sinh học phát triển thực vật
Câu 1: Cấu tạo cơ quan sinh sản của thực vật hạt kín?
Trả lời
1. Cấu tạo bộ nhị.
·Các kiểu cấu tạo của bộ nhị:
- Bộ nhị tự do: Các nhị nằm hoàn toàn rời nhau và chỉ đính với nhau ở đế hoa (hoa hồng, hoa sen…)
- Bộ nhị đơn thể: Các nhị chỉ đính với nhau thành một bó hoặc một mạng (hoa dâm bụt)
- Bộ nhi đa thể: Các nhị chỉ dính với nhau thành nhiều bó ( hoa Gạo và hoa Bưởi)
- Bộ nhị lưỡng thể: Các chỉ nhi dính với nhau thành hai bó hoặc một bó với một nhị tự do (hoa các cây họ Đậu).
- Bộ nhị liền bao: Các chỉ nhị tách rời nhau, nhưng các bao phấn dính lại với nhau ( các cây họ Cúc)
·Mỗi nhị gồm 2 phần chính: chỉ nhị và bao phấn.
Ø Bao phấn: thường gồm 2 ô phấn ngăn cách với nhau bởi trung đới.
Ø Trung đới là phần kéo dài của chỉ nhị vào trong bao phấn, ngăn cách 2 ô phấn, đôi khi trung đới có thể kéo dài vượt quá bao phấn thành một mào lông (hoa trúc đào) hoặc thành một tuyến gạo (hoa sen).
Ø Chỉ nhị: thường đính trên đế hoa hoặc có khi đính trên tràng (phổ biến ở hoa cánh hợp). Chỉ nhị có thể rất dài hoặc rất ngắn
·Cấu tạo bao phấn:
Hình dạng bao phấn: Bao phấn có nhiều hình dạng khác nhau: tròn, thận, thuôn dài, mũi tên…
Cấu tạo: Mỗi bao phấn gồm 2 ô phấn. Mỗi ô phấn khi còn non gồm 2 túi phấn, khi chín 2 túi phấn thông nhau thành một.
Ø Túi phấn chứa hạt phấn tương đương với túi bào tử bé ở hạt trần.
Ø Vách bao phấn gồm nhiều lớp tế bào bao quanh lấy ô phấn:
· Ngoài cùng là biểu bì gồm những tế bào nhỏ dẹt,
· Dưới biểu bì là tầng cơ gồm những lớp tế bào có màng dày hóa gỗ ở mặt trong hoặc mặt bên thành hình chữ U, mặt ngoài vẫn bằng xenlulozơ. Khi bao phấn chín, mặt ngoài của tầng cơ co lại nhiều hơn mặt trong và tế bào bị khô đi làm cho bao phấn nứt ra.
· Lớp trong cùng của vách bao phấn là tầng nuôi dưỡng gồm các tế bào to, màng mỏng và nhiều chất tế bào. Tầng này nằm ngay sát ô phấn và tham gia vào việc nuôi dưỡng tế bào mẹ hạt phấn và các hạt phấn chín.
Các kiểu đính bao phấn:
Ø Bao phấn đính gốc: Bao phấn được đính vào chỉ nhị trên suốt chiều dài của trung đới hoặc trên phần lớn chiều dài, gốc của bao phấn nằm trên đỉnh chỉ nhị.
Ø Bao phấn đính lưng: Bao phấn chỉ đính vào một điểm của trung đới, phần lưng của bao phấn nằm trên đỉnh chỉ nhị.
2. Cấu tạo bộ nhụy.
- Bộ nhụy là bộ phận sinh sản cái của hoa, thường nằm ở chính giữa của hoa do các lá noãn (tâm bì) hình thành.
- Cấu tạo của bộ nhụy: Phần phình to ở phía dưới là bầu nhụy bên trong có chứa noãn, phần hẹp hình ống ở phía trên gọi là vòi nhụy và tận cùng gọi là núm nhụy hơi loe rộng.
