Sản xuất Cá Điêu Hồng
SẢN XUẤT GIỐNG CÁ RÔ PHI ĐỎ
1- Đặc diểm sinh sản :
Nuôi trong ao, cá thành thục lần đầu ở 4-5 tháng tuổi, khi cá đạt cỡ 300-400 gam. Các loài cá rô phi hiện nay đang nuôi phổ biến ở nước ta có cỡ thành thục nhỏ hơn (150-200 gam ở cá O.nilotica và 50-70 gam ở cá O.mosambicus)
Cá rô phi đỏ có thể đẻ nhiều lần trong năm, từ 10-12 lần và hầu như đẻ quanh năm. Ở Đài loan nuôi trong điều kiện chăm sóc tốt, cá có thể đẻ trên 20 lần trong một năm. Cá trên hoặc dưới một năm tuổi thì đẻ nhiều lứa hơn, dày hơn cá trên 2 năm tuổi trở lên.
Khi sinh sản, cá rô phi đực làm tổ bằng cách dùng đuôi quậy bùn và đào hố dưới đáy ao, đường kính tổ từ 20-30 cm, độ sâu thích hợp 0,3-0,5 m. Sau khi đẻ, cá cái ấp trứng và ngậm con mới nở trong miệng. Ở nhiệt độ 300C, thời gian ấp trứng từ 4-6 ngày và khi cá nở ra vẫn được cá mẹ ngậm trong miệng thêm 3-4 ngày nữa. Khi cá bột đã hết noãn hoàng thì cá con rời khỏi miệng mẹ và bắt đầu tự kiếm ăn. Cá mẹ lại tiếp tục bắt mồi và chuẩn bị cho chu kỳ sinh sản mới. Thời gian giữa 2 lứa đẻ tùy thuộc vào thức ăn, tuổi cá, nhiệt độ ... Trung bình mỗi lần cá đẻ từ 1000-2000 trứng, cá cỡ lớn có thể đẻ số lượng trứng nhiều hơn. Vì vậy chúng ta nên chọn cá bố mẹ có thể trọng lớn để nâng cao năng suất sinh sản, cho số lượng cá con nhiều và khoẻ mạnh
2- Sản xuất giống cá rô phi
Cá rô phi đỏ có thể tự đẻ trong ao. Ta có thể áp dụng các phương pháp cho cá đẻ và thu cá bột như sau :
- Phương pháp nuôi cá bố mẹ trong ao và cho đẻ tự nhiên: Cá bố mẹ được nuôi trong ao và cho ăn thức ăn đầy đủ, với thức ăn hỗn hợp chế biến hoặc thức ăn viên công nghiệp có hàm lượng đạm từ 25-28%, khẩu phần ăn 1-1,5%/ngày. Sau khi cá đẻ thì chuyển cá bố mẹ sang ao nuôi vỗ khác để cho đẻ lứa tiếp theo và dùng ao cá đã đẻ làm ao ương cá bột thành cá giống. Cách này dễ áp dụng cho các gia đình để tạo nguồn cá giống thả bù cho các lần đánh tỉa cá thịt. Với cách này thì khó có thể sản xuất được số lượng lớn cá giống để bán.
- Phương pháp thứ hai : Thả cá bố mẹ vào ao để cá đẻ tự nhiên, nuôi vỗ và chăm sóc cá như ở phương pháp trên. Sau khi cá đẻ thì ương nuôi cá bột và thu hoạch cá hương, cá giống đã được ương lớn trong ao. Biện pháp này cũng cho năng suất thấp vì khi ương nhiều thế hệ trong ao, cá bột sẽ hao hụt nhiều do bị cạnh tranh thức ăn và có tình trạng cá ăn thịt lẫn nhau ở các cỡ cá
- Phương pháp thứ ba: Thả cá bố mẹ vào ao đẻ, nuôi vỗ sau khoảng 2 tuần ( ở nhiệt độ trung bình 300 C và phương pháp chăm sóc như trên), thì cá bố mẹ sẽ bắt đầu đẻ trứng. Khi cá đẻ xong, dùng vợt vớt hết cá bột chuyển sang ương ở một ao riêng biệt. Lúc này cá bột thường có tập tính bơi quanh bờ ao nên dễ dàng dùng vợt để vớt chúng . Cách thứ ba này tuy năng suất có thể cao hơn nhưng vẫn không thu được hết cá bột trong lứa đẻ
- Phương pháp thứ tư thì chủ động thu trứng hoặc cá bột rô phi để ương ấp nhân tạo. Ta chọn cá bố mẹ có trọng lượng từ 400-500 gam, với tỷ lệ cá đực/ cá cái là 1/1. Cá bố mẹ có thể nuôi vỗ trong ao đất hoặc bể xi măng hay trong giai với mật độ thả từ 4-5 con/m2. Cho ăn đầy đủ chất lượng và khẩu phần để cá thành thục và đẻ tốt. Khi cá bố mẹ đã thành thục và sẵn sàng đẻ trứng thì ta chuyển cá vào giai cho đẻ. Khi cá bố mẹ đã đưa vào giai cho đẻ thì cứ 3-5 ngày thu trứng một lần, tùy theo nhiệt độ nước. Trứng sau khi thu thì được phân chia theo giai đoạn phát triển, làm sạch và ấp riêng từng lứa. Sau khi nở, các lứa tuổi cá bột khác nhau cũng được ương riêng.
