Vụ án bắt cóc, c.ưỡng b.ức gây chấn động nước Áo! P cuối

Như đã đề cập trước đó, Josef lớn lên cùng một bà mẹ đơn thân có tính cách cục cằn. Năm 21 tuổi hắn kết hôn với Rosemarie 17 tuổi. Năm 1959, khi Josef 24 tuổi, mẹ hắn chuyển đến sống cùng hai vợ chồng. Thời gian trôi qua, thể lực và địa vị xã hội của Josef và mẹ hắn đang dần tráo đổi cho nhau. Người mẹ trước kia vũ phu thường xuyên đánh đập hắn cũng bắt đầu trở nên sợ hãi con mình.

Sức khỏe của mẹ hắn ngày càng trở nên yếu kém, Josef đã nhốt mẹ mình trên gác mái, dùng gạch bịt kín cửa sổ rồi nói với hàng xóm rằng bà cụ đã không may qua đời. Trên thực tế, bà đã bị nhốt trên gác mái cho đến khi thực sự qua đời vào năm 1980. Và thời gian bà bị nhốt cũng tầm khoảng 20 năm. Không lâu sau cái chết của mẹ mình, Josef bắt đầu bắt tay vào xây dựng phòng giam dưới hầm và lập kế hoạch chuẩn bị cho việc bắt cóc và nuôi nhốt Elisabeth.

13/11/2008, Josef bị khởi tố vì tội mưu sát, h.iếp d.âm, loạn luân, bắt cóc, nuôi nhốt nô lệ. Trong đó tộ mưu sát nhiều nhất có thể phạt 10 năm tù đến chung thân, còn thêm những tội danh khác thì có thể hắn sẽ ngồi tù 20 năm. Nếu không phải do Michael đã ch.ết thì cảnh sát cũng không thể khởi tố hắn tội mưu sát. Vậy nên mặc dù trong mắt chúng ta, hắn đã làm những chuyện kinh thiên động địa nhưng cuối cùng hắn cũng chỉ phải ngồi tù nhiều nhất là 20 năm, sau đó sẽ được thả tự do. 16/3/2009, phiên tòa xét xử Josef chính thức bắt đầu. Hôm đó phiên tòa được bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt, xung quanh tòa còn thiết lập khu vực cấm bay, máy bay và người ngoài không được phép lại gần. Tất cả ổ khóa trong đều được thay mới để tránh phóng viên vào trộm. Khi phiên tòa bắt đầu, Josef được cảnh sát đưa vào tòa án. Hắn bị bao vây bởi sáu viên cảnh sát tòa án. Bản thân hắn cũng liên tục tiếp nhận sự hỗ trợ tâm lý để tránh có ý định tự sát.

Về các tội danh mà tòa án đề ra, Josef hầu như thừa nhận tội của mình, nhưng lại kiên quyết phủ nhận tội mư.u s.át và h.iếp d.âm. Hắn thừa nhận sau khi Michael ch.ết có đốt thi thể thành tro, nhưng lại kiên quyết nói rằng bản thân không hề m.ưu sát đứa bé. "Tôi cũng không hiểu tại sao mình lại không giúp, nhưng tôi có nhìn thoáng qua và nghĩ rằng thằng bé sẽ sống sót được thôi." Còn về việc h.iếp d.âm con gái mình, hắn lại hung hòn đầy lí lẽ nói tính Elisabeth rất ngang bướng, nhưng lại ngày càng không tuân thủ quy tắc hắn đặt ra. Hắn chỉ có ý muốn bảo vệ cô khỏi thế giới bên ngoài đầy hiểm ác, ma túy, rượu chè và những thứ độc hại có thể sẽ hủy hoại cuộc đời cô.

