 tôn giáo khác nhau trên toàn thế giới, nhưng khoảng 84% dân số thế giới theo một trong năm nhóm tôn giáo lớn nhất, đó là Kitô giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo và các dạng tôn giáo dân gian. Các nhân khẩu học không tôn giáo bao gồm những người không liên kết với bất kỳ tôn giáo cụ thể nào, những người Vô thần hoặc Bất khả tri. Trong khi số lượng những người không có tôn giáo cụ thể càng ngày càng tăng trên toàn cầu, nhiều người trong số những người không theo tôn giáo cụ thể nào vẫn có nhiều niềm tin tôn giáo khác nhau.

Nghiên cứu về tôn giáo bao gồm nhiều ngành học, bao gồm Thần học, tôn giáo so sánh và nghiên cứu khoa học xã hội. Các lý thuyết về tôn giáo đưa ra các giải thích khác nhau về nguồn gốc và hoạt động của tôn giáo, bao gồm các nền tảng bản thể học của các thực thể tôn giáo và niềm tin.

***

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top