2 PHƯƠNG PHÁP GIÚP BẠN BÌNH TÂM
2 PHƯƠNG PHÁP GIÚP BẠN BÌNH TÂM
Trích từ cuốn "Trò chơi tư duy - Sổ tay thủ thuật tư duy sáng tạo" - Michael Michalko
1. Aum
Về cơ bản, có thể nói bộ não của chúng ta không ngừng trò chuyện. Khi bạn đang nỗ lực để trở nên thật thư thái, những suy nghĩ "lạc đề" có thể khiến bạn phân tâm. Để khiến bộ não ngừng nói chuyện, các nhà tu hành phương Đông đã tập trung niệm những câu thần chú, tức một âm thanh hoặc một từ đặc biệt lặp đi lặp lại liên tục để cho tâm hồn trở nên thanh tịnh.
"Aum" là một câu thần chú phổ biến có thể diễn đạt thành mọi thứ. Các bạn sẽ bắt đầu từ phần sau của vòm miệng "ahhh", sau đó là "uuu", lấp đầy vòm miệng bằng không khí và "mmm", khép miệng lại. Tất cả mọi nguyên âm đều xuất hiện trong phát âm "Aum". Phụ âm được xem như nhân tố để ngắt những nguyên âm chủ yếu. Tất cả mọi từ đều bắt nguồn từ "Aum". "Aum" chính là âm thanh tượng trưng giúp bạn giao tiếp với vũ trụ này, xác nhận sự tồn tại của chúng ta với thế giới. "Aum" được xem là một âm tiết có bốn thành phần. A-U-M và âm tiết thứ tư là sự im lặng mà từ đó "Aum" sinh ra. Chỉ cần nghe một nhà sư Tây Tạng niệm "Aum", người ta sẽ ngay lập tức ngưỡng mộ ý nghĩa của từ này.
Một nghiên cứu tại Harvard chỉ ra rằng những câu thần chú có thể giảm triệu chứng tăng huyết áp ở bệnh nhân rất hiệu quả.
Ở thế kỷ XIV, một nhà tu hành Cơ Đốc giáo khuyết danh đã viết như sau:
"Hãy chọn một từ một âm tiết như 'Chúa' hay 'Tình': chọn bất kì từ nào mà ta cảm thấy ưa dùng, hay nếu anh thích, hãy chọn một từ khác phù hợp với mình, miễn sao là từ đấy chỉ có một âm tiết. Tiếp đến, hãy khắc sâu từ này vào trong tâm để nó không xa rời ta bất kể chuyện gì xảy ra. Và từ này sẽ là tấm khiên và ngọn giáo của ta dù đây là lúc bình yên hay khi binh đao loạn lạc. Với nó, ta sẽ vượt qua mây mù và bóng tối, những thứ che phủ cuộc đời ta. Với nó, ta sẽ đẩy lùi mọi suy nghĩ và cho chúng vào cõi lãng quên mãi mãi."
2. NƠI TRÚ ẨN
Tổng thống Truman từng phải gánh chịu nhiều áp lực và căng thẳng khi trở thành một vị Tổng thống thời chiến, nhiều hơn bất cứ người tiền nhiệm nào. Nhưng dù phải giải quyết rất nhiều vấn đề, nhiệm kỳ tổng thống lại không khiến Truman già đi nhiều hay vắt kiệt sức lực của ông. Khi một phóng viên hỏi bí quyết của Truman, ông trả lời: "Tôi có một nơi trú ẩn trong tâm trí của mình." Truman giải thích rằng, giống như mỗi người lính đều có một hầm trú ẩn để tránh bom đạn, ông cũng giấu mình vào trong buồng trú ẩn bên trong tâm trí, nơi mà không điều gì có thể quấy rầy ông.
Các bạn cũng có thể tạo ra nơi trú ẩn trong tâm trí theo sở thích của mỗi người.
Hãy nhắm mắt lại và thư giãn càng sâu càng tốt. Hãy hình dung các bạn đang ở một nơi hết sức lý tưởng, có thể là bất kì nơi nào yêu thích, chẳng hạn như một cánh rừng, bờ biển, trên sườn núi, giữa một đồng cỏ xanh hay một hang động, một chiếc hầm trú ẩn, sa mạc, bất kì nơi đâu. Hãy tạo một bức tranh sống động trong tâm trí về nơi trú ẩn của mình. Ở đó có thể có một ngôi nhà với lò sưởi, một ngôi lều cỏ bên đại dương xanh, một chiếc tàu vũ trụ đang bay quanh quỹ đạo Trái đất, hay chỉ là một nơi bình yên được bao phủ bởi ánh nắng nhè nhẹ.