- Ở các cây còn nguyên thủy, bộ nhụy gồm nhiều lá noãn rời nhau hoàn toàn, tạo thành bộ nhụy rời và có nhiều nhụy (Hoa hồng, Mãng cầu…)
- Ở một số họ tiến hoá hơn, số lá noãn giảm đi và dính lại với nhau ở nhiều mức độ, tạo thành bộ nhụy hợp.
- Các kiểu đính noãn:
- Noãn thẳng: Trục của thân noãn và cuống noãn ở trên cùng một đường thẳng, lúc đó lỗ noãn ở vị trí đối diện với cuống noãn (Hồ tiêu).
- Noãn cong: Trục của thân noãn làm thành một góc với cuống noãn, lúc này lỗ noãn ở vị trí gần cuống noãn hơn. Nếu góc làm thành giữa trục noãn và cuống noãn là một góc vuông gọi là noãn ngang (họ Đậu).
- Noãn đảo: Trục của thân noãn nằm song song với cuống noãn, lỗ noãn nằm sát và gần như trùng với cuống noãn (hoa Hướng dương và loa kèn).
Câu 2: Sự phát sinh giao tử ở thực vật?
Trả lời
a. Sự phát sinh giao tử đực
Mỗi bao phấn thường có bốn túi phấn, trong đó có những tế bào đặc biệt chịu sự giảm phân tạo ra nhiều tiểu bào tử (microspore) đơn bội. Mỗi tiểu bào tử được bao quanh bởi một vách dày rắn chắc. Mỗi tiểu bào tử phân chia một lần tạo ra hai nhân đơn bội gồm một nhân dinh dưỡng và một nhân sinh dục. Tế bào này phát triển thành hạt phấn (pollen grain). Lúc bấy giờ hạt phấn là cây giao tử thực vật đực. Hạt phấn được phóng thích khi các túi phấn trưởng thành được mở ra. Khi hạt phấn được nướm tiếp nhận do sự thụ phấn (pollination), ống phấn mọc dài ra; sự tăng trưởng do nhân dinh dưỡng điều khiển, cùng lúc đó nhân sinh dục phân chia tạo ra hai tinh tử.
b. Sự phát sinh giao tử cái
Trong một bầu noãn có một hay nhiều noãn (ovule), được gắn vào vách của bầu noãn bằng một cuống ngắn. Mỗi noãn có chứa một tế bào sinh bào tử đặc biệt gọi là bào tử nang (sporangium), tế bào này chịu sự giảm phân. Sự giảm phân xảy ra một lần trong mỗi noãn tạo ra bốn đại bào tử (megaspore) đơn bội, ba trong số đó sẽ hoại đi. Ðại bào tử còn lại tiếp tục giảm phân một vài lần.
Ở nhiều loài, có một cơ cấu gồm 7 tế bào với 8 nhân là giao tử thực vật cái còn được gọi là túi phôi (embryo sac), trong đó có một tế bào lớn hơn nhiều so với các tế bào khác và có chứa hai nhân, được gọi là nhân cực (polar nuclei). Một tế bào ở đầu của túi phôi là tế bào trứng, hai bên là hai trợ cầu đối diện với chúng là ba đối cầu. Túi phôi ở bên trong bầu noãn và sự dinh dưỡng hoàn toàn lệ thuộc vào bầu noãn.
Câu 3: Sự thụ phấn, thụ tinh ở thực vật?
Trả lời
1. Sự thụ phấn (pollination).
a) Khái niệm:
Là sự tiếp xúc giữa hạt phấn với núm nhụy trong thời kì đầu của quá trình sinh sản.
b) Các hình thức thụ phấn:
· Sự tự thụ phấn: Sự vận chuyển hạt phấn đến num nhụy xảy ra bên trong 1 hoa (hoa lưỡng tính, nhị và nhụy phải chín cùng một lúc) hay giữa 2 hoa trên cùng một cá thể. Hình thức này đời con được hình thành đơn điệu và kém tiến hóa, dễ thoái hóa giống. (Lúa, cà chua, lạc, đậu ...)