Fritzl quyết định bắt nhốt Elisabeth sau khi cô "không còn nghe lời hay tuân theo những quy tắc mà hắn đặt ra" và trở thành thiếu nữ. "Đó là lí do mà tôi phải hành động ngay; tôi phải tạo ra một nơi có thể bảo vệ Elisabeth khỏi thế giới bên ngoài, kể cả có phải dùng vũ lực đi chăng nữa." Josef nói hành động của hắn có chút thô bạo nhưng cũng là do bị ảnh hưởng và ám ảnh bởi hoàn cảnh sống mà hắn lớn lên. Hắn nói rằng kỉ luật trong thời kì Chủ nghĩa Quốc xã đã ảnh hưởng đến giá trị quan và hành vi của hắn. Luật sư của Josef miêu tả hắn là một người cha vô cùng quan tâm đến con gái, và cũng là một người đàn ông luôn cần mẫn, hết mình vì gia đình. Dù sao hắn cũng phải duy trì sinh hoạt của hai gia đình nên phải tiêu tốn một khoản tiền và công sức không hề nhỏ. Hắn đã từng tặng cho những đứa con bị nhốt trong hầm ngục một cây thông Giáng Sinh và những quyển vở tập viết. Thậm chí hắn còn tặng chúng một con chim hoàng yến. Luật sư của hắn nói: Đó, mấy vị xem, con chim hoàng yến còn sống sót được thì rõ rang là điều kiện sống ở dưới đó không hề tệ chú nào.

Vợ của Josef – Rosemaire từ chối yêu cầu ra tòa làm chứng của công tố viên. Chỉ có anh trai của Elisabeth – Harald đồng ý việc quay video cung cấp lời khai. Harald lớn hơn Elisabeth 4 tuổi, từ nhỏ đến lớn cũng bị Josef đánh đập như cô. Hai anh em vô cùng thân thiết, Elisabeth đã từng chia sẻ cùng anh rất nhiều những bí mật từ hồi còn bé. Kể cả việc khi cô lên 11 tuổi thường xuyên bị bố mình c.ưỡng h.iếp. Elisabeth nói với anh rằng Josef luôn đợi đến đêm để rình vào phòng cô, đè lên người cô và thực hiện hành vi đồi bại đó. Cô dùng hết sức bình sinh để phản kháng lại, để tránh người khác nghe thấy nên Josef chỉ có thể thả cô ra, sau đó sẽ th.ủ d.âm ngay trước mặt cô. Cô còn tìm thấy những cuốn tạp chí người lớn hắn "đặc biệt" để lại dưới gối của cô. Cô đã phải sống cuộc sống như địa ngục như vậy cho đến khi 16 tuổi, không chịu đừng nổi nữa mới tìm cách chạy trốn.

Elisabeth và các con không ra tòa làm chứng, nhưng trước đó cô đã dành 4 ngày để quay lại video dài 11 tiếng làm chứng. Nhưng lại không có ai đủ can đảm xem hết đoạn video chứng cứ dài 11 tiếng đầy đau khổ và gây sốc đó. Phiên tòa hôm tòa đó có 8 vị bồi thẩm đoàn, trong đó có 4 người phụ nữ và 4 người đàn ông. Thẩm phán đặc biệt cho phép bồi thẩm đoàn mỗi lần chỉ xem 2 tiếng. Hiện trường tòa án còn có bác sĩ và nhân viên tư vấn tâm lý luôn sẵn sàng đợi lệnh. Ngoài ra thẩm phán còn chọn 4 vị bồi thẩm đoàn dự bị để phòng xảy ra trường hợp đặc biệt. Bác sĩ phụ trách đánh giá tâm lý cho Josef cũng ra tòa làm chứng và tiến hành kết luận cho trường hợp của hắn. Cô nói bên trong Josef giống như đang ẩn chứa một ngọn núi lửa, bên trong là dòng nham thạch đang chảy cuồn cuồn. Dòng nham thạch đó chính là dục vọng và ham muốn của hắn, nhưng hắn không có khả năng và cũng không có ý định kiểm soát dục vọng bùng phát. Vậy nên nếu để hắn quay trở lại xã hội, hắn chắc chắn sẽ tiếp tục phạm tội. Nhưng đồng thời, Josef nói với bác sĩ tâm lý rằng thật ra bản thân hắn vẫn luôn hi vọng có thể quay trở về với gia đình và sống nốt quãng đời còn lại với vợ mình. Vì dù sao hắn cũng là người đàn ông luôn hướng về gia đình.