3- Kỹ thuật ương nuôi cá giống rô phi
3.1/ Ương trong ao đất:
Ao được tát cạn, sên vét bớt bùn đáy ao, rải vôi bột 5-7 kg/100 m2, bón lót thêm phân hữu cơ ủ hoai (15-20kg/100m2), hoặc phân urê+lân (0,5 kg urê+ 0,3 kg lân/100m2 ), hoặc bón bằng bột cá (3-4 kg/100m2 ). Sau đó lọc nước vào ao từ từ, từ 3-4 ngày thì đủ mức nước quy định (0,8-1,2m), đồng thời các loại thức ăn tự nhiên cho cá sẽ có điều kiện phát triển để cung cấp cho cá bột trong những ngày đầu mới đưa xuống ao ương. Cá bột vớt từ ao cá đẻ và thả vào ao ương, mật độ thả 400-500 con/m2, nên thả vào lúc trời mát, cỡ cá thả nên lựa cùng giai đoạn để cá phát triển đồng đều
Thức ăn cho cá giai đoạn đầu, ngoài thức ăn tự nhiên do gây màu nước bằng phân hữu cơ, vô cơ và bột cá, chúng ta cung cấp thêm cho cá bột như sau :
Tuần lễ đầu : 0,3 kg cám mịn+ 0,3 kg bột cá lạt, xay nhuyễn cho 10.000 cá bột
Tuần thứ hai : Thức ăn tăng lên 1,5- 2 lần tùy theo sự tăng trưởng của cá và màu nước của ao. Nếu màu nước xanh lá chuối là màu nước tốt và có nhiều thức ăn tự nhiên cho cá. Nếu màu nước xanh quá đậm hoặc có mùi hôi là quá dư thức ăn, phải điều chỉnh lại cho vừa mức ăn của cá
Từ tuần thứ ba trở đi, phải ước tính số cá giống có trong ao và sức ăn của cá để điều chỉnh thức ăn hàng ngày cho phù hợp, tránh tình trạng thiếu hoặc dư thức ăn gây lãng phí và không hiệu qủa kinh tế. Khẩu phần ăn lúc này từ 2-3% tổng trọng lượng cá có trong ao, với thành phần thức ăn là cám mịn ( hoặc bột mì, bột bắp) và bột cá nhuyễn, tỷ lệ 40% bột cá, 60% cám hoặc bột mì, bột bắp.
Sau 1 tháng, cá có thể đạt cỡ 0,5-0,7 gam/con. Ta có thể thu hoạch cá hương và tiếp tục ương thành giống lớn . Khẩu phần ăn từ 2-3% thể trọng cá trong ao, với thành phần thức ăn vẫn là cám và bột cá, tỷ lệ cám 70% và bột cá 30%. Sau 15-20 ngày, đạt cỡ cá giống 1,2-1,5 gam/con và có thể thả nuôi cá thịt
3.2/ Ương trong giai:
Biện pháp này áp dụng cho ương cá có cùng giai đoạn phát triển thì mang lại hiệu quả cao, nhất là ương cá rô phi đơn tính đực . Giai ương cá có kích thước 2x4m, cao 1m, hoặc 3x5m, cao 1m. Giai được đặt trong ao, trong bể xi măng. Mật độ ương từ 1500-2500 cá bột/m2 giai . Thức ăn cho cá là bột cá và cám mịn, lượng cho ăn 0,6 kg/10.000 cá bột, tỷ lệ cám và bột cá 4/6. Lượng thức ăn tăng dần hàng tuần theo sự phát triển của cá. Sau 45-50 ngày, cá đạt cỡ giống và đưa nuôi cá thịt
4- Sản xuất giống rô phi đỏ đơn tính đực
Việc nuôi cá rô phi đơn tính đực sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với nuôi rô phi bình thường, vì:
- Cá cái có một thời gian dài ấp trứng và nuôi con trong miệng nên phải nhịn ăn. Vì vậy khi nuôi chung cá đực cái thì cá đực thường có trọng lượng lớn hơn do ít tốn năng lượng cho quá trình sinh đẻ
- Khi chúng ta nuôi toàn cá đực thì không có sự sinh sản, chúng ta kiểm soát được mật độ cá thả. Người nuôi có thể chủ động quy cỡ thương phẩm tùy theo giá cả thị trường. Nhờ vậy gía trị và hiệu quả kinh tế sẽ được nâng cao
Hiện nay chúng ta đang có 3 phương pháp chính để có cá rô phi đơn tính đực :
- Phương pháp thủ công : dùng mắt thường phân biệt và tách riêng cá đực và cá cái lúc cá đã phân rõ đực cái bằng phần phụ sinh dục: cá đực có 2 lỗ huyệt, cá cái có 3 lỗ. Cách này dùng cho những ao nuôi nhỏ, có nhiều người cùng làm một lúc. Nhưng hạn chế khi cần có số lượng giống lớn
- Phương pháp di truyền : Bằng phương pháp lai khác loài ( khi nuôi chung cá cái loài này với cá đực loài khác hoặc ngược lại) sẽ tạo được cá lai đơn tính hoặc bất thụ, chẳng hạn :
Cá đực lai với Cá cái
Rô phi cỏ O. mosambicus x Rô phi vằn O. niloticus
Rô phi O. hornorum x Rô phi đỏ
Rô phi O. aureus x Rô phi đỏ
Người ta còn tạo ra rô phi siêu đực ( có nhiễm sắc thể YY), khi thả ghép cá siêu đực với cá cái bình thường sẽ cho ra đàn cá có tỷ lệ đực rất cao ( lý thuyết là 100%)
- Phương pháp hóa sinh : cho cá bột ăn thức ăn có trộn hormone 17a methyltestosterone ( viết tắt là MT) hoặc 17a ethynyltestosterone (ET) trong 21 ngày tuổi đầu tiên. Rất nhiều nước trên thế giới đã áp dụng công nghệ này. Ở Thái lan đã phát triển công nghệ từ những thập niên 90, ở Đài loan từ những năm 80 của thế kỷ 20. Ở nước ta, từ 1993 cũng đã áp dụng chuyển đổi giới tính cá rô phi bằng MT ở nhiều cơ sở sản xuất cá giống
Tóm tắt công nghệ chuyển giới tính cá rô phi toàn đực bằng hormone như sau
1. Cho cá đẻ và thu trứng trong giai
=>
2. Ấp trứng
Mật độ 5-6 con/m2
Tỷ lệ 1 đực/1 cái
Chu kỳ thu trứng: 7 ngày 1 lần
Trong bình
=>
Trong khay
Mật độ 90.000 trứng/lít
Ấp riêng pha I,II,III lên tới pha IV
Lưu tốc 4 lít/ phút
Mật độ 10.000 trứng/lít
Ấp từ pha IV đến khi cá bột hết noãn hoàng
Lưu tốc 2 lít/ phút
5.Nuôi cá thịt
< =
4. Ương cá hương trong giai hoặc trong ao
<=
3. Sử lý cá bột trong giai
Thời gian : 30 ngày
Trọng lượng 1,0-1,5 g/con
Mật độ ương:
- Trong giai: 1000 con/m2
- trong ao : 100 con/m2
Thời gian : 21 ngày
Mật độ: 1500 con/m2
Tỷ lệ thức ăn( theo trọng lượng cá)
- 5 ngày đầu: 25%
- 5 ngày tiếp: 20%
- 5 ngày sau: 15%
- 6 ngày cuối: 10%
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Cá điêu hồng nuôi lồng bè phát triển tốt tại một mô hình
Trên mặt nước hồ Mỹ Thuận (Cát Hưng, Phù Cát) trong xanh phẳng lặng có một cụm lồng bè nổi lên. Tại đây giống cá điêu hồng đã được thả nuôi. Sau 2 tháng 8 ngày đạt trung bình 400 gram/con. Theo đánh giá của chủ bè, ông Đinh Chí Quyết: Mức độ tăng trọng như vậy là đạt yêu cầu. Điều cần quan tâm là dịch bệnh cũng không đáng kể. Chắc chắn mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Toàn cụm có 15 lồng bè, mỗi lồng có kích thước (4,5x4x3m), bề mặt kết cấu bằng ống tuýp sắt, bề sâu chìm dưới nước khoảng 3m là các lớp lưới chắc chắn. Cả cụm được liên kết nhau thành một khối và được cho nổi trên mặt nước nhờ các phao bằng thùng phuy. Trên một góc bè có làm nhà chứa thức ăn, cho người nuôi ăn ở tại chỗ chăm sóc cá. Mỗi cụm lồng bè như thế này vốn đầu tư gần 100 triệu đồng.
