sduhagfh
''I LOVE YOU" Bằng 100 Thứ Tiếng
1. Tiếng Anh : I love you
2. Tiếng Pháp: Je t'aime
3. Tiếng Ả Rập : Ohiboke
4. Tiếng Afganishtan: Ma doste derm
5. Tiếng Nam Phi: Ek het jou liefe
6. Tiếng Anbaoni : Te dua
7. Tiếng Đức: Ich liebe Dich
8. Tiếng Algeri: Kanbghik
9. Tiếng Áo: I mog di hoặc "I hab di gean"
10.Tiếng Alsace: Ich hoan dich gear
11. Tiếng Ấn Âu xứ Arménien: Yes kez i'rumem :
12. Tiếng Ấn Độ Moi tomak bhal pau
13. Tiếng Ethiopia: Afekrishalehou
14. Tiếng Ayamara: Munsmawa
15.Tiếng Bari (ngôn ngữ của người
Soudan): Nan nyanyar do
16. Tiếng Zambia: Nalikutemwa
17. Tiếng Berbere (Angerie): Lakh tirikh
18. Tiếng Bolivia: Qanta munani
19. Tiếng Bosnia: Volim te
20. Tiếng Cameroon: Ma nye wa
21. Tiếng Brazil: Eu te amo
22. Tiếng Bungary: As te obicham
23. Tiếng Campuchia : Bon sro lanh oon
24. Tiếng Canada: Sh'teme, hoặc
J't'aime
25. Tiếng Quảng Châu : Ngo oi ney
26. Tiếng Philippin: Gihigugmz ko ikaw
27. Tiếng Tây Ban Nha( Castillan): Te quiero
28. Tiếng Esperanto: Mi amas vin
29. Tiếng Trung Quốc Phổ Thông: Wo ai
30 Tiếng Hàn Quốc: Dangsinul saranghee yo
31. Tiếng của người đảo Corse: Ti tengu
cara
32. Tiếng Hungary: Szeretlek te'ged
33. Tiếng Ibaloi (Philippines): Pip-
piyan taha
34. Tiếng Indonesia: Saya kasih saudari
35. Tiếng Ailen: taim i'ngra leat
36. Tiếng Imazighan: Halagh kem
37. Tiếng Lào: Khoi huk chau
38. Tiếng Lari (Congo, vùng Pool): Ni kou zololo
39. Tiếng Latinh: Te amo
40. Tiếng Latvia: Es tevi milu
41. Tiếng Libăng: Bahibak
42. Tiếng Lingala (Congo): Nalingi yo
43. Tiếng Lisbonne: Gramo-te bue', chavalinha!
44. Tiếng Liguria( Tây Bắc nước Italia):
mi te amu
45. Tiếng Lojban: Mi do prami
46. Tiếng Kenia: Aheri
47. Tiếng Luxembour: Ech hun dech gỰr
48. Tiếng Macedonia: Te sakam
49. Tiếng vùng Madrid: Me molas,
tronca
50. Tiếng vùng Madagasca: Tiako
lano
51. Tiếng Hy Lạp: S'ayapo
52. Tiếng của người Hawaii: Aloha wau
ia'oe
53. Tiếng Do Thái cổ: Ani ohev otach
54. Tiếng Hindi: Mae tumko pyar kia
55. Tiếng Tiếng H'mong (dân tộc Lào): Kuv hlub kov
56. Tiếng Nepal: Ma timi sita prem garchhu
57. Tiếng Na Uy: Jeg elskar deg
58. Tiếng Maroc: Kanbhik
59. Tiếng Creon: Mi aime jou
60. Tiếng Malai (Malaysia): Saya
cintamu
61. Tiếng Malaysia/Indonesia: Aku
sayang kau
62. Tiếng Malayalam: Ngan ninne
snaehikkunnu
63.Tiếng Croatia: Ja te volim
64. Tiếng Đan Mạch: Jeg elsker dig
65. Tiếng Italia: ti amo
66. Tiếng Nhật : Kimi o ai shiteru
67. Tiếng Eskimo: Ounakrodiwakit
68. Tiếng Equador: Canda munani
69. Tiếng Mông Cổ: Be chamad hairtai
70.Tiếng Brazil: Eu te amo
71. Tiếng Bồ Đào Nha: Eu amo-te
72. Tiếng Rumani: Te ador
73. Tiếng Nha: Ya lioubliou tiebia
74. Tiếng Srilanca: Mama oyata arderyi
75. Tiếng Sudan: Nan nyanyar do
76. Tiếng Thụy Điển: Jag alskar dig
77. Tiếng Syri và Libăng: Bhebbek
78 Tiếng Tahitti: Ua Here Vau la Oe
79. Tiếng Congo: Mi bekuzola
80. Tiếng Ucrania: Ya teb kokhaiou
81. Tiếng Phần Lan : Rakastam sua
82. Tiếng Sancrit: Anugrag
83. Tiếng Tunisi: Ha eh bakn
84. Tiếng Séc: Miluji tu
85. Tiếng Ấn Độ gốc: Neenu ninnu pramístu'nnanu
86. Tiếng Thái phổ thông: Phom rak khun
87. Tiếng Walloni: Dji vos veu volti
88. Tiếng Nam Tư: Ya te volim
89. Tiếng vùng Breton (thuộc Pháp): da garout a ran
90. Tiếng Gujati (Pakistan): Hoon tane
pyar karoochhoon
91. Tiếng Pakistan: Muje se mu habbat hai
92. Tiếng Hà Lan: Ik hou van jou
93. Tiếng Xlovakia: Lubim ta
94. Tiếng Serbi: Ja vas volim
95. Tiếng E-cốp: Tha gra dh agam ort
96. Tiếng Ndebele (Zimbabwe): Niyakutan
97. Tiếng Hausa (Niger): Ina sonki
98. Tiếng Ga-cô-nhơ (Nam Pháp): Que
t'aimi
99. Tiếng Estonia: Mina aemastan sind
100. Tiếng Việt Nam: anh(em) yêu em
Cho các phản ứng sau:
(1) FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
(2) NaHS+H2SO4->Na2SO4+H2S
(3) BaS+HCl->BaCl2+H2S
(4) HNO3+Na2S->NaNO3+H2S
(5) Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S
(6) 2AlCl3 + 3Na2S + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2S + 6NaCl
(7) KHSO4 + KHS → K2SO4 + H2S
(8) BaS + H2SO4 (loãng) → BaSO4 + H2S
Số phản ứng có phương trình ion rút gọn
Cấu trúc đềthi Đại học môn Lý năm
2013 khối A, khối A1 của Bộ Giáo
dục Đào tạo.
I- Phần chung cho tất cả thí sinh
(40 câu):
- Dao động cơ: 7 câu
- Sóng cơ: 4 câu
- Dòng điện xoay chiều: 9 câu
- Dao động và sóng điện từ: 4 câu
- Sóng ánh sáng: 5 câu
- Lượng tử ánh sáng: 5 câu
- Hạt nhân nguyên tử: 6 câu
II- Phần riêng (10 câu):
Thí sinh chỉ chọn một trong hai
phần: A hoặc B
A- Theo chương trình Chuẩn (10
câu):
- Các nội dung: Dao động cơ; Sóng
cơ; Dòng điện xoay chiều; Dao động
và sóng điện từ: 6 câu
- Các nội dung: Sóng ánh sáng;
Lượng tử ánh sáng; Hạt nhân
nguyên tử: 4 câu.
B-Theo chương trình Nâng cao (10
câu):
- Động lực học vật rắn: 4 câu
- Các nội dung: Dao động cơ; Sóng
cơ; Dao động và sóng điện từ; Sóng
ánh sáng; Lượng tử ánh sáng; Sơ
lược về thuyết tương đốihẹp; Hạt
nhân nguyên tử và Từ vi mô đến vĩ
mô: 6 câu.
CHÚ Ý VỀ MỘT SỐ NỘI DUNG
GIẢMTẢI SGK VẬT LÝ 12:
Dao động cơ: Bài toán về con lắc
đơn sẽ không sử dụng đến công
thức tính vận tốc v=\sqrt{2gl(\co s
\alpha-\cos\al pha_o)}.
Điện xoay chiều:
+ Bỏ đi phần kiến thức liên quan
đến các cách mắc mạch ba pha hình
sao và hình tam giác đồng nghĩa với
việc loại bỏ những bài toán dùng
công thức U_d=\sqrt{3}U_p ,...
+ Phần động cơ không đồng bộ chỉ
cần nhớ duy nhất định nghĩa động
cơ không đồng bộ ba và đặc điểm
của động cơ (tốc độ góccủa khung
dây nhỏ hơn tốc độ góccủa từ
trường quay).
Mạch dao động điện từ: Bỏ đi phần
thuyết điện từ của Max-oen, hai giả
thuyết của max-oen thì chỉnắm
được giả thuyết về từ trườngbiến
thiên.
Lượng tử ánh sáng: Chỉ yêu cầu học
sinh nắm được định nghĩa Laze và
các đặc điểm của laze (có 4 đặc
điểm).
Từ vi mô đến vĩ mô: Bỏ hoàn toàn.
Chỉ cần có niềm tin sẽ không bao giờ là kết thúc hay tuyệt vọng. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bất kỳ thời điểm nào cũng có thể là điểm khởi đầu tốt nhất cho bạn.
Không bao giờ có khái niệm mất tất cả hay bế tắc hoàn toản.Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bất kỳ thời điểm nào cũng có thể là một khởi đầu tốt nhất cho bạn.
Dù cuộc sống hiện tại còn nhiều khó khăn, thử thách ,đã có lúc bạn thật sự đuối sức, sắp bỏ cuộc... Cho dù ngày hôm qua của bạn có thế nào đi nữa... Hãy bắt đầu bằng những điều bình dị nhất. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, không có thời điểm nào thích hợp cho một sự khởi đầu tốt hơn là ngay từ bây giờ , ngay lúc này!
