Phần Động vật
1. Sự phát triển phôi ở động vật.
- Sau quá trình phân cắt tạo thành một khối tế bào gọi là phôi dâu.
- Các tế bào phôi dâu tiết dịch đẩy tế bào thành một lớp gọi là phôi nang và xuất hiện xoang phôi nang.
- Tiếp đến là hóa phôi vị bằng cách lõm vào (tế bào lớn lõm vào). Dạng trứng phân cắt không đều (tế bào cực sinh học nhỏ hơn tế bào cực dinh dưỡng).
- Khi lõm vào tạo thành 2 lớp và hình thành 2 lá phôi:
+ Lớp ngoài: lá phôi ngoài.
+ Lớp trong: lá phôi trong.
+ Hình thành miệng phôi (phôi khẩu)
- Lá phôi giữa nằm giữa lá ngoại bì và lá nội bì, gồm các túi thể xoang. Các túi này phát triển về phía trên cho các đốt cơ, phát triển về phía dưới cho tấm bên. Tấm bên hình thành lá thành (lót mặt trong lá phôi ngoài), và lá tạng (lót mặt ngoài lá phôi trong). Và giữa 2 lá này là xoang cơ thể.
- Ở tất cả động vật đa bào quá trình phân cắt trứng, hình thành phôi nang, phôi vị về cơ bản giống nhau, còn quá trình phát triển về sau khác nhau.
2. Phân loại đại cương giới động vật.
Động vật được chia làm 3 loại là:
- Động vật đơn bào: gồm các ngành động vật nguyên sinh.
- Động vật cận đa bào: gồm các ngành thân lỗ.
- Động vật đa bào: gồm các ngành ruột khoang, các ngành giun, thân mềm, chân khớp và ngành động vật có dây sống.
3. Hệ tuần hoàn và tiến hóa hệ tuần hoàn ở động vật.
* Hệ tuần hoàn:
Là có chức năng tuần hoàn trong cơ thể của hầu hết các . Hệ tuần hoàn mang các chất từ nơi này đến nơi khác, giúp các cơ quan thực hiện tốt chức năng của chúng.
(+) Cơ quan:
- Máu: dùng để vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng, khí O2 đến các tế bào cũng như mang chất thải từ tế bào trở về và thoát ra ngoài bằng các cơ quan bài tiết.
· - Tim: tạo sự chênh lệch về áp suất để làm cho máu lưu thông.
· - Mạch máu: dùng để vận chuyển máu.
· - Các van: đảm bảo dòng chảy của máu theo một hướng nhất định.
(+) Các dạng tuần hoàn:
· - Hệ thống tuần hoàn mở
· - Hệ thống tuần hoàn kín
· - Hệ thống tuần hoàn đơn
· - Hệ thống tuần hoàn kép
*Sự tiến hóa của hệ tuần hoàn ở động vật:
Hệ tuần hoàn được phát triển từ đơn giản đến phức tạp. Ở động vật đơn bào chưa có hệ tuần hoàn, sự trao đổi chất với môi trường ngoài được thực hiện trực tiếp qua màng tế bào.
Trong quá trình tiến hóa của động vật hệ tuần hoàn đã dần dần được hình thành và được hoàn thiện:
- Ruột khoang: chưa có mạch máu và máu chảy, trao đổi chất chuyển dịch thụ động trong các nhánh của ống tiêu hóa nhờ cử động của cơ thể.
- Chân đốt: đã có máu và hệ thống giúp máu chảy thành dòng nhưng hệ thống này còn hở.
- Lớp giun và động vật có dây sống: đã hình thành hệ thống mạch kín nhưng mạch chưa đàn hồi nên máu chảy trong mạch là nhờ cử động của ống tiêu hóa và hệ cơ.
- Thân mềm: đã có sự phân chia mạch máu thành động mạch và tĩnh mạch.
- Lớp cá: tim đã được chia làm 2 ngăn, tâm nhĩ và tâm thất.
- Lớp lưỡng cư: tim đã có 3 ngăn, 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất.
- Bò sát bậc cao: Tim đã có 4 ngăn, 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. Nhưng vẫn còn lỗ thông giữa nửa tim trái với nửa tim phải.
- Từ lớp chim trở đi: tim được chia thành 2 nửa trái và phải riêng biệt không thông nhau với 4 ngăn, 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. Máu được lưu thông theo vòng tuần hoàn.
