Sing
Câu 9: Phân tích mô hình và nội dung chủ yếu của chính sách kinh tế đối ngoại của Singapore và rút ra bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện chính sách kinh tế đối ngoại của việt nam?
Chính sách thương mại quốc tế của Singapore
Ngay từ những năm đầu thực hiện quá trình công nghiệp hóa nền kinh tế Singapore đã lựa chọn mô hình chiến lược tự do hóa trong việc điều chỉnh và phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại trong đó đặc biệt nhấn mạnh chính sách thúc đẩy xuất khẩu.
2.2.1Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
Thành tựu: Phát triển mạng lưới giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện nước, các công trình công cộng, nhà ở cho công nhân, đặc biệt là xây dựng các khu công nghiệp, nhà xưởng.
+ Về hệ thống giao thông : có nhiều phương tiện giao thông công cộng như xe bus, hệ thống tàu điện ngầm hiện đại với 63 ga, sân bay Changi của Singapore nằm ở phía Tây thành phố, cách trung tâm 20 km.
+ Hệ thống cảng biển: Cảng biển của Singapore được coi là cảng biển nhộn nhịp nhất khu vực ĐNA, là nơi trung chuyển lớn nhất trong khu vực với 400 tàu hiện đại của các hang trên thế giới và liên kết với 700 cảng biển trên thế giới
+ Khai thác được lợi thế về vị trí địa lý: Singapore nằm ở nam bán đảo Malacca – điểm trọng yếu chiến lược trên con đường giao lưu buôn bán bằng đường biển giữa Đông và Tây. Ngoài ra Singapore còn có hơn 50 hòn đảo nhỏ xung quanh => có lợi thế vô cùng lớn để thực hiện trao đổi giao thương quốc tế => cơ sở để thúc đẩy tự do hóa thương mại. Với lợi thế như vậy, Singapore đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và nhiều cảng biển hiện đại để phục vụ cho nhu cầu vận chuyển quốc tế, phát triển du lịch và thương mại tự do.
2.2.2 Thực hiện miễn giảm thuế thu nhập công ty dựa trên doanh thu XK, miễn thuế hoặc hoàn thuế NK đầu vào sản xuất hàng XK.
Chính sách này được áp dụng nhằm mục đích tăng năng suất lao động của các ngành sản xuất hàng xuất khẩu, khuyến khích xuất khẩu, từ đó thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển.Trước năm 1990 ,những dn có doanh thu xk >100k usd chì fai nộP thuế tndn là 4%.sau 1990 Để khuyến khích các nhà kinh doanh quốc tế thành lập các cơ sở khu vực của họ ở Singapore, các nhà doanh nghiệp sẽ được giảm 10% thuế thu nhập nước ngoài từ giao dịch hàng hóa, bao gồm: hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, hàng hóa khoáng chất, vật liệu xây dựng và các linh kiện máy móc.
+ Để khuyến khích hoạt động kinh doanh năng lượng ở Singapore, các nhà kinh doanh dầu được giảm 10% thuế thu nhập từ các buôn bán dầu hoặc hoa hồng từ môi giới mua bán.
+ Tại Singapore hiện áp dụng thuế hàng hóa và dịch vụ (Goods and Services Tax) ở mức7%. Để khuyến khích xuất khẩu tại chỗ, Singapore đã thực hiện chính sách hoàn thuế cho du khách để kich thích chi tiêu của họ.