Từ bây giờ, đây sẽ là chốn đặc biệt của mỗi người, nơi các bạn có thể tới chỉ bằng cách nhắm mắt lại và thầm ước mình được đến đó. Hãy trốn tới nơi trú ẩn trong tâm trí mỗi khi các bạn cần tìm kiếm sự bình an và yên tĩnh.
Denise Parker, một trong những cung thủ hàng đầu thế giới, đã tạo ra một nơi mà cô ấy gọi là "phòng hạnh phúc", tức nơi mà cô có thể thu mình vào đó để hình dung cuộc thi đấu sắp tới. Pảrker đã diễn tả về "phòng hạnh phúc" như sau trong một bài báo trên tờ New York Times:
"Có một cầu thang dẫn lên phòng và những cánh cửa phải qua. Tường phòng được trải thảm màu nâu, có một chiếc giường nước cỡ lớn, dàn loa, tivi màn hình thật to và một đầu video; còn có poster của diễn viên Tom Cruise và Kirk Cameron trên tường cùng một lò sưởi luôn đỏ lửa. Đó là nơi tôi đến trước khi bước vào thi đấu. Tôi đến căn phòng trên một chiếc Porsche, bước vào trong, nằm lên giường và xem một cuộn băng ghi hình những cú bắn hoàn hảo của mình. Sau đó, tôi bước vào giải và mọi thứ trông rất quen thuộc. Ngay cả khi thi đấu ở Olympic, tôi cũng rất bình tĩnh khi bắt đầu cuộc thi."
Add
≡
≡» 15 việc mà những người tập trung thường không làm
15 việc mà những người tập trung thường không làm
iSách
Sự tập trung là ‘bí kíp’ sống hạnh phúc và thành công, và những người thành công nhất hành tinh đều là những người có khả năng tập trung cao độ. Họ chú ý đến hiện tại và những công việc trước mắt. Thói quen này đảm bảo rằng họ luôn gắn bó với công việc, làm được nhiều hơn và đối phó với những tình huống khó khăn tốt hơn. Những người tập trung thường sống có chủ đích. Họ không làm những việc mà đa phần chúng ta đều tốn thời gian vào.
1. Họ không tán dóc
Những người tập trung không tán dóc. Họ có những thứ khác hữu ích hơn để làm. Chỉ có những người nông cạn và có một cuộc sống không được thỏa mãn cho lắm mới tham gia vào những cuộc nói chuyện lặt vặt này. Nếu không, tại sao bạn lại để ý đến việc người khác sống ra sao? Nhiều chuyện chỉ làm cho bạn trông rất đáng thương và có vẻ như đang ganh tị với người khác.
2. Họ không làm nhiều việc một lúc
Những người tập trung cao độ không ôm đồm nhiều việc cùng lúc. Họ tập trung làm một việc duy nhất tại một thời điểm để có thể chú ý cao độ và tối đa hóa năng suất của mình. Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy rằng bộ não người có thể làm hai việc phức tạp cùng lúc mà không quá khó khăn vì não có hai thùy chịu trách nhiệm vận hành não tương đương nhau. Tuy nhiên, thêm một công việc thứ ba nữa sẽ làm cho vùng vỏ não trước trán bị quá tải và tăng thêm tần suất mắc lỗi của bạn.
3. Họ không trì hoãn
Những người tập trung cao độ không trì hoãn công việc. Có thể họ sẽ trì hoãn công việc trong vài giờ vì công việc đấy chẳng vui vẻ gì hoặc làm cho họ cảm thấy quá tải. Tuy nhiên, bằng cách nào đấy, họ vẫn tìm cách dựng bản thân dậy và hoàn thành hết những việc cần làm một cách đàng hoàng. Nói cách khác, những người tập trung cao độ biết rằng: thời điểm tốt nhất để làm việc gì đó là ngay vào lúc hiện tại, và họ làm ngay lập tức, không dời lại.
