Sinh HK
1, a,
*) Quần xã sinh vật:
- Khái niệm: là 1 tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong 1 không gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó như 1 thể thống nhất à Quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.
- Các đặc trưng cơ bản:
+ Số lượng các loài trong quần xã:
Độ đa dạng: mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã
Độ nhiều: mật độ cá thể từng loài trong quần xã
Độ thường gặp: tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp 1 loài trong tổng số địa điểm quan sát
+ Thành phần loài trong quần xã:
Loài ưu thế: loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã
Loài đặc trưng: loài chỉ có ở 1 quần xã hoặc nhiều hơn hơn hẳn các loài khác
*) Quần thể sinh vật:
- Khái niệm: là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong 1 khoảng thời gian nhất định, ở thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới
- Những đặc trưng cơ bản của quần thể:
+ Tỉ lệ giới tính: tỉ lệ số cá thể đực/số cá thể cái. Sự thay đổi tùy từng loài, từng giai đoạn phát triển và phụ thuộc nhiều vào điều kiện sống, ảnh hưởng rất lớn tới các thế hệ sau
+ Tỉ lệ nhóm tuổi: 3 nhóm tuổi
Nhóm tuổi trước sinh sản: các cá thể lớn nhanh, có vai trò chủ yếu tăng kích thước, trọng lượng của quần thể
Nhóm tuổi sinh sản: khả năng sinh sản của cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể
Nhóm tuổi sau sinh sản: không còn có khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể
+ Mật độ quần thể: là số lượng, khối lượng sinh vật trên 1 đơn vị diện tích hoặc thể tích. Mật độ quần thể phụ thuộc vào biến động mang tính chu kì và biến động mang tính bất thường
b,
*) Nguyên nhân làm cho số lượng cá thể trong quần thể sinh vật thay đổi: do sự biến động của các nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh => số lượng cá thể bị biến đổi theo chu kì hoặc ko theo chu kì
*) Mật độ quần thể được điều chỉnh về trạng thái cân bằng nhờ cơ chế là sự thống nhất giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử trong quần thể, nhờ đó tốc độ sinh trưởng của quần thể được điều chỉnh.
Ví dụ: khi điều kiện sống thuận lợi (nguồn thức ăn dồi dào, nơi ở rộng rãi), các cá thể trong loài sinh trưởng phát triển tốt => số lượng cá thể tăng
Khi số lượng cá thể tăng lên quá cao => nguồn thức ăn dần cạn kiệt, nơi ở và sinh sản chật chội => nhiều cá thể sẽ chết => mật độ quần thể lại được điều chỉnh về mức cân bằng
c, Quần thể người có đặc điểm mà quần thể sinh vật khác ko có: pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hóa. Sự khác nhau đó do con người có lao động, tư duy, nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể đồng thời cải tạo thiên nhiên, ngày càng đáp ứng với điều kiện môi trường sống của mình hơn
=> con người sống trong cộng đồng có nhiều mối quan hệ về dân tộc, huyết thống và gắn bó với nhau, hình thành nên các quốc gia, xây dựng kinh tế, xã hội và có đời sống xã hội riêng.
2, a, Các mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật trong quần xã:
- Quan hệ hỗ trợ:
+ Quan hệ hợp tác:
+ Quan hệ hội sinh
+ Quan hệ cộng sinh
- Quan hệ đối địch:
+ Quan hệ cạnh tranh
+ Quan hệ kí sinh, nửa kí sinh
+ Quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác
+ Quan hệ ức chế cảm nhiễm
b, Hiện tượng tự tỉa ở thực vật thuộc mối quan hệ cạnh tranh cùng loài. Hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ nhất khi mật độ cây quá dày, dẫn đến thiếu nước, thiếu chất dinh dưỡng, thiếu ánh sáng,... Khi đó những cành cây không nhận được ánh sáng hoặc các cây không có đủ nước, chất dinh dưỡng sẽ chết.
c, Để giảm bớt sự cạnh tranh sử dụng phương pháp nào:
* Thực vật : Gieo trồng đúng thời vụ, đảm bảo mật độ cây trồng thích hợp, tưới tiêu, bón phân hợp lí. Nếu mật độ cao thì tỉa bớt và đảm bảo cung cấp đầy đủ nước, phân bón
* Động vật: mật độ đàn quá cao thì phải tách đàn, nuôi với mật độ vừa phải, thức ăn đầy đủ, tắm rửa phòng trừ bệnh tật
3, a, Trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã là trạng thái mà số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn được dao động quanh một mức cân bằng, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường nhờ hiện tượng khống chế sinh học.
