Thai Kỳ Với Mẹ Rhesus Âm

Cần chuẩn bị dự phòng cho:
♡ Bệnh tán huyết ở thai kỳ sau.
♡ BHSS cần truyền máu cho mẹ ở lần sinh này.
♡ Tán huyết bé sau sinh.

1. Khám Thai Lần Đầu XN Thường Quy Nhóm Máu Và Yếu Tố Rhesus (-) Thì XN Yếu Tố Rh Cho Cha Bé
Cũng Rh (-): không cần tiêm anti-D.
Rh (+) hay không xác định được nhóm máu: XN Coombs gián tiếp cho thai phụ.
    ☆ Coombs (-): không có anti-D.
    ☆ Coombs (+): định danh kháng thể anti-D lúc thai khoảng 20-28 tuần.
        ♧ Có anti-D: cần theo dõi sát thai kỳ.
            ♤ Thai bất thường nặng: chấm dứt thai kỳ.
            ♤ Thai có thể nuôi được: sau sinh bé cần được gửi khoa dưỡng Nhi phòng thiếu máu tán huyết.
        ♧ Không có anti-D: tiêm dự phòng anti-D immunoglobulin dự phòng bệnh tán huyết cho thai kỳ sau theo phác đồ trước sinh và sau sinh.

2. Phác Đồ Trước Sinh
Thai kỳ bình thường ở thai phụ Rh (-) mang thai lần đầu thuộc đối tượng tiêm anti-D (cha bé Rhesus (+) hoặc thai phụ không có anti-D): trong quý 3 thường có truyền máu tiềm ẩn giữa mẹ và thai. Do đó, cần tiêm anti-D 3 lần.
    ☆ Trước tuần 28 không xử trí gì khác ngoài việc khám thai theo quy trình.
    ☆ Tuần 28: tiêm 1 liều anti-D Ig.
    ☆ 34 tuần nhắc lại.
    ☆ Trong vòng 72h sau sinh nhắc lại, sau khi lấy máu XN Kleihauer (xem Phác Đồ Sau Sinh).

Nguy cơ truyền máu mẹ - thai ở thai phụ Rh (-) không có anti-D: tiêm anti-D ngay sau bất kỳ nguy cơ nào (càng sớm càng tốt).
    ☆ Kết thúc thai kỳ: nội hoặc ngoại khoa.
    ☆ Thai ngoài tử cung.
    ☆ Hút nạo buồng tử cung sau sẩy thai.
    ☆ Dọa sẩy thai sau 12 tuần.
    ☆ Sẩy thai sau 12 tuần.
    ☆ Thủ thuật xâm lấn trước sinh như chọc ối, CVS, lấy mẫu, máu thai.
    ☆ Xuất huyết trước chuyển dạ.
    ☆ Ngoại xoay thai.
    ☆ Chấn thương bụng kín.
    ☆ Thai chết trong tử cung.
    ☆ Sinh bé mang Rh (+): ngay sau sinh, nên trước 12h.
    Lưu ý:
    ☆ Sẩy thai tự phát trước 12 tuần không kèm hút nạo không cần dùng anti-D.
    ☆ Dọa sẩy thai sau 12 tuần còn ra huyết ít dùng liều nhắc lại anti-D sau mỗi 6 tuần.

Thai kỳ tiếp diễn đến lúc sinh: tiêm nhắc lại vào các thời điểm 28 tuần, 34 tuần, và ngay sau sinh.

Mẹ cần truyền máu Rh (+) khẩn cấp (tổng lượng truyền không quá 20% lượng máu cơ thể): trong vòng 72h được truyền máu.
    ☆ Tiêm bắp (cơ Delta) 1000 UI (200 mcg) hoặc 1250 UI (250 mcg) anti-D mỗi lần tiêm.

2. Dự Phòng Cho Mẹ Trong Cuộc Sinh, Chuẩn Bị Máu Hiếm
♡ Trong cuộc chuyển dạ, không thể lường trước được tai biến xảy ra hay không. Nếu BHSS, truyền máu khác nhóm (Rhesus (+) cho Rhesus âm) sẽ nguy hiểm. Cần thiết chuẩn bị máu cùng nhóm và cùng yếu tố Rhesus.
♡ Tư vấn thai phụ nguy cơ BHSS và truyền máu khác nhóm.
♡ Cho nhập viện trước ngày dự sinh 7-10 ngày để chuẩn bị 2 đơn vị máu hiếm. Nếu không dùng cũng không được hoàn tiền máu.

3. Phác Đồ Sau Sinh
♡ Ngay sau sinh: lấy máu dây rốn của thai nhi (từ bà mẹ có Rh âm) làm XN: nhóm máu ABO-Rh, định lượng Hb, bilirubin và test Coombs của bé.
    ☆ Rhesus bé (+): tiêm ngay cho mẹ 1 liều anti-D.
    ☆ Rhesus bé (-): không cần tiêm.
♡ Nên làm XN Kleihauer/máu mẹ (càng sớm càng tốt, trong vòng 2h sau sinh và trước khi tiêm anti-D) để định lượng hồng cầu thai nhi trong tuần hoàn mẹ.
    ☆ Lượng > 4 mL: cần thêm lượng anti-D theo tính toán.
♡ Bé cần được gửi khoa Dưỡng nhi để theo dõi tình trạng thiếu máu tán huyết.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top