· Sự thụ phấn chéo: Là hình thức thụ phấn xảy ra ở các hoa trên các cây khác nhau, hoa phải là hoa đơn tính. Hoa lưỡng tính cũng có thể thụ phấn chéo với điều kiện nhị và nhụy không chín cùng một lúc (ngô, bầu bí ...).
· Thụ phấn chéo dẫn đến kết quả tính biến dị lớn hơn trong số con cháu và thường được chọn lọc tự nhiên ủng hộ. Kết quả là nhiều loài thực vật Hạt kín có được sự thích nghi.
2. Sự thụ tinh (fertilization).
Sự thụ tinh ở cây hạt kín là sự thụ tinh đôi (double fertilization). Hạt phấn rơi trên nướm của nhụy cái, nướm thường sần sùi và có chất nhày dễ dính. Sau đó hạt phấn nẫy mầm và mọc ra ống phấn. Hai nhân trong hạt phấn đi vào trong ống phấn: một nhân dinh dưỡng (tube nucleus) điều khiển sự mọc dài của ống phấn; nhân còn lại phân cắt tạo ra hai tinh trùng (giao tử đực). Ống phấn mọc xuyên qua mô của nướm, vòi và vào trong bầu noãn. Khi đầu của ống phấn vào trong noãn, chúng phóng thích hai tinh trùng vào túi phôi.
Sau đó sự thụ tinh kép xảy ra: một tinh trùng thụ tinh với trứng và thành lập hợp tử lưỡng bội, một loạt các phân cắt đẳng nhiễm xảy ra, hợp tử phát triển thành phôi (cây bào tử thực vật mới). Tinh trùng thứ hai kết hợp với hai nhân cực tạo thành một hợp tử tam bội. Hợp tử này cũng trải qua một loạt phân cắt đẳng nhiễm tạo ra một mô tam bội được gọi là phôi nhũ (endosperm). Phôi nhũ là nguồn dự trử chất dinh dưỡng để nuôi phôi. Phôi và phôi nhũ được một lớp vỏ cứng bao bọc. Cơ cấu này được gọi là hột (seed). Hột là một cơ cấu tiến hóa để thích nghi cho sự phát tán và sống sót trên đất liền, bảo vệ phôi một cách an toàn cho đến khi gặp điều kiện thuận lợi để mọc.
Sự thụ tinh ở thực vật hột kín xảy ra không cần nước. Hạt phấn được mang đến nướm nhờ gió hay động vật, tinh trùng đến gặp trứng nhờ ống phấn. Kiểu thụ tinh này không cần tinh trùng có chiên mao để bơi lội trong nước để tìm trứng. Ðây là một đặc điểm thích nghi quan trọng cho đời sống trên đất liền.
Câu 4: Sự phát triển phôi sớm ở thực vật?
Trả lời
1. Quá trình hình thành phôi.
·Tế bào hợp tử thực hiện phân cắt đầu tiên ngay sau khi trứng được thụ tinh hoặc có thể xảy ra trong ngày. Sự phân cắt luôn luôn tạo ra hai tế bào không bằng nhau; một tế bào ngọn nhỏ và một tế bào gốc to (gần lỗ noãn).
·TB gốc phân chia cắt ngang ở đầu cuối gần ngọn. Kết quả hình thành một dãy dọc tế bào mà nó là nguồn gốc của dây treo (dây treo sẽ đẩy phôi vào trong noãn nhờ vậy phôi có điều kiện nhận được chất dinh dưỡng thuận lợi và của một phần rễ mầm.