Mỗi lồng bè thả các kích cỡ cá khác nhau. Cỡ lớn nhất có trọng lượng trung bình 400 gram/con chuẩn bị xuất bán dần, cỡ 1,5 tháng, 1 tháng và mới đem về ương nuôi - khoảng 300 - 400 con/kg. Sau một thời gian ương tăng lên cỡ 40 con/kg thì tách ra nuôi thương phẩm, và sau hơn 2 tháng tăng lên 0,4 kg/con. Đến khi cá đạt trọng lượng trên dưới 1 kg là xuất bán được.
Do không phải nuôi để bán hàng loạt từng lứa, để chế biến xuất khẩu, hay chế biến công nghiệp mà là bán lẻ, dưới dạng cá sống cho thị trường, nên phải nuôi "rải vụ". Mỗi ngày bán một ít cho các nhà hàng, khách sạn, quán nhậu, thậm chí bán các chợ... nên người nuôi phải nuôi rải ra nhiều lứa như vậy.
Hiện nay, sau khoảng 4 tháng nuôi, tại cụm lồng bè này có trên 13 ngàn con cá điêu hồng, từ 3-4 lạng/con và hàng chục ngàn con cỡ nhỏ hơn. Đó là chưa nói trên 15 ngàn con cá rô phi nhiều kích cỡ thả cùng lúc với cá điêu hồng. Loại cá này ăn thức ăn công nghiệp, nhanh lớn không kém cá điêu hồng nhưng chỉ tốn 0,9kg thức ăn cho 1kg cá tăng trọng. Tuy vậy giá cá thương phẩm thì rẻ hơn, chỉ bằng một nửa cá điêu hồng mà thôi.
Theo ông Đinh Chí Quyết: tốc độ phát triển vậy là quá đạt yêu cầu. Tính ra mỗi kg tăng trọng tốn 1,5kg thức ăn tổng hợp. Giá một kg thức ăn trung bình hiện nay là 11 ngàn đồng, giá 1 kg cá điêu hồng là 34- 40 ngàn đồng, tính ra lãi khoảng 40%. Môi trường nước trong lành, không có loại rận cá, chưa thấy dịch bệnh xảy ra. Đây là điều kiện thuận lợi để cá phát triển nhanh. Một số nơi nuôi trên dòng sông ở Nam bộ, cá điêu hồng phát triển chậm, một phần do nước sông ô nhiễm.
Nếu tính như ông Quyết thì chỉ sau khoảng một tháng nữa với số cá trên ông thu về trên 500 triệu đồng. Trừ khấu hao chi phí thức ăn, công lao động khoảng trên 400 triệu đồng, thì số tiền thực lãi sau khoảng chưa đầy nửa năm nuôi cá là không nhỏ.
Tuy vậy hiện nay khó khăn là mua con giống tận Vĩnh Long, Đồng Nai... xa quá nên khi về cá giống chết nhiều, 30%, 50% có lúc lên 70%, độ thất thoát là rất lớn. Từ đó đẩy giá cá giống khi về tới Bình Định lên 500 đồng/con (gấp 3 lần tại Vĩnh Long). Trong khi đó cá rô phi mua ở Mỹ Châu (Phù Mỹ) đem về tỷ lệ chết hầu như không đáng kể.
Tiêu thụ không cùng lúc, mà kéo dài có khi cả tháng mới bán hết lồng cá vài ba tấn. Hiện nay loại cá này có tiêu dùng ở Bình Định nhưng chưa nhiều. Các nhà hàng mua từ miền Nam đem về bán. Ông Quyết cho biết đang có một số nhà hàng khách sạn chịu mua nhưng chưa nhiều lắm, mỗi nơi mỗi ngày chừng 3-5kg, với giá 40 ngàn đồng/kg. Giá trị cá được nâng cao nhờ phân phối bằng cá sống cho các địa chỉ đặt hàng. Cá chuyên chở bằng bao có ô-xy. Nơi bán thả nuôi trong bể, khi khách hàng đến mới bắt lên chế biến. Cá sống chế biến mới giữ đầy đủ chất bổ dưỡng và chất vi lượng. Đây là đặc tính ưu việt của cách nuôi, phân phối cá điêu hồng.
Sức mua và giá cả tùy thuộc vào thị trường. Nếu tiêu thụ mạnh sẽ thúc đẩy nghề nuôi loại cá mới này phát triển ở Bình Định, bằng không thì ngược lại.
