CHƯƠNG II - HỆ TUẦN HOÀN
I. MÁU
1. Chức năng của máu
- Hô hấp : máu vận chuyển Oxi từ phổi --> tế bào và khí C02 từ các mô ---> phổi ra ngoài.
- Dinh dưỡng : axit amin, glucozo, axit béo, vitamin được hấp thụ từ ống tiêu hóa được máu vận chuyển đến các mô để cung cấp cho hoạt động của tế bào.
- Đào thải : máu lưu thông khắp cơ thể, lấy các chất cặn bã từ tế bào đưa lên các cơ quan bài tiết như thận, phổi, tuyến mồ hôi để bài tiết ra ngoài.
- Điều hòa hoạt động của các cơ quan
- Điều hòa nhiệt độ cơ thể
- Bảo vệ
2. Thành phần của máu
* Thể hữu hình --- > Hồng cầu
--- > Bạch cầu
--- > Tiểu cầu
* Thể vô hình ----- > 90% nước
----> 10% ---> protein
--->vô cơ, hữu cơ
---> muối khoáng
a) Thể vô hình - Huyết tương
- Chiếm 54% thể tích máu
- Dịch hơi vàng, chứa 90% là H20, 1% muối vô cơ và 7% protein và 0,1% đường và một lượng nhỏ chất khác.
- Tham gia phản ứng đông máu
- Huyết thanh khác huyết tương là không có fibrinogen.
b) Thể hữu hình
* Hồng cầu :
- Vận chuyển C02 và 02
- Sinh sản ở : gan tỳ và tủy sống
* Bạch cầu :
- Có khả năng thực bào và sản xuất ra kháng thể chống tác nhân gây bệnh
- Sinh sản ở : tủy xương, lách, gan, tỳ và ở các hạch bạch huyết
* Tiểu cầu :
- Tham gia tích cực vào quá trình đông máu
- Sinh sản ở tủy xương
3. Tính chất của máu
a) Khối lượng máu
- Chiếm 1/13 trọng lượng cơ thể
- Tổng máu trong cơ thể khoảng 4 - 5 lít
- Khối lượng máu trẻ em thay đổi trong một phạm vi lớn theo lứa tuổi và đặc điểm cơ thể.
b) Tỉ trọng máu
- Ban ngày lượng máu lơn hơn so với ban đêm
- Độ nhớt : máu trẻ em quánh hơn người lớn
c) Thời gian đông máu
- Đông máu là phản ứng bảo vệ cơ thể giữ cho cơ thể khỏi bị mất máu khi bị thương
- Trẻ sơ sinh : trung bình khoảng 4 - 5,5p
- Người lớn : khoảng 3 - 4p sau khi ra khỏi cơ thể
d) Nhóm máu
- Có 4 nhóm máu : A, B, AB và O.
- Ngưng kết nguyên có sẵn trong hồng cầu
- Ngưng kết tố có sẵn trong huyết tương
- Trên màng hồng cầu có kháng nguyên A, kháng nguyên B.
- Trong huyết tương có kháng thể α ( chống A ) và kháng thể β ( chống B )
- Sự ngưng huyết sẽ xảy ra khi α gặp A và
β gặp B
* Vì vậy :
- Nhóm máu A : chỉ truyền được cho chính nó và nhóm máu AB, không thể nhận được nhóm máu B vì nó mang kháng thể chống lại kháng nguyên B
- Nhóm máu B : tương tự
- Nhóm máu AB : chỉ truyền được cho chính nó và nhận nhóm máu A, B và 0 vì nó không mang kháng thể chống lại kháng nguyên nào cả.
- Nhóm máu 0 : truyền cho nó, nhóm máu A, B và AB và không nhận nhóm máu nào vì nó mang kháng thể chống lại cả 2 kháng nguyên A và B
* Nhóm máu RH là viết tắt của Zhesus, nghĩa là phân loại máu theo yếu tố Zhesus. Nhóm máu RH - rất hiếm gặp. Đặc điểm của nhóm máu này là chúng chỉ có thể nhận và cho người cùng nhóm máu.
4. Sự tạo máu
a) Sự tạo máu
- Sự tạo máu ở vào cuối tuần thứ 2 ở túi rốn
- Tuần thứ 5 bắt đầu tạo máu ở gan. Tuần thứ 12 tủy xương bắt đầu sản xuất ra máu.
- Tháng thứ 4 lá lách bắt đầu sản xuất bạch huyết và phần hồng cầu.
- Từ 5 tháng trở đi chức năng sản xuất máu chủ yếu là tủy xương.