2.2.3Áp dụng chính sách hỗ trợ tín dụng và hỗ trợ bảo hiểm hàng hóa:
Vai Trong thương mại quốc tế của bất kỳ quốc gia nào, vốn là yếu tố quan trọng quyết đinh quy mô sản xuất và mức độ sản xuất của một doanh nghiệp. Chính sách hỗ trợ tín dụng có vai trò lớn đối với các DN, Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất, phân phối luôn có nhiều rủi ro. Chính sách hỗ trợ bảo hiểm hàng hóa giúp cho các nhà sản xuất yên tâm hơn về hàng hóa mình sản xuất ra, từ đó họ có thể mở rộng sản xuất, tăng cường các hoạt động TMQT,…Tuy nhiên chính sách h
Biện pháp thực hiện:
Chính phủ hỗ trợ cho doanh nghiệp Singapore 50% phí bảo hiểm rủi ro lỗi thanh toán (không hoặc chậm thanh toán) từ phía khách hàng nước ngoài đối với các khoản tín dụng được cấp cho doanh nghiệp. Mức hỗ trợ tối đa không quá 100.000 SGD/doanh nghiệp đủ điều kiện.Chính phủ hỗ trợ 1 phần bảo hiểm 0.5%-1% giá trị lô hàng
2.2.4Thành lập cục xúc tiến thương mại Singapore:
Cục xúc tiến thương mại Singapore (TDB) được thành lập vào năm 1983. TDB chịu trách nhiệm chính trong việc thúc đẩy Singapore tiến nhanh trên đấu trường thương mại quốc tế, bảo vệ quyền lợi kinh tế của đảo quốc, đồng thời giới thiệu sản phẩm của Singapore trên khắp thế giới. Trong những năm qua, TDB đã nói lên tiếng nói của mình tại các tổ chức thương mại quốc tế nhằm bảo vệ và nâng cao quyền lợi thương mại của Singapore. TDB cũng chú trọng mở rộng hoạt động ngoài nước.Cục là cầu nối giữa doanh nghiệp ,chính phủ và thị trường nước ngoài
2.2.5Thực hiện tự do hóa thương mại thông qua cắt giảm thuế quan
Singapore tích cực tham gia vào hoạt động của các tổ chức thương mại đa phương hay khu vực như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) . Các nỗ lực song phương cũng được thực hiện với các tổ chức và chính phủ nước ngoài nhằm mục đích trao đổi thông tin, tự do hoá thương mại, tiến đến hợp tác đầu tư.
Chính sách cắt giảm thuế quan được Singapore thực hiện đúng với lộ trình đã quy định của các tổ chức mà Singapore tham gia. Hiện nay, Singapore được coi là thị trường tự do nhất khu vực Đông Nam Á. Singapore còn là thị trường xuất nhập khẩu hoàn toàn tự do, 96% hàng hóa xuất nhập khẩu không có thuế (thuế suất = 0). Nhờ việc thực hiện thành công chính sách tự do hóa thương mại thông qua cắt giảm thuế quan, hoạt động thương mại quốc tế của Singapore ngày càng được mở rộng tới các quốc gia và các vùng lãnh thổ.
2.2.6 Lựa chọn đối tác thương mại:
Thời kì trước 1990: chú trọng phát triển quan hệ thương mại với Tây Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
- Quan hệ với các nước phát triển đã mang lại cho Singapore nhiều lợi thế: nhận được viện trợ cũng như các khoản đầu tư rất là lớn từ các nước này ( đặc biệt là Hoa Kỳ). Singapore đã được các nước phát triển cho hưởng quy chế tối huệ quốc về thương mại trong suốt một thời gian dài.
- Những nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Tây Âu là những thị trường lớn của Singapore ( chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1989) đã giúp nền kinh tế Singapore tăng trưởng với tốc độ cao.
Tuy nhiên, việc chú trọng phát triển quan hệ thương mại với các nước phát triển làm Singapore phụ thuộc rất lớn vào các nước này về vốn, công nghệ, thị trường. ( vốn đầu tư nước ngoài chiếm 85% tổng vốn đầu tư, chủ yếu là từ các nước trên).
Thời kì sau năm 1990:Mở rộng và đa dạng hóa thị trường như tung quốc asean
nhằm tìm kiếm các thị trường mới, tránh phụ thuộc vào thị trường các nước phát triển.
2.2.7 Áp dụng hàng rào kĩ thuật một cách có hiệu quả để ngăn chặn những hàng hóa không đủ tiêu chuẩn.