·TB ngọn phân chia tạo ra phôi. Đầu tiên phân chia theo 3 vách ngăn vuông góc với nhau tạo 8 tế bào, 8 tb này phân chia theo vách tiếp tuyến để tạo thành khối hình cầu gọi là tiền phôi (gồm các tb chưa phân hóa). Tiền phôi tiếp tục phân chia, tăng kích thước tạo phôi 2 cực (cực đầu hướng lỗ noãn là cực của rễ, cực đối diện là cực chồi cành).
·Cực chồi cành diễn ra sự phân hóa sớm hơn hình thành chồi mầm, lá mầm, đỉnh sinh trưởng:
- Ở TV 2 lá mầm, hai bên của chồi mầm hình thành hai lá mầm, đỉnh sinh trưởng nằm ở giữa 2 lá mầm à phôi đối xứng.
- Ở TV 1 lá mầm, chỉ phát triển một lá mầm nằm ở đỉnh ngọn, còn chồi mầm thì nằm ở bên cạnh nằm ở cạnh lá mầm à phôi không đối xứng.
- Kiểu một lá mầm của phôi Một lá mầm chỉ gặp ở thực vật Hạt kín, còn kiểu phôi Hai lá mầm của thực vật Hạt kín cũng gặp ở thực vật Tiền hạt (Bạch quả) thậm chí cũng có ở Quyết (Cỏ tháp bút).
·Cực của rễ các tế bào phân hóa thành rễ mầm, còn thân mầm nằm giữa chồi mầm và rễ mầm.
2. Sự hình thành nội nhũ.
·Nhân trung tâm kết hợp với nhân tinh tử thứ hai à nhân tam bội à Nội nhũ 3n. Sự tạo thành nội nhũ có 2 cách chính sau:
- Kiểu nhân: nhân tb khởi đầu của nội nhũ phân chia nhiều lần nhưng không hình thành các tb riêng biệt ngay sau mà tạo thành 1 khối nguyên sinh chất chứa nhiều nhân. Khi quá trình phân chia nhân kết thúc thì các màng ngăn giữa các tb mới xuất hiện cùng 1 lúc
- Kiểu tế bào: mỗi lần pc nhân thì màng ngăn cách cũng hình thành ngay.
·Song song với quá trình hình thành phôi và nội nhũ, ở phía ngoài vỏ noãn biến thành vỏ hạt, bầu nhụy phát triển thành quả
·Sau khi hình thành hạt, sự phân bào nguyên nhiễm ở trong phôi dừng lại, hạt chuyển sang trạng thái tiềm sinh trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, gặp điều kiện thuận lợi mới nảy mầm.
·Tuỳ theo bản chất của nhân hạt, người ta phân biệt ba loại hạt chính:
Ø Các hạt không có nội nhũ: Sự thụ tinh kép vẫn tạo thành tế bào mẹ nội nhũ, nhưng do sự tăng trưởng của nó chậm hơn nhiều so với sự tăng trưởng của phôi phôi đè bẹp lên nội nhũ và tiêu hoá chúng, trong khi đó, các lá mầm của cây mầm tích giữ các chất dự trữ và cấu tạo hầu như toàn bộ nhân hạt (họ Hoa hồng, bộ Đậu, bộ Cúc v.v ...)
Ø Các hạt có nội nhũ: Nội nhũ phát triển nhanh hơn nhiều so với phôi và tích chứa chất dự trữ, phôi có kích thước nhỏ hơn và chỉ là một thành phần nhỏ của nhân hạt (họ Ngọc Lan, họ Cau dừa, họ Hoa tán v.v...).
Ø Các hạt có ngoại nhũ: Trong khi hai trường hợp trước phôi tâm tiêu biến rất nhanh, nhưng trong trường hợp này nó đã không bị loại, thậm chí còn phình ra bằng cách tích luỹ một phần lớn các chất dự trữ và được gọi là ngoại nhũ của hạt. Như vậy, tuỳ theo độ lớn của ngoại nhũ mà phôi nhũ ít phát triển và thậm chí bị loại trừ (họ Hồ tiêu, họ Hàm ếch, đa số các họ của bộ Centrospermales, các họ của bộ Scitaminales v.v...).