[Chia Sẻ ] Thang Điểm Đề Thi Đại Học !
Tri kỉ tri bỉ, bách chiến bách thắng...Để làm đề thi Đại Học đạt điểm cao, thì việc hiểu rõ về đề thi cũng vô cùng quan trọng. Đề ra thì có vô vàn, ngân hàng câu hỏi của bộ GD cũng nhiều vô kể, nhưng Đề Thi ĐH bao giờ cũng phải tuân phải một quy luật : Có tính Phân Loại học sinh. Đề thi sẽ kiểm tra học sinh theo các cấp độ : hiểu (5-6đ)-> nhớ(6-7đ) -> vận dụng (7-8đ) -> vận dụng sáng tạo(9-10đ). Nắm vững quy luật này, bạn có thể học theo phương pháp : nghe giảng trên lớp để hiểu bài -> ghi nhớ kiến thức -> về nhà vận dụng làm bài tập -> làm thêm bài tập sách tham khảo. Mình tin là nếu bạn thực hành phương pháp này một cách thuần thục với mỗi bài học thì đi thi Đại Học sẽ chẳng khó khăn chút nào, vì những kiến thức trong đề thi cũng chỉ là tập hợp những bài mà chúng ta đã được học.
Đầu năm lớp 12, mình có hỏi một thầy giáo dạy Vật Lý về phương pháp học tốt môn Lý, và thầy đã chia sẻ những điều ở trên. Ban đầu mình nghe cũng thấy mơ hồ nhưng khi áp dụng cho môn Toán, Lý, Hóa thì thấy nó cũng không khó hiểu lắm. Nếu bạn thấy hay thì cố gắng áp dụng nhé :)
Chăm chỉ học nha. Chúc tất cả các Mem học tốt nhé ^^
[Chia Sẻ ] Học Cách Ghi Nhớ Hiệu Quả !
Bất cứ môn học tự nhiên hay xã hội, thì ghi nhớ kiến thức là một trong những công đoạn vô cùng quan trọng. Có rất nhiều cách ghi nhớ khác nhau và cũng đem lại hiểu quả khác nhau. Lên Đại Học mình có được học về hiệu quả của các phương pháp ghi nhớ, xin chia sẻ cho các bạn :
-Nghe giảng trên lớp : ghi nhớ 5% kiến thức
-Đọc sách : ghi nhớ 10%
-Nghe nhìn : ghi nhớ 20%
-Học kết học với thực hành : ghi nhớ 30%
-Thảo luận nhóm : ghi nhớ 50%
-Làm bài tập, viết lại : ghi nhớ 75%
-Giảng bài cho người khác : ghi nhớ 90%.
Tích tiểu thành đại, kiến thức là quá trình ghi nhớ, tích lũy ngày qua ngày...Mong rằng các bạn sẽ chọn cho mình một phương pháp ghi nhớ kiến thức hiệu quả.
Chúc tất cả các Mem học tốt nhé ! Chăm chỉ học nha ^^
Hôm nọ mình ra quê ngoại, có hỏi dì mình xem thằng em lớp 12 dạo này học hành thế nào. Dì buồn rầu lắc đầu nói : nó sắp thi ĐH mà tối ăn cơm xong, xem tivi đến hơn 9 giờ rồi học tới 10 giờ thì đi ngủ. Khi dì khuyên : con lười học thế này thì sao mà đỗ Đại Học được. Nó đáp ngay : lo gì mẹ, con không học đi Đại Học thì đi cao đẳng. Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ, có lẽ sự thấm thía nhất là khi nhìn đám bạn chơi thân cùng lớp liên hoan đỗ ĐH này, ĐH kia trong khi mình thì trượt ĐH.
Những ngày tết vui chơi đã qua, đã tới lúc chúng ta lên dây cót tinh thần để tiếp tục cố gắng trên bước đường gian khổ phía trước.
[Trao Đổi ] Đại Học là con đường Dễ Dàng nhất để Thành Công !
Có nhiều bạn cho rằng : nhiều người không học Đại Học mà vẫn có công việc, vẫn kiếm ra tiền. Đúng vậy, công việc thì nhiều lắm, nhưng những công việc sử dụng trí tuệ, hàm lượng chất xám cao bao giờ cũng được trả lương cao hơn rất nhiều so với lao động tay chân. Và Bill Gates trên thế giới này cũng chỉ có một, xác suất để bạn bỏ học mà thành công như Bill Gates là 1/7tỷ. Hay có những bạn nghĩ : ôi dào, học Đại Học ra trường cũng thất nghiệp đầy. Thế các bạn nghĩ, không học Đại Học thì không thất nghiệp à ?
Nếu bạn không muốn cố gắng thi đỗ Đại Học, thì hãy thử một lần ngồi suy nghĩ : nếu không học Đại Học, mình sẽ làm gì để tự nuôi sống bản thân. Chúng ta vẫn đang được sống trong sự đùm bọc của cha mẹ, chưa được trải qua cảm giác lo toan với sự mưu sinh...
Đại học là nơi trang bị cho chúng ta hành trang và kỹ năng để bước vào cuộc sống, và khi mà sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì những ai không có được những hành trang và kỹ năng cần thiết sẽ thiệt thòi lắm...
LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC GIỎI !
Như các bạn đã biết, nhiệm vụ cơ bản của mỗi học sinh là học, học cho giỏi. Có rất nhiều bạn học CHĂM CHỈ nhưng vẫn chưa giỏi, là vì các bạn đã áp dụng sai phương pháp. Hôm nay mình sẽ chia sẻ cho các bạn một bộ khẩu quyết tâm pháp có thể áp dụng để học giỏi tất cả các môn như : Toán, Lý, Hóa, Văn, Anh, Sinh, Sinh, Sử ,Địa....
Quá trình học là việc bộ não tiếp thu và xử lý thông tin. Quá trình này gồm 2 phần : tiếp nhận và xử lý. Học chính là quá trình tiếp nhận và thực hành chính là quá trình xử lý, vận dụng. Công thức để học giỏi rất đơn giản, đó là : HỌC = HÀNH. Có nghĩa là với lượng kiến thức bạn tiếp nhận, bạn phải áp dụng được chúng. Nếu chỉ HỌC mà KHÔNG Thực Hành thì kiến thức sẽ trôi nhanh vào quên lãng. Còn nếu chỉ Thực Hành thì cũng chẳng có kiến thức đâu mà áp dụng. Việc áp dụng khẩu quyết này như thế nào ? Với mỗi môn học sẽ có cách áp dụng khác nhau. Chỉ đơn giản là việc sau mỗi bài học trên lớp, bạn tiếp thu được một lượng kiến thức (HỌC) , về nhà bạn dùng nó làm bài tập (HÀNH). Quá trình này tiếp diễn nhiều lần, lượng kiến thức của bạn tăng lên và thế là bạn trở thành học sinh Giỏi thôi :)
Sẽ có những người bảo : Nói thì dễ nhưng làm mới khó :)). Khó là với những ai không tin vào chính họ, yếu đuối, lười biếng. Còn dễ với những người dám làm, dám quyết tâm cố gắng. Đôi khi Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Mình tin nếu bạn thực sự cố gắng, nhất định bạn sẽ thành công !
Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Dù bạn là ai, ở trong hoàn cảnh nào, quan trọng nhất là luôn phải có ý chí vươn lên để khẳng định mình. Câu chuyện dưới đây thực sự làm mình rất cảm động. Các bạn hãy đọc và cảm nhận theo cách của riêng mình nhé !
"Nghèo đói là trường Đại học tốt nhất
- Câu chuyện từ lời kể của một tiến sỹ Đại học Havard, Hoa Kì: “Mẹ ít văn hoá, nhưng mẹ nhớ khi nhỏ được thầy giáo dạy là: "Golgi có nói, "Nghèo đói là trường đại học tốt nhất". Nếu con có thể tốt nghiệp trường đại học này, thì những trường đại học như Thiên Tân, Bắc Kinh con chắc chắn đều đỗ…”.
Ngày 5/9/1997, là ngày tôi rời gia đình đi nhập học ở Đại học Bắc Kinh, khoa Toán. Ngọn khói bếp dài cất lên từ trên nóc ngôi nhà nông dân cũ nát gia đình tôi. Người mẹ chân thập thễnh của tôi đang nấu mì sợi cho tôi, những bột mì này có được nhờ mẹ đổi năm quả trứng gà cho hàng xóm, chân mẹ bị thương vì mấy hôm trước, để thêm tí tiền cho tôi nhập học, mẹ đẩy một xe chất đầy rau từ thôn ra thị trấn, trên đường bị trật chân.
Bưng bát mì, tôi đã khóc. Tôi buông đũa quỳ xuống đất, xoa nắn chỗ chân sưng phồng lên to hơn cả cái bánh bao của mẹ, nước mắt rơi xuống đất… Nhà tôi ở Thiên Tân, làng Đại Hữu Đới, huyện Vũ Thanh, tôi có một người mẹ tốt nhất thế gian tên là Lý Diệm Hà. Nhà tôi vô cùng nghèo khó.
