sinh hoc

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC 10

A. Kiến thức lí thuyết

1/ Chu kì tế bào là gì? Nêu diễn biến cơ bản của các pha trong kì trung gian?

2/ Trình bày diễn biến cơ bản của tế bào trong quá trình nguyên phân. Tại sao nguyên phân có thể tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống y hệt tế bào mẹ?

3/ Phân biệt giảm phân I và giảm phân II.

4/ So sánh giảm phân với nguyên phân?

5/ Nêu ý nghĩa của nguyên phân? Giảm phân?

6/ Kể tên các loại môi trường sống của vi sinh vật trong tự nhiên, trong phòng thí nghiệm? Cho ví dụ.

7/ Nêu các tiêu chí cơ bản để phân thành các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật?

8/ Phân biệt hô hấp hiếu khí với hô hấp kị khí? Phân biệt hô hấp với lên men?

9/ Trình bày quá trình phân giải prôtêin, phân giải polisaccarit và ứng dụng của các quá trình này? Giải thích tại sao vi sinh vật phải phân giải ngoại bào?

10/ Phân biệt quá trình tổng hợp với quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật?

11/ Trình bày đặc điểm của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục.

12/ Nêu nguyên tắc và ứng dụng của nuôi cấy không liên tục, và nuôi cấy liên tục?

13/ Vi khuẩn có những hình thức sinh sản nào? Phân biệt bào tử sinh sản với nội bào tử?

14/ Nhân tố sinh trưởng là gì? Phân biệt vi sinh vật nguyên dưỡng và vi sinh vật khuyết dưỡng?

15/ Dựa vào ảnh hưởng của các nhân tố hóa học và vật lí đến sinh trưởng của vi sinh vật hãy phân tích các biện pháp để kiểm soát sự sinh trưởng của vi sinh vật?

16/ Mô tả đặc điểm cấu tạo của vi rút? Vi rút có những loại cấu trúc nào?

17/ Nêu 3 đặc điểm cơ bản của vi rút? Phân biệt vi rút với vi khuẩn?

18/ Vi rút có phải là sinh vật không? Giải thích tại sao?

19/ Nêu 5 giai đoạn nhân lên của vi rút trong tế bào? Vì sao mỗi loại vi rút chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định?

20/ Nêu tác hại và ứng dụng của vi rút trong sản xuất và đời sống của con người?

21/ Thế nào là bệnh truyền nhiễm? Vi sinh vật gây bệnh có thể lan truyền theo các con đường nào?

22/ Thế nào là miễn dịch? Có những kiểu miễn dịch nào, cho ví dụ?

23/ Phân biệt miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu?

24/ Phân biệt miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào?

B. Kiến thức thực hành

1/ Bài 20: Nghiên cứu H18.2 SGK-Trang 73 để nhận biết đặc điểm của tế bào trong các kì của nguyên phân.

2/ Bài 24:

Mô tả các bước tiến hành và kết quả của thí nghiệm lên men rượu?

Nêu điều kiện của lên men êtilic?

Trình bày cách làm sữa chua? Vì sao sữa đang từ trạng thái lỏng trở thành sệt?

Viết sơ đồ của các quá trình lên men êtilic, lên men lactic?

3/ Bài 28:

- Trình bày phương pháp nhuộm đơn để phát hiện vi sinh vật? Tại sao phải nhuộm đơn (dùng thuốc nhuộm đỏ) trên tiêu bản vi sinh vật?

- Khi quan sát dưới kính hiển vi chúng ta phát hiện thấy vi sinh vật nhân sơ hay vi sinh vật nhân thực? Vì sao?

C. Bài tập

* Lưu ý: HS phải nắm được một số công thức cơ bản về nguyên phân, giảm phân và sinh trưởng của vi sinh vật.

* Bài tập tham khảo:

Bài tập 1. Một tế bào sinh tinh của ruồi giấm (2n = 8) ở giai đoạn chín thực hiện giảm phân. Hãy xác định số lượng NST, số lượng tâm động, số lượng cromatit trong tế bào ở mỗi kì của giảm phân.

Bài tập 2. Một nhóm gồm 5 tế bào sinh dưỡng ở người (2n = 46) thực hiện nguyên phân 3 lần liên tiếp. Hãy cho biết môi trường nội bào đã phải cung cấp nguyên liệu tương đương với bao nhiêu NST đơn mới cho quá trình nói trên? Bao nhiêu thoi phân bào được hình thành? Bao nhiêu NST có trong các tế bào con được hình thành ở lần nguyên phân cuối cùng?

Bài tập 3. Một nhóm tế bào của rễ cây lúa (2n = 24) thực hiện nguyên phân 4 lần liên tiếp đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương với 3600 NST đơn mới. Hãy xác định số lượng tế bào ban đầu tham gia nguyên phân.

Bài tập 4. Một nhóm tế bào sinh dục đực ở giai đoạn chín của vịt (2n = 78) cùng thực hiện giảm phân hình thành giao tử. Trong quá trình này môi trường nội bào đã phải cung cấp nguyên liệu tương đương với 936 NST đơn mới.

a/ Xác định số lượng tế bào ban đầu tham gia giảm phân?

b/ Có bao nhiêu tinh trùng được hình thành?

c/ Số lượng thoi phân bào được hình thành là bao nhiêu?

Bài tập 5. Nếu một chủng vi khuẩn cần 6 giờ để 2 tế bào sinh sản thành 32 tế bào thì thời gian thế hệ của vi khuẩn này là bao nhiêu?

Bài tập 6. Nếu bắt đầu nuôi 13 tế bào một chủng vi khuẩn thì sau 3 giờ, lượng tế bào đạt được là 208. Xác định thời gian thế hệ?

Bài tập 7. Vi khuẩn E. Coli ở điều kiện nuôi cấy thích hợp cứ 20 phút tự nhân đôi một lần. Giả sử nuôi 105 tế bào vi khuẩn này sau một thời gian nuôi cấy thu được 128.105 tế bào. Xác định thời gian nuôi cấy?

Bài tập 8. Nuôi cấy 100 vi khuẩn E.Coli trong môi trường đáp ứng đầy đủ các điều kiện để chúng phát triển, sau 2 giờ 40 phút người ta thu được 1 số lượng vi khuẩn E.Coli là 25600 con. Biết rằng khả năng phân chia của các E. Coli là như nhau. Hãy tính số lần phân chia của mỗi E. Coli ban đầu. Thời gian thế hệ là bao nhiêu?

Bài tập 9. Nuôi cấy một lượng vi khuẩn E.Coli trong môi trường đáp ứng đầy đủ các điều kiện để chúng phát triển, sau một thời gian 140 phút người ta thu được số lượng vi khuẩn E. Coli là 3200 con. Biết rằng khả năng phân chia của các E. Coli là như nhau và g = 20 phút. Hãy tính số lượng tế bào vi khuẩn ban đầu nuôi cấy?

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #anh#hoẵng