Chợ Bến Thành
Xe bon bon trên cung đường cố định, thỉnh thoảng dừng lại và đón thêm vài vị khách mới. Chuyến xe cứ thêm người rồi lại bớt người, xe đến trạm chợ Bến Thành. tôi xuống xe, cuốc bộ băng qua đường vào lồng chợ. Chợ này đã có từ lâu đời, và cũng trở ta thành một biểu tượng của thành phố này từ hồi nào không hay. bạn còn nhớ tập trước mình kể về nhà Ga Sài Gòn không? Ga Sài Gòn bây giờ ở số 1 Nguyễn Thông, trước kia là ga hàng hoá Hoà Hưng đó bạn biết không? Nhớ lúc mới lên Sài Gòn, tôi tìm đường đến nhà ga để lên tàu, hỏi đường thì được bảo: "Ga Hòa Hưng chứ ga Sài Gòn đâu?".Đường sắt bao năm qua lạc hậu nên dường như nhà ga cũng ít được người quan tâm, để ý. Về lượng hành khách, đường sắt cũng không cạnh tranh được với hàng không.
Tôi thắc mắc mãi, rõ ràng là tên ga Sài Gòn mà sao lại là ga Hòa Hưng? Sau này có dịp nghiên cứu, tôi mới biết ga Sài Gòn hiện giờ là ga Hòa Hưng, còn lúc xưa ga chính của thành phố nằm ở khu vực gần chợ Bến Thành ngày nay, chứng tích còn lưu dấu là Tòa nhà trụ sở Hỏa xa nằm trên đường Hàm Nghi.
Mà để nói về lịch sử của ngôi chợ này cũng khá là rối rấm, nói vắn tắt là trước khi chợ Bến Thành yên vị có bốn mặt tiền như bây giờ đã phải xây đi cất lại di dời nhiều chỗ lắm rồi á
Khu vực xây chợ, vốn là một cái ao sình lầy cũ, gọi là ao Bồ Rệt (Marais Boresse), được người Pháp cho lấp đi. Khuôn viên chợ quy hoạch bốn mặt bởi bốn con đường.
Ngôi chợ mới do hãng thầu Brossard et Maupin khởi công xây dựng từ năm 1912 đến cuối tháng 3 năm 1914 thì hoàn tất. Lễ ăn mừng chợ khánh thành được báo chí thời đó gọi là "Tân Vương Hội", do được diễn ra trong ba ngày 28, 29 và 30 tháng 3 năm 1914, với pháo bông, xe hoa và hơn 100.000 người tham dự, kể cả từ các tỉnh đổ về.
Khu chợ mới này vẫn mang tên gọi Bến Thành. Hai con đường bên hông chợ mãi đến năm 1940 còn là bến xe đò miền Đông và miền Tây. Về sau, bến xe này mới được dời đi chỗ khác.
Chợ Bến Thành hoạt động liên tục trong 70 năm. Từ ngày 1 tháng 7 đến 15 tháng 8 năm 1985, chợ Bến Thành được cải tạo và sữa chữa lớn.
Ngành hàng kinh doanh chủ yếu: Quần áo, vải sợi, giầy dép, thời trang, hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm tươi sống, trái cây, hoa tươi."
Sẵn nói về chợ này, Hoàng cũng kể các bạn nghe về một cái tên địa danh mà giờ cũng ít ai nhắc Công trường Quách Thị Trang, nghe lạ lắm phải không?
Sau khi được đổi tên là công viên hay bùng binh Diên Hồng do chính quyền Bảo Đại đặt lại vào năm 1955, bùng binh này lại được đổi tên lần nữa. Ngày 25.8.1963, trong cuộc biểu tình của sinh viên - học sinh chống lệnh thiết quân luật, học sinh Quách Thị Trang, 15 tuổi, đã bị cảnh sát bót Lê Văn Keng, cạnh bên Bệnh viện Sài Gòn bắn chết. Năm 1964, sinh viên Vũ Quang Hùng đã vận động xây và được phép đặt tượng tại bùng binh Diên Hồng. Đây là tượng đầu tiên được đặt tại công viên này chứ trước đó thì nó là một cái bùng binh trống trơn. Thời gian đó, dân chúng gọi là công viên hay bùng binh Quách Thị Trang cho đến bây giờ. Đến năm 1965, chính quyền Sài Gòn đã xây dựng tượng Trần Nguyên Hãn cưỡi ngựa thả chim đại diện cho thánh tổ truyền tin đặt trên một bệ cao, rất uy nghi làm cho bùng binh này càng đẹp thêm chứ không trơ trọi như vào đầu năm 1960 (1).Khoảng năm 1970, Tổng thống Thiệu và Phó vương Kỳ có xung đột về quyền lợi chính trị thì bỗng dưng xuất hiện một cái cầu bắc ngang - nghe nói là do Hãng Eiffel thiết kế, nối liền công viên Quách Thị Trang với bên phía mặt tiền chợ Bến Thành (giống cây cầu nối từ Bệnh viện Bình Dân qua đường Điện Biên Phủ) để cho người đi bộ.Lúc đó, có tin rằng Tổng thống Thiệu nghe lời thầy bói, muốn trấn yểm Nguyễn Cao Kỳ nên phải xây cây cầu (kiều) bắc qua chợ (thị). Thị - Kiều nói lái lại là Thiệu - Kỳ nghĩa là Kỳ phải nối với Thiệu mới vững chắc. Nhưng sau một thời gian, bị báo chí chửi rủa cũng như bà con la ó vì sự xấu xí của nó (cũng như chính quyền) nên cây cầu cũng bị dẹp bỏ. Phải nói là sinh viên học sinh tranh đấu cũng đã đứng ở cây cầu này để rải truyền đơn chống chính quyền tưng bừng hoa lá cành mà chẳng ai bị bắt. Chưa nói là đã từng có những cuộc biểu tình chống chính quyền cũ vào năm 1971 mà điểm tập trung, liên lạc là công viên Quách Thị Trang.