Khi tôi ra đời, bà nội ngã bệnh ngay trên giường sưởi, tôi bốn tuổi, ông nội lại mắc bệnh hẹp khí quản và bán thân bất toại, những món nợ trong nhà lớn dần theo năm. Khi bảy tuổi, tôi được đi học, học phí là mẹ vay người khác. Tôi thường đi nhặt những mẩu bút chì bạn bè vứt đi, dùng dây buộc nó lên một cái que rồi viết tiếp, hoặc dùng một cái dây chun xoá sạch những cuốn vở bài tập đã viết, rồi viết lại lên đó, mẹ thương tôi đến mức, cũng có lúc đi vay vài hào của hàng xóm để mua vở và bút chì cho tôi. Nhưng cũng có những khi mẹ vui vẻ, là khi bất kể bài kiểm tra nhỏ hay kỳ thi lớn, tôi luôn đứng đầu, toán thường được 100/100 điểm. Dưới sự khích lệ của mẹ, tôi càng học càng thấy ham thích. Tôi thực sự không hiểu trên đời còn có gì vui sướng hơn được học hành. Chưa đi học lớp một tôi đã thông thạo cộng trừ nhân chia và phân số, số phần trăm; khi học Tiểu học tôi đã tự học để nắm vững Toán Lý Hoá của bậc Trung học Phổ thông; Khi lên trung học, thành phố Thiên Tân tổ chức kỳ thi vật lý của bậc Trung học, tôi là đứa học trò nông thôn duy nhất của cả năm huyện ngoại thành Thiên Tân được giải, một trong ba người đỗ đầu. Tháng 6 năm đó, tôi được đặc cách vào thẳng trường Trung học số 1 danh tiếng của Thiên Tân, tôi vui sướng chạy như bay về nhà.
Nào ngờ, khi tôi báo tin vui cho cả nhà, mặt bố mẹ chất chứa toàn những đau khổ; bà nội vừa mất nửa năm, ông nội đang gần kề cái chết, nhà tôi đã mắc nợ tới hơn mười nghìn Nhân dân tệ rồi. Tôi lặng lẽ quay về bàn học, nước mắt như mưa suốt một ngày. Đến tối, tôi nghe thấy ở ngoài nhà có tiếng ồn ào. Thì ra mẹ tôi đang định dắt con lừa con của nhà đi bán, cho tôi đi học, nhưng ba tôi không chịu. Tiếng ồn ào làm ông nội nghe thấy, ông đang bệnh nặng, trong lúc buồn bã ông đã lìa đời. Sau lễ an táng ông nội, nhà tôi lại mắc thêm vài nghìn tệ tiền nợ nữa.
Tôi không còn dám nhắc đến việc đi học nữa, tôi cất “Giấy báo nhập học” thật kỹ vào vỏ gối, hàng ngày tôi ra đồng làm việc cùng mẹ. Sau hai hôm, tôi và ba tôi cùng lúc phát hiện ra: con lừa con biến mất rồi. Ba tôi sắt mặt lại, hỏi mẹ tôi: “Bà bán con lừa con rồi à? Bà bị thần kinh à? Sau này lấy gì kéo, lương thực hoa màu bà đẩy xe tay nhé, bà tự cõng nhé? Bà bán lừa một hai trăm bạc liệu cho nó học được một học kỳ hay là hai học kỳ?” Hôm đó mẹ tôi khóc, mẹ tôi dùng một giọng rất dữ dội rất hung dữ để gào lại ba tôi: “Con cái mình đòi đi học thì có gì sai? Nó thi lên được trường số 1 của thành phố nó là đứa duy nhất của cả huyện này đấy, tôi không thể để cho tiền đồ của nó bị lỡ dở được. Tôi sẽ dùng tay đẩy, dùng lưng vác, để cho nó đi học…”
Cầm sáu trăm tệ mẹ vừa bán lừa, tôi thật sự chỉ muốn quỳ xuống dập đầu trước mẹ. Tôi đã thích được học quá rồi, mà còn học tiếp, thì mẹ sẽ khổ sở bao nhiêu, vất vả bươn chải thêm bao nhiêu? Mùa thu năm đó tôi quay về nhà lấy áo lạnh, thấy mặt ba tôi vàng như sáp, gầy da bọc xương đang nằm trên giường sưởi. Mẹ bình thản bảo: “Có gì đâu, bị cảm, sắp khỏi rồi”. Ai ngờ, hôm sau tôi xem vỏ lọ thuốc của ba, thì thấy đó là thuốc ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển. Tôi kéo mẹ ra ngoài nhà, khóc hỏi mẹ mọi chuyện là thế nào, mẹ bảo, từ sau khi tôi đi học, ba bắt đầu đi ngoài ra máu, ngày càng nặng lên. Mẹ vay sáu nghìn tệ đưa ba lên Thiên Tân, Bắc Kinh đi khắp nơi, cuối cùng xác định là u nhu ruột bowel polyps, bác sĩ yêu cầu ba phải mổ gấp. Mẹ chuẩn bị đi vay tiền tiếp, nhưng ba kiên quyết không cho. Ông nói, bạn bè họ hàng đã vay khắp lượt rồi, chỉ vay mà không trả thì còn ai muốn cho mình vay nữa! Hàng xóm kể với tôi: Mẹ dùng một phương pháp nguyên thuỷ và bi tráng nhất để gặt lúa mạch. Mẹ không đủ sức gánh lúa mạch ra sân kho để tuốt hạt, mẹ cũng không có tiền thuê người giúp, mẹ bèn gặt dần, lúa mạch chín chỗ nào gặt chỗ đó, sau đó dùng xe cải tiến chở về nhà, tối đến mẹ trải một tấm vải nhựa ra sân, dùng hai tay nắm từng nắm lúa mạch đập lên một hòn đá to…Lúa mạch trồng trên ba mẫu đất của nhà, một mình mẹ làm, mệt đến mức không đứng dậy nổi nữa thì mẹ ngồi xổm xuống cắt, đầu gối quỳ còn chảy máu, đi đường cứ cà nhắc…Không đợi hàng xóm kể hết, tôi chạy như bay về nhà, khóc to gọi mẹ:
“Mẹ, mẹ, con không thể đi học nữa đâu…”. Kết quả, mẹ vẫn tống tôi lên trường. Tiền sinh hoạt phí mỗi tháng của tôi chỉ 60 đến 80 tệ (tương đương 120-160.000 VND), thật thảm hại nếu so với những người bạn học khác mỗi tháng có 200-240 tệ. Nhưng chỉ mình tôi biết, món tiền nhỏ này mẹ tôi cũng phải tằn tiện lắm, từ ngày đầu tháng đã dành từng hào từng hào, bán từng quả trứng gà, rau xanh lấy từng đồng từng đồng, có lúc dành dụm không đủ đã phải giật tạm vài đôi chục. Mà cha tôi, em trai tôi, dường như chẳng bao giờ có thức ăn, nếu nhà ăn rau cũng chẳng dám xào mỡ, chỉ chan tí nước dưa muối ăn qua bữa. Mẹ không muốn tôi đói, mỗi tháng mẹ chăm chỉ đi bộ hơn mười cây số mua mì tôm với giá bán buôn. Rồi mỗi cuối tháng, mẹ vất vả cõng một túi nặng lên Thiên Tân thăm tôi. Trong túi ấy ngoài những gói mì tôm ra, còn có nhiều xếp giấy loại mẹ phải đi bộ ra một xưởng in ngoài thị trấn cách nhà 6km để xin cho tôi (đó là giấy để tôi làm nháp toán), cả một chai tương cay rất to, cải bẹ muối thái sợi, và cả một cái tông đơ để cắt tóc. (Cắt tóc nam rẻ nhất Thiên Tân cũng phải 5 tệ, mẹ muốn tôi dành tiền cắt tóc để mua thêm lấy vài cái bánh bao mà ăn). Tôi là học sinh cấp 3 duy nhất của Thiên Tân đến cả rau ở bếp ăn nhà trường cũng không mua nổi, chỉ có thể mua vài cái bánh bao, mang về ký túc ăn cùng mì sợi khô hoặc chấm với tương ớt, kẹp dưa muối để ăn qua bữa. Tôi cũng là học sinh duy nhất không có giấy kiểm tra, chỉ có thể tận dụng giấy một mặt của xưởng in để viết bài. Tôi là đứa học sinh duy nhất chưa bao giờ dùng xà phòng, khi giặt quần áo tôi thường đi nhà bếp xin ít bột kiềm nấu ăn (alkali - chất kiềm, dùng để hấp bánh bao, làm bánh nướng, làm nước sôđa) là xong. Nhưng tôi chưa bao giờ tự ti, tôi cảm thấy mẹ tôi khổ cực cả đời, như người anh hùng chống lại đói khổ, làm con của người mẹ như thế tôi rất tự hào. Hồi mới lên Thiên Tân, tiết học tiếng Anh đầu tiên khiến tôi ù cạc. Khi mẹ lên, tôi kể cho mẹ nghe tôi sợ tiếng Anh thế nào, ai ngờ mẹ chỉ cười bảo: “Mẹ chỉ biết con là đứa trẻ con khổ cực nhất, mẹ không thích con kêu khó, vì chịu khổ được thì chả còn gì khó nữa.”
Tôi hơi bị nói lắp, có người bảo, học tiếng Anh đầu tiên cần làm chủ được cái lưỡi của mình, bởi vậy tôi thường kiếm một hòn sỏi ngậm vào miệng mình, rồi gắng đọc tiếng Anh. Hòn sỏi cọ xát vào lưỡi tôi, có lúc máu chảy ra bên mép, nhưng tôi cố gắng để kiên trì. Nửa năm trôi qua, hòn sỏi nhỏ đã bị mài tròn đi, lưỡi tôi cũng đã nhẵn, tiếng Anh đã thành người giỏi thứ 3 của lớp. Tôi vô cùng cảm ơn mẹ, lời mẹ khích lệ tôi vượt qua khó khăn lớn trong học tập. Năm 1996, lần đầu tiên tôi được tham gia cuộc thi Olympic tri thức toàn quốc khu vực Thiên Tân, đoạt giải Nhất môn Vật lý và giải Nhì môn Toán học, tôi được đại diện Thiên Tân đi Hàng Châu tham gia Cuộc thi Olympic toàn Trung quốc môn Vật lý. “Đoạt lấy chiếc Cup giải Nhất toàn Trung quốc tặng mẹ, rồi lên đường dự Olympic Vật lý Thế giới!” Tôi không ngăn được nỗi khao khát trong lòng, tôi viết thư báo cho mẹ tin vui và mơ ước của tôi. Kết quả, tôi chỉ được giải Nhì, tôi nằm vật ra giường, không ăn không uống. Dù tôi là người đạt thành tích cao nhất trong đoàn Thiên Tân đi thi, nhưng nếu tính cả những khốn khổ của mẹ tôi vào, thì thành tích này không xứng đáng! Tôi về trường, các thầy ngồi phân tích nguyên nhân thất bại cho tôi thấy: Tôi những muốn phát triển toàn diện cả Toán Lý Hoá, những mục tiêu của tôi quá nhiều nên sức lực tinh thần tôi phải phân tán rộng.
