Ga Sài Gòn
Tít tít tít, chiếc đồng hồ hiệu casio vang lên báo hiệu đã qua 2h đêm, trời càng về khuya, phố xá càng vắng, xe cộ qua lại cũng ngơi bớt dần. Hơi rượu cũng dần vơi bớt, nhưng cảm xúc vẫn còn rất mãnh liệt.
- Ngày mai anh đi xe gì về Đà Nẵng vậy?
- Anh đi xe lửa về em, chuyến tàu SE8 lúc 6h sáng từ Ga Sài Gòn về Đà Nẵng, tầm 18 – 19 tiếng.
- Em nghĩ đi xe lửa, tuy lâu nhưng mà em thích lắm anh à, nhìn thấy khung cảnh quê hương mình chạy qua khung cửa sổ, mai em tiễn anh ra ga luôn nha anh!
Ga xe lửa Saigon là nhà ga cuối cùng trên tuyến đường sắt nối liền miền Bắc với miền Nam, là điểm cuối của hành trình đường sắt Việt Nam. Đây là một trong những nhà ga xe lửa quan trọng nhất tuyến đường sắt xuyên Việt. Đây là ga đầu mối của khu vực Nam bộ, từ đó tỏa đi các tỉnh miền Trung và miền Bắc. Ga Sài Gòn ngày nay đã có nhiều điểm khác về kiến trúc so với ga Sài Gòn thời Pháp thuộc và Việt Nam Cộng hòa
Ga Sài Gòn thuở ban đầu do người Pháp xây dựng, toạ lạc tại khu vực đường Hàm Nghi, nay là Trạm trung chuyển Hàm Nghi, chỉ cách chợ Bến Thành vài trăm mét. Sau đó ga Sài Gòn được khánh thành lần đầu tiên vào năm 1885. Từ ga Sài Gòn có thể tỏa đi các hướng Sài Gòn - Mỹ Tho, Sài Gòn - Nha Trang,...
Năm 1911 thì người Pháp bắt đầu cho xây dựng lại ga Sài Gòn ở vị trí mới. Nhà ga được hoàn thiện vào tháng 9/1915. Cho tới năm 1978, ga xe lửa Saigon được di dời về Bình Triệu nhằm thực hiện chủ trương quy hoạch đô thị của UBND thành phố Hồ Chí Minh. Song song với việc đó, Uỷ ban nhân dân cũng tiến hành nâng cấp, tu sửa ga hàng hóa Hòa Hưng cũ thành ga hành khách Sài Gòn mà chúng ta thấy ngày nay. Cho đến tháng 11/1983, ga Sài Gòn chính thức đi vào hoạt động, chuyên khai thác chuyến tàu Nam - Bắc.
Tôi dọn dẹp lại bãi chiến trường của cuộc nhậu, gom tất cả bỏ vào cái bọc ta và đi vứt, anh cũng lúi húi dọn dọn, gom đồ đạc. Ra đường Võ Thị Sáu bắt một chiếc taxi, anh lên trước tôi lót tót theo sau.
- Hai anh đi đâu?
- Ra Ga Sài Gòn đi anh!
Thoáng nhìn đồng hồ đã hơn 5h sáng, trời vừa hừng đông, người ta bắt đầu đi tập thể dục và xe cộ cũng dần đông hơn. Đột nhiên có gì đó thật ấm áp khẽ chạm vào tay, thì ra anh thò tay sang nắm lấy đôi bàn tay tôi. Im lặng và không nói gì, hết nhìn tôi rồi lại quay ra nhìn bên ngoài, nhìn ông lái xe, bộ mặt giả vờ không có gì trông thật mắc cười! Đến nơi, anh rút tay ra, trả tiền và xuống xe, đi theo anh vào phòng vé. tôi ngồi một chỗ gần cửa ra tàu đợi anh! Một lát sau anh quay lại với chiếc vé trong tay.
- anh lấy vé rồi nè! ngồi đây xíu đi, sắp tới giờ lên tàu rồi! Hy vọng có dịp nào đó em ra anh chơi nhé! nào em ra đấy, cứ báo cho anh nha!
Tiếng loa phát thanh vang lên như xoá tan bầu không khí yên tĩnh, người người nhốn nháo xếp hàng rồng rắn ra tàu: "Bính bong' " Nhà ga xin thông báo, quý khách có vé đi tàu SE8 nhanh chóng vào ga trên đường sắt số 2, đoàn tàu SE8 xuất phát từ Ga Sài Gòn lúc 6h 00, nhà ga đóng của ra vào ra 5 phút trước giờ tàu chạy".