b) Đặc điểm máu trẻ em
* Hồng cầu :
- Trẻ sơ sinh : 5 - 6 triệu/mm^3 sau 5-7 ngày giảm còn 4 - 4,5 triệu ( gây hiện tượng vàng da ở trẻ em )
- Người lớn : 3,2 - 4 triệu/mm^3
- Một tuổi còn 3,2 - 3,5 triệu/mm^3 vì cơ thể trẻ lớn nhanh sự tạo máu không đáp ứng kịp
- Sau đó ổn định dần đến 3t khoảng 4 triệu/mm^3
* Bạch cầu :
- Trẻ càng nhỏ, số lượng càng cao
- Sơ sinh : 20.000 - 30.000 triệu/mm^3
- Trên 1 tuổi : 6.000 - 8.000 triệu/mm^3
- Người lớn : 6.200 - 7000 triệu/mm^3
* Tiểu cầu :
- Ít thay đổi
- Sơ sinh khoảng 100.000 triệu/mm^3
- Từ bú mẹ trở đi : 150.000 - 300.000 triệu/mm^3
- Người lớn : 200.000 - 400.000 triệu/mm^3
II. HỆ TUẦN HOÀN
1. Tim
- Nằm trong lồng ngực, chếch sang trái và ra phía trước
- Có hình nón, đáy hướng lên trên, đỉnh quay xuống dưới
- Xấp xỉ bằng nắm tay người, tim nam lớn hơn tim nữ
- Là một cơ quan rỗng, có vách ngăn thành 2 nửa : nửa phải chứa máu tĩnh mạch, nửa trái chứa máu động mạch. Trong mỗi nửa chia thành 2 ngăn : ngăn trên là tâm nhĩ, ngăn dưới là tâm thất thông với nhau bởi các van nhĩ-thất. Van tin làm cho máu chảy 1 chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Giữa tâm thất và động mạch có van tổ chim ( bán nguyệt )
2. Hoạt động của tim
* Chu kì tim
- Hoạt động của tim gồm nhiều giai đoạn lặp đi lặp lại một cách đều đặn tạo nên một chu kì tim
- Chu kì tim chia làm 3 giai đoạn :
+ Giai đoạn tâm nhĩ co : 0,1 giây
+ Giai đoạn tâm thất co : 0,3 giây
+ Giai đoạn tâm trương toàn bộ : 0,4 giây
- Như vậy, khi tim đập 75 lần/phút thì chu kì sẽ kéo dài 0,8 giây
- Nhịp tim là số lần tim co bóp trong 1 phút
3. Hệ mạch
a) Vòng tuần hoàn : bao gồm đại tuần hoàn và tiểu tuần hoàn
* Đại tuần hoàn :
- Máu từ tâm thất trái giàu 02 và chất dinh dưỡng ( máu đỏ tươi ) được đổ vào động mạch chủ ( bao gồm : động mạch cảnh nuôi chi trên và đầu; động mạch lưng nuôi các nội quan bên trong ) đến các động mạch nhỏ rồi tới các mao mạch. Tại đây máu từ đỏ tươi trở thành máu đỏ sẫm vào các tĩnh mạch nhỏ, rồi vào tĩnh mạch lớn ( tĩnh mạch cảnh, tĩnh mạch chủ dưới ) về tâm nhĩ.
* Tiểu tuần hoàn :
- Máu từ tâm thất phải ( máu đỏ sẫm ) theo động mạch phổi lên phổi. Tại đây có sự trao đổi làm máu từ đỏ sẫm trở thành máu đỏ tươi theo tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái sau đó đổ xuống tâm thất trái tiếp tục vòng tuần hoàn.
b) Thành phần hệ mạch : Bao gồm : Động mạch, tĩnh mạch và mao mạch
* Động mạch :
- Là những mạch máu vận chuyển máu từ tim đến tế bào
- Thành động mạch có 3 lớp và có khả năng đàn hồi cao
- Càng xa tim, máu chảy trong động mạch với tốc độ càng giảm
* Tĩnh mạch
- Là các mạch máu dẫn máu từ các tế bào và mô về tim
- Bắt nguồn từ mao mạch, càng về tim thiết diện mạch càng lớn
- Thành tĩnh mạch cũng gồm 3 lớp và mỏng hơn thành động mạch
* Mao mạch
- Là những mạch máu nhỏ, đều, nối tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch
- Thành mao mạch cũng được cấu tạo bởi 3 lớp, rất mỏng, chỉ có 1 lớp tế bào dẹt tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi chất giữa mao mạch và tế bào.
4. Đặc điểm hệ tim mạch trẻ em
a) Tim
- Trẻ sơ sinh tim nằm ngang và hơi tròn, 1 tuổi chéo nghiêng và 4 tuổi thì như người lớn
- Tim hoạt động nhanh và không ổn định, sơ sinh : 120 - 140 lần/phút; 5 - 6 tuổi : 80 - 110 lần/phút. Những năm tiếp theo tần số co bóp tiếp tục giảm đi chút ít
b) Mạch
- Lòng động mạch trẻ rộng hơn người lớn và phát triển hơn tĩnh mạch
- Động mạch phổi ở trẻ em dưới 1 tuổi > động mạch chủ; 10 - 12 tuổi thì tương đương. Sau thời kì dậy thì động mạch chủ > động mạch phổi
- Mao mạch ở trẻ cũng rộng hơn và phát triển mạnh trong năm đầu, đến tuổi dậy thì thì ngưng phát triển
III. MIỄN DỊCH VÀ CHỐNG HIV/AIDS
1. Miễn dịch
- Là tính không cảm thụ của cơ thể đối với sự nhiễm khuẩn gây bệnh
- Phân loại :
+ Miễn dịch tự nhiên : hình thành trong quá trình sống. Có 2 loại :
• Miễn dịch bẩm sinh : từ khi mới ra đời con người đã không cảm thụ đối với một bệnh nào đó.
• Miễn dịch tập nhiễm : xuất hiện sau khi mắc và khỏi bệnh truyền nhiễm, giữ cho cơ thể không mắc lại bệnh ấy nữa. Thời gian tác dụng khác nhau.
+ Miễn dịch nhân taho : cũng có 2 loại :
• Miễn dịch nhân tạo chủ động : Đưa vắcxin vào để cơ thể chủ động tạo kháng thể.
• Miễn dịch nhân tạo thụ động : Xuất hiện sau khi đưa huyết thanh vào cơ thể.
2. Phòng chống HIV/AIDS
a) HIV/AIDS
- HIV : là virut gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
- AIDS : là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, là giai đoạn cuối của nhiễm HIV
b) Các con đường lây lan
- Qua đường máu
- Mẹ truyền sang con
- Qua hoạt động tình dục
c) Cách phòng chống
- Phòng lây nhiễm qua đường máu
- Phòng lây nhiễm từ mẹ sang con
- Phòng lây nhiễm qua hoạt động tình dục
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top