Merry Christmas Mr.Lawrence
*Nghe nhạc khi đọc*
Ông lớn của tôi bệnh rồi...
Ông bệnh từ rất lâu, ông bị bệnh lao phổi, tình trạng diễn tiến rất tệ, và càng ngày càng nặng thêm...
Ban đầu, ông lớn chỉ ho, sốt nhẹ, đau ngực và ngứa cổ họng, nhưng dần dà, ông lớn có dấu hiệu bị thoái hoá da, sau đó chân tay ông đều cứng cả rồi, ông không đi lại được...
Ba mẹ tôi đã tìm đủ mọi cách, bằng tất cả những cách nào có thể để giúp ông. Ngay cả tôi đang học Đại Học ở tận New York cũng phải bắt chuyến bay sớm nhất trở về. Cả nhà chúng tôi đều thương ông, từ lớn đến nhỏ, ông lớn như người cha vĩ đại của cả gia đình, dù mẹ tôi...không phải là con ruột của ông, nhưng ông vẫn thương yêu, vẫn che chở, và ông không để mẹ yêu dấu của tôi bị bắt nạt dù chỉ một lần
Ông thương chúng tôi như vậy, chúng tôi cũng thương ông như thế, nhưng ôi, tình yêu của chúng tôi, của những đứa con đứa cháu này, làm sao sánh được với tình yêu của một người, mà ông lớn đã nguyện lòng dùng cả đời này để chăm sóc
Ông nhỏ của chúng tôi...
Ông nhỏ chỉ kém ông lớn một năm, không quá nhiều, ông nhỏ kể rằng, ngày đầu tiên cả hai gặp nhau khi họ vẫn còn là những cậu học sinh trung học, ông nhỏ đã đi nhầm lớp, và ông lạc đường, nhưng thay vì giúp, ông lớn lại chìa tay ra xin ông nhỏ một thanh kẹo, bảo rằng ngậm kẹo này để cai thuốc. Ông lớn hút thuốc từ rất sớm, cho nên hiện tại căn bệnh của ông trở nặng, cũng là vì lý do này. Ông nhỏ không thích ông lớn hút thuốc, vì khói thuốc làm ông nhỏ khó chịu, nó hôi, và nó có vị đắng chát, ông nhỏ chỉ thích uống đồ ngọt, nên ông lớn bỏ không hút nữa
Ông lớn đã từng bảo "Ngày mới yêu, ông nhỏ của chúng mày rất khờ, buổi hẹn đầu tiên còn không biết đi đường nào để đến được quán cơm gần nhất. Lúc ấy trong người ông và ông nhỏ chỉ có đúng năm đồng, thời ấy có được năm đồng cũng chẳng phải chuyện dễ. Sau đó cả hai đứa phải tốn mất ba đồng để được tài xế xe bus đưa đến tận nơi, cuối cùng ông nhỏ chúng mày sợ ông tốn tiền, nên đã dẫn ông ra bờ sông, ngồi ở trên thảm cỏ, rồi tặng ông một thanh kẹo làm quen"
Khi ấy tôi nghe, tôi chẳng hiểu gì, nhưng giờ tôi đã hiểu, thời ấy, những thời mà biển hiệu còn vẽ nguệch ngoạc bằng chữ Tây chữ Ta, thời ấy, những thời mà xe cub và những cốc cà phê châm rót trực tiếp bên quán lề đường vẫn còn là những thức quà xa xỉ giàu sang. Thì hai ông của chúng tôi, đã yêu và đã thương nhau giản đơn trong trẻo như vậy
Ông lớn kể cho tôi và ba mẹ nghe, kỉ niệm của cả hai, kỉ niệm suốt 70 năm trời, giờ ông đã hơn 80 tuổi, đầu điểm tóc bạc trắng, da cũng nhăn nheo và lởm chởm các đốm đồi môi, tay ông vô lực, yếu ớt, nhưng mỗi khi ông nhỏ lạnh, bàn tay ấy vẫn đủ sức để sưởi ấm cho người ông thương
Ông lớn ngồi trên ghế chạm vân gỗ, trên hai đùi đắp chăn, cổ choàng một tấm khăn to, và tóc ông cũng rơi rụng gần hết nửa, ông cứ say sưa kể, rồi ngủ lúc nào chẳng hay, mà tay ông, vẫn đan vào tay ông nhỏ
Ông lớn nằm đó rồi...