9.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
* Chính sách thúc đẩy xuất khẩu
Mô hình chính sách thúc đẩy xuất khẩu là mô hình thành công tại nhiều nước NIEs và đặc biệt là Singapo. Để có được những thành tựu vượt bậc về tăng trưởng, xuất khẩu ở các nước NIEs cần phải kể đến sự kết hợp rất tốt giữa chính phủ, các cơ quan nghiên cứu, các công ty và các nhà kinh doanh. Hoạt động đó thông qua các tổ chức trung gian như Cục phát triển thương mại, singapo, xúc tiến các liên minh chiến lược với các bạn hang quốc tế - Singapo. Đó là sự phối hợp thống nhất và toàn diện trong và ngoài nước. Khuyến khích không chỉ bó hẹp trong phạm vi các chính sách ưu đãi về vốn, thuế, tín dụng mà bao gồm cả sự điều hành và can thiệp của Chính phủ. Chính phủ còn cần phải chi cho sự thâm nhập thị trường, đào tạo cán bộ, tuyên truyền cổ động, tổ chức các cuộc triển lãm tạo chỗ đứng cho hàng hoá nước mình trên thị trường
Xây dựng cở sở hạ tầng
Hiện nay hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn yếu kém, lạc hậu chưa đủ điều kiện để thúc đẩy các hoạt động trao đổi buôn bán và sản xuất. Trước tiên chính phủ nên tập trung đầu tư vào các ngành cơ sở hạ tầng cơ bản nhằm tạo tiền đề cho sản xuất thông qua các nguồn vốn ODA hoặc có thể khuyến khích các tổ chức cá nhân góp vốn đầu tư vào các công trình hạ tầng có quy mô vốn lớn và thời gian thu hồi vốn lâu dài
Hoàn thiện cục xúc tiến thương mại
Cục xúc tiến thương mại Việt Nam đã được hình thành từ năm 2000. Sau hơn 10 năm hoạt động tổ chức này đã tiến hành nhiều hoạt động nhằm quảng bá hình ảnh thương hiệu thì các mặt hàng của Việt Nam đã được nhiều bạn bè thế giới biết đến. Tuy nhiên hiệu quả của tổ chức chưa được khai thác một cách triệt để do còn thiếu các hoạt động xúc tiến như chưa có nhiều các buổi hội chợ, giới thiệu sản phẩm, các hoạt động xúc tiến chưa được mở rộng ra trên thị trường thế giới. Chúng ta có thể học tập Singapore thành lập mạng lưới các tổ chức xúc tiến trong và ngoài nước, có sự liên kết chặt chẽ và hỗ trợ tích cực cho nhau ăn khớp tạo thành hệ thống.
Thực hiện tự do hóa thương mại mại thông qua cắt giảm thuế quan
Việt Nam đã tham gia vào tổ chức WTO, ASEAN, APEC vì vậy chúng ta nên dần dần gỡ bỏ các rào cản về thuế quan và hạn ngạch. Thay vào đó từng bước hình thành hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật. Nhằm đảm bảo sự tự do hóa và phát triển của thương mại, đồng thời vẫn đảm bảo nền sản xuất trong nước.
Mặc dù Singapore đã thành công với các chính sách nhưng chúng ta không nên máy móc áp dụng do điều kiện hoàn cảnh của quốc gia hiện tại chưa cho phép thực hiện chính sách đó như : miễn giảm thuế thu nhập công ty dựa trên doanh thu xuất khẩu, miễn thuế hoặc hoàn thuế NK đầu vào sản xuất hàng xuất khẩu, hỗ trợ về tín dụng và bảo hiểm xuất khẩu. Nguyên nhân là do việc ghi chép xuất nhập, các khâu hạch toán còn mập mờ, có sự gian lận trong các doanh nghiệp làm thiếu mức độ chính xác khi tính mức miễn giảm và hoàn thuế. Bên cạnh đó hoạt động hỗ trợ bảo hiểm xuất khẩu ở nước ta diễn ra chưa phổ biến, do còn thiếu thông tin, hiểu biết về loại hình bảo hiểm này.
- Đa dạng hóa và mở rộng thị trường phù hợp với điều kiện phát triển
Chính sách đầu tư quốc tế của SINGAPORE
Giai đoạn 1965 -1990: Khuyến khích đầu tư FDI để pt kinh tế đặc biệt là thúc đẩy xuất khẩu XK nhằm mục đích thu hút bù đắp những nguồn lực Singapore còn thiếu
Các biện pháp:
o Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng: : Phát triển mạng lưới giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện nước, các công trình công cộng, nhà ở cho công nhân, Bưu chính viễn thông, Hệ thống trường học đạt tiêu chuẩn quốc tế, bệnh viện thì được trang bị trang thiết bị hiện đại
o đào tạo nguồn nhân lực nhằm tăng cường sự hấp dãn của môi trường đầu tư.Singapore tổ chức khảo sát nhu cầu lao động và cơ cấu ngành nghề để có chương trình đào tạo phù hợp với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm thực tế