Câu 5: Sự nảy mầm của hạt?
Trả lời
Sự nảy mầm của hạt có thể xem là bắt đầu của quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Từ hạt đang ngủ nghỉ chuyển sang trạng thái nảy mầm là cả một quá trình biến đổi sâu sắc và nhanh chóng về hóa sinh và sinh lý xảy ra trong hạt.
·Biến đổi hóa sinh.
Đặc trưng nhất của các biến đổi hóa sinh trong khi nảy mầm là sự tăng đột ngột hoạt động thủy phân xảy ra trong hạt. Các hợp chất dự trữ dưới dạng các polyme bị phân giải thành các monome phục vụ cho sự nảy mầm. Chính vì vậy mà các enzym thủy phân, đặc biệt là α- amylaza được tổng hợp mạnh và hoạt tính cũng được tăng lên nhanh khi hạt phát động sinh trưởng. Kết quả là tinh bột bị thủy phân thành đường làm nguyên liệu cho hô hấp và tăng hoạt tính của proteaza tăng lên mạnh hơn hoặc hạt chứa nhiều chất béo thì hoạt tính của lipaza là ưu thế.
·Biến đổi sinh lý
Biến đổi sinh lý đặc trưng nhất trong quá trình nảy mầm là hô hấp. Ngay sau khi hạt rút nước, hoạt tính các enzym hô hấp tăng lên mạnh, làm cường độ hô hấp của hạt tăng lên rất nhanh. Việc tăng hô hấp đã giúp cây có đủ năng lượng cần thiết cho sự nảy mầm.
·Biến đổi cân bằng hocmon
Trong quá trình nảy mầm có sự thay đổi cân bằng hocmon. Sự cân bằng hocmon điều chỉnh quá trình nảy mầm là cân bằng GA/ABA. Khi hạt đang ngủ nghỉ, hàm lượng ABA rất cao và GA là không đáng kể. Nhưng khi ngâm hạt, phôi phát động sinh trưởng nên tăng cường tổng hợp GA làm hàm lượng của chúng tăng nhanh trong hạt còn ngược lại, hàm lượng ABA giảm dần.
Vì vậy, trong thực tiễn sản xuất, để phá ngủ nghỉ của hạt làm cho chúng nảy mầm để gieo thì phải xử lý GA.
·Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến sự nảy mầm
Ø Nhiệt độ
Giới hạn nhiệt độ cho sự nảy mầm phụ thuộc vào các loại hạt khác nhau. Nhiệt độ tối thích cho sự nảy mầm của nảy mầm của đa số thực vật khoảng 25-28oC, với các cây nhiệt đới khoảng 30-35oC. Nhiệt độ tối cao cho sự nảy mầm của cây ôn đới là 35-37oC và cây nhiệt đới là 37-40oC. Nhiệt độ tối thấp dao động nhiêu tùy theo thực vật.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ các phản ứng hóa sinh diễn ra trong quá trình nảy mầm và hô hấp của hạt. Khi mầm xuất hiện thì nhiệt độ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của mầm.
Khi nảy mầm nếu gặp nhiệt độ thấp là điều kiện cho cây trải qua giai đoạn xuân hóa, ảnh hưởng tốt cho quá trình sinh trưởng và phát triển của thế hệ sau.
Ø Hàm lượng nước trong hạt
Nước là điều kiện rất quan trọng cho sự nảy mầm. Hạt khô trong không khí có độ ẩm 10- 14% thì ngủ nghỉ. Khi hạt hút nước đạt hàm lượng 50-70% thì hạt bắt đầu phát động sinh trưởng và nảy mầm.