Ngày thứ 2 của phiên tòa, Elisabeth trang điểm và đến dự phiên tòa. Josef nhìn thấy cô từ xa, đối với hắn mà nói đây hẳn là đả kích rất lớn. Về sau hắn quyết định thay đổi suy nghĩ và nhận hết tội danh mà tòa đưa ra. Ngày 19/3/2009, tòa tuyên bố Josef bị kết án vì mọi tội ác mà hắn gây ra. Cuối cùng tòa tuyên án tù chung thân, hắn sẽ có cơ hội được đặc xá sau 15 năm. Tức là vào năm 2023, hắn mới có cơ hội để xin đặc xá,

Part 6

Tòa án kết thúc không có nghĩa là câu chuyện đã kết thúc. Sau khi Josef bị bắt, vợ hắn bay từ Italy về Áo gặp lại đứa con gái bị nhốt suốt 24 năm. Hai người phụ nữ ôm nhau vào lòng khóc nức nở. Lúc này khi nhìn vẻ bề ngoài của họ, thậm chí trông Elisabeth còn già nua hơn mẹ của mình. Sau khi tòa án kết thúc, Elisabeth đưa 6 đứa con của mình cùng Rosemarie chuyển đến nơi tạm trú của địa phương. Chính phủ cấp cho họ thân phận mới, họ có thể lựa chọn dùng thân phận mới để sinh sống và từ đó tránh xa khỏi sự nhòm ngó của báo chí và người đời. Nhưng thay đổi tên tuổi không có nghĩa có thể giải quyết mọi vấn đề.

Sau khi cấp cứu, dưới sự chăm sóc tận tình của bác sĩ và mẹ, ngày 8/6/2008, Kerstin tỉnh dậy từ trạng thái thực vật, thoát khỏi nguy hiểm, nhưng điều đó không có nghĩa rằng sức khỏe đã hồi phục hoàn toàn. Trong quá trình cơ thể hồi phục, Kerstin cũng phải chịu đựng những áp lực nặng nề. Cô bé vô cùng căng thẳng và không ngừng bứt tóc của mình, y tá kéo ra một nắm tóc dày từ dưới gối của Kerstin, thậm chí cô bé còn cắt quần áo của mình thành những mảnh nhỏ và xả trong bồn vệ sinh. Elisabeth và các con đều phải đón nhận những cú shock lớn phía bên ngoài sau khi ra khỏi căn hầm ngục đó. Cô và các con vừa phải tiếp nhận điều trị mặt vật lí, giúp chúng làm quen với ánh sáng tự nhiên phía ngoài; vừa phải tiếp nhận điều trị tâm lí. Chúng đã quen với cuộc sống tù túng, chật hẹp; bây giờ được lên trên mặt đất và ở trong những căn phòng bình thường khiến chúng có những nỗi áp lực không ngờ tới. Bác sĩ còn phải giúp chúng làm quen với những động tác vô cùng đơn giản, ví dụ như lên xuống tầng, tắm trong phòng tắm phải dội nước nóng từ trên xuống. Nhưng mỗi đứa trong số chúng có cách tiếp nhận việc đơn giản như tắm rửa vô cùng khác nhau: có đứa đòi tắm liên tục, một ngày tắm 10 lần; còn đứa khác thì kiên quyết không tắm, cả tuần cũng không bước vào nhà tắm.