4. Họ không bị xao lãng
Những người có sự tập trung cao độ thường sẽ loại bỏ hết những thứ có thể làm họ mất tập trung trong lúc đang thực hiện công việc của mình. Họ sẽ chặn tất cả mọi thứ để đảm bảo chất lượng công việc, kể cả chúng có là thông báo email mới, notification từ những trang mạng xã hội hay là việc tiếp đón những người thường ghé thăm họ trong giờ làm việc. Họ biết rằng các nhân tố gây nhiễu này sẽ làm giảm độ tập trung, đồng thời làm tăng sự căng thẳng và đánh lạc hướng họ khỏi việc hoàn thành nhiệm vụ và đạt được mục đích của mình.
5. Họ không cần người khác thừa nhận năng lực của họ
Những người tập trung cao độ không cần sự đồng tình của bạn, vì họ biết rõ giá trị bản thân mình. Họ làm việc cho chính họ, và họ tin rằng tất cả những gì họ làm sẽ giúp họ tiến xa trong cuộc sống. Họ không quá tập trung vào ý kiến của người khác và không cố gắng sống theo kỳ vọng của ai cả. Những người tập trung chỉ đơn giản là chú ý đến những công việc có thể giúp họ phát triển bản thân và sự chuyên nghiệp của mình thôi.
6. Họ không thích sự bừa bộn, thiếu ổn định
Những người tập trung cao độ rất ghét sự thiếu trật tự, vì họ biết rằng điều này sẽ tăng thêm sự căng thẳng cho cuộc sống hàng ngày của họ, ngăn cản sự sáng tạo và làm họ lãng phí thời gian trong khi họ có thể làm được những việc khác tốt hơn. Họ sắp xếp mọi thứ đúng chỗ, để họ có thể dễ dàng tìm được vật họ cần. Dù bạn nghĩ rằng bạn có thể thành công giữa đống hỗn độn, nhưng trên thực tế, bạn chỉ đang tự kéo bản thân xuống thôi; càng gọn gàng bao nhiêu, bạn càng làm việc hiệu quả và năng suất hơn bấy nhiêu.
7. Họ không bày ra những cớ vớ vẩn để không phải làm việc.
Những người tập trung cao độ không tìm cách trốn việc. Họ biết rằng bạn không thể chờ đợi đến thời điểm và điều kiện thích hợp nhất để làm việc, vì chẳng có thời điểm nào gọi là ‘thích hợp’ cả, mà thông thường, chỉ là bạn tự chờ đến lúc nước tới chân mới nhảy mà thôi. Đừng bảo bạn không có đủ thời gian. Mỗi ngày bạn có đủ 24 giờ đồng hồ như Sir Richard Branson, Mark Zuckerberg và Tổng thống Obama đấy thôi.
8. Họ không tránh né việc mạo hiểm
Những người tập trung cao độ thường không sợ mạo hiểm. Họ biết rằng cuộc sống này là cả một canh bạc đánh liều rồi; chẳng ai đảm bảo được tương lai của mình cả. Họ nắm lấy cơ hội của mình vì chúng sẽ không quay lại nữa. Sống yên phận có thể giúp bạn an toàn, nhưng chúng sẽ hại bạn về lâu về dài. Thế nên, những người tập trung cao độ thường không chỉ chấp nhận những phi vụ mạo hiểm đã được tính toán, mà còn học hỏi từ những hậu quả và kết quả tốt đẹp từ những lần mạo hiểm nữa.
9. Họ không đào sâu quá khứ
Những người tập trung cao độ không mất công lật lại quá khứ nhiều lần. Họ biết rằng giá trị bản thân không được chứng minh bởi những thứ họ đã làm/ không làm ngày trước. Họ đơn giản chấp nhận những gì trước mặt, bỏ qua những thứ đã qua và tin tưởng vào những gì sắp đến. Khát khao thành công của họ mạnh mẽ hơn những nỗi sợ hãi thất bại, vì thế, họ luôn học hỏi từ những lỗi lầm của mình và tiếp tục tiến lên. Những lần vấp ngã sẽ đau đấy, nhưng cuối cùng, chúng chỉ làm cho bạn thông minh hơn và mạnh mẽ hơn thôi.
