sadfsadf III

CHƯƠNG VII

SỰ CHẾT VÀ NHỮNG TRẠNG THÁI KẾ TIẾP.

I.- SƠ DẪN VÀ TỔNG QUÁT.

Trong tương lai, có một điều chắc chắn là chúng ta sẽ chết.

A.- CÁC Ý TƯỞNG SAI LẦM CẦN DỨT BỎ.

1/ Chết là hết

Các tôn giáo đều bác bỏ ý kiến chết là hết; các cuộc thí nghiệm Thần linh học và các sự nghiên cứu của Hội Siêu Hình đều chứng minh rằng sau khi chết, sự sống vẫn tiếp tục.

Con người là linh hồn, thân thể chỉ là chiếc áo. Chết là cởi bỏ chiếc áo quá cũ, và con người tiếp tục sống ở một cõi khác trong thể mới là thể vía; thể nầy được chúng ta sử dụng khi chúng ta rời bỏ thể xác trong giấc ngủ. Nên biết rằng giấc ngủ chẳng qua là một cái chết tạm và ngắn ngủi.

Sự chết là sự di chuyển từ một giai đoạn sống nầy sang một giai đoạn sống khác tế nhị hơn. Tuy không còn thể xác, con người vẫn y như trước, có khác chăng là anh không còn tiếp xúc được với những người xung quanh như trước. Chết là một sự kiện xảy ra cho ta đã biết bao lần. Kiếp sống của chúng ta ở quả địa cầu chẳng qua là một ngày của đời sống thật sự.

2/ Sự thay đổi toàn vẹn con người

Nhiều người tưởng rằng sau khi chết, con người thay đổi toàn diện. Đó là một điều sai lầm hoàn toàn; ngoại trừ thể xác, con người vẫn y như trước với các tánh tốt và xấu của anh.

Tuy nhiên, anh không còn đau đớn, mệt nhọc, đói khát, lạnh lẽo. Anh muốn đi đâu tùy thích. Nhưng anh không thể thỏa mãn các dục vọng của thể xác như ăn, uống, . . . và bị lửa của các thèm muốn nầy nung đốt cho đến khi nào mãnh lực của chúng nó tiêu tan.

Các nhà nghệ sĩ và trí thức chân chánh, một khi vứt bỏ xác thân thì sung sướng vượt bậc.

3/ Không thể hiểu biết sự việc bên kia cửa tử

Đó là một ý tưởng sai lầm không có ở thời xưa. Chúng ta tưởng những điều chúng ta không biết thì người xưa cũng dốt và các tổ tiên ta vì không biết vô tuyến điện nên cũng không thể biết các vấn đề tế nhị của linh hồn.

Chúng ta có hai phương tiện hiểu biết những việc bên kia của tử :

a.- Phương tiện Thần linh học : các vong linh cho biết nhiều việc xuyên qua đồng cốt. Phương tiện nầy dễ thực hành nhưng ít hiệu quả.

b.-Sự xuất vía : phương tiện nầy rất khó khăn nhưng rất công hiệu. Bà A. Besant nói : " Tôi xác nhận con người có thể rời bỏ thể xác và trở lại thể xác một cách sáng suốt, ý thức" Khi rời bỏ thể xác chúng ta có thể thám hiểm những vùng chúng ta đến sau khi chết. Quan năng nầy còn ở trong trạng thái ẩn tàng nơi mọi người.

4/ Sự sợ chết

Khi ta hiểu được những điều xảy ra sau khi chết, chúng ta không còn sợ chết nữa. Nếu có chết là hình hài chết (chớ không phải sự sống) và hình hài có chết như vậy thì sự sống mới có thể tiếp tục tiến hóa ở một thể tinh vi hơn.

Vả lại, sự chết không có chi là đau đớn. Trái lại, chính nó chấm dứt mọi nỗi đau đớn

5/ Buồn đau vô lối

Các nỗi đau buồn của chúng ta là một sự lầm lạc và một điều tai hại cho những người quá vãng được bước sang qua một đời sống rộng rãi và sung sướng hơn. Chúng ta đừng hành động như những người ích kỷ chỉ biết có mình và hãy tập nghĩ đến hạnh phúc kẻ khác.

6/ Sự hối hận cuối cùng và sự đày đọa vĩnh viễn

Sự hối hận cuối cùng không thay đổi số phận con người tuy rằng những tư tưởng sau rốt có sự hữu ích của chúng nó như các tư tưởng của người sắp ngủ. Có một cách chuẩn bị sự chết là sống một cuộc đời hoàn hảo.

Ý niệm về một địa ngục vĩnh viễn sau một đời sống hữu hạn quả là trái với quan niệm thông thường. Thượng Đế không thể bất công và hung ác đến thế. Ý niệm nầy sai lầm và gây nhiều đau khổ vô ích. Trái lại, ý niệm về cõi Luyện tội rất đúng vì nó tái lập sự công bình với các hậu quả hạn định của những nguyên nhân hạn định.

B.- CÁC Ý TƯỞNG ĐÚNG CẦN BIẾT.

1/ Đời sống sau khi chết là kết quả của đời sống trần gian

Đây không có vấn đề hình phạt mà là hậu quả của những nguyên nhân đã tạo.

Nếu lúc sanh tiền, con người có những dục vọng nọ kia, dục vọng đó một khi được thỏa mãn thì trở nên mạnh mẽ, đồng thời các chất thô kịch được thu hút vào thể vía. Sau khi chết, dục vọng đó còn trở nên mạnh mẽ hơn trong thể vía. Chính nó đốt con người cho đến lúc nó hết sinh lực. Ngoài ra con người còn bị giữ trong cảnh tương ứng với thể chất của cái vía, anh phải mất nhiều thì giờ để vứt bỏ một chiếc áo, nghĩa là một chướng ngại vật do anh tạo ra.

Thế là con người chỉ hưởng những quả của những nhân y đã gieo.

Giống như phẩm hạnh của một người lúc thiếu thời quyết định điều kiện sinh sống vào tuổi già, đời sống ở cõi trần quyết định lối sống bên kia của tử.

2/ Ảnh hưởng của tuổi tác

Lẽ đương nhiên người nào lúc sanh tiền chế ngự được các dục vọng thấp hèn, thì các dục vọng nầy không thể hành hà anh sau khi chết.

Khi con người có tuổi, thể xác ít ham muốn, do đó, thể vía được thanh lọc phần nào sau khi chết. Trường hợp đau ốm cũng thế. Trái lại, khi con người chết trẻ, ham muốn của anh còn dồi dào, mạnh mẽ, do đó, anh phải lưu lại lâu ở cõi Trung giới và trong những cảnh nặng nề, ô trược.

Vì vậy các nhà hiền triết Đông phương khuyên những người có tuổi tác hãy sống một cuộc đời trầm lặng, cô liêu.

3/ Ảnh hưởng của một đời sống lâu ở cõi trần

a.- thuở thơ ấu là thời kỳ chuẩn bị không hữu ích thật sự cho Chơn ngã.

b.- một đời sống lâu, giúp Chơn nhơn gặt hái nhiều kinh nghiệm.

c.- như đã nói trên, một đời sống lâu ở cõi trần rút ngắn thời gian ở cõi Trung giới, nó còn giúp chúng ta sống lâu ở cõi Thiên đàng (cõi Thượng giới), nơi đây các kinh nghiệm sẽ chuyển thành phẩm hạnh hay quyền năng một cách vĩnh viễn.

C.- LINH TINH.

1/ Người chết thấy chúng ta không ?

Họ thấy dễ dàng thể vía chúng ta và do đó biết được các tình cảm và cảm xúc của chúng ta và những tư tưởng liên hệ. Họ không nghe được những lời nói của chúng ta.

Đối với họ, thời gian thức của chúng ta là ban đêm lúc ta ngủ, vì chỉ trong lúc ngủ, ta mới có thể tiếp xúc với họ bằng thể vía. Ban ngày, ta xa họ vì đa số nhơn loại không thể liên lạc với họ trong lúc thức

2/ Người chết ở xa hay ở gần ta ?

Lúc ban đầu họ vẫn ở chỗ cũ với bà con, anh em. Lần hồi, họ nhận thấy không ai nghe họ, thấy họ, nên họ hiểu được tình trạng mới của họ. Trong lúc đó, cũng có người đến chỉ dẫn họ về tình trạng nầy. Vì vậy, lần lần họ tách xa người trần để phiêu diêu lên các cõi trên.

3/ Người chết còn lo cho người sống chăng ?

Họ lo nhiều nhứt là khi con cháu họ nghèo túng, đau khổ. Nếu chúng ta chăm nom con cháu côi cút của họ, họ đỡ l

4/ Số phận của trẻ nít chết

Chúng nó rất sung sướng và không có cảm giác phân ly vì mỗi đêm chúng gặp cha mẹ trong giấc ngủ. Hơn nữa, chúng được tự do chơi giỡn với những đồ chơi mà tư tưởng của chúng tạo ra rất dễ dàng.

Các em sơ sinh lại tìm được dễ dàng một bà mẹ. Chúng cũng tái sinh mau lẹ và thường là trong gia đình cũ. Lễ rửa tội có sự hữu ích của nó, nhưng nếu không có, trẻ con cũng vẫn sung sướng như thường.

5/ Tiếp xúc với người chết

Phương cách thông thường là tiếp xúc với họ trong giấc ngủ : ta chỉ cần nghĩ đến họ nhiều trước khi ngủ. Ngoài ra còn có các phương cách của khoa Thần linh.

Theo lệ thường, ta không nên đem việc trần quấy rầy người chết vì chúng ta sẽ làm trở ngại sự tiến hóa của họ.

Đôi khi người quá vãng muốn người sống làm một vài việc quan trọng. Nếu được, chúng ta nên thực hiện ý muốn của họ để họ được an tâm.

6/ Sự chết là ngưỡng cửa của một đời sống cao hơn

Chết là bước vào một đời sống rộng rãi hơn. Đối với người Đông phương mơ mộng và huyền bí, họ thích thoát ra khỏi xác. Còn duy vật như người Tây phương thì trái lại.

II.- NHỮNG GIÂY PHÚT CUỐI CÙNG

VÀ SỰ THỨC TỈNH Ở CÕI TRUNG GIỚI.

Các sinh lực lúc trước phát ra ngoài nay hướng vào trong. Lần lần linh hồn thoát ra khỏi xác với thể phách cùng với prana và các khí lực khác. Hai chơn lạnh lần và linh hồn từ từ rút dần lên tim và thoát ra khỏi đỉnh đầu.

Phim đời

Trong lúc đó, cuộc đời của người hấp hối diễn lại đầy đủ từ chi tiết như một cuốn phim và anh chăm chú xem. Giây phút ấy rất quan trọng vì cuốn phim ấy sẽ cho anh biết đời sống của anh ở bên kia cửa tử như thế nào. Do vậy, ta phải kính trọng giây phút ấy và để anh yên và cũng vì vậy mà các tôn giáo đều khuyên cầu nguyện cho người hấp hối.

Sự việc nầy cũng xảy ra y như vậy cho những người chết đột ngột

Sự chết

Người hấp hối chết khi sợi từ điện liên kết thể xác và thể phách đứt. Anh ở trong một trạng thái vô thức êm ả. Rồi trễ lắm là 36 giờ sau, anh bỏ thể phách, để nó ở lại với thể xác và cũng tan rã với thể xác. Lúc đó con người thanh thản, mơ mộng gần như hôn mê.

Số phận của các thể

Vì mất sự sống, thể xác thô kệch lần lần tan rã thành từng phần, mỗi phần có một sự sống riêng. Thể xác không còn sống trong toàn thể, nhưng sống từ trong những thành phần tạo ra nó.

Thể phách vơ vẩn cạnh thể xác rồi lần lần tan rã. Xác người chết nên thiêu hơn là chôn để linh hồn rời bỏ nó dễ dàng và cũng vì vệ sinh chung cho người sống.

Bất đắc kỳ tử

Cái chết thình lình không tốt vì dục vọng con người còn ở thời kỳ thô bạo. Tuy nhiên, những ai đã sống một cuộc đời thanh khiết, họ sẽ được bảo vệ đặc biệt và sẽ an nghỉ êm đềm cho đến ngày cùng của đời sống bình thường của họ ở trần gian. Sau đó, mới bắt đầu đời sống ở Kamaloka [3].

Sát nhân

Kẻ sát nhân bị hành quyết vẫn tiếp tục sống lại cảnh án mạng với sự bắt bớ, giam cầm và hành quyết trong một thời gian rất lâu và hãi hùng. Ở bên kia cửa tử, y không nguôi giận và quyết trả thù. Thường thường, y còn giục người sống gây án mạng, nhứt là những người nhu nhược

Tự tử

Người tự tử khổ hay không là tùy nguyên nhân sự tự tử. Nếu anh tự tử để tránh một cảnh khốn khổ thì anh không sao trốn được. Ở bên kia cửa tử, anh sống lại cảnh khổ đó, cả cái lúc anh tự tử và giờ phút anh hấp hối. Và anh sống như vậy rất lâu.

Tai nạn

Người thanh cao an nghỉ êm đềm còn các người khác thì muốn trở lại trần gian hưởng các khoái lạc của cõi nầy. Họ có thể nhờ xác đồng bóng để thỏa mãn dục vọng nhưng ít khi được toại nguyện. Vì vậy, sau khi chết, họ sống như trong địa ngục.

Điên cuồng

Người điên không chịu trách nhiệm về sự tự tử của họ nên họ được bình an.

III.- KAMALOKA HAY CÕI LUYỆNTỘI.

Sau khi chết, các chất liệu của cái vía được sắp lại từ lớp, lớp nặng trược bên ngoài, lớp thanh nhẹ ở trong. Khi thức tỉnh, người chết chỉ có thể cảm xúc với ngoại cảnh bởi lớp bên ngoài mà thôi. Nên biết rằng các lớp nầy được tạo thành do các dục vọng của y ở trần gian.

Những bậc tu cao chỉ đi qua cõi luyện tội và không lưu lại đây. Họ chỉ thức tỉnh ở cõi Thiên đàng. Người thường thì thức tỉnh ở cõi tương ứng với dục vọng của họ ở cõi trần, và thời gian họ bị giam giữ tại cảnh nầy tùy sức mạnh của dục vọng.

Cảm xúc của thể vía

Thể vía cảm xúc bởi toàn thể lớp ngoài của nó. Trong một lúc nhứt định, nó chỉ cảm xúc được một cảnh của cõi Trung giới mà thôi. Vì vậy, người hiểu biết vấn đề nầy, không chịu để thể vía sắp xếp thành lớp nên cảm xúc được các cảnh giới cùng một lúc. Có được như thế, họ mới có thể thực hiện các sự cứu trợ vô hình.

Các cảnh của Kamaloka

Kamaloka có nghĩa là Dục giới. Đó là một phần của cõi Trung giới, phần mà người chết ý thức được. Như vậy Kamaloka không phải là một cõi riêng biệt.

Ở đó, không có những cuộc tra tấn đời đời mà chỉ có những đau khổ có tánh cách tạm thời và tinh luyện; nhờ vậy mà linh hồn trở nên nhẹ nhàng và siêu thoát lên cõi Thượng giới (cõi Thiên đàng). Dục giới cũng chia làm 7 cảnh tương ứng với 7 cảnh của Trung giới.

Tinh chất của dục vọng (élémental du désir)

Tinh chất nầy là tâm thức bẩm sinh và riêng biệt của thể vía. Nó muốn bảo vệ sự sống của nó nên chính nó sắp xếp cái vía thành lớp, với lớp rắn chắc bên ngoài

Sự giao tiếp với cõi trần

Thể trí luôn luôn hướng lên Thiên đàng nên kiểm soát cái vía mỗi lúc một ít; vì thế thể vía thường tìm cách tiếp xúc với cõi trần nên tạo nhiều quả báo xấu.

Vùng thứ 7 của Kamaloka hay địa ngục

Vùng nầy được các tôn giáo gọi là địa ngục. Không khí rất nặng nề, tối tăm, buồn thảm và dẫy đầy xú khí.

Ở cõi Trung giới, hình dáng biến đổi theo tánh tình nên những ai còn nhiều thú tánh có những hình thể xấu xa, nửa thú, nửa người. Chỉ lọt vào vùng nầy những ai can những tội nặng nề hay hoặc có những tật đê tiện. Dân cư của vùng nầy gồm toàn những cặn bả của nhơn loại.

Cũng có mặt nơi đây những kẻ mổ xẽ thú vật và những người tự tử để trốn hình phạt ở cõi trần.

Ở vùng u ám nầy, vong linh đi lang thang, lúc nào cũng oán giận, thù hằn, khao khát và ham muốn. Họ tụ tập quanh những tửu quán, ca lâu để xui giục khách hành động xấu xa, thô bạo và tìm cách ám ảnh họ.

Các đau khổ nói trên đều có tánh cách tạm thời và tinh luyện : nhờ có nó, con người học được một bài học. Bài học đó là có luật trời và ai phạm thì bị trừng phạt.

Cảnh giới thứ 6

Cảnh nầy tương tợ như cõi trần . Ấy là cảnh của những kẻ chỉ bận tâm với những việc nhỏ nhen của cõi trần : chuyện nhảm, bạc bài, quần áo, tiền bạc v.v. . . Họ thường bất mãn và buồn khổ vô cùng, và vì thế tìm cách tiếp xúc với người sống. Chính họ nhập vào đồng cốt ở các buổi hội họp thần linh công cộng để nói những chuyện vu vơ.

Cảnh giới thứ 4 và 5

Giống như cảnh thứ 6 nhưng nhẹ nhàng hơn; các linh hồn tiến hóa hơn và trầm mặc hơn

Cảnh giới thứ 3

Cảnh nầy chói sáng, nó chứng minh chữ astral [4] dùng để gọi cõi nầy. Ấy là cõi trời của nhiều tôn giáo. Người ta gặp ở đây những người mộ đạo hẹp lượng, những kẻ từ tâm vụng về. Ngôn ngữ còn là một chướng ngại ở vùng nầy. Những linh hồn dìu dắt trong các buổi cầu hồn thường phát xuất từ cảnh nầy.

Cảnh giới thứ nhì

Cảnh nầy tương tợ như cảnh thứ 3 nhưng tế nhị hơn. Các linh hồn ở cảnh nầy đều chờ đợi siêu thoát lên cõi cao hơn

Cảnh giới thứ nhứt

Ấy là cảnh của những nhà trí thức duy vật như các nhà bác học, chánh trị v. v. . . Ở đây, họ tiếp tục nghiên cứu các vấn đề thuộc phạm vi họ nơi các thư viện cõi Trung giới. Họ cũng cố gắng chuyển tư tưởng của họ cho các đồng nghiệp của họ ở cõi trần

Thời gian sống ở cõi Trung giới

Thường thường linh hồn lưu lại đây vài năm đến 4 - 50 năm. Tuy nhiên, những bậc tiến cao chỉ đi ngang qua trong vài giờ

Sự chết ở cõi Trung giới

Ngoại trừ những kẻ cặn bã phải trở lại cõi trần liền, các linh hồn khác một ngày kia sẽ bỏ thể vía và thức tỉnh trong một trạng thái an lạc cực độ, sự an lạc của cõi Thiên đàng.

Cái vía bây giờ chỉ còn là một cái xác chết, nhưng nhà phù thủy có thể chuyển cho nó sinh khí làm cho người ta tưởng nó sống.

Cái xác nầy cũng có thể rút giữ cho nó một ít chất thượng thanh khí của cái trí, khi dục vọng của nó quá mạnh. Linh hồn phải thu hồi chất khí nầy ở các kiếp sau một cách khó nhọc.

Khi linh hồn rời khỏi Kamaloka, nó thoát khỏi áp lực của cõi trần và cũng lánh xa giới đồng cốt.

IV.- DÉVAKHAN HAY CÕI THIÊN ĐÀNG.

Cõi Dévakhan (cõi Trời, Svarga, Soukhavati, Thiên đàng) là phần của cõi Thượng giới mà người chết ý thức được. Cõi 7 núi vàng nầy chia làm hai phần : phần trên có ba cảnh, phần dưới có bốn cảnh.

Ở cõi nầy, linh hồn an lạc khôn tả. Đâu đâu cũng là âm nhạc và màu sắc. Ở đây, các gương mặt mến yêu ở cõi trần cũng lần lần hiện ra vui vẻ, tươi cười.

Không vĩnh viễn

Không có địa ngục đời đời, cũng không có Thiên đàng vĩnh viễn, vì không một người nào có thể phát ra một động lực có khả năng tác động đời đời.

Mùa gặt ở Thiên đàng

Ở Thiên đàng các hột giống mà chúng ta gieo ở cõi trần sẽ đơm bông, trổ trái. Hột giống phải được gieo ở cõi trần dưới hình thức những cảm tình thanh cao, những tư tưởng vị tha, những cố gắng đạo đức, những hành động giúp đời. Không một cố gắng nào mất dù nhỏ đến đâu : cái chén dù nhỏ nhưng phúc lạc vẫn tràn đầy.

Thời gian ở cõi Thiên đàng

Linh hồn ở cõi Thiên đàng từ vài năm đến 1.500 - 2.000 năm. Phần lớn hạng cần lao ở đó lối 200 năm. Vả lại, đối với linh hồn ở đây, thời gian như không có.

Đa số linh hồn đều ở bốn cảnh giới dưới, chỉ những bậc tu cao mới lên ba cảnh giới trên và lưu lại đây lối 50 năm.

Một thí dụ

Ở Luân Đôn, trong một vùng bẩn thỉu, có một cô thợ may nghèo nhưng rất nhân từ. Khi trong vùng có những ai đau ốm, cô đến săn sóc tận tâm, khiến họ tri ân và cảm mến. Trong các người nầy, có một vài người chết và được lên Thiên đàng nhờ bản chất tâm linh của họ được kích thích bởi sự cảm mến, vị tha đối với người ân.

CÁC TƯ TƯỞNG CĂN BẢN

1.- Cường độ và thực tại của sự sống ở cõi Thiên đàng

Tư tưởng đầu tiên cần ghi nhớ là ở đây sự sống hùng dũng và gần sự thực hơn, vì hai màn hư ảo cõi Trung giới và cõi hồng trần đều không còn.

Vũ trụ và các hiện tượng của nó chỉ là hình dáng bên ngoài che đậy sự thật. Hình dáng ấy dày đặc vật chất bao nhiêu thì màn hư ảo càng nhiều, sự thật càng xa. Tuy nhiên, vật chất càng dày đặc càng hướng ra ngoài thì con người càng lưu tâm tìm kiếm sự thật bấy nhiêu. Nhưng cái họ tìm ra chỉ là hư ảo. Nếu ta so sánh ý nghĩ của người cha, người bạn, kẻ thù, vị hôn thê và một người quen biết tình cờ về một người nào đó thì ta thấy các ý nghĩ đó khác nhau. Sự khác biệt đó chỉ rằng chúng ta khó mà biết được sự thật.

Vì vậy, một vị Chơn Sư nói với bà Blavatsky : "Chúng ta gọi đời sống bên kia của tử là đời sống thật, còn đời sống trần gian là đời sống hư ảo."

2.- Quyền năng sáng tạo của tư tưởng

Ở cõi Thượng giới, chất thượng thanh khí tượng hình với mỗi chuyển động của tư tưởng. Và ở đây vì không còn bị kềm chế bởi các hạ thể, tư tưởng phát biểu dễ dàng bằng hình ảnh, màu sắc và âm thanh. Nhờ vậy, mỗi người có thể tô điểm cảnh vật xung quanh tùy sự phong phú trí thức của mình và sống một cuộc đời luôn luôn đổi mới và kỳ diệu.

3.- Chúng ta sống với những kẻ ta thương yêu

Ở Thiên đàng, yếu tố qui tụ linh hồn là tình thương mến. Vì vậy, xung quanh ta chỉ có những kẻ ta mến yêu. Người thù không thể tiến gần ta được.

Ở trần gian, ta không biết rõ bạn ta. Trái lại, ở Thiên đàng chúng ta biết họ trọn vẹn vì ta đọc được tư tưởng của họ, ngoại trừ các tư tưởng quá cao đối với ta. Không bao giờ có sự hiểu lầm.

Ở cõi trần, đối với các bạn thân, ta giữ hình ảnh họ trong trí. Ở Thiên đàng, hình ảnh ấy hiện trước mắt ta bằng chất thượng thanh khí và sống động nhờ sinh lực của linh hồn bạn ta chuyển lên. Giữa bạn ta và hình ảnh nầy, luôn luôn có sự giao tiếp chặt chẽ. Nếu bạn ta tiến cao, anh sẽ biểu hiện ở hình ảnh do ta tạo nên bởi tình thương mến và nhờ đó, anh càng hưởng được nhiều khí lực yêu thương và linh hoạt mà ta chuyển vào hình ảnh đó.

Ở bên kia cửa tử, tình thương vẫn là một mãnh lực kỳ diệu có khả năng bảo vệ những kẻ ta mến yêu dầu người ấy xa cách ta trong không gian và thời gian.

4.- Sự chuyển biến kinh nghiệm thành quan năng

Thiên đàng không chỉ là một nơi an lạc. Ở đó, chúng ta còn đồng hóa những chi cao đẹp trong các kinh nghiệm mà ta đã thu hoạch được trong kiếp sống vừa qua ở cõi trần. Vì vậy, tất cả các kinh nghiệm đều được quan sát và suy gẫm cẩn thận để chuyển thành năng khiếu trí thức và đạo đức. Khi linh hồn đầu thai lại, con người sẽ có năng khiếu ấy mà người ta gọi là năng khiếu bẩm sinh.

Chỉ có Chơn nhơn nhớ rõ các kinh nghiệm đã trải qua, còn phàm nhơn thì không nhớ được và nhớ cũng không ích gì. Là vì tinh hoa kinh nghiệm đã chuyển thành năng khiếu thì chúng ta đương nhiên hưởng các năng khiếu đó.

Như thế, đời sống hiện tại đang xây dựng tâm trí tương lai của chúng ta ở kiếp sau. Người ta không thể phân chia đời sống thành những kiếp sống riêng biệt.

Trong mức tiến hóa hiện tại, chúng ta biết được tổng quát thế nào là điều thiện và điều ác, nhưng chúng ta còn cần nhiều kinh nghiệm để khai mở các năng khiếu và quyền năng để sự hiểu biết của chúng ta được đầy đủ và rõ ràng.

5.- Từ bỏ Thiên đàng

Chúng ta đã biết chúng ta cần phải lên Thiên đàng, nếu không sự tiến hóa sẽ bị chận đứng. Như vậy, sự từ bỏ Thiên đàng là một điều kiện đặc biệt dành cho người tiến cao, có khả năng đưa tâm thức lên cõi Thiên đàng ngay lúc họ sống ở cõi trần.

Những người đó đang được một Chơn sư chọn lọc làm đệ tử. Ngài chọn cho họ nơi nào và thì giờ nào họ sẽ tái sanh và khi tái sanh, họ vẫn giữ thể vía và thể trí cũ.

6.- Lên vùng Thượng Thiên

Khi các kinh nghiệm được biến chuyển thành năng khiếu, Chơn nhơn liền bỏ thể trí và sang qua vùng Thượng Thiên là quê hương thật sự. Ngoài trừ các bậc Thánh, chúng ta chỉ lưu lại đây một thời gian rất ngắn.

7.- Nhìn thấy kiếp sau

Khi giờ tái sanh đến, Chơn nhơn thấy lại quá khứ của mình và trọn kiếp sống tới. Kế một đám mây mù nổi lên che tứ phía và một kiếp sống mới bắt đầu.

CẢNH GIỚI CỦA CÕI THIÊN ĐÀNG

1.- Cảnh giới thứ 7 - Cõi Trời thứ nhứt

Đó là cõi trời của những người thấp kém chỉ biết thương yêu gia đình; tình yêu này thành thật, vị tha nhưng hẹp hòi.

Ở đây có nhiều người La Mã, người Anh và ít người Ấn Độ, lý do là tuy tất cả đều có tình thương vị tha nhưng tình thương của người La Mã và người Anh thì hạn chế trong gia đình còn tình thương của người Ấn thì hướng lên Đấng Chưởng giáo họ tôn thờ.

2.- Cảnh giới thứ 6 - Cõi trời thứ nhì

Đặc tính của cõi này là sự tôn sùng một Giáo chủ dưới hình dáng con người. Đấng Thiêng liêng hiện ra cho họ dưới hình dáng quen thuộc. Vì vậy ở đây, có nhiều tín đồ của Thiên Chúa giáo, của Vishnou và chiến sĩ của Đạo binh cứu rỗi.

3.- Cảnh giới thứ 5 - Cõi trời thứ ba

Đây cũng là cảnh giới sùng đạo nhưng lòng mộ đạo ở đây có tánh cách linh hoạt, xã hội và thương người. Các hoạt động của những nhà truyền giáo, của các nghệ sĩ vị tha đều biểu hiện tại đây.

4.- Cảnh giới thứ tư - Cõi trời thứ tư

Đặc điểm của cảnh nầy là lòng tận tụy đối với toàn thể nhân loại. Nó gồm bốn phần:

a/ Sự nghiên cứu vị tha các vấn đề tâm linh với các Chơn Sư minh triết. Ở đây người Ấn và Phật tử đông mà tín đồ Thiên Chúa giáo và Hồi giáo ít.

b/ Sự sưu tầm triết lý và khoa học trong mục đích cao cả và giúp đời.

c/ Các hoạt động văn chương và nghệ thuật với mục đích hướng thượng và tâm linh hóa nhơn loại. Ở đây, người ta gặp Mozart, Beethoven, Wagner, Bach, các họa sĩ, điêu khắc trứ danh v. v. . .

d/ Các hoạt động phụng sự. Động cơ của phụng sự phải là sự phúc lạc chớ không phải để làm vui lòng một vị thần linh nào.

5.- Cảnh giới thứ ba - Cõi trời thứ năm

Sáu chục triệu linh hồn đang tiến hóa đều lần lượt có mặt tại đây nhưng ít người thức tỉnh. Họ đến đây để thấy quá khứ và nhìn tương lai của kiếp sống sắp tới.

Ở đây các linh hồn tiến cao thu nhận chơn lý một cách trực tiếp, nhờ đó, khi họ xuống cõi trần, kiến thức và lòng tin của họ rất vững chắc và có tánh cách bẩm sinh.

6.- Cảnh giới thứ nhì - Cõi trời thứ sáu

Chỉ có một số ít linh hồn đến đây. Ấy là những linh hồn tiến cao, biết rõ quá khứ và ý thức được mục đích và diễn trình của sự tiến hóa. Phân biệt được điều lành việc dữ, họ cố gắng hướng dẫn phàm ngã theo các tư tưởng phù hạp với chơn lý, công bình và danh dự khiến con người không thể sống cuộc đời nghi hoặc hay tầm thường.

Linh hồn còn có thể tiếp xúc để học hỏi thêm với các vị Chưởng giáo.

7.- Cảnh giới thứ nhứt - Cõi trời thứ 7

Cảnh giới này là quê hương của các Chơn sư và các vị đã được điểm đạo, vì muốn đến đây điều kiện tất yếu là sự điểm đạo. Tâm thức của các vị ấy luôn luôn liên tục ở ba cõi dưới từ kiếp này sang kiếp khác. Còn kiếp sống của họ là một cuộc đời duy nhứt.

Chính ở cõi này mà các vị Chơn sư minh triết tác động trực tiếp đối với linh hồn nhơn loại để giúp vào sự tiến hóa chung.

Kết luận

Sự chết không bao giờ có, chỉ có sự thay đổi điều kiện sinh sống. Kinh Bhagavad Gita nói rất đúng : "Kẻ cư ngụ trong thế xác không sanh, không tử. Nó vô sanh, bất diệt và xa xưa; nó không chết khi thể xác bị hủy diệt. Không có cái chi đá động đến nó được".

V.- CON ĐƯỜNG HÀNH HƯƠNG CỦA CON NGƯỜI TRONG 3 CÕI

Như chúng ta đã thấy ở trên, một kiếp người phải trải qua ba cõi : Hạ giới, Trung giới và Thượng giới. Đó quả là một cuộc hành hương.

Nguyên tử trường tồn

Trong thời kỳ nhập thế, Chơn thần chẳng những có tam thể thượng là Atma, Bouddhi, Manas mà còn liên kết với một đơn vị thượng giới của cảnh giới thứ tư, một nguyên tử trung giới và một nguyên tử hồng trần, ấy là tam thể hạ. Đơn vị và nguyên tử này có tính cách trường tồn và là trung tâm của ba thể : xác, vía và trí. Xuyên qua các kiếp, khi ba thể làm lượt tiêu tan, chúng nó vẫn hiện tồn và giữ gìn kết quả các kinh nghiệm thuộc mỗi thể, dưới hình thức quyền năng.

Một kiếp sống

Sau khi Chơn nhơn ôn lại dĩ vãng và nhìn rõ kiếp sống tương lai ở vùng Thượng Thiên thì kiếp sống mới bắt đầu. Sự sống khởi rung động và đơn vị thượng giới, như viên đá nam châm, thu hút ở cõi Thượng giới những chất đồng nhịp rung động với nó để đào tạo thể trí. Thể vía cũng được tạo thành như thế. Thể trí và thể vía tương tự thể trí và thể vía của kiếp trước còn thể xác thì tùy luật nhơn quả.

Phải đợi đến 7 tuổi thì Chơn nhơn mới bắt đầu hướng dẫn các thể. Kiếp sống bắt đầu hướng dẫn các thể. Kiếp sống bắt đầu ở cõi Trần, kế đó là cõi Luyện tội (Trung giới) và ở cõi Thiên đàng (Thượng giới). Sau cùng Chơn nhơn trở về quê của mình ở vùng Thượng Thiên (cõi Thượng giới), đến đây chấm dứt một kiếp người.

Phàm ngã

Phàm ngã gồm ba hạ thể vô thường với các hoạt động của chúng. Các hoạt động này được liên kết nhau bằng trí nhớ. Ý niệm về cái "ta" phát sanh từ sự đồng hóa của Chơn nhơn với các thể, nhứt là với thể nào hoạt động nhiều hơn hết, bắt đầu là thể xác.

Phàm ngã là một thực thể riêng biệt. Khuynh hướng của nó thường chống đối với các khuynh hướng của Chơn Nhơn.

Vả lại, mỗi thể được tạo thành bằng sinh vật nên bản năng của nó hướng về vật chất trái với khuynh hướng tâm linh của Chơn nhơn. Do đó mới có các chiến đấu nội tâm khiến thánh Paul than "Tôi làm những điều tôi không muốn làm".

Chơn ngã

Đây là con người thật vô sanh, bất diệt. Chơn ngã là chúa tể của thể xác, phát xuất từ Chơn thần mà chu kỳ tiến hóa dài đến 4.320.000 năm.

Niết bàn

Dévakhan đối với một kiếp luân hồi như thế nào thì Niết bàn đối với toàn thể các kiếp luân hồi như thế đó. Nó không phải là sự tịch diệt mà là một sự vinh quang khôn tả.

THÔNG THIÊN HỌC DẪN GIẢI

Xin vào Mục Lục Chi Tiết để biết tiểu mục

chú thich chương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 cuối trang đâu trang

Mục Lục Chi Tiết

CHƯƠNG I

Thông Thiên Học là gì ? Hội Thông Thiên Học

- Dẫn Nhập

- Thông Thiên Học

- Hội Thông Thiên Học

CHƯƠNG II

Các cõi của Vũ trụ và Các thể của con người

- Các cõi của Vũ trụ

- Sự cấu tạo huyền bí của con người

CHƯƠNG III

Cõi Trần và Thể xác

- Cõi Trần

- Thể xác

. thể xác thô nặng

. thể phách

. các hiện tượng liên hệ đến thể xác

CHƯƠNG IV

Cõi Trung giới và Thể vía

- Cõi Trung giới

- Dân cư cõi Trung giới

- Thể vía

CHƯƠNG V

Cõi Thượng giới và Thể trí

- Cõi Thượng giới

- Dân cư cõi Thượng giới

- Thể trí

- Chơn Thân

CHƯƠNG VI

Cõi Bồ Đề và Niết Bàn

Tình huynh đệ đại đồng

CHƯƠNG VII

Sự chết và những trạng thái kế tiếp

- Sơ dẫn và tổng quát

- Những giây phút cuối cùng và sự thức tỉnh ở cõi Trung giới

- Kamaloka hay cõi Luyện tội

- Dévakhan hay cõi Thiên đàng

- Con đường hành hương của con người trong 3 cõi

CHƯƠNG VIII

Luân Hồi

- Sơ dẫn

- Sự cần thiết phải Luân hồi, biện bác và bằng chứng

CHƯƠNG IX

Sự tiến hóa của con người và Thiên trách. Điều thiện và Điều ác

- Dẫn khởi

- Sự tiến hóa của nhơn loại

- Thiên trách

CHƯƠNG X

Định luật Karma hay luật Nhân quả

- Tổng quát

- Ba qui tắc nhân quả

- Các thứ nghiệp quả

- Biện bác

- Các Đấng chăm nom luật Nhân quả

Sự chấm dứt Nhân quả

CHƯƠNG XI

Mục đích của đời sống. Những bước đầu tiên trên đường Đạo

- Mục đích của cuộc đời

- Các bước đầu tiên trên đường Đạo

- Kỷ luật

- Bốn phẩm chất căn bản

CHƯƠNG XII

Đường Đạo và Sự Điểm đạo. Các Chơn Sư Minh triết và Quần Tiên Hội

- Sự chuẩn bị

- Các cuộc Điểm đạo

- Sự Điểm đạo kỳ năm

- Thiên đình.

HẾT

chú thich chương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 cuối trang đâu trang

CHƯƠNG I

THÔNG THIÊN HỌC LÀ GÌ ?

HỘI THÔNG THIÊN HỌC

I.- DẪN NHẬP

Tin tưởng.

Ngoại trừ nguyên lý về tình huynh đệ bắt buộc phải chấp nhận, Thông Thiên Học không có tín điều, nghi thức, giáo sĩ hay mệnh lệnh phải tuân hành. Mỗi người phải tự mình học hỏi và suy gẫm trước khi chấp nhận hay bác bỏ giáo lý của nó.

Một uy lực bên ngoài không thể làm cho ta vững tin hay chấp nhận một chơn lý. Chỉ khi tâm ta phát triển đến một mức độ nào thì ta mới tự mình tin ở các chơn lý được truyền dạy.

Giá trị của Thông Thiên Học.

Nếu Thông Thiên Học giải đáp được những câu hỏi đến nay nan giải, điều đó chứng tỏ giáo lý của nó đáng được các nhà tư tưởng lưu tâm.

Trước tiên, ta có thể chấp nhận các giáo lý đó như là một giả thuyết thỏa đáng hơn những giả thuyết khác, sau đó, ta sẽ học nó một cách thích thú và ý thức được phần nào chơn lý của nó khi cố đem thực hành trong đời sống hằng ngày.

Những ai chỉ trích Thông Thiên Học mà không tìm hiểu nó thì chỉ thốt những lời không giá trị.

Thái độ của giảng viên và thính giả.

Giảng viên chỉ dẫn nhưng không bắt buộc thính giả phải tin. Ông trình bày những chi ông cho là chân lý và để thính giả tự mình suy gẫm hầu vạch một lối đi.

Về phần thính giả không nên có một thái độ chỉ trích ác ý hay tin tưởng mù quáng. Họ phải sử dụng lý trí để suy đoán chẫm rãi trong nhiều ngày trước khi có một quyết định.

Điều quan trọng không phải là tin tưởng mà là hành động : con người phải hiền lành, chơn chánh, công bằng, lương thiện, thanh khiết v. v. . .

Vào ngày phán xét (Thánh Mathieu, XXV ,34 và kế tiếp), câu hỏi sẽ như sau : anh có cho người đói ăn, người lạnh mặc không v.v. . . ? Người ngoại đạo có làm những điều nầy sẽ hưởng phúc lạc vĩnh cửu. Như thế, tôn giáo xét không mấy quan trọng, ngoài ra nó còn thay đổi tùy gia đình và sinh quán của mỗi người.

Chúng ta đừng để dư luận ảnh hưởng ta, dù nó phát xuất từ gia đình, chòm xóm, báo chí, hội hè, đảng phái, vì dư luận là tư tưởng có tánh cách thông thường hay truyền thống. Tất cả cần được xét lại và đặt lại đúng chỗ. Ngoài ta ra, không có ai có thể rèn đúc lòng tin của ta được.

Đức Phật dạy một lời vô giá : "Chúng ta không nên tin một điều gì chỉ vì nó được nói ra, những tập tục vì nó được truyền lại từ ngàn xưa hay những kinh sách vì nó được các bậc hiền triết sáng tác". Chúng ta cũng không nên chấp nhận điều nầy việc nọ vì quá tin ở uy quyền của các bậc Chưởng giáo hay Chơn Sư.

Nhưng chúng ta phải tin khi kinh sách, lời nói hay lý thuyết được lý trí hay nội tâm chúng ta chấp nhận. Và khi nào quí vị tin thì quí vị đừng ngần ngại nữa mà hãy hành động đúng theo lòng tin của mình.