Nước là dung môi cho các phản ứng hóa sinh trong hạt đang nảy mầm và là điều kiện cầ thiết cho hô hấp của hạt, cho quá trình sinh trưởng của mầm. Ngâm hạt vào nước là biện pháp đầu tiên trong kỹ thuật ngâm ủ hạt giống.
Ø Hàm lượng oxy
Oxy rất cần cho sự nảy mầm vì cần cho sự hô hấp của hạt. Tuy nhiên, phản ứng của các loại hạt khác nhau với hàm lượng oxy trong nảy mầm rất khác nhau. Ví dụ hạt lúa mì nảy mầm thuận lợi trong không khí trong khi hạt lúa có thể nảy mầm tốt trong nước khi hàm lượng oxy chỉ đạt 0,2%.
Ø Ngoài ra sự nảy mầm còn phụ thuộc vào ánh sáng, nồng độ dung dịch đất…
·Mầm cây lúc đầu sinh trưởng còn chậm về sau nhanh hơn rồi chậm lại. Các chồi mới, lá mới xuất hiện, cuối cùng nụ hoa được tạo thành.
·Cây thân gỗ có lớp tượng tầng tại đó các tế bào tiếp tục phân chia và biệt hóa, các TB phía ngoài tạo thành mạch dẫn, lớp phía trong tạo mạch gỗ.
·Đặc trưng phát triển trong pha nảy mầm:
Ø Pha I (pha thấm): tương ứng với sự hóa nước mạnh của các mô kèm theo sự tăng cường độ hô hấp, thời gian 6-12 giờ.
Ø Pha II: đặc trưng bởi tính ổn định ở mức cao về sự hút nước mạnh và cường độ hô hấp, thời gian 12-28 giờ, hạt có thể mất nước và hút nước trở lại một cách thuận nghịch mà không gây tổn thương đến sức sống của hạt. Kết thúc với sự nhú rễ mầm ra ngoài vỏ hạt.
Ø Pha III: đặc trưng bởi sự tái hút nước và gia tăng sự tiêu thụ oxi tương ứng với quá trình sinh trưởng của rễ mầm và sau đó là thân mầm. Phôi có xu hướng nở phồng ra, mô dự trữ có xu hướng giảm xuống do sự cạn kiệt chất dự trữ.
Câu 6: Các chất điều tiết sinh trưởng ở thực vật?
Trả lời
1. Auxin
a) Khái niệm:
- Là phytohormon đầu tiên trong cây được phát hiện vào năm 1934. Trong cây, nó chính là axit beta-indol axetic (IAA). Ở thực vật bậc cao AIA tập trung nhiều trong các chồi, lá đang sinh trưởng, trong tầng phát sinh, trong hạt đang lớn, trong phấn hoa.
- Cơ quan chính tổng hợp auxin trong cây là chồi ngọn. Từ đấy nó được vận chuyển phân cực khá nghiêm ngặt xuống các cơ quan phía dưới theo hướng gốc (không vận chuyển ngược).
b) Cơ chế tác động của auxin
Auxin có tác dụng kích thích mạnh lên sự giãn của tế bào, làm cho tế bào phình to lên chủ yếu theo hướng ngang của tế bào
c) Vai trò sinh lý của auxin
- Auxin có tác dụng điều chỉnh tính hướng của cây: hướng quang hướng địa hướng thủy
- Auxin điều chỉnh hiện tượng ưu thế ngọn: Đó là sự thúc đẩy sinh trưởng của chồi ngọn, rễ chính và ức chế sinh trưởng của chồi bên và rễ phụ.
- Điều chỉnh sự hình thành rễ bất định: Trong kĩ thuật nhân giống vô tính cây trồng, muốn tạo rễ nhanh cho cành chiết, cành giâm và mô nuôi cấy trong ống nghiệm thì người ta phải xử lí auxin ngoại sinh…
- Điều chỉnh sự tạo quả không hạt: Tế bào trứng sau khi thụ tinh xong sẽ phát triển thành phôi và sau đó là hạt. Bầu nhụy sẽ lớn lên thành quả. Phôi hạt là nguồn tổng hợp Auxin quan trọng. Auxin này sẽ khuếch tán vào bầu và kích thích bầu sinh trưởng thành quả. Vì vậy quả chỉ được hình thành sau khi thụ tinh vì nếu không có thụ tinh thì không có nguồn Auxin nội sinh cho sự sinh trưởng của bầu thành quả và hoa sẽ rụng. Kĩ thuật tạo quả không hạt là việc xử lý Auxin ngoại sinh cho hao trước khi thụ phấn, thụ tinh. Auxin được xử lý sẽ khuếch tán vào bầu nhụy giống như Auxin nọi sinh từ phôi hatjvaf kích thích bầu phát triển thành quả không thụ tinh, có nghĩa là không có hạt.
- Hạn chế sự rụng của lá, hoa, quả… Do nó ức chế sự hình thành tầng rời.
- Kìm hãm sự chín của quả.
2. Gibberellin (GA)
a) Khái niệm
- GA là nhóm phytohormon phát hiện năm 1956. Khi nghiên cứu cơ chế gây bệnh lúa von, các nhà khoa học đã chiết tách được chất gây nên sinh trưởng của mạnh của cây lúa bị bệnh. Đó chính là axit giberlic (GA3).
- Ngày nay trên 60 loại giberellin trong cây đã được phát hiện ra và kí hiệu là GA1, GA2, …, GA60. Trong đó, GA3 có hoạt tính sinh lý mạnh nhất.
- Gibberellin chủ yếu được hình thành trong lá, trong rễ và trong các cơ quan đang sinh trưởng như quả, hạt, chồi. Ánh sáng kích thích sự tổng hợp gibberellin.
- Sự vận chuyển của nó trong cây theo mạch dẫn và không phân cực.
b) Cơ chế tác động của GA: GA kích thích sự giãn té bào theo chiều dọc tế bào.
c) Vai trò sinh lí của GA
- Hiệu quả rõ rệt nhất của GA là kích thích sự phát triển mạnh mẽ sự sinh trưởng về chiều cao của thân, chiều dài của cành, rễ, sự, sự kéo dài lóng cây hòa thảo.
- GA kích thích sự nảy mầm của các hạt, củ nên có tác dụng đặc trưng trong việc phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của chúng. GA có tác dụng hoạt hóa sự hình thành các enzyme thủy phân trong hạt như alpha-amylase, protease, lipase.
- Trong nhiều trường hợp GA có tác dụng hiệu quả kích thích sự ra hoa. Theo học thuyết ra hoa của Chainakhyan thì Ga là 1 trong hai thành viên của ra hoa (florigen) là GA và antesin.
- GA có tác dụng hiệu quả trong việc phân hóa giới tính đực: ức chế phát triển hoa cái, kích thích phát triển hoa đực
- GA cũng ảnh hưởng kích thích ên sự hình thành quả và tạo quả không hạt. Hiệu quả này cũng tương tự như của auxin như nho, anh đào.
3. Xytokinin
a) Khái niệm
- Là một nhóm phytohormon thứ 3 được phát hiện năm 1963. Khi nuôi cấy mô tế bào thực vật người ta phát hiện ra nhóm chất hoạt hóa sự phân chia tế bào, đó chính là xytokinin. Trong cơ thể thực vật có hoa, xitokinin có nhiều trong hạt, quả đang lớn, các mô phân sinh đang hoạt động.
