GÓC CHIA SẺ - Chủ đề 1: Trương Công Từ
1. Gia thoại Trương Công Từ:
Có thể nói câu chuyện này xuất phát từ một giai thoại vào đời nhà Thanh "Trì Bắc Ngẫu Đàm" của Vương Ngư Dương có viết: Trương Tuần trong trận chiến Loạn An Sử bị vây nhốt, trong thành không có lương thực, liền giết thê thiếp, lấy thịt chia cho quân sĩ ăn. Về sau, Trương Tuần chuyển thế làm vị thần tướng nổi tiếng, linh hồn của người thê thiếp một nghìn năm trước, đã giết chết Trương Tuần sau khi đầu thai chuyển thế - là Từ Ái.
Câu truyện chính được dịch tình tiết giết chết Trương Tuần đã thay đổi, oan hồn người thê thiếp là trực tiếp giết chết hồn phách của Trương Tuần chứ không phải là giết Trương Tuần sau khi chuyển kiếp thành danh tướng Từ Ái. Đồng thời việc giết chết hậu bối Trương Kiến Nghiệp cũng chỉ là tình huống được biến họa thêm.
Một số nơi có miếu thờ các vị này: Lăng Yên Các; Khâu Thương - Trung Quốc (địa điểm được nhắc trong truyện); Đài Bắc - Đài Loan,...
2. Nhân vật
Tuyến nhân vật có thật trong lịch sử Trung Hoa
Trương Công:
- Tên thật là Trương Tuần, hay còn gọi là Trương Trung Thừa. Ông là tướng lĩnh thời nhà Đường, tham gia cuộc chiến chống Loạn An Sử vào thế kỷ thứ 8. Là 1 trong 41 vị công thần được thờ tại Đế vương miếu.
- Trận Tuy Dương là trận đánh tử thủ nổi bật của ông, dùng ít đánh nhiều, cố cầm cự thủ thành đến lúc bị địch bắt giết. Cũng chính tại thành Tuy Dương, khi viện binh cùng lương thảo tiếp viện không đến, ông đã giết chết 3 vạn người (phụ nữ, người già, trẻ con) làm lương thực.
- Luận về công - tội: Vào thời đó, một số vị quan thần dựa vào việc ông giết người ăn thịt không nên ghi công, nhưng ngược lại có người cho rằng nên ghi nhận gương cảm tử tiết liệt của ông. Về sau ông đã được vua Đường truy phong làm Thống Đốc Dương Châu, ban hiệu Đặng Quốc Công, vẽ lại hình đưa vào Lăng Yên Các thờ phụng, được dân thành Tuy Dương dựng miếu thờ cúng đến ngày nay.
Hứa Trung Thừa:
- Tên thật của ông là Hứa Viễn, tên trong truyện đã bị đổi thành Hứa Trung Thừa, là Thái thú ở Tuy Dương.
- Trong Trận Tuy Dương ông đã giao lại binh quyền cho Trương Tuần, bản thân trở thành hậu cần phụ giúp. Sau khi thành Tuy Dương thất thủ, ông bị địch bắt áp giải về Lạc Dương, vì không chịu khuất phục đầu hàng nên ông cũng đã bị giết chết.
- Được vua Đường truy phong làm Thống đốc Kinh Châu cho vẽ hình đưa vào thờ ở Lăng Yên Các.
Nam Tướng Quân:
- Tên thật là Nam Tễ Vân, hay còn gọi là Nam Bát (do ông là con thứ 8 trong gia đình). Là tướng lĩnh trung thành dưới trướng của Trương Tuần. Ông là chính trực, trung thành không ham sống sợ chết, được cho là đấng nam nhi anh dũng thời bấy giờ. Ngoài ra ông còn nổi tiếng cắt đứt ngón tay tỏ lòng trung thành muốn cầu viện binh quay về giải nguy thành Tuy Dương ở Lâm Hoài.
- Trong Trận Tuy Dương ông làm lính tiên phong đánh trận, lập được nhiều chiến công. Tình thế nguy cấp, ông nhận nhiệm vụ cảm tử phá vòng vây rời đi tìm cứu viện ở Tiêu quận, Bành Thành, Lâm Hoài đều thất bại, chỉ đành chiêu quân tại Ninh Lăng nhưng trên đường trở vể phá vòng vây công kích của địch, số lượng quân sĩ cũng không còn nhiều. Cuối cùng trở về Tuy Dương không binh tướng không lương thực.
- Thành Tuy Dương sức cùng lực kiệt thất thủ, ông bị bắt, tướng giặc chiêu dụ ông đầu hàng, nhưng dưới lời nói của Trương Công, ông không chịu khuất phục, bất khuất mà chết.
- Về sau ông được vua Đường truy phong làm Cụ khải phủ nghi đồng tam tư, ban hiệu Thống lĩnh Dương Châu, vẽ tranh thờ tại Lăng Yên Các.
* Tuyến nhân vật khắc họa dựa trên một nhân vật có thật
Hoàng Anh Nga
- Đây là nhân vật được khắc họa là vợ của Trương Công, vì oán hận bị chồng giết lấy thịt thiết đãi binh sĩ, đã dẫn dắt 3 vạn oan hồn khác quay về trả thù.
- Có rất ít tư liệu nói riêng, rõ về vị phu nhân của Trương Công. Chỉ biết được sử sách ghi chép Trương Công giết chết ái thiếp thiết đãi binh sĩ, tiếp đó giết chết phụ nữ, người già yếu, trẻ con để cố giữ thành Tuy Dương.
- Sau khi Trương Công chết, ông được truy phong Đặng Quốc Công, Thống đốc Dương Châu. Bà cũng được phong ban thành Thân Quốc phu nhân, được ban cho 100 tấm lụa.
3. Đoạn văn ghi chép trong sử sách: "Công thủ Tuy Dương, đều là đơn độc không cứu viện, quân giặc tấn công bao vây đã lâu, lương thực trong thành cạn kiệt. Ăn giấy trà; giấy trà hết, lại ăn ngựa; hết ngựa, là bắt chim sẻ, đào chuột; chim sẻ, chuột không còn. Trương Công đem người thê thiếp ra, giết chết trước ba quân, lấy thịt thiết đãi binh sĩ. Về sau lục kiếm trong thành phụ nữ người già yếu, ăn hết ba vạn người."
Theo thông tin ghi chép lịch sử sự kiện này hoàn toàn có thật. Đồng nội dung về sự kiện này:
- Cổ Đường Thư có viết: 'Lúc bấy giờ, Doãn Tử Kỳ vây thành rất lâu, trong thành lương thực hết sạch, mọi người xem con là thức ăn (Không đành lòng ăn con mình, sẽ đem con trao đổi với nhau sau đó ăn hết), lấy xương người chết nấu cơm. Lòng người bàng hoàng, lo lắng sinh biến. Trương Tuần mang thiếp của mình ra, giết chết ngay trước mặt ba quân, cho bọn họ ăn, nói: "Chư vị quốc gia tận lực thủ thành, một lòng không hai, thiếu ăn lâu dài, tấm lòng trung nghĩa không suy. Trương Tuần ta không thể cắt da thịt của mình cho các tướng sĩ ăn, sao có thể tiếc rẻ người đàn bà này, ngồi nhìn thế cục nguy cấp?" Các tướng sĩ đều khóc, không muốn ăn, Trương Tuần buộc họ phải ăn. Thế là lùng bắt phụ nữ trong thành đem về nấu ăn, sau đó bắt người già yếu, trẻ nhỏ ăn cả, tất cả ăn hết hai, ba vạn người, cuối cùng lòng người vẫn không chia lìa.'
- Tân Đường Thư ghi chép:
+ Hứa Viễn cũng giết chết thê nô của mình thiết đãi tướng sĩ.
+ Bách tính Tuy Dương vẫn mực trung thành: Thành trì bị vây rất lâu, trước giết ngựa ăn hết, sau lại ăn đến phụ nữ, người già yếu, ăn hết ba vạn người. Mọi người biết cái chết sắp đến gàn, nhưng không hề phản bội. Sau khi phá thành, bách tính chỉ còn lại có bốn trăm người.
4. Đánh giá
Xét về góc độ chiến trận lịch sử:
- Tuy Dương được xem là thành trì quan trọng của nhà Đường lúc bấy giờ, mất Tuy Dương cũng xem như mất một nửa đất nước. Cuộc chiến sẽ vẫn còn kéo dài hơn nữa. Nên tướng lĩnh lẫn binh sĩ quyết định cố tử thủ thành.
- Tại thời điểm đó, lương thảo quân lương do triều đình chịu trách nhiệm cung cấp đã không kịp xuất viện, việc cầu cứu viện binh cũng lương thảo thất bại. Để có thể thủ thành binh sĩ lẫn bách tính đã ăn hết những gì có thể.
- Việc có nguồn lương thực trở nên cấp bách, quân không ăn không có sức lực để đánh trận, nên buộc phải có nguồn cung thay thế đó là thịt người. Đây được xem là biện pháp tối ưu nhất, nên họ đã bắt đầu ăn thị người để cầm cự chiến đấu.
- Cùng góc nhìn này có người tin rằng Trương Tuần dẫn quân trấn giữ vùng Giang Hoài ít quân hơn và yếu hơn, chờ sự tiếp viện từ phía Triều đình, nhưng khi viện binh đến thì Trương Tuần đã bị giết. Tín dụng của anh ấy thực sự tuyệt vời. Tuy nhiên, có người cho rằng Trương Tuần phạm tội giết người ăn thịt, bảo vệ thành Tùy Dương là hành động ngu xuẩn, ồn vì hành vi coi thường điều tốt xấu, chỉ viết ra những khuyết điểm và bỏ qua công lao. Lý do bảo vệ thành Tùy Dương của Trương Tuần là ông muốn đợi viện binh đến tiếp cứu, tuy nhiên thành đã hết lương thực buộc phải giết và ăn thịt người, điều này ngược lại với mong muốn của ông. Nếu Trương Tuần sẵn sàng giết và ăn thịt người trước lúc phòng thủ ban đầu, và giết hàng trăm người để cứu thiên hạ, thì có thể cho rằng công và tội của ông ngang nhau. Huống chi lúc bấy giờ mọi hành động đều đã trái ngược với ý muốn của ông.
Xét về góc độ luân thường đạo lý:
- Sau này dẹp Loạn An Sử, một số người cho rằng: Giúp phu ăn người, còn là người sao? (Thay vì ăn thịt đồng loại, thì thà đầu hàng để cứu sống bách tính còn hơn)
- Đây được xem là phạm đại tội đối với con người, kẻ thực hiện hành vi này được xem là quỷ dữ.
- Đây có thể xem là một cách làm tàn nhẫn nhất, vì cố thủ thành đã đánh đổi hơn ba vạn người, khiến họ chết oan mạng. Về phần lòng trung không đổi, cũng có thể nói việc ăn thịt người này giống như một biện pháp răng tàn độc đe kẻ phản bội. Nếu đã có thể ăn bách tính thì kẻ phản bội cũng chẳng đáng là gì.
Trên đây là chia sẻ, lý giải và lịch sử sơ sài quanh Trương Công Từ . Thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn bản ngữ khác nhau (Website và sách báo).
Thành phố Hồ Chí Minh, 25.09.2022
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top