Trong một số truyện dài của các nhà văn viết về trẻ bụi đời và giang hồ trước 1975 thì không thể thiếu những đoạn văn viết về nhất là cái bùng binh to đùng, được gọi là bùng binh chợ Bến Thành - Diên Hồng hay Quách Thị Trang. Những đứa trẻ đánh giày, những tay anh chị thuộc loại "cắc ké" ngồi trên những băng ghế để chờ thu tiền thuế giang hồ. Những người yêu nhau hẹn gặp nhau tại bùng binh những buổi chiều hẹn hò, nơi nghỉ chân của những người tứ xứ đến ngồi nghỉ để chiêm ngưỡng chợ Bến Thành. Cũng có thể là họ ngồi đợi những chuyến xe lửa ở đường Hàm Nghi đi về hướng Gò Vấp, đường tàu điện chạy vào Chợ Lớn hay bến xe thổ mộ cuối chiều hè...
Kể bạn nghe nhiêu thôi, tôi băng vào lồng chợ, ghé quầy ăn uống dứt một tô bún bò rau trụng, đá nhẹ thêm ly đá me mát lạnh, quá no lòng ấm dạ cho một đêm như tối hôm qua. cô chủ chan hơi đầy lèo, tôi vô tình làm đổ một xíu qua chỗ kế bên, một xíu thôi à nghen, giờ mới để ý, kế bên là một bạn trẻ đeo mắt kính, dáng người cao hơi đô một xíu, chắc cũng tầm tuổi tôi.
- Cho tui xin lỗi nghen! có sao không anh bạn?
- Afk, không sao đâu! Cậu đừng để ý
A, một bạn trẻ nói giọng bắc, giọng nói cũng nhẹ nhàng lắm các bạn. dưới chân là một cái balo to tướng y sì ông Vinh. Sáng nay mới tiễn ông Vinh, ổng mang cái balo hiệu The Northe Face á mn, thấy cũng nhiều người dùng thương hiệu này. còn cái balo của ông bạn này màu xanh lá cây, loại dùng cho các chú bộ đội, ông bạn vừa ngồi ăn, vừa nhìn xung quanh, kiểu nhìn của một người xa lạ mới đến á. chợt thấy ổng quay sang hỏi bà bán bún.
- Cô ơi, cho con hỏi đường đi Nhà Thờ Đức Bà ạ?
- Con đi ngược trở ra, hướng về đường Hàm Nghi, rẽ vào Pasteur đi thẳng ra cái công viên Thống Nhất, nhìn tay phải là thấy, bắt xe ôm mà đi cho lẹ, đi nhanh chớ trời nắng.
- Ê, ông bạn mới đến đây hả? - Uk, tớ mới đến SG lần đầu!
- Đi chơi hay đi công việc? tui là Hoàng, sinh viên trường Lasan Mossard . tui cũng mới học xong chương trình học, cũng rảnh, tui dắt ông đi dạo chơi ở thành phố này nha, không lấy tiền đâu mà ông sợ!
Chắc có thể vì tin chiếc thẻ sinh viên vẫn còn đeo trên cổ lúc sáng đi xe buýt nên bạn ấy cũng cởi mở và tin tưởng mình hơn, cũng có gì lạ đâu, tôi yêu thành phố này và tôi muốn kể cho mọi người nghe về thành phố này nhiều hơn, hiểu hơn. bạn ấy giới thiệu rằng bạn ấy cũng vừa mới hoàn thành chương trình 18 tháng đào tạo trong quân ngũ, giờ đi chơi rồi sẽ về học nghề, bạn kể đi nghĩa vụ xong thì đc cấp một cái thẻ học nghề và một ít tiền khi xuất ngũ nữa. hồi trước đi nghĩa vụ quân sự có 18 tháng thôi, nhưng theo luật NVQS 2015 trở về sau là nhập ngũ 24 tháng, vậy tính ra là 2 năm luôn. Hai năm anh nhập ngũ, em có chờ anh không ? Hông, hông biết nữa, hông có nhớ.
- Tớ tên Thanh, mới đi nghĩa vụ quân sự về, quê ở Hải Dương. tớ mới bay vào sáng nay, chơi vài ngày rồi trở về ngoài đấy. tớ đi học nghề ở ngoài đấy luôn.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top