4. Các hình thức hô hấp, sự thích nghi cơ quan hô hấp ở động vật.
(+) Hô hấp qua bề mặt cơ thể:
- Động vật: đơn bào hoặc đa bào bậc thấp, ruột khoang, giun tròn, giun dẹp.
- Sự thích nghi cơ quan hô hấp: khuếch tán qua bề mặt cơ thể, hoặc bề mặt tế bào.
(+) Hô hấp bằng hệ thống ống khí:
- Động vật : côn trùng.
- Sự thích nghi cơ quan hô hấp: Hệ thống ống khí được cấu tạo từ những ống dẫn chứa không khí. Các ống dẫn phân nhánh nhỏ dần phân bố đến tận các tế bào của cơ thể. Hệ thống ống khí thông ra ngoài bằng lỗ thở.
(+) Hô hấp bằng mang:
- Động vật : cá, tôm, cua, trai, ốc
- Sự thích nghi cơ quan hô hấp: ngoài 4 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí, cá xương còn có thêm 2 đặc điểm làm tăng hiệu quả trao đổi khí là :
+ Miệng và diềm nắp mang phối hợp nhịp nhàng giữa để tạo dòng nước lưu thông từ miệng qua mang.
+ Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang.
(+) Hô hấp bằng phổi:
- Động vật: Bò sát, Chim, Thú, riêng lưỡng cư hô hấp bằng da và phổi, chim hô hấp bằng phổi và hệ thống túi khí.
- Sự thích nghi cơ quan hô hấp: phổi thú có nhiều phế nang,phế nang có bề mặt mỏng và chứa nhiều mao mạch máu. Phổi chim có thêm nhiều ống khí. Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ các cơ hô hấp co dãn làm thay đổi thể tích của khoang bụng hoặc lồng ngực. – Sự thông khí ở phổi của lưỡng cư nhờ sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.
5. Cơ quan tiêu hóa và sự tiến hóa của hệ tiêu hóa ở động vật.
* Các cơ quan tiêu hóa:
- Ống tiêu hóa: miệng, răng, hầu, lưỡi, thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non, ruột già, ruột thừa, hậu môn.
- Các tuyến tiêu hóa: tuyến nước bọt, tuyến mật, tuyến ruột, tuyến tụy.
* Sự tiến hóa của hệ tiêu hóa:
Hệ tiêu hoá ở động vật phát triển theo chiều hướng từ đơn giản đến phức tạp và thích nghi với các loại thức ăn khác nhau.
- Tiêu hoá ở động vật chưa có hệ tiêu hoá:
Động vật nguyên sinh là động vật chưa có hệ tiêu hoá. Cơ thể động vật nguyên sinh cấu tạo từ một tế bào nên lấy thức ăn trực tiếp từ ngoài môi trường thông qua quá trình thực bào. Quá trình tiêu hoá thức ăn ở động vật nguyên sinh là quá trình tiêu hoá hoá học và quá trình này diễn ra bên trong tế bào.
- Tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá:
Các loài Ruột khoang và Giun dẹp có túi tiêu hoá. Thành cơ thể của động vật có túi tiêu hoá được cấu tạo từ hai lớp tế bào. Lớp tế bào bên trong tạo thành túi tiêu hoá, lớp tế bào này bao gồm 2 loại tế bào : tế bào tuyến tiết enzim vào xoang túi tiêu hoá và tế bào có roi có khả năng thực bào và tiêu hoá nội bào các mảnh vụn thức ăn. Trong túi tiêu hoá thức ăn vừa được tiêu hoá ngoại bào (tiêu hoá bên ngoài tế bào nhờ enzim) vừa được tiêu hoá nội bào (tiêu hoá bên trong tế bào). So với động vật nguyên sinh, động vật có túi tiêu hoá có thể ăn được thức ăn có kích thước lớn hơn.
- Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa:
Ống tiêu hóa có ở động vật có xương sống (cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú) và ở nhiều loài động vật không xương sống như giun đốt, côn trùng. Ống tiêu hoá cùng với các tuyến tiêu hoá như tuyến nước bọt, tuyến tuỵ, gan tạo thành hệ tiêu hoá. Ống tiêu hoá được chia làm các đoạn chính : miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già. Ống tiêu hoá của chim, giun đốt có thêm diều. Trong ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào thông qua quá trình biến đổi cơ học và hoá học thành các dạng đơn giản dễ hấp thụ. Quá trình tiêu hoá cơ học thức ăn có tác dụng làm nhỏ thức ăn, trộn đều thức ăn với dịch tiêu hoá do vậy làm tăng hiệu quả tác dụng của tiêu hoá hoá học. Quá trình tiêu hoá hoá học thức ăn nhờ xúc tác của các enzim tiêu hoá. Các enzim xúc tác quá trình thuỷ phân các chất hữu cơ phức tạp trong thức ăn thành các chất hữu cơ đơn giản. Các chất hữu cơ đơn giản chủ yếu được ruột hấp thụ, sau đó đi theo đường máu và bạch huyết đến các tế bào, các cơ quan của cơ thể.