Ông nhỏ ngồi ở bên...
Họ nắm tay nhau, dường như tôi cảm thấy lúc này, thời gian chảy trong bệnh viện đang ngưng đọng, nhìn xem, họ đang trở về, cái thời mà họ đẹp nhất, sung sức nhất, tràn nhiệt huyết nhất, tình yêu ấy, thật là bền chặt biết bao
70 năm, bạn nghĩ có ai chỉ yêu đúng một người suốt 70 năm trời? Đến cả mẹ tôi trước khi gặp ba tôi, còn phải trải qua tận mấy mối tình đau khổ
70 năm, thật sự quá dài, nhưng với hai ông, nó ngắn đến mức chỉ muốn dùng toàn bộ lực kéo thật nhiều thêm
Chằng chịt những dây nhợ và máy trợ tim, ông lớn đeo ống thở nhỏ trên mũi, đôi mắt vô hồn, không đâu, với tôi thôi, nhưng ánh mắt ấy nhìn ông nhỏ, vẫn dịu dàng và thiết tha như bao năm
Ông nhỏ bây giờ, so với ngày xưa, khi ông cho tôi xem hình chụp tốt nghiệp của cả hai, cũng không khác biệt mấy, chỉ là giống như ông lớn, đã nhăn nheo, có chân chim vành mắt, môi khô ráp, lấm tấm xung quanh mặt những vệt đồi mồi. Đặc biệt nhất, đôi mắt ông, vẫn long lanh, vẫn đẹp, vẫn sáng sủa như trong tấm ảnh thời còn trẻ
Họ khoác vai nhau, cùng cười thật tươi, mắt híp cả lại, giơ hai tay chữ V. Và đi cùng nhau đến cùng trời cuối đất
Ông lớn gầy, ông nhỏ cũng gầy, từ lúc ông lớn bệnh, ông nhỏ càng gầy hơn. Ông cố gắng ăn, cố gắng vui vẻ, nhưng nỗi đau buồn và ý nghĩ sắp mất đi người mà mình xem là cả thế giới, nó khiến cho ông nhỏ trằn trọc suốt đêm
"Tường. Anh có đau không? Cố gắng một chút, khoẻ rồi chúng ta cùng về nhà". Ông nhỏ đưa bàn tay của mình, thật nhẹ thật khẽ mà vuốt ve lên gò má đã hóp lại của ông lớn, ông vẫn cười, nụ cười mà ông đã cố gắng suốt mấy tháng nay
"Anh....cảm thấy....không khoẻ...."