Ví dụ: trong quần xã, số lượng các loài ăn thực vật ổn định và cân bằng với lượng thực vật có trong môi trường: số lượng chim sâu luôn ổn định và cân bằng với lượng thức ăn là sâu có trong môi trường.
b, Hiện tượng khống chế sinh học là: hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị khống chế bởi số lượng cá thể của một quần thể khác
Ví dụ: khi gặp khí hậu thuận lợi, cây cối xanh tốt, sâu ăn lá cây sinh sản mạnh, số lượng sâu tăng khiến cho số lượng chim sâu cũng tăng theo. Tuy nhiên, khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều, chim ăn nhiều sâu dẫn đến số lượng sâu lại giảm
*) Trong chăn nuôi và trồng trọt người ta đã ứng dụng hiện tượng khống chế sinh học:
Sử dụng thiên địch phòng trừ các sinh vật gây hại hay dịch bệnh, thay cho thuốc trừ sâu
Ví dụ: + Nuôi mèo để diệt chuột
+ Sử dụng ong mắt đỏ để diệt rầy nâu
4, a, Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
b, Ví dụ: Trong một khu rừng có nhiều cây lớn nhỏ khác nhau, các cây lớn đóng vai trò quan trọng là bảo vệ các cây nhỏ và động vật sống trong rừng. Động vật rừng ăn thực vật hoặc ăn thịt các loài động vật khác. Các sinh vật trong rừng phụ thuộc lẫn nhau và tác động với môi trường sống của chúng rất chặt chẽ tạo thành hệ sinh thái.
Các thành phần chủ yếu:
- Thành phần vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, không khí, độ ẩm, các chất mùn trong đất
- Thành phần hữu sinh:
+ Sinh vật sản xuất: các loại cây lớn nhỏ khác nhau trong rừng
+ Sinh vật tiêu thụ:
Sinh vật tiêu thụ bậc 1: động vật ăn các loài thực vật trong rừng
Sinh vật tiêu thụ bậc 2: các loài động vật ăn các loại động vật là SVTT1
+ Sinh vật phân giải: các vi sinh vật, vi khuẩn, nấm
c,
- Sinh vật sản xuất là những sinh vật có khả năng tự tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ
- Sinh vật tiêu thụ: là những sinh vật trực tiếp ăn hoặc kí sinh sinh vật khác.
+ Sinh vật tiêu thụ bậc 1: ăn hoặc kí sinh sinh vật sản xuất
+ Sinh vật tiêu thụ bậc 2: ăn hoặc kí sinh trên sinh vật tiêu thụ bậc 1
+ Sinh vật tiêu thụ bậc 3: ăn hoặc kí sinh trên sinh vật tiêu thụ bậc 2
...
- Sinh vật phân giải chất hữu cơ: là những sinh vật có khả năng phân giải xác động vật, thực vật, tạo ra chất mùn trả lại cho đất
5, a,
- Chuỗi thức ăn là là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là một mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích ở phía sau tiêu thụ.
- Lưới thức ăn Mỗi loài trong quần xã sinh vật thường là mắt xích của nhiều chuỗi thức ăn. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn.
Ví dụ:
Lúa ----> sâu hại lúa ----> chim sâu
Ếch ----> rắn ----> đại bàng
Cỏ ------> Châu chấu ---> chuột
b, Trong chăn nuôi, người ta thường nuôi các con vật trong chuỗi thức ăn có ít mắt xích, vì năng lượng được truyền theo 1 chiều, qua mỗi mắt xích trong chuỗi thức ăn thì năng lượng sẽ bị hao phí đi rất nhiều (năng lượng được tỏa ra môi trường qua hoạt động hô hấp và được sử dụng trong các hoạt động sống của sinh vật); do đó chuỗi thức ăn trong chăn nuôi phải ngắn để hạn chế sự thất thoát năng lượng, làm tăng năng suất.
c, Người ta thường nuôi ghép nhiều loài sinh vật trong các hồ ao nuôi thủy sản vì mỗi loài sinh vật thì lại có một nhu cầu về thức ăn, nơi sống,... khác nhau. Nuôi ghép như vậy sẽ tận dụng được triệt để nguồn sống, tránh sự cạnh tranh giữa các cá thể, làm tăng năng suất.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top