bài 34- 35- 36
Bài 34 : SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT
1.1. Định nghĩa sinh trưởng và phát triển
- Sinh trưởng là quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng và kích thước tế bào làm cây lớn lên
- Phát triển quá trình biến đổi về chất lượng các cấu trúc và chức năng sinh hóa của tế bào làm cây ra hoa, kết quả, tạo hạt
1.2. Mối liên quan giữa sinh trưởng và phát triển
+ Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình liên tiếp xen kẽ nhau của quá trình trao đổi chất
+ Sự biến đổi về số lượng của sinh trưởng ở rễ, thân , lá (Pha sinh trưởng phát triển dinh sản)
1.3.Chu kì sinh trưởng và phát triển
- Ở thực vật có hạt một năm chu kì sinh trưởng và phát triển gồm pha sinh dưỡng và pha sinh sản bắt đầu từ hạt nảy mầm tạo hạt mới
2. Sinh trưởng thứ cấp và sinh trưởng sơ cấp
2.1.Sinh trưởng sơ cấp (STSC)
- Là hình thức sinh trưởng của mô phân sinh
- Làm cây lớn lên và cao lên
- Các bó mạch xếp lộn xộn ( ở cây một lá mầm) thân kích thước bé, thời gian sống ngắn ( một năm)
- STSC có ở phần thân non (ngọn cây của cây 2 lá mầm
* Đa số cây một lá mầm có STSC
2.2. Sinh trưởng thứ cấp (STTC)
- Sự phân chia tế bào của tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
- Cây lớn lên về chiều ngang, thân to và sống lâu năm
* Đa số cây hai lá mầm có STTC
make money
3. Nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
3.1. Yếu tố bên trong
Các chất điều hòa sinh trưởng
- Chất kích thích: auxin, gibêrelin, xitôkinin
- Chất kìm hãm: axit absixic, chất phenol
3.2. Yếu tố bên ngoài
Các yếu tố tự nhiên và biện pháp canh tác
a. Nước:
Tác động đến các giai đoạn:
- Nảy mầm, ra hoa, tạo quả
- Hoạt dộng hướng nước
- Là nguyên liệu trao đổi chất
b. Nhiệt độ:
Có vai trò quyết định ở giai đoạn nảy mầm của hạt, chồi:
- sinh trưởng tối ưu :250c- 350c
- tối thiểu : 50c-150c
- tối đa : 450c- 500c
c. Ánh sáng: Ảnh hưởng đến
- Tạo lá, rễ
- Hình thành chồi, hoa, sự rụng lá
- quy định cây ngắn ngày, cây dài ngày, ưa sang ưa tối
d. Phân bón :Nguồn cung cấp nguyên liệu cho:
- Cấu trúc tế bào (AND, ARN, ATP, chất nguyên sinh, enzim, sắc tố)
- Các quá trình sinh lí của cây
Bài 35: HORMONE THỰC VẬT
1. Khái niệm:
Phitôhoocmôn có hai nhóm:
- Nhóm kích thích sinh trưởng Auxin, Gibêrenlin, có tác dụng đến sự kéo dài lớn lên của tế bào
Xitokinin: Có vai trò trong việc phân chia tế bào
- Nhóm các chất kìm hãm sinh trưởng
+ Axit absixic: Có tác dụng trong rụng lá
+ Êtilen: Có tác dụng trong sự chín của quả
+ Chất làm chậm sinh trưởng và chất diệt cỏ
2. Hoocmôn kích thích sinh trưởng
2.1. Auxin
* Đặc điểm: Auxin a, auxin b, heterôauxin
* Tác dụng sinh lý: Rễ mọc nhanh(50 -100 ppm nâm cách chiết 24 giờ), tạo quả không hạt (cam, dưa hấu ,nho…)
* Auxin ở mô phân sinh chồi, lá mầm và rễ
2.2. Giberelin
- Đặc điểm: Axít Gberelic
- Tác động sinh lí: thân cao ,dài ,quả không hạt( cam , dưa hấu, nho…)
2.3. Xitrokinin
- Đặc điểm: Dẫn xuất adenine
- Tác dụng sinh lí: phân chia tế bào→ dung trong nuôi cấy mô, tạo cơ quan sinh dưỡng (rễ mới, cành mới…)
3. Hoocmôn ức chế sinh trưởng
3.1. Axit abxixic: (AAB,C14H19O4)
- Đặc điểm chất gây ngủ
- Tác dụng sinh lí: Kìm hãm sự sinh trưởng của cành , long, gây trạng thái ngủ của chồi, hạt; làm khí khổng đóng
3.2. Etilen(H2C=CH2)