Đứa con trai lớn Stefan do chịu nhiều hạn chế trong quá trình dậy thì nên không thể đi đứng thẳng lưng, vì vậy thằng bé cả đời cũng không thể đi lại một cách bình thường. Bác sĩ nói xương sống của Stefan còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Đứa nhỏ nhất Felix thì sợ hãi cực độ, bên cạnh phát ra tiếng động nhỏ cũng khiến thằng bé nhảy dựng lên; có những tối phải chui vào tủ quần áo thì mới ngủ được. Nửa đêm thức dậy thằng bé sẽ ôm chặt quần áo của mẹ, sau đó kiểm tra đi kiểm tra lại xem có ai trốn dưới gầm giường không. Thần kinh của bọn trẻ luôn trong trạng thái căng thẳng cực độ, có những lúc đền bật tắt hay tiếng cửa đóng vang từ xa đều khiến chúng cảm thấy bất an và hoảng sợ. 3 đứa con sống dưới hầm của Elisabeth đều được chẩn đoán là mắc chứng rối loạn lo âu. Bọn trẻ thiếu vitamin D trầm trọng và có triệu chứng thiếu ngủ mức độ khác nhau. Và cũng không bất ngờ rằng chúng bị dậy thì muộn, có đứa còn xuất hiện hiện tượng dị tật xương. Chúng cứ đi được 10m thì não mất khả năng định hướng và định vị. Điều này luôn khiến chúng hoang mang và hoảng sợ.

Còn 3 đứa con bị mang "lên lầu" để sống cùng "ông bà ngoại" cũng không may mắn hơn là bao nhiêu. Mặc dù điều kiện sinh sống của chúng có tốt hơn anh chị em ở "lầu dưới" nhưng về mặt tinh thần vẫn phải chịu đựng đả kích lớn. Một mặt Josef sử dụng cách giáo dục kiểu Phát xít Đức để kìm cặp bọn trẻ. Cách hắn đối xử với người nhà dùng từ "nghiêm khắc" còn quá nhẹ nhàng. 3 đứa trẻ cũng không thể tránh khỏi những trận đánh thừa sống thiếu chết của hắn. Mặt khác những đứa trẻ này không hiểu lý do tại sao mình lại "được chọn để lên trên", và cũng cảm thấy vô cùng tủi hổ vì không thể chịu khổ cùng anh chị em của mình. Đồng thời chúng còn phải tiếp nhận sự thật tàn nhẫn rằng "ông ngoại" của mình thực ra chính là "bố đẻ" của mình; hơn nữa chúng còn phải nghĩ về lời nói dối bị mẹ bỏ rơi và chào đón mẹ trong cuộc sống của mình. Chúng phải học cách hòa thuận với anh chị em "phía  dưới", học cách làm quen với mẹ mình. Nhưng quan trọng là liệu có thể bù đắp mọi thứ đã trải qua trong suốt 10 mấy năm qua.

Vậy nên chúng cũng phải tiếp nhận điều trị tâm lý định kì và giúp chúng bù lấp vào những lỗ hổng tình cảm suốt những năm qua. Nhưng điều đáng lo ở đây là ngoài việc dần dần điều chỉnh và trị liệu về phía bên ngoài, vì do sinh đẻ cận huyết nên chúng đều có những mặt thiếu sót về gen và những thứ này sẽ theo chúng đến hết đời.

Part 7

Trong đó nỗi đau của Elisabeth có thể nói là trầm trọng nhất. Không giống với các con, cô bị nhốt dưới ngục lâu nhất. 18 năm trước đó của cuộc đời, cô đừng từng được tự do và biết được thế giới bên ngoài như thế nào. Sự so sánh khập khiễng này chính là thứ quái ác ngày ngày nuốt chửng cô. Bị chính bố ruột của mình xâm ô và nuôi nhốt, đánh đập ngược đãi cũng không phải tất cả. Cùng lúc đó cô còn bị chính những người than khác của mình phản bội. Sau khi Josef bị bắt, trải khắp dư luận là câu hỏi về việc trong suốt 24 năm, thực sự không có bất kì một ai biết đến tung tích của Elisabeth ư?

Lẽ nào mẹ cô từ trước đến nay không hề hỏi về sự xuống dốc của cô? Từ trước đến nay chưa từng nghi ngờ việc những đứa trẻ từ trên trời rơi xuống? Chưa từng nghĩ đến việc con gái mình sống tốt hay không?

Sau phiên tòa, Rosemarie từ chối lời đề nghị ra tòa cung cấp lời làm chứng, bà ta không muốn bị vạ lây bởi chồng mình. Nhiều người cảm thấy mọi thứ trong vụ án này thực sự rất vô lý. Một người mẹ làm sao có thể không biết tí gì về sự mất tích bí ẩn của con gái mình suốt 24 năm, còn cả việc Elisabeth bị x.âm h.ại vài năm trước đó nữa. Rosemarie kiên quyết nói bà ta không hề biết gì hết. Luật sư của bà ta nói, Josef là một người chồng vô cùng bạo lực và cường quyền. Khi ở nhà hắn không nói không rằng lại đánh vợ, nên Rosemarie phục tùng hắn tuyệt đối, hắn nói một là một, hai là hai. Từ trước đến nay chưa bao giờ hỏi lại, cũng chưa bao giờ nghi ngờ, cũng chưa bao giờ phản kháng. Bà ta ngoan ngoãn nghe lời sinh cho hắn 7 đứa con, bà ta chỉ lo việc đẻ, có thể còn lo về vấn đề ăn uống và cung cấp những thứ cơ bản, còn lại thì thuận theo tự nhiên.

Vậy nên bà ta không hề biết việc Elisabeth 11 tuổi bị hắn quấy rối và x.âm hạ.i, cũng không biết lý do tại sao cô lại bỏ nhà ra đi, không biết tại sao cô lại đột nhiên tin vào đạo giáo nào đó, không biết tại sao cô lại "vứt những đứa con của mình một cách bí ẩn". Việc từ chối ra tòa làm chứng đã thể hiện rõ lập trường của bà ta. Giữa chồng và con gái, bà ta tỏ rõ thái độ không muốn giúp đỡ bất kì ai, thật ra càng nghiêng về phía ai. Tháng 7/2008, Elisabeth chính thức yêu cầu Rosemarie rời khỏi nơi họ ở. Nhưng cô cho phép 3 đứa trẻ "lầu trên" được định kì gặp Rosemarie. Sau khi chồng ngồi tù, Rosamarie ở một mình trong căn hộ nào đó.

Giống như các con của mình, Elisabeth cũng phải tiếp nhận trị liệu vật lí và tâm lí. Bác sĩ nói trong suốt 24 năm bị nuôi nhốt và ngược đãi, việc cô không phát điên quả là một kì tích. Trong cô có một nguồn năng lượng vô cùng lớn. Nguồn năng lượng này chính là thứ giúp cô chống chọi với sự tuyệt vọng trong bóng tối suốt 24 năm quá. Mặc dù đã mất đi 4 người con nhưng cô kiên quyết bảo vệ 3 đứa con còn lại của mình. Để tâm lí bọn trẻ có thể giữ được bình tĩnh, cô cho phép chúng tin rằng căn hầm đó chính là cả thế giới. Cô vận dụng hết những thứ mình có giáo dục bọn trẻ, dạy bọn chúng đọc sách và viết chữ. Bất luận là cảnh sát hay bác sĩ đều cảm thấy shock trước sự gắn bó của cô và những đứa trẻ và chúng cũng tin tưởng, dựa vào cô tuyệt đối. Cô chính là ánh sáng duy nhất trong căn ngục tăm tối.

Sau khi quay trở lên, cô không ngừng động viên lũ trẻ, cổ vũ lũ trẻ sống dưới hầm và dạy chúng học, tiếp xúc với thế giới mới, dạy chúng bơi, đưa chúng ra ngoài chơi và phơi nắng. Cô cũng vô cùng nhẫn nại đón nhận 3 đứa trẻ "bên trên" và cố gắng bù đắp cho chúng những tháng ngày cô không ở bên cạnh. Elisabeth học lái xe rất nhanh và không tốn công sức thi được bằng lái xe. Cô đưa bọn trẻ đi tham gia trại hè, leo núi, tham quan trạm cứu hỏa, dạo phố, mua quần áo. Cô cũng cùng chúng chơi game nữa. Cô dung chính sự tồn tại của mình để nói với những đứa con của mình rằng: Chỉ cần có mẹ ở đây thì không cần phải sợ gì hết, mọi thứ sẽ ổn thôi.

Tháng 5/2008, Elisabeth cùng các con đã làm một tờ báo tường. Trên báo tường cô thể hiện lời cảm ơn sự quan tâm và động viên của mọi người.
"Cả gia đình chúng tôi muốn cảm ơn sự cảm thông và động viên đến từ mọi người. Sự cổ vũ của mọi người đã giúp chúng tôi vượt qua khoảng thời gian khó khan đó, và nó cũng cho chúng tôi thấy thế giới này còn rất nhiều người tốt và thành thật. Chúng tôi rất mong rằng sẽ trở lại cuộc sống bình thường vào một ngày gần nhất."

Nhưng mọi việc không hề đơn giản như vậy, con đường quay trở về cuộc sống bình thường vẫn còn rất dài và gian khó. Bác sĩ nói thật ra trong quá trình điều trị, người mạnh mẽ như Elisabeth cũng đã trải qua rất nhiều lần hụt hẫng. Chỉ là sau những lần gục ngã, cô lại đứng dậy và tiếp tục chiến đấu vì tương lai của các con và của bản thân mình. Elisabeth và các con được đưa đến một khu nông thôn sinh sống và nhận được sự bảo vệ nghiêm ngặt của cảnh sát. Báo chí chỉ được phép gọi nơi này là "Làng X". Mọi người trong làng cũng đều biết về quá khứ của Elisabeth và các con, họ vô cùng thân thiện và ấm áp tiếp nhận mẹ con họ và nhận trách nhiệm bảo vệ bọn họ. Những người lạ đến làng đều bị phát hiện đuổi ra khỏi làng.

Năm 2009, bác sĩ phụ trách Elisabeth thông báo tin rằng cô và người bảo vệ mình Thomas có tình cảm với nhau. Thomas trẻ hơn cô 23 tuổi nhưng họ đã cố gắng xây dựng nền tảng vững chắc cho tình cảm đôi bên. Không lâu sau Thomas chuyển vào sống cùng mẹ con Elisabeth.

Bác sĩ nói tình yêu đã giúp Elisabeth hồi phục nhanh chóng từ quá khứ đau thương. "Đây chính là bằng chứng chứng minh tình yêu là nguồn sức mạnh có thể thay đổi mọi thứ trên thế giới."

Sau khi được bác sĩ đồng ý, Elisabeth dần dần giảm bớt liệu trình trị liệu tâm lí, điều này có nghĩa là cô đang dần dần hồi phục và quay trở lại cuộc sống bình thường. Bác sĩ nói "Cô ấy đã đánh mất những năm tháng tươi đẹp nhất của cuộc đời trong cái khung sắt đó; cô ấy đã quyết tâm sẽ sống thật ý nghĩa nốt phần đời còn lại của mình". Gần đây nhất năm 2009, có tờ báo đăng tin nói Thomas và Elisabeth hiện vẫn ở bên nhau. Thomas giống như anh trai lớn của lũ trẻ vậy, anh luôn cố gắng ở bên và bảo vệ chúng.

Cuộc đời của Elisabeth lại được bắt đầu lại lần nữa ở tuổi 42.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top