"Đúng rồi. Em biết mà, Tường của em bệnh rồi, bệnh thì làm sao mà dễ chịu được. Ngoan, bác sĩ ở đây rất giỏi, nhất định có thể giúp được cho anh sớm hồi phục lại"
"Nếu...anh đi...thì xin em...đừng khóc...". Ông lớn thều thào, bàn tay siết chặt tay ông nhỏ, ông nhỏ của tôi chảy nước mắt, đau lòng nhìn ông lớn đã không còn nói cười được như trước kia. Khoảng thanh xuân suốt 70 năm, họ đã ở bên nhau gần như cả một cuộc đời. "Diệu Văn, thật tốt...khi quãng thời gian trung học, những lúc ngông cuồng ấy, đã cho anh...gặp được em"
"May mắn của em suốt đời này, và thề rằng cho đến lúc em nằm xuống đất lạnh, thì đó cũng chỉ là anh. Có anh, gặp anh, và thương anh". Nước mắt ông nhỏ càng chảy càng nhiều, tôi không biết sao, nhưng mẹ tôi đã gục đầu vào ngực ba tôi mà khóc đến dại, tôi cũng chẳng còn giữ nổi chính mình. Hình như, ông nhỏ và chúng tôi...đang sắp mất đi điều gì đó
"Anh nhìn thấy, trong giấc mơ....chúng ta vui vẻ chạy trên sân bóng rổ, em ôm nó trong tay, sau đó nhìn anh, em khi ấy đã cười, nụ cười của niên thiếu rất đẹp"
"Những năm ấy, những năm tháng xuân tới hạ sang, em vẫn có anh ở bên, thật tốt. Tường, anh ở lại...lâu thêm chút nữa được không?". Ông nhỏ đã cất tiếng cầu xin, ông đang nguyện hết lòng thành, bằng bình sinh và sức lực, van lạy Chúa Trời thương lấy ông lớn của chúng tôi, để ông lớn nán lại thêm vài ngày nữa, dù chỉ là vài giờ, để ông nhỏ còn có thể chuẩn bị tinh thần, tiễn người yêu nhất về cõi xa xăm
"Diệu Văn....mong kiếp sau, kiếp sau nữa, sau nhiều nữa, anh luân hồi chuyển kiếp, vẫn gặp được em, vẫn yêu em, thương em, ở bên em, và chăm sóc em cả một đời người"
"Mong rằng, giữa những phong ba vội vã, em và anh lướt qua, chúng ta lại tìm thấy nhau, giữa hàng tỷ người"
Anh sẽ cưỡi gió, đạp mây, mang hoa và chân tâm đến, cầu hôn em, thêm thật nhiều lần....
Ông lớn và ông nhỏ, những năm tháng họ chẳng có gì trong tay, lưu lạc, thất bại, khổ sở, có lúc chỉ chia nhau nửa ổ bánh mì, có lúc bị người đời khinh mạt, vậy mà họ vẫn không bỏ nhau, họ nhận nuôi mẹ tôi, vào thời khắc công ty ông lớn lập nên, khi ông 30 tuổi sắp phá sản, tuy vậy, mẹ tôi vẫn lớn lên, vẫn sống trong yêu thương bảo bọc, che chở của hai người, rồi gặp ba tôi, rồi có tôi, và tôi thật may mắn và hạnh phúc thay, khi chứng kiến một chuyện tình đẹp như cổ tích bước ra vậy
Chúng ta luôn không tin rằng tình yêu chân thành còn tồn tại, nhưng chẳng qua...người ấy của chúng ta đang vội vã chuẩn bị, để gặp chúng ta ở trạng thái tốt đẹp nhất!
Như ông lớn và ông nhỏ của tôi, ngày họ gặp được nhau, và mến nhau, mọi thứ đẹp tới lạ lùng
"Tường. Em thương anh". Ông nhỏ nói khẽ vào tai ông lớn, rồi nhẹ nhàng đặt chiếc hôn lên trán của ông
Vào lúc 16:04 phút, ông lớn của tôi, thọ hơn 80 tuổi
Ngày mà mọi người khóc thương, là ngày mà thế giới của ông nhỏ tôi sụp đổ...
Bốn tháng sau, ông nhỏ tôi...bắt đầu chuyến hành trình thanh xuân, gặp lại ông lớn....
.......
Hạ hôm nay nắng gắt, chói cả da thịt, rát bỏng cả tóc tai, sân trường ngập đầy nắng, vàng ươm trên những mái nhà, đẩy những tán lá cây có gió thổi qua, xào xạc xào xạc
"Hôm nay làm một trận ra trò đi. Tao nhất định sẽ không thua mày, thằng nhãi"
"Á à, giỏi lắm! Dám chửi tao như vậy luôn. Lưu Diệu Văn, để xem mày có bản lĩnh gì"
"Hơn mày nhiều lắm, Nghiêm Hạo Tường ba gai"
"Vậy thì lên đi"
"Chốt kèo!"
Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông
Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi goá bụa về già
Trùng Khánh. Ngày 23 tháng 4 năm 2022
Bản lo-fi thứ năm
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top