Loại cá này nuôi được quanh năm, nhưng người nuôi chú trọng nuôi thế nào để có cá thương phẩm nhiều nhất bán ra vào các tháng mưa bão (từ tháng 8 - 12 ÂL) ít cá biển và các loại thực phẩm khác.
Cá điêu hồng chế biến được rất nhiều món: hấp, lẩu, nướng, sốt chua cay, kho tộ... và mùa nào ăn cũng ngon cả, đối tượng nào cũng dùng được.
Nước ta có tỉnh Đồng Nai, Vĩnh Long... nuôi cá điêu hồng rất phổ biến, chủ yếu nuôi lồng bè trên sông. Loài cá này dễ nuôi thích nghi cao, ít bệnh tật. Năm 2007 cả nước có sản lượng 100 ngàn tấn cá thương phẩm.
Ông Lục Thanh Tùng - Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Chăn nuôi CP Việt Nam - đơn vị giúp kỹ thuật con giống cho ông Quyết và bán thức ăn cho cá: Bình Định có hệ thống hồ chứa nước khá phong phú và đa dạng, miền núi, đồng bằng đâu đâu cũng có hồ chứa nước lớn nhỏ. Trừ một số ít hồ có rận cá, còn lại tất cả đều nuôi cá điêu hồng được. Độ pH khoảng 6-7, nguồn nước không bị ô nhiễm, độ sâu hồ từ 5m trở lên là khá lý tưởng, phù hợp cho nuôi cá lồng bè. Hồ nước chảy thường xuyên để cung cấp nước tưới cho cây trồng, có hồ khô cạn vào mùa nắng... Nước hồ thay đổi thường xuyên như vậy rất tốt để nuôi cá, tránh được ô nhiễm.
Vấn đề đặt ra là cho sinh sản và ương cá điêu hồng giống tại chỗ. Ông Tùng: Công ty sẽ đặt vấn đề với Trung tâm khuyến ngư và nghiên cứu thực nghiệm kỹ thuật thủy sản Bình Định ương nuôi cá điêu hồng tại chỗ để cung cấp cho người nuôi trong tỉnh và khu vực.
Với điều kiện hiện có, nếu đầu ra ổn định nghề nuôi cá điêu hồng tỉnh ta sẽ phát triển mạnh mẽ.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tình hình sản xuất giống và nuôi cá rô phi đỏ ở Việt Nam
Có thể áp dụng các phương pháp cho cá đẻ và thu cá bột như sau :
- Phương pháp nuôi cá bố mẹ trong ao và cho đẻ tự nhiên: Cá bố mẹ được nuôi trong ao và cho ăn thức ăn đầy đủ, với thức ăn hỗn hợp chế biến hoặc thức ăn viên công nghiệp có hàm lượng đạm từ 25-28%, khẩu phần ăn 1-1,5%/ngày. Sau khi cá đẻ thì chuyển cá bố mẹ sang ao nuôi vỗ khác để cho đẻ lứa tiếp theo và dùng ao cá đã đẻ làm ao ương cá bột thành cá giống. Cách này dễ áp dụng cho các gia đình để tạo nguồn cá giống thả bù cho các lần đánh tỉa cá thịt. Với cách này thì khó có thể sản xuất được số lượng lớn cá giống để bán (http://www.sonongnghiep. binhthuan.gov.vn/pages/home.asp?p=xem&g=1&m=4 &n=1&j=42).
- Phương pháp thứ hai : Thả cá bố mẹ vào ao để cá đẻ tự nhiên, nuôi vỗ và chăm sóc cá như ở phương pháp trên. Sau khi cá đẻ thì ương nuôi cá bột và thu hoạch cá hương, cá giống đã được ương lớn trong ao. Biện pháp này cũng cho năng suất thấp vì khi ương nhiều thế hệ trong ao, cá bột sẽ hao hụt nhiều do bị cạnh tranh thức ăn và có tình trạng cá ăn thịt lẫn nhau ở các cỡ cá (http://www.sonongnghiep.binhthuan.gov.vn/pages/home/asp?p=xem&g=1&m=4&n=1&j=42).
- Phương pháp thứ ba: Thả cá bố mẹ vào ao đẻ, nuôi vỗ sau khoảng 2 tuần (ở nhiệt độ trung bình 300 C và phương pháp chăm sóc như trên), thì cá bố mẹ sẽ bắt đầu đẻ trứng. Khi cá đẻ xong, dùng vợt vớt hết cá bột chuyển sang ương ở một ao riêng biệt. Lúc này cá bột thường có tập tính bơi quanh bờ ao nên dễ dàng dùng vợt để vớt chúng . Cách thứ ba này tuy năng suất có thể cao hơn nhưng vẫn không thu được hết cá bột trong lứa đẻ. (http://www.sonongnghiep.binhthuan.gov.vn /pages/home.asp?p=xem&g=1&m=4&n=1&j=42).
- Phương pháp thứ tư thì chủ động thu trứng hoặc cá bột rô phi đỏ để ương ấp nhân tạo. Chọn cá bố mẹ có trọng lượng từ 400-500 gam, với tỷ lệ cá đực/ cá cái là 1/1. Cá bố mẹ có thể nuôi vỗ trong ao đất hoặc bể xi măng hay trong giai với mật độ thả từ 4-5 con/m2. Cho ăn đầy đủ chất lượng và khẩu phần để cá thành thục và đẻ tốt. Khi cá bố mẹ đã thành thục và sẵn sàng đẻ trứng thì ta chuyển cá vào giai cho đẻ. Khi cá bố mẹ đã đưa vào giai cho đẻ thì cứ 3-5 ngày thu trứng một lần, tùy theo nhiệt độ nước. Trứng sau khi thu thì được phân chia theo giai đoạn phát triển, làm sạch và ấp riêng từng lứa. Sau khi nở, các lứa tuổi cá bột khác nhau cũng được ương riêng (http://www.sonongnghiep.binhthuan.gov.vn/pages/home.asp ?p=xem&g=1&m=4&n=1&j=42).