o Cho phép nhà đẩu tư nước ngoài tự so chuyển lợi nhuận ra nước ngoài,làm tăng lợi nhuận ,tạo môi trường hấp dẫn cho nhà đầu tư
o Cho nhà đầu tư thuê lao động nước ngoài
o K đánh thuế NK vào các đầu vào sx
o Miễn thuế bản quyển thuế thu nhập đv cá cty đầu tư vào lv nghiên cứu nhằm cải tiến công nghệ ,khkt đáp ứng nhu cầu phát triển
Dối tác: các nc có CN nguồn : Hoa Kỳ NB Tây Âu nhằm tận dụng vốn ,khcn và thương hiệu
Giai đoạn 1991 đến nay:Kết hợp kk thu hút đầu tư ra nc ngoài và đầu tư ra nc ngoài
Các biện pháp:
vTiếp tục thực hiện các biện pháp kk thu hút FĐI
vThực hiện các biện pháp kk đầu tư ra nước ngoài như :
o Hỗ trợ vốn thông qua tín dụng ưu đãi: chính phủ sẽ cung cấp một phần tài chính đầu tư ra nước ngoài.mặt khác giúp các công ty này phát hành cổ phiếu trên thị trường để huy động thêm vốn. với các xí nghiệp vừa và nhỏ được tài trợ thông qua Quỹ hỗ trợ đầu tư nước ngoài. Đối với các dự án lớn áp dụng thêm hình thức bảo lãnh
o Miễn giảm thuế thu nhập công ty cho các cty đầu tư ra nước ngoài: chính phủ quy định tất cả các xí nghiệp đầu tư ra nước ngoài mà có được lợi nhuận đều có thể xin miễn thuế,tạo động lực cho doanh nghiệp
o Thành lập câu lạc bộ đầu tư ra nước ngoài hỗ trợ thông tin tìm kiếm đối tác tư vấn đầu tư chia sẻ kinh nghiệm: hiện nay Singapore đã có 48 câu lạc bộ đầu tư hải ngoại cung cấp thông tin về các nước và khu vực có đầu tư của Singapore, tìm kiếm đối tác mới, tư vấn đầu tư, chia sẻ kinh nghiệm, mở lớp đào tạo, huấn luyện phục vụ cho việc đầu tư ra nước ngoài. Tháng 1/1993, Singapore còn lập Ủy ban xúc tiến đầu tư ra nước ngoài. Nhiệm vụ của ủy ban này là đánh giá khả năng đầu tư của các xí nghiệp và đệ trình lên chính phủ những kiến nghị có tính khả thi.
o Chính sách về thị trường: Ban đầu chú trọng vào TQ và các nc ASEAN khác sau đó mở rộng sang các nc khác
Bài học kinh nghiệm cho VN
Trong thời gian tới, để tiếp tục duy trì về lượng và nâng cao hiệu quả thu hút vốn nước ngoài, nhất là dòng FDI , cần tập trung vào các giải pháp sau:
Thứ nhất, Thu hút các dự án đầu tư vào nghiên cứu phát triển.
Thứ hai, Thành lập các câu lạc bộ xúc tiến đầu tư,đầu tư fat triển cơ sở hạ tang
Thứ ba, tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài, cập nhật, bổ sung nội dung thông tin mới về môi trường, chính sách đầu tư và danh mục dự án kêu gọi vốn nước ngoài trên các trang thông tin điện tử và in mới sách, đĩa CDROM phát hành rộng rãi; Tổ chức xúc tiến đầu tư tại các nước đang và sẽ có triển vọng trở thành nhà đầu tư lớn vào Việt Nam; Đẩy mạnh áp dụng các phần mềm chuyên dụng hiện đại trong quản lý dự án có vốn nước ngoài; tăng cường cung cấp thông tin, quảng bá môi trường đầu tư, hỏi đáp và đối thoại với các nhà đầu tư…
Thứ tư, đổi mới căn bản phương thức quản lý và sử dụng vốn vay, tích cực phòng chống thất thoát, lãng phí và tham nhũng. Đặc biệt, cần xúc tiến sự phối hợp giữa các bộ, ngành có liên quan trong việc điều chỉnh, ban hành bổ sung các quy định cụ thể về định mức các khoản chi phí, cũng như về thủ tục thanh quyết toán đối với các dự án đầu tư cho phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định của các nhà tài trợ để tránh kéo dài thủ tục thanh toán, làm ảnh hưởng đến hiệu quả dự án. Ngoài ra, sớm nghiên cứu ban hành các quy định hướng dẫn cụ thể về lập định mức đơn giá trong hoạt động xây dựng cũng như thuê tư vấn nước ngoài đảm bảo sự thống nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế, tránh sự chênh lệnh cao giữa các mức giá trong nước và nước ngoài, nhất là mức lương thuê chuyên gia trong nước và nước ngoài.
Thứ năm, tích cực đào tạo nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp, nhà maý để đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư quốc tế
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top