- Cơ quan tổng hợp xytokinin là hệ thống rễ. Từ rễ, xytokinin được vận chuyển lên các bộ phận trên mặt đất theo hướng ngược chiều với auxin nhưng không có tính phân cực rõ rệt như auxin.
b) Cơ chế tác động của xytokinin: là hoạt hóa sự phân chia tế bào.
c) Vai trò sinh lí của xytokinin
- Xytokinin là phytohormon hình thành chồi vì nó kích thích mạnh mẽ sự phân hóa chồi. Chính vì vậy mà cùng với auxin nó đã điều chỉnh hiện tượng ưu thế ngọn và giải phóng các chồi bên khỏi sự ức chế tương quan của chồi ngọn.
- Xytokinin là phytohormon hóa tre. Sự hóa trẻ gắn liền với hiệu quả ức chế các quá trình thủy phân, tăng quá trình tổng hợp, đặc biệt là tổng hợp protein, axit nucleic và diệp lục.
- Xytokinin có hiệu quả lên sự phân hóa giới tính cái
- Xytokinin cũng có tác dụng kích thích sự nảy mầm của hạt, củ. Do vật trong nhiều trường hợp nó cũng có tác dụng phá ngủ nhưng không đặc trưng như GA.
4. Axit abxixic (ABA)
a) Khái niệm
- ABA là một chất ức chế sinh trưởng khá mạnh được phát hiện vào năm 1966.
- ABA được tổng hợp ở hầu hết các cơ quan rễ, lá, hoa, quả, củ…cơ quan đang ngủ nghỉ, cơ quan dự trữ, cơ quan sắp rụng.
b) Cơ chế tác động
Kìm hãm quá trình trao đổi chất, giảm sút các hoạt động sinh lý và có thể chuyển cây vào trạng thái ngủ nghỉ sâu
c) Vai trò sinh lý của ABA
- Gây ra sự rụng: Do ABA kích thích sự hình thành tầng rơi
- Gây ra sự ngủ nghỉ: Trạng thái này được điều chỉnh bởi cân bằng ABA/GA
- Điều chỉnh sự đong mở của khí khổng: khi xử lý ABA cho lá thì các khí khổng nhanh chóng đóng lại để giảm sự thoát hơi hơi nước. ABA gây nên sự vận động của K+ ra khỏi tế bào khí khổng đóng lại.
- ABA được xem như là phytohormon “stress”: khi cây gặp các điều kiện bất thuận cảu môi trường thì hàm lượng ABA tăng lên nhanh chóng trong cây giúp cây trải qua điều kiện bất thuận đó.
- Sự tăng hàm lượng ABA làm cây tăng trưởng chậm lại cũng là một cơ chế chống chịu của cây.
- ABA là phytohormon hóa già: Mức độ hóa già của cơ quan và của cây gắn liền với sự tích lũy ABA trong chúng. Khi tích lũy nhiều thì hóa già cũng tăng lên.
5. Etylen (H2C = CH2).
a) Khái niệm:
- Etylen là một chất khí đơn giản. Nhưng nó là một phytohormon quan trọng trong cây
- Nó được tổng hợp trong tất cả các tế bào, các mô nhưng nhiều nhất là trong các mô già và đặc biệt là trong quả chín.
- Khác với các phytohormon khác etylen là một chất khí nên được vận chuyển thông qua phương thức khuếch tán nên phạm vi vận chuyển không xa.
b) Vai trò sinh lý của etylen
- Etylen là phytohormon làm tăng hoạt tính của các emnzyme liên quan tới quá trình chín cảu quả
- Etylen điều chỉnh sự rụng. Cùng với ABA etylen kích thích hình thành tầng rời ở cuống lá và quả. Etylen hoạt hóa sự tổng hợp lên các enzyme cellulase và pectinase phân hủy thành tế bào và hoạt động phân hủy thành tế bào. Do vậy sự rụng được điều chình bằng cân băng auxin/ABA+etylen
- Etylen kích thích sự ra hoa, đặc biệ là ra hoa trái vụ. Etylen có tác dụng phân hóa giới tính cái cùng với cytokinin. Xử lý etylen có thể tăng tỷ lệ hoa cái
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top