10. Họ không làm việc ẩu tả.
Những người tập trung cao độ không lao vào mọi thứ. Họ dành thời gian suy nghĩ và cân nhắc các sự lựa chọn cẩn thận, nhất là khi những việc này ảnh hưởng đến mục tiêu thực sự của họ. Thường thì họ sẽ tận hưởng công việc của mình, ăn mừng những thành quả đạt được và thưởng thức những điều tốt làm đến với họ. Họ không bỏ những việc họ đang làm để nhảy vào việc ‘lớn’ tiếp theo. Họ bám vào mục tiêu của mình và luôn cống hiến cho giấc mơ cuộc đời họ, dù trời nắng hay mưa.
11. Họ không dính líu đến những việc không liên quan đến họ
Mua Sách | Đọc Sách
Những người tập trung cao độ lo cho chính họ. Họ không xen vào việc của người khác, trừ phi họ được chính thức nhờ vả, hoặc họ buộc phải làm thế vì nó ảnh hưởng đến họ. Họ dành toàn thời gian cho cuộc sống của mình, và họ tập trung vào những ưu tiên lớn hơn trong cuộc đời họ. Những người không thể tự lo cho cuộc đời của mình chỉ làm cho người khác khó chịu, và chính họ sẽ đánh mất định hướng cho tương lai và hạ thấp giá trị bản thân của mình.
12. Họ không tự so sánh mình với những người khác
Những người tập trung cao độ không so sánh bản thân với người khác, vì họ đã hạnh phúc được làm chính mình rồi. Họ biết rằng việc tự so sánh bản thân chỉ làm chính họ nản lòng và làm họ cảm thấy nhỏ bé, trong khi họ có đủ năng lực để phát triển và hoàn thiện mình như tất cả mọi người khác.
Khuyến đọc: Tâm trí con người suy nghĩ lan man 46.9% thời gian trong ngày và đây là cách khắc phục
Những người tập trung cao độ sẽ cân nhắc thành quả của người khác chỉ để nghiệm ra rằng họ cần làm gì để đạt được thành công như thế. Điều này đảm bảo rằng họ luôn được truyền cảm hứng đầy đủ và luôn được nạp năng lượng để có thể tiến đến mục tiêu và ước mơ của mình.
13. Họ không mơ mộng hão
Những người tập trung cao độ thường rất thực tế. Họ không trông chờ một cuộc đời bằng phẳng hoặc một thành công từ trên trời rơi xuống. Thay vào đó, họ luôn bước vào những tình huống của họ với những sự trông đợi rất thực tế và luôn sẵn sàng đối mặt với những khoảng thời gian khó khăn. Họ biết những ước vọng hão huyền chỉ làm cho họ sớm thất vọng và mệt mỏi khi kế hoạch không đi theo hướng họ muốn.
Tuy nhiên, những dự tính thông minh, thực tế và có thể đạt đến được sẽ nạp năng lượng cho họ làm việc và giúp họ tránh trạng thái căng thẳng vì những nhận thức, ý niệm vô lý được đề ra từ trước.
14. Họ không chấp nhận tất cả mọi yêu cầu
Những người tập trung cao độ không phải là những người mong muốn làm hài lòng người khác. Họ không cảm thấy rằng họ phải chấp nhận mọi yêu cầu từ mọi người mà không cần lý do. Họ biết rằng họ không thể luôn luôn làm hài lòng mọi người; đôi khi họ sẽ phải từ chối những thứ không cần thiết, nếu không những ưu tiên của người khác chẳng mấy chốc sẽ lấn át họ.
Vì thế, những người tập trung cao độ thường có một cách rất mềm mỏng nhưng dứt khoát để từ chối những gì không hợp với giá trị của họ hay không giúp họ đạt đến mục đích của mình. Hãy từ chối những gì không thể giúp bạn tập trung vào các mục đích thực sự quan trọng.
15. Họ không bỏ cuộc.
Những người tập trung cao độ không phải là những người hay bỏ cuộc. Họ biết rằng không ai thành công nhờ việc bỏ cuộc cả. Họ biết rằng chỉ những người làm việc chăm chỉ và kiên nhẫn mới có thể thành công và sống với giấc mơ của mình. Những người thành công là những người không biết bỏ cuộc.
Những người không tập trung thường sẽ bỏ cuộc khi mọi thứ trở nên quá khó khăn; còn những người tập trung sẽ càng cứng rắn hơn khi những người khác bỏ cuộc
Người càng thông thái, càng đọc nhiều, và những người thông thái nhất là những người đọc nhiều nhất.
Related Posts
Lạc thú của bi quan: Khi hy vọng có thể là gánh nặng
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top