Nếu giờ tôi chỉ chọn một mục tiêu trước mắt là kỳ thi Toán, nhất định tôi thắng. Tháng 1 năm 1997, tôi cuối cùng đã giành chiến thắng tại kỳ thi Olympic Toán toàn Trung Quốc với điểm số tuyệt đối, lọt vào đội tuyển Quốc gia, cả mười kỳ thi kiểm tra ở đội tuyển tôi đều là người đứng đầu. Với thành tích đó, tôi được sang Argentina tham gia kỳ thi Olympic Toán quốc tế. Nộp xong phí báo danh, tôi gói những sách vở cần chuẩn bị và tương đậu cay của mẹ lại, chuẩn bị lên đường. Giáo viên chủ nhiệm và thầy giáo dạy Toán thấy tôi vẫn mặc bộ quần áo thải của người khác cho, những thứ áo quần màu sắc chả đâu vào đâu, kích cỡ khác nhau, bèn mở tủ áo của tôi ra, chỉ vào những áo trấn thủ vá, những áo bông tay đã phải nối hai lần, vạt đã phải chắp ba phân, hỏi tôi:
“Kim Bằng, đây là tất cả quần áo của em ư?”Tôi chả biết nói sao, vội đáp: “Thầy ơi, em không sợ người khác chê cười! Mẹ em thường bảo, Phúc Hữu Thi Thư Khí Tự Hoa - trong lòng có sách vở tất mặt mũi sáng sủa, em mặc những thứ đồ này đi Mỹ gặp tổng thống Clintơn em cũng chẳng thấy ngượng.” Ngày 27/7, Olympic Toán học Thế giới lần thứ 38 chính thức khai mạc. Chúng tôi thi liên tục suốt năm tiếng rưỡi, từ 8 giờ 30 phút sáng tới 2h chiều. Ngày hôm sau công bố kết quả, đầu tiên công bố Huy chương Đồng, tôi không muốn nghe thấy tên mình; Sau đó công bố Huy chương Bạc, cuối cùng, công bố Huy chương Vàng, người đầu tiên, người thứ hai, người thứ ba là tôi. Tôi khóc lên vì sung sướng, trong lòng tự nói: “Mẹ ơi, con mẹ thành công rồi!”
Tin tôi và một người bạn nữa đoạt Huy chương Vàng kỳ thi Olympic Toán học ngay chiều hôm đó đã được Đài phát thanh Nhân dân Trung ương TQ và Đài truyền hình Trung ương TQ đưa. Ngày 1/8, chúng tôi vinh quang trở về, lễ đón long trọng được Hiệp hội khoa học Trung Quốc và Hội Toán học TQ tổ chức. Khi đó, tôi muốn về nhà, tôi muốn sớm gặp mẹ, tôi muốn chính tay tôi đeo tấm huy chương vàng chói lọi lên cổ mẹ… Hơn mười giờ đêm tối hôm đó, tôi cuối cùng đã đội trời đêm về đến nhà. Người mở cửa là ba tôi, nhưng người một tay ôm chặt lấy tôi vào ngực trước lại chính là mẹ tôi.
Dưới trời sao vằng vặc, mẹ tôi ôm tôi rất chặt…Tôi lấy tấm huy chương vàng đeo lên cổ mẹ, khóc một cách nhẹ nhõm và sung sướng. Ngày 12/8, trường Trung học số Một của Thiên Tân chật ních người, mẹ được ngồi lên bàn Chủ tịch danh dự cùng với các quan chức Cục giáo dục Thiên Tân và các giáo sư toán học hàng đầu. Hôm đó, tôi đã phát biểu thế này: “Tôi muốn dùng cả sự sống của tôi để cảm tạ một người, là người mẹ đã sinh và nuôi nấng tôi. Mẹ tôi là một người phụ nữ nông dân bình thường, nhưng những đạo lý mẹ dạy tôi nên người đã khích lệ tôi cả đời. Năm tôi học lớp 10, tôi muốn mua cuốn sách “Đại từ điển Anh-Trung” để học tiếng Anh, mẹ tôi không có tiền, nhưng mẹ vẫn nghĩ cách giúp tôi. Sau bữa cơm sáng, mẹ tôi mượn một chiếc xe cải tiến, chất một xe rau cải trắng, hai mẹ con tôi đẩy ra chợ huyện cách hơn bốn mươi km bán rau. Đến được chợ đã gần trưa, buổi sáng đó tôi và mẹ chỉ ăn hai bát cháo ngô nấu với khoai lang đỏ, lúc đó bụng đói cồn cào, chỉ mong có ai tới mua cho cả xe rau ngay. Nhưng mẹ vẫn nhẫn nại mặc cả từng bó, cuối cùng bán với giá 1 hào một cân. Hai trăm cân rau đáng lẽ 21 tệ, nhưng người mua chỉ trả 20 tệ. Có tiền rồi tôi muốn ăn cơm, nhưng mẹ bảo nên đi mua sách trước, đó là việc chính của ngày hôm nay. Chúng tôi đến hiệu sách hỏi, giá sách là 8 tệ 2 hào 5 xu, mua sách rồi còn lại 1 tệ 7 hào 5 xu. Nhưng mẹ chỉ cho tôi 7 hào rưỡi đi mua hai cái bánh bột nướng, một tệ kia còn phải cất đi để dành cho tôi làm học phí. Tuy ăn hết hai cái bánh nướng, nhưng đi bộ tiếp 40km về nhà, tôi vẫn đói tới mức hoa mắt chóng mặt, lúc này tôi mới nhớ ra tôi đã quên không phần cho mẹ ăn một miếng bánh nướng nào, mẹ tôi chịu đói cả ngày, vì tôi mà mẹ kéo xe suốt 80km đường xa. Tôi hối hận tới mức chỉ muốn tát cho mình một cái, nhưng mẹ tôi chỉ bảo: “Mẹ ít văn hoá, nhưng mẹ nhớ khi nhỏ được thầy giáo dạy là, "Golgi có nói một câu: Nghèo đói là trường đại học tốt nhất. Nếu con có thể tốt nghiệp trường đại học này, thì những trường đại học như Thiên Tân, Bắc Kinh con chắc chắn đều đỗ.” Khi mẹ nói thế mẹ không nhìn tôi, mẹ nhìn ra con đường đất xa xôi, cứ như thể con đường đất đó có thể thông tới tận Thiên Tân, đi thẳng tới Bắc Kinh. Tôi nghe mẹ bảo thế, tôi không thấy đói nữa, chân tôi không mỏi nữa…Nếu nghèo đói là trường đại học tốt nhất, thì tôi muốn nói rằng, người mẹ nông dân của tôi chính là người thầy giáo giỏi nhất của đời tôi.”
Dưới khán đài, không biết có bao nhiêu đôi mắt đã ướt đẫm, tôi quay về phía người mẹ tóc hoa râm của tôi, cúi người xuống kính."
Phương Pháp Học Lý Siêu Tốc !
Trong 3 môn Toán, Lý, Hóa thì có lẽ môn Lý là môn mình ít thích học nhất :D, hồi đó mình thích học Hóa nhất :D. So sánh Toán,Lý, Hóa, để đạt điểm 8, thì có lẽ môn Lý là môn "mềm " nhất. Hình thức thi trắc nghiệm vô tình biến môn Lý trở thành môn có thể "ăn xổi". Nói đến học cấp tốc, với cả siêu tốc thì chắc chắn liên quan đến phương pháp có phần "tà đạo". Bởi lẽ, để học môn nào cũng vậy thôi, cần thời gian, sự kiên trì và bên bỉ. Nhưng thôi, nếu chúng ta học môn Lý để thi ĐH đạt điểm cao, thì dùng phương pháp "tà đạo" chút cũng được nhỉ :)).
Đầu tiên, để học tốt môn Lý, nhất thiết bạn phải học chắc chương 1 : Dao Động Điều Hòa...Bởi hàng loạt các chương tiếp theo, dù Sóng hay điện thì cũng liên quan đến Dao Động Điều Hòa.
Còn về phương pháp học : với bài tập, mỗi chương đều có những công thức giải nhanh. Hãy nhớ công thức giải nhanh để làm bài tập. (Làm thế nào để nhớ ?..làm nhiều bài tập. Làm thế nào để áp dụng được công thức ?..Đọc ví dụ xem sách nó áp dụng thế nào rồi áp dụng lại ). Khi áp dụng phương pháp này hiệu quả sẽ tức thì, bạn sẽ nhanh chóng giải quyết trọn vẹn những bài tập dễ và vừa. Nhược điểm của phương pháp này là khó xử lý những bài tập khó đòi hỏi sự tư duy và hiểu bản chất.