II.- THÔNG THIÊN HỌC

Định nghĩa.

Thông Thiên Học là sự hiểu biết thiêng liêng. Ấy là sự hiểu biết siêu đẳng về bản chất chánh yếu và thâm sâu của vạn vật trong giới hạn của khả năng chúng ta.

Con người có thể hiểu biết Đấng Thiêng Liêng vì bản chất của con người giống hệt Ngài. Như vậy chúng ta có thể biết các cõi vô hình tuy nó ở ngoài tầm quan sát của ngũ quan.

Thông Thiên Học là sự trình bày cơ tiến hóa thiêng liêng; nó là khoa nghiên cứu nguồn cội, sự tăng trưởng và sự cùng tận các cõi giới của cả con người và vạn vật hiện hữu. Nó soi sáng mọi hoài nghi và do dự, và giúp nhơn loại giải quyết nhiều vấn đề phức tạp và thường là nan giải.

Nó cũng là sự tổng hợp các chơn lý thuộc những tôn giáo lớn và dẫn dắt con người trên con đường tiến đến sự hoàn thiện.

Nguồn gốc.

Từ nghìn xưa, những nhà thám hiểm lỗi lạc (do các vị Tiên Phật thuộc Thiên đình) đã hiểu biết được những cõi giới hữu hình và vô hình nhờ các cuộc sưu tầm trực tiếp của các Ngài, và chính các lời truyền dạy của các Ngài tạo thành Thông Thiên Học. Lúc đầu, các lời nầy là những sự tiết lộ trình bày cho những ai chưa thể tự mình kiểm chứng được, nhưng một ngày kia, ai ai cũng có thể kinh nghiệm lấy và thu thập trực tiếp những kiến thức cá nhân, chúng nó sẽ thay thế sự tin tưởng ở người khác.

Siêu nhiên

Thông Thiên Học quan niệm không có chi là siêu nhiên hay là phép lạ. Các điều nầy là tác động của những định luật vượt quá mức tiến hóa của nhân loại hiện nay, nhưng chúng ta sẽ biết được trong tương lai khi chúng ta phát triển được những quyền năng huyền bí cần thiết. Những quyền năng nầy sẽ đương nhiên phát triển với sự tiến hóa trong một tương lai còn xa. Tuy nhiên, hiện giờ, nó đã biểu hiện rải rác ở một số người tiến hóa cao. Chúng ta có thể gia tốc sự phát triển nầy như thường thấy ở Đông Phương bởi những phương pháp Yoga.

Tôn giáo

Thông Thiên Học không phải là một tôn giáo mới. Nó cũng không phải là một tôn giáo.

Nó hiện hữu ở các thời đại và được xem như là nền tảng và tổng hợp các tôn giáo và triết lý. Ấy là sự Minh Triết cổ truyền được phát huy trở lại vào thời đại hiện kim.

Nó không có ý định triệt hạ các tôn giáo; trái lại, nó cố gắng chung vai đâu cật với các tôn giáo để ngăn chận phong trào duy vật, mở rộng các chân trời tôn giáo giải thích các biểu tượng đã bỏ quên hay không hiểu các tổ chức nầy, đánh tan sự chống báng và liên kết chúng lại.

Lâu đời

Thông Thiên Học xưa như thế giới, nhưng nó xuất hiện dưới hình thức hiện nay từ năm 1875 với bà Blavatsky và Đại tá Olcott. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề nầy sau

Ba trạng thái

Thông Thiên Học gồm ba trạng thái : triết lý, tôn giáo và khoa học, tương ứng với các chơn lý thuộc phạm vi trí thức, tâm linh và vật chất.

I.- TRIẾT LÝ

Về phương diện nầy, Thông Thiên Học dạy chúng ta rằng Thái dương hệ của chúng ta (Vũ trụ cũng thế) là một cơ cấu được sắp đặt và điều hòa một cách tỉ mỉ. Cơ cấu nầy là sự biểu lộ của sự sống huy hoàng (là Đấng Thiêng Liêng) mà con người chỉ là một thành phần bé nhỏ.

Các cõi và các thể.

Vũ trụ gồm nhiều khu vực vật chất hữu hình và vô hình chứa đựng lẫn nhau mà chúng ta gọi là cõi. Có bảy cõi trong vũ trụ.

Con người là một linh hồn có nhiều thể, mỗi thể tương ứng với một cõi.

a/ Cõi Hạ giới.

Cõi nầy là cõi vật chất của chúng ta gồm chất đặc, chất lỏng, chất hơi và bốn chất dĩ thái.

Con người có một thể xác gồm hai phần :

1/ xác thân để hành động,

2/ và thể phách để nhận khí lực.

b/ Cõi Trung giới.

Cõi Trung giới (hay cõi tình cảm) là cõi con người đến trong lúc ngủ hay sau khi chết (cõi luyện tội, cõi âm ty).

Con người có một thể vía hình trứng, nhiều màu. Đó là thể dục vọng và tình cảm tương ứng với cõi nầy.

c/ Cõi Thượng giới.

Ấy là cõi của tư tưởng. Nó gồm hai phần : phần hạ thiên cụ thể tương ứng với tư tưởng cụ thể, phần thượng thiên trừu tượng tương ứng với tư tưởng trừu tượng.

Con người có hai thể tương ứng :

1/ thể hạ trí,

2/ và thể thượng trí (hay nhân thể), thể nầy vẫn tồn tại trải qua các kiếp sống.

Sự chết.

Sự chết là sự từ bỏ thể xác. Thể nầy chẳng qua là một chiếc áo không liên hệ đến linh hồn. Thật sự, không có sự chết.

Luân hồi.

Linh hồn chúng ta trở lại cõi trần vào những thời kỳ kế tiếp để nhập vào thể xác của trẻ con. Cái chúng ta gọi là đời sống chẳng qua chỉ một ngày của sự sống thật sự của chúng ta.

Nhân quả.

Số mệnh hiện tại của chúng ta là kết quả của những nguyên nhân (tư tưởng và hành động) tốt hay xấu, sung sướng hay khổ đau mà chúng ta đã gây ở kiếp trước. Thượng Đế không thưởng mà cũng không phạt, nhưng điều chi con người đã gieo thì sẽ gặt lấy (Thánh Paul). Đó là luật tác động và phản động thường được gọi là luật nhân quả.

Thiên đình.

Trải qua các kiếp luân hồi liên tiếp con người chiến thắng mọi sự thử thách, trở nên hoàn toàn và thành những bậc siêu nhân. Các vị nầy hợp thành một tổ chức gọi là Thiên đình để phù trợ Thiên Cơ.

Như thế, Thông Thêin Học tái lập trật tự trong sự hỗn độn, giải đáp các điều bí ẩn đã khiến biết bao trí óc băn khoăn và đem ý nghĩa cho đời sống khiến cuộc đời trở nên dễ hiểu và đáng sống. Thông Thiên Học có tánh cách duy tâm vì nó đặt sự sống (là tâm thức) trên tất cả, sau đó, mới đến sắc tướng dùng làm dụng cụ cho sự sống.

II.- TÔN GIÁO.

Với tư cách tôn giáo, Thông Thiên Học chỉ cho chúng ta thấy cạnh bên sự tiến hóa bình thường, con người có thể chọn một con đường tắt để tiến đến mục đích. Nhưng kỳ thật, Thông Thiên Học không phải là một tôn giáo vì nó không có tín điều, không nghi thức, không giáo sĩ.

Các lời khuyên dạy của nó luôn luôn căn cứ trên sự quan sát sự việc và lẽ phải, chớ không phải phát sinh từ sự sợ hãi một thần linh hung tợn bị xúc phạm.

Tôn giáo là một hoài vọng thường trực hướng linh hồn lên sự Thiêng Liêng. Ấy là sự tìm kiếm Thượng Đế. Các vị giáo chủ hướng dẫn sự tìm kiếm nầy, nhưng mỗi tôn giáo chỉ tiết lộ một phần Chơn lý mà thôi để đáp ứng lại nhu cầu của một dân tộc và một thời đại nào đó.

Các tôn giáo không phát sinh từ sự vô minh của nhân loại, chúng là những con đường dẫn dắt đến Thượng Đế. Nhưng chính ở nơi mình mà con người khám phá được sự huyền bí ẩn tàng và tìm được Thượng Đế. Sau đó, y mới thấy Thượng Đế ở khắp nơi.

Các triết lý xưa đối với tôn giáo như thế nào thì Thông Thiên Học cũng thế : ấy là một triết lý có tánh cách tôn giáo.

III.- KHOA HỌC.

Trong mọi sự nghiên cứu, Thông Thiên Học áp dụng phương pháp khoa học để quan sát trực tiếp, tỉ mỉ và nhiều lần. Thông Thiên Học là khoa học linh hồn, Nó nhằm mở mang con người chớ không phải cải thiện dụng cụ quan sát. Sự mở mang nầy giúp con người mẫn cảm với các rung động tinh vi bổ túc, bằng cách đánh thức các giác quan mới sẵn có ở con người. Khi các giác quan nầy thức động, con người sẽ có nhãn thông (clairvoyance).

Như khoa học, Thông Thiên Học xếp loại các sự kiện tìm thấy, sau đó, đưa thêm những việc mà khoa học chưa biết rồi suy diễn và đặt ra những định luật. Những điều triệt để khoa học là Thông Thiên Học và điều chi thật sự Thông Thiên Học đều phù hợp với sự việc, nghĩa là với khoa học.

Phúc Âm Thông Thiên Học.

Tóm lại, Thông Thiên Học có ba Chơn lý chánh yếu cần ghi nhớ :

a/ Nguyên lý về sự sống có sẵn ở ta và ngoài ta. Nó không bao giờ chết; nó luôn luôn nhân từ; nó không thể thấy, không thể nghe, không thể cảm được, nhưng ai có nhiệt tâm sẽ ý thức được nó.

b/ Linh hồn của con người là bất tử. Tương lai của nó rất huy hoàng vì sự phát triển và sự vinh quang của nó là vô biên.

c/ Mỗi người quyết định đời sống của mình. Chính mình đặt cho mình mọi sự thưởng và phạt.

III.- HỘI THÔNG THIÊN HỌC

Hội Thông Thiên Học được chánh thức sáng lập tại Nữu Ước ngày 17 tháng 11 năm 1875 do bà Blavatsky và Đại tá Olcott. Cả hai là đệ tử của hai vị Chơn Sư Minh Triết. Chính hai vị nầy mới là người sáng lập Hội thật sự.

Bà Blavatsky thuộc hàng quí tộc Nga, sanh năm 1831 và từ trần tại Luân Đôn vào ngày 8 tháng 5 năm 1891. Bà chỉ phụ trách công việc giáo huấn chớ không lo sự tổ chức. Các tác phẩm giá trị của bà (Giáo lý bí truyền và Nữ thần Isis lộ diện) chứa đựng những tài liệu vô giá.

Đại tá Olcott là một công chức tại Hoa Kỳ. Ông được tiếng là một công chức rất thanh liêm. Ông gặp được bà Blavatsky khi ông điều tra về một hiện tượng thần linh học với tư cách một ký giả. Ông là Hội trưởng suốt đời của Hội và lo tổ chức Hội.

Hội Thông Thiên Học có ba mục đích nhưng chỉ có mục đích đầu là có tánh cách bắt buộc :

1/ Thành lập một trung tâm huynh đệ đại đồng không phân biệt sắc tộc, tín ngưỡng, nam nữ, giai cấp hay màu da;

2/ Khuyến khích sự nghiên cứu các tôn giáo đối chiếu, triết lý và khoa học;

3/ Nghiên cứu các định luật chưa được giải thích trong Vũ trụ và các quyền năng tiềm tàng ở con người.

Mỗi người xem như phải có một bổn phận danh dự kính trọng tôn giáo của kẻ khác như mình muốn kẻ khác tôn trọng tôn giáo mình. "Không có tôn giáo nào qua Chơn lý", đó là tiêu ngữ của Hội Thông Thiên Học.

Tình huynh đệ.

Người ta còn thêm : "Không phải là người Thông Thiên Học những ai :

- không thực hành hạnh vị tha;

- không sẵn sàng chia sớt bát cơm chót cho những kẻ yếu và nghèo hơn mình;

- không lưu ý giúp đỡ kẻ khác bất luận nơi nào, lúc nào, không kể sắc tộc, quốc gia và tín ngưỡng, hoặc làm ngơ trước tiếng than thở của con người khốn khổ;

- nghe bêu xấu một người vô tội mà không lên tiếng bênh vực như chính bênh vực mình."

Tinh thần huynh đệ : đó là tiếng nói đầu tiên và cũng là tiếng nói sau cùng của Hội Thông Thiên Học. Tình huynh đệ có nghĩa là mỗi người trong chúng ta, anh và tôi, đàn ông và đàn bà, nhìn xem kẻ khác như chính anh em hoặc chị em ruột mình và hành động như tất cả cùng chung một gia đình. Nó có nghĩa là anh chia sớt những gì anh thu thập và phân phát cho tất cả những chi anh đã thực hiện.

Hội viên Thông Thiên Học tìm hiểu các nguyên tắc đó và người Thông Thiên Học cố gắng áp dụng và thực hiện chúng.

Ngoài tình huynh đệ, không một ai bắt buộc chấp nhận giáo lý Thông Thiên Học, sự tự do tư tưởng và ngôn luận được dành một cách rộng rãi cho các hội viên.

Các mục đích khác của Hội Thông Thiên Học.

Hội Thông Thiên Học là nền tảng của các tôn giáo tương lai của nhân loại. Nó chiến đấu chống sự mê tín và thuyết duy vật; nó cố gắng phát triển sự kính trọng những điều cao thượng và chuẩn bị con đường cho Đấng giáo chủ. Nó giúp vào sự đào tạo nhánh thứ sáu của giống dân a-ry-en và chuẩn bị giống dân thứ sáu trong tương lai.

Có nên gia nhập vào Hội Thông Thiên Học không ?

Nên gia nhập để nêu cao lý tưởng huynh đệ và để được tiếp xúc trực tiếp với các khí lực đang đào tạo tương lai.

Người nhập hội phải có cảm tưởng mình là một chiến sĩ tiền phong trong đạo binh đang tiến, là một kẻ tình nguyện phát huy ánh sáng của một sự hiểu biết cao thượng hầu kẻ khác có thể tiến dễ dàng lên đỉnh núi Hiểu Biết. Không có lý tưởng nào cao cả hơn nguyện vọng phụng sự thế hệ mai sau.

Tánh cách quan trọng của Chơn lý.

Giáo lý có thể được phân ra làm ba loại :

1/ loại phổ biến luân lý và giải thích vì sao cần có luân lý;

2/ loại giải thích sự cấu tạo con người và các cõi mà họ đang sống;

3/ loại trình bày sự tiến hóa của con người trong quá khứ.

Kết luận.

Giữa các phong trào hiện tại, Hội Thông Thiên Học phải cương quyết trình bày một lý tưởng thật. Chức vụ của nhà tiên tri, của nhà huấn luyện tinh thần là nâng cao lý tưởng, là luôn miệng tuyên bố nó để mỗi người ghi nhớ và chọn con đường chánh.

chú thich chương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 cuối trang đâu trang

CHƯƠNG II

CÁC CÕI CỦA VŨ TRỤ VÀ CÁC THỂ CỦA CON NGƯỜI.

I.- CÁC CÕI CỦA VŨ TRỤ

Sự cấu tạo các cõi.

Trước khi thành lập vũ trụ, Thượng Đế đã hoạch định hoành đồ trong trí và giới hạn tầm hoạt động của Ngài trong không gian. Kế đó, Ngài sử dụng các nguyên tử đơn giản của không trung là bọt Koilon (Tiên Thiên khí) và phát ra một động lực xoay tròn để vận chuyển chúng nó. Các bọt nầy (có chứa lẫn sự sống của Thái dương Thượng Đế) cấu tạo nguyên tử của cõi thứ nhứt. Đó là cõi thiêng liêng : cõi Tối Đại Niết Bàn (plan Adi hay Mahaparanirvanique).

Người ta gọi là cõi, một vùng vật chất trong đó tất cả đều được tạo do một loại nguyên tử riêng biệt. Mỗi loại nguyên tử có một lối rung động riêng như nguyên tử của cõi Thượng giới thì có lối rung động tư tưởng. Thái dương hệ của chúng ta gồm bảy cõi.

Kế đó, các nguyên tử kết hợp lại thành phân tử càng lúc càng phức tạp để tạo sáu cảnh giới. Sáu cảnh nầy hợp với cõi nguyên tử tạo thành bảy cảnh của một cõi.

Tiếp theo, các nguyên tử của cõi thứ nhứt được bao bọc trong các chất của cảnh nặng trược nhất của cõi đó theo một lối sắp đặt thiêng liêng để tạo các nguyên tử của cõi thứ nhì. Cõi nầy được gọi là cõi Đại Niết Bàn (plan paranirvanique). Các nguyêntử nầy chứa 49 bọt Koilon. Sáu cảnh của cõi nầy cũng được thiết lập như sáu cảnh của cõi thứ nhứt.

Đoạn, Đức Thượng Đế tạo cõi thứ ba là cõi Niết Bàn (plan nirvanique hay spirituel) với các nguyên tử chứa 492 bọt, rồi cõi thứ tư, cõi Bồ Đề (plan boudhique) hay trực giác (intuitionnel) với nguyên tử chứa 493 bọt; cõi thứ năm là cõi Thượng giới gồm hai phần : phần Thượng Thiên trừu tượng với ba cảnh và phần Hạ Thiên cụ thể với bốn cảnh; rồi cõi thứ sáu là cõi Trung giới (cõi cảm xúc, cõi dục vọng); sau cùng cõi thứ bảy là cõi Hồng trần với các nguyên tử gồm 496 bọt Koilon.

Thế là bảy cõi của Vũ trụ được thành lập, mỗi cõi gồm bảy cảnh.

Tinh thần và vật chất.

Sự sống của Thượng Đế - Tinh thần - càng giáng sâu xuống những cõi dưới các lớp vỏ bao bọc bên ngoài mỗi lúc càng dày nặng, dù sao, vật liệu của mỗi cõi giới đều chứa đựng trong trạng thái tiềm tàng, tất cả những khả năng về năng lực và sắc tướng của các cõi trên tế nhị hơn. Chỉ cái lớp vỏ sau cùng, lớp nặng trược hơn cả, mới tạo thành hình hài vật chất.

Nhưng tinh thần đã bị bao bọc trong các lớp vỏ vẫn luôn luôn là tinh thần. Hai danh từ tinh thần và vật chất có tánh cách tưong đối. Người ta có thể nói vật chất là tinh thần nặng trược, còn tinh thần là vật chất thăng hoa. Hai danh từ nầy luôn luôn đi đôi với nhau. Trong mọi sắc tướng, luôn luôn có một sự sống đang tiến hóa và mọi sự sống đều được hạn định trong một sắc tướng chứa đựng.

Pha lẫn.

Sinh viên khoa học biết rằng các phần tử vật chất khôpng bao giờ đụng nhau, do đó, thể chất của các cõi trên có thể ở cùng một chỗ với vật chất của cõi Hồng trần trong các khoảng trống. Nói một cách khác, một chỗ trong không gian chứa thể chất của cả bảy cõi, chất thanh thấm vào thể trược. Người ta có thể thấy hiện tượng nầy khi trời mưa : nước mưa thấm và pha lẫn vào đất.

Các bầu đồng tâm.

Vì vậy, trái đất của chúng ta không chỉ là một bầu vật chất; nó còn là một bầu thanh khí (thể chất cõi Trung giới), một bầu thượng thanh khí (thể chất cõi Thượng giới) v. v. . . Các bầu nầy vì thanh hơn nên vượt khí quyển Hồng trần rất xa, cõi Trung giới lan rộng đến mặt trăng, còn với cõi Niết Bàn, các hành tinh của Thái dương hệ được tiếp xúc nhau .

Như vậy, danh từ Thông Thiên Học sang qua một cõi khác , không có nghĩa là di chuyển trong không gian mà là sự chuyển tâm thức từ một thể chất nầy qua một thể chất khác.

Tinh vân.

Sự cấu tạo các cõi trong không gian chỉ có thể thấy với cõi Hồng trần. Trước hết, chúng ta thấy một tinh vân. Thoạt tiên, tinh vân hiện ra như một cái đĩa to lớn, đoạn cái đĩa nầy phồng lên thành một bầu với nhiều vòng bao quanh như Thổ tinh (Saturne); sau đó, mỗi vòng phát sinh một hành tinh rồi hành tinh dần dần đông đặc lại. Thế là chúng ta có một Thái dương hệ với Mặt trời ở giữa và các hành tinh.

Ba luồng sóng sinh hoạt.

Bãy cõi được cấu tạo do luồng sanh hoạt thứ nhứt phát sanh từ Ngôi Ba (Ngôi Thánh Linh). Đó là sự cấu tạo các vật liệu của vũ trụ. Kế đó, Ngôi Hai (Đức Thánh Con) phát sanh luồng sanh hoạt thứ nhì để tạo thành sắc tướng : đây là khí lực tổ chức vũ trụ, nó cấu tạo bảy loài (ba loài Tinh hoa, kim thạch, thảo mộc, cầm thú, con người) dưới sự điều khiển của các vị Thần linh. Sau cùng, Ngôi Nhứt (Đức Thánh Cha) phát sanh luồng sanh hoạt thứ ba để chuyển tâm thức cho các sắc tướng tạo ra do Ngôi Hai.

Cảnh.

Các cảnh của một cõi được gọi là nguyên tử, hạ nguyên tử, thượng dĩ thái, dĩ thái, hơi, lỏng và đặc. Như ở trong các cõi, những cảnh xen lẫn nhau, cảnh thanh thấm lẫn cảnh trược và còn vượt xa ra ngoài.

Các dãy hành tinh.

Một Thái dương hệ gồm nhiều sân trường tiến hóa gọi là dãy hành tinh. Một dãy hành tinh có bảy bầu hữu hình và vô hình. Ở mỗi dãy, sự sống chuyển từ bầu nầy sang bầu kia, và chuyển như vậy bảy vòng trên bảy bầu thì mới hoàn tất sự tiến hóa của nó.

Sau khi hoàn tất, sự sống chuyển từ loài nầy sang loài kia như từ loài kim thạch sang loài thảo mộc v. v. . . và nhân loại trở thành tiên thánh.

II.- SỰ CẤU TẠO HUYỀN BÍ CỦA CON NGƯỜI

Các thể của con người tương ứng với các cõi của vũ trụ : con người là tiểu thiên địa, vũ trụ là đại thiên địa.

Nguyên lý và thể.

Nguyên lý là cách thức biểu lộ của sự sống. Thể là cái vỏ vật chất giúp nguyên lý biểu hiện. Ví dụ sự sống là trực giác, tư tưởng, dục vọng hay hành động tùy theo cái thể là thể bồ đề, thể trí, thể vía hay thể xác. Cũng như thế, điện là ánh sáng, sức nóng, động tác hay sức cơ khí tùy cơ quan thu nhận.

Sự sắp xếp bảy nguyên lý.

Trước kia, các nguyên lý được xếp vào hai nhóm :

a/ nhóm tam thượng gồm : Atma, Bồ đề, Thượng trí (Atma, Bouddhi, Manas).

b/ nhóm tứ hạ : thể dục vọng, prana, thể phách và thể xác.

Lối xếp nầy sau được thay đổi để thích hợp với sự kiện :

A/ Nguyên lý : Atma, Bồ đề (Bouddhi), Thượng trí, Hạ trí, Dục vọng (Kama), prana.

B/ Sắc tướng : Kim thân, Bồ đề, Chơn thân, Thể trí, Thể vía, Thể phách và xác thân.

Ba nguyên lý trên Atma, Bồ đề, Thương trí là phản ảnh của Ba Ngôi, đồng thời phản chiếu ngược vào thể xác, thể vía và thể trí.

Bảy thể.

Nói một cách đơn giản, thể xác là thể hành động và hiểu biết, thể phách là thể sinh lực, thể vía là thể tình cảm và dục vọng, thể trí là thể tư tưởng cụ thể, chơn thân là thể tồn tại từ kiếp nầy sang kiếp sau nên nhớ được các kiếp con người. Còn thể Bồ đề và Kim thân (atmique) chỉ được phát triển khi nào con người được điểm đạo hay được thu nhận làm đệ tử.

Ba yếu tố tiến hóa.

Thánh Paul nói con người là Thánh linh, linh hồn và thể xác. Thông Thiên Học gọi ba yếu tố đó là chơn thần, chơn nhơn và phàm nhơn.

1/ Phàm nhơn.

Phàm nhơn gồm ba thể hữu hoại : thể xác, thể vía và thể trí. Ở mỗi kiếp, chúng nó được đổi mới và tiến hóa trong ba cõi : cõi Trần, Trung giới và Hạ thiên. Tuy chúng nó hữu hoại, mỗi thể đều lưu lại một vật trường tồn, ấy là nguyên tử trường tồn.

Phàm nhơn là phương tiện tiến hóa duy nhất của Chơn nhơn. Nhờ các kinh nghiệm thu thập nhứt là ở cõi Trần, phàm nhơn phát triển sự hiểu biết của mình. Ở cõi Hạ thiên, những điều hiểu biết nầy chuyển thành những quan năng (faculté) để phát triển ở các kiếp sau.

2/ Chơn nhơn.

Chơn nhơn gồm ba nguyên lý trên: Atma, Bồ đề, Thượng trí sinh hoạt trong chơn thân. Chơn nhơn tồn tại trong các kiếp sống của nhơn loại. Chính nó thu nhận và giữ gìn các kinh nghiệm của phàm nhơn. Với mức tiến hóa hiện nay của chúng ta, Chơn nhơn là con người thật, vì Chơn thần là một điều rất cao xa đối với chúng ta.

Mục đích của đời sống con người là trau giồi Chơn nhơn để nó có thể hòa hợp với Chơn thần. Chỉ có hành động vị tha và vô ngã mới giúp chúng ta đạt được mục đích đó. Đức Phật dạy : "Các lý thuyết của bạn về Thượng Đế không đáng lưu ý. Hãy hành thiện, hãy nhân từ. Chính những điều đó đưa các bạn đến sự giải thoát và đến Chân lý."

3/ Chơn thần.

Chơn thần là những đơn vị tâm thức, những Điểm Linh Quang của ngọn lửa thiêng được chuyển xuống cõi Đại Niết Bàn như là những sinh linh riêng biệt. Chúng có tất cả các quyền năng thiêng liêng trong trạng thái tiềm tàng và các quyền năng nầy sẽ phát hiện khi Chơn nhơn được tinh luyện với các kinh nghiệm do phàm nhơn thu thập. Nhờ đó, con người, một Thánh linh mơ ngủ sẽ trở thành một Thánh linh thức tỉnh và linh hoạt.

Hào quang (Aura).

Hào quang là toàn thể các thể tinh vi của con người. Đôi khi, danh từ nầy chỉ cái phần các thể ấy vượt ra khỏi xác thân.

Hình dáng, màu sắc của nó tùy sự tiến hóa của mỗi người. Ai thấy nó được thì biết trình độ tiến hóa của người ấy như thế nào. Nhờ tác động của tư tưởng, nó có thể tạo một cái vỏ bảo vệ chống với các tư tưởng và dục vọng của kẻ khác.

chú thich chương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 cuối trang đâu trang

CHƯƠNG III

CÕI TRẦN VÀ THỂ XÁC

I.- CÕI TRẦN

Khoa học chỉ biết có cõi nầy và biết một phần thôi. Trong bảy cảnh của cõi nầy, khoa học chỉ biết có ba cảnh thấp, và bốn cảnh trên - các cảnh dĩ thái - thì chưa biết được. Nếu chúng ta lên đến cảnh hạ nguyên tử, chúng ta sẽ biết được cái đơn vị căn bản của tất cả sự vật : nguyên tử căn bản hồng trần.

Bốn loài tạo vật [1] của cõi nầy đánh dấu cái giai đoạn tiến hóa quan trọng, trong đó các sắc tướng trở nên một ngày một mềm dẻo, dễ uốn nắn hầu sự sống có thể biểu lộ nhiều hơn và dễ hơn.

II.- THỂ XÁC

Thể xác gồm hai phần :

1/ thể xác nặng nề, thô kệch gồm các chất của ba cảnh thấp.

2/ thể phách gồm các chất của ba cảnh cao.

A/ THỂ XÁC THÔ NẶNG.

Thể xác hoạt động và thâu nhận các kích động bên ngoài hầu chuyển cho con người bên trong để lọc ra sự hiểu biết. Thần kinh hệ là cơ quan liên lạc giữa tâm thức và thể xác. Thần kinh hệ gồm hai phần, một phần thuộc quan năng ý thức, một phần thuộc quan năng vô ý thức.

Hệ thần kinh giao cảm.

Nó điều khiển cả quan năng liên hệ đến sự sống hằng ngày (ví dụ tim đập). Trước kia, chính ý chí chủ trị nó, nhưng ngày nay nó trở nên tự động. Người ta có thể đặt nó trở lại dưới sự chủ trị của ý chí nhưng điều nầy không tốt.

Nó chiếm ưu thế ở thân thể phụ nữ và liên quan nhiều hơn với cõi Trung giới nơi phát xuất nó. Chính do sự liên quan nầy mà người đàn bà đa cảm hơn đàn ông.

Hệ thần kinh não tủy.

Hệ thần kinh nầy do ý chí chủ trị. Nó là cơ quan của giác thức (conscience de veille) mà trung tâm là khối óc. Khối óc không tạo tư tưởng. Nó là cơ quan, là dụng cụ vật chất của thể trí để thể nầy biểu hiện ở cõi trần (và biểu hiện một phần nhỏ mà thôi). Người ta có thể so sánh nó như cây dương cầm và thể trí như người đánh đàn.

Nó chiếm ưu thế ở thân thể người đàn ông và liên quan nhiều hơn với cõi Thượng giới nơi phát xuất nó.

Tinh luyện.

Thể xác thay đổi luôn. Mỗi phần tử là một sự sống thu hút bởi sự hòa hợp và sa thải bởi sự bất hòa. Muốn được thanh khiết, thể xác cần được dinh dưỡng bằng những thức ăn tinh khiết.

Trước tiên, cần tránh những thức ăn nặng trược có những rung động thô kịch như thịt, rượu, thuốc lá. Những phần tử ô trược của một thân thể được dinh dưỡng một cách thanh khiết sẽ tự đào thải trong một thời gian bảy năm khiến thân thể được đổi mới. Sự dùng các thực phẩm thanh khiết sẽ gia tăng số vi sinh vật (microorganisme), nhờ đó thân thể diệt trừ được mọi yếu tố ô trược chực xâm nhập thể xác. Sau cùng, ý chí của con người còn phát ra từ điện để xua đuổi các ảnh hưởng ô trược của hoàn cảnh.

Sự tự động của thân thể còn giúp vào sự tinh luyện nầy. Muốn đạt kết quả một cách nhanh chóng, các ham muốn cần phải được diệt trừ trước hết.

Nếu chúng ta muốn kiểm chứng giáo lý Thông Thiên Học, chúng ta cần có một thể xác vừa tinh khiết, vừa thăng bằng, vừa mẫn cảm để nhận thêm những rung động bổ túc mà không gây xáo trộn cho thần kinh. Người có huệ nhãn chẳng qua là một người nhận được các rung động hoặc một phần rung động mà phần đông nhân loại chưa nhận được.

Những phương pháp Yoga ở Đông Phương , dưới sự dìu dắt của một thánh sư, có thể đem lại những kết quả mong muốn mà không gây tai hại cho người học tập. Không có một ông thầy đủ khả năng, người tập có thể bị loạn trí.

B/ THỂ PHÁCH.

Nó được tạo thành bởi các vật liệu thuộc bốn cảnh dĩ thái. Nó thâm nhập xác thân và có một hình dáng in hệt xác thân (nhị xác thân). Nó thanh khiết hay thô kịch là tùy xác thân. Người có huệ nhãn thấy nó màu xanh tím hay xanh dợt.

Prâna.

Thể phách biến đổi sinh lực của vũ trụ (jiva) phát sanh từ mặt trời để cho xác thân sử dụng. Sinh lực được biến đổi, đó là prâna nuôi sống vạn vật. Prâna chạy dài theo các dây thần kinh và liên kết thể xác với các thể trên và với tâm thức. Thể phách giữ một vai trò liên lạc, một chiếc cầu giữa tâm thức và thể xác. Nó là môi trường của sinh lực chứ không phải của tâm thức trong trạng thái bình thường.

Hào quang của sức khỏe.

Ấy là phần của thể phách vượt khỏi xác thân lối vài phân. Nó gồm những tia sáng phóng ngay ra khi sức khỏe dồi dào (vì thể phách thu hút nhiều sinh lực nên phần thặng dư thoát ra) hay buông thỏng xuống khi sinh lực, nghĩa là sức khỏe, bị giảm sút.

C/ CÁC HIỆN TƯỢNG LIÊN HỆ ĐẾN THỂ XÁC.

Theo lệ thường, thể xác thô kịch và thể phách không bao giờ lìa xa nhau trừ trường hợp chết. Tuy nhiên, sự tách rời phần nào có thể xảy ra khi sức khỏe kém, thần kinh bị kích thích hay bởi thuốc mê.

Đồng cốt.

Sự tách rời nầy thường xảy ra ở đồng cốt. Thể phách dường như bị xé ra làm đôi khiến đồng tử bị mệt nhọc hay bị hỗn loạn tâm thần có thể đưa đến sự chết (thể phách tách hẳn ra).

Chúng tôi nghĩ không một người thông minh nào mà chịu làm đồng cốt.

Giác thức.

Đó là tâm thức của con người trong lúc thức. Dụng cụ của nó là khối óc. Thể xác (cùng khối óc) là môi trường giúp tâm thức biểu hiện. Tuy nhiên, con người không phải là thể xác mà là Chủ của thể xác, mặc dù vì vô minh y tưởng mình là thể xác và trở thành tôi đòi của nó thay vì làm chủ nó.

Chúng ta cũng nên lưu ý rằng nếu thể xác là phương tiện biểu hiện của tâm thức, nó cũng là một giới hạn nghĩa là một sự bảo vệ (rất quí báu đối với con người trong mức tiến hiện tại) đối với ảnh hưởng và rung động mà con người chưa cảm xúc được.

Giấc ngủ và giấc mộng.

Tuy trong lúc ngủ, "Chủ nhân của thể xác" rời bỏ nó trên giường để cho nó thu hồi sức lực và sang qua cõi Trung giới, nơi đây y thức tỉnh ít hay nhiều.

Trong lúc đó, các luồng tư tưởng chung quanh xâm nhập khối óc vật chất và dĩ thái, đồng thời các rung động nhận được lúc thức cũng tự động tái diễn xen lẫn với một ít cảm xúc của cõi Trung giới : tất cả các điều nầy tạo nên giấc mộng rời rạc, hỗn độn mà chúng ta đều biết.

Sự chết.

Trong hiện tượng chết, "Chủ nhân của thể xác" lìa bỏ thể xác và dẫn theo thể phách. Sợi dây nối liền thể xác và thể phách bị đứt và tạo ra sự chết.

Sau đó, "Chủ nhân" cũng thoát ra khỏi thể phách và bỏ nó ở mồ người chết. Nó lần lần tan rã theo thể xác. Cảnh tượng không tốt đẹp gì đối với một người có nhãn thông.

Tái sanh.

Đến lúc tái sanh, thể phách được tạo ra trước. Thân thể của đứa bé phát triển dần dần theo thể phách và trở thành những giới hạn mới cho linh hồn trong một kiếp sống mới.

chú thich chương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 cuối trang đâu trang

CHƯƠNG IV

CÕI TRUNG GIỚI VÀ THỂ VÍA.

I.- CÕI TRUNG GIỚI

Cõi nầy gần cõi Hồng trần nhứt. Là vì nguyên tử căn bản hồng trần được bọc bên ngoài bằng một lớp thanh khí (là chất của cõi Trung giới) và khi tan rã, thì thành thanh khí. Ở cõi nầy, sự sống linh động hơn và sắc tướng biến chuyển dễ dàng hơn. Chúng ta không thấy chất thanh khí được vì chất hồng trần của thể xác ta nặng trược quá nên không đáp ứng được với các rung động quá mau của chất thanh khí.

Cõi nầy là môi trường của ham muốn và dục vọng, của cảm xúc và tình cảm. Các nhà luyện kim thời Trung cổ dùng chữ astral (chói sáng như sao) để gọi cõi nầy vì nó rất sáng sủa. Nó còn được gọi là cõi tình cảm, cõi Trung giới, cõi luyện tội, cõi âm ty v. v. .

Chúng ta sang qua đó trong lúc ngủ và sau khi chết. Đó là một cõi hoàn toàn có thật gồm những chất rất tế nhị. Tuy nhiên, nó cũng được gọi là cõi "ảo tưởng", vì các đồng bóng thường tả cõi đó bằng những cảm giác mù mờ.

Đặc tính.

1/ Sắc tướng biến đổi.- Các sinh vật cõi nầy có thể biến đổi nhanh chóng hình thể mình để mê hoặc những người họ muốn phá phách.

2/ Thị lực.- Khi ta xem một món đồ, ta thấy tất cả một lượt, bên trong như bên ngoài.

3/ Đối phần.- (contre partie) Mỗi vật hữu hình ở cõi trần đều có đối phần bằng thanh khí ở cõi Trung giới. Thể xác của chúng ta có đối phần của nó là thể vía.

4/ Phóng đại.- Thị giác có quyền năng phóng đại các vật hồng trần rất nhỏ.

5/ Màu sắc mới.- Ở cõi Trung giới có nhiều màu sắc mà ở cõi trần chúng ta không biết. Ở đây màu tử ngoại tuyến (ultra violet) và xích ngoại tuyến (infra rouge) đều được thấy rõ ràng.

6/ Hình ảnh quá khứ.- Tất cả những sự việc xảy ra ở cõi trần đều có phản chiếu một phần và trong một thời gian ngắn ở cõi Trung giới. Thật sự, các di tích nầy đều có ở cõi Thượng thiên.

7/ Đi đứng đụng chạm.- Chúng ta có cảm giác lướt trôi chớ không phải đi đứng như ở cõi trần. Chúng ta đi ngang người và vật một cách dễ dàng, do đó không thể có tai nạn. Trong trường hợp nổ tung, cái vía tan từ mảnh và ráp lại tức thì.

8/ Tối tăm.- Sự tối tăm không có ở cõi Trung giới vì thể chất của cõi nầy tự nhiên sáng chói.

9/ Không gian và thời gian.- Quan niệm về không gian và thời gian thay đổi hẳn : một khoảng vài giây trong giấc mộng có thể dài như cả mấy mươi năm. Khi người ta muốn đến một nơi xa thì chỉ nghĩ và muốn là đến ngay.

Các cảnh.

Trung giới có bảy cảnh gồm ba phần :

1.- Phần thứ nhứt gồm ba cảnh thứ 4, thứ 5 và thứ 6 : các cảnh nầy nhứt là cảnh thứ 6 tương tự cõi trần.

2.- Cảnh thứ 7 : ấy là cảnh địa ngục (không vĩnh viễn) ở đây quang cảnh rất tối tăm. Khi thám hiểm cõi nầy, học viên có cảm giác di chuyển trong một không khí đen và nhờn giữa những nhân vật và ảnh hưởng xấu xa.

3.- Phần thứ ba gồm có ba cảnh 1, 2 và 3 : Các cảnh nầy sáng sủa và tinh vi. Ấy là Xứ nhàn hạ của người thần linh học, Walhalla của người Scandinave, Cung điện của người Hồi giáo và Thánh địa Jérusalem bằng vàng, cửa nạm ngọc của người Thiên Chúa giáo.

Hiện hình.

Sự hiện hình thấy ở nghĩa địa là hình của thể phách người chết hiện ra gần ngôi mộ. Người hấp hối thường cũng hiện hình trong thể vía để đi thăm một người nào trước khi từ trần. Ở những nơi xảy ra án mạng, sự hiện hình là những tư tưởng phát ra do kẻ sát nhơn khi y ôn lại các giai đoạn của án mạng. Hơn nữa, chất thanh khí nơi đó cũng giữ ấn tượng của sự việc xảy ra. Người chết còn cố gắng liên lạc với cõi trần bằng cách reo chuông hay ném đá.

Hiện tượng Thần linh học.

Những linh hồn có thể nhập vào xác đồng rất nhiều và chỉ những người có nhãn thông mới nhận biết được linh hồn hướng dẫn, các lời dạy bảo xuyên qua đồng cốt không có gì đặc biệt, trừ trong những phiên họp giữa các nhà thần linh chân chính.

Các vong linh còn có thể hiện hình bằng cách sử dụng thể phách của đồng tử, vì vậy mà sức khỏe của người nầy bị tổn hại. Sự hiện hình có thể ghi ấn tượng lên kiếng ảnh.

Những tinh linh (như các tiên nữ : fées) có thể tạo những hiện tượng thần linh : gõ cửa, quay bàn, di chuyển đồ đạc v. v. .