- Đặc điểm: dạng khí
- Tác dụng sinh lí: Làm quả chín nhanh(cà chua , chuối,..),làm dụng lá ,quả, làm chậm sự sinh trưởng của các mầm tân củ
3.3. Chất làm chậm sinh trưởng và chất diệt cỏ
- Chất làm chậm sinh trưởng : CCC, MH, ATIB
+ Đặc điểm: Tổng hợp nhân tạo
+ Tác dụng sinh lí: Ức chế sinh trưởng→ ứng dụng: Làm cỏ ở công viên, sân đá bóng mọc chậm
- Chất diệt cỏ: 2,4D; 2,4,5T
+ Đặc điểm : tổng hợp nhân tạo
+ Tác dụng sinh lí: chỉ diệt cỏ, các cây trồng không bị hại
4. Ứng dụng trong nông nghiệp
+ Ứng dụng: Làm chất diệt cỏ ở ruộng ngô, đậu…
- Mọi hoạt động sinh trưởng và phát triển đều được điều chỉnh bởi các tác độngcủa enzim và phitôhoocmôn
- Vì vậy ở cây luôn diễn ra sự cân bằng giữa đồng hóa và dị hóa , giữa tác động kích thích và kìm hãm
- Khi dùng chất điều hòa sinh trưởng cần chú ý
+ Nồng đồ sử dụng tối thích (vài ppm đến vài chục, vài trăm ppm)
+ Thỏa mãn nhu cầu về nước, phân bón và khí hậu
+ Chú ý tính chất đối kháng, hỗ trợ giữa các phitôhoocmôn. Đối với chất diệt cỏ cần chú ý đến tính chọn lọc riêng biệt.
BÀI 36 : PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA
I. Cá nhân tố chi phối sự ra hoa
1.1. Tuổi cây
- Sự ra hoa có liên quan với tuối cây, lượng hoocmôn
- Cây non nhiều lá, ít rễ , nhiều gibêrelin→ 85- 90% hoa đực
- Cây nhiều rễ phụ, nhiều xitôkinin→ hoa cái
- Cây nhiều rễ và lá, tạo hoocmôn cân bằng→ tỷ lệ đực cái bằng nhau
1.2. Vai trò ngoại cảnh
- Ngày ngắn ,ánh sáng xanh, nhiệt độ thấp, hàm lượng CO2 cao, độ ẩm cao, nhiều nitơ→ hoa cái
- Ngày dài ,anh sang đỏ ,nhiệt độ cao , hàm lượng CO2 thấp, độ ẩm thấp, nhiều kani→ hoa đực
- Chế độ dinh dưỡng tốt, C/N cân đối→ cây khỏe→ thúc đẩy ra hoa
* yếu tố môi trường→ phitôhoocmôn →bộ máy di truyền (AND) →giới tính đực cái
1.3. Hoocmôn ra hoa- Florigen
a. Bản chất florigen- hoocmôn kích thích ra hoa gồm: gibêrilin và antezin ( kích thích sự sinh trưởng của đế hoa và mầm hoa)
b. Tác động của florigen
- Lá là cơ quan tiếp nhận ánh sang và sản sinh florigen kích thích sự ra hoa của cây dài ngày, ngắn ,trung tính
1.4. Quang chu kì (QCK)
a. Khái niệm
là thời gian chiếu sáng xen kẽ với bong tối( độ dài cùa ngày ,đêm) lien quan đến hiện tượng sinh trưởng, phát triển của cây
-QCK tác động đến hiện tượng ra hoa, rụng lá ,tạo củ, di chuyển các hợp chất QH
b. Phân loại cây ra hoa theo QCK
- Cây trung tính : Ra hoa ở ngày dài và ngày ngắn( cà chua ,lạc ,đậu ,ngô..)
- Cây ngắn ngày: Ra hoa trong điều kiện chiếu sang ít hơn 12 giờ (hành, cà rốt, rau diếp, lúa mì…)
1.5 Phitôcrôm
- là sắc tố enzim ở chồi mầm và chop lá mầm
-Hấp thụ AS đỏ bước sóng 660 nm và 760 nm, có thể chuyển hóa lẫn nhau
Chiếu sáng, đỏ
P660 -----------> P730
<-----------
Tối, đỏ sẫm
- Phitôcrôm tác động đến sự ra hoa, nảy mầm, tổng hợp sắc tố, enzim, các vận động cảm ứng, đóng mở khí khổng
- Vai trò:
+ Có đặc tính kích thích của auxin
+ Tổng hợp acid nucleic
+ Vận động cảm ứng
II. Ứng dụng:
Dùng gibêrelin tạo điều kiện cho sự ra hoa
- Dinh dưỡng hợp (tỉ lệC/N) cây ra hoa dễ dàng
- Dùng tia laser helium- neon có độ dài bước sóng 632nm
- P660---------->P730 sử dụng cho cây
* Đó là hướng đi của nông nghiệp có QH nhân tạo trong các nhà trồng cây có mái che, ít phụ thuộc vào thiên nhiên
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top