- thôi anh lên tàu đây, em giữ sức khoẻ nhá!. Đứng nhìn bóng lưng ai đó xa khuất dần, hoà lẫn vào đám đông tấp nập. cảm giác ấy, không biết diễn tả như thế nào, tôi đi bộ ra ngoài ngồi ở bến xe buýt , đón chuyến 149 về lại trung tâm. xe chạy bon bon trên đường, trời đang dần sáng hẳn, người người nhà nhà vội vã lao ra khỏi căn phòng của họ, thật hối hả, mặt trời đang dần lên cao, trông mặt trời như một chiếc đồng hồ khổng lồ, xua đuổi con người ta lao đi làm kiếm tiền, để mãi đến chiều tối lại lùa người ta trở về tổ ấm của họ và bắt đầu xua đuổi những con người bên kia trái đất thức dậy và hối hả. Trên xe sáng nay không quá đông người, chỉ lác đác có vài khách, tôi thích nhất đc ngồi ở ghế cuối cùng dãy ghế sau bác tài, bởi ghế cuối thường cao hơn những ghế khác, và cũng cho mình một góc nhìn rộng hơn nữa. Tuyến xe 149 này ít khách, người ta bảo tuyến này sắp ngừng hoạt động vì nó không hiệu quả nữa, rằng giờ người ta đi xe máy nhiều hơn, rằng sắp tới sẽ ko chạy tuyến này nữa, nếu như thế thì thật là tiếc, ai sẽ tiếc đây, chắc chỉ có mình tôi và một số ít người khác hay đi tuyến này, điều tôi thích thú khi đi tuyến nay là xe buýt sẽ chạy trên đường Trường Sa - Hoàng Sa, đc ngắm kênh Nhiêu Lộc nè. mà nói đi nói lại, ở SG lâu rồi bạn có biết là con đường Hoàng Sa - Trường Sa là cung đường duy nhất nối qua 6 quận mà rất hiếm khi kẹt xe. Kỹ năng đi đường ở Sài Gòn ngoài việc biết chặt hẻm thì cũng nên biết cách để đi cung đường này vào giờ cao điểm. Vừa tránh kẹt xe, vừa được hóng mát gió chiều mà cũng ít bí CSGT úp sọt. Nhưng phân biệt được Hoàng Sa và Trường Sa thì phải đắc đạo như cách Phật Tổ phân biệt được Ngộ Không giả với Ngộ Không thật. Hẹn nhau ở đây mà không nói quận là một tội ác. Nhà mặt tiền kênh Nhiêu Lộc được chia làm 3 loại: Nhà thường dân, quán cafe và quán nhậu. Mình nghĩ đây mới là khu đất đáng sống nhất ở Sài Gòn. Sáng sớm ngồi ngồi nhâm nhi ly cafe ngắm kênh ở cầu Lê Văn Sỹ, chiều chiều chạy bộ tập thể dục ven kênh ở Rạch Miễu, tối tối lai rai vài chai bên cái nồi lẩu rẻ rề ở Tân Bình, cơm no rượu say rồi thì dẫn gấu về khách sạn ở gần Phan Xích Long xem Disney Channel, ăn chơi nhẹ nhàng "rất Sài Gòn". Hơn chục năm trước, nước của kênh là một cái hợp chất gì đó rất ám ảnh, vừa đen, vừa đặc, vừa quến lại như kẹo mạch nha, tưởng tượng rớt xuống đó chắc bít cửa đầu thai. Vậy mà không thể ngờ rằng ngày hôm nay có hẳn một bến tàu bán vé để người ta du hí trên sông ngắm đàn cá tung tăng, đỉnh. Từ đoạn cầu Lê Văn Sỹ đến Tân Bình là những đoạn cầu nối được đánh số từ 1 đến 9, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác đi xe bên trái như ở Úc. Chạy ngu là nhập viện ráng chịu. Thả cá là một trong những hoạt động quan trọng của dự án làm sạch sông, vậy mà bây giờ người đứng câu cá còn đông hơn cả cá.
Chốt lại là những cung đường ven kênh Nhiêu Lộc là một trong những nơi đáng sống nhất trong trung tâm, muốn đi đâu cũng dễ, muốn ăn gì cũng có, mát mẻ, không gian sinh hoạt thoáng và ít kẹt xe. Nói chứ cung đường này chỉ dành cho dân Sài Gòn rành đường thứ thiệt, người mà có thể phân biệt được Hoàng Sa và Trường Sa, người mà đọc số nhà có thể đoán nó nằm ở cầu số mấy, người có thể chặt bất kì con hẻm nào để ra đường lớn và đoán được quận mình đang đứng. Chứ nơi này không dành cho mấy đứa 'đi dạo' một phát mà từ quận nhứt tới Tân Bình mới biết mình bị lạc.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top