Còn với lý thuyết lý đòi hòi phải hiểu bản chất của các thí nghiệm, hiện tượng. Còn nếu bạn đọc sách không hiểu, nghe thầy cô giảng không hiểu...thì hãy lôi bài tập lý thuyết ra làm. Không hiểu thì kiểu gì chả làm sai ?..Một lần sai là một lần nhớ. Hãy ghi nhớ những câu lý thuyết bạn bị sai. Lý thuyết lý không nhiều, nên làm đi làm lại mấy câu hỏi lý thuyết đó thì tự khắc kiến thức sẽ ngấm vào đầu bạn thôi. Nhược điểm của phương pháp này là khó xử lý các câu hỏi lý thuyết mới và đòi hỏi phải hiểu bản chất.
Mình gọi là phương pháp siêu tốc vì khi áp dụng nó, chỉ trong vòng từ 1 đển 3 tháng, môn Lý của bạn sẽ tiến bộ rất nhiều. Và nếu áp dụng phương pháp này, bạn hoàn toàn có thể đạt trên 8đ Lý thi ĐH khối A.
Phương pháp này sẽ rất thích hợp với những bạn mất gốc môn Lý. Còn với những bạn đã có gốc, mình vẫn khuyên các bạn nên học theo phương pháp chính thống : Học-Hiểu-Áp Dụng-Sáng Tạo. Chỉ có phương pháp học chính thống mới giúp bạn đạt điểm 9, 10đ thi ĐH môn Lý.
Không Bao Giờ Là Quá Muộn !
Tháng 2, tháng của những ngày giáp tết, không chỉ những người đi làm hối hả hoàn tất công việc cuối năm, mà các sĩ tử cũng đang phải hối hả học tập vì mùa làm hồ sơ tuyển sinh đang tới gần. Có nhiều bạn gọi điện, hoặc nhắn tin hỏi mình : em bị hổng kiến thức môn Hóa,Lý...giờ bắt đầu học có còn kịp không anh ? Bây giờ bắt đầu thì chắc chắn là muộn, nhưng không phải là không thể. Mình dám khẳng định, nếu các bạn cố gắng học từ bây giờ, ôn luyện trong vòng 5 tháng hoàn toàn có thể đạt điểm 8 môn Lý,Hóa...Đó không phải là lời cổ động sáo rỗng. Mình đã từng dốt Lý, Hóa...thậm chí là một chữ Lý,Hóa cắn đôi cũng không biết. Nhưng rồi mình vẫn có thể bắt đầu học lại từ đầu, vậy tại sao các bạn lại không ?
Có người nói : Để học giỏi cần phải thông minh cơ :-? Thông minh là gì cơ, chỉ là phù phiếm. Để đạt 8đ môn Lý, môn Hóa chưa cần tới thứ phù phiếm đó, mà chỉ cần sự cố gắng, nỗ lực và một phương pháp học hiệu quả.
Không bao giờ là quá muộn cả, các bạn ạ. Cánh cửa chỉ đóng lại khi chúng ta từ bỏ. Nếu bạn nào đã cố gắng thì hãy tiếp tục vững tin trên con đường mình đang đi. Còn những ai chưa cố gắng, hãy bắt đầu ngày hôm nay...Bạn vẫn có thể thành công !
Trong học tập, đừng quá dễ dãi với bản thân mình. Con người nói chung thường hay có thói quen "chiều chuộng" mình : gặp bài khó thì tìm giải để chép, ngồi học chả mấy đã giải lao... Học tập cũng như luyện võ vậy, càng kiên trì càng nghiêm khắc với bản thân thì thành quả thu được càng lớn lao. Các bạn chăm học cũng thích giải trí, hưởng thụ lắm chứ, nhưng họ biết nghiêm khắc với bản thân, biết học vì tương lai. Khổ trước thì sướng sau, lẽ đời vẫn thế !
"Hãy theo đuổi con đường mà bạn có thể đi với tình yêu và lòng tôn kính, dù nó có hẹp và quanh co đến mức nào."
Đây là thời điểm không ít các bạn đang phân vân chọn trường để thực hiện ước mơ của mình,hy vọng các bạn sẽ có sự lựa chọn đúng đắn và giữ vững được niềm tin..
[Chia Sẻ ] Lần Thi Thử ĐH Đầu Tiên....
Sau một thời gian khá dài ngủ đông luyện công, mình vô cùng háo hức chờ đợi kỳ thi thử ĐH đầu tiên ở HN để thi thố tài năng : đó chính là kỳ thi thử ĐH của THPT chuyên Sư Phạm (hồi đó các trường tổ chức thi thử khá muộn, thường là sau tháng 1 ). Và mình nằm mơ cũng không ngờ được đó là kỳ thi thử ĐH thất vọng nhất trong số các lần thi thử và thi thật của mình...Nhưng đó cũng chính là một bước ngoặt lớn giúp mình nhận ra sai lầm để sửa đổi.
Trong số mấy trường có "tai tiếng" (tiếng tăm :P ) về thi thử ĐH, thì chuyên Sư Phạm là trường có đề thi thử "mềm nhất", mức độ khó thường khoảng 80-90% đề thi thật. Vì vậy, mình chọn thi thử đầu tiên ở sư phạm để điểm cao chút, cho có tinh thần mà phấn đấu tiếp :)). Và cũng như dự đoán, đề thi không khó, đặc biệt là đề thi môn Toán lần đó. Mình và mấy đứa bạn đều làm hết 10 ý trong đề, ra ngoài đứa nào cũng bảo nhau, kiểu này 10đ Toán cmnr =)). Vâng, và không để phải chờ đợi lâu, khoảng 1 tuần sau là có điểm. Đám lớp mình đi thi, đứa nào cũng 10 toán....trừ mình ;)). 8đ hay 8,5 gì đó...nghe thì có vẻ không tệ lắm, nhưng thực sự làm mình vô cùng xấu hổ với chính mình và với bạn bè. Và khi xem lại bài thi, mình mới vỡ lẽ ra rằng...Kỹ Năng làm toán của mình Quá Kém. Trình bày cũng kém, mà kỹ năng tính toán cũng kém....biết cách làm cũng đâu có đạt điểm trọn vẹn :)). Từ đó mình bắt đầu luyện kỹ năng : Tính toán và trình bày. Về trình bày thì đầu tiên mình học trình bày theo đáp án môn Toán của Bộ GD và sau đó tự trình bày thật nhiều đề. Về tính toán thì mình làm bài chắc chắn hơn, làm đến đâu xem lại thật kỹ để tránh sai sót đáng tiếc...Từ đó mình đi thi tự tin hơn, hễ bài nào làm được là sẽ đúng và ăn điểm trọn vẹn...Cuối cùng đi thi ĐH cũng như đi thi thử thôi :))
Kiến thức cũng vô cùng quan trọng nhưng nếu bạn không có kỹ năng làm toán thật tốt thì bạn sẽ không thể đạt điểm cao môn Toán đâu nhé ! Nếu có điều kiện, bạn đừng ngại đi thi thử ĐH. Hãy đi thi thử để biết mình đang yếu ở đâu còn khắc phục nhé. Hãy khắc phục sớm nhất..trước khi phải bước vào phòng thi ĐH ! :)
[Chia Sẻ] 5 Bước Ôn Thi Đại Học Hiệu Quả !
1, Hãy cho mình một niềm tin...
Niềm tin sẽ quyết định và chi phối hành động của bạn. Và để vững bước trên con đường ôn thi ĐH đầy gian khó, bạn rất cần một niềm tin đủ lớn.
Hồi ôn thi ĐH, niềm tin của mình chỉ đơn giản là một câu nói : Mọi cố gắng đều sẽ được đền đáp xứng đáng !
2, Xa chốn ồn ã, tìm đến nơi tĩnh lặng.
Tính cách trưởng thành trong giông bão còn trí tuệ lớn lên trong tĩnh lặng. Một không gian yên tĩnh sẽ giúp bạn có thể tập trung tối đa cho công cuộc ôn thi.
3, Rất cần một phương pháp học phù hợp.
Phương pháp ôn thi ĐH thì có rất nhiều, nhưng bạn cần phải tìm ra phương pháp học phù hợp với chính mình. Chỉ có phương pháp học phù hợp mới có thể giúp bạn tiến bộ nhanh chóng.
4, Những cuốn sách hay như những người bạn hiền.
Sách ôn thi ĐH thì có kể mấy ngày cũng không hết nhưng sách hay thì không nhiều đâu. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm chọn sách thì hãy hỏi kinh nghiệm của những người đi trước nhé :)
5, Tìm cho mình những người thầy...
Trong quá trình học, đôi khi có những phần kiến thức bạn còn băn khoăn hoặc hiểu chưa đúng, hãy tìm đến những người thầy để hỏi nhé. Thầy có thể là thầy cô dạy bạn hoặc có thể là anh chị, người đi trước..."danh sư xuất cao đồ " mà :D
Một số Mẹo Hay giải đề thi ĐH môn Toán !
Nói đến mẹo giải toán là thường nói đến những "võ công" có phần hơi "tà đạo" :)). Với môn Toán thì mình vẫn khuyên các bạn nên luyện theo con đường "chính đạo", có nghĩa là với mỗi dạng bài thì sẽ học những phương pháp tổng quát để giải một lớp bài tập như thế. Nhưng đôi khi có những bài Toán thì pp "chính đạo" chưa chắc đã hiệu quả bằng phương pháp "tà đạo". Nên nếu biết kết hợp cả tà và chính thì việc giải trọn vẹn đề thi đại học môn Toán không khó khăn rồi :D. Sau đây mình sẽ giới thiệu một số "mẹo" giải toán mà mình còn nhớ được, hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn :)
Bài 1. Khảo sát và những vấn đề liên quan
a, Luyện môn mỹ thuật để vẽ đồ thị cho đẹp :P
b, + với bài toán cực trị : - Bài toán cực trị có tham số m, thì phương trình điểm cực trị thường có nghiệm cố định (thay m=0 và m=1, bấm máy, nếu có nghiệm chung thì nghiệm đó là cố định ).
- Với đường thẳng đi qua 2 điểm cực trị : chính là phần dư của y chia y'.
+ với bài toán tiếp tuyến : Công thức bất tử : đtt : y= y'(xo) . (x- xo) + yo (chắc là đủ dùng rồi).
Bài 2. Lượng giác, pt, hpt.
a,Lượng Giác :thử các giác trị đặc biệt của sinx or cosx như 1,0, 1/can2, can3/2 từ đó xác định đc các nhân tử sinx, cosx-sinx, cos2x-sin2x....
b, +Phương trình : với phương trình căn thức đặt a=căn(biểu thức 1); b=căn(biểu thức 2). Đưa về hệ a,b để giải.
+Hệ phương trình :Nếu thay x =y và y=x mà hệ ko đổi thì đó là hệ đối xứng, có nghiệm x=y.
Nếu hệ có các pt đồng bậc (các số hạng trong pt có cùng bậc vd: x^2 +xy+y^2=0) thì đặt t =x/y đưa về phương trình theo t.
Bài 3. Tích phân
Tích phân thì thường thì ko cần đến mẹo đâu, Nếu dùng pp đổi biến ko đc thì dùng đến pp tích phân từng phần là đủ rồi :D
Bài 4. Hình không gian thuần túy :
Phương pháp cũng ít mà mẹo lại càng ít :)) vì thế hhkg là một mảng kiến thức khá khó. Nếu trong phòng thi các Mem nghĩ ko ra cách gì thì hãy dùng "mẹo" tọa độ hóa hình không gian : Xét hệ trục tọa độ Oxyz với O trùng với...tia Ox trùng với...tia Oy,Oz trùng với...Sau đó gắn tọa độ các điểm vào để tính. Nếu làm đúng thì hoàn toàn có thể đạt điểm trọn vẹn nhé. (nhưng mẹo này chỉ cấp bách lắm mới làm thôi nha :-s )
Bài 5. Câu khó nhất đề :
+ Nếu là bdt thì chắc chắn sẽ dùng đến đạo hàm. Nguyên tắc chung là đưa về hàm 1 biến rồi đạo hàm (thường là đặt t=xy hoặc t=x+y hoặc...t=căn(xy)....). Nói chung là vẫn phải linh động vì đây là câu khó nhất đề mà.
Bài 6. Hình giải tích :
a, giải tích phẳng : Các bài có liên quan đến tam giác thì các bạn có thể gọi thêm 1 số điểm đặc biệt như : trung điểm, điểm đối xứng, kẻ đường phân giác, đường cao...
b, giải tích không gian : Đa phần là phải dùng các pp chính thống.
Bài 7. Loga hoặc số phức hoặc Chỉnh hợp tổ hợp :
Đây có thể coi là bài đánh giá kiến thức cơ bản của học sinh, nên bài làm chỉ cần vận dụng những kt cơ bản về loga, số phức, chỉnh hợp tổ hợp...ko cần dùng mẹo gì :D.
Đây là những gì ad còn nhớ đc, khi nào nhớ thêm sẽ chia sẻ thêm nhé :D. Toán là môn không hề dễ đạt điểm cao đâu nhé, vì thế các Mem nhớ chăm chỉ học kiến thức và rèn kỹ năng nhé. Chúc các Mem học tốt ^^. Cố gắng lên nhá :)
PS: miền Bắc ngày một khắc nghiệt hơn, các Mem nhớ giữ gìn sức khỏe để tiếp tục chiến đấu nhé !
1 số tip đơn giản giải nhanh, điểm cao HÓA HỌC ( dành cho những bạn chưa biết)
+ Nhớ nguyên tử khối của 1 sô HC hay gặp: CO2: 44, H2O:18,Fe3O4 : 232, C6H12O6: 180........
+ Nhớ những chỗ nhỏ nhất: thạch cao sống, nung, ..quặng hemantit, manhetit, màu của Na, K Cr2O3, tơ visco...
+ Nhớ 1 số công thức kinh nghiệm: 0.7m +5.6n e cho..., nCO2-n H2O = n ankin....
+ Chú ý 1 số bài đề thiếu dữ kiện nhưng có điểm chung như cùng nguyên tử khối , cùng dạng CxHy( với x giống nhau)...
+ Nhớ hệ số của 1 số phản ứng cơ bản để giải nhanh
+ Chú y 1 số phản ứng đặc biệt. Cu vs H+ và NO3-,....và rất nhiều phản ứng khác
Còn nữa nhưng ad chưa nhớ dc..:-j.
Làm thế nào để Đạt điểm TỐI ĐA thi ĐH môn TOÁN, LÝ , Hóa !
Con người chúng ta không ai là hoàn hảo, nhưng từ xưa tới này chúng ta luôn cố gắng để vươn tới sự hoàn hảo. Đạt điểm 10 trong kỳ thi ĐH chắc chắn không hề dễ chút nào. Nhưng nếu cố gắng phấn đấu thì điều đó hoàn toàn có thể được
+ Về môn Toán :
Để đạt điểm 10 môn Toán ngoài việc nắm chắc kiến thức cơ bản, có khả năng tự duy vận dụng tốt ra thì cần có kỹ năng trình bày tính toán thật tốt. Mình nghĩ nếu các bạn có thể trình bày trọn vẹn tập đề dự bị ĐH môn Toán mà mình gửi thì chắc chắn đạt điểm 10 không hề khó chút nào. Ngày xưa để đạt điểm 10 Toán (khối A và B) mình cũng chỉ trình bày tập đề toán này + làm Đề Thi Thử Đại Học nữa thôi. Các bạn chịu khó mỗi tuần trình bày 2 đề cẩn thận, sau đó tự chấm điểm hoặc nhờ thầy cô chấm. Qua đó rút ra kiến thức và kỹ năng để làm bài hoàn thiện hơn !
+ Về môn Hóa :
Điểm 10 Hóa không khó như điểm 10 Toán nhưng nó cũng không dễ chút nào. Về lý thuyết Hóa trải dài trong 3 cuốn sách giáo khoa hóa 10,11,12 (các bạn nên đọc sách GK nâng cao vì nó đầy đủ hơn). Những câu lý thuyết lv cao thường nằm ở phần điều chế hoặc tính chất vật lý,...Và quan trọng hơn hết là điểm 10 Hóa cần 1 sự cẩn thận và tỷ mỷ. Khi các bạn làm xong đề rồi, có gắng làm lại lần 2, lần 3 cho chắc chắn. Vì làm 1 lần khó mà hoàn hảo hết được. Ngày xưa cũng vì chút cẩu thả mà mình đã ko đc 10đ Hóa.
+ Về môn Lý :
Ngày xưa mình đánh giá Lý là môn dễ được 10 điểm nhất trong 3 môn. Vì bài tập Lý không nhiều dạng và làm nhiều là nhớ hết công thức. Lý thuyết lý cũng ko nhiều, chỉ cần hiểu rõ bản chất của thí nghiệm, hiện tượng là làm được. Nhưng khi đi thi thì hoàn toàn bất ngờ (sock ) với đề lý (2010), vì có vài dạng bài tập khá lạ mà hồi đó dù đi thi thử rất nhiều ở HN nhưng mình chưa từng gặp. Những đề lý về sau này thì mình cũng ko nghiên cứu nhiều nữa. Cũng như Hóa, nếu muốn đạt điểm trọn vẹn ngoài kiến thực cực tốt các bạn còn phải cực kỳ cẩn thận nữa. Nếu làm xong bài hãy cố gắng làm lại lần 1, lần 2...Làm đi làm lại 3 lần thì tin rằng bạn hoàn toàn có thể đạt điểm tối đa.
Hai năm về trước thì khối A không có bạn nào được 30đ cả, hi vọng đến khóa 95 năm này sẽ có nhiều bạn đạt điểm tối đa. Hậu sinh khả úy, Trường Giang sóng sau dồn sóng trước, mình bây giờ thì không dám nhận kiến thức hơn các bạn ( đã nhiều năm nay ko động tới nó), có chăng chỉ là có kinh nghiệm hơn mà thôi. Mình hi vọng những điều mình chia sẻ có thể giúp các bạn tự tin hơn trên con đường tới cổng trường ĐH học. Đây là những điều mình chia sẻ thật lòng, các bạn đọc thấy có gì hay thì áp dụng không thì coi như là mẩu chuyện phiếm đi . Mình xin tặng các bạn bộ đề dự bị toán mà năm xưa mình đã làm. Chúc các bạn học tập tốt và thành công trên con đường bạn đã chọn ! Cố gắng lên nhé, 95 ơi !
Vào Đại Học thực sự sẽ là một bước ngoặt rất lớn của cuộc đời. Nó gần như định hình và quyết định cho nghề nghiệp tương lai của bạn. Vì thế những ai đã từng trải qua thời lớp 12 đáng nhớ cũng đều trăn trở với câu hỏi : Mình Nên Thi Trường ĐH Gì Nhỉ :-?
Câu hỏi đó thực sự khó và mọi câu trả lời của nó đều được chấp, không có đúng và cũng không có sai. Ad xin đưa ra một vài lời khuyên cho các bạn trong việc chọn trường :
+ Không có trường ĐH giỏi, ĐH kém :
Lên ĐH thì mỗi trường sẽ đào tạo các lĩnh vực riêng, không thể so sánh trường này giỏi hơn, trường kia kém hơn chỉ vì điểm đầu vào . Nếu so sánh trường kt với cả trường kỹ thuật thì chẳng khác gì so sánh người giỏi văn và người giỏi toán xem ai giỏi hơn !
+ Nếu bạn yêu thích một ngành nghề nào đó, thì đừng ngại ngần theo đuổi nó :
Lĩnh vực ngành nghề nào cũng vậy thôi, nếu bạn thực sự giỏi thì thu nhập đều rất cao. Nên đừng nghĩ rằng học trường kt thì sau này sẽ làm nhiều tiền hơn học trường kỹ thuật nhé ;)))
+ Hãy chọn trường có mức điểm phù hợp với bạn :
Có một thực tế là đa phần các bạn khi chọn trường ĐH đều không biết mình thích trường, ngành gì . Một trong những tiêu chí để bạn chọn, đó là điểm đầu vào của trường dựa trên điểm những năm trước. Ra tết sẽ có rất nhiều kỳ thi thử ĐH để bạn thử sức. Nhờ đó sẽ biết được năng lực của mình đến đâu. Bạn có thể chọn một trường vừa với sức mình để thi.
+ Hỏi ý kiến của người thân :
Việc tham khảo ý kiến của bố mẹ cũng như người thân xung quanh cũng rất quan trọng trong việc chọn trường. Có nhiều bạn thi ngành ngân hàng vì có người thân làm trong ngân hàng, sau này ra sẽ có người xin việc cho. Điều đó hoàn toàn rất tốt. Vì ai cũng biết học ĐH xong, đi xin việc cũng là vấn đề rất nan giải.
Mấy năm về trước, ad cũng đi theo xu hướng số đông, đó là đăng kí vào những trường kinh tế và thấy trường Ngoại Thương lấy điểm cao nên mới đk thi vào :))). Mà khi vào trường hỏi rồi mới biết, đa phần bọn nó cũng giống mình, thấy Ngoại Thương điểm cao thì lao đầu vào. Không quan trọng đâu các bạn ạ, chắc gì trường có điểm đầu vào cao thì sau này ra sẽ có được những công việc tốt đâu.
Nếu Bạn Có Ước Mơ, Có Đam Mê thì hãy Cố Gắng theo đuổi đam mê, ước mơ đó...... nhất định bạn sẽ thành công !
PS :làm hồ sơ ĐH còn mấy tháng nữa cơ, bây giờ các Mem hãy cố gắng học tốt trước đã nhé ^^. FIGHTING !
Khi bạn học tốt 1 trong 3 môn thi ĐH thì rất dễ để bạn học tốt 2 môn còn lại. Vì sao lại như vậy ?
Thứ nhất : Khi bạn học tốt 1 môn nào đó , bạn sẽ thích học, dành nhiều thời gian hơn cho việc học. Và hệ quả là thời gian bạn dành cho 2 môn còn lại cũng nhiều hơn.
Thứ hai : Khi đó bạn sẽ có niềm tin ! Kẻ thù dễ đánh bại chúng ta nhất chính là niềm tin trong chúng ta. Bạn học tốt 1 môn, bạn sẽ có niềm tin rằng mình hoàn toàn có thể học tốt 2 môn còn lại. Và chính niềm tin đó sẽ thúc đẩy bạn hành động để đi tới thành công !
Vậy các bạn hãy chọn cho mình một môn để học tốt từ đó cải thiện hai môn còn lại nhé ^^. Một số lời khuyên cho các Mem :
-Khối A : Môn Lý có vẻ là môn mềm nhất. Vì chương trình chủ yếu là lớp 12, nên không cần nhiều gốc lắm. Để học tốt môn Lý cũng nhanh và dễ dàng hơn là Toán và Hóa !
-Khối B : ad vote cho môn Sinh. So với Hóa và Toán thì Sinh dễ đạt điểm cao hơn.
-Khối C : Vote cho môn Địa :D
-Khối D : môn Toán tuy không phải là môn dễ nhất nhưng nên chọn môn này. Vì nếu như Anh và Văn có thể học cấp tốc thì Toán lại không thể. Toán đòi hỏi một sự bài bản và một quá trình lâu dài :)
Chẳng có ai sinh ra là đã giỏi ngay cả, mọi thứ đều là do cố gắng mà thành. Chỉ cần chúng ta thực sự tin tưởng và cố gắng thì NHẤT ĐỊNH CHÚNG TA SẼ ĐẬU ĐẠI HỌC ! Cố gắng lên nhé ^^. FIGHTING !
Đã bao giờ bạn ước một ngày có 48 tiếng chưa ? Lớp 12 bù đầu với bao nhiêu việc, bạn có cảm giác thấy thiếu thời gian để học bài ? Nhiều chọn bớt thời gian ngủ, bằng cách thức khuya dạy sớm để học bài, như thế liệu có tốt ?
Có 2 cách để bạn học giỏi hơn :
Thứ nhất : tăng thời gian học (bằng cách bớt thời gian ngủ,đi chơi xem tivi, facebook... )
Thứ hai : tăng hiệu quả khi học (bằng cách chọn cho mình những phương pháp học đúng đắn, khi học tập trung cao độ, ko nhắn tin, không facebook....)
Ngày xưa ad chọn cách thứ 2, thường ad học từ 9h tối đến 12h thì đi ngủ (để tỉnh táo hơn các bạn có thể uống 1 cốc cafe ). Không nhất thiết học giỏi là cứ phải học suốt ngày mà bớt thời gian ăn ngủ, vui chơi giải trí. Chỉ cần nâng cao hiệu suất học hơn. Khi học thì tập trung tuyệt đối, học ra học chơi ra chơi. Chúc các bạn học mau tiến bộ ^^
Hồi đầu năm lớp 12, Ad học kém môn Hóa lắm (còn chả biết Ankan, anken là hữu cơ hay vô cơ nữa =)) ). Sau nhiều đêm vắt tay lên trán suy nghĩ để tìm ra nguyên nhân dốt Hóa, Ad đã phát hiện ra một quy luật : ....không học -> học kém -> ghét học -> không học ->....Vậy làm thế nào để thoát khỏi vòng tròn luẩn quẩn đó, và nên bắt đầu từ đâu ? Ghét học - cái này rất khó thay đổi ngay được, học kém - lại càng khó thay đổi trong 1 sớm 1 chiều . Thế nên chúng ta chỉ có thể tác động vào mắt xích "không học". Khi đã xác định buộc phải học Hóa , ad cứ thế lao đầu vào học, ghét học Hóa cũng cứ học, học kém Hóa cũng cứ học. Thế rồi chỉ hơn 1 tháng sau, Ad đã phá vỡ được vòng tròn luẩn quẩn đó và sau này còn thích học Hóa nhất trong 3 môn Toán ,Lý Hóa đấy ^^! Nếu các MEM cũng đang rơi vào vòng tròn đó, còn chờ đợi gì nữa, hay bắt tay ngay vào học thôi. Hãy cứ kiên trì lên, nhất định sẽ thắng lợi mà !
YOU CAN DO IT !
Kinh Nghiệm Học Để Thi Đại Học Môn Hóa
Mình muốn viết bài viết này để gửi đến những em học sinh đang bước vào năm học lớp 12- một năm học vô cùng gian nan vất vả nhưng cũng thật đẹp, thật đáng nhớ của đời học sinh. Mục đích của bài viết là để chia sẻ những kinh nghiệm mà bản thân
anh đã trải qua, hi vọng nó có thể giúp ích cho các em !Hệ quả của việc năm lớp 10,11 mải chơi là khi bắt đầu lên lớp 12 kiến thức lý hóa của anh chỉ là con số 0 tròn trịa (ngay cả ankan,anken là cái gì cũng hổng có biết ). Bắt đầu lên lớp 12 anh cũng lo lắm, vì chỉ vài tháng ngắn ngủi nữa thôi là phải thi Đại Học rồi. Việc đầu tiên cần làm, đó là phải xác định lại mục tiêu : học bây giờ nếu không trượt đại học thì về đi cày mất . Xác định rằng mình phải học rồi, mục tiêu đầu tiên của anh là vực dậy môn Hóa đã mất gốc hoàn toàn :
Chắc các em cũng biết, thi Đại Học môn Hóa, kiến thức sẽ trải dài từ lớp 10,lớp 11,lớp 12. Môn nào cũng thế thôi, nếu bị mất gốc thì việc học lại vô cùng khó khăn. Những bước đầu tiên trong việc vực dậy môn Hóa thực sự là rất khó khăn. Đọc sách không hiểu, có ai muốn đọc, làm bài không làm được, có ai muốn làm. Giai đoạn đầu tiên này thực sự cần phải kiên nhẫn, nếu vượt qua được nó thì những chặng sau sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Đầu tiên anh chọn học làm bài tập trước. Vì thi trắc nghiệm, mình làm bài tập càng nhanh càng có lợi thế. Thế là,anh ra quán Photo trường mình, mua tất cả những quyển sách giải nhanh bài tập hóa học,nào là 10 Phương Pháp giải nhanh hóa, Những phương pháp mới giải nhanh bài tập hóa,16 Phương pháp giải nhanh hóa học...Cứ đọc ví dụ mẫu,sau đó làm bài tập trong sách giải nhanh. Anh làm hết mấy quyển giải nhanh Hóa Học thấy trình làm bài tập của mình thay đổi hẳn. Không những biết làm mà có thể làm nhanh và chính xác...Sau khi đã thành thục các phương pháp giải nhanh Hóa Học,anh bắt đầu học lại phần Hóa Hữu Cơ ( từng là nỗi kinh sợ của anh vì một đống thứ tên lằng nhằng khó nhớ ). Để học lại hóa Hữu Cơ anh quyết định đầu tư mua quyển sách Giáo Khoa hóa 11 nâng cao (quyển đó học xong 11 không biết mình đáp đi đâu mất ) Và mấy quyển sách câu hỏi trắc nghiệm theo từng chương như : Tuyển Tập các câu hỏi trắc nghiệm hóa THPT,Ngân hàng các câu hỏi trắc nghiệm hóa học.... Phương pháp học của anh cũng không có gì đặc biết, anh đọc SGK theo từng chương, tô đậm những phần khó nhớ. Sau đó lôi sách tham khảo ra làm hết chương đó. Sau một thời gian vật lộn với Hữu Cơ 11, anh cũng đã có những căn bản kiến thức về Hóa Hữu Cơ. Khi học sang Hữu Cơ 12,vẫn phương pháp cũ, củng cố kiến thức từng chương, học chương nào chắc chương đó. Theo thời gian thì trình Hữu Cơ của anh ngày 1 tăng làm đà để học Vô Cơ. Theo tiến trình và phương pháp đó thì ra tết (Khoảng tháng 2,3) anh đã củng cố kiến thức hết 24 Chương Hóa Học (từ lớp 10 đến lớp 12). Bây giờ là khoảng thời gian dành cho làm đề và thi thử. Hồi đó anh thích thi thử ĐH lắm, cứ chỗ nào có thi thử là ĐK thi ngay. Thi thử nhiều để thêm kiến thức và kinh nghiệm khi thi, giúp vững vàng cho kì thi thật. Giai đoạn này anh đi sưu tầm nhiều đề thi thử cũng như thi thật đại học môn Hóa về làm. Làm nhiều đề sẽ giúp cả kiến thức lẫn kĩ năng của mình tăng lên, khi kĩ năng thuần thục rồi mới có thể được 10 điểm môn Hóa. Và rồi đến quãng thời gian dành cho ôn thi tốt nghiệp, sẽ ít động vào toán lý hóa hơn. Thi xong tốt nghiệp,anh còn 1 tháng để củng cố môn Hóa. Lúc này học khá nhẹ nhàng (kiểu cưỡi ngựa xem hoa ), đọc SGK và chú ý đến những phần mình chưa nhớ. Đến tháng 7, nhẹ nhàng đi thi...thế là xong !
Đó là những kinh nghiệm anh đã trải qua, các em đọc thấy gì hay thì học mà thấy không hay thì cũng đừng ném đá nha. Để thành công các em cần nỗ lực và chọn cho mình một phương pháp học hợp lý. Hậu sinh khả úy, hi vọng các em lớp 12 khóa năm nay sẽ làm được nhiều hơn những gì khóa bọn anh đã làm. Có lên nhé các em ! Chúc tất cả các em thành công !
KINH NGHIỆM THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN LÝ ^^
Chắc các em đều biết thì đề thi lý chủ yếu là kiến thức lớp 12, nên nếu lên lớp 12 bắt đầu học lý cùng không có gì muộn cả. Trước khóa bọn anh thì các năm thi ĐH môn Lý thường là môn dễ nhất và để gỡ điểm cho các môn khác. Nhưng những năm gần đây, đề Lý có xu hướng khó lên. Nhưng khó gì thì khó, chỉ cần các em thực sự giỏi thì bất chấp đề có thế nào, vẫn chiến tốt phải không . Về phương pháp học môn Lý, phần bài tập : anh thường làm bài tập theo từng chương, sau đó tự tổng hợp những công thức mà mình đã chứng minh được. Nên ghi nhớ những công thức cuối cùng, để khi làm bài chỉ việc bấm máy sẽ ra kết quả. Còn làm thế nào để nhớ, thì chỉ có cách làm nhiều bài tập mà thôi . Làm bài tập, rút ra công thức giải nhanh cho minh, nhớ công thức đó, áp dụng vào giải các dạng bài khác. Trên lý thuyết chỉ có thế, nhưng để đạt tới mức độ nhuần nhuyễn thì các em nên chú ý làm nhiều bài tập và làm nhiều đề. Còn về câu hỏi lý thuyết Lý : nó không rộng như Hóa, chủ yếu là Lý 12 nhưng vẫn có nhiều câu khó dễ làm học sinh mất điểm. Để giỏi phần lý thuyết, các em cần đọc kỹ sách SK hiểu rõ bản chất hiện tượng vật lý đó. Nếu chỗ nào không hiểu thì hỏi thầy cô hoặc bạn bè, không nên học vẹt nhớ máy móc vì như thế sẽ dễ bị lừa trong các câu hỏi khó. Lý thuyết lý không nhiều nên chăm chỉ làm bài tập và làm đề là các em thuộc hết các dạng hỏi ngay. Phân tích một chút về đề thi ĐH, trước năm bọn anh thi, đề Lý rất dễ (năm 2007-2009). Chắc là bị chê dễ quá nên năm 2010, Bộ GD cho đề lý thật dị, tương đối khó nhai. Cho 1 số bài tập Cơ và Điện (2 phần này anh tự tin thế mà vẫn nhai phải đá ) tương đối khó. Theo anh nghĩ,các đề lý những năm sau, nếu cho khó lên thì chủ yếu sẽ cho khó phần bài tập . Vì thế các em nên chú ý cày nhiều bài tập vào nhé, nhất là bài tập chương Cơ và chương Điện. Môn lý là môn dễ tăng trình độ trong thời gian ngắn, nhưng cũng rất nhanh quên, bởi vậy hãy thường xuyên học nó nha, chứ để lâu mới học là....đấy
KINH NGHIỆM THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN TOÁN
Môn Toán là môn khá quen thuộc với tất cả chúng ta vì chúng ta bắt đầu học nó từ năm lớp 1 mà. Không ngoa khi nói rằng kiến thức thi ĐH môn Toán trải dài từ lớp 1 đến lớp 12. Nhưng nếu môn Toán của các em chưa tốt thì đừng có hoảng, bình tĩnh kiên nhẫn học thì sẽ không có gì khó khăn với môn này cả. Phân tích đề thi ĐH môn Toán chút nhé, đề toán gồm 10 ý nhỏ thường cho dưới 7 bài.
Bài 1, sẽ là khảo sát hàm số và đồ thị.
Bài 2, Lượng giác,phương trình,bất phương trình..
Bài 3,thường là tích phân.
Bài 4,hình học không gian thuần túy.
Bài 5 ( bài khó nhất của đề), có thể là BDT, phương trình, hệ...
Bài 6, hình học giải tích.
Bài 7, loga hoặc số phức...
Trong 10 ý đó thì có 9 chín được đánh giá là dễ (trừ câu 5 ra). Và nhiệm vụ của các em là giải quyết trọn vẹn 9 ý dễ sau đó mới tính đến chuyện làm bài 5. 10 ý đề cho đã chia rất rõ ràng từng phần rôi, và cấu trúc đề toán những năm gần đây, hầu như năm nào cũng thế. Anh nghỉ nếu các em yếu phần nào thì nên tập trung củng cố chắc phần đấy. Ví dụ như yếu lượng giác thì đọc sách tham khảo và làm các bài tập lượng giác. Nếu đã làm ngon cả 9 ý dễ, các em nên chú ý luyện cách trình bày và kỹ năng tính toán. Đề thi thường cho số liệu rất lẻ vì thế em nào kỹ năng tính toán kém là dễ mất điểm rất oan uổng. Để luyện kỹ năng, các em hay sưu tầm đề thi dự bị đại học các năm (nếu em nào học chuyên Toán Tin thì năm nào thầy Văn cũng phát rất nhiều đề dự bị đại học để làm. Chăm chỉ làm các đề thầy cho thực sự rất tốt cho các em) để làm. Tự bấm thời gian, trình bày một đề trong vòng 2 tiếng, sau đó các em có thể tự chấm cho mình hoặc bạn bè chấm điểm cho nhau, qua đó đánh giá kỹ năng trình bày và tính toán của bản thân. Anh nghĩ rằng các HSGSers chắc sẽ giải quyết 9 ý dễ ngon lành, nhưng nên lưu ý kỹ năng để được điểm chọn vẹn đỡ mất điểm oan uổng.
Câu 5, tức là ý cuối cùng thực sự không dễ và cũng không nhiều bạn làm được, kinh nghiệm để làm câu 5 của anh là không có kinh nghiệm gì. Vì anh chuyên toán mà, hồi lớp 9 cũng học nhiều về toán, nào ngờ đâu thi Đh học câu 5 chủ yếu là kiến thức lớp 9, thế là mình làm được, chứ chả có bí quyết gì và cũng không ôn luyện gì. Mà anh nghĩ 9 điểm toán + điểm lý hóa cao cao chút thì các em thừa đỗ tất cả các trường rồi. Còn những em nào đạt mục tiêu thủ khoa đại học thì nên có gắng làm nhiều các bài BDT khó và các bài hệ phương trình, phương trình...(một kinh nghiệm tư duy bài 5 là nó thường liên quan đến đạo hàm và ứng dụng của đạo hàm ).
6 LỜI KHUYÊN HỮU ÍCH CỦA TỈ PHÚ WARREN BUFFETT
Lời khuyên số 01: KIẾM TIỀN:
Đừng bao giờ phụ thuộc vào một nguồn thu nhập duy nhất.
Hãy đầu tư để tạo ra nguồn thứ hai.
Lời khuyên số 02: TIÊU TIỀN:
Nếu như bạn cứ mua những thứ bạn không cần thì sớm muộn gì bạn cũng phải bán những thứ mình cần.
Lời khuyên số 03: TIẾT KIỆM TIỀN:
Không nên tiết kiệm những khoản còn lại sau chi tiêu, mà hãy tiêu những khoản còn lại sau khi tiết kiệm.
Lời khuyên số 04: MẠO HIỂM:
Đừng bao giờ thử độ sâu của dòng sông bằng cả hai chân.
Lời khuyên số 05: ĐẦU TƯ:
Đừng bao giờ cho hết tất cả số trứng vào một rổ.
Lời khuyên số 06: SỰ KÌ VỌNG:
Trung thực là một món quà vô cùng đắt giá và đừng mong chờ chúng từ những kẻ rẻ tiền.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top