6. Hệ bài tiết ở động vật.
Bài tiết là quá trình thải ra ngoài cơ thể các chất sinh ra tù quá trình chuyển hóa mà cơ thể không sử dụng nữa hoặc các chất dư thừa độc hại đối với cơ thể .
* Vai trò, chức năng của hệ bài tiết:
Trong quá trình trao đổi chất, cơ thể thường sản sinh ra những chất không cần thiết, các chất này nếu để lâu bên trong cơ thể sẽ gây độc hoặc gây những ảnh hưởng bất lợi cho cơ thể. Vì vậy cơ thể phải có sự thích nghi hình thành nên cơ quan bài xuất những chất này ra khỏi cơ thể để giúp cân bằng nội môi bên trong. Hệ cơ quan này được gọi là cơ quan bài tiết.
* Các chất bài tiết ở động vật chủ yếu gồm:
_CO2
_chất thải chứa nito : urê và axit uric .
_Nước
_Muối vô cơ
_Sắc tố mật
_Các chất khác : thuốc kháng sinh...
Hầu hết các chất bài tiết hòa tan vào nước khi được thải ra ngoài cơ thể , ngoại trừ CO2 thải dưới đạng khí qua đường hô hấp .
Lượng chất bài tiết ra ngoài cơ thể ảnh hưởng đến cân bằng muối và nước trong cơ thể .
* Cấu trúc sinh học của cơ quan bài tiết:
- Không bào co bóp: là một hệ thống các không bào nằm trong tế bào chất có chức năng thu gom nước và các chất thải để thải trực tiếp ra môi trường.
- Nguyên đơn thận: được cấu tạo từ các tế bào hình sao hay hình ngọn lửa. Một đầu có các nhánh nguyên sinh chất hướng vào lòng nhu mô đệm, một đầu hướng vào lòng ống dẫn, chất bài tiết đi từ nhu mô đệm qua tế bào ngọn lửa đi vào lòng ống dẫn sau đó thải ra ngoài.
- Hậu đơn thận: có cấu tạo gồm phễu nằm trong túi thể xoang. Phễu này có tiêm mao rung động, phễu được nối với một hệ thống dẫn xuyên qua vách đốt và đổ ra ở đốt kế tiếp. Trên ống dẫn có nhiều mao mạch có chức năng bài tiết các sản phẩm từ máu qua ống dẫn ra ngoài. Như vậy hậu đơn thận sẽ lọc từ phễu đến xoang.
- Hệ thống manpigi: đây là một hệ thống ống được bịt đáy nằm trong xoang hỗn hợp, đầu kia được nối với điểm giữa và sau.
- Thận: là cơ quan bài tiết hoàn thiện nhất, nó là cơ quan lọc máu, sản phẩm bài tiết và nước tiểu. Thận phát triển qua 3 giai đoạn: thận trước ở giai đoạn ấu trùng, thận giữa ở cá và lưỡng cư, thận sau ở bò sát, chim và thú.
* Sự tiến hóa của hệ bài tiết:
- Ở các nhóm động vật nguyên sinh, thân lỗ: cơ quan bài tiết là các không bào co bóp.
- Ở ruột khoang: thành cơ thể mỏng, chúng trực tiếp bài xuất thông qua màng tế bào.
- Ở các ngành giun dẹp, giun tròn: cơ quan bài tiết là nguyên đơn thận hoặc sự biến đổi của nguyên đơn thận.
- Ở giun đốt: cơ quan bài tiết điển hình là hậu đơn thận.
- Ở chân khớp: cơ quan bài tiết là ống manpigi.
- Ở thân mềm: cơ quan bài tiết có thể là các đơn thận.
- Ở da gai: cơ quan bài tiết là chân ống.
- Ở cá và lưỡng cư: cơ quan bài tiết là trung thận.
- Ở bò sát, chim và thú: cơ quan bài tiết là hậu thận.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top