Từ năm 1994 đến nay, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 1 tiếp nhận nhiều dòng cá rô phi vằn, rô phi đỏ thuần chủng của Ai Cập, Thái Lan, Đài Loan và đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để cho ra được những giống cá có những tính năng vượt trội. Những việc làm này đã và đang tạo ra bước chuyển mới về nuôi cá rô phi ở nước ta vươn lên ngang tầm với các nước lân cận trong khu vực Đông Nam Á (Bộ Thuỷ Sản, 2004).
Từ năm 1997 rô phi đỏ được nhập về để nuôi thương phẩm. Hiện chúng đã phát triển tốt trong điều kiện khí hậu của nước ta và là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế.
l Cho sinh sản tự nhiên cá rô phi đỏ
* Chọn cá bố mẹ ghép cặp sinh sản
Đối với cá đực: chọn những cá thể thành thục tốt, khỏe mạnh, không bị xây sát.
Đối với cá cái: bụng to, mềm, lỗ sinh dục có màu đỏ đặc trưng, khỏe mạnh, không bị xây sát.
Cá được ghép cặp và sinh sản trong các bể xi măng 15m3 (3 x 5 x 1 m). Mỗi bể được thả 7 cá đực và 15 cá cái, số lượng 6 bể.
* Chăm sóc và quản lý
Thức ăn hỗn hơp dành cho cá có vẩy Aquafeed của công ty Grobest and I-MET INDUSTRIAL (VN), kích cỡ 60-64 mm, có độ đạm trên 30% và bổ sung thêm vitamin C, dầu mực. Khẩu phần cho ăn khoảng 2 - 3 %, mỗi ngày cho cá ăn 2 lần vào lúc 8h và 16h.
* Thu trứng
Sau khi ghép cặp 4 ngày tiến hành thu trứng. Việc thu trứng được tiến hành vào sáng sớm. Cần hai người kéo lưới để dồn cá về một gốc, thao tác kéo phải nhẹ nhàng tránh cá bị ộc trứng ra ngoài, làm va chạm vào thành bể. Người thu trứng phải mang găng tay bằng vãi và bắt cá thật nhẹ nhàng tránh cá cử động mạnh, giữ và bóp nhẹ miệng cá xem cá cái có ngậm trứng hay không. Khi phát hiện cá cái ngậm trứng thì người kia dùng thau nhựa sạch có nước để hứng trứng. Sau đó tiến hành súc miệng cá và thu trứng vào thau.
* Ấp trứng
Trước khi ấp, cần loại bỏ cặn bã lẫn lộn trong trứng, rửa sạch, xác định giai đoạn phát triển của trứng mà ấp trong dụng cụ thích hợp. Theo dõi chỉ tiêu môi trường oxy hoà tan, nhiệt độ, pH 2 lần/ngày (8h và 14h).
l Ương cá rô phi đỏ với các mật độ khác nhau từ bột đến 30 ngày
* Giai ương cá bột: kích thước 1,5 × 2,0 × 1,0 m, kích thước mắt lưới của giai 1,0 mm, giai được đặt ở một góc ao và cách đáy ao 0,3 m. Nguồn nước dùng trong thí nghiệm được lấy từ ao lắng.
- Thời gian thí nghiệm là 30 ngày. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 3 nghiệm thức và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần như sau:
Nghiệm thức 1: 150 con cá bột/m2
Nghiệm thức 2: 200 con cá bột/m2
Nghiệm thức 3: 250 con cá bột/m2
Hình 3.3 Hệ thống giai ương
* Thức ăn để ương cá bột
- Loại thức ăn sử dụng: thức ăn hỗn hợp V2 FEED ( kích cỡ 1,06-1,41 mm, có ẩm độ 11%) + bột cá. Tỷ lệ cho ăn 1:1. Cho cá ăn 8-10% trọng lượng thân, và được phân thành 4 lần/ngày vào lúc 8h, 10h 30, 14h, 16h 30.
Theo dõi các chỉ tiêu môi trường: 2 lần/ngày vào lúc 8hvà 16h
+ Nhiệt độ: dùng nhiệt kế để đo
+ Oxy, pH: đo bằng máy
Theo dõi các chỉ tiêu như: tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống.
Cá rô phi đỏ ương ở mật độ 150 con/m2 có tốc độ tăng trưởng (mg/ngày) và tỉ lệ sống (%) cao nhất kế đến là cá ương ở mật độ 200 con/m2, và thấp nhất là mật 250 con/m2 .
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
B. KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIÔNG NHÂN TẠO MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG CÁ NƯỚC NGỌT TẠI TRẠI GIỐNG PHÚ NINH - QUẢNG
I. Kỹ thuật sản xuất giống
1. Công trình nghiên cứu
a. Thiết bị cho đẻ và ấp trứng cá
* Thiết bị cho đẻ
Khi cá bố mẹ nuôi ở ngoài ao bắt đầu đến thời kì sinh sản người ta bắt cá đưa vào bể đẻ bằng dòng chảy. Trước khi cho đẻ bằng dòng chảy tiêm kích dục tố. Chổ nào nước chảy mạnh thì cá sẽ đẻ. chủ yếu dùng cho các loại cá đẻ trứng trôi nổi, được làm bằng bê tông. Bể sâu khoảng 1,2m, đường kính khoảng 5m. Ở giữa dưới đáy có một lỗ thoát nước nhằm mục dích là khi cá đẻ xong ta tháo nước qua lỗ đó,bên cạnh có để cái giai để chứa trứng.
Khi cá đẻ xong người ta bắt đầu cho trứng di qua ống nước qua bể thu trứng. Sau đó đưa qua bể áp trứng.
* Thiết bị ấp trứng :
Bình vây :
Dùng để ấp trứng dính, trứng trước khi đưa vào bình phải khử dính
Bình vây được thiết kế bằng kim loại không bị oxi hóa trong nước và có lót lớp lưới bên trong theo hình tròn và cao khoảng 1,2-1,4m, độ rộng 0,6 - 0,8cm.Khi tiến hành ấp trứng phun nước từ dưới lên, mật độ ấp trứng tương đối cao.
Bể ấp vòng :
Là loại bể dùng để ấp trứng nổi lơ lửng trong nước được thiết kế hình vòng tròn và có hai vòng tròn đồng tâm. Vòng tròn bên ngoài cách vòng tròn bên trong là 1m, đây là khoảng cách để chứa nước được đưa vào để ấp trứng và sau là chổ để cho trứng nở rồi nuôi cá bột cho đến khi có thể đem ra nuôi ngoài ao, (đường kính là 3m). Vòng tròn bên trong thì nhỏ hơn với đường kính là 1m, bên trong được lắp một ống nước để thoát nước và để tạo dòng chảy tạo ôxi trong nước. Miệng ngăn giữa hai vòng được thiết kế lớp lưới nhỏ để có thể cho nước qua và thoát ra ngoài đồng thời không cho trứng hoặc cá bột thoát ra.Bể có độ sâu 1,2-1,5m, làm bằng bê tông.
Nhiệt độ cao :nở nhanh,Nhiệt độ thấp : nở chậm
Bể ấp hình chữ nhật :
Thường được dùng để ấp trứng cá rô phi, được thiết kế với độ cao 0.8-1m, độ rộng 1-1.2m, độ dài 3-5m, làm bằng bê tông.
Bể ép cá :
Là bể trước khi đưa cá giống đi nuôi thương phẩm người ta đưa vào bể ép để cho cá thích nghi với môi trường chật hẹp, khắc nghiệt Bể được thiết kế bằng bê tông, với độ rộng 3m, độ sâu 0.8-1m, độ dài 4m, phù hợp với mật độ là 2-3 vạn con tùy theo mục đích của người dùng.
b. Ao nuôi cá bố mẹ và sản xuất cá giống
Tùy thuộc vào điều kiện địa hình về diện tích nên ao có diện tích khác nhau. Có ao lớn thì khoảng 3000 - 4000m2, ao nhỏ khoảng hơn 1000m2. Độ sâu của ao khoảng từ 1,4 - 1,6 m ; dưới đáy ao có một lớp bùn dày khoảng 20 - 25 cm tùy theo từng loại đối tượng nuôi.
Lưới vây hình chữ nhật : Lưới vây hình chữ nhật (giai) được dựng ở trong ao nuôi cá bố mẹ
với mục đích cho cá bố mẹ đẻ tự nhiên, không cho trứng trôi ra ngoài.
2. Kỹ thuật sản xuất giống
Cá Chép, Cá Mè: Sau khi cá bố mẹ quan sát và kiểm tra thấy có hiện tượng đẻ ( thành thục ) thì được đưa vào cho thụ tinh nhân tạo, sau đó được đưa vào bể đẻ . Khi cá đẻ xong ta tiến hành hút trứng và đưa trứng qua bể ấp vòng để tiến hành ấp, còn cá bố mẹ được thả trở lại ao nuôi.
Mỗi lần cá đẻ đạt khoảng trên 1000 trứng. Sau khi trứng nở sẽ thành cá bột và sau 25 ngày thì thành cá ương sau 20 ngày tiếp theo đó là thành cá con.
Phân biệt cá đực, cá cái: cá khi bắt lên sờ vào vây trước thấy trơn là cá cái , còn thấy nhám là cá đực.
Cá trắm cỏ: Thường được cho đẻ ngoài tự nhiên bằng cách vây bằng lưới (giai) .
Cá rô phi: Thường thì cho đẻ ngoài tự nhiên và nó ấp trong miệng khi đưa vào ta sẽ lấy trứng hoặc cá bột được nở thành cá bột, rồi đưa trứng vào bể ấp.
Ấp cá rô phi thường qua 4 giai đoạn, con đực thường lớn hơn con cái ( về cả khối lượng và kích thước ) .
Sau khi cá nở thì được pha hoocmol để tạo ra cá đồng loạt thành cá đực hoặc cái ( hay còn gọi là cá đơn tính).
Phân biệt cá cái và cá đực: đối với cá rô phi, cá Điêu Hồng và cá da trơn thì cá đực có hai lỗ ở dưới bụng gần đuôi, một lỗ hậu môn và một lỗ tiết niệu. Còn đối với cá cái thì có 3 lỗ ( hậu môn , tiết niệu , lỗ dẫn trứng ).
3. Kỹ thuật nuôi cá giống
Kỹ thuật cho ăn : Thức ăn cho ăn tùy thuộc vào loài cá. Cá trắm cỏ thức ăn chính là các loại cỏ và thức ăn công nghiệp, còn các loại cá khắc thì ăn thức ăn công nghiệp. Cho ăn vào buổi sáng và buổi chiề
Quy trình trộn thức ăn cho cá Rô Phi đơn tính:
- Số lượng bột: 10.000c/1m3 ương trong 21 ngày cho bột cá MT.
- MT: thuốc hooc môn làm các chuyển giới tính sang đực. Tên là : Methytestosterone.
- Khẩu phần ăn: chia 5 lần/1 ngày.
- Thời gian cho cá ăn là: 7h, 9h, 11h,14h,16h.
+ 5 ngày đầu: 25g/1 ngày.
+ 5 ngày tiếp theo: 50g/1 ngày
+ 5 ngày kế: 85g/ 1 ngày.
+ 5 ngày cuối cùng: 150g/ 1 ngày.
- Cách trộn thức ăn:
+ Dụng cụ cần: thau nhôm, bình xịt, bao tay su, khẩu trang, cốc thủy tinh có vạch chia ml, bạt phơi bột 2m2.
+ Vật tư: thuốc MT kháng sinh đúng liều lượng cân sẵn, bột cá khô lạt, vitamin C, cồn 960.
3kg bột cá + 180mg MT + 660ml - 720ml (cồn 960) + 30mg vitamin C ( nếu thời tiết thay đổi đột ngột).
Lau thua nhôm thật khô cho 3kg bột cá lạt đã ray mịn vào thau, khoar đều mặt.
Rót 400ml cồn 960 vào cốc thủy tinh hòa tan 180mg MT vào cồn khuấy đều bằng đũa thủy tinh. Đổ dung dịch vào bình xịt sau đó lấy tiếp 260ml cồn còn lại cho vào cốc tráng sạch cốc đổ tiếp vào bình xịt.
Dựng thau đựng thức ăn hơi đứng lên rồi từ từ xịt thuốc vào bề mặt thức ăn đến khi ướt đều khắp mặt, ta dùng hai tay (có dung tay su) trộn đều từng lớp bột không để bột bị dính cục, khi bột đều ta tiếp tục khỏa bằng bề mặt rồi xịt thuốc tiếp rồi trộn như lần đầu.
Lặp lại quá trình trộn thuốc đảo trộn lên tục nhiều lần đến khi hết thuốc trong bình xịt. Ta vẫn tiếp tục đảo bột cho đều, tới mịn ra để bột không bị dính cục.
Thời gian trộn bột phải từ: 1h - 1h30/.
Phơi bột: + thời gian phơi khoảng 4-5h.
+ phơi nơi thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp hay mưa bụi.
Dùng bạt nhựa trải đều ra nền, đổ bột lên khỏa đều mỏng, trong thời gian phơi bột nên đảo thường xuyên để cồn bay hơi hết.
- Bảo quản thức ăn đă trộn MT: cất thức ăn vào bao ni lông. Sau đó bỏ vào bao đen, để nơi không có ánh áng trực tiếp chiếu vào.
Kỷ thuật tiêm thuốc cho cá: Đối cá trơn thì tiêm trên lương, đối với cá có vảy thì tiêm vào gốc vây ngực, với một góc 45o tiêm sao cho không trúng tim tránh làm cá chết.
4. Kỹ thuật vận chuyển cá giống
Thường dùng bình oxi để vận chuyển. Nếu không dùng bình oxi thì trong khi vận chuyển cá sẽ bị ngạt thở và chết.
III. Phương pháp phòng trị bệnh
1. Các bệnh thường gặp
Các loại cá tại đây ít khi mắc bênh bỡi vì điều kiện nuôi đúng kỷ thuật và nguồn nước, môi trường không bị ô nhiểm, một số bệnh thường mắc như: Trùng bánh xe, Trùng mỏ neo.
2. Chữa trị và phòng bệnh
Thường xuyên kiểm tra ao hồ, nguồn nước nếu có hiện tượng bất thường cần phải có biện pháp xử lý kịp thời.
Khi thấy có cá bị chết nổi trên mặt nước ao thì cần lấy con cá đó lên kiểm tra để biết con cá đó chết do nguyên nhân gì để có cách phòng bệnh kịp thời, nếu bị bệnh mà chết thì cần phải thả lưới kéo cá để di chuyển cá qua ao khác. Cá bị bệnh thì điều trị bằng thuốc,tháo cạn nước trong ao để tiến hành xử lý ao.
Cách xử lý ao: sau khi bắt hết cá sang các ao nuôi khác thì xả hết nước trong ao, tiếp là dùng vôi rải lên hết bề mặt bùn có trong ao và các thành bờ ao, sau đó phơi đáy ao từ 4-6 ngày, rồi cho nước vào ao sau lại xả hết nước, tiến hành làm như thế 2 - 3 lần thì có thể cho cá vào nuôi lại được.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
I. MỤC ĐÍCH & YÊU CẦU
1. Mục đích môn học: Giúp sinh viên tìm hiểu một quy trình sản xuất trong lĩnh vực sản xuất, chế biến thực phẩm.
2. Yêu cầu môn học: Qua đợt thực tập này, sinh viên biết được vai trò của người kỹ sư trong việc điều hành, quản lý ở một đơn vị sản xuất.
II. NỘI DUNG THỰC TẬP
1. Tổng quan về đơn vị sản xuất
- Lịch sử thành lập và phát triển của đơn vị sản xuất;
- Địa điểm xây dựng;
- Sơ đồ: tổ chức, bố trí nhân sự, mặt bằng nhà máy;
- Các lọai sản phẩm (chính, phụ) của đơn vị sản xuất;
- An tòan lao động và phòng cháy chữa cháy;
- Xử lý phế thải, nước thải, khí thải và vệ sinh công nghiệp.
2. Nguyên liệu sản xuất
- Nhiệm vụ của từng lọai nguyên liệu;
- Kiểm tra và xử lý nguyên liệu;
- Khả năng thay thế nguyên liệu.
3. Quy trình công nghệ
- Các khâu, công đọan và vẽ sơ đồ khối của quy trình công nghệ;
- Các thiết bị chính: nhiệm vụ, cấu tạo và cách vận hành;
- Các sự cố trong sản xuất và cách khắc phục.
4. Sản phẩm
- Các sản phẩm chính, phụ và phế phẩm;
- Phương pháp kiểm tra sản phẩm và xử lý phế phẩm;
- Tồn trữ và bảo quản.
III. THỜI GIAN THỰC TẬP: 6 tuần
IV. BÁO CÁO THỰC TẬP
- Khi kết thúc đợt thực tập, sinh viên phải viết báo cáo thực tập;
- Báo cáo thực tập phải có nhận xét và đóng dấu của đại diện đơn vị sản xuất;
- Báo cáo thực tập phải nộp cho Thầy, Cô hướng dẫn trước khi bảo vệ thực tập;
- Nội dung Báo cáo thực tập gồm các phần đã nêu ở mục II. Ngòai ra, có phần nhận xét và đề nghị của sinh viên về các vấn đề cần kiến nghị (nếu có) trong quá trình thực tập.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP
1. Tên đề tài:
"Nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn quận 10".
2. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, vấn đề quy hoạch xây dựng đang là một trong những vấn đề bức xúc tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Quy hoạch treo, quy hoạch không khả thi dẫn đến phải điều chỉnh thường xuyên, xây nhà không theo quy hoạch, phá vỡ quy hoạch... làm cho bộ mặt đô thị trên địa bàn thành phố hiện nay khá lộn xộn, không đảm bảo mỹ quan và tính thống nhất trong một chỉnh thể trên một địa bàn đô thị nhất định mà điển hình ở đây là các quận, huyện. Thực tế tình trạng xây dựng tùy tiện, vi phạm pháp luật ở quận Tân Bình, Gò Vấp thời gian vừa qua là một bài học kinh nghiệm sâu sắc đối với những nhà quản lý hành chính và cũng là một trong những động cơ thúc đẩy tác giả cần phải đi sâu nghiên cứu vần đề quy hoạch xây dựng về lý luận và thực tiễn nhằm tìm ra một lời giải đáp thỏa đáng cho vấn đề này.
(Có thể nêu thêm: Vai trò của đô thị, cảnh quan đô thị; vai trò, tầm quan trọng của quy hoạch đô thị nói chung)
3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu:
- Mục đích nghiên cứu: Tổng kết và bổ sung thêm những kiến thức từ thực tiễn quản lý một lĩnh vực cụ thể cho những môn học đã được học tại trường. Sử dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề quản lý cụ thể trên một địa bàn hành chính cụ thể. Tập làm quen với công việc của một nhà quản lý hành chính sau khi tốt nghiệp.
- Mục tiêu nghiên cứu: nắm được đặc điểm tình hình quận 10; tình hình QLHCNN và quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn quận 10. Từ đó có những kiến nghị về những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn Quận.
4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: quy hoạch xây dựng và quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng.
- Khách thể nghiên cứu: Quận 10 và UBND quận 10.
5. Nội dung, phương pháp nghiên cứu:
- Nội dung nghiên cứu:
+ Lý luận về quy hoạch xây dựng và quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng.
+ Đặc điểm tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội một quận cụ thể và bộ máy quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn quận.
+ Thực tiễn quy hoạch xây dựng và QLNN đối với quy hoạch xây dựng trên địa bàn một quận cụ thể (quận 10). (quan điểm của quận, mục tiêu quận đề ra, các giải pháp, thành tựu, hạn chế...)
+ Những giải pháp và kiến nghị rút ra từ lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về quy hoạch xây dựng.
- Phương pháp nghiên cứu: đứng trên cơ sở lý luận Mác - Lênin, sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra thực tiễn, phương pháp phân tích số liệu, phương pháp thu thập thông tin...
6. Kế hoạch nghiên cứu, thực tập:
- Tuần 1 và 2:
+ Nắm cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và các mối quan hệ giữa các phòng, ban và với người dân của UBND quận 10.
+ Nắm vững quy trình công vụ của UBND quận 10, Phòng Quản lý đô thị quận 10 mà cụ thể là trong lĩnh vực QLNN về quy hoạch xây dựng.
+ Nắm được thủ tục hành chính, thể chế hành chính của UBND, Phòng Quản lý đô thị và lĩnh vực quản lý xây dựng.
+ Làm quen với công việc của một công chức ở Phòng Quản lý đô thị Quận.
- Tuần 3 và 4:
+ Sưu tầm số liệu và tài liệu để viết báo cáo thực tập.
+ Tham gia đi thực tế ở địa bàn các phường trong quận 10.
+ Thực hiện các công việc của một công chức ở Phòng Quản lý đô thị Quận.
- Tuần 5:
+ Tổng kết rút kinh nghiệm.
+ Hoàn thành báo cáo thực tập.
Trên đây là Đề cương thực tập mà sinh viên cần xây dựng được trước khi đi thực tập. Trên cơ sở đề cương thực tập, các thầy cô hướng dẫn sẽ chỉnh sửa để hoàn thiện đề cương và yêu cầu làm lại đối với những đề cương chưa đạt yêu cầu. Tức là bạn phải biết mình sẽ làm gì trước khi bắt tay vào việc. Nếu không xác định được mục tiêu ngay từ đầu sẽ rất khó khăn trong việc nhanh chóng tìm nguồn tài liệu và định hướng công việc. Song song với việc làm đề cương thực tập, bạn cũng nên hoàn thành Dàn bài chi tiết (Mục lục) của báo cáo thực tập ngay từ những ngày đầu thực tập. Sau đó nhanh chóng chuyển cho thầy cô hướng dẫn để góp ý và bắt tay vào tìm tư liệu để bổ sung vào Dàn bài đã có.
Lưu ý: một báo cáo thực tập được đánh giá cao khi có:
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy.
- Các hình ảnh, biểu mẫu, đồ thị... minh họa cho đề tài.
- Vẽ được quy trình thủ tục hành chính, mối quan hệ giữa các đơn vị trong việc giải quyết vấn đề mà đề tài đặt ra.
- Có sự tham khảo sách, tài liệu (không phải là "sao y bản chính").
- Và quan trọng nhất là Dàn ý (Mục lục) thể hiện được tư duy rõ ràng trong việc đặt vấn đề và giải qưyết vấn đề. Các phần chính cần phải có:
1. Giới thiệu chung về đề tài.
2. Giải thích các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến đề tài.
3. Thực trạng, bối cảnh, tình hình hiện tại của đề tài khi được nghiên cứu và đánh giá, nhận xét.
4. Các giải pháp đề ra.
5. Kết luận.
Ví dụ:
DÀN BÀI
Phần 1: Báo cáo quá trình thực tập
1. Chuẩn bị
2. Quá trình thực tập
3. Kết quả.
Phần 2: QLNN về quy hoạch xây dựng trên địa bàn quận 10
I. Mở đầu:
1. Giới thiệu chung.
2. Tính cấp thiết của đề tài.
3. Mục đích, phạm vi của đề tài.
4. Phương pháp nghiên cứu.
II. Các khái niệm và cơ sở lý luận cơ bản trong QLNN vê quy hoạch xây dựng
1. QLNN
2. Quy hoạch xây dựng
3. QLNN về quy hoạch xây dựng
3.1.
3.2.
3.3.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND Quận trong QLNN về quy hoạch xây dựng.
III. Thực trạng QLNN về quy hoạch xây dựng trên địa bàn quận 10
1. Đặc điểm quận 10
1.1. Vị trí địa lý, kinh tế xã hội quận 10
1.2. UBND quận 10
1.2.1. Thể chế
1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy
1.2.3. Nhân sự
2. Thực trạng quy hoạch xây dựng trên địa bàn quận 10
3. Tình hình QLNN về quy hoạch xây dựng trên địa bàn quận 10
3.1. Chủ thể quản lý
3.2. Khách thể quản lý
4. Đánh giá hoạt động QLNN về quy hoạch xây dựng trên địa bàn quận 10
4.1. Những kết quả đạt được
4.2. Những tồn tại
- chủ quan
- khách quan
IV. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về quy hoạch xây dựng trên địa bàn quận 10.
V. Kết luận
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top