Năng lực thanh khí.

Chất thanhh khí và dĩ thái có một áp lực mạnh hơn áp lực của không khí. Có những luồng dĩ thái vô cùng mạnh mẽ chạy quanh trái đất từ cực nầy đến cực nọ.

Làn sóng giao cảm.- Khi chúng ta lập đi lập lại một sự kích động và lập một cách có tiết điệu, các làn sóng rung động trở nên mạnh mẽ vô cùng. Người ta có thể sánh việc nầy với những bước đi ăn nhịp ở một cầu treo.

Thần chú.- Sự lập đi lập lại một số âm thanh có thể tạo những ảnh hưởng nầy nọ : đó là Thần chú.

Tan rã.- Một sự vật có thể tan trong dĩ thái nếu tốc độ rung động của nó được gia tăng. Nhờ vậy một vật có thể di chuyển đến xa trong trạng thái dĩ thái. Khi tốc độ rung động của nó trở lại bình thường, áp lực của dĩ thái sẽ hoàn hình cho vật đó.

Tạo vật.- Do ý chí, người ta có thể tạo ra một đồ vật bằng cách sử dụng nguyên liệu sẵn có ở chung quanh mình. Bao giờ ý chí còn mạnh thì sự vật đó còn. Nó biến mất khi ý chí ngưng lại.

Tuy nhiên, cũng có thể có những đồ vật tạo như thế nầy mà trở thành vĩnh viễn. Thơ từ, hình vẽ cũng được tạo như vậy.

Vật nặng hóa nhẹ.- Huyền học có thế làm mất sức nặng của đồ vật và đưa nó lên cao (trường hợp các tảng đá lớn của Kim Tự Tháp).

Nhãn thông.- Với những quan năng của thể vía, người ta có thể đọc một quyển sách xếp lại hay tư tưởng của kẻ khác.

II.- DÂN CƯ CÕI TRUNG GIỚI

Dân cư cõi Trung giới có thể phân làm ba loại :

A.- DÂN CƯ NHÂN LOẠI.

1.- Người sống :

Ấy là thể vía của những người còn sống ở cõi trần và đã tiến khá cao : các vị Chơn tiên và đệ tử, các nhà huyền học trong đó có bọn tả đạo ích kỷ, và của những người thường trong lúc ngủ.

2.- Những người không còn xác thân.

Hạng người nầy gồm :

a/ Những vị Cao Cả như các vị Nirmanakayas. (xem chương XII).

b/ Các vị đệ tử từ chối không lên Thiên Đàng và đợi đi đầu thai.

c/ Những người đã từ trần (xem chương VII).

d/ Những bóng và vỏ, là những cái vía đang tan rã của những người từ bỏ cõi Trung giới để sang cõi trên.

e/ Những vỏ hoàn sanh, nghĩa là được vong linh nhập vào.

f/ Những kẻ tự tử và nạn nhân của các vụ bất đắc kỳ tử, họ thường bị bắt buộc ở cảnh thứ bảy (địa ngục) một thời gian.

g/ Ma cà rồng (vampires) và ma sói , là những sinh vật gốc người rất nguy hiểm nhưng hiện thời ít thấy.

B.- DÂN CƯ PHI NHÂN LOẠI.

1.- Loại tinh chất. (Essence élémentale)

Loại nầy được tạo thành bằng chất thanh khí phối hợp với dục vọng do luồng sống thứ hai (phát xuất từ Ngôi Hai). Trên con đường tiến vào vật chất, giai đoạn nầy xảy ra trước khi sự sống nhập vào kim thạch. Loài nầy có những năng lực riêng mà con người có thể sử dụng nếu biết cách.

2.- Vía của thú vật.

Ấy là vía của con thú đã chết, chúng ở đây không bao lâu.

3.- Tinh linh.

Ấy là các Tiên nữ (fées), Thần gió (elfs), Thổ địa (gnomes), Thiên tinh (sylphes), Hỏa tinh (salamandres) v. v. . . Chúng hiện ra trong hình dáng con người nhưng nhỏ thó, tuy rằng chúng không thuộc con đường tiến hóa của nhân loại.

Chúng có thể thay đổi hình dạng. Các tinh linh thường được biết là Thổ địa, Thủy thần, Thần gió, Thần lửa, mỗi loại có nhiệm vụ riêng về đất, nước, gió, lửa thuộc phần hành của mình. Các Tiên nữ chăm nom đặc biệt sự đào tạo hình hài các loài kim thạch và thảo mộc, và chuyển sinh lực vào các loài nầy.

Tinh linh lánh xa nhân loại vì không chịu được hơi hám và dục vọng con người. Đôi khi chúng phá phách và mê hoặc chúng ta. Chính chúng nó giúp các nhà ảo thuật Ấn Độ tạo những ảo thuật công cộng.

Đời sống của chúng đơn giản, vui vẻ, vô tư lự như trẻ con. Chúng sống lâu hay mau tùy loại. Thân hình của chúng làm bằng chất thanh khí hay chất dĩ thái.

Trên con đường tiến hóa đến quả vị Thiên thần (Anges), tinh linh tương ứng với loài cầm thú so với nhân loại. Con đường tiến hóa của chúng gồm: ngũ cốc, kiến, ong, Tiên nữ, Thiên tinh, Thiên thần; còn con đường tiến hóa của nhân loại phải trải qua đất, rong rêu, cây có hoa, đại thọ, loài có vú, con người.

4.- Thiên thần (Devas ou Anges).

Theo sự hiểu biết của chúng tôi, các Thiên thần thuộc một hệ thống tiến hóa cao nhứt và có liên hệ với quả địa cầu. Sau khi đạt sự toàn thiện, con người có thể chọn con đường tiến hóa của các vị Thiên thần, một trong bảy con đường tiến hóa. Sự toàn thiện của các vị Thiên thần cao hơn sự toàn thiện của nhân loại.

Các Ngài gồm 7 hạng :

1/ Cảm dục Thiên thần (Kâmadevas)

2/ Hữu sắc Thiên thần (Roupadevas)

3/ Vô sắc Thiên Thần (Aroupadevas)

Thân thể của các vị nầy là thể vía, thể trí hay Chơn thân. Mức tiến hóa của Cảm dục Thiên thần cao hơn mức tiến nhân loại.

Trên Vô sắc Thiên thần còn 4 hạng Thiên thần khác. Trên nữa là các vị Hành tinh Thiên thần (Esprits planétaires).

Ở một cấp bậc cao, các Thiên thần đối với các Tinh linh cũng như nhân loại so với thú cầm.

Nhiệm vụ của các Thiên thần là hướng dẫn sự tiến hóa theo Thiên Ý. Các Ngài tái lập sự quân bình luôn luôn bị xáo trộn do hằng triệu ý chí khác nhau trong vũ trụ và cũng chăm nom sự dạy dỗ và vận mệnh các quốc gia.

C.- DÂN CƯ GIẢ TẠO.

1.- Tinh chất giả tạo (élémentals artificiels) hay Hình tư tưởng.

Hạng nầy đông hơn tất cả. Chúng gồm những thực thể bán thông minh và khác biệt nhau như tư tưởng con người.

Một tư tưởng (hay dục vọng) khi phát sanh thì dùng tinh chất (essence élémentale) tạo thành một sắc tướng thích hợp với nó. Đời sống của sinh vật nầy (nghĩa là của sắc tướng nó) tùy sức mạnh của tư tưởng hay dục vọng phát sanh nó. Nó được rõ ràng ít hay nhiều là tùy tư tưởng chân xác hay không. Màu sắc của nó tùy phẩm hay loại tư tưởng (thương yêu, sùng bái, thiện cảm v. v. . .)

Thường thường, tư tưởng con người mơ hồ, vì vậy sinh vật được tạo ra chỉ sống trong vài phút hay vài giờ rồi tan trong khối tinh chất sau khi phất phơ đây đó.

Nếu tư tưởng mạnh, sinh vật nầy có thể sống trong vài ngày hay lâu hơn nữa. Một pháp sư giỏi có thể tạo những sinh vật sống cả ngàn năm. Vì vậy, có những tinh vật loại nầy được tạo cách đây lối 11.500 năm (trước khi châu Atlantide bị sụp chìm) mà nay vẫn còn tồn tại.

Ảnh hưởng đối với cá nhân mình .- Khi tư tưởng hướng về cá nhân mình, nó tăng cường các tinh vật đã tạo và giúp chúng nó sống lâu. Thế là ta tạo cho ta một người bạn thanh khí dũng mãnh mà ảnh hưởng đối với chúng ta một ngày một gia tăng. Vì vậy, khi ta lập lại thường một dục vọng, nó sẽ gây cho chúng ta nhiều tai hại.

Ảnh hưởng đối với kẻ khác .- Khi chúng ta nghĩ đến người khác, sinh vật được tạo thành sẽ bay vẩn vơ quanh người đó để ảnh hưởng tốt hay xấu tùy ý chúng ta, vào lúc thuận tiện nhứt nghĩa là khi người nầy dễ cảm nhứt.

Nhưng tinh vật chỉ có thể tác động khi nào thể vía đối tượng có những yếu tố đồng loại với thể của nó để nhận sinh lực tốt hay xấu của nó. Nếu yếu tố nầy không có, tinh vật sẽ quay lại chúng ta theo con đường đã đi với sức mạnh còn nguyên của nó.

Người ta biết được nhiều trường hợp mà tư tưởng oán ghét không hại người bị trù mà quay lại giết người tạo ra nó. Trái lại, một tư tưởng hiền lành khi nó không được nhận do một người hèn hạ, nó sẽ quay về giúp đỡ người phát ra.

Đôi khi, một tinh vật xấu không sử dụng sinh lực của nó được nên trở thành một ác quỉ nuôi dưỡng các tinh vật đồng loại với nó.

Như vậy, với tư tưởng và dục vọng của chúng ta, chúng ta có thể tạo thiên thần hay ác quỉ mà chúng ta phải chịu trách nhiệm. Do đó, chúng ta phải tập chủ trị tư tưởng và dục vọng của chúng ta.

Ước mong và cầu nguyện .- Ai ai, dù nghèo thế nào đi nữa, cũng có thể tạo một thiên thần hộ mạng cho những người mình mến yêu, dù các người đó ở xa hay gần. Sau khi chết, ta cũng có thể tác động như vậy.

Quyền năng của một lời cầu nguyện nhiệt thành, nhứt là khi được lập lại thường, trong việc đào tạo tinh vật linh động để hộ trì người khác giải thích một tin tưởng của các người mộ đạo : Cầu xin là được.

Hình dáng và màu sắc.- Quyển sách Hình Tư Tưởng của bà A. Besant và ông C. W. Leadbeater giải thích việc nầy một cách tỉ mỉ.

Sau đây là một vài chi tiết : tím = tính tâm linh, xanh lam = sùng tín, vàng = thông minh, vàng cam = kiêu căng, xanh lá = thiện cảm, hồng = tình thương vị tha, đỏ = giận dỗi, dâm dục, xám = ích kỷ, đen = hung dữ.

Những hình tư tưởng đẹp đẽ, rõ ràng, tươi sáng và thanh khiết là hình dáng của những tư tưởng thanh cao. Trái lại, những tư tưởng lu mờ, xấu xí, âm u là triệu chứng của những tánh tình đê tiện.

Thành kiến.- Nói chung, các tinh vật giả tạo phát sanh từ một nhóm, một xứ tạo một ảnh hưởng vô hình to lớn đối với tình cảm của một quốc gia, một sắc tộc, một màu da, một tôn giáo, một chánh đảng và cũng như đối với các thành kiến. Từ khi sanh, chúng ta phải chịu những ảnh hưởng nầy và vì chúng ta không biết nên ảnh hưởng ấy rất sâu đậm.

2.- Con người giả tạo.

Để đánh đổ chủ nghĩa duy vật, một nhóm người Mỹ trong thế kỷ qua (XIX), có lập một phong trào sau trở thành khoa Thần linh học.

Người ta dạy bảo một người quá vãng về những khả năng của cõi Trung giới rồi giao cho người đó hướng dẫn một nhóm Thần linh học. Nhưng do luật tiến hóa, người hướng dẫn cần được thay thế. Vong linh thay thế bèn sử dụng các bóng hay cái vỏ của người hướng dẫn trước nên người ta tưởng chỉ có một vị hướng dẫn mà thôi. Nhưng về sau, người ta cũng thấy những điều sai biệt.

Đó là nguyên do của các thực thể nhân tạo.

CÁC VỊ PHÒ TRỢ VÔ HÌNH.

Sau cùng, chúng ta nên nói đến một nhóm người gồm người sống lẫn người chết do đệ tử của các vị Chơn Sư lập ra để làm việc ở cõi Trung giới. Đó là nhóm người cứu trợ vô hình. (xin xem quyển Những Vị Phò Trợ Vô Hình của C. W. Leadbeater)

Nhóm nầy được thành lập vào buổi sơ khai của Hội Thông Thiên Học. Trong lúc đầu, nhóm nầy gồm những người đàn ông và đàn bà còn sống, họ quyết định sử dụng thời gian thể xác ngủ để hoạt động ở bên kia cửa tử. Sau đó, họ qui tụ thêm một số người đã từ trần trong các hoạt động nầy.

Cứu trợ người chết.- Khi sang qua cửa tử, nhiều người rất sợ sa vào địa ngục. Họ cần được trấn an, chỉ dẫn : đó là một công việc rất khó vì họ muốn bám víu vào cõi trần thay vì siêu thăng lên các cõi trên. Lắm khi, họ không tin rằng họ chết. Phận sự của các vị phò trợ vô hình là soi sáng họ. Một vị phò trợ cũng có thể tác động ngay ở cõi trần để giảm bớt sự lo âu của người chết; thí dụ, ông có thể bảo anh em (còn sống) của người chết, chăm nom con cái côi cút của y.

Cứu trợ người sống.- Các vị phò trợ vô hình có thể chuyển những tư tưởng tốt cho những ai có thể đảm nhận : chánh khách, tu sĩ, văn sĩ, nhạc sĩ hoặc trong một vài trường hợp đặc biệt báo trước các nguy hại của cách ăn ở của họ. Các vị phò trợ nầy cũng có thể được sử dụng để thỏa mãn những lời cầu nguyện.

Các đức tánh cần thiết.- Sự cứu trợ nầy cần 5 đức tánh :

1/ sự quyết tâm cứu trợ;

2/ sự tự chủ hoàn toàn để không khi nào bị dao động;

3/ sự an tĩnh (không lo âu);

4/ sự hiểu biết về cõi Trung giới;

5/ tình thương vị tha khiến chúng ta có thể hoạt động một cách kín đáo và vô tư.

Tuy không thuộc vào nhóm phò trợ nầy, bất luận người nào trong lúc ngủ cũng có thể giúp đỡ những kẻ đau khổ. Trước khi ngủ, y chỉ cần nghĩ đến họ với ý tưởng an ủi họ khi y rời khỏi thể xác.

III. THỂ VÍA.

Thể vía là một khối thanh khí hình trứng, choán một chỗ cùng thể xác và còn vượt ra ngoài. Tuy nhiên, phần trong có vẻ đông đặc, lớn bằng thể xác và cũng giống thể xác.

Thể nầy dùng để biểu hiện cảm xúc, dục vọng, ham muốn, tình cảm. Nhờ nó mà các ấn tượng bên ngoài chuyển thành cảm giác để trí ta thu nhận. Những vật biết đau đớn đều có thể vía. Cục đá không đau đớn vì nó không có một thể vía được tổ chức. Không có thể vía, các cảm xúc không sao có được. Khi người bệnh dùng thuốc mê, thể vía thoát ra thể xác, cảm xúc không còn nữa nên không còn biết đau.

Thể vía còn dùng làm cầu liên lạc giữa khối óc và tâm thức tác động trong châu thân. Trong lúc ngủ, nó thoát về cõi của nó và tiếp xúc với người chết ở cõi đó.

Nó được tạo thành do các chất thuộc bảy cảnh của cõi Trung giới.

Hình dáng.

Thể vía sáng nhiều hay ít tùy mức tiến hóa của con người.

1/ Người tiến hóa ít. - Hình dáng nó mù mờ, không được tổ chức, không rõ ràng. Nó có vẻ nặng nề, màu sắc âm u, dơ dáy. Nó vượt ra khỏi thể đông đặc lối 25 - 30 phân. Thường thường nó như vô tri, vô giác, nên phải có những va chạm mạnh nó mới thức tỉnh và tác động; do đó nó chỉ có thể phát triển khi nào cảm xúc nhiều và mạnh. Vì vậy, người kém tiến hóa chỉ có ý niệm về điều thiện trong sự quên mình cho vợ, con hay bạn thân.

Trí thức còn rất kém. Ở trình độ nầy con người hành động do ngoại cảnh thúc giục chớ không phải bởi ý chí.

Trong lúc ngủ, thể vía bay phất phơ bên thể xác, còn giấc mộng thì có tánh cách tầm thường.

2/ Người trung bình.- Thể vía sáng sủa hơn và được tạo thành bởi những vật liệu tế nhị hơn. Nó vượt ngoài thể xác lối 50 phân. Nó hoạt động điều hòa và lần lần có thể hoạt động riêng biệt đối với thể xác. Nó chịu ảnh hưởng ý chí một ngày một nhiều.

Trong giấc ngủ, nó đi xa khỏi thể xác trong cõi Trung giới và ghi nhận những ấn tượng của cõi nầy. Như thế, khi tách ra khỏi xác thân, nó có thể thu thập được sự hiểu biết và chuyển lần lần qua tâm thức con người trong lúc thức.

3/ Người tiến hóa cao.- Thể vía được tạo do những vật liệu tinh vi và chói sáng trong những màu sắc rực rỡ. Nó trở thành một cơ quan hiểu biết độc lập đối với thể xác.

Hào quang của một vị La Hán (điểm đạo lần thứ tư) có thể chiếu ra độ 10 thước chung quanh xác thân.

Màu sắc.

Ý nghĩa các màu sắc của thể vía cũng giống như ý nghĩa màu sắc hình tư tưởng. Quyển sách của C. W. Leadbeater : "Con người hữu hình và vô hình" có nhiều chỉ dẫn hữu ích nhờ hình ảnh rất nhiều

Tinh luyện.

Màu sắc thể vía sáng ít hay nhiều, hình dáng nó rõ hay không, đó là tùy mức tiến hóa của con người. Sự hoàn hảo của nó căn cứ trên sự tinh luyện thể xác và thể vía.

Các tư tưởng thanh cao thu hút những thanh khí tế nhị vào thể vía và sa thải các phần tử nặng trược. Những thức ăn ô uế mà ta dùng để nuôi dưỡng xác thân (như thịt, máu, rượu) cũng đem vào thể vía đối phần thanh khí nặng trược. Thế nên chúng ta cần kiêng cử những món ăn nầy.

Sự thanh lọc nầy rất cần cho các phương pháp Yoga để kiểm chứng sự thực tại của các cõi vô hình.

Trạng thái thức.

Trong lúc chúng ta thức, thể vía là cây cầu cho tâm thức. Ở nó, các va chạm bên ngoài biến thành cảm xúc và được thể trí chuyển vào tâm thức; sau đó, các rung động gây ra được truyền sang khối óc. Đó là có cảm giác. Hai đường rung động nầy giúp thể vía tiến hóa.

Giấc ngủ.

Nguyên nhân của giấc ngủ là sự mệt mỏi của thể xác, nó cần được phục hồi sức lực. Trong lúc ngủ, thể vía thoát ra thể xác mà vẫn giữ hình dáng của thể nầy. Nó di chuyển rất mau : trong vài ba phút, nó có thể bay quanh quả địa cầu.

Ở cõi Trung giới, các bậc tiến hóa cao đều thức tỉnh. Nhờ vậy họ có thể học hỏi thêm và liên lạc với các kẻ ở xa. Tâm thức của họ không bao giờ gián đoạn, ký ức của họ cũng thế.

Trạng thái xuất thần chỉ là một giấc ngủ tạo ra bởi một cách khác thường hay giả tạo.

Giấc mộng.

Vấn đề được giải thích rõ ràng trong quyển Chiêm Bao của C. W. Leadbeater.

Các giấc mộng được tạo ra do bốn yếu tố :

1/ Khối óc vật chất.- Khối óc vật chất diễn tả các kích động bằng hình ảnh. Đối với ảnh hưởng bên ngoài, nó rất nhạy cảm, hay phóng đại và làm sai lệch. Ví dụ : một người mặc áo sơ mi chật cổ có thể nằm mộng thấy mình bị treo cổ. Lại thêm các tư tưởng liên kết nhau nhanh chóng và rất lộn xộn.

2/ Khối óc dĩ thái.- [2] Khi đi xuyên qua khối óc dĩ thái, các dòng tư tưởng khêu gợi ở nó những rung động quen thuộc và phát sanh những hình ảnh rời rạc xen lẫn với các hình ảnh của óc vật chất.

3/ Thể vía.- Ngoài các hình ảnh nầy, thể vía còn ghi nhận những ấn tượng khác đến với nó. Một thói quen cũ có thể hiện lại bởi vì trong lúc ngủ, lý trí không còn kiểm soát nó nữa. Ví dụ một người ghiền rượu có thể nằm mộng thấy mình uống rượu dù rằng y đã bỏ rượu từ lâu. Việc nầy chứng tỏ sự muốn uống rượu vẫn còn.

4/ Chơn nhơn.- Chơn nhơn hay bi tráng hóa sự việc, ví dụ một phát súng khêu gợi không biết bao nhiêu biến cố xảy ra trong nhiều năm. Ý niệm của nó về thời gian có tánh cách siêu việt : một vài giây có thể trở thành nhiều năm. Ngoài ra nó biết trước vị lai và tìm cách chuyển qua khối óc.

Giấc mộng có thể báo đúng sự việc sắp xảy ra, nhưng thường nó gồm những chuyện rời rạc tạo ra do khối óc vật chất và khối óc dĩ thái.

Luân xa.

Đó là trung tâm sinh lực, là những giao điểm chuyển sinh lực từ thể nầy sang thể khác. Luân xa thể phách nằm ngoài mặt thể nầy, còn luân xa thể vía thường nằm bên trong. Luân xa của hai thể tương ứng nhau.

Có bảy trung tâm lực :

1- Cái thứ nhứt ở cuối xương sống, có 4 cánh. Đó là hỏa hậu biểu dương quyền năng của Thượng Đế;

2- Cái thứ nhì nằm ở rún, có 10 cánh;

3- Cái thứ ba nằm ở lá lách, có 6 cánh. Phần vụ của nó là thu hút sinh khí thái dương;

4/ Cái thứ tư ở quả tim và có 12 cánh;

5/ Cái thứ năm ở cổ, có 16 cánh;

6/ Cái thứ sáu ở giữa hai lông mày, có 96 cánh. Nó dường như chia ra hai phần bằng nhau.

7/ Cái thứ bảy ngay đỉnh đầu, có 1000 cánh (đúng là 960 cánh); khi nó được thức động, nó khai mở các quan năng thể vía.

Giác quan thể vía.

Thể vía không có những giác quan riêng như nhãn quan của thể xác chẳng hạn. Khi các luân xa được đánh thức, toàn bộ thể vía đều cảm xúc được.

Màn chia các cõi.

Giữa các luân xa thể phách và thể vía, có một tấm màn bằng nguyên tử căn bản hồng trần ngăn chận ảnh hưởng cõi Trung giới (nhứt là ký ức về sự sinh hoạt trong lúc ngủ). Rượu làm hại tấm màn ấy, thuốc lá thì ít phá hơn. Phải giữ gìn tấm màn ấy nguyên vẹn để tránh những ảnh hưởng bất hảo của Trung giới

chú thich chương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 cuối trang đâu trang

CHƯƠNG V

CÕI THƯỢNG GIỚI VÀ THỂ TRÍ

I.- CÕI THƯỢNG GIỚI

Ấy là cõi thứ năm của vũ trụ và cõi thứ ba trên phương diện hoạt động bình thường của nhân loại. Nó đến sau khỏi Trung giới. Vật chất của cõi đó tế nhị hơn, sắc tướng mềm dẽo hơn, sự sống linh động hơn với một động lực vận chuyển liên tục.

Cõi Thượng giới là môi trường của tư tưởng, là cõi của tư tưởng. Người ta gọi nó bằng nhiều tên : Cõi Mạt Na, Cõi Trời, Dévakhan, Soukhavati, Thiên Đàng, Dévaloka, Svarga.

Nó gồm bảy cảnh, chia ra làm hai phần :

1.- phần Hạ thiên cụ thể (roupa) gồm 4 cảnh dưới. Đó là cõi của tư tưởng cụ thể, của quan năng phân tích, của suy tư, so sánh.

2.- phần Thượng thiên trừu tượng (aroupa) gồm 3 cảnh trên. Đó là cõi của tư tưởng trừu tượng, của tư tưởng thuần túy, của quan năng kết hợp, của siêu hình, của toán lý.

ĐẶC TÍNH.

1/ Phản ảnh của trí tuệ đại đồng.

Cõi nầy tương ứng với Minh Triết. Nó chứa đựng những tư tưởng khuôn mẫu đang tiến sang giai đoạn cụ thể. Nơi đây suy tư và hành động là một.

2/ Không gian và thời gian.

Các sự việc dường như xảy ra một lượt và cùng một nơi. Trên thực tế thì thời gian và không gian không còn nữa.

3/ Cảnh vật.

Đó là một biển ánh sáng linh động và biến đổi liên tục. Nó lấy hình dáng của các tư tưởng xuyên qua nó nhứt là của ngôn ngữ bằng màu sắc của các vị Thiên Thần.

4/ Hạnh phúc.

Người ta cảm thấy một sự an lạc tuyệt vời không có mảy may điều chi hung ác hay bất hòa.

5/ Phương cách hiểu biết mới.

Ở đây, có một quyền năng hiểu biết kỳ diệu : người ta hiểu biết tức khắc bên trong lẫn bên ngoài. Ở đây không có sự hiểu lầm được vì người nầy đọc ở lòng người kia như trong một quyển sách mở.

6/ Lưu trữ.

Ở cõi Thượng Thiên quá khứ hiện ra rõ ràng như hiện tại. Người ta có thể tiên tri được nhiều việc nhưng không biết trước được tất cả vì quan năng nầy thuộc một cõi cao hơn.

7/ Liên lạc với cõi Thượng giới.

Không một linh hồn nào ở cõi Thượng Giới tiếp xúc với cõi trần xuyên qua đồng cốt, và ít tu sĩ nào có thể tiến lên cõi nầy, ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, đệ tử của các Chơn Sư ý thức được cõi nầy.

II.- DÂN CƯ CÕI THƯỢNG GIỚI.

Chúng ta phân biệt hai vùng : vùng cụ thể và vùng trừu tượng, và học theo dàn bài của cõi Trung giới.

A/ VÙNG CỤ THỂ.

1.- Dân cư nhân loại.

a/ Còn giữ xác thân : Ấy là các Chơn Sư và các đệ tử được điểm đạo của các Ngài. Những tu sĩ tà đạo không đến được cõi nầy vì lòng ích kỷ không cho phép họ tiến lên. Một người thanh khiết, trong giấc ngủ, có thể đặc cách đến đây và lưu giữ trong óc một cảm giác tuyệt diệu tuy không rõ ràng.

b/ Không giữ xác thân : Chúng ta sẽ học ở chương 7.

2.- Dân cư phi nhân loại.

Ở cõi á nguyên tử, thỉnh thoảng chúng ta gặp những thực thể không có ở dưới trần.

a/ Tinh chất : Ấy là thượng thanh khí được thấm nhuần sự sống của Ngôi Hai và có khả năng biểu hiện tư tưởng. Nó hiện ra như một khối nguyên tử lan tràn ở không trung. Dưới ảnh hưởng của tư tưởng, nó kết hợp để tạo loài tinh hoa thứ nhứt và thứ nhì ở vùng cụ thể và trừu tượng. Ở cõi á nguyên tử nó được gọi là tinh chất đơn nguyên khí.

b/ Cầm thú : Hồn khóm. Ở loài cầm thú cũng như ở loài thảo mộc, một linh hồn có nhiều thể xác và tự chia ra cho nhiều xác thân. Ví dụ như chó chẳng hạn, nhiều con chó có một linh hồn. Khi một con chó chết, phần hồn của nó trở về hồn khóm và mang về hồn nầy những tánh tốt hay xấu của nó. Vì thế, hồn khóm có những tánh tốt hay xấu đó. Chính nhờ vậy, mà có sự truyền thống.

Một hồn khóm có thể gồm cả triệu con muỗi, hay 10.000 con thỏ, hoặc 500 con sư tử, hoặc 20 con mèo tùy mức tiến hóa của chúng nó.

Hồn con thú có thể vươn cao khỏi hồn khóm nhờ sự tiếp xúc với con người và nhận được một Điểm Linh Quang thiêng liêng để thoát kiếp thú thành người. Một con thú được cá thể hóa như thế sẽ ở lâu nơi vùng Hạ Thiên.

Các hồn khóm đều ở vùng Hạ Thiên.

c/ Thiên Thần : Chúng ta đã nói qua ở cõi Trung giới. Ở vùng Hạ Thiên, chúng ta có Hữu sắc Thiên Thần.

3.- Dân cư giả tạo.

Ấy là tinh chất giả tạo hay hình tư tưởng. Những gì chúng ta đã nói có thể lập lại đối với cõi Thượng giới. Chúng ta chỉ thêm rằng ở đây tinh linh tư tưởng sống lâu hơn và khỏe hơn ở cõi Trung giới; vì vậy, chúng ta phải cẩn thận hơn.

Chúng ta cũng nên nói thêm rằng hình tư tưởng tác động :

a/ đối với chính ta;

b/ đối với kẻ khác;

c/ đối với những người xung quanh một cách gián tiếp bằng những làn sóng phát ra chung quanh tư tưởng như những làn sóng ở mặt nước khi chúng ta ném một cục đá. Ảnh hưởng nầy càng lan ra càng yếu.

B/ VÙNG TRỪU TƯỢNG

Ở vùng nầy, chúng ta cũng có nhân loại, cầm thú thành người, tinh linh giả tạo, Thiên thần (Vô sắc Thiên thần). Chúng ta nên biết vùng trừu tượng là quê hương của linh hồn.

Linh Hồn.- Dù linh hồn còn giữ thể xác ở cõi trần hay không. Một phần rất lớn linh hồn đều ở cảnh thứ ba của vùng nầy mà thôi, và như ngủ ở đó (ấy là linh hồn còn trẻ gồm 9/10 nhân loại). Nhưng lần lần sau nhiều kiếp người, linh hồn sẽ thức tỉnh.

Ở cảnh thứ nhì, linh hồn nhớ được quá khứ, biết được thể xác của nó và ảnh hưởng nhiều đến thể xác đó.

Ở cảnh thứ nhứt, chỉ có linh hồn được các vị Chơn Sư, các tu sĩ được điểm đạo; các Ngài ban rải xuống cõi trần những khí lực trí thức và tâm linh. Tâm thức của các vị nầy luôn luôn được liên tục bất kỳ ở cõi nào và dù còn thể xác hay không.

III.- THỂ TRÍ.

Thể trí đây là thể trí cụ thể. Thể trí trừu tượng là Chơn Thân.

Thể trí là một khối hình trứng bằng chất thượng thanh khí cụ thể thấm vào thể xác và thể vía, và còn vượt ra ngoài các thể nầy. Ở bên trong, nó có một phần đông đặc giống thể xác.

Thể trí là nơi biểu hiện tư tưởng. Xuyên qua thể vía, nó tác động ở cõi hữu hình để phát sanh trí thức.

Khi con người tiến hóa, thể trí cũng lớn theo

Giác quan.

Thể trí tiếp xúc với ngoại cảnh một cách trực tiếp, cùng một lúc và với toàn thể diện tích của nó. Cảm xúc có tánh cách tổng hợp chớ không phải đến từng phần như lời nói của chúng ta. Nó biểu hiện dưới hình thức một hình ảnh vừa có màu sắc vừa có âm thanh.

Nên ghi rằng ở cõi trần, khối óc chúng ta chỉ có thu và truyền tư tưởng chớ không sáng tạo tư tưởng

Hình dáng.

Đặc tánh của thể trí biểu hiện ở màu sắc và chu vi của nó :

1/ Người thấp kém : Thể trí không được tổ chức rõ ràng , chất liệu nặng nề, màu âm u. Nó chỉ biết cung phụng thể vía, nghĩa là các dục vọng con người, vì vậy khi cái trí vừa mở mang, con người thường nguy hiểm hơn bất cứ loại thú nào. Tuy nhiên, mỗi lần lầm lỗi là mỗi lần đau khổ, nhờ đó con người tự sửa lấy mình.

2/ Người trung bình : Thể trí mở mang, chất liệu tinh vi hơn, màu tươi sáng hơn. Các cố gắng trải qua ba giai đoạn :

a.- Tính tự động của thể chất cản trở mọi cố gắng;

b.- Những vật liệu cũ của thể trí được thay thế lần lần bởi vật liệu mới nên cái trí lần lần sáng sủa, tốt đẹp;

c.- Vật liệu cũ được thay thế trọn vẹn, nhờ vậy cái trí trở nên rực rỡ.

Do đó, chúng ta hãy cố gắng, mặc dầu bước đầu chúng ta gặp nhiều khó khăn.

3/ Người tiến cao : Thể trí rất đẹp, chất liệu rất tinh vi, màu rất chói sáng.

Một thể như thế tiếp nhận được ấn tượng siêu việt của tri giác, của nghệ thuật và của cảm xúc thanh cao.

Mục đích của giáo dục.

Một nền giáo dục chính đáng phải phát triển các đức tánh bẩm sanh và tiêu diệt những xu hướng xấu.

Giống dân Aryen phát triển thể trí :

1/ nhờ tự mình tập suy tư;

2/ nhờ kiểm soát tư tưởng. Khi chúng ta loại bỏ những tư tưởng xấu, thể trí chúng ta trở thành một khối nam châm thu hút những tư tưởng tốt;

3/ nhờ sự định trí nó ngăn cản sự phân tán trí lực.

Chúng ta hãy đọc những sách hay, suy gẫm từ chương, từ đoạn. Hãy vạch ra các tư tưởng nông cạn và thâm sâu của tác giả. Thêm vào tư tưởng của ta để mở rộng kiến thức.

IV.- CHƠN THÂN.

Chơn Thân là thể của Chơn nhơn ở cõi Thượng Thiên. Đó là sắc tướng của con người thật, nó vẫn bất biến xuyên qua các kiếp luân hồi. Nó còn được gọi là nhân thân (corps causal) vì nó thu nhận những nhân quá khứ để quyết định tương lai.

Hình dáng.

Người có nhãn thông thấy nó hình trứng, sáng chói và vượt khỏi thể đông đặc lối 45 phân. Ấy là augoeides của phái tân Platon, thể tâm linh của Thánh Paul, và trứng vàng chói của bà Blavatsky.

Ở người sơ khai, nó giống như một bọt không khí không màu sắc. Sự phát triển của nó rất chậm chạp và lần lần, nó đượm những màu sắc tươi đẹp tương ứng với các đức tốt thu thập được. Nó không tiếp nhận những tính xấu và các tính nầy chỉ có thể lưu dấu ở nguyên tử trường tồn khi con người chết.

Chơn thân của các vị thánh rực rỡ màu sắc. Nó phát ra những tia sáng hùng dũng, linh động và dồi dào ân huệ cho những người xung quanh.

Về trường hợp bọn Bàn môn tả đạo, (họ chống với luật tiến hóa) chơn thân mất màu sắc huy hoàng và trở nên đen tối : đó là dấu hiệu của sự co rút và sự cấu xé khiến linh hồn thoái hóa đến loài cầm thú.

Ý thức về Bản ngả - Cái "Tôi".

Chơn thân phóng một ít thể chất mình xuống các thể thấp và sự hiện diện nầy đem lại ý niệm về cái "Ta" cho cái thể nào hoạt động nhiều hơn hết.

Đối với nhà bác học chẳng hạn, cái Ta là cái Trí.

Sự tăng trưởng

Muốn phát triển Chơn thân, chúng ta phải hoạt động hợp với Thiên Ý. Trong mục đích nầy, chúng ta phải vị tha, bác ái, vô ngã, hi sinh và diệt trừ tánh ích kỷ, tánh tự cao và các tánh xấu khác. Chỉ có thế chúng ta mới tiến đến mục đích

chú thich chương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 cuối trang đâu trang

CHƯƠNG VI.

CÕI BỒ ĐỀ VÀ NIẾT BẢN.

TÌNH HUYNH ĐỆ ĐẠI ĐỒNG.

CÕI BỒ ĐỀ

Ấy là cõi thứ tư của hệ thống chúng ta. Người ta cũng gọi nó là cõi Trực giác và đôi khi là cõi Tâm linh.

Ở cõi nầy, sự đối chọi vẫn còn nhưng không có sự chia rẽ. Về cõi nầy, Plotin nói : "mỗi vật cũng là mọi vật; ở đây mặt trời cũng là các ngôi sao . . . tất cả đều to lớn, vì cái nhỏ cũng rất lớn". Cõi nầy vượt quá trí thông ninh con người.

Tuy nhiên, con người vẫn thấy rõ ràng mình vẫn là mình, nhưng anh thấy anh vẫn chứa đựng tất cả; như thế sự phân chia ở các cõi dưới là một điều sai lạc hoàn toàn.

Ở cõi thế, điều có thể cho ta một ý niệm về sự hòa hợp nầy là tâm trạng của hai người yêu mến, họ không còn phân biệt cái anh cái tôi

Thể Bồ Đề

Ấy là thể an lạc (thể Thái dương trong kinh Oupanishads), Thánh Paul nói không bàn tay nào xây dựng thể nầy. Nó phát triển nhờ tình thương vị tha, vô ngã, không đòi hỏi chi cho mình.

CÕI NIẾT BÀN

Ấy là cõi thứ ba của hệ thống chúng ta. Nó cũng được gọi là cõi Atma, cõi Tiên thiên khí, cõi Tâm linh hay cõi Siêu tâm linh. Đó là cõi của sự thực tại thuần túy. Tâm thức Niết Bàn là tâm thức của các Chơn Sư Minh triết khi các Ngài đạt được sự toàn thiện dành cho nhân loại. Khi tâm thức con người đạt đến cõi đó, người ta có cảm giác tất cả cõi nầy đều nằm trong tâm thức mình và tâm thức mình là trọn cõi đó.

Tâm thức nầy vượt khỏi sự hiểu biết của chúng ta. Do đó có người hiểu lầm Niết Bàn là sự trống rỗng. Thực sự thì Niết Bàn là quả tim của Vũ trụ.

TÌNH HUYNH ĐỆ ĐẠI ĐỒNG

Căn bản vững chắc của Tình Huynh Đệ Đại Đồng là cõi Bồ Đề và cõi Niết Bàn. Ấy là cõi của sự Đồng Nhất. Trái lại, Hạ trí có tánh cách chia rẽ giữa mình và người.

Danh từ Huynh Đệ hàm xúc sự đồng nhất về nòi giống (ấy là sự Sống Thiêng liêng) và sự bất đồng về sự tiến hóa (trong sự biểu lộ sự Sống). Vì thế có những linh hồn trẻ trung và những bậc tiền bối đã thành tiên thánh.

Dù được phủ nhận hay nhìn nhận, tình huynh đệ vẫn có. Nó hủy diệt những chi trái với nó. Vì vậy, không có một quốc gia nào tồn tại nếu không tôn trọng Tình Huynh Đệ. Sự nhìn nhận tình huynh đệ và các cố gắng thực hiện nó trong đời sống hằng ngày kích thích bản thể thanh cao con người đến đỗi nó được đặt thành mục đích bắt buộc của Hội Thông Thiên Học, một tín điều duy nhất mà ai ai cũng phải chấp nhận khi gia nhập Hội.

chú thich chương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 cuối trang đâu trang

CHƯƠNG VII

SỰ CHẾT VÀ NHỮNG TRẠNG THÁI KẾ TIẾP.

I.- SƠ DẪN VÀ TỔNG QUÁT.

Trong tương lai, có một điều chắc chắn là chúng ta sẽ chết.

A.- CÁC Ý TƯỞNG SAI LẦM CẦN DỨT BỎ.

1/ Chết là hết

Các tôn giáo đều bác bỏ ý kiến chết là hết; các cuộc thí nghiệm Thần linh học và các sự nghiên cứu của Hội Siêu Hình đều chứng minh rằng sau khi chết, sự sống vẫn tiếp tục.

Con người là linh hồn, thân thể chỉ là chiếc áo. Chết là cởi bỏ chiếc áo quá cũ, và con người tiếp tục sống ở một cõi khác trong thể mới là thể vía; thể nầy được chúng ta sử dụng khi chúng ta rời bỏ thể xác trong giấc ngủ. Nên biết rằng giấc ngủ chẳng qua là một cái chết tạm và ngắn ngủi.

Sự chết là sự di chuyển từ một giai đoạn sống nầy sang một giai đoạn sống khác tế nhị hơn. Tuy không còn thể xác, con người vẫn y như trước, có khác chăng là anh không còn tiếp xúc được với những người xung quanh như trước. Chết là một sự kiện xảy ra cho ta đã biết bao lần. Kiếp sống của chúng ta ở quả địa cầu chẳng qua là một ngày của đời sống thật sự.

2/ Sự thay đổi toàn vẹn con người

Nhiều người tưởng rằng sau khi chết, con người thay đổi toàn diện. Đó là một điều sai lầm hoàn toàn; ngoại trừ thể xác, con người vẫn y như trước với các tánh tốt và xấu của anh.

Tuy nhiên, anh không còn đau đớn, mệt nhọc, đói khát, lạnh lẽo. Anh muốn đi đâu tùy thích. Nhưng anh không thể thỏa mãn các dục vọng của thể xác như ăn, uống, . . . và bị lửa của các thèm muốn nầy nung đốt cho đến khi nào mãnh lực của chúng nó tiêu tan.

Các nhà nghệ sĩ và trí thức chân chánh, một khi vứt bỏ xác thân thì sung sướng vượt bậc.

3/ Không thể hiểu biết sự việc bên kia cửa tử

Đó là một ý tưởng sai lầm không có ở thời xưa. Chúng ta tưởng những điều chúng ta không biết thì người xưa cũng dốt và các tổ tiên ta vì không biết vô tuyến điện nên cũng không thể biết các vấn đề tế nhị của linh hồn.

Chúng ta có hai phương tiện hiểu biết những việc bên kia của tử :

a.- Phương tiện Thần linh học : các vong linh cho biết nhiều việc xuyên qua đồng cốt. Phương tiện nầy dễ thực hành nhưng ít hiệu quả.

b.-Sự xuất vía : phương tiện nầy rất khó khăn nhưng rất công hiệu. Bà A. Besant nói : " Tôi xác nhận con người có thể rời bỏ thể xác và trở lại thể xác một cách sáng suốt, ý thức" Khi rời bỏ thể xác chúng ta có thể thám hiểm những vùng chúng ta đến sau khi chết. Quan năng nầy còn ở trong trạng thái ẩn tàng nơi mọi người.

4/ Sự sợ chết

Khi ta hiểu được những điều xảy ra sau khi chết, chúng ta không còn sợ chết nữa. Nếu có chết là hình hài chết (chớ không phải sự sống) và hình hài có chết như vậy thì sự sống mới có thể tiếp tục tiến hóa ở một thể tinh vi hơn.

Vả lại, sự chết không có chi là đau đớn. Trái lại, chính nó chấm dứt mọi nỗi đau đớn

5/ Buồn đau vô lối

Các nỗi đau buồn của chúng ta là một sự lầm lạc và một điều tai hại cho những người quá vãng được bước sang qua một đời sống rộng rãi và sung sướng hơn. Chúng ta đừng hành động như những người ích kỷ chỉ biết có mình và hãy tập nghĩ đến hạnh phúc kẻ khác.

6/ Sự hối hận cuối cùng và sự đày đọa vĩnh viễn

Sự hối hận cuối cùng không thay đổi số phận con người tuy rằng những tư tưởng sau rốt có sự hữu ích của chúng nó như các tư tưởng của người sắp ngủ. Có một cách chuẩn bị sự chết là sống một cuộc đời hoàn hảo.

Ý niệm về một địa ngục vĩnh viễn sau một đời sống hữu hạn quả là trái với quan niệm thông thường. Thượng Đế không thể bất công và hung ác đến thế. Ý niệm nầy sai lầm và gây nhiều đau khổ vô ích. Trái lại, ý niệm về cõi Luyện tội rất đúng vì nó tái lập sự công bình với các hậu quả hạn định của những nguyên nhân hạn định.

B.- CÁC Ý TƯỞNG ĐÚNG CẦN BIẾT.

1/ Đời sống sau khi chết là kết quả của đời sống trần gian

Đây không có vấn đề hình phạt mà là hậu quả của những nguyên nhân đã tạo.

Nếu lúc sanh tiền, con người có những dục vọng nọ kia, dục vọng đó một khi được thỏa mãn thì trở nên mạnh mẽ, đồng thời các chất thô kịch được thu hút vào thể vía. Sau khi chết, dục vọng đó còn trở nên mạnh mẽ hơn trong thể vía. Chính nó đốt con người cho đến lúc nó hết sinh lực. Ngoài ra con người còn bị giữ trong cảnh tương ứng với thể chất của cái vía, anh phải mất nhiều thì giờ để vứt bỏ một chiếc áo, nghĩa là một chướng ngại vật do anh tạo ra.

Thế là con người chỉ hưởng những quả của những nhân y đã gieo.

Giống như phẩm hạnh của một người lúc thiếu thời quyết định điều kiện sinh sống vào tuổi già, đời sống ở cõi trần quyết định lối sống bên kia của tử.

2/ Ảnh hưởng của tuổi tác

Lẽ đương nhiên người nào lúc sanh tiền chế ngự được các dục vọng thấp hèn, thì các dục vọng nầy không thể hành hà anh sau khi chết.

Khi con người có tuổi, thể xác ít ham muốn, do đó, thể vía được thanh lọc phần nào sau khi chết. Trường hợp đau ốm cũng thế. Trái lại, khi con người chết trẻ, ham muốn của anh còn dồi dào, mạnh mẽ, do đó, anh phải lưu lại lâu ở cõi Trung giới và trong những cảnh nặng nề, ô trược.

Vì vậy các nhà hiền triết Đông phương khuyên những người có tuổi tác hãy sống một cuộc đời trầm lặng, cô liêu.

3/ Ảnh hưởng của một đời sống lâu ở cõi trần

a.- thuở thơ ấu là thời kỳ chuẩn bị không hữu ích thật sự cho Chơn ngã.

b.- một đời sống lâu, giúp Chơn nhơn gặt hái nhiều kinh nghiệm.

c.- như đã nói trên, một đời sống lâu ở cõi trần rút ngắn thời gian ở cõi Trung giới, nó còn giúp chúng ta sống lâu ở cõi Thiên đàng (cõi Thượng giới), nơi đây các kinh nghiệm sẽ chuyển thành phẩm hạnh hay quyền năng một cách vĩnh viễn.

C.- LINH TINH.

1/ Người chết thấy chúng ta không ?

Họ thấy dễ dàng thể vía chúng ta và do đó biết được các tình cảm và cảm xúc của chúng ta và những tư tưởng liên hệ. Họ không nghe được những lời nói của chúng ta.

Đối với họ, thời gian thức của chúng ta là ban đêm lúc ta ngủ, vì chỉ trong lúc ngủ, ta mới có thể tiếp xúc với họ bằng thể vía. Ban ngày, ta xa họ vì đa số nhơn loại không thể liên lạc với họ trong lúc thức

2/ Người chết ở xa hay ở gần ta ?

Lúc ban đầu họ vẫn ở chỗ cũ với bà con, anh em. Lần hồi, họ nhận thấy không ai nghe họ, thấy họ, nên họ hiểu được tình trạng mới của họ. Trong lúc đó, cũng có người đến chỉ dẫn họ về tình trạng nầy. Vì vậy, lần lần họ tách xa người trần để phiêu diêu lên các cõi trên.

3/ Người chết còn lo cho người sống chăng ?

Họ lo nhiều nhứt là khi con cháu họ nghèo túng, đau khổ. Nếu chúng ta chăm nom con cháu côi cút của họ, họ đỡ l

4/ Số phận của trẻ nít chết

Chúng nó rất sung sướng và không có cảm giác phân ly vì mỗi đêm chúng gặp cha mẹ trong giấc ngủ. Hơn nữa, chúng được tự do chơi giỡn với những đồ chơi mà tư tưởng của chúng tạo ra rất dễ dàng.

Các em sơ sinh lại tìm được dễ dàng một bà mẹ. Chúng cũng tái sinh mau lẹ và thường là trong gia đình cũ. Lễ rửa tội có sự hữu ích của nó, nhưng nếu không có, trẻ con cũng vẫn sung sướng như thường.

5/ Tiếp xúc với người chết

Phương cách thông thường là tiếp xúc với họ trong giấc ngủ : ta chỉ cần nghĩ đến họ nhiều trước khi ngủ. Ngoài ra còn có các phương cách của khoa Thần linh.

Theo lệ thường, ta không nên đem việc trần quấy rầy người chết vì chúng ta sẽ làm trở ngại sự tiến hóa của họ.

Đôi khi người quá vãng muốn người sống làm một vài việc quan trọng. Nếu được, chúng ta nên thực hiện ý muốn của họ để họ được an tâm.

6/ Sự chết là ngưỡng cửa của một đời sống cao hơn

Chết là bước vào một đời sống rộng rãi hơn. Đối với người Đông phương mơ mộng và huyền bí, họ thích thoát ra khỏi xác. Còn duy vật như người Tây phương thì trái lại.

II.- NHỮNG GIÂY PHÚT CUỐI CÙNG

VÀ SỰ THỨC TỈNH Ở CÕI TRUNG GIỚI.

Các sinh lực lúc trước phát ra ngoài nay hướng vào trong. Lần lần linh hồn thoát ra khỏi xác với thể phách cùng với prana và các khí lực khác. Hai chơn lạnh lần và linh hồn từ từ rút dần lên tim và thoát ra khỏi đỉnh đầu.

Phim đời

Trong lúc đó, cuộc đời của người hấp hối diễn lại đầy đủ từ chi tiết như một cuốn phim và anh chăm chú xem. Giây phút ấy rất quan trọng vì cuốn phim ấy sẽ cho anh biết đời sống của anh ở bên kia cửa tử như thế nào. Do vậy, ta phải kính trọng giây phút ấy và để anh yên và cũng vì vậy mà các tôn giáo đều khuyên cầu nguyện cho người hấp hối.

Sự việc nầy cũng xảy ra y như vậy cho những người chết đột ngột

Sự chết

Người hấp hối chết khi sợi từ điện liên kết thể xác và thể phách đứt. Anh ở trong một trạng thái vô thức êm ả. Rồi trễ lắm là 36 giờ sau, anh bỏ thể phách, để nó ở lại với thể xác và cũng tan rã với thể xác. Lúc đó con người thanh thản, mơ mộng gần như hôn mê.

Số phận của các thể

Vì mất sự sống, thể xác thô kệch lần lần tan rã thành từng phần, mỗi phần có một sự sống riêng. Thể xác không còn sống trong toàn thể, nhưng sống từ trong những thành phần tạo ra nó.

Thể phách vơ vẩn cạnh thể xác rồi lần lần tan rã. Xác người chết nên thiêu hơn là chôn để linh hồn rời bỏ nó dễ dàng và cũng vì vệ sinh chung cho người sống.

Bất đắc kỳ tử

Cái chết thình lình không tốt vì dục vọng con người còn ở thời kỳ thô bạo. Tuy nhiên, những ai đã sống một cuộc đời thanh khiết, họ sẽ được bảo vệ đặc biệt và sẽ an nghỉ êm đềm cho đến ngày cùng của đời sống bình thường của họ ở trần gian. Sau đó, mới bắt đầu đời sống ở Kamaloka [3].

Sát nhân

Kẻ sát nhân bị hành quyết vẫn tiếp tục sống lại cảnh án mạng với sự bắt bớ, giam cầm và hành quyết trong một thời gian rất lâu và hãi hùng. Ở bên kia cửa tử, y không nguôi giận và quyết trả thù. Thường thường, y còn giục người sống gây án mạng, nhứt là những người nhu nhược

Tự tử

Người tự tử khổ hay không là tùy nguyên nhân sự tự tử. Nếu anh tự tử để tránh một cảnh khốn khổ thì anh không sao trốn được. Ở bên kia cửa tử, anh sống lại cảnh khổ đó, cả cái lúc anh tự tử và giờ phút anh hấp hối. Và anh sống như vậy rất lâu.

Tai nạn

Người thanh cao an nghỉ êm đềm còn các người khác thì muốn trở lại trần gian hưởng các khoái lạc của cõi nầy. Họ có thể nhờ xác đồng bóng để thỏa mãn dục vọng nhưng ít khi được toại nguyện. Vì vậy, sau khi chết, họ sống như trong địa ngục.

Điên cuồng

Người điên không chịu trách nhiệm về sự tự tử của họ nên họ được bình an.

III.- KAMALOKA HAY CÕI LUYỆNTỘI.

Sau khi chết, các chất liệu của cái vía được sắp lại từ lớp, lớp nặng trược bên ngoài, lớp thanh nhẹ ở trong. Khi thức tỉnh, người chết chỉ có thể cảm xúc với ngoại cảnh bởi lớp bên ngoài mà thôi. Nên biết rằng các lớp nầy được tạo thành do các dục vọng của y ở trần gian.

Những bậc tu cao chỉ đi qua cõi luyện tội và không lưu lại đây. Họ chỉ thức tỉnh ở cõi Thiên đàng. Người thường thì thức tỉnh ở cõi tương ứng với dục vọng của họ ở cõi trần, và thời gian họ bị giam giữ tại cảnh nầy tùy sức mạnh của dục vọng.

Cảm xúc của thể vía

Thể vía cảm xúc bởi toàn thể lớp ngoài của nó. Trong một lúc nhứt định, nó chỉ cảm xúc được một cảnh của cõi Trung giới mà thôi. Vì vậy, người hiểu biết vấn đề nầy, không chịu để thể vía sắp xếp thành lớp nên cảm xúc được các cảnh giới cùng một lúc. Có được như thế, họ mới có thể thực hiện các sự cứu trợ vô hình.

Các cảnh của Kamaloka

Kamaloka có nghĩa là Dục giới. Đó là một phần của cõi Trung giới, phần mà người chết ý thức được. Như vậy Kamaloka không phải là một cõi riêng biệt.

Ở đó, không có những cuộc tra tấn đời đời mà chỉ có những đau khổ có tánh cách tạm thời và tinh luyện; nhờ vậy mà linh hồn trở nên nhẹ nhàng và siêu thoát lên cõi Thượng giới (cõi Thiên đàng). Dục giới cũng chia làm 7 cảnh tương ứng với 7 cảnh của Trung giới.

Tinh chất của dục vọng (élémental du désir)

Tinh chất nầy là tâm thức bẩm sinh và riêng biệt của thể vía. Nó muốn bảo vệ sự sống của nó nên chính nó sắp xếp cái vía thành lớp, với lớp rắn chắc bên ngoài

Sự giao tiếp với cõi trần

Thể trí luôn luôn hướng lên Thiên đàng nên kiểm soát cái vía mỗi lúc một ít; vì thế thể vía thường tìm cách tiếp xúc với cõi trần nên tạo nhiều quả báo xấu.

Vùng thứ 7 của Kamaloka hay địa ngục

Vùng nầy được các tôn giáo gọi là địa ngục. Không khí rất nặng nề, tối tăm, buồn thảm và dẫy đầy xú khí.

Ở cõi Trung giới, hình dáng biến đổi theo tánh tình nên những ai còn nhiều thú tánh có những hình thể xấu xa, nửa thú, nửa người. Chỉ lọt vào vùng nầy những ai can những tội nặng nề hay hoặc có những tật đê tiện. Dân cư của vùng nầy gồm toàn những cặn bả của nhơn loại.

Cũng có mặt nơi đây những kẻ mổ xẽ thú vật và những người tự tử để trốn hình phạt ở cõi trần.

Ở vùng u ám nầy, vong linh đi lang thang, lúc nào cũng oán giận, thù hằn, khao khát và ham muốn. Họ tụ tập quanh những tửu quán, ca lâu để xui giục khách hành động xấu xa, thô bạo và tìm cách ám ảnh họ.

Các đau khổ nói trên đều có tánh cách tạm thời và tinh luyện : nhờ có nó, con người học được một bài học. Bài học đó là có luật trời và ai phạm thì bị trừng phạt.

Cảnh giới thứ 6

Cảnh nầy tương tợ như cõi trần . Ấy là cảnh của những kẻ chỉ bận tâm với những việc nhỏ nhen của cõi trần : chuyện nhảm, bạc bài, quần áo, tiền bạc v.v. . . Họ thường bất mãn và buồn khổ vô cùng, và vì thế tìm cách tiếp xúc với người sống. Chính họ nhập vào đồng cốt ở các buổi hội họp thần linh công cộng để nói những chuyện vu vơ.

Cảnh giới thứ 4 và 5

Giống như cảnh thứ 6 nhưng nhẹ nhàng hơn; các linh hồn tiến hóa hơn và trầm mặc hơn

Cảnh giới thứ 3

Cảnh nầy chói sáng, nó chứng minh chữ astral [4] dùng để gọi cõi nầy. Ấy là cõi trời của nhiều tôn giáo. Người ta gặp ở đây những người mộ đạo hẹp lượng, những kẻ từ tâm vụng về. Ngôn ngữ còn là một chướng ngại ở vùng nầy. Những linh hồn dìu dắt trong các buổi cầu hồn thường phát xuất từ cảnh nầy.

Cảnh giới thứ nhì

Cảnh nầy tương tợ như cảnh thứ 3 nhưng tế nhị hơn. Các linh hồn ở cảnh nầy đều chờ đợi siêu thoát lên cõi cao hơn

Cảnh giới thứ nhứt

Ấy là cảnh của những nhà trí thức duy vật như các nhà bác học, chánh trị v. v. . . Ở đây, họ tiếp tục nghiên cứu các vấn đề thuộc phạm vi họ nơi các thư viện cõi Trung giới. Họ cũng cố gắng chuyển tư tưởng của họ cho các đồng nghiệp của họ ở cõi trần

Thời gian sống ở cõi Trung giới

Thường thường linh hồn lưu lại đây vài năm đến 4 - 50 năm. Tuy nhiên, những bậc tiến cao chỉ đi ngang qua trong vài giờ

Sự chết ở cõi Trung giới

Ngoại trừ những kẻ cặn bã phải trở lại cõi trần liền, các linh hồn khác một ngày kia sẽ bỏ thể vía và thức tỉnh trong một trạng thái an lạc cực độ, sự an lạc của cõi Thiên đàng.

Cái vía bây giờ chỉ còn là một cái xác chết, nhưng nhà phù thủy có thể chuyển cho nó sinh khí làm cho người ta tưởng nó sống.

Cái xác nầy cũng có thể rút giữ cho nó một ít chất thượng thanh khí của cái trí, khi dục vọng của nó quá mạnh. Linh hồn phải thu hồi chất khí nầy ở các kiếp sau một cách khó nhọc.

Khi linh hồn rời khỏi Kamaloka, nó thoát khỏi áp lực của cõi trần và cũng lánh xa giới đồng cốt.

IV.- DÉVAKHAN HAY CÕI THIÊN ĐÀNG.

Cõi Dévakhan (cõi Trời, Svarga, Soukhavati, Thiên đàng) là phần của cõi Thượng giới mà người chết ý thức được. Cõi 7 núi vàng nầy chia làm hai phần : phần trên có ba cảnh, phần dưới có bốn cảnh.

Ở cõi nầy, linh hồn an lạc khôn tả. Đâu đâu cũng là âm nhạc và màu sắc. Ở đây, các gương mặt mến yêu ở cõi trần cũng lần lần hiện ra vui vẻ, tươi cười.

Không vĩnh viễn

Không có địa ngục đời đời, cũng không có Thiên đàng vĩnh viễn, vì không một người nào có thể phát ra một động lực có khả năng tác động đời đời.

Mùa gặt ở Thiên đàng

Ở Thiên đàng các hột giống mà chúng ta gieo ở cõi trần sẽ đơm bông, trổ trái. Hột giống phải được gieo ở cõi trần dưới hình thức những cảm tình thanh cao, những tư tưởng vị tha, những cố gắng đạo đức, những hành động giúp đời. Không một cố gắng nào mất dù nhỏ đến đâu : cái chén dù nhỏ nhưng phúc lạc vẫn tràn đầy.

Thời gian ở cõi Thiên đàng

Linh hồn ở cõi Thiên đàng từ vài năm đến 1.500 - 2.000 năm. Phần lớn hạng cần lao ở đó lối 200 năm. Vả lại, đối với linh hồn ở đây, thời gian như không có.

Đa số linh hồn đều ở bốn cảnh giới dưới, chỉ những bậc tu cao mới lên ba cảnh giới trên và lưu lại đây lối 50 năm.

Một thí dụ

Ở Luân Đôn, trong một vùng bẩn thỉu, có một cô thợ may nghèo nhưng rất nhân từ. Khi trong vùng có những ai đau ốm, cô đến săn sóc tận tâm, khiến họ tri ân và cảm mến. Trong các người nầy, có một vài người chết và được lên Thiên đàng nhờ bản chất tâm linh của họ được kích thích bởi sự cảm mến, vị tha đối với người ân.

CÁC TƯ TƯỞNG CĂN BẢN

1.- Cường độ và thực tại của sự sống ở cõi Thiên đàng

Tư tưởng đầu tiên cần ghi nhớ là ở đây sự sống hùng dũng và gần sự thực hơn, vì hai màn hư ảo cõi Trung giới và cõi hồng trần đều không còn.

Vũ trụ và các hiện tượng của nó chỉ là hình dáng bên ngoài che đậy sự thật. Hình dáng ấy dày đặc vật chất bao nhiêu thì màn hư ảo càng nhiều, sự thật càng xa. Tuy nhiên, vật chất càng dày đặc càng hướng ra ngoài thì con người càng lưu tâm tìm kiếm sự thật bấy nhiêu. Nhưng cái họ tìm ra chỉ là hư ảo. Nếu ta so sánh ý nghĩ của người cha, người bạn, kẻ thù, vị hôn thê và một người quen biết tình cờ về một người nào đó thì ta thấy các ý nghĩ đó khác nhau. Sự khác biệt đó chỉ rằng chúng ta khó mà biết được sự thật.

Vì vậy, một vị Chơn Sư nói với bà Blavatsky : "Chúng ta gọi đời sống bên kia của tử là đời sống thật, còn đời sống trần gian là đời sống hư ảo."

2.- Quyền năng sáng tạo của tư tưởng

Ở cõi Thượng giới, chất thượng thanh khí tượng hình với mỗi chuyển động của tư tưởng. Và ở đây vì không còn bị kềm chế bởi các hạ thể, tư tưởng phát biểu dễ dàng bằng hình ảnh, màu sắc và âm thanh. Nhờ vậy, mỗi người có thể tô điểm cảnh vật xung quanh tùy sự phong phú trí thức của mình và sống một cuộc đời luôn luôn đổi mới và kỳ diệu.

3.- Chúng ta sống với những kẻ ta thương yêu

Ở Thiên đàng, yếu tố qui tụ linh hồn là tình thương mến. Vì vậy, xung quanh ta chỉ có những kẻ ta mến yêu. Người thù không thể tiến gần ta được.

Ở trần gian, ta không biết rõ bạn ta. Trái lại, ở Thiên đàng chúng ta biết họ trọn vẹn vì ta đọc được tư tưởng của họ, ngoại trừ các tư tưởng quá cao đối với ta. Không bao giờ có sự hiểu lầm.

Ở cõi trần, đối với các bạn thân, ta giữ hình ảnh họ trong trí. Ở Thiên đàng, hình ảnh ấy hiện trước mắt ta bằng chất thượng thanh khí và sống động nhờ sinh lực của linh hồn bạn ta chuyển lên. Giữa bạn ta và hình ảnh nầy, luôn luôn có sự giao tiếp chặt chẽ. Nếu bạn ta tiến cao, anh sẽ biểu hiện ở hình ảnh do ta tạo nên bởi tình thương mến và nhờ đó, anh càng hưởng được nhiều khí lực yêu thương và linh hoạt mà ta chuyển vào hình ảnh đó.

Ở bên kia cửa tử, tình thương vẫn là một mãnh lực kỳ diệu có khả năng bảo vệ những kẻ ta mến yêu dầu người ấy xa cách ta trong không gian và thời gian.

4.- Sự chuyển biến kinh nghiệm thành quan năng

Thiên đàng không chỉ là một nơi an lạc. Ở đó, chúng ta còn đồng hóa những chi cao đẹp trong các kinh nghiệm mà ta đã thu hoạch được trong kiếp sống vừa qua ở cõi trần. Vì vậy, tất cả các kinh nghiệm đều được quan sát và suy gẫm cẩn thận để chuyển thành năng khiếu trí thức và đạo đức. Khi linh hồn đầu thai lại, con người sẽ có năng khiếu ấy mà người ta gọi là năng khiếu bẩm sinh.

Chỉ có Chơn nhơn nhớ rõ các kinh nghiệm đã trải qua, còn phàm nhơn thì không nhớ được và nhớ cũng không ích gì. Là vì tinh hoa kinh nghiệm đã chuyển thành năng khiếu thì chúng ta đương nhiên hưởng các năng khiếu đó.

Như thế, đời sống hiện tại đang xây dựng tâm trí tương lai của chúng ta ở kiếp sau. Người ta không thể phân chia đời sống thành những kiếp sống riêng biệt.

Trong mức tiến hóa hiện tại, chúng ta biết được tổng quát thế nào là điều thiện và điều ác, nhưng chúng ta còn cần nhiều kinh nghiệm để khai mở các năng khiếu và quyền năng để sự hiểu biết của chúng ta được đầy đủ và rõ ràng.

5.- Từ bỏ Thiên đàng

Chúng ta đã biết chúng ta cần phải lên Thiên đàng, nếu không sự tiến hóa sẽ bị chận đứng. Như vậy, sự từ bỏ Thiên đàng là một điều kiện đặc biệt dành cho người tiến cao, có khả năng đưa tâm thức lên cõi Thiên đàng ngay lúc họ sống ở cõi trần.

Những người đó đang được một Chơn sư chọn lọc làm đệ tử. Ngài chọn cho họ nơi nào và thì giờ nào họ sẽ tái sanh và khi tái sanh, họ vẫn giữ thể vía và thể trí cũ.

6.- Lên vùng Thượng Thiên

Khi các kinh nghiệm được biến chuyển thành năng khiếu, Chơn nhơn liền bỏ thể trí và sang qua vùng Thượng Thiên là quê hương thật sự. Ngoài trừ các bậc Thánh, chúng ta chỉ lưu lại đây một thời gian rất ngắn.

7.- Nhìn thấy kiếp sau

Khi giờ tái sanh đến, Chơn nhơn thấy lại quá khứ của mình và trọn kiếp sống tới. Kế một đám mây mù nổi lên che tứ phía và một kiếp sống mới bắt đầu.

CẢNH GIỚI CỦA CÕI THIÊN ĐÀNG

1.- Cảnh giới thứ 7 - Cõi Trời thứ nhứt

Đó là cõi trời của những người thấp kém chỉ biết thương yêu gia đình; tình yêu này thành thật, vị tha nhưng hẹp hòi.

Ở đây có nhiều người La Mã, người Anh và ít người Ấn Độ, lý do là tuy tất cả đều có tình thương vị tha nhưng tình thương của người La Mã và người Anh thì hạn chế trong gia đình còn tình thương của người Ấn thì hướng lên Đấng Chưởng giáo họ tôn thờ.

2.- Cảnh giới thứ 6 - Cõi trời thứ nhì

Đặc tính của cõi này là sự tôn sùng một Giáo chủ dưới hình dáng con người. Đấng Thiêng liêng hiện ra cho họ dưới hình dáng quen thuộc. Vì vậy ở đây, có nhiều tín đồ của Thiên Chúa giáo, của Vishnou và chiến sĩ của Đạo binh cứu rỗi.

3.- Cảnh giới thứ 5 - Cõi trời thứ ba

Đây cũng là cảnh giới sùng đạo nhưng lòng mộ đạo ở đây có tánh cách linh hoạt, xã hội và thương người. Các hoạt động của những nhà truyền giáo, của các nghệ sĩ vị tha đều biểu hiện tại đây.

4.- Cảnh giới thứ tư - Cõi trời thứ tư

Đặc điểm của cảnh nầy là lòng tận tụy đối với toàn thể nhân loại. Nó gồm bốn phần:

a/ Sự nghiên cứu vị tha các vấn đề tâm linh với các Chơn Sư minh triết. Ở đây người Ấn và Phật tử đông mà tín đồ Thiên Chúa giáo và Hồi giáo ít.

b/ Sự sưu tầm triết lý và khoa học trong mục đích cao cả và giúp đời.

c/ Các hoạt động văn chương và nghệ thuật với mục đích hướng thượng và tâm linh hóa nhơn loại. Ở đây, người ta gặp Mozart, Beethoven, Wagner, Bach, các họa sĩ, điêu khắc trứ danh v. v. . .

d/ Các hoạt động phụng sự. Động cơ của phụng sự phải là sự phúc lạc chớ không phải để làm vui lòng một vị thần linh nào.

5.- Cảnh giới thứ ba - Cõi trời thứ năm

Sáu chục triệu linh hồn đang tiến hóa đều lần lượt có mặt tại đây nhưng ít người thức tỉnh. Họ đến đây để thấy quá khứ và nhìn tương lai của kiếp sống sắp tới.

Ở đây các linh hồn tiến cao thu nhận chơn lý một cách trực tiếp, nhờ đó, khi họ xuống cõi trần, kiến thức và lòng tin của họ rất vững chắc và có tánh cách bẩm sinh.

6.- Cảnh giới thứ nhì - Cõi trời thứ sáu

Chỉ có một số ít linh hồn đến đây. Ấy là những linh hồn tiến cao, biết rõ quá khứ và ý thức được mục đích và diễn trình của sự tiến hóa. Phân biệt được điều lành việc dữ, họ cố gắng hướng dẫn phàm ngã theo các tư tưởng phù hạp với chơn lý, công bình và danh dự khiến con người không thể sống cuộc đời nghi hoặc hay tầm thường.

Linh hồn còn có thể tiếp xúc để học hỏi thêm với các vị Chưởng giáo.

7.- Cảnh giới thứ nhứt - Cõi trời thứ 7

Cảnh giới này là quê hương của các Chơn sư và các vị đã được điểm đạo, vì muốn đến đây điều kiện tất yếu là sự điểm đạo. Tâm thức của các vị ấy luôn luôn liên tục ở ba cõi dưới từ kiếp này sang kiếp khác. Còn kiếp sống của họ là một cuộc đời duy nhứt.

Chính ở cõi này mà các vị Chơn sư minh triết tác động trực tiếp đối với linh hồn nhơn loại để giúp vào sự tiến hóa chung.

Kết luận

Sự chết không bao giờ có, chỉ có sự thay đổi điều kiện sinh sống. Kinh Bhagavad Gita nói rất đúng : "Kẻ cư ngụ trong thế xác không sanh, không tử. Nó vô sanh, bất diệt và xa xưa; nó không chết khi thể xác bị hủy diệt. Không có cái chi đá động đến nó được".

V.- CON ĐƯỜNG HÀNH HƯƠNG CỦA CON NGƯỜI TRONG 3 CÕI

Như chúng ta đã thấy ở trên, một kiếp người phải trải qua ba cõi : Hạ giới, Trung giới và Thượng giới. Đó quả là một cuộc hành hương.

Nguyên tử trường tồn

Trong thời kỳ nhập thế, Chơn thần chẳng những có tam thể thượng là Atma, Bouddhi, Manas mà còn liên kết với một đơn vị thượng giới của cảnh giới thứ tư, một nguyên tử trung giới và một nguyên tử hồng trần, ấy là tam thể hạ. Đơn vị và nguyên tử này có tính cách trường tồn và là trung tâm của ba thể : xác, vía và trí. Xuyên qua các kiếp, khi ba thể làm lượt tiêu tan, chúng nó vẫn hiện tồn và giữ gìn kết quả các kinh nghiệm thuộc mỗi thể, dưới hình thức quyền năng.

Một kiếp sống

Sau khi Chơn nhơn ôn lại dĩ vãng và nhìn rõ kiếp sống tương lai ở vùng Thượng Thiên thì kiếp sống mới bắt đầu. Sự sống khởi rung động và đơn vị thượng giới, như viên đá nam châm, thu hút ở cõi Thượng giới những chất đồng nhịp rung động với nó để đào tạo thể trí. Thể vía cũng được tạo thành như thế. Thể trí và thể vía tương tự thể trí và thể vía của kiếp trước còn thể xác thì tùy luật nhơn quả.

Phải đợi đến 7 tuổi thì Chơn nhơn mới bắt đầu hướng dẫn các thể. Kiếp sống bắt đầu hướng dẫn các thể. Kiếp sống bắt đầu ở cõi Trần, kế đó là cõi Luyện tội (Trung giới) và ở cõi Thiên đàng (Thượng giới). Sau cùng Chơn nhơn trở về quê của mình ở vùng Thượng Thiên (cõi Thượng giới), đến đây chấm dứt một kiếp người.

Phàm ngã

Phàm ngã gồm ba hạ thể vô thường với các hoạt động của chúng. Các hoạt động này được liên kết nhau bằng trí nhớ. Ý niệm về cái "ta" phát sanh từ sự đồng hóa của Chơn nhơn với các thể, nhứt là với thể nào hoạt động nhiều hơn hết, bắt đầu là thể xác.

Phàm ngã là một thực thể riêng biệt. Khuynh hướng của nó thường chống đối với các khuynh hướng của Chơn Nhơn.

Vả lại, mỗi thể được tạo thành bằng sinh vật nên bản năng của nó hướng về vật chất trái với khuynh hướng tâm linh của Chơn nhơn. Do đó mới có các chiến đấu nội tâm khiến thánh Paul than "Tôi làm những điều tôi không muốn làm".

Chơn ngã

Đây là con người thật vô sanh, bất diệt. Chơn ngã là chúa tể của thể xác, phát xuất từ Chơn thần mà chu kỳ tiến hóa dài đến 4.320.000 năm.

Niết bàn

Dévakhan đối với một kiếp luân hồi như thế nào thì Niết bàn đối với toàn thể các kiếp luân hồi như thế đó. Nó không phải là sự tịch diệt mà là một sự vinh quang khôn tả.

chú thich chương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 cuối trang đâu trang

CHƯƠNG VIII

LUÂN HỒI

I.- SƠ DẪN

Nếu ta chấp nhận con người gồm linh hồn trường tồn và thể xác hữu hoại thì chúng ta hiểu dễ dàng rằng linh hồn đã cư ngụ trong thể xác này thì ở kiếp sau cũng có thể cư ngụ trong một thể xác khác. Luân hồi là sự linh hồn tái sanh trong nhiều kiếp kế tiếp trong nhiều thể xác khác nhau. Ý niệm này rất hợp lý vì giữa con người (như giữa một kẻ dã man và một vị thánh) sự khác biệt rất xa và trong một kiếp sống, con người tiến hóa ít nên không sao bước ngay từ một giai đoạn này sang một giai đoạn khác.

Diễn trình

Chương trước đã trình bày sự trình diễn này, nhưng không có nói đến sự cấu tạo thể xác.

Sự cấu tạo thể xác

Sự cấu tạo này do 3 yếu tố :

1.- Định mạng với các Đấng Nam Tào, Bắc Đẩu

2.- Chơn Nhơn

3.- Tư tưởng của người mẹ

Các Đấng Nam Tào, Bắc Đẩu phân định các nghiệp quả do tư tường và hành động gây ra ở quá khứ.

Căn cứ trên các nghiệp quả này, các Ngài chỉ định sắc tộc, quốc gia, gia đình và hoàn cảnh. Cha mẹ được trọn trong những người có thể cấu tạo cho đứa trẻ một thể xác hợp với mức tiến hóa của nó. Luật di truyền được áp dụng để tạo tánh tốt hay xấu cho đứa trẻ.

Trước tiên, Đấng Nam Tào, Bắc Đẩu phát ra một hình tư tưởng và hình tư tưởng này tượng một cái mẫu để tạo thể phách .Đoạn thân thể của đứa bé được tượng hình theo thể phách này từ tế bào một.

Khả năng của thể xác và khối óc tùy phẩm chất của thể phách.

Hình tư tưởng nói trên hành động như một tinh vật (élémental) để chăm nom đứa bé cho đến bảy tuổi, chừng đó Chơn Nhơn mới thay nó.

Tuy nhiên, Chơn Nhơn thường tiếp xúc với đứa bé trước ngày sanh.

Về phần người mẹ, với thân thể bà, bà cung cấp vật liệu xấu hay tốt cho con. Sau đó tư tưởng của bà cấu tạo hình dáng của con. Để có tư tưởng tốt, bà cần những ảnh hưởng tốt đẹp, những người thân cận hiền lành. Nếu người mẹ suy tư thường đến một người nào, đứa bé sẽ giống người đó.

Tâm thức của đứa bé

Đến bảy tuổi, tâm thức của đứa bé hoạt động ở cõi Trung giới. Vì vậy, nó có những bè bạn vô hình, những cảnh vật huyền ảo mà chúng ta vì không hiểu nên chế giễu thay vì khuyến khích. Vì tâm thức hoạt động như thế, ở Ấn Độ, nhiều trẻ con nói đến những kiếp trước với nhiều chi tiết chính xác.

Định nghĩa

Luân hồi là sự tái sanh trong một thể xác mới thích hợp với mức tiến hóa của linh hồn. Thể xác phải có thể biểu hiện các tánh tốt và xấu của linh hồn. Khi nó hao mòn, nó sẽ bị vứt bỏ, đó là sự chết.

Một kiếp sống là một ngày học trong đời sống thật sự nhằm tiến không ngừng đến sự toàn thiện.

Nói rộng hơn, luân hồi nhằm trau luyện con người xuyên qua nhiều kiếp ở trần gian nhờ sự thu thập kinh nghiệm ở cõi trần và chuyển biến các kinh nghiệm này thành năng khiếu ở cõi Thiên bang

Mục đích

Mục đích của luân hồi là sự phát triển các quyền năng thiêng liêng ẩn tàng ở con người. Cũng như một hột giống đang mọc, cái mầm chỉ phát triển những gì có sẵn ở nó.

Trẻ con phải được giáo hóa trong mục đích phát triển này. Đó là sự giáo hóa thật sự, rất quan trọng vì giá trị của một kiếp sống tùy ở nó.

Tuổi thật

Thế gian là một trường học vĩ đại mà mỗi người được giáo hóa theo mức tiến hóa của mình.

Tuổi của chúng ta được tính theo số kiếp. Vì chúng ta không đồng tuổi nên chúng ta không cùng chung một lớp. Vì vậy có người trẻ mà cao thượng (ấy là những linh hồn lớn tuổi trong thể xác trẻ) và người già mà thấp kém (ấy là linh hồn non nớt trong thể xác già nua).

Đại khái, chúng ta phân biệt linh hồn già hoặc trẻ tùy theo cách họ chủ trị ham muốn và dục vọng, tùy ý niệm của họ về đạo đức, trung chánh và danh dự. Những linh hồn trẻ gồm chín phần mười nhơn loại. Sự khác biệt giữa con người chỉ là vấn đề thời gian. Với thời gian, ai ai cũng có thể đạt một mức tiến hóa cao

Đau khổ

Thường thường có đau khổ chúng ta mới học hỏi mau. Dù sao nếu chúng ta chăm học, chúng ta ít đau khổ. Vì vậy, chúng ta cần học hỏi giáo lý Thông Thiên Học, ấy là những ánh sáng dẫn ta trong đêm tối.

Ích kỷ

Nếu ta quan sát kỹ càng, chúng ta thấy nguyên nhân của các đau khổ của chúng ta là tánh ích kỷ, lòng chiếm hữu và hưởng thụ. Nhưng lần lần phạm vi cá nhân của chúng ta được nới rộng đến gia tộc, bạn bè, xã hội, quốc gia và nhơn loại : tánh ích kỷ trở thành lòng vị tha.

Thời gian giữa hai lần đầu thai

Thời gian này tùy 3 yếu tố chánh :

1.- Thể thức cá nhân hóa (chuyển kiếp thú thành người). Thể thức này tốt khi con thú chuyển kiếp nhờ sự thông minh, tình cảm hay ý chí, hoặc xấu khi do ảnh hưởng của sợ hãi, oán ghét hay kiêu căng.

2.- Mức tiến của linh hồn. Linh hồn càng tiến cao, y càng gieo hạt nhiều ở cõi Thiên đàng và ở đây lâu.

3.- Thời gian và cường độ của đời sống thế gian, vì kinh nghiệm thu thập ở trần thế nhiều thì đương nhiên linh hồn sẽ lưu lại Thiên Đàng lâu để đồng hóa các kinh nghiệm đó.

Giai cấp xã hội thường được dùng để sắp xếp nhơn loại. Sự sắp xếp này không đúng vì không căn cứ trên tuổi tác thật sự của linh hồn.

Bởi vậy, một giai cấp xã hội có thể gồm các linh hồn không đồng tuổi. Do đó, những con số kể sau chỉ đúng một cách tổng quát mà thôi chớ không cho từ mỗi cá nhân.

Hạng người Thời gian trung bình giữa hai lần đầu thai

Hạng vĩ nhân (thánh nhân, hiền triết chí nguyện)

Nghề tự do, thân hào

Hạng trung lưu cao

Hạng trung lưu thấp

Thợ khéo

Thợ thuyền và nông dân

Hạ tầng nhơn loại

Cặn bã của nhơn loại 700 đến 1.200 năm

600 đến 1.000 năm

500 năm

200 đến 300 năm

100 đến 200 năm

60 đến 100 năm

40 đến 50 năm

5 năm

Thời gian nói trên gồm cả thời gian ở Trung giới và Thượng giới (Thiên Đàng). Sau đây là bản kê thời gian ở cõi Trung giới :

Hạng người Thời gian ở cõi Trung giới

Hạng vĩ nhân (thánh nhân, hiền triết chí nguyện)

Nghề tự do, thân hào

Hạng trung lưu cao

Hạng trung lưu thấp

Thợ khéo

Thợ thuyền và nông dân

Hạ tầng nhân loại chỉ ở Trung giới

Cặn bã nhân loại chỉ ở Trung giới 5 năm tối đa

20 đến 25 năm

25 năm

40 năm

40 năm

40 đến 50 năm

Các con số trên là con số trung bình phỏng định. Ở hạng vĩ nhân, như chúng ta đã biết, thời gian giữa hai đời sống ở cõi Trần có khi dài đến 2.300 năm có khi rút ngắn trong vài năm. Các con số này được tìm ra do huệ nhãn. Quí bạn có thể tìm những chỉ dẫn quý báu trong sách Huyền học trong Thiên nhiên, Quyển II của C.W.Leadbeater và Sự tiến hóa của nhơn loại trên phương diện huyền môn của Jinarajadasa.

Nơi sanh - Sắc tộc

Chúng ta lần lượt đầu thai trong nhiều xứ, nhiều sắc tộc để thu thập các kinh nghiệm khác nhau cần cho sự tiến hóa. Nhưng linh hồn non trẻ thường tái sanh nhiều lần trong một giống dân vì họ thu thập kinh nghiệm một cách chậm chạp.

Muốn được phát triển điều hòa, chúng ta cần thu thập đầy đủ các đức tánh của các giống dân.

Dây thân ái

Khi các linh hồn thương mến nhau, họ tạo những dây thân ái bền chặt, do đó họ được gặp nhau trong những kiếp luân hồi kế tiếp dưới hình thức cha con, vợ chồng, bằng hữu v.v. . . Hình thức càng nhiều, càng tốt vì có thế, sự thân ái mới được điều hòa.

Trong quyển Sự tiến hóa của nhơn loại trên phương diện huyền môn của Jinarajadasa, chúng ta thấy trường hợp của ba linh hồn A, B, C. Trong một khoảng thời gian, A đầu thai 19 lần, B 32 lần và C 30 lần. A và B gặp nhau 12 lần, A và C gặp nhau 12 lần, còn A , B, C cùng gặp nhau 8 lần. Vì cần được gặp nhau, thời gian giữa hai đời sống ở cõi trần thường được kéo dài hay rút ngắn tùy trường hợp.

II.- SỰ CẦN THIẾT PHẢI LUÂN HỒI

BIỆN BÁC và BẰNG CHỨNG

A) Luân hồi là cần thiết

Sự khác biệt giữa con người đặt một vấn đề quan trọng mà nhân loại đã cố gắng giải thích. Có ba cách giải thích :

1.- Trời cấu tạo sự khác biệt đó. Như vậy con người bất lực và chỉ biết chịu những mạng lịnh độc đoán.

2.- Thuyết di truyền. Theo thuyết này, con người cũng bất lực và mọi việc đều do quá khứ của những kẻ khác.

3.- Thuyết luân hồi. Theo thuyết này, con người là kết quả của quá khứ mình. Đời sống hiện tại là do chính mình đã tạo ra ở quá khứ.

Thuyết Trời cấu tạo

Đó là thuyết định mạng. Theo thuyết này, Trời định cho mỗi người số mạng và tánh tình. Con người chỉ rút một lá số. Số tốt thì quí dù y không có làm gì để xứng đáng số mạng đó. Số xấu thì phải chịu dù y cũng chẳng làm gì để phải bị đọa đày. Chúng ta khó mà chấp nhận một lý thuyết như thế vì nó bôi lọ công lý và tình thương.

Thuyết di truyền

Thuyết này cũng không vững vì thiên tài không được cha truyền con nối. Lắm khi con của những người thánh thiện lại trụy lạc. Hơn nữa, những đứa con cùng một cha mẹ cũng không giống nhau và có thể thù nghịch nhau.

Thuyết luân hồi

Theo thuyết này, Thượng đế tỏ ra công bình và nhân từ, còn con người thì có đủ quyền năng và sáng suốt để cấu tạo đời mình. Lúc mới nhập thế, con người như một mầm vô tri. Do đó mới có kẻ dã man.

Tuy nhiên, những kẻ dã man này là vị thánh ở tương lai nhờ các kinh nghiệm thu thập trong nhiều kiếp kế tiếp, nhằm phát triển trí huệ, đạo đức và tâm thức.

Trường hợp anh em nghịch nhau là vì họ đã là kẻ thù ở kiếp trước. Ở kiếp này họ cần gặp nhau trong một gia đình để sự thù hằn được giảm bớt và tiêu diệt.

Như thế con người làm chủ định mạng mình và đang cấu tạo tương lai của chính mình.

B.- Biện bá

Các lời biện bác không có giá trị thật sự.

Chuyển kiếp làm thú

Có người chấp nhận thuyết luân hồi nhưng cho rằng con người có thể đầu thai làm thú. Việc ấy không thể được. Trước khi tiến đến hàng nhân loại, chúng ta đã là sắt đá, thảo mộc và cầm thú. Chúng ta không thế đi ngược dòng tiến hóa.

Thuyết mới lạ

Có người cho thuyết luân hồi mới lạ quá. Thật ra, thuyết ấy đã được dạy từ ngày xưa. Ở Á Đông ai ai cũng tin thuyết ấy và nay một phần lớn nhân loại đã biết giáo lý này.

Thuyết này được dạy ở Ấn độ trong kinh Bhagavad Gita và được phổ biến ở xứ Chaldée, ở Ai Cập, ở Hi Lạp với Pythagore và Platon, ở La Mã, ở Thánh Đường Thiên Chúa giáo cổ với Thánh Augustin, Origene và trong kinh Coran mới.

Dân Gaulois xưa cũng đã biết. Trong quyển Chiến tranh với xứ Gaules, César viết : "Một thuyết quan trọng của họ là tin tưởng rằng linh hồn bất tử và sau khi chết, nó sang qua một thể xác mới". Trong kinh Tân Ước, Đấng Christ đã chấp nhận thuyết luân hồi khi Ngài nói với môn đệ rằng Jean Baptiste chính là Elise (Saint Mathieu XI,14).

Ở thời cận đại, Paracelse, Jacob Boehme, Giordano Bruno, Leibnitz, Voltaire, Fontenelle, Claude Saint Martin, Goethe, Balzac, Fourier, Schelling, Théophile Gautier, Walter Scott, Schopenhauer, Flammarion đều chấp nhận thuyết luân hồi. Về vấn đề này, quyển Tiểu luận về sự tiến hóa của nhân loại của bác sĩ Pascal rất đáng đọc.

Tái sinh ở một hành tinh khác

Trước hết là chấp nhận thuyết luân hồi. Sau đó, nên biết ở quả đất này, có đủ cấp bậc tiến hóa cần cho ta. Vậy tại sao phải tìm một hành tinh khác ?

Xáo trộn trong các mối tình cảm

Đối với linh hồn, không có sự xáo trộn. Trái lại, nó cần thay đổi mối liên hệ để tình thương mến được phát triển đầy đủ và điều hòa.

Sự xa cách giữa các kẻ thân yêu

Sau khi từ trần, các kẻ thân yêu gặp nhau ở cõi Trung Giới và Thiên Đàng. Chúng ta đã biết những kẻ thân yêu thường gặp nhau ở cõi Trần.

Trái với tôn giáo

Nhờ tái sinh nhiều kiếp, con người càng có tài, có đức để giúp đời. Như vậy thuyết luân hồi có chi trái với tôn giáo ?

Dân số không thể tăng

Nếu những linh hồn sang quá nhiều ở cõi trần thì dân số tăng. Tuy nhiên, dân số chung (gồm người chết và người sống) không thay đổi.

Không nhớ kiếp trước

Thường người ta nói : "Nếu có những kiếp trước, sao tôi không nhớ gì cả ?" Nên lưu ý rằng định luật chi phối ký ức của chúng ta là sự lảng quên quá khứ. Các việc xảy ra cách một tuần, một tháng, chúng ta không còn nhớ các chi tiết trừ những việc quan trọng. Trong một năm, các chi tiết ấy đều tiêu mất trong trí nhớ chúng ta. Về các năm chúng ta dưới ba, bốn tuổi, chúng ta vẫn sống nhưng không nhớ gì.

Trong lúc xuất thần do từ điện hay thôi miên, các việc bị chôn trong quá khứ có thể hiện ra. Đại tá Rochas đã làm nổi bật bốn tiền kiếp trong ký ức của một người đàn bà xuất thần. Thế là việc xưa không mất hẳn.

Trong giấc mộng, các sự kiện của các kiếp trước có thể hiện lại.

Thỉnh thoảng, trẻ con có thể nhắc một vài việc xảy ra ở kiếp trước của nó, nhứt là ở Á Đông.

Tánh tình chúng ta là kết tinh các kỷ niệm của chúng ta.

Suy kỹ, chúng ta thấy sự nhớ lại rõ ràng chuyện trước là một điều trở ngại hay một tai hại. Nếu ở kiếp trước, ta ghét ai mà bây giờ ta nhớ rõ thì sự oán ghét ấy sẽ tăng cường. Nếu chúng ta đã có một hành động lỗi lầm mà ta không thể quên từ kiếp này sang kiếp nọ, ta sẽ hối hận, buồn khổ mãi mà không sao khuây khỏa được. Các thành kiến về sắc tộc, giai cấp, tôn giáo cũng sẽ mạnh mẽ hơn. Vả lại, biết quá khứ thì có thể biết tương lai với các việc tốt hay xấu của nó. Ví như ta biết một tai nạn sẽ đến cho chúng ta, như bị thiêu sống, thì làm sao ta có thể sống ?

Để kết luận, chúng ta có thể nói hiện nay có nhiều người nhớ được quá khứ của mình. Các nhà lãnh tụ Thông Thiên Học có năng khiếu đó. Trong một buổi diễn thuyết của bà Annie Besant, Hội Trưởng Hội Thông Thiên Học thế giới vào năm 1926 tại gian phòng Adyar, 4 Square Rapp Paris 7e, tác giả quyển sách này nghe Bà nói : "Khi tôi nghiên cứu các tiền kiếp của hai người đó, tôi biết họ có gặp nhau v.v. . ."

C.- Bằng chứng

Lẽ tất nhiên, bằng chứng hùng biện nhất là biết một cách trực tiếp các kiếp sống trước. Tuy nhiên, có nhiều việc chứng minh có luân hồi, nhứt là trường hợp trẻ con nhớ được kiếp trước của chúng nó.

Về các nỗi bất công hay oan ức

Phải chăng có bất công hay oan ức ?

Theo thuyết luân hồi, các điều sung sướng hay đau khổ xảy ra cho ta là kết quả của những nhân mà chúng ta đã gieo ở các kiếp trước. Ta chỉ gặt những gì ta đã gieo.

Khi chúng ta tin ở nguyên lý này, chúng ta không còn phẩn uất với những điều có vẻ bất công đối với chúng ta. Nhờ vậy, chúng ta chịu đựng một cách dễ dàng. Hơn nữa, ta thấy lòng an ổn phần nào vì đã trả được một món nợ.

Ví dụ một người bị tù oan về một tội nặng mà y không có làm và được thả ra 20 năm sau nhờ sự thú tội của phạm nhân. Tại sao y phải bị tù oan như vậy ? Là vì kiếp trước, anh có gây một án mạng và để người khác ở tù thay anh. Bây giờ anh đã trả xong quả và có thể chờ đợi những ngày tốt đẹp hơn.

Về việc làm lành mắc nạn

Có những kẻ hành thiện nhưng gặp mãi những điều không may. Lý do là ở các kiếp trước anh có những hành động không tốt mà bây giờ anh phải trả, trước khi hưởng các nhân lành mới tạo.

Về sự bất bình đẳng giữa con người

Tại sao có kẻ dã man, có người thánh thiện ? Kẻ dã man là những linh hồn non nớt mới bỏ kiếp thú thành người, còn người thánh thiện đã trải qua cả ngàn kiếp. Khi người dã man luân hồi nhiều kiếp như vậy, anh cũng trở nên thánh thiện.

Về sự toàn thiện

Đấng Ky Tô bảo : "Hãy toàn thiện". Nhưng làm sao ta có thể toàn thiện trong một kiếp người ?

Về sự di truyền

Vì cha mẹ cung cấp cho con cái xác thân cần để biểu lộ tánh tình của nó, con phải giống cha mẹ về phương diện trí thức và đức hạnh.

Thường thường thì sự việc xảy ra như thế, nhưng lắm khi luật nhân quả xen vào để đòi hỏi sự gặp gỡ giữa hai người khuynh hướng khác hẳn nhau vì họ có những mối quan hệ ở các kiếp trước.

Năng khiếu bẩm sinh, trực giác thông thường

Trước một sự kiện mới lạ, đôi khi chúng ta có cảm giác như đã biết. Trực giác đó là sự nhớ lại một sự kiện đã quen thuộc ở một kiếp trước. Những năng khiếu bẩm sinh là kết quả của những công phu luyện tập ở quá khứ. Một đứa bé say mê mỹ thuật là một thi sĩ hay nghệ sĩ ở một tiền kiếp. Một phấn khởi tâm linh chỉ rằng đứa nhỏ trước kia là một nhà tu. Bản năng mẫu tử ở đứa bé gái chỉ rằng ở quá khứ, nó đã làm mẹ.

Thần đồng

Thần đồng là những người đã phát triển hoàn toàn một khả năng đặc biệt ở nhiều tiền kiếp. Tài năng này không thể truyền lại cho con cháu vì nó là công phu luyện tập cá nhân.

Hiểu mau

Trước một sự kiện hay một kinh nghiệm mới lạ, có người hiểu rất nhanh chóng. Đó là kết quả của một loạt ký ức đã được sống và đồng hóa ở các kiếp trước.

Triển vọng quá cao

Có người tài thì ít mà triển vọng thì cao. Lý do là ở quá khứ, anh đã thực hiện những điều rất tốt đẹp rồi anh lại xao lảng ở kiếp kế đó. Vì vậy tài anh mất nhưng triển vọng vẫn còn.

Khuynh hướng tốt và xấu

Nhiều đứa trẻ có khuynh hướng bẩm sinh về điều thiện hay điều ác. Đó là dấu vết của các khuynh hướng ở tiền kiếp.

Thay đổi tánh tình

Trẻ con thay đổi tánh tình đột ngột vì trước khi dừng ở độ tuổi thật sự của nó, nó phải sống lại một cách nhanh chóng các giai đoạn tiến hóa của nó ở tiền kiếp.

Những người bán nam, bán nữ

Linh hồn thay đổi phái (nam hay nữ) và còn giữ lại những nét của phái cũ.

Các nỗi sợ sệt không thể giải thích

Đó là các kỷ niệm mập mờ của một sự kiện kinh khủng xảy ra ở kiếp trước, như sợ nước (vì đã chết đuối), sợ lửa (vì đã chết thiêu) v.v. .

Thương và ghét đột ngột

Sự thương hay ghét đột ngột này là do hai người trước kia đã là bạn hay thù. Nhiều thảm kịch gia đình, nhiều sự ngược đãi trẻ con có những cội rễ xa xôi ở tiền kiếp.

Sự oán ghét này phải được diệt trừ và thay thế bằng tình thương.

Một chỗ lạ nhưng có vẻ quen

Chỗ lạ hiện ra nhưng lại quen là vì linh hồn đã có ở đó trong một kiếp trước.

Thạnh hay suy của một quốc gia

Một quốc gia trở nên hùng cường là nhờ các linh hồn tiến cao đến đầu thai ở đó đông đảo. Nếu ở một xứ mà các điều kiện xã hội, tôn giáo, chánh trị, giáo dục suy đồi thì cố nhiên linh hồn thấp kém đến, khiến xứ đó suy mau.

Sự tái hiện các đặc tính xưa

Vài quốc gia có những đặc tánh của những nền văn minh cũ, vì các linh hồn thuộc nền văn minh này đầu thai ở đó nhiều. Người La Mã và người Anh thích tạo thuộc địa. Người Hy Lạp cổ và người Pháp thích diễn thuyết.

Đối với cá nhân, sự di truyền ấy lắm khi rất rõ. Phệ Đà hiện ở Hegel, Fichte và Kant, còn triết lý Phật giáo thì thấy ở Schopenhauer vì họ đã nghiên cứu giáo lý đó ở một kiếp trước.

KẾT LUẬN

Thuyết luân hồi chấm dứt các thắc mắc của chúng ta về đời sống với các nỗi có vẻ bất công của nó. Vì lảng quên thuyết này, chúng ta tưởng Thượng Đế bất công và con người bất lực.

Với thuyết luân hồi, con người trở nên cao cả, trường tồn và đang tiến đến mục tiêu vô cùng cao đẹp mà anh sẽ đạt được ở tương lai, vì đó chỉ là vấn đề thời gian. Tin ở luật luân hồi, chúng ta giải thích được nhiều điều khó hiểu và thấy tâm trí bình an.

chú thich chương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 cuối trang đâu trang

CHƯƠNG IX

SỰ TIẾN HÓA CỦA CON NGƯỜI VÀ THIÊN TRÁCH

ĐIỀU THIỆN VÀ ĐIỀU ÁC

I.- DẪN KHỞI

Sự luân hồi của con người chỉ là một phần của Luật Tiến hóa tổng quát chi phối vạn vật.

Khi sự sống tiến hóa, nó di chuyển từ sắc tướng nầy đến sắc tướng khác để thu thập kinh nghiệm. Nhờ thế, nó lần lần phát triển và trở nên phong phú. Có hai nguyên lý chánh tác động :

1.- Sự sống đáp ứng

Sự sống tự nó có khả năng rung động để đáp ứng với các rung động hay va chạm của ngoại vật. Các ảnh hưởng nầy trước tiên đánh vào sắc tướng và sau đó, được chuyển sang sự sống (là linh hồn, đại diện của Thượng Đế) trong sắc tướng ấy. Khi nhận được sự rung động, sự sống đáp ứng bằng cách phát ra một rung động khác xuyên qua sắc tướng. Sự thu nhận và đáp ứng ấy tinh luyện sự sống và luôn cả sắc tưởng. Sự sống và sắc tướng tiến hóa song song với nhau.

2.- Sự liên tục của sự sống và sắc tướng

Khoa học nhìn nhận một sắc tướng mới luôn luôn phát sinh từ một sắc tướng đã có và giữ các đặc tính của các thể nầy, nhưng lại không nói gì đến sự sống. Thật ra, sự sống vẫn tiếp tục từ sắc tướng nầy sang sắc tướng khác và gìn giữ các kinh nghiệm đã thu thập trong nhiều kiếp dưới hình thức những khả năng và quyền năng. Khi một sắc tướng tan rã, nó giữ các quan năng ấy và chuyển chúng sang các sắc tướng mới. Như vậy, sự sống và sắc tướng luôn luôn liên tục trong sự tiến hóa.

SỰ TIẾN HÓA TIỀN NHƠN LOẠI

Chúng ta có thể chia sự tiến hóa làm hai giai đoạn, giai đoạn nhập thế (linh hồn nhập vào vật chất) và giai đoạn xuất thế (linh hồn chủ trị vật chất).

1.- Sự nhập thế

Trong giai đoạn nầy, Chơn Thần giáng từ cõi Đại Niết Bàn đến cõi trần. Ở mỗi cõi, nó tạo một nguyên tử trường tồn. Các nguyên tử ấy chia làm hai nhóm, mỗi nhóm ba nguyên tử. Nhóm trên là Tam Thể Thượng, nhóm dưới là Tam Thể Hạ. Chơn Thần học các bài học tiến hóa đầu tiên trong các loài tinh chất (règnes élémentals), sau cùng, với sự cấu tạo Tam Thể Hạ, mức chót của sự nhập thế là loài kim thạch. Đến đây, chấm dứt sự nhập thế thụ động.

2.- Sự tiến hóa thật sự

Loài kim thạch - Ở loài kim thạch, sự sống bắt đầu tiến lên và tác động xuyên qua sắc tướng. Kết quả là sự tạo thành các tinh thể (cristeaux).

Loài thảo mộc - Kế đó, sự sống sang qua loài thảo mộc, nơi đây những hiện tượng tương phản như nóng - lạnh, mưa - hạn gợi ý niệm về sự sai biệt để khai mở các cảm xúc (khoái cảm, đau đớn). Mùa màng kế tiếp đúng kỳ cũng dần dần giúp vào sự khai mở ký ức.

Loài thú cầm - Khác với thảo mộc, loài thú cầm di chuyển được nên thu thập nhiều kinh nghiệm để tạo thành bản năng (instinct). Một loài động vật thì có những bản năng giống nhau. Khi một số sinh vật thuộc một hồn khóm [5] có những đức tính riêng chúng nó liền tách ra. Sự tách biệt ấy tiếp tục cho đến lúc hồn khóm chỉ còn một sinh vật. Chừng đó, sinh vật nầy sẵn sàng gia nhập vào hàng nhơn loại.

Đến chừng đó, sự sống trong cầm thú kêu gọi ở cõi trên một Tam Thể Thượng, đồng thời lớp vỏ thanh nhứt của nó biến chuyển để tạo cho nó một chơn thân : đó là sự cá thể hóa, sự thoát kiếp thú thành người. Sự sống tuy vô thủy vô chung, nhưng đời sống cá nhân chỉ bắt đầu khi sự sống rời bỏ loài cầm thú.

Nên lưu ý rằng con đường tiến hóa của nhơn loại phải trải qua các giai đoạn như sau: đất, rong rêu, loại dương xỉ (fougère), cây có hoa, cây lớn, loài có vú và con người. Mèo, chó, ngựa, voi, khỉ là những loài vật tiến gần loài người nhứt.

Sự tiến hóa có thể theo nhiều con đường khác như loài chim trở thành tinh linh rồi sau đó thành thiên thần.

II. SỰ TIẾN HÓA CỦA NHƠN LOẠI

Như vậy, sự sống trải qua một giai đoạn rất dài trước khi chuyển sang nhơn loại.

SỰ TIẾN HÓA CHUNG

Không gian.- Hiện nay chúng ta sống ở cõi trần. Sau khi chết chúng ta sang qua cõi Trung giới và cõi Thượng giới. Nói sang qua chớ thật sự chúng ta không có di chuyển trong không gian vì các cõi đều cùng ở một chỗ. Tuy nhiên, các tầng cao của cõi Trung giới vượt khỏi mặt đất đến vài ngàn thước. Sau một thời gian ở cõi Thượng giới, chúng ta luân hồi lại cõi trần và liên tiếp như thế cả triệu năm. Sau đó, tất cả các sinh linh sang bầu Thủy tinh (Mercure) và tiến hóa ở đó nhiều triệu năm, kế qua bốn bầu hành tinh vô hình, bầu Hỏa Tinh rồi sau cùng quay về Địa cầu.

Trước khi có địa cầu chúng ta, chúng ta tiến hóa ở một dãy hành tinh khác. Trong dãy hành tinh nầy, chỉ có nguyệt cầu là hữu hình. Lúc ấy, chúng ta còn ở loài thú cầm, loài thú cầm bây giờ thì là loài thảo mộc.

Thời gian.- Các sinh vật của một loài không phải tiến một lượt vào loài ấy mà lần lượt tùy theo mức tiến hóa.

MANVANTARA

Ấy là thời gian của một dãy hành tinh dài 4.320.000.000 năm. Theo các nhà huyền môn Đông phương, tính đến năm 1900, chúng ta đã vượt qua 1.955.884.700 năm. Trong một Manvantara, chúng ta luân chuyển trọn bảy bầu, mỗi bầu bảy vòng. Mỗi vòng là một cuộc tuần huờn. Hiện nay, chúng ta ở vào vòng thứ tư tại bầu thứ tư là quả địa cầu. Sự sống lưu ở mỗi bầu trong thời gian gọi là chu kỳ bầu. Trong một chu lỳ bầu, có bảy giống dân xuất hiện, mỗi giống có bảy nhánh. Hiện nay, nhánh thứ năm của giống dân thứ năm đã ra đời. Nhánh thứ sáu đang được chuẩn bị ở miền Bắc Mỹ. Giống thứ tư là giống Át-lăn, giống dân thứ ba là giống Lê-mu-riên. Con người được phân nhánh thành người nam và người nữ kể từ nhánh thứ tư của giống dân thứ ba.

PHÁN XÉT CUỐI CÙNG

Đến cuộc tuần huờn thứ năm, sẽ có sự Phán xét cuối cùng. Đó như một cuộc thi để sa thải những người chậm trễ vì họ không thể tiến đến mục tiêu đã được ấn định vào cuối cuộc tuần huờn thứ bảy. Sự có mặt của họ sẽ có hại cho sự tiến hóa của những người khác gồm 3/5 nhơn loại.

Họ như những học sinh phải học lại lớp cũ, nhưng với thời gian, họ cũng tiến đến sự toàn thiện.

SỰ TIẾN HÓA CÁ NHÂN

Khi mới thoát kiếp thú, con người có một cái trí rất thô sơ.

1.- Giai đoạn cảm xúc và dục vọng

Vào giai đoạn sơ khai nầy, con người chỉ biết chạy theo dục vọng để tìm khoái cảm. Ấy là giai đoạn của người man rợ.

Những người nầy cần những cảm xúc mạnh; vì vậy họ phải trải qua những cuộc vui ồ ạt, những đau khổ ê chề. Ý niệm về sự sai biệt cũng cần được đánh thức ở họ. Các kinh nghiệm thu thập đều được giới hạn trong phạm vi cảm xúc, còn trí thông minh chỉ nhận thức những cảm xúc vui buồn do món nầy vật nọ gây nên. Vào giai đoạn nầy, con người chưa biết nghĩ đến tương lai và không phân biệt điều thiện lẽ ác.

Linh hồn non nớt nầy cần khám phá một định luật. Trong khi thỏa mãn dục vọng, y đau khổ hay sung sướng, và kinh nghiệm nầy chỉ cho y thấy dục vọng của y hợp hay không với định luật. Ví dụ, khi đói y ăn và thấy được sung sướng. Sự sung sướng ấy chỉ rằng y hành động hợp với định luật. Nhưng đôi khi, y ăn nhiều quá nên đau, thế là y vi phạm định luật. Kinh nghiệm đau khổ hay sung sướng dẫn dắt y ở buổi đầu.

Tiếp đó, y chờ đợi và tìm tòi những khoái cảm chứ chẳng chịu nằm không đợi nó đến. Y hình dung trong trí những vật có thể làm cho y khoái cảm rồi cố gắng thực hiện vật đó. Thế là trí thông minh bắt đầu tác động.

Để tiến hóa, con người có thể theo một trong hai con đường nầy.

a.- Tự mình thu thập kinh nghiệm để tiến. Theo đường nầy anh tiến rất chậm và mất nhiều thì giờ.

b.- Nhờ sự giáo huấn của các bậc Thánh Hiền. Các vị nầy đặt ra châm ngôn để họ theo. Khi một ít kinh nghiệm tỏ rằng các châm ngôn nầy đúng và hữu ích, họ vui vẻ tuân hành và tiến mau hơn là với kinh nghiệm suông.

Nếu con người không tuân định luật, anh đau khổ. Đó là con roi khuyến cáo anh học những bài học về chơn lý mà anh không chịu chấp nhận, mặc dầu có sự dìu dắt của bậc đàn anh. Đến đây, thường xảy ra sự xung đột giữa dục vọng và trí thông minh, và nhờ đó trí thông minh dần dần phát triển.

2.- Giai đoạn xung đột giữa dục vọng và ý chí

Ở giai đoạn nầy, con người là bãi chiến trường giữa dục vọng và ý chí. Lúc đầu, dục vọng thắng, nhưng về sau phần thắng thuộc về ý chí.

Chúng ta cần hiểu rõ thế nào là dục vọng, thế nào là ý chí. Dục vọng phát sanh từ ngoại cảnh do sự thích thú hay nhàm chán một sự vật. Ý chí xuất phát từ nội tâm và là kết quả của các kinh nghiệm. Đối với chúng ta, vấn đề là chấm dứt chiến cuộc ấy để được tự tại. Chừng đó, ta chỉ có những hoạt động do ý chí quyết định. Và vì mỗi hành động đều có một kết quả vui hay buồn tùy nó thuận hay trái với luật trời, con người dần dần từ bỏ các sự vật có thể gây đau khổ.

Nên lưu ý là, tình thương dù hèn hạ, ích kỷ vẫn có khả năng trau dồi tánh tình của các linh hồn trẻ dại. Vậy, chúng ta không nên hủy diệt tình thương đó mà phải tinh luyện để nó trở nên thanh cao.

3.- Giai đoạn khai mở các quan năng trí thức thượng đẳng

Sau khi ghi nhận các nét sai biệt của sự vật, con người sắp xếp các sự vật từ loại, theo những đặc tánh chung. Hoạt động nầy chuyển biến lần lần trí cụ thể thành trí trừu tượng và khai mở quan năng tổng hợp. Sau cùng, con người từ bỏ đời sống tình dục của giác quan và hướng tâm hồn lên các khía cạnh thanh cao, sâu sắc của sự sống và của tư tưởng.

4.- Giai đoạn nhận thấy sự Duy nhứt

Ở giai đoạn nầy, tâm thức chúng ta bao trùm vũ trụ và ta cảm thấy mọi sự vật là một thành phần của mình. Ta còn thấy ta là một tia sáng của Thượng Đế và là một với Ngài.

Tinh luyện các khí thể của tâm thức

Vào giai đoạn hiện tại, mỗi thể của chúng ta là một chiếc cầu liên lạc giữa khối óc và tâm thức. Khi tâm thức phát triển, mỗi thể phải trở nên độc lập đối với các thể khác [6]. Vì vậy, chúng nó phải trở nên linh hoạt để cảm nhận các rung động tế nhị của Chơn nhơn.

Thể xác.- Hệ thần kinh phải được tinh vi, do đó chúng ta phải cử các món ăn nặng trược : thịt, cá, rượu, thuốc hút.

Thể vía và thể trí.- Chúng ta phải loại trừ những ham muốn hèn hạ, những tư tưởng tầm thường, và thế chúng bằng những tình cảm và tư tưởng thanh cao. Chỉ có các bậc tu cao mới có thể sử dụng riêng biệt thể trí.

Chơn thân.- Khi Chơn thân trở nên linh hoạt, con người sẽ nhớ quá khứ và biết được các định luật ẩn tàng của Cơ Tiến hóa.

Kim thân và Tiên thể.- Khi chúng nó được tinh luyện, con người không còn thấy mình khác biệt với kẻ khác, và khi atma tác động với Tiên thể, con người trở nên một Chơn sư minh triết.

Sự di chuyển tâm thức.- Khi một thể hoạt động ở cõi của nó, chúng ta phải làm thế nào để nó có thể chuyển ký ức riêng rẻ của nó sang giác thức [7]. Sự di chuyển nầy không bao giờ được trọn vẹn vì cái thấp không sao chứa đựng trọn vẹn cái cao trừ khi con người đạt đến quả vị Chơn Tiên.

Sự di chuyển nầy đòi hỏi một sự chuẩn bị kỹ càng hơn là sự linh hoạt hóa các thể, mặc dù phương pháp vẫn giống nhau : thức ăn thanh khiết, đời sống thanh bạch, chủ trị ham muốn, bình thản trong mọi hoàn cảnh, dứt bỏ lòng trần, yêu mến chân thành những điều cao đẹp, giúp đỡ nhơn loại một cách vị tha mà đa số biết nhưng không thi hành.

Các giai đoạn theo Patanjali

Patanjali, một triết gia Đông Phương, phân các giai đoạn tiến hóa như sau :

a/- Tư tưởng chập chờn.- Trong giai đoạn ấu trĩ nầy, tư tưởng thay đổi không ngừng từ chuyện nầy sang việc khác.

b/- Tư tưởng mù mờ.- Tư tưởng bắt đầu định vào lý tưởng, nhưng chưa được vững vàng, sáng suốt.

c/- Tư tưởng tập trung.- Trong mọi hành động, tư tưởng đều tập trung vào một ý tưởng rõ ràng như lòng ái quốc, sự yêu mến chơn lý.

d/- Chủ trị tư tưởng.- Khi con người chủ trị được tư tưởng, anh sẽ được điểm đạo và tiến mau đến sự toàn thiện.

III. THIÊN TRÁCH

Đến đây, chúng ta có thể tìm hiểu rõ các giai đoạn của sự tiến hóa và thế nào là điều Thiện, điều Ác.

Trong cơ tiến hóa, mỗi quốc gia có chức vụ riêng, như Ba Tư thì biểu dương Thanh khiết, Hi Lạp thì nêu cao Mỹ lệ. Chức vụ của xứ Ấn Độ là nói lên thế nào là Thiên Trách.

Chúng ta đã biết mỗi người đều có một mức tiến hóa riêng tùy tuổi thực sự của mình tính từ lúc thoát kiếp thú thành người. Đối với người đó, thiên trách là thể thức hành động có thể giúp anh tiến lên một mức độ cao hơn.

Vì vậy, mục tiêu cấp thời của chúng ta không phải là điều cao đẹp tột bực mà là một việc có thể giúp chúng ta tiến lên nấc trên của nấc thang tiến hóa. Sự khó khăn đầu tiên là biết ta đã tiến hóa đến mức nào, vì ai ai cũng cho mình đã tiến cao và cố thường làm những điều quá sức mình.

Như thế, đức hạnh có tính cách tương đối và mỗi người có những bổn phận khác nhau. Mỗi quốc gia cũng có một ý niệm riêng về đạo đức tùy mức tiến chung của quốc gia đó. Điều thiện là những chi giúp vào sự tiến hóa, điều quấy thì trái lại, ngăn cản sự tiến hóa.

BỐN GIAI CẤP

Nếu chúng ta không kể hạng người còn man rợ, chúng ta có thể chia nhơn loại ra làm bốn hạng tương ứng với bốn giai đoạn tiến hóa.

Ở Ấn Độ thời xưa, dưới sự điều khiển của các Thiên thần, những linh hồn đồng một mức tiến đều sanh chung trong một giai cấp xã hội cần cho sự tiến hóa của họ. Do đó, dân Ấn được chia ra làm bốn giai cấp. Hiện nay, các giai cấp xã hội tuy không còn thích ứng với các hạng linh hồn nữa nhưng cũng có thể cho biết qua mức tiến hóa của họ.

Nên biết qua rằng các linh hồn thấp kém hoạt động do sự kích thích của ngoại vật, còn những linh hồn tiến hóa cao được phấn khởi bởi sự minh triết và ý chí của lương tâm.

1.- Giai cấp cùng đinh (Shoudras)

Thiên trách của hạng nầy là tuân lời vì họ còn thấp kém và cần được dìu dắt. Được sanh vào hạng nầy, những linh hồn không sáng kiến và chỉ biết thu nhận ảnh hưởng của dục vọng, của ngoại cảnh với các biến thiên thay đổi.

Luật tiến hóa đối với họ là sự tuân lời, lòng sùng tín và sự trung thành như quân nhân ngoài mặt trận.

2.- Giai cấp nông dân và thương gia (Vaishyas)

Trong giai cấp nầy, các linh hồn thu thập tài sản và lập hạnh chỉ huy. Họ phải tỏ ra công bình, vô tư, ngay thật trong công việc làm ăn. Họ phải ăn uống đạm bạc, trả lương hậu cho công nhân và tài trợ các công cuộc xã hội : xây cất bệnh biện, giúp đỡ các nhà bác học v. v. . . Thu thập một cách lương thiện, chi phí một cách khôn ngoan : đó là thiên trách của hạng nầy

3.- Giai cấp quân nhân (Kshattriyas) và các nhà lãnh đạo

Ấy là giai cấp của những người có bổn phận bảo vệ kẻ yếu. Họ phải có can đảm hi sinh đời mình trong công cuộc bảo vệ ấy.

4.- Giai cấp tu sĩ (Brahmanes)

Thiên trách của hạng người nầy là dạy bảo, hướng dẫn, vì họ đã trở nên bình thản, tự chủ, khắc khổ, thanh bạch, nhơn từ, khoan dung, thương mến và tin ở Đấng Chí Tôn.

Kết luận

Điều quan trọng là chúng ta phải tìm hiểu mức tiến hóa của mình. Khi chúng ta theo đuổi một lý tưởng quá cao, chúng ta cản trở sự tiến hóa của linh hồn chớ không giúp nó.

Vậy đừng khi nào buộc các huynh đệ của chúng ta theo một lý tưởng nhứt định, vì mỗi người đều có một mức tiến riêng. Chúng ta hãy khoan dung và giúp đỡ mọi người tùy khả năng của họ.

Chúng ta có thể khuyên lơn nhưng đừng buộc ai phải theo lời khuyên của chúng ta.

LUÂN LÝ : ĐIỀU THIỆN, ĐIỀU ÁC

Vì mỗi người đều có một tuổi riêng, một thiên trách riêng, nên luân lý thay đổi tùy người. Một điều có thể xem là tốt đối với người nầy nhưng lại xấu đối với người kia. Bước lên nấc 20 là tốt đối với những người đã tiến đến nấc 19 , nhưng là xấu đối với những ai đã đến nấc 21 và trên nữa, vì bước ấy đối với hạng người trước là tiến mà đối với hạng người sau là lùi.

Căn bản đạo lý

1.- Theo một số người, căn bản đạo lý là sự phát giác Thượng Đế. Nhưng không phải ai ai cũng có thể làm được, vì vậy, có nhiều tôn giáo, nhiều môn phái đạo đức được lập ra với những giáo lý khác nhau để dìu dắt tín đồ ở những mức tiến hóa khác nhau.

2.- Có người cho căn bản ấy là trực giác biểu hiện xuyên qua tâm thức. Điều nầy cũng không đúng vì tâm thức mỗi người mỗi khác.

3.- Quan niệm thứ ba là chủ nghĩa duy ích, theo đó điều lành là những gì hữu ích cho phần đông. Điều nầy cũng không thể chấp nhận vì chúng ta không thể loại bỏ thiểu số.

Như vậy, chúng ta thấy Thiên Trách là một căn bản đạo lý vững chắc hơn hết.

Định nghĩa đạo lý

Điều lành là những điều giúp con người tiến từ chỗ bất toàn đến chỗ hoàn toàn. Ta lấy ví dụ ba người ở ba trình độ khác nhau. Với người ham mê dục lạc, ta không thể khuyên anh khoác áo nhà tu để sống một cuộc đời khắc khổ; trái lại, ta phải giải thích cho anh biết các cuộc vui của anh rất ngắn ngủi và hại cho sức khỏe anh. Anh nên học hỏi thêm để làm giàu và nổi danh. Lời khuyên nầy tuy ích kỷ nhưng là một điều lành vì nó giúp anh tiến lên một trình độ cao hơn. Với người thứ nhì tiến khá hơn, ta khuyên anh nên nghĩ đến quốc gia chẳng hạn. Với người thứ ba cao hơn nữa, ta có thể nói đến việc diệt trừ dục vọng, dứt bỏ lòng trần và tôn thờ những Đấng Cao Cả.

LUẬT HI SINH

Khi Thượng Đế tự giới hạn mình để tạo lập vũ trụ, Ngài từ bỏ sự bình an tuyệt vời của Ngài. Đó là một điều hi sinh nhằm mục đích nuôi dưỡng chúng sanh trong vũ trụ.

Đó là ý nghĩa của hạnh hi sinh : sự tuôn tràn hồn nhiên của sự sống thiêng liêng trong vạn vật cho đến khi nào tất cả đều có thể tự mình sống được.

Hoạt động chính yếu của sự sống là tuôn tràn, là ban rải, vì vậy, dấu hiệu của tinh thần là cho. Trái lại, dấu hiệu của vật chất là thọ, vì các sắc tướng cần thọ sự sống mới sống được. Hoạt động của vật chất là nhận lãnh. Chiếm đoạt và giữ gìn là một nguồn vui cho nó. Đối với nó cho là chết.

Bởi thế, vì đa số nhân loại đồng hóa mình không phải với sự sống mà là với thể xác, nghĩa là với nhu cầu chiếm giữ nên họ cho hi sinh hay ban cho là đau khổ.

Luật hi sinh là luật tiến hóa của sự sống. Khi sắc tướng chứa đựng sự sống tan rã và chết, sự sống tái sanh vào một sắc tướng khác cao hơn. Vậy vũ trụ không phải là một lò sát sanh to lớn, vì điều chính yếu không phải là sắc tướng mà là sự sống trường tồn.

Các loại hạ đẳng

Loài kim thạch hi sinh bằng cách tan rã để nuôi dưỡng loài thảo mộc, loài thảo mộc hi sinh để nuôi dưỡng loài động vật. Tới loài động vật, khi sắc tướng tan rã thì gây ra đau khổ. Mục đích của đau khổ nầy là giúp cho linh hồn ý thức tánh cách tạm bợ của sắc tướng và sự sai biệt giữa sắc tướng vô thường với sự sống vĩnh cữu.

Nhơn loại

Đến nhơn loại, một yếu tố mới hiện ra : đó là sự tự do chọn lựa. Nhưng làm sao con người có thể chọn sự hi sinh vì hi sinh hủy hoại sắc tướng và gây đau khổ ? Đó là nhờ giáo lý của các Giáo Chủ.

1.- Trước tiên con người sơ khai được dạy rằng y sống là nhờ sự hi sinh của các loài kim thạch, thảo mộc và cầm thú. Thế là anh có một món nợ phải trả đối với các loài nầy cũng như đối với các vị Thiên Thần kiến tạo các loài đó. Vì vậy, anh phải cúng dâng lễ vật và hỏa thiêu lễ vật nầy thành chất dĩ thái. Đối với anh đó là một phận sự.

2.- Kế đó con người từ bỏ các tài sản vật chất để được hưởng sự an lạc cõi Thiên đàng. Thế là anh biết chọn những tài sản tương đối vĩnh cửu để thay thế những tài sản vô thường;

3.- Ở giai đoạn thứ ba, sự hi sinh không còn mong ước được thăng thưởng đáp đền;

4.- Sau cùng, con người mở được Tâm Bồ đề và biết rằng sự sống là duy nhứt. Chừng đó, đối với anh, hi sinh là một nguồn vui. Hạnh phúc duy nhứt của anh là nâng đỡ phần nào gánh nặng của thế nhân.

Kết luận

Sự thực hành luật hi sinh bảo đảm một sự tiến bộ nhanh chóng, đó là định luật tiến hóa của con người. Ngay bây giờ, chúng ta cố tuân hành luật ấy bằng cách làm tròn công việc của chúng ta một cách hoàn toàn vị tha và hiến dâng công việc ấy cho các Đấng Thiêng Liêng.

CÁC BẬC TIẾN HÓA

Sự sống ẩn trong vạn vật dưới các bậc tiến hóa khác nhau : loài tinh hoa, loài kim thạch, loài thảo mộc, loài cầm thú, loài người, Tiên thánh cho đến ngôi Thượng Đế. Đó là một chiếc thang vĩ đại, trên ấy chúng ta đang ở vào một nấc nào đó và đang cố gắng tiến lên.

Sự cố gắng cá nhân

Chúng ta phải tự mình tiến lên chớ không ai tiến thế ta được. Điều có thể giúp ta tiến mau là lời khuyên dạy của các bậc Thánh hiền.

Sự khiêm cung

Chúng ta sẽ khoan dung hơn đối với mọi người nếu chúng ta biết rằng chúng ta đã trải qua các nấc thang thấp trong hạng người dã man, trộm cắp, đàng điếm v. v. . . Quyển Ánh Sáng Trên Đường Đạo , trang 5, dạy : "Con nên nhớ cái áo dơ dáy mà con muốn tránh có thể là chiếc áo của con ở quá khứ cũng như ở tương lai. Nếu con ghê tởm nó, ngày nào đó, nó sẽ siết chặt con".

Sự kiêu căng phát sinh từ sự vô minh và các nhà bác học đều khiêm tốn.

TẠI SAO CÓ LUẬT TIẾN HÓA ?

Làm sao chúng ta có thể trả lời câu hỏi nầy được với tâm thức phàm tục, giới hạn của con người ? Tuy nhiên, có người giải thích như sau :

1.- Mục đích của sự tiến hóa là đánh thức các quyền năng tiềm tàng trong con người để anh trở nên một trung tâm của sự sống, tự bảo dưỡng lấy mình, cũng như một hạt giống trở thành một cây to, như một đám tinh vân trở thành một Thái dương hệ;

2.- Sự tiến hóa là một điều cần thiết vì nếu con người sanh ra đã hoàn toàn, anh là một con người máy chớ không phải là một tâm thức biết tự do chọn lựa những điều cao đẹp;

3.- Thượng Đế là tình yêu và muốn ban rải tình yêu ấy cho mọi sinh vật. Vì vậy, vạn vật mới được sinh sôi nuôi dưỡng và tiến hóa để trở về sự an lạc thiêng liêng.

Sau ba lời giải thích vắn tắt ấy, chúng tôi tưởng đúng hơn là nói đơn giản như vầy : sự tiến hóa là một sự kiện mà ý chí thiêng liêng là nguồn gốc và kết cuộc. Bức tranh tiến hóa do Thông Thiên Học trình bày, đem lại cho mỗi người một sự phấn khởi vô cùng vinh quang và giúp anh thực hiện lý tưởng của anh, đồng thời ý thức được phần nào sự bí mật của Cơ Tiến Hóa đang bao trùm Vũ trụ và Thượng Đế.

chú thich chương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 cuối trang đâu trang

CHƯƠNG X

ĐỊNH LUẬT KARMA HAY LUẬT NHÂN QUẢ

I.- TỔNG QUÁT

Định nghĩa

Karma là một tiếng Phạn có nghĩa là hành động. Vì hành động là hiệu quả của những nguyên nhân về trước đồng thời là nguyên nhân của những hiệu quả sẽ đến, ý niệm nhân và quả liên hệ mật thiết trong danh từ Karma.

Vì thế, danh từ Karma (hành động) được dùng để chỉ sự liên hệ giữa nhân và quả trong các hoạt động con người. Khi ta nói "việc nầy là Karma của tôi", người ta muốn nhấn mạnh rằng việc nầy là kết quả của những nguyên nhân y đã tạo ra ở quá khứ.

Thánh Paul nói với người Galates (VI, 7) : "Các người đừng lầm, không ai có thể giỡn cợt với Thượng Đế : ai gieo chi thì gặt nấy" và câu "quá khứ quyết định tương lai" cũng phát sanh từ luật nhân quả.

Mỗi sự việc đều gồm hai phần : nhân và quả. Chính một nhân nào đó đã tạo ra nó và nó sẽ tạo một quả ở tương lai : đó là sợi dây nhân quả triền miên không dứt.

Cũng nên thêm rằng karma có nghĩa nhân và quả, nhưng thường được dùng để chỉ nhân hoặc quả mà thôi. Chúng ta có thể xem karma là trương mục vãng lai do Công lý thiêng liêng giữ cẩn thận cho mỗi người.

Định luật thiên nhiên

Karma là một định luật thiên nhiên khác hẳn luật đời do con người tạo lập.

a/ Lịnh : Luật đời là một lịnh độc đoán buộc phải làm hay phải tránh một việc nào đó. Nó đặt trừng phạt, và các trừng phạt nầy thay đổi tùy lúc, tùy nơi. Nó giam cầm và xét xử.

b/ Luật thiên nhiên : Luật nầy không bao giờ thay đổi. Nếu điều kiện A và B được kết hợp, kết quả C sẽ hiện ra. Nó không ra lịnh mà chỉ nói : "Nếu anh muốn có C, anh hãy phối hợp A và B". Nếu điều kiện được hội đủ, kết quả không bao giờ sai.

Luật thiên nhiên có tánh cách bất di bất dịch. Nó bao giờ cũng thế trong không gian và thời gian. Nó không trừng phạt một cách độc đoán mà chỉ gây một hậu quả không thể tránh. Nó không bênh ai, bỏ ai. Nó cũng không đặt sự thưởng phạt : khi chúng ta mó tay vào lửa, ta phỏng tay, có thế thôi. Nó gia hộ những gì hợp với cơ tiến hóa và hủy diệt những điều trái lại.

Bất lực.- Lần đầu tiên, khi chúng ta nghe nói đến luật thiên nhiên, ta có cảm giác như bị tê liệt và trở nên bất lực. Nhưng càng học, chúng ta càng thấy rằng nhờ nó mà chúng ta có thể tạo ra những gì ta ước mong và tránh những điều mà ta không mong muốn. Nhờ luật thiên nhiên, ý chí của chúng ta được tự do hơn.

Minh Triết và Vô Minh

Cũng như các luật thiên nhiên, luật nhân quả trói buộc kẻ vô minh và nâng đỡ những người minh triết. Là vì kẻ vô minh không hiểu gì cả nên có những hành động tai hại mà kết quả sẽ đè nặng trên anh sau nầy.

Trái lại, nếu ta biết sử dụng luật nhân quả, nó sẽ đưa chúng ta đến mục tiêu của chúng ta. Các khí lực của tạo hóa sẽ được vận dụng trong mục đích nầy tùy mức thông minh của mỗi người. Nếu ta không đạt được kết quả mong muốn là tại có sự sai lầm nào đó của chúng ta.

Khéo phối hợp.- Trong thiên nhiên, vì các khí lực tác động đủ chiều hướng, nếu chúng ta biết phối hợp chúng, chúng ta sẽ tiến mau đến mục đích. Ví dụ một thức ăn cần nấu đến 1000 mới chín, nếu ta nấu nó ở đồng bằng thì ta nấu đến nước sôi là được. Nhưng ở ngọn núi, nước sôi vào 400 , vậy nếu muốn nấu chín thức ăn đó, chúng ta phải nấu hầm hơi trong nồi kín để nước có thể lên đến 1000 .

Vậy muốn thắng tạo hóa, ta phải tuân các luật thiên nhiên. Nên lưu ý rằng khi ta tuân các luật thiên nhiên, ta không có cảm giác bị sai khiến mà tưởng rằng ta chỉ huy.

Hiểu biết mập mờ.- Hiểu biết mập mờ rất có hại vì nó đưa con người đến chỗ trì độn và lỗi lầm. Đó là trường hợp một người Ấn Độ ngồi khoanh tay trước nghịch cảnh và than: nghiệp quả của tôi là thế, tôi không làm gì được. Đó đúng là thái độ của một người đứng trước cầu thang và nói : "Tôi không thể leo lên vì trọng lượng trì tôi xuống thấp", trong lúc anh chỉ cố gắng một chút thì có thể bước lên.

Vô lễ.- Trước nghiệp quả có người oán trời, trách đất và tưởng có bổn phận cúi đầu vâng chịu. Chúng ta không nên làm thế, trái lại chúng ta có quyền dùng một khí lực thiên nhiên để sửa đổi một định luật thiên nhiên. Nếu chúng ta đau ốm chúng ta có quyền chạy chửa.

Luật nhân quả trong phạm vi tinh thần

Nhiều người tưởng rằng thông minh hay ngu đần, hung dữ hay hiền lành là do sự ngẫu nhiên. Đó là thái độ của người dốt nát trước các hiện tượng khoa học (như vô tuyến truyền thanh hay truyền hình) mà họ cho là phép lạ.

Ở phạm vi tinh thần, chúng ta có thể tạo những quả tốt đẹp như trên bình diện vật chất. Có một khoa tâm lý chi phối tánh tình và trí hóa chúng ta. Với khoa nầy, chúng ta có thể khai mở hay hạn chế các khả năng đạo đức hay trí tuệ, nghĩa là tạo cho mình những quả tốt hay xấu trong phạm vi tinh thần.

Như vậy chính chúng ta đào tạo tương lai của chúng ta, theo ba qui tắc mà chúng ta tìm hiểu sau đây.

II.- BA QUI TẮC NHÂN QUẢ

Trong đời sống hằng ngày, con người phát ra ba loại năng lực liên hệ đến tư tưởng, ham muốn và hành động.

Năng lực ấy tạo ba qui tắc :

1/ Tư tưởng tạo tánh tình

2/ Ham muốn tạo cơ hội

3/ Hành động tạo hoàn cảnh vật chất.

1.- Tư tưởng tạo tánh tình

Tư tưởng đào tạo thể trí của chúng ta. Các quan năng bẩm sinh chẳng qua là kết quả của các tác động của tư tưởng ở các kiếp trước.

Kinh sách Đông Phương dạy : "Con người suy gẫm điều chi thì trở thành điều đó". Chúng ta khởi đầu đời sống chúng ta với một tánh tình mà chúng ta đã tạo ra trong các tiền kiếp. Chúng ta phải nhận chịu tánh tình đó rồi cố gắng suy gẫm những tư tưởng cao đẹp để đào tạo cho mình ở tương lai một tánh tình thanh cao, tốt đẹp hơn.

Kinh nghiệm trực tiếp.- Chúng ta hãy ghi nhận những tật xấu của chúng ta nhưng đừng nghĩ lâu đến nó vì tư tưởng có tánh cách sáng tạo, khi chúng ta nghĩ đến một tật nào, nó sẽ nảy nở mạnh.

Khi chúng ta ghi nhận các tật xấu rồi, chúng ta cố cải sửa từ cái một. Tánh xấu mà chúng ta thường có là tánh nóng nảy. Vậy thì khi chúng ta nhận định như thế rồi, chúng ta đừng nghĩ đến nó nữa mà hãy suy gẫm những hạnh trái lại như hạnh ôn hòa.

Bền chí.- Mỗi buổi sớm mai, trong một vài phút, chúng ta tập trung tư tưởng vào hạnh ôn hòa. Khi tư tưởng ta sang qua việc khác, ta kéo nó lại. Chúng ta hãy tập thường thường như thế mỗi ngày, vì sự bất thường sẽ hủy diệt các kết quả đã thu thập được.

Mỗi người có thể suy gẫm theo ý mình. Ví dụ, chúng ta tưởng tượng chúng ta là một gương ôn hòa và lúc nào, chúng ta cũng tươi cười trước mọi hoàn cảnh ngang trái. Nếu ta suy gẫm như thế vài tuần, chắc chắn chúng ta sẽ có ít nhiều hạnh ôn hòa.

Sự diễn tiến sẽ như thế nầy : lúc đầu, trước một sự kiện bực dọc, chúng ta giận, và sau cơn giận ta mới nghĩ đến ôn hòa; về sau, chúng ta nghĩ kịp đến sự ôn hòa ngay trong lúc cơn giận xảy ra; rồi lần sau nữa, thì trước khi nó xảy ra. Chừng đó, chúng ta thu thập được một đức tốt : hạnh ôn hòa và hạnh nầy thuộc tánh tình của ta.

Tư tưởng tạo thành tánh tình là thế. Sự đào tạo nầy hữu hiệu chắc chắn như anh thợ hồ xây một tấm vách tường từ viên gạch một.

Vì một tư tưởng khi được lập lại thường thì thành thói quen, chúng ta cần chọn lọc tư tưởng. Các tư tưởng xấu sớm muộn gì rồi cũng biểu lộ thành những hành động tai hại.

Ảnh hưởng đến kiếp sau.- Nhờ các tư tưởng tốt đẹp, sau khi từ trần, chúng ta sẽ đến cõi Thiên Đàng, nơi đây, các tư tưởng ấy sẽ biến thành quan năng (xem chương VII). Chính chúng nó sẽ tạo cho ta sau nầy một thể trí thanh cao và một bộ thần kinh tinh nhạy khả dĩ phát biểu các tư tưởng cao đẹp.

Ảnh hưởng đến kẻ khác.- Khi chúng ta phát ra một tư tưởng, một hình tư tưởng cũng phát sanh và ảnh hưởng đến kẻ khác. Do đó, chúng ta tạo những dây nhân quả và đồng thời định đoạt giới thân cận của chúng ta về sau.

Chúng ta nên nhớ rằng với quyền năng của tư tưởng, chúng ta có thể phấn khởi, an ủi một bạn ở phương xa và cảm hứng những ai tiếp nhận được tư tưởng của chúng ta.

Sự ham muốn tạo một cơ hội thực hiện

Ham muốn (hay ý chí) sẽ đưa chúng ta đến sự vật ham muốn. Nó tạo một sợi dây liên lạc từ khí giữa vật ham muốn và người, như nam châm hút sắt. Ham muốn lôi cuốn con người đến chỗ nào nó có thể được thỏa mãn. Cái gì ta ham muốn nồng nhiệt, chúng ta sẽ có. Khi ta muốn mà không được liền đó là vì sức mạnh của những ham muốn trước còn tạm thời ngăn cản.

Đôi khi, ham muốn được thực hiện ngay trong một kiếp, nhưng thường nó được thực hiện ở các kiếp sau. Các kiếp sống của Alcyone [8] chỉ rõ điều nầy. Trong một tiền kiếp, ông là một người tu sĩ Bà la môn (8.300 trước J.C.), nhưng tu sĩ ấy lại ham muốn một cuộc đời hoạt động. Do đó, ở kiếp sau, ông sanh trong giai cấp chiến sĩ. Không bao lâu ông chán chiến tranh, nhưng phải sống đời chiến sĩ đến 50 tuổi, sau đó ông mất cánh tay mặt. Nhờ vậy, ông có thì giờ học tập và gặp lại một gia đình Bà la môn để lo tu hành.

Chọn lựa.- Ham muốn của chúng ta cần được chọn lọc. Sự thỏa mãn một ham muốn hạ tiện đem lại cho chúng ta vui ít hơn buồn. Chúng ta nên có những ham muốn tốt đẹp vì với các ham muốn nầy, chúng ta sẽ vươn lên cao và hưởng được nhiều hạnh phúc.

Cố gắng.- Các ham muốn ti tiện thúc giục các linh hồn non dại hoạt động và cố gắng: giai đoạn ấy xấu xa nhưng cần thiết vì có cố gắng, con người mới tiến hóa. Như vậy, các ham muốn ấy cũng hữu ích bao giờ ý chí giúp hành động theo Cơ Trời chưa xuất hiện ở lòng người.

Ảnh hưởng đến đời sống vật chất.- Vì chúng ta ham sống chúng ta mới bị trói buộc vào bánh xe luân hồi, và chính sự ham muốn của chúng ta định đoạt nơi chúng ta sinh trưởng ở kiếp sau.

Chúng ta hãy chọn lọc ham muốn, tình cảm, vì một tia thù hận của chúng ta có thể thúc giục kẻ khác giết người, và ta sẽ lãnh một phần nghiệp quả.

Ảnh hưởng đến kiếp sau.- Các ham muốn của chúng ta sẽ dẫn dắt chúng ta đến một nơi nhất định ở Trung giới, sáng sủa hay đau buồn. Chúng nó tạo thể vía của chúng ta ở kiếp sau. Những ham muốn ti tiện làm cho khối óc suy yếu ngông cuồng.

Ảnh hưởng đến kẻ khác.- Các ham muốn của chúng ta liên kết chúng ta với kẻ khác bằng những sợi dây thương mến hay hận thù. Giới thân cận của chúng ta ở kiếp sau (vợ chồng, con cái, bạn bè . . .) tùy ở chúng nó.

3.- Hành động tạo hoàn cảnh

Chúng ta có thể nói : các đau khổ hay sung sướng của chúng ta bây giờ là những đau khổ hay sung sướng mà chúng ta đã tạo cho kẻ khác. Các hành động làm cho kẻ khác vui hay buồn sẽ đào tạo cho chúng ta những hoàn cảnh vật chất thuận tiện hay không.

Nghiệp quả của sự hung dữ nặng nề hơn tất cả : những người tra tấn, săn bắn đều phạm tội nầy.

Hoàn cảnh vật chất hạn chế tầm hoạt động của chúng ta; chúng ta muốn có những hành động cao đẹp nhưng hoàn cảnh không cho phép. Chúng ta hãy chấp nhận hoàn cảnh ấy rồi cố khai thác nó : chúng ta tập chịu đựng với bệnh tật, tập bền chí với công việc buồn chán hằng ngày, tập cương quyết với các nỗi lo âu liên tiếp v.v. . . Nhờ vậy, hoàn cảnh sẽ thay đổi lần lần và trở nên thuận tiện hơn.

Ảnh hưởng đối với chúng ta.- Những hành động lập đi lập lại tạo cho chúng ta những thói quen và những thói quen nầy hạn chế sự biểu lộ của linh hồn. Nhưng các thói quen nầy không ảnh hưởng đến linh hồn và sẽ mất với thể xác.

Ảnh hưởng đối với kiếp sau.- Hành động quyết định sự giàu nghèo, sức khỏe v.v. . . của chúng ta ở kiếp sau.

Ảnh hưởng đối với kẻ khác.- Hành động cũng quyết định giới vị lai của chúng ta : bà con, anh em, bạn bè.

Nguyên nhân và hành động

Nguyên nhân và hành động là hai yếu tố khác nhau. Nguyên nhân là một động lực ảnh hưởng đến tánh tình, còn hành động là một động lực tác động trong phạm vi vật chất.

Một hành động có thể được thực hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy chúng ta thường thấy có nhiều hoàn cảnh lạ kỳ, ví như một người ích kỷ, hạ tiện lại giàu sang tột bực. Tại sao thế ? Là vì ở quá khứ, người ấy hiến một tài sản quan trọng : bệnh viện, vườn chơi v. v. . . Anh đã cho Tạo hóa vay nay Tạo hóa hoàn lại. Nhưng anh ấy ích kỷ : anh cho không phải vì anh thương người, mà vì một địa vị, một huy chương. Do đó, tánh tình của anh vẫn còn ích kỷ như trước và vì vậy, anh vẫn đau buồn ngay trong cảnh giàu sang.

Trái lại, một người có thể làm một điều quấy do một nguyên nhân cao đẹp. Nguyên nhân cao đẹp nầy sẽ trau dồi tánh tình của anh và nó tạo cho anh những cơ hội để hành thiện, nhưng điều quấy anh đã làm sẽ tạo cho anh nhiều gian truân. Tuy nhiên, nhờ tánh tình thanh cao nên anh vẫn được bình thản ngay trong lúc nguy nan.

Sự quan trọng của nguyên nhân

Nguyên nhân quan trọng hơn hành động rất nhiều, vì nguyên nhân đào tạo tánh tình, nhờ vậy về sau, con người có nhiều hành động tốt.

Sự xung đột bổn phận

Đôi khi, nhiều điều hiện ra như là bổn phận, và các bổn phận ấy lại trái ngược nhau khiến chúng ta lưỡng lự không biết hành động thế nào cho hợp lý. Trong trường hợp nầy, ta phải đặt nặng nguyên nhân và tránh mọi yếu tố ích kỷ. Sau đó, chúng ta hãy vững tâm hành động trong tinh thần vị tha dù hành động có sai lạc cũng không sao.

Cõi giới và nguyên nhân

Nguyên nhân trói buộc ta vào cõi phát sanh ra nó. Nếu nó là một lợi lộc vật chất, nó buộc ta vào cõi trần; nếu nó là một lạc thú ở cõi trên, nó trói buộc ta vào cõi Thiên đàng; nếu nó hoàn toàn vị tha, nó phát xuất từ cõi Bồ đề và không còn có tánh cách trói buộc vì nó không đòi hỏi gì nữa.

Cõi giới và động lực

Cõi càng cao, động lực càng mạnh và tạo nhiều biến chuyển trong định mạng. Nếu một đơn vị động lực thuộc cõi trần tạo một kết quả, kết quả ấy tăng lên 5 ở cõi Trung giới, lên 25 ở cõi Hạ thiên và 125 ở cõi Thượng thiên.

Do đó, dầu mắc phải một định mạng khắc khe, nếu chúng ta có một lý tưởng cao đẹp liên hệ đến các cõi trên, chúng ta sẽ có một cuộc đời cao đẹp đáng sống.

Như vậy, nếu ta hiểu rõ ba qui tắc nhân quả vừa trình bày, chúng ta sẽ đào tạo tương lai của chúng ta.

III.- CÁC THỨ NGIỆP QUẢ

Có nhiều thứ nghiệp quả :

1.- Nghiệp quả tích trữ (Sanchita), tổng kết các quả đã tạo ở quá khứ;

2.- Nghiệp quả đã chín;

3.- Nghiệp quả đang tạo.

Chúng ta cũng sẽ bàn đến các nghiệp quả : cấp thời, chuyển biến, dồn dập và cộng đồng.

Nghiệp quả tích trữ

Đó là các quả đã tạo ra ở những kiếp trước mà chúng ta phải trả trong những kiếp sau. Đó là thanh gươm Damoclès treo trên đầu chúng ta, nhưng rất may là chúng ta không thấy.

Nghiệp quả về tánh tình

Khi ta mới sanh, tánh tình của chúng ta là tổng kết các khuynh hướng của quá khứ.

Nghiệp quả vật chất

Các nghiệp quả nầy được trả từ phần trong nhiều kiếp dưới hình thức quả chín. Khi chúng ta lấy ân trả oán, chúng ta trả quả chín đó trước khi nó xảy ra.

Quả chín

Quả chín là một phần nghiệp quả tích trữ mà các Đấng Nam Tào Bắc Đẩu đã chọn cho ta trả ở kiếp nầy. Sự chọn lựa ấy rất cần vì chúng ta không thể trả một lần khối nghiệp quả to lớn của chúng ta; vả lại, nghiệp quả nầy đủ loại và liên hệ đến nhiều người (người thì ở xa nhau tại cõi trần, người thì ở cõi trên v. v. . .), khiến chúng ta không sao trả được trong một kiếp.

Đời sống hiện tại

Các Đấng Nam Tào Bắc Đẩu sắp đặt đời sống hiện tại của chúng ta; các Ngài đặt chúng ta trong một giống dân, một quốc gia, một tôn giáo, một địa vị, một gia đình, một thể xác v. v. . . thích hợp để giúp chúng ta vừa tiến hóa, vừa trả phần quả đã chọn. Đời sống sẽ sắp xếp như thế nào để mỗi người đều có thể hành thiện.

Chúng ta phải chấp nhận sự hạn chế của chúng ta : đó là những quả mà chúng ta không thể tránh.

Số mệnh

Tinh tú liên hệ đến ngày giờ sanh đẻ của mỗi người. Khi chúng ta sanh ra, ảnh hưởng của nó ở vào một tình trạng nào đó, và căn cứ vào tình trạng ấy, các nhà bói tử vi có thể biết được tánh tình và số mệnh của mỗi người. Ảnh hưởng ấy không tạo ra định mệnh, nó chỉ là một dụng cụ đo lường, cũng như đồng hồ đối với thời gian, giúp chúng ta biết số mệnh của mỗi người.

Đối với nhiều người, biết được số mệnh có hại hơn là có lợi, vì sự hiểu biết ấy có thể gây nhiều đau buồn, chán nản.

Dù sao, chỉ người ươn hèn mới cúi đầu trước ngôi sao định mệnh, còn kẻ hiền triết thì chủ trị đời mình. Chúng ta phải hành động như nhà hiền triết.

Sửa đổi nghiệp quả

Ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt, nghiệp quả của chúng ta có thể sửa đổi. Nghiệp quả là những động lực hiện hữu, chúng ta có thể tạo những động lực mới để sửa đổi chiều hướng của chúng nó. Động lực mới nầy là tuân hành lời dạy của Chơn Sư, là hành thiện, tránh ác, tinh tấn v.v. . .

Đừng oán ghét

Trong sự trả quả, luôn luôn có một người trung gian và người trung gian nầy thường bị xem là một kẻ thù. Đó là một sự lầm lạc. Y giống như một kẻ thu thuế mà thôi. Oán ghét y là một điều vô lý.

Giúp đỡ

Khi một người lâm nạn, ta không nên nói là nghiệp quả của y, rồi làm ngơ. Lẽ tất nhiên, ở quá khứ, y có những hành động xấu xa nên bây giờ mới đau khổ, nhưng dù sao, chúng ta hãy giúp đỡ y hết lòng. Biết đâu ta không phải là người được kêu gọi để chấm dứt nghiệp quả của y ? Vả lại, nếu nghiệp quả của y còn nặng, sự giúp đỡ của chúng ta đương nhiên là vô hiệu.

Những hành động không thể tránh

Đó là một thứ quả chín. Khi một người quá thiết tha với một hành động, ý chí của y trở thành mãnh liệt, do đó, khi có dịp, y hành động mà không nghĩ suy gì cả. Đó giống như giọt nước chót làm tràn ly.

Thói quen

Khi một hành động được lập đi lập lại thường, nó thành tự động và trở nên một thói quen.

Những thói quen xấu

Những tư tưởng xấu tạo chung quanh chúng ta một lớp vỏ dày bao bọc linh hồn. Với thời gian lớp vỏ ấy mỏng lần, rồi một ngày kia một sự kiện (như một quyển sách, một buổi diễn thuyết) đập bể vỏ và giải thoát linh hồn. Đó là trường hợp hoán cải hay phép lạ mà chúng ta thường nghe nói.

Quả đang tạo

Áp dụng ba qui tắc nói trên, chúng ta có thể tạo cho chúng ta những quả tốt. Chúng ta định đoạt tương lai của chúng ta.

Dồn quả

Khi một tu sĩ muốn tiến mau, y nguyện trả quả nhanh chóng. Do đó, người bị nhồi quả. Đó là trường hợp của những đệ tử có đủ can đảm để chịu đựng quả xấu dập dồn.

Nghiệp quả chung

Các Đấng Nam Tào Bắc Đẩu thừa dịp sự tụ họp của con người để thực hiện sự trả quả chung, chẳng hạn như trong các tai nạn xe lửa, bão lụt, động đất, chiến tranh v.v. . .

Trong tai nạn nầy, người ta phân biệt ba trường hợp :

1.- Nếu chết vì tai nạn có trong nghiệp quả đã chín của chúng ta, chúng ta phải chịu chết.

2.- Trái lại, chúng ta sẽ thoát nạn nhờ sự gia hộ của các Đấng Vô Hình.

3.- Nếu trong sự chết nầy có trong nghiệp quả tích trữ nhưng chưa chín, chúng ta có thể tình nguyện trả quả để tiến hóa mau.

Những người tình nguyện như thế sẽ được chăm nom một cách đặc biệt ở bên kia cửa tử.

Quả gia đình

Trong các kiếp trước, chúng ta không làm tròn phận sự của chúng ta trong gia đình. Bây giờ, nghiệp quả hiện ra dưới hình thức những cha mẹ hung tợn, những đứa con bất hiếu v.v. . .

Trong sự trả quả nầy, chúng ta phải nhẫn nhịn nhau hầu cứu vãn hạnh phúc gia đình.

Quả quốc gia

Chúng ta nên phận biệt quả chung của một quốc gia và quả của một công dân xứ ấy.

a/ Quốc gia.- Mỗi quốc gia có thể xem như là một cá nhân đảm nhận một thiên trách trong sự tiến hóa của nhơn loại. Tùy cách thi hành thiên trách của mình (vị tha hay ích kỷ), quốc gia ấy sẽ trở nên hùng cường hay lụn bại. Không một quốc gia nào khinh miệt tình huynh đệ mà được hưng thạnh. Nước Y pha Nho vào thời vua Charles Quint rất hùng cường, nhưng vì tàn sát người Incas, người Maures và người Do Thái, vì đã xử thiêu chết do Tòa án Inquisition, nước ấy suy sụp đến ngày nay.

b/ Công dân.- Nói một cách tổng quát, con người sanh ở một xứ nào là để thu thập các đức tánh riêng của dân tộc xứ đó, đồng thời cũng để trả nghiệp quả của y. Khi một xứ bị nghiệp suy vong, các linh hồn thấp kém sẽ đến đầu thai tại đó nên các lãnh tụ tỏ ra ích kỷ, bất lực khiến xứ ấy lụn bại càng mau. Trái lại, các linh hồn cao cả sẽ đến nhiều trong các nước hưng thịnh, nhờ thế, nước ấy càng trở nên hùng cường.

Tiên đoán

Trong quyển sách Con người từ đâu đến và đi về đâu, ở trang 147, kỳ xuất bản 1917, ông Leadbeater viết rằng Âu châu (và luôn cả thế giới) sẽ trở nên một Liên Bang vào cuối thế kỷ 20 nhờ công nghiệp của một linh hồn có tài là Jules César.

Một ví dụ nghiệp quả

Trong quyển Những luật Thông Thiên Học căn bản bà Annie Besant có nói về trường hợp hai vợ chồng vừa mất một đứa con 17 tuổi. Hai vợ chồng người ấy rất đau khổ và đến gặp bà. Xem qua các tiền kiếp, bà cho biết trong một kiếp trước, hai vợ chồng nầy có nuôi một đứa cháu và hành hạ nó đủ điều và đứa cháu ấy đến 17 tuổi thì chết. Họ đã gây đau khổ thì bây giờ họ phải chịu đau khổ.

Sau đây, chúng tôi ghi dây liên hệ giữa nhân và quả.

Nhân Quả ở kiếp sau

- Oán ghét, trả thù - Án mạng

- Ác cảm - Sầu khổ

- Ích kỷ - Cô độc, thiếu tình thương

- Kiêu căng - Ô nhục

- Tham vọng - Thất vọng liên tiếp

- Bài bác chơn lý - Tìm chơn lý

- Hung dữ - Tật nguyền, điên dại

- Án mạng - Chết dữ dội

- Dâm dục - Bệnh tật, quái trạng

- Cha mẹ xấu xa - Con bị hành hà

- Phản bội - Đui mù, câm điếc

- Lạm dụng - Túng thiếu

v. v....

IV.- BIỆN BÁC

Định mạng và tự do

Linh hồn được tự do chọn lựa khi bước vào hàng nhơn loại. Có ba yếu tố cần thiết :

1.- Sự tự do tùy thuộc mức tiến hóa. Các linh hồn non dại thật sự không được tự do, vì họ là nô lệ của sự ham muốn, các thói quen, các thành kiến. Khi tiến gần đến quả vị Tiên thánh, nhờ được minh triết và hòa đồng với luật trời, con người sẽ tự do.

2.- Nghiệp quả hạn chế sự tự do của chúng ta, nhưng lần hồi chúng ta có thể nới rộng sự hạn chế đó.

3.- Chúng ta phải cố gắng tuân luật trời. Trong lúc đầu, chúng ta như bị ràng buộc ít nhiều nhưng khi ý ta hợp với ý trời, chúng ta sẽ hoàn toàn tự do.

Hiện tại tùy quá khứ, vậy làm sao người xấu có thể trở nên người tốt ?

Nhờ nhiều động lực, động lực thứ nhứt là đau khổ phát sanh từ tật xấu. Sự đau khổ nầy sẽ biến thành sự chán sợ ở bên kia cửa tử, do đó con người sẽ chán sợ khi gặp lại tật xấu đó. Động lực thứ hai là dòng tiến hóa lúc nào cũng lôi cuốn chúng ta trên con đường thiện. Động lực thứ ba là ý chí diệt trừ tật xấu và thay nó bằng đức hạnh.

Đâu là nguồn gốc của nhân quả

Cũng như các định luật thiên nhiên, khi vũ trụ hiện ra là có luật nhân quả. Nó trường cửu.

Nghiệp quả của một sinh vật bắt đầu khi nó biểu hiện, nghĩa là khi tinh thần khoác lớp áo vật chất.

Có công bình chăng khi ta đau khổ vì một lỗi lầm đã quên ?

Có bất công là khi nào ta đau khổ vì một lỗi lầm không do ta làm. Sự lảng quên không xóa bỏ gì cả.

Nghiệp quả và cầu nguyện

Cầu nguyện là khai mở tâm hồn để nhận ảnh hưởng thiêng liêng, nhưng với đa số nhơn loại, cầu nguyện có nghĩa là cầu xin.

Có ba loại cầu nguyện :

a/ Cầu nguyện để thu hoạch tài sản vật chất

b/ Cầu nguyện được phù trì trong lúc đau khổ

c/ Cầu nguyện để hòa hợp với Thượng Đế

Cầu xin lợi lạc không ích gì cả. Đức Chúa há không dạy : "Cha của các anh biết các anh cần gì trước khi các anh cầu xin".

Chúng ta cũng không nên cầu xin Thượng Đế hủy diệt các đau khổ của chúng ta, mà xin giúp ta đủ nghị lực để chịu đựng. Chúng ta cũng có thể cầu nguyện Ngài giúp đỡ người khác như vậy. Nhưng tốt hơn ta giúp kẻ khác chịu đựng chính bằng khí lực mà ta chuyển cho họ trong hình tư tưởng.

Khi con người không cầu xin gì cả mà chỉ suy gẫm Đức Thượng Đế, y sẽ thu nhiếp Hạ trí và tiến đến sự hòa hợp với Thượng Đế, là nguồn sống, nguồn sinh lực và nguồn an lạc.

Tuy nhiên, sự cầu xin những lợi lạc vật chất đôi khi cũng được thỏa mãn. Lý do như sau :

1.- Các nhân vật vô hình xúc động trước các lời cầu xin và ra tay tế độ.

2.- Khi cầu nguyện, con người tạo hình tư tưởng và các hình tư tưởng nầy tác động cạnh các linh hồn nhân ái khiến họ phù trì.

3.- Các Đấng Cứu trợ vô hình cũng có thể thúc giục những kẻ từ tâm đến giúp đỡ.

V.- CÁC ĐẤNG CHĂM NOM LUẬT NHƠN QUẢ,

SỰ CHẤM DỨT NHƠN QUẢ

Các Đấng chăm nom luật Nhơn quả là các Lipikas và Maharajas.

Lipikas

Các Ngài ghi chép tất cả, biết rõ nhân và quả của mỗi người. Các Ngài giữ cho mỗi người một hồ sơ, một trương mục. Chính các Ngài quyết định đời sống của chúng ta.

Maharajas

Các Ngài thi hành mạng lịnh của các Đấng Lipikas. Các Ngài chọn cha mẹ thích hợp và điều chỉnh nghiệp quả tùy hành động của mỗi người.

Các Ngài chủ trị bốn yếu tố : đất, nước, gió, lửa. Trong quyển Giáo lý bí truyền , các Ngài được tả như các bầu tròn có cánh và những bánh xe phun lửa.

Chấm dứt ngiệp quả

Làm sao chấm dứt nghiệp quả vì hằng ngày chúng ta vừa trả quả cũ vừa tạo quả mới ? Anh A hại anh B, anh B trở lại hại anh A và liên tiếp mãi như thế thì làm sao cắt đứt sợi dây nhân quả ? Nó có thể cắt đứt nhờ sự hiểu biết, nhờ tình thương. Nếu B hiểu biết và nhơn từ, y sẽ không trả thù. Nghiệp quả được chấm dứt không phải bằng sự oán ghét mà bằng khoan dung và tình thương.

Nên trả quả như thế nào ?

Chúng ta phải chấp nhận các hạn chế về thông minh, sức khỏe, ký ức, hạnh kiểm v.v. . . mà ta đã tạo ra. Kế đó, ta cố gắng hủy diệt nó. Bằng cách nào ?

Hằng ngày, ta phải suy gẫm lý tưởng của chúng ta và sống một ngày một thanh cao. Nhờ vậy, chúng ta tạo những động lực mới để thay đổi các động lực cũ nghĩa là thay đổi các nghiệp quả và cải thiện số mệnh của chúng ta. Ví dụ, ta nhận thấy ta ích kỷ. Ta hãy suy gẫm hạnh vị tha và nhờ đó, tánh ích kỷ tai hại sẽ tiêu dần. Thế là nghiệp quả được cải thiện.

Chiến đấu với dục vọng

Vào lúc linh hồn còn non dại, dục vọng cần cho sự tiến hóa; nhưng về sau, y phải loại trừ chúng nó. Ví dụ, nếu chúng ta ham ăn, chúng ta phải ghi nhận các tai hại của sự ăn uống vô độ như phát phì, đau gan, đau bao tử v. v. . . để tạo cho ta sự chán ghét. Sự chán ghét nầy sẽ diệt trừ tánh ham ăn.

Người mộ đạo tuân hành giáo lý của Đức Giáo chủ về sự tiết độ và suy gẫm hạnh nầy.

Từ bỏ kết quả

Mọi hoạt động gồm ba yếu tố : dục vọng, suy tư và hành động. Ta có dục vọng rồi mới suy tư và hành động để thỏa mãn; vậy mục đích của ta là thỏa mãn dục vọng nghĩa là hưởng thụ kết quả của hành động. Vì muốn hưởng thụ kết quả mà ta hành động. Chính sự ham muốn nầy (chớ không phải hành động) trói cột chúng ta.

Vậy khi ta từ bỏ kết quả của hành động, ta sẽ cắt đứt dây nhân quả và được giải thoát. Các bậc hiền triết hoạt động để làm tròn phận sự chớ không thiết tha đến kết quả. Vô vi, bất động trong hành động đó là bí quyết của sự giải thoát.

Nhưng chúng ta đừng nghĩ rằng từ bỏ kết quả có nghĩa là đừng hoạt động. Trái lại, chúng ta phải hoạt động nhiều hơn lúc nào cả.

Diệt trừ nghiệp quả

Để diệt trừ quả cũ, chúng ta nên xem trong đời ta, ta có hành động sái quấy với ai không và cố gắng chuộc tội. Nếu ta biết được các kiếp trước, ta cũng phải cư xử tốt đẹp với những kẻ mà ta làm phiền lòng. Dù sao, nếu hằng ngày ta cố gắng hành thiện thì quả cũ sẽ tiêu mòn.

Kết kuận

Bây giờ, chúng ta biết rõ ta chỉ gặt hái những điều ta đã gieo. Những điều đến cho ta là do ta đã tạo. Vậy ta phải vui vẻ nhận chịu các nghiệp quả.

Trong những xứ tin ở luân hồi và nhân quả , ai ai cũng chấp nhận số phận mình và nhờ thế mà họ nhẫn nại, bền chí, không oán trời, ghét người và xã hội được thanh bình, ổn định. Ngoài ra, họ còn cố gắng hành thiện để đào tạo tương lai của mình.

Như thế là không có sự bất công. Trái lại, chúng ta sẽ ý thức một trật tự đương nhiên mà chúng ta phải tôn trọng chớ không nên chống đối.

chú thich chương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 cuối trangđâu trang

CHƯƠNG XI

MỤC ĐÍCH CỦA ĐỜI SỐNG

NHỮNG BƯỚC ĐẦU TIÊN TRÊN ĐƯỜNG ĐẠO

I.- MỤC ĐÍCH CỦA CUỘC ĐỜI

Các chương trước đã soi sáng nhiều vấn đề đến nay nan giải, nhưng chúng nó không hữu ích nếu không được đem ra thực hành một cách đứng đắn trong đời sống hằng ngày. Vì vậy, chương nầy rất quan trọng, nó sẽ nêu những qui tắc căn bản mà chúng ta phải tuân hành để thực hiện lý tưởng cao đẹp của chúng ta.

Kinh nghiệm và tiến bộ

Như chúng ta đã biết, Chơn thần chúng ta tích trữ kinh nghiệm của các kiếp sống và các kinh nghiệm nầy sẽ chuyển thành quan năng khi chúng ta lên cõi Thiên đàng. Do đó, vào đầu một kiếp sống mới, con người phải tiến hơn lúc cuối kiếp sống trước. Theo cơ tiến hóa, con người mỗi lúc mỗi trở nên thanh cao.

Mục đích của đời sống

Vậy mục đích của đời sống là tinh luyện con người cho đến mức toàn thiện để trở thành một siêu nhân. Cũng như thế, con thú được toàn thiện khi nó chuyển kiếp thành người. Sự toàn thiện chỉ có tánh cách tương đối.

Căn cứ vào quan niệm nầy, mục đích của đời sống được giải thích theo nhiều cách : sự tiến đến sự trường sanh bất tử, sự đánh thức Thượng Đế ở lòng, sự hòa hợp với Thượng Đế, sự phát triển các linh năng tiềm tàng ở con người, sự đạt đến quả vị Chơn Sư minh triết (điểm đạo lần thứ năm) hoặc sự thực hiện một an lạc vĩnh cửu tuyệt vời.

Đối với một người cũng như đối với Vũ trụ, mục đích vẫn là một : hòa hợp với Đại ngã, với Đấng Thánh Linh hóa sinh vạn vật. Sự Hòa Hợp nầy không có tánh cách bắt buộc mà do lòng mến yêu những điều cao đẹp sẵn có ở mọi tâm hồn.

Sự tiến hóa nầy được nhận thức rõ khi ta quan sát đời sống của con người. Khi y lớn tuổi, năng khiếu, kiến thức và quyền lực của y gia tăng. Và sự tiến hóa nầy tiếp tục từ kiếp nầy sang kiếp khác, nhờ thế, với thời gian, người dã man sẽ thành thánh nhân.

Sự ích kỷ

Có người hiểu lầm rằng sự tiến hóa ấy có tánh cách ích kỷ. Thật sự, sự toàn thiện loại trừ các tật xấu và thu thập các đức tốt. Nó không thể chấp nhận lòng ích kỷ.

Phục vụ nhơn loại

Những người đã đạt được mục đích nầy đều dạy chúng ta rằng bước đầu là phải giúp đời. Đó là điều kiện tất yếu. Bản chất của công việc không quan trọng miễn là nó có tánh cách phụng sự, giúp đỡ. Chúng ta phải hiến dâng trọn tâm hồn ta chớ không phải chỉ tài sản mà thôi. Bước đầu là diệt trừ sự ích kỷ.

Tóm lại, mục đích của đời sống là vươn lên một mức tiến hóa khiến ở con người quên mình trọn vẹn để phụng sự sanh linh. Chúng sanh sẽ hiện ra như một khối huynh đệ đại đồng.

Thánh điện

Sự tiến hóa có thể được phác họa như một con đường bò quanh núi, với những khúc đường vòng tiến chậm chạp lên đỉnh. Trên đỉnh có một Thánh điện nguy nga : đó là mục đích của cuộc hành hương. Đã có người vào Thánh điện rồi và đang tìm cách giúp đỡ những người đang tiến. Thánh điện được bao quanh bốn vòng, mỗi vòng đều có một tấm tường ngăn với một cổng vào. Chung quanh còn có một vòng ngoài nơi đây khách lữ hành đông hơn bên trong.

Thánh điện tượng trưng sự toàn thiện, bốn cổng là bốn lần điểm đạo. Vòng ngoài là con đường chuẩn bị, con đường quanh co trên sườn là con đường tiến hóa của nhân loại từ kẻ dã man đến bậc thánh hiền.

Khách hành hương tiến rất chậm vì họ không biết trên đỉnh có Thánh điện, nói cách khác, họ không hiểu mục đích của cuộc du hành hay của cuộc đời.

Chúng ta còn xa mục đích không ?

Hiểu con đường tiến hóa như thế, chúng ta đương nhiên tự hỏi, chúng ta còn xa mục đích không và làm sao để tiến mau lên Thánh điện.

Luật Trời.- Đa số nhân loại không hiểu luật Trời mặc dầu đang tiến lên đỉnh núi.

Ích kỷ.- Chúng ta có vị tha không, có giúp đỡ kẻ khác không, có hướng về vô ngã không ? Nếu có, chúng ta tiến mau trên con đường Đạo.

Hành thiện.- Chúng ta phải hành thiện và phải chọn những điều cao quí nhứt để làm.

Vô ngã.- Vô ngã là lưỡi gươm Ithuriel[9] giúp chúng ta xem độc dược của bản ngã ích kỷ có xen lẫn trong hành động của chúng ta không ? Ta cũng cần xem kỹ trước một sự thất bại, chúng ta có buồn không, nếu có thì lòng ích kỷ vẫn còn và phải được diệt trừ.

Lập hạnh.- Chúng ta phải loại trừ tật xấu, trau dồi đức tốt, phải có lý tưởng cao và phải dùng lý trí kiểm soát dục vọng. Chúng ta phải có hạnh kiểm tốt, ý chí sắt đá để chống mọi cám dỗ.

Có thế chúng ta mới tiến mau trên đường Đạo.

II.- CÁC BƯỚC ĐẦU TIÊN TRÊN ĐƯỜNG ĐẠO

Chúng ta cần biết nội tâm quan trọng hơn hoàn cảnh.

Sự tiến hóa

Sự tiến hóa có ba giai đoạn :

a/ Hèn hạ : Con người chỉ biết nô lệ dục vọng.

b/ Đạo lý : Con người biết phân biệt điều phải, lẽ quấy và cố gắng hành thiện.

c/ Cao thượng : Con người luôn luôn hướng về điều lành vì nguyên lý thiêng thiêng ở y đã bộc lộ và hướng dẫn các thể của y.

Thế nào là con Đường Đạo ?

Ấy là đoạn sau cùng của con đường tiến hóa. Đoạn ấy ngắn, rất khó đi và ai theo nó thì tiến mau hơn theo dòng tiến hóa thường. Nó rất hẹp nên được sánh với lưỡi dao bén. Đấng Christ đã dạy : Rất hẹp, con đường và cái cửa dẫn vào sự Sống. Chỉ ở cuối con đường nầy, chúng ta mới thực hiện được lời dạy của Ngài : "Các người hãy toàn thiện như đức Cha trên Trời".

Tiến lên Thánh điện

Con đường tiến hóa là con đường vòng quanh sườn núi để tiến lên Thánh điện. Nhưng không phải ai ai cũng tiến theo con đường xa xôi nầy. Có những kẻ hành hương thỉnh thoảng bỏ nó và đi theo con đường dốc đứng để tiến mau đến đỉnh.

Những bước tiến vô thức

1.- Lý tưởng : Khi con người có một lý tưởng và quyết chí theo đuổi lý tưởng mình, con người ấy thức tỉnh, bớt ích kỷ và tiến mau trên đường Đạo.

2.- Phục vụ : Khi con người quên mình để phục vụ quyền lợi chung, mỗi hành động y là một bước tiến. Nguyện vọng của y không phải là thành công riêng mà là cải thiện hiện trạng thế gian ở mọi phạm vi : trí thức, mỹ thuật, tôn giáo, chính trị, xã hội, y tế v. v. . . Y không ganh đua mà hợp tác, không chạy theo lạc thú mà tìm cách giúp đời.

3.- Nguyên vọng tốt : Khi con người theo đuổi những mục đích cao thượng, y có thể có những hành động sai lầm. Tuy nhiên, y vẫn tiến trên đường đạo, vì theo luật huyền môn, động cơ bên trong quan trọng hơn hành động bên ngoài.

4.- Lập hạnh : Có một số người quyết chí lập hạnh và đến một lúc thì tự nguyện hiến thân cho đời. Với lời nguyện nầy, y tiến mau trên đường đạo.

5.- Xả ly : Sau mỗi lúc hưởng lạc, con người thấy mệt nhọc, chán chường. Do đó, lần lần y bớt say mê dục lạc vật chất. Đến một lúc nào đó, y không còn mến thế gian, cũng không ước muốn cõi trời, mà chỉ quí trọng những gì vĩnh cửu.

Những bước tiến ý thức

Làm sao một người thường tiến đến đường Đạo ? Làm sao biết được con đường Đạo ấy ? Những sách Đông phương đưa ra bốn phương tiện :

1.- Giao tiếp

Phương tiện thứ nhứt là giao tiếp với những người đã tiến cao trên đường Đạo,

2.- Đọc sách - Nghe giảng

Phương tiện thứ nhì là đọc sách hay nghe những gì liên hệ đến đường Đạo. Ví dụ, tác giả quyển sách nầy năm 1920 được may mắn nhận quyển Thông Thiên học khái lược của C.W.Leadbeater do một vị ẩn danh gởi bằng bưu điện.

Hiện nay, giáo lý Thông Thiên Học rất hợp với người Âu. Khi nó nói lên sự hiện tồn các Chơn Sư, các vị đắc đạo và con đường Đạo, nó chỉ nhắc lại một Thông Điệp mà thế giới duy vật đã quên tứ lâu.

3.- Phát triển trí thức

Phương tiện nầy ích khi được áp dụng.

4.- Lập hạnh

Sự lập hạnh lúc đầu có tính cách mù mờ, nhưng về sau đánh thức trực giác và đưa con người vào đường Đạo.

Tôn giáo và đường Đạo

Các tôn giáo và triết lý đều dạy đạo, vậy ta theo tôn giáo nào cũng được. Pháp môn tuy nhiều nhưng có thể xếp vào ba loại chánh :

- Con đường hành động

- Con đường minh triết

- Con đường sùng tín hay tình thương

Ba con đường

1.- Con đường Hành động (Karma yoga)

Ở đời, ai ai cũng tìm hạnh phúc và hành động trong mục đích ấy, nhưng rốt lại, chỉ gặp sự thất vọng. Sau đó, con người mới ý thức được rằng sự tự tại chỉ có thể đạt bằng cách thoát ly mọi dục vọng và từ bỏ mọi kết quả (xem lại chương X về sự chấm dứt nghiệp quả).

Qui tắc: Sẵn sàng hành động nếu phận sự bắt buộc, không làm gì cả nếu công việc không thuộc bổn phận mình và luôn luôn bình thản trước mọi kết quả.

2.- Con đường Minh triết (hay hiểu biết)

Trong con đường nầy, hành giả không bao giờ được thỏa mãn nếu không hiểu rõ bí quyết của cuộc đời. Y miệt mài tìm hiểu và thu thập kiến thức. Lần lần, y nhận thức tính cách duy nhứt của vạn vật (nhứt thể tán vạn thù) và phân biệt được sự vĩnh cửu với sự vô thường. Y còn nhận định được rằng kiến thức không phải là minh triết, vì minh triết là sự hiểu biết Đấng Duy Nhứt và là bản chất của Thánh Linh.

3.- Con đường Sùng bái hay tình thương

Đặc tính của con đường nầy là tình yêu mến một Đấng Tối Cao hiện thân của lý tưởng. Qui luật của con đường nầy là thức ăn thanh khiết và tâm trí hướng trọn vẹn lên Đấng Chí Tôn. Hành giả cố noi gương Ngài, suy gẫm giáo lý của Ngài để lần lần hòa hợp với Ngài.

Ba con đường nầy tuy khác nhau nhưng đều tiến đến một mục đích : sự hòa hợp với Thượng Đế. Ở giai đoạn cuối cùng chúng nó giống hệt nhau.

Tìm hiểu chơn lý

Khi một người quyết chí tìm hiểu đạo lý, chắc chắn y sẽ được dìu dắt bằng cách nầy hay cách khác. Nếu cơ hội ấy đến, y hãy nắm lấy. Cơ hội ấy thường có vẻ không quan trọng nhưng giúp hành giả rất nhiều trên con đường tu học. Nó có thể là một quyển sách, một bài diễn thuyết, một lời nói nội tâm. Khi bà Annie Besant nguyện hi sinh tất cả để tìm chơn lý thì mười lăm ngày sau, quyển Giáo lý Bí truyền của bà Blavatsky được gởi đến Bà. Vào thế kỷ XX nầy, lời dạy sau đây vẫn còn đúng : "Tìm rồi sẽ được, gõ cửa rồi cửa sẽ mở".

Những chơn lý đầu tiên mà hành giả cần tìm hiểu là luật Luân hồi, Nhân quả, sự hiện diện các Chơn sư và con Đường Đạo. Khi y tìm hiểu các luật nầy, y sẽ tiến đến một môn học quan trọng khác : Khoa Yoga nhằm hòa hợp với Thánh linh.

III.- KỶ LUẬT

Kỷ luật nhằm tránh cho kẻ tu hành các tai hại có thể xảy ra cho y do một sự cố gắng quá nhiều. Đặc tính chung của kỷ luật là sự nghiêm khắc đối với mình và sự khoan dung đối với kẻ khác. Nó gồm ba phần : sự tinh luyện, sự kiểm soát tư tưởng và sự lập hạnh. Nó cũng có thể giải thích bằng bốn đức tánh quan trọng trình bày trong quyển Dưới Chơn Thầy.

Một quá trình lập hạnh hay nhứt là sự tham thiền.

Tham thiền là định trí vào một tư tưởng để quán xét nó dưới mọi phương diện. Sau đó, kết quả của sự tham thiền sẽ được đem ra thực hành một cách trung thực. Tham thiền cần được đều đặn vì hành giả sẽ được giúp đỡ bằng sự tự động của thể xác và thể vía.

Chúng ta nên ghi rằng tham thiền và thực tập phải đi đôi với nhau mới có thể đem lại kết quả.

1.- Sự tinh luyện

Bản chất thấp kém cần được tinh luyện để nó rung động đồng nhịp với bản chất thanh cao.

a.- Thể xác

Chúng ta cần cử rượu và thuốc lá, vì nó đầu độc một vài bộ phận của khối óc, để trở nên tinh nhạy nhờ sự tham thiền. Chúng ta cũng nên tránh thịt cá để thể xác trở nên thanh khiết hầu đáp ứng với các rung động tế nhị của các cõi trên. Nhiều tu sĩ ở Âu Châu bị loạn trí vì không biết điều nầy.

Chúng ta thanh lọc thân thể bằng sự tiết độ chớ không nên hành xác.

b- Ham muốn

Ở giai đọan tiến hóa hiện tại, chúng ta không nên hủy diệt chúng vì chúng ta còn cần năng lực của chúng để họat động. Nhưng chúng ta phải tinh luyện năng lực đó bằng cách loại trừ các yếu tố vị kỷ.

Ví dụ sự nóng giận. Ở giai đọan đầu, ta cố tránh không nên nóng giận khi ta bị sỉ nhục, chưởi mắng. Nhờ vậy sự nóng giận chỉ đến với chúng ta khi nào ta thấy kẻ yếu bị hiếp đáp. Sau cùng, ta cũng không giận người áp bức vì ta biết Thượng Đế vẫn ngự trị ở kẻ bị hiếp đáp cũng như ở người hiếp đáp. Như vậy, sự nóng nảy ích kỷ lần lượt chuyển thành nghĩa khí và tình thương.

c.- Tư tưởng

Người trí hay kiêu căng. Y nghiên cứu, sưu tầm nói rằng vì ham học chớ thực sự là muốn hơn người, muốn cách biệt người. Y xây chung quanh y một bức tường cách biệt.

Sự tinh luyện phải đập ngã bức tường ấy, vì khi nó bị đập ngã thì đương nhiên bức tường chia phôi giữa con người và các Đấng Cao Cả cũng được hủy diệt theo.

d.- Vong kỷ

Đó là viên đá thử vàng dùng để xem độc dược của bản ngã có xen vào tư tưởng hay hành động của chúng ta không. Nếu chúng ta còn ưu phiền, chán nản, buồn bực thì hãy biết rằng cái ngã của chúng ta thường tấn công ta dưới lốt mặt đạo đức.

2.- Sự kiểm soát tư tưởng và luyện trí

Kiểm soát - Con người trí thức hay suy tư, và với tư tưởng tốt hay xấu, y tạo những thực thể (entités) hiền lành hay hung tợn đối với kẻ khác. Như thế bằng tư tưởng, y có thể hại người hay giúp đời.

Hơn nữa, y cũng thu hút đến với y những thực thể khác tốt hay xấu tùy tư tưởng y.

Thế là tư tưởng còn quan trọng hơn việc làm và cần được kiểm soát cẩn thận.

Dù sao, tư tưởng của chúng ta không phải là ta. Trên nó, có một nguyện lý cao hơn, ấy là Chơn Ngã. Nó chẳng qua là một dụng cụ của Chơn Ngã và tác động ở cõi Hạ thiên nhờ khối óc.

Luyện trí-

Để phục vụ Chơn Ngã hữu hiệu, cái trí cần được trau luyện. Trí của chúng ta thường hay lau chau, nhảy nhót không ngớt từ việc nầy sang việc nọ. Trong công việc hằng ngày, ta có thể tập nó suy tư mạch lạc rõ ràng.

Ngoài ra, chúng ta cần chọn một đề tài rồi tập trung tư tưởng vào đề tài ấy. Ví dụ, hằng ngày chúng ta nên đọc một quyển sách đạo rồi lần lần trí ta sẽ hướng theo con đường đã chọn.

Trong lúc định trí, hành giả phải gạt bỏ những tư tưởng lo âu, phiền não. Một khi trí đã định, y sẽ lần lần vượt khỏi nó để vươn lên tâm thức Chơn ngã.

Định trí

Chừng đó, tâm thức sẽ hoàn toàn ổn định và những tư tưởng bất hảo sẽ rơi như chiếc lá khô chớ không còn làm xao động tâm hồn. Tâm thức sẽ là một mặt hồ hoàn toàn an tĩnh.

3.- Lập hạnh

Hành giả phải cương nghị trước mục đích và quả quyết trong hành vi. Y không nhân nhượng với điều ác nhưng không cần vội vàng vì thành công là một điều hiển nhiên.

Ba phương tiện

Ấy là chánh tư duy, chánh ngữ và chánh nghiệp. Ba phương tiện nầy được xem như là tượng trưng cho một sự tự chủ hoàn toàn.

Phương pháp

Hành giả phải có một lý tưởng hạp với mức tiến hóa của mình và hằng ngày suy gẫm lý tưởng ấy. Theo nguyên lý con người trở thành cái gì mình suy gẫm, y sẽ lần lần vươn lên lý tưởng của y để thực hiện nó.

Các đức tốt

Kinh Bhavagad Gita chương XVI có kể các đức tánh cần tập như sau : can đảm, thanh khiết, bình thản, quảng đại, ngay thật, chân thật, xả ly, khiêm tốn, bền chí, tinh tấn. Nhờ sự tham thiền hằng ngày, hành giả lần lượt rèn luyện các hạnh nầy.

IV.- BỐN PHẨM CHẤT CĂN BẢN

Các phẩm chất nầy được trình bày trong quyển Dưới Chơn Thầy gồm toàn những lời dạy của một Đấng Chơn Sư Minh triết. Trước khi ấn hành, quyển sách được Đức Di Lạc xem trước. Bốn phẩm chất nầy là sự phân biện, sự xả ly, hạnh kiểm tốt và tình thương.

1.- Sự phân biện (Viveka)

Ấy là sự phân biện giữa chơn và giả, giữa vĩnh cửu và vô thường. Ở thế gian nầy, chỉ có hai hạng người : hạng người hiểu biết cơ trời và hạng người không hiểu biết. Chỉ có sự hiểu biết nầy mới đáng quí còn tôn giáo hay sắc tộc là những điều không quan trọng.

Hành giả còn phải phân biện :

1.- Điều thiện với điều ác

2.- Điều quan trọng với điều tầm thường

3.- Điều hữu ích với điều vô ích

4.- Điều thật với điều giả

5.- Điều ích kỷ với điều vị tha

Con người và các thể là hai việc khác nhau. Đừng cho mình là các thể.

Thể xác.- Nó là con ngựa của ta nên phải được chăm nom cẩn thận và sạch sẽ. Nó phải tuân lịnh của ta chớ đừng để nó sai khiến ta.

Thể vía.- Nó thích những rung động thô bạo, không hợp với Chơn ngã.

Thể trí.- Nó tự cao và miệt thị người.

Huyền môn học không chấp nhận sự nhân nhượng trước điều ác. Phải luôn luôn hành thiện với bất kỳ giá nào.

Nên biết rằng nuôi dưỡng linh hồn quan trọng hơn nuôi dưỡng thể xác. Chỉ những người hiểu biết mới nuôi dưỡng được linh hồn, còn những người vô minh thường làm quấy hơn là làm phải.

Hành giả còn phải tư tưởng, nói năng và hành động đúng Chơn lý. Đó là một điều khó vì thế gian đầy dẫy sự sai lầm. Phải tập tự mình suy nghĩ và xét đoán. Dầu rằng cả ngàn người đồng ý về một vần đề, ý kiến của họ cũng không có giá trị nếu họ không biết rõ vấn đề ấy. Không nên làm, nói hay suy nghĩ một vấn đề gì theo ý ta mà Chơn Sư không chấp nhận. Đừng bao giờ giả dối. Phải chơn thật, xác thực và đừng thái quá.

Phải tập thấy Thượng Đế ẩn trong mọi sinh vật, tốt và xấu. Có thế ta mới vị tha và kính mến kẻ khác.

2.- Xả ly

Các việc trần không đáng cho chúng ta thâu thập. Muốn lên Thiên đàng hay giải thoát khỏi luân hồi cũng còn ích kỷ. Giúp người mà còn được muốn trả ơn cũng là một điều không tốt. Phải từ bỏ tất cả. Nên hiểu rằng khi một năng lực được phát xuất để hành thiện, nó đương nhiên mang đến một kết quả dù ta có thấy hay không. Đó là luật trời.

Đừng ham muốn những phép thần thông, ta sẽ có chúng nó khi Ðức Chân Sư xét cần.

Cũng đừng khoe khoang, đừng nói nhiều. Khi nói, ta phải tự hỏi lời của ta có chơn thật, dễ thương và hữu ích không.

Một ham muốn thông thường khác nên dứt bỏ là xen vào việc người. Mỗi người đều có quyền suy tư, nói năng và hành động theo ý riêng của y, nếu y không động chạm đến kẻ khác. Ta nên can thiệp khi một con thú hay một trẻ con bị hành hà, đánh đập hay khi nào có sự vi phạm luật pháp. Ngoài các điều nầy, hãy tập hạnh lặng thinh.

3.- Hạnh kiểm tốt

Hạnh kiểm tốt gồm 6 điểm :

a/ Chủ trị thể trí.- Đây là sự chủ trị cái tâm để đừng khi nào nóng nảy, buồn phiền. Những khó khăn xảy ra trong đời sống hằng ngày là kết quả của những hành động của ta trong các kiếp trước, ta không thể thay đổi gì được, vậy ta phải cam chịu. Điều mà ta có thể thay đổi được là hành động của ta bây giờ và chính hành động nầy xây dựng tương lai của chúng ta.

Một tánh xấu khác phải tránh là sự kiêu căng, ngạo mạn, nó phát sanh từ sự vô minh.

b/ Chủ trị hành động.- Để giúp đời, suy tư không chưa đủ, ta còn phải hành động. Bắt đầu, ta phải làm tròn những phận sự hằng ngày của chúng ta; có thế, sau nầy ta mới có thể đảm trách các công việc khó khăn hơn.

c/ Khoan dung.- Hãy khoan dung với tất cả mọi người nhứt là đối với tôn giáo họ. Nên nhớ rằng không có một thứ lễ nghĩa nào là phải có cả.

d/ An phận hay nhẫn nại.- Chúng ta hãy trả quả một cách vui vẻ và đón lấy các nỗi đau khổ như là một vinh hạnh vì chúng chứng tỏ rằng các Đấng Nam Tào, Bắc Đẩu nhận thấy ta đáng giúp đỡ. Hãy bỏ tinh thần chiếm hữu, hãy sẵn sàng rời bỏ tất cả, vì do luật nhân quả, ta có thể mất những người ta yêu nhứt hay những món ta quí nhứt.

e/ Một mục đích.- Mục đích của chúng ta là làm công việc của Ðức Chân Sư, và các công việc hữu ích và vị tha là công việc của Ngài. Ta chỉ làm những công việc đó mà thôi và làm một cách chu đáo như Ngài sẽ đến xem.

f/ Lòng tin.- Phải tin ở Ðức Chân Sư và cũng phải tin ở ta vì mỗi người trong chúng ta là một tia sáng của ngọn Lửa Thiêng. Vì Thượng Đế ngự ở lòng ta nên không có điều gì mà ta không làm được. Muốn bước vào Đường Đạo, ý chí của ta phải dũng mãnh như thép trui.

4.- Lòng từ ái

Lòng từ ái là ý chí hòa hợp với Đức Thượng Đế hầu có thể hành động với Ngài và được như Ngài. Nó gồm hai điểm quan trọng :

a/ Đừng gây đau khổ.- Trong mục đích nầy, đừng nói hành, đừng hung dữ và đừng mê tín.

Trong mỗi người và mỗi vật đều có những điểm tốt và những điểm xấu. Khi ta nói hành, ta làm ba việc không tốt : ta phóng ra trong không trung những tư tưởng xấu, ta làm cho kẻ bị nói xấu trở nên xấu hơn và chúng ta cũng tạo ở trí não chúng ta những tư tưởng xấu, do đó mà ta tiến chậm. Đừng nói xấu và cũng đừng nghe nói xấu mà hãy tự nhủ điều xấu nầy có thể không có thật và nếu có thật hay nữa, thì nín đi mới là nhơn từ.

Hung dữ là một tội nặng hơn các tội. Có sự hung dữ cố ý và sự hung dữ vô tình. Sự hung dữ cố ý là trường hợp các người tra tấn tội phạm hay những giáo viên hành hạ trẻ con chẳng hạn. Sự săn bắn cũng là một điều hung dữ mà chúng ta phải phản đối. Sự hung dữ vô tình phát sinh từ sự thiếu suy nghĩ như sự phát lương trễ cho công nhân hay một lời nói không cân nhắc trước.

Mê tín cũng gây rất nhiều tội lỗi. Chúng ta hãy nghĩ đến số thú vật bị tàn sát trong sự cúng tế và do sự lầm tưởng rằng con người cần dinh dưỡng bằng thịt cá.

b/ Hành thiện.- Hằng ngày ta phải làm mọi điều lành để khi cơ hội đến, ta sẽ có thể đảm trách những công việc lớn.

Ta phải giúp đỡ chẳng những đồng loại chúng ta, mà cả thú cầm, cây cỏ.

Kết luận

Hạnh kiểm tốt có thể tóm tắt trong lời vàng ngọc sau đây mà Đức Phật đã thốt ra với một đệ tử vào năm 588 trước Chúa Giáng Sinh : "Con có chắc chắn đã diệt xong ở lòng con mọi mầm mống oán ghét, giận hờn; con có chắc chắn đã khoan dung được đối với những người gây đau khổ cho con như giết con của con chẳng hạn ? Con có chắc chỉ biết yêu thương mà thôi không, yêu thương cả người làm hại con ?".

Ai lại không nghiêng mình trước lời dạy cao quí nầy.

chú thich chương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 cuối trang đâu trang

CHƯƠNG XII

ĐƯỜNG ĐẠO VÀ SỰ ĐIỂM ĐẠO

CÁC CHƠN SƯ MINH TRIẾT VÀ QUẦN TIÊN HỘI

Con đường đạo là giai đọan chót của sự tiến hóa. Nó gồm hai giai đoạn :

1/ Giai đọan chuẩn bị, thử thách hay tập sự;

2/ Giai đoạn điểm đạo hay giai đoạn của người đệ tử, của sự thánh thiện, của đau khổ.

Con đường đạo chấm dứt bằng sự tự chủ hay sự giải thoát của các bậc Chơn Tiên.

Thiên Chúa giáo cũng có nêu rõ ba trạng thái tương đương : sự thanh lọc, sự đại giác và sự hợp nhứt với Thượng Đế (con đường, chơn lý và sự sống)

I.- SỰ CHUẨN BỊ

Phải xứng đáng với công việc của Chân Sư

1/ Phẩm hạnh.- Các phẩm hạnh không bắt buộc phải phát triển toàn vẹn, nếu không, người chí nguyện đã thành một Chơn Tiên (5 lần điểm đạo). Tuy nhiên, lý tưởng của anh phải thật cao đẹp và anh phải cố gắng liên tục. Anh phải có các đức hạnh bắt buộc chớ không thể chọn cái nầy bỏ cái kia, và phải đem ra thực hành. Có thế, anh mới bước vào đường đạo.

2/ Thái độ.- Thí sinh phải tuân hành giáo huấn của Ðức Chân Sư, nghĩa là phải quan niệm cuộc đời trên phương diện tiến hóa chung chớ không phải theo lợi ích của riêng mình. Vì vậy, anh sẵn sàng thay đổi lối hoạt động của anh và cố phụng sự một cách chân thành thay vì hành động theo lối tài tử, vui làm, buồn bỏ. Anh sẽ hợp tác với mọi người chí nguyện và cố cải tạo lại tánh tình mình.

Anh cố gắng sống một cuộc đời thanh cao, vong kỷ và diệt trừ mọi chia rẽ. Anh phải xem tội lỗi của người đời như là tội lỗi của mình. Anh sẽ tìm cách đánh tan vô minh và hành thiện khắp nơi.

3/ Chọn công việc.- Phải tự mình chọn một công việc hữu ích dù công việc có tánh cách khiêm tốn, rồi bắt tay vào chớ đừng đợi ai nhờ cậy.

4/ Cha mẹ và con cái.- Đôi khi cha mẹ lưu ý thấy con tiến mau hơn mình. Đó là nhờ cái không khí tốt đẹp mà họ đã tạo ở gia đình. Họ nên vui mừng được những linh hồn tiến cao đầu thai làm con họ.

Chân Sư lưu tâm

Môn đồ không nên lo sợ bị quên vì linh hồn tiến cao chói rạng ở các cõi trên như một ngọn đèn sáng trong đêm dày. Luôn luôn, Chơn Sư theo dõi ở các cõi ấy để tiếp đón tín đồ xứng đáng vì các Ngài rất cần người cọng tác. Các Ngài còn muốn gặp chúng ta nhiều hơn là chúng ta muốn gặp các Ngài.

Đôi khi có người bề ngoài có vẻ lỗi lạc nhưng không được Đức Chân Sư thâu nhận, ấy là vì họ còn tật xấu nào đó chưa bỏ được như kiêu căng, ngạo mạn v. v. . .

1.- Sự chuẩn bị

Khi thí sinh tinh luyện tánh tình đến mức nào rồi và đã cố phụng sự, Chơn Sư sẽ thâu anh làm đệ tử tạm; việc thâu nhận nầy thường xảy ra ở cõi Trung giới.

Hình ảnh linh hoạt

Từ đó, Đức Chân Sư tạo hình chơn thân, thể trí, thể vía, và thể phách của môn đồ và liên kết các hình nầy với anh bằng một sợi dây từ điện. Như thế, Ngài có thường trực trước mặt, hình ảnh của môn đồ để tiện chuyển thần lực cho anh.

Nhồi quả

Vì môn đồ muốn tiến mau nên anh được giúp trả quả mau. Do đó, anh được nhồi quả, nghĩa là những quả xấu dập dồn đến cho anh (Thượng Đế hành hạ người Ngài yêu mến). Đó cũng để xem anh chịu đựng như thế nào và có giữ nổi tánh nết thanh cao của anh không.

Các lời khuyên của Đức Chân Sư

Vắn tắt, những lời khuyên bảo như sau : đừng dừng chơn khi được vinh quang, tự tạo những cơ hội giúp đời, thông cảm với mọi người, mở mang trí hóa, đừng cộc cằn thô lỗ; ăn nói khiêm tốn; đừng nóng nảy, ngạo mạn; cải sửa những tật xấu mỗi khi nhận thấy; hãy nhún nhường, sống đơn giản; kiện toàn những công việc đã bắt đầu; nhắm cao; bớt nghĩ đến quyền lợi mà hãy nghĩ đến bổn phận, tránh cười chế nhạo; đừng tục tằn, đứng chế giễu các đau khổ hay lo âu của kẻ khác; tránh các lời nói vô ích, những dáng điệu cao kỳ và hãy hăng hái giúp đời.

Tất cả các điều nầy phải được thi hành đúng đắn. (Xem quyển Chơn Sư và Thánh Đạo chương IV về các lời khuyên bảo của Đức Chân Sư).

Công việc của người đệ tử

Người thì xuất vía giúp đời (cứu trợ vô hình), kẻ thì ở bên Đức Chân Sư để giúp vào công việc của Ngài; kẻ khác nữa thì giảng dạy ở cõi Trung giới v. v. . . Các đệ tử tiến cao có thể hướng dẫn sự phát triển tâm linh của những môn đồ mới để tránh mọi nguy cơ ở những bước đầu.

Thế sự thăng trầm

Người đệ tử sẽ gặp nhiều biến đổi, thăng trầm, nhằm giúp anh nhận định sự sống trường cửu giữa vạn vật vô thường. Anh có dịp phân biệt chơn giả và trở nên bình thản trước các cuộc tang thương .

Sử dụng thể vía

Môn đồ tập suy tư ngoài thể xác. Anh sẽ lần lần dùng thể vía như là môi trường tâm thức, đồng thời tìm hiểu sự sống ở cõi Thượng giới.

Từ bỏ Thiên đàng

Đây là một đặc ân nhằm giúp môn đồ tiến mau. Anh từ bỏ sự ban thưởng của cuộc đời cao thượng và tận tụy trong công việc giúp đời. Nhờ sự từ bỏ nầy, anh nhập thế rất mau sau một thời gian ngắn ở cõi Trung giới.

Nhập thế nhanh chóng

Chính Đức Chân Sư chọn nơi đầu thai của anh và tự chăm nom sự đầu thai nầy. Gia đình nào sanh một đứa con như thế thật là hữu phước, vì nó đựoc thấm nhuần ân huệ của Đức Chân Sư.

Đôi khi môn đồ tái sanh trong thể xác của một thiếu niên vừa từ trần và sử dụng thể xác nầy.

Thời gian của sự chuẩn bị

Một thời gian trung bình là 7 năm được xem như là cần thiết cho sự chuẩn bị. Khi thu nhận một đệ tử, Đức Chân Sư ước mong anh có thể được điểm đạo ngay trong kiếp hiện tiền

2.- Sự chấp nhận

Khi môn đồ đã sẵn sàng, Ðức Chân Sư thâu nhận anh làm đệ tử thiệt thọ. Ngài hủy các hình nói trên của đệ tử và thiết lập giữa Ngài và đệ tử một sự liên lạc mật thiết cho đến đỗi những điều nghe thấy của anh đều in vào ký ức của Ðức Chân Sư. Với sự kết hợp nầy, Ðức Chân Sư điều hòa các thể của Ðức Chân Sư với các thể của đệ tử. Tuy nhiên, khi đệ tử có một tư tưởng bất hảo, Ngài cản không cho nó đến với Ngài bằng cách tạo một tấm màn ngăn chận.

So sánh

Trước một vần đề khó khăn mà môn đồ không giải quyết được, anh có thể đặt sự xét đoán của mình cạnh sự xét đoán của Ðức Chân Sư để so sánh. Tuy nhiên, đấy là một phương tiện cuối cùng mà anh không nên lạm dụng.

Sử dụng thể xác của đệ tử

Đôi khi Ðức Chân Sư dùng thể xác của đệ tử để nói chuyện. Trong trường hợp nầy, môn đồ vẫn luôn luôn ý thức và làm chủ trọn vẹn thể xác mình.

Sự thanh khiết

Người đệ tử phải tránh các tư tưởng và các hành động xấu xa. Trong trường hợp thất bại, anh phải đứng lên và cương quyết tiến.

Nghi lễ và trình diện

Một nghi lễ đơn giản được tổ chức vào dịp thu nhận. Sau đó Ðức Chân Sư trình diện người đệ tử với Đức Văn Minh Đại Đế và Đấng nầy sẽ ghi trong một cuốn sổ bất diệt danh tánh và cấp bậc của anh.

3.- Con của Ðức Chân Sư

Đây là giai đoạn hợp nhứt thứ ba với Ðức Chân Sư. Đến giai đoạn nầy, người đệ tử phải hoàn toàn thanh khiết, vì Ðức Chân Sư không cần tạo ra một tấm màn ngăn chận nữa. Kế đó, anh sẽ được điểm đạo và trở nên một thành phần của Thiên đình (Quần Tiên Hội).

II.- CÁC CUỘC ĐIỂM ĐẠO

Đây mới thật là con đường đạo, gồm 5 lần điểm đạo. Khi được điểm đạo lần thứ năm, người đệ tử đạt được mục đích đời sống của con người.

Con đường đau khổ

Con đường điểm đạo nầy cũng gọi là con đường đau khổ vì nó đòi hỏi một tinh thần hi sinh cao độ. Gọi con đường nầy là đau khổ là đối với phàm nhơn ganh tị, vô minh, hung dữ. Người đệ tử phải dũng mãnh mới có thể chiến đấu với các cám dỗ của cõi đời và phải quảng đại mới có thể khoan dung đối với bọn ác tâm. Nhưng, bên trong lòng anh lúc nào cũng lâng lâng, an lạc, vì anh đã làm tròn bổn phận và sống với lý tưởng của anh.

Các nỗi khó khăn

Người đệ tử phải cam chịu một sự chống đối toàn diện và một sự cô đơn bi thảm. Anh phải vượt qua mười trở ngại quan trọng. Nhưng để bù lại, tâm thức anh không còn bị gián đoạn bởi sự chết, và anh có thể kết thân được với một vài bạn đạo trung thành. Anh còn liên lạc được với Ðức Chân Sư. Đó là những điều an ủi trong giai đoạn khó khăn nầy.

Giai đoạn, Thời gian

Để chuyển sang từ giai đoạn nầy đến giai đoạn khác, môn đồ phải :

1/ Thực hành một công việc gì cho nhơn loại,

2/ Phải diệt xong các tật xấu và trở ngại,

3/ Phải hiểu biết một ít giáo lý.

Mỗi giai đoạn gồm bốn phần : con đường, kết quả, hoàn tất và khả năng bước qua giai đoạn sau.

Khi được điểm đạo, người đệ tử sẽ có chơn trong Thiên đình hay Quần Tiên Hội.

Kỳ điểm đạo thứ nhứt

Danh từ điểm đạo có nghĩa là sự mở rộng tâm thức khỏi giới hạn thông thường. Sự mở rộng nầy được thực hiện trong một cuộc lễ long trọng trước một nhóm Chơn Sư. Vị chủ tọa trao cho thí sinh một chìa khóa : chìa khóa hiểu biết và quyền năng.

Danh hiệu

Phật giáo gọi kỳ điểm đạo nầy là Sohan và người được điểm đạo là Sotapanna (nhập lưu). Ấn giáo gọi là Parivradjaka, Thiên Chúa giáo gọi là sự Giáng sinh của Đức Ki tô.

Diễn trình

Cuộc điểm đạo thứ nhứt nầy được tổ chức ở cõi Trung giới. Nghi lễ kéo dài ít lắm là một đêm và đôi khi hai đến ba ngày liên tiếp.

Kinh nghiệm Bồ đề

Sau cuộc điểm đạo, người đệ tử mới kinh nghiệm được cõi Bồ đề và ý thức được rõ ràng tính cách nhứt thể của vạn vật. Vào lúc đó, chơn thân của anh bấy lâu tan mất và được thay bằng một Chơn thân mới huy hoàng hơn.

Lập nguyện

Người đệ tử nguyện sống nghèo (dù anh đang ở trong cảnh giàu sang), sống thanh khiết và vâng lời (anh tự mình tuân giữ luật trời).

Ba chướng ngại

Với sự điểm đạo lần thứ nhứt, anh phải diệt trừ 3 trong 10 chướng ngại mà anh phải vượt qua trước khi đạt mức mục đích cuối cùng. Ba chướng ngại đó là :

a/ Cảm giác chia rẽ

Đó là sự lầm lạc lớn của phàm ngã mà người đệ tử đã thấy rõ sau khi kinh nghiệm được cõi Bồ đề. Bây giờ anh biết những sự vật chung quanh anh là một với anh. Đó là tình huynh đệ đại đồng và duy nhứt.

b/ Hoài nghi

Anh hết hoài nghi về Thiên Cơ, về các luật luân hồi, nhân quả, và về sự hiện diện các Chơn Sư. Tự mình và bằng kinh nghiệm cùng lý luận riêng của mình, anh thấy rõ các điều đó là những sự thật.

c/ Dị đoan

Dị đoan ở đây là lấy cái phụ làm cái chánh. Anh biết nghi lễ không phải là chánh yếu và có thể bỏ qua. Anh cũng nhận chân được giá trị của mọi sự vật.

Điểm đạo lần thứ nhì

Người điểm đạo lần thứ nhì được gọi là Sakidagamin ở Phật giáo (người chỉ trở lại một lần nữa mà thôi), là Kontitchaka ở Ấn Độ giáo (người cất chòi). Sự điểm đạo nầy là sự rửa tội ở Thiên Chúa giáo (Baptême du Christ). Lễ điểm đạo được tổ chức ở cõi Hạ thiên.

Người được điểm đạo kỳ nhì không cần dứt bỏ một chướng ngại nào mà phải cố gắng trong các công phu phát triển tâm linh. Hỏa hậu nằm yên ở cuối xương sống phải được thức động để giúp anh rời bỏ thể xác lúc nào cũng được.

Sự cám dỗ ở sa mạc

Khi con người tiến cao, mối nguy hại là sự tự cao. Thời gian 40 ngày ở sa mạc tượng trưng sự phát triển các quyền năng tâm linh mà ma quỉ xúi giục anh hãy sử dụng trong mục đích riêng tư hay để lòe đời.

Trước các lời cám dỗ nầy, một số thí sinh không chống cự nổi và thối bước

Điểm đạo lần thứ ba

Người được điểm đạo kỳ ba gọi là Anagamin ở Phật giáo (người không trở lại) là Hamsa ở Ấn Độ giáo (người đã nhận định tôi là cái đó). Sự điểm đạo nầy là sự Biến Dung ở Thiên Chúa giáo. Lễ được tổ chức ở cõi Thượng thiên.

Trở ngại

Phải dứt bỏ hai trở ngại : Kâmarâga (sự yêu thích dục lạc và sự ham mê ngoại vật) và Patigha (sự giận hờn, oán ghét và gớm ghiết ngoại vật). Người được điểm đạo kỳ ba là bạn của mọi vật mọi người. Anh trải qua một thời kỳ an lạc ngắn trước khi bước vào giai đoạn lo âu và cô độc.

Điểm đạo lần thứ tư

Người được điểm đạo kỳ tư gọi là La Hán ở Phật giáo (người được kính trọng), là Parahamsa ở Ấn giáo (người đã diệt ngã). Ở Thiên Chúa giáo, lễ nầy là sự Khổ Hình, sự Đóng Đinh và sự Phục Sinh của Đấng Ki Tô.

Sự điểm đạo kỳ tư đem lại một sự an lạc ngắn ngủi. Liền sau đó, môn đồ cảm thấy mình bị loại bỏ; bạn bè lánh xa, cả Thượng Đế cũng ẩn mặt. Đó là trạng thái avitchi, trạng thái cô độc hoàn toàn. Trước sự thử thách nầy, có người lùi bước, nhưng ai vượt qua được thì thấy rằng đó chẳng qua là một hư ảo.

Đặc điểm

Cuộc điểm đạo được tổ chức ở cõi Bồ đề mà người La hán đã ý thức được trong lúc thức tỉnh. Trong lúc ngủ, người có thể đến cõi Niết Bàn, mức độ cao cực điểm, nơi đây họ vừa là chính mình vừa là trọn cõi giới.

Chướng ngại

Bây giờ môn đồ phải dứt 5 chướng ngại chót. Ấy là :

1/ Rouparaga : sự ham muốn sống ở cõi hữu hình;

2/ Arouparaga : sự ham muốn sống ở cõi vô hình;

3/ Ahamkara : sự chia rẽ mà hình thức tế nhị nhứt là sự ngạo mạn;

4/ Ouddhachcha : sự dao động bởi ngoại cảnh;

5/ Adyvia : sự vô minh.

Cho đến bây giờ người được điểm đạo còn là một đệ tử (Seka), ở giai đoạn sau anh sẽ trở thành một Chơn Tiên (Aseka : người không còn gì phải học hỏi nữa) nghĩa là một Chơn Sư.

III. SỰ ĐIỂM ĐẠO KỲ NĂM

Đây là con đường của sự hợp nhứt, sự tự chủ, sự giải thoát. Người được điểm đạo kỳ năm được gọi là Aseka ở Phật giáo, là Jivanmoukta ở Ấn Độ giáo. Ở Thiên Chúa giáo, đó là sự Thăng Thiên của Đấng Ki Tô và sự giáng trần của Đức Chúa Thánh Thần. Con người tự vươn lên mức độ toàn thiện của Đức Chúa.

Vị Chơn Tiên hay Chơn sư Minh Triết ý thức được cõi Niết Bàn ngay lúc thức tỉnh

Bảy con đường

Đến giai đoạn siêu nhân loại nầy, vị Chơn tiên đứng trước 7 con đường :

1/ Vào cõi Niết Bàn.

2/ Trở thành vị Nirmanakaya. Ngài giữ các nguyên tố trường tồn để có thể hiện hình ở các cõi dưới.

3/ Nhập vào Thiên Đình để hướng dẫn nhân loại.

4/ Hợp tác vào sự tạo lập các sắc tướng của dãy hành tinh kế tiếp.

5/ Nhập vào đường tiến hóa của Thiên Thần.

6/ Nhập vào Bộ Tham Mưu của Đức Thái Dương Thượng Đế để phụng sự bất cứ nơi nào trên Thái Dương Hệ

IV. THIÊN ĐÌNH

(Quần Tiên Hội)

Thiên Đình là chính phủ vô hình của thế gian, đại diện Đức Thượng đế trên quả địa cầu.

CÁC CHƠN SƯ MINH TRIẾT

Sự hiện diện của Chơn sư

Quả vị Chơn sự là mức cuối cùng của sự tiến hóa nhơn lọai xuyên qua nhiều kiếp. Các Ngài là giáo chủ các tôn giáo lớn. Vào ngày nay, một số ít người - trong đó có các bậc huynh trưởng Thông Thiên Học - đã tiếp xúc được với các Ngài.

Thân thể các Chơn sư

Danh từ Chơn Sư Minh Triết được dùng để gọi các vị còn giữ thể xác và thu nhận đệ tử. Từ 50 đến 60 Chơn Tiên còn giữ thế xác, trong đó có hai vị sáng lập Hội Thông Thiên Học : ấy là Chơn sư Morya một vị hoàng thân và Chơn sư Kouthoumi, giáo sĩ Bà La Môn ở Cachemire (thuở trước, Ngài là Pythagore).

Tiếp theo là Đức Jésus (trước là Apollonius de Tyane) ở Li Ban, Đức Hilarion (trước là Triết gia Jamblique) ở Ai Cập, Đức Rakoczi người Hung Gia Lợi (trước là Bá tước Saint Germain), Đức Djoual Koul, người Tây Tạng, mới đạt được quả vị Chơn Tiên sau khi Hội Thông Thiên Học được thành lập.

Công việc của các Chơn sư

Các Ngài hợp tác với Thiên cơ, ban rải thần lực trí thức và tâm linh cho nhơn loại, nhận đệ tử, điều chỉnh các động lực tiến hóa mỗi lần có sự xáo trộn. Thỉnh thoảng các Ngài giáng trần lập đạo. Đặc biệt là đấng Ki Tô (Đức Di Lạc ở Đông Phương) sẽ giáng trần để sáng lập một văn minh và một tôn giáo mới.

Chính phủ của thế gian

Ở mỗi hành tinh của Thái dương hệ có một nhóm Tiên thánh hợp tác với Thượng Đế để thực hiện Thiên Cơ : đó là Quần Tiên Hội, là Thiên đình. Các Ngài hành sự tùy cấp bậc, từ 1 lần đến 10 lần điểm đạo và tùy theo cung : cung uy quyền, cung minh triết, cung thích nghi, cung mỹ lệ, cung khoa học, cung sùng kính và cung nghi lễ.

Đấng Phổ Tịnh Đại Đế (10 lần điểm đạo)

Ngài thuộc về cõi vô hiện. Ngài đã giữ chức vụ Ngọc Đế trong một cuộc tuần huờn trước.

Cung thứ nhứt (Cung uy quyền)

a/ Đức Ngọc Đế.- (9 lần điểm đạo)

Ngài là vị thủ lãnh tối cao, điều khiển sự tiến hóa mọi sinh linh ở quả địa cầu. Ngài thuộc trạng thái thứ nhứt của Đức Thượng Đế là trạng thái ý chí. Ngài đến từ bầu Kim tinh. Người Ấn gọi Ngài là Đức Sanat Koumara. Có ba vị Ngọc Đế trong một cuộc tuần huờn của quả địa cầu.

b/ Độc Giác Phật.- (8 lần điểm đạo)

Có ba vị. Các Ngài được mệnh danh là Hỏa Đức Tinh Quân.

c/ Đức Bàn Cổ.- (7 lần điểm đạo).

Ngài điều khiển trực tiếp sự tiến hóa các quốc gia và các dân tộc.

Cung thứ nhì (Cung giáo hóa)

a/ Đức Phật (8 lần điểm đạo)

Vị điều khiển cung nầy là một vị Phật. Hiện nay, vị Phật ấy là Đức Thích Ca. Ngài đã giáng trần nhiều lần với các danh hiệu : Vyasa, Hermès Trismégiste, Zoroastre đệ nhứt, Orphée để giáo hóa chúng sanh, trước khi thành Phật.

b/ Bồ Tát (7 lần điểm đạo)

Các vị Bồ Tát là các vị Giáo chủ. Ấy là Đức Di Lạc ở Đông phương, Đức Ki Tô ở Tây phương, Đức Krishna ở Ấn Độ. Ngài sắp tái sanh và hiện đang sống ở sườn Nam của dãy núi Hi mã lạp sơn.

Cung thứ nhì thuộc trạng thái thứ hai của Thượng Đế.

Các cung khác

Ở 5 cung khác, vị Chưởng Quản là Đức Văn Minh Đại Đế, 7 lần điểm đạo. Các cung nầy thuộc trạng thái thứ ba của Thượng Đế.

Đức Văn Minh Đại Đế

Đối với Ngài, tương lai là một cuốn sách mở. Ngài theo dõi diễn trình tiến hóa của sanh linh và hoạt động của Ngài thuộc phạm vi tổ chức và lãnh đạo quốc gia. Hiện nay, Ngài giữ xác thân Ấn Độ.

Các vị cao cả khác

Ngoài các vị Tiên Phật có chơn trong Thiên đình, còn có các vị cao cả khác : các Đức Bàn Cổ của các cuộc tuần hoàn, của những dãy hành tinh và sau cùng là Đức Thái Dương Thượng Đế mà sự vinh quang vượt khỏi tầm hiểu biết của con người.

Nguyên An

Huỳnh văn Tuất dịch

chú thich chương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 cuối trang đâu trang

Chú Thích

[1] Kim thạch, thảo mộc, cầm thú, con người.

[2] của thể phách.

[3] Dục giới, Âm cảnh, Trung giới hay cõi Luyện tội.

[4] Astral : sáng chói như tinh tú (LDG).

[5] Hồn chung của một số động vật cùng loại.

[6] Con người sẽ sử dụng riêng biệt các thể khác, như xuất vía chẳng hạn (LDG).

[7] Conscience de veille : tâm thức của chúng ta vào lúc thức tỉnh (LDG).

[8] tức là Kirshnamurti, tác giả quyển Dưới Chơn Thầy.

[9] lưỡi gươm đánh tan hư ảo.

chú thich chương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 cuối trang đâu trang

HẾT

Thông Thiên Học là Khoa Học của linh hồn.

Thông Thiên Học là Minh Triết Cổ Truyền được trình bày lại theo thời đại hiện nay

Phương pháp có khác nhau, tư tưởng có khác nhau, cách thức có khác nhau, thì việc làm của chúng ta mới linh động chớ không suy giảm, miễn hành vi ấy có tình thương dẩn dắt và lòng nhân ái xét soi. (Annie Besant)

xem tiếp

Hội Thông Thiên Học là một tổ chức quốc tế, với ý nghĩa rộng rãi của từ, mà hội viên thuộc tất cả các giống dân, tín ngưỡng và ý kiến khác nhau nhưng họ hợp tác làm việc với nhau cùng chung một mục đích: sự tiến bộ của nhân loại - Nhưng với danh nghĩa là Hội, Hội hoàn toàn không thuộc về bất cứ quốc gia nào hoặc đảng phái chính trị nào.

Về phương diện Hội, họ chỉ có thể hành động tập thể cho các vấn đề chung có liên quan với Thông Thiên Học; về phương diện cá nhân, họ được hoàn toàn tự do để theo tư tưởng và hành động chính trị riêng biệt, miễn hành động đó đừng đi ngược lại nguyên lý của Thông Thiên Học và không có điều hại nào cho chính Hội Thông Thiên Học.

(Bí Quyết Thông Thiên Học, H. P. B.)

Nếu mọi viên sỏi đều trở thành một viên hồng ngọc vô giá thì viên sỏi và hồng ngọc ắt có giá trị giống như nhau.

Mọi người đều nghĩ rằng sự khôn ngoan của mình là hoàn hảo, cũng như mọi bà mẹ đều cho rằng con của mình là đẹp nhất.

"Con tôi là của tôi, tài sản này là của tôi": một kẻ điên rồ bị giằn vật vì những tư tưởng như thế. Bản thân y còn chưa thuộc về y chứ đừng nói tới con cái và của cải.

Bánh xe hi sinh có trục là Tình Thương, lốp là Hành Động và căm là Tình Huynh Đệ.

Thông Thiên Học không phải là việc thu tóm quyền lực dù là về mặt thông linh hay trí tuệ, mặc dù cả hai quyền năng đó đều phục vụ cho Thông Thiên Học.

Thông Thiên Học cũng theo đuổi hạnh phúc như người ta thường hiểu về từ ngữ này. Đó là vì bước đầu tiên của nó là sự hi sinh, còn bước thứ nhì là sự từ bỏ.

Thông Thiên Học là khoa học về sự sống, là nghệ thuật sống.

Thông Thiên Học là hiện thể của tinh thần mang lại sự sống; do đó không một điều gì mang tính giáo điều có thể thuộc về Thông Thiên Học.

Ngay cả trong rừng rậm cô liêu, tội lỗi vẫn chiến thắng kẻ không thánh thiện; kềm chế được giác quan ở ngay chính nhà mình mới là tu khổ hạnh vậy.(Châu Ngọc Đông Phương)

Xin dắt tôi từ cõi gỉa đến cõi CHƠN,

Xin dắt tôi từ chỗ tối tăm đến nơi SÁNG SUỐT,

Xin dắt tôi từ cửa tử đến cõi TRƯỜNG SANH BẤT TỬ.

(Dưới Chơn Thầy)

Cái Trí là tay đại phá hoại Sự Thật. (Tiếng Nói Vô Thinh)

Ngươi hãy tiêu diệt lòng tham vọng, nhưng hãy làm việc như những kẻ lòng đầy tham vọng.

Ngươi hãy tiêu diệt lòng ham sống, nhưng hãy tôn trọng sự sống.

Ngươi hãy tiêu diệt lòng ham muốn sự tiện nghi, nhưng hãy sung sướng như những kẻ chỉ sống để hưởng lạc thú.

5.- Hãy diệt mọi ý thức chia rẽ. (Kill out all sense of separateness)

Chú giải : Bạn chớ tưởng là bạn có thể sống riêng biệt với những kẻ hung dữ, hạng người điên dại. Họ chính là bạn đó, mặc dầu họ ở trình độ kém hơn người bạn hoặc vị Thầy của bạn. Nhưng nếu bạn để nảy sinh cái ý nghĩ bạn không liên đới với một điều nào hoặc một tội lỗi nào tức là bạn tạo ra một nghiệp quả, nó sẽ buộc bạn vào điều đó hoặc người đó, cho đến ngày nào tâm hồn bạn nhận thấy rằng nó không thể sống riêng rẽ được. Bạn hãy nhớ rằng tội lỗi và nhục nhã của đời là tội lỗi và nhục nhã của bạn, bởi vì bạn là một phần tử của thế gian; nghiệp quả của bạn dệt chung và không thể tách rời Đại Nghiệp Quả được. Trước khi bạn được giác ngộ, bạn phải trải qua mọi chỗ dơ cũng như chỗ sạch. Như thế bạn hãy nhớ rằng cái áo dơ mà bây giờ con nhờm gớm có thể là cái áo của bạn bữa qua hoặc bữa mai. Nếu bạn tỏ vẻ ghê sợ, thì khi nó đặt lên vai bạn, nó sẽ càng bó chặt lấy bạn hơn. Kẻ nào có lòng tự kiêu về đức hạnh của mình tức là dọn cho mình một chỗ trong vũng bùn nhơ. Bạn tránh, vì đó là điều nên tránh chớ chẳng phải để giữ cho bạn được trong sạch.

(Ánh Sáng Trên Đường Đạo) xem tiếp

58. Bạn không thể nào đi trên đường Đạo, nếu chính bạn chưa trở nên con Đường đó (32).

59. Hãy để cho Hồn bạn lắng tai nghe mọi tiếng đau khổ, như bông sen nở lớn để hứng ánh sáng mặt trời buổi ban mai.

60. Bạn chớ để nắng gắt làm khô một giọt nước mắt đau khổ nào, trước khi bạn lau ráo lụy cho cặp mắt của người buồn khổ.

61. Bạn hãy để cho tất cả nước mắt của thế gian rơi vào lòng bạn, đọng lại ở tim bạn, chớ không khi nào chùi đi, trước khi nguyên nhân gây đau khổ tiêu tan.

62. Hỡi con người có tấm lòng từ bi, những giọt nước mắt đó là những suối nước tưới mát cánh đồng từ thiện bất diệt. "Chính nơi miếng đất đó trổ được bông nửa đêm của Phật (33), thứ bông này còn khó tìm, khó gặp hơn bông cây Vogay. Ðó là hột giống để thoát ly đường sanh tử. Nó tách riêng vị La Hán ra ngoài vòng tranh đấu và tham vọng, nó dắt người băng ngang qua những cánh đồng của Thực Tại để đến nơi an lạc, chân phúc, chỉ thấy được nơi cõi Tịch Mịch, Hư Vô. (Tiếng Nói Vô Thinh) xem tiếp

Bạn hãy nhớ rằng: mọi việc khổ não trên thế gian đều là tạm thời, bổn phận của bạn phải luôn luôn vui vẻ và giữ lòng thanh tịnh.

Bởi vì chính bạn với Đường Ðạo phải trở nên một. Đường Đạo tức là bạn. Bạn bước trên Ðường Đạo mà không cần nghĩ tới nó, và bạn cũng không thể rời nó được nữa. Bạn là Chơn Thần, bạn đã quyết định như vậy. Nếu bạn lìa bỏ nó tức là bạn lìa bỏ chính bạn vậy.

Có minh triết bạn mới có thể giúp đời, còn ý chí để dắt dẫn sự minh triết, và từ ái lại gây ra ý chí. Ấy là những điều kiện mà bạn cần phải có. Ý chí, minh triết, từ ái là ba trạng thái của Ðức Thượng Ðế. Nếu bạn muốn hiến mình phụng sự Ngài, thì bạn phải biểu lộ ba trạng thái ấy trong thế gian này. (Dưới Chân Thầy) xem tiếp

Để làm quen với quan niệm của Thông Thiên Học mời các bạn đọc những tác phẩm sau:

Thông Thiên Học Dẫn Giải

Thông Thiên Học Khái Lược

Thông Thiên Học Giảng Lược

Thông Thiên Học Là Gì

Chân Nhân Và Các Hạ Thể (đang soạn)

Những Tài Liệu Nghiên Cứu :

Dưới Chân Thầy

Bí Quyết Thông Thiên Học

Giáo Lý Bí Truyền (đang soạn)

Nữ Thần Isis Lộ Diện (đang soạn)

Books

Magazines

THÔNG THIÊN HỌC THẾ GIỚI

THÔNGTHIÊN HỌC HOA kỲ

Hội Thông Thiên Học Ðược Thành Lập 7-11-1875

Bởi Bà Helena Petrovna Blavatsky Và Ông Henry Steel Olcott

The Theosophical Society Adyar, Chennai 600020, India Phone: 91-44-4912815

Bản quyền Copyright @ www.thongthienhoc.com 2001

Mọi bản sao hay trích dẫn kính xin quí vị đề rõ nơi xuất xứ chân thành cám ơn.

Xin giữ nguyên bản. Mọi sự liên hệ xin liên lạc e-mail sau: [email protected]

CHƯƠNG IX

SỰ TIẾN HÓA CỦA CON NGƯỜI VÀ THIÊN TRÁCH

ĐIỀU THIỆN VÀ ĐIỀU ÁC

I.- DẪN KHỞI

Sự luân hồi của con người chỉ là một phần của Luật Tiến hóa tổng quát chi phối vạn vật.

Khi sự sống tiến hóa, nó di chuyển từ sắc tướng nầy đến sắc tướng khác để thu thập kinh nghiệm. Nhờ thế, nó lần lần phát triển và trở nên phong phú. Có hai nguyên lý chánh tác động :

1.- Sự sống đáp ứng

Sự sống tự nó có khả năng rung động để đáp ứng với các rung động hay va chạm của ngoại vật. Các ảnh hưởng nầy trước tiên đánh vào sắc tướng và sau đó, được chuyển sang sự sống (là linh hồn, đại diện của Thượng Đế) trong sắc tướng ấy. Khi nhận được sự rung động, sự sống đáp ứng bằng cách phát ra một rung động khác xuyên qua sắc tướng. Sự thu nhận và đáp ứng ấy tinh luyện sự sống và luôn cả sắc tưởng. Sự sống và sắc tướng tiến hóa song song với nhau.

2.- Sự liên tục của sự sống và sắc tướng

Khoa học nhìn nhận một sắc tướng mới luôn luôn phát sinh từ một sắc tướng đã có và giữ các đặc tính của các thể nầy, nhưng lại không nói gì đến sự sống. Thật ra, sự sống vẫn tiếp tục từ sắc tướng nầy sang sắc tướng khác và gìn giữ các kinh nghiệm đã thu thập trong nhiều kiếp dưới hình thức những khả năng và quyền năng. Khi một sắc tướng tan rã, nó giữ các quan năng ấy và chuyển chúng sang các sắc tướng mới. Như vậy, sự sống và sắc tướng luôn luôn liên tục trong sự tiến hóa.

SỰ TIẾN HÓA TIỀN NHƠN LOẠI

Chúng ta có thể chia sự tiến hóa làm hai giai đoạn, giai đoạn nhập thế (linh hồn nhập vào vật chất) và giai đoạn xuất thế (linh hồn chủ trị vật chất).

1.- Sự nhập thế

Trong giai đoạn nầy, Chơn Thần giáng từ cõi Đại Niết Bàn đến cõi trần. Ở mỗi cõi, nó tạo một nguyên tử trường tồn. Các nguyên tử ấy chia làm hai nhóm, mỗi nhóm ba nguyên tử. Nhóm trên là Tam Thể Thượng, nhóm dưới là Tam Thể Hạ. Chơn Thần học các bài học tiến hóa đầu tiên trong các loài tinh chất (règnes élémentals), sau cùng, với sự cấu tạo Tam Thể Hạ, mức chót của sự nhập thế là loài kim thạch. Đến đây, chấm dứt sự nhập thế thụ động.

2.- Sự tiến hóa thật sự

Loài kim thạch - Ở loài kim thạch, sự sống bắt đầu tiến lên và tác động xuyên qua sắc tướng. Kết quả là sự tạo thành các tinh thể (cristeaux).

Loài thảo mộc - Kế đó, sự sống sang qua loài thảo mộc, nơi đây những hiện tượng tương phản như nóng - lạnh, mưa - hạn gợi ý niệm về sự sai biệt để khai mở các cảm xúc (khoái cảm, đau đớn). Mùa màng kế tiếp đúng kỳ cũng dần dần giúp vào sự khai mở ký ức.

Loài thú cầm - Khác với thảo mộc, loài thú cầm di chuyển được nên thu thập nhiều kinh nghiệm để tạo thành bản năng (instinct). Một loài động vật thì có những bản năng giống nhau. Khi một số sinh vật thuộc một hồn khóm [5] có những đức tính riêng chúng nó liền tách ra. Sự tách biệt ấy tiếp tục cho đến lúc hồn khóm chỉ còn một sinh vật. Chừng đó, sinh vật nầy sẵn sàng gia nhập vào hàng nhơn loại.

Đến chừng đó, sự sống trong cầm thú kêu gọi ở cõi trên một Tam Thể Thượng, đồng thời lớp vỏ thanh nhứt của nó biến chuyển để tạo cho nó một chơn thân : đó là sự cá thể hóa, sự thoát kiếp thú thành người. Sự sống tuy vô thủy vô chung, nhưng đời sống cá nhân chỉ bắt đầu khi sự sống rời bỏ loài cầm thú.

Nên lưu ý rằng con đường tiến hóa của nhơn loại phải trải qua các giai đoạn như sau: đất, rong rêu, loại dương xỉ (fougère), cây có hoa, cây lớn, loài có vú và con người. Mèo, chó, ngựa, voi, khỉ là những loài vật tiến gần loài người nhứt.

Sự tiến hóa có thể theo nhiều con đường khác như loài chim trở thành tinh linh rồi sau đó thành thiên thần.

II. SỰ TIẾN HÓA CỦA NHƠN LOẠI

Như vậy, sự sống trải qua một giai đoạn rất dài trước khi chuyển sang nhơn loại.

SỰ TIẾN HÓA CHUNG

Không gian.- Hiện nay chúng ta sống ở cõi trần. Sau khi chết chúng ta sang qua cõi Trung giới và cõi Thượng giới. Nói sang qua chớ thật sự chúng ta không có di chuyển trong không gian vì các cõi đều cùng ở một chỗ. Tuy nhiên, các tầng cao của cõi Trung giới vượt khỏi mặt đất đến vài ngàn thước. Sau một thời gian ở cõi Thượng giới, chúng ta luân hồi lại cõi trần và liên tiếp như thế cả triệu năm. Sau đó, tất cả các sinh linh sang bầu Thủy tinh (Mercure) và tiến hóa ở đó nhiều triệu năm, kế qua bốn bầu hành tinh vô hình, bầu Hỏa Tinh rồi sau cùng quay về Địa cầu.

Trước khi có địa cầu chúng ta, chúng ta tiến hóa ở một dãy hành tinh khác. Trong dãy hành tinh nầy, chỉ có nguyệt cầu là hữu hình. Lúc ấy, chúng ta còn ở loài thú cầm, loài thú cầm bây giờ thì là loài thảo mộc.

Thời gian.- Các sinh vật của một loài không phải tiến một lượt vào loài ấy mà lần lượt tùy theo mức tiến hóa.

MANVANTARA

Ấy là thời gian của một dãy hành tinh dài 4.320.000.000 năm. Theo các nhà huyền môn Đông phương, tính đến năm 1900, chúng ta đã vượt qua 1.955.884.700 năm. Trong một Manvantara, chúng ta luân chuyển trọn bảy bầu, mỗi bầu bảy vòng. Mỗi vòng là một cuộc tuần huờn. Hiện nay, chúng ta ở vào vòng thứ tư tại bầu thứ tư là quả địa cầu. Sự sống lưu ở mỗi bầu trong thời gian gọi là chu kỳ bầu. Trong một chu lỳ bầu, có bảy giống dân xuất hiện, mỗi giống có bảy nhánh. Hiện nay, nhánh thứ năm của giống dân thứ năm đã ra đời. Nhánh thứ sáu đang được chuẩn bị ở miền Bắc Mỹ. Giống thứ tư là giống Át-lăn, giống dân thứ ba là giống Lê-mu-riên. Con người được phân nhánh thành người nam và người nữ kể từ nhánh thứ tư của giống dân thứ ba.

PHÁN XÉT CUỐI CÙNG

Đến cuộc tuần huờn thứ năm, sẽ có sự Phán xét cuối cùng. Đó như một cuộc thi để sa thải những người chậm trễ vì họ không thể tiến đến mục tiêu đã được ấn định vào cuối cuộc tuần huờn thứ bảy. Sự có mặt của họ sẽ có hại cho sự tiến hóa của những người khác gồm 3/5 nhơn loại.

Họ như những học sinh phải học lại lớp cũ, nhưng với thời gian, họ cũng tiến đến sự toàn thiện.

SỰ TIẾN HÓA CÁ NHÂN

Khi mới thoát kiếp thú, con người có một cái trí rất thô sơ.

1.- Giai đoạn cảm xúc và dục vọng

Vào giai đoạn sơ khai nầy, con người chỉ biết chạy theo dục vọng để tìm khoái cảm. Ấy là giai đoạn của người man rợ.

Những người nầy cần những cảm xúc mạnh; vì vậy họ phải trải qua những cuộc vui ồ ạt, những đau khổ ê chề. Ý niệm về sự sai biệt cũng cần được đánh thức ở họ. Các kinh nghiệm thu thập đều được giới hạn trong phạm vi cảm xúc, còn trí thông minh chỉ nhận thức những cảm xúc vui buồn do món nầy vật nọ gây nên. Vào giai đoạn nầy, con người chưa biết nghĩ đến tương lai và không phân biệt điều thiện lẽ ác.

Linh hồn non nớt nầy cần khám phá một định luật. Trong khi thỏa mãn dục vọng, y đau khổ hay sung sướng, và kinh nghiệm nầy chỉ cho y thấy dục vọng của y hợp hay không với định luật. Ví dụ, khi đói y ăn và thấy được sung sướng. Sự sung sướng ấy chỉ rằng y hành động hợp với định luật. Nhưng đôi khi, y ăn nhiều quá nên đau, thế là y vi phạm định luật. Kinh nghiệm đau khổ hay sung sướng dẫn dắt y ở buổi đầu.

Tiếp đó, y chờ đợi và tìm tòi những khoái cảm chứ chẳng chịu nằm không đợi nó đến. Y hình dung trong trí những vật có thể làm cho y khoái cảm rồi cố gắng thực hiện vật đó. Thế là trí thông minh bắt đầu tác động.

Để tiến hóa, con người có thể theo một trong hai con đường nầy.

a.- Tự mình thu thập kinh nghiệm để tiến. Theo đường nầy anh tiến rất chậm và mất nhiều thì giờ.

b.- Nhờ sự giáo huấn của các bậc Thánh Hiền. Các vị nầy đặt ra châm ngôn để họ theo. Khi một ít kinh nghiệm tỏ rằng các châm ngôn nầy đúng và hữu ích, họ vui vẻ tuân hành và tiến mau hơn là với kinh nghiệm suông.

Nếu con người không tuân định luật, anh đau khổ. Đó là con roi khuyến cáo anh học những bài học về chơn lý mà anh không chịu chấp nhận, mặc dầu có sự dìu dắt của bậc đàn anh. Đến đây, thường xảy ra sự xung đột giữa dục vọng và trí thông minh, và nhờ đó trí thông minh dần dần phát triển.

2.- Giai đoạn xung đột giữa dục vọng và ý chí

Ở giai đoạn nầy, con người là bãi chiến trường giữa dục vọng và ý chí. Lúc đầu, dục vọng thắng, nhưng về sau phần thắng thuộc về ý chí.

Chúng ta cần hiểu rõ thế nào là dục vọng, thế nào là ý chí. Dục vọng phát sanh từ ngoại cảnh do sự thích thú hay nhàm chán một sự vật. Ý chí xuất phát từ nội tâm và là kết quả của các kinh nghiệm. Đối với chúng ta, vấn đề là chấm dứt chiến cuộc ấy để được tự tại. Chừng đó, ta chỉ có những hoạt động do ý chí quyết định. Và vì mỗi hành động đều có một kết quả vui hay buồn tùy nó thuận hay trái với luật trời, con người dần dần từ bỏ các sự vật có thể gây đau khổ.

Nên lưu ý là, tình thương dù hèn hạ, ích kỷ vẫn có khả năng trau dồi tánh tình của các linh hồn trẻ dại. Vậy, chúng ta không nên hủy diệt tình thương đó mà phải tinh luyện để nó trở nên thanh cao.

3.- Giai đoạn khai mở các quan năng trí thức thượng đẳng

Sau khi ghi nhận các nét sai biệt của sự vật, con người sắp xếp các sự vật từ loại, theo những đặc tánh chung. Hoạt động nầy chuyển biến lần lần trí cụ thể thành trí trừu tượng và khai mở quan năng tổng hợp. Sau cùng, con người từ bỏ đời sống tình dục của giác quan và hướng tâm hồn lên các khía cạnh thanh cao, sâu sắc của sự sống và của tư tưởng.

4.- Giai đoạn nhận thấy sự Duy nhứt

Ở giai đoạn nầy, tâm thức chúng ta bao trùm vũ trụ và ta cảm thấy mọi sự vật là một thành phần của mình. Ta còn thấy ta là một tia sáng của Thượng Đế và là một với Ngài.

Tinh luyện các khí thể của tâm thức

Vào giai đoạn hiện tại, mỗi thể của chúng ta là một chiếc cầu liên lạc giữa khối óc và tâm thức. Khi tâm thức phát triển, mỗi thể phải trở nên độc lập đối với các thể khác [6]. Vì vậy, chúng nó phải trở nên linh hoạt để cảm nhận các rung động tế nhị của Chơn nhơn.

Thể xác.- Hệ thần kinh phải được tinh vi, do đó chúng ta phải cử các món ăn nặng trược : thịt, cá, rượu, thuốc hút.

Thể vía và thể trí.- Chúng ta phải loại trừ những ham muốn hèn hạ, những tư tưởng tầm thường, và thế chúng bằng những tình cảm và tư tưởng thanh cao. Chỉ có các bậc tu cao mới có thể sử dụng riêng biệt thể trí.

Chơn thân.- Khi Chơn thân trở nên linh hoạt, con người sẽ nhớ quá khứ và biết được các định luật ẩn tàng của Cơ Tiến hóa.

Kim thân và Tiên thể.- Khi chúng nó được tinh luyện, con người không còn thấy mình khác biệt với kẻ khác, và khi atma tác động với Tiên thể, con người trở nên một Chơn sư minh triết.

Sự di chuyển tâm thức.- Khi một thể hoạt động ở cõi của nó, chúng ta phải làm thế nào để nó có thể chuyển ký ức riêng rẻ của nó sang giác thức [7]. Sự di chuyển nầy không bao giờ được trọn vẹn vì cái thấp không sao chứa đựng trọn vẹn cái cao trừ khi con người đạt đến quả vị Chơn Tiên.

Sự di chuyển nầy đòi hỏi một sự chuẩn bị kỹ càng hơn là sự linh hoạt hóa các thể, mặc dù phương pháp vẫn giống nhau : thức ăn thanh khiết, đời sống thanh bạch, chủ trị ham muốn, bình thản trong mọi hoàn cảnh, dứt bỏ lòng trần, yêu mến chân thành những điều cao đẹp, giúp đỡ nhơn loại một cách vị tha mà đa số biết nhưng không thi hành.

Các giai đoạn theo Patanjali

Patanjali, một triết gia Đông Phương, phân các giai đoạn tiến hóa như sau :

a/- Tư tưởng chập chờn.- Trong giai đoạn ấu trĩ nầy, tư tưởng thay đổi không ngừng từ chuyện nầy sang việc khác.

b/- Tư tưởng mù mờ.- Tư tưởng bắt đầu định vào lý tưởng, nhưng chưa được vững vàng, sáng suốt.

c/- Tư tưởng tập trung.- Trong mọi hành động, tư tưởng đều tập trung vào một ý tưởng rõ ràng như lòng ái quốc, sự yêu mến chơn lý.

d/- Chủ trị tư tưởng.- Khi con người chủ trị được tư tưởng, anh sẽ được điểm đạo và tiến mau đến sự toàn thiện.

III. THIÊN TRÁCH

Đến đây, chúng ta có thể tìm hiểu rõ các giai đoạn của sự tiến hóa và thế nào là điều Thiện, điều Ác.

Trong cơ tiến hóa, mỗi quốc gia có chức vụ riêng, như Ba Tư thì biểu dương Thanh khiết, Hi Lạp thì nêu cao Mỹ lệ. Chức vụ của xứ Ấn Độ là nói lên thế nào là Thiên Trách.

Chúng ta đã biết mỗi người đều có một mức tiến hóa riêng tùy tuổi thực sự của mình tính từ lúc thoát kiếp thú thành người. Đối với người đó, thiên trách là thể thức hành động có thể giúp anh tiến lên một mức độ cao hơn.

Vì vậy, mục tiêu cấp thời của chúng ta không phải là điều cao đẹp tột bực mà là một việc có thể giúp chúng ta tiến lên nấc trên của nấc thang tiến hóa. Sự khó khăn đầu tiên là biết ta đã tiến hóa đến mức nào, vì ai ai cũng cho mình đã tiến cao và cố thường làm những điều quá sức mình.

Như thế, đức hạnh có tính cách tương đối và mỗi người có những bổn phận khác nhau. Mỗi quốc gia cũng có một ý niệm riêng về đạo đức tùy mức tiến chung của quốc gia đó. Điều thiện là những chi giúp vào sự tiến hóa, điều quấy thì trái lại, ngăn cản sự tiến hóa.

BỐN GIAI CẤP

Nếu chúng ta không kể hạng người còn man rợ, chúng ta có thể chia nhơn loại ra làm bốn hạng tương ứng với bốn giai đoạn tiến hóa.

Ở Ấn Độ thời xưa, dưới sự điều khiển của các Thiên thần, những linh hồn đồng một mức tiến đều sanh chung trong một giai cấp xã hội cần cho sự tiến hóa của họ. Do đó, dân Ấn được chia ra làm bốn giai cấp. Hiện nay, các giai cấp xã hội tuy không còn thích ứng với các hạng linh hồn nữa nhưng cũng có thể cho biết qua mức tiến hóa của họ.

Nên biết qua rằng các linh hồn thấp kém hoạt động do sự kích thích của ngoại vật, còn những linh hồn tiến hóa cao được phấn khởi bởi sự minh triết và ý chí của lương tâm.

1.- Giai cấp cùng đinh (Shoudras)

Thiên trách của hạng nầy là tuân lời vì họ còn thấp kém và cần được dìu dắt. Được sanh vào hạng nầy, những linh hồn không sáng kiến và chỉ biết thu nhận ảnh hưởng của dục vọng, của ngoại cảnh với các biến thiên thay đổi.

Luật tiến hóa đối với họ là sự tuân lời, lòng sùng tín và sự trung thành như quân nhân ngoài mặt trận.

2.- Giai cấp nông dân và thương gia (Vaishyas)

Trong giai cấp nầy, các linh hồn thu thập tài sản và lập hạnh chỉ huy. Họ phải tỏ ra công bình, vô tư, ngay thật trong công việc làm ăn. Họ phải ăn uống đạm bạc, trả lương hậu cho công nhân và tài trợ các công cuộc xã hội : xây cất bệnh biện, giúp đỡ các nhà bác học v. v. . . Thu thập một cách lương thiện, chi phí một cách khôn ngoan : đó là thiên trách của hạng nầy

3.- Giai cấp quân nhân (Kshattriyas) và các nhà lãnh đạo

Ấy là giai cấp của những người có bổn phận bảo vệ kẻ yếu. Họ phải có can đảm hi sinh đời mình trong công cuộc bảo vệ ấy.

4.- Giai cấp tu sĩ (Brahmanes)

Thiên trách của hạng người nầy là dạy bảo, hướng dẫn, vì họ đã trở nên bình thản, tự chủ, khắc khổ, thanh bạch, nhơn từ, khoan dung, thương mến và tin ở Đấng Chí Tôn.

Kết luận

Điều quan trọng là chúng ta phải tìm hiểu mức tiến hóa của mình. Khi chúng ta theo đuổi một lý tưởng quá cao, chúng ta cản trở sự tiến hóa của linh hồn chớ không giúp nó.

Vậy đừng khi nào buộc các huynh đệ của chúng ta theo một lý tưởng nhứt định, vì mỗi người đều có một mức tiến riêng. Chúng ta hãy khoan dung và giúp đỡ mọi người tùy khả năng của họ.

Chúng ta có thể khuyên lơn nhưng đừng buộc ai phải theo lời khuyên của chúng ta.

LUÂN LÝ : ĐIỀU THIỆN, ĐIỀU ÁC

Vì mỗi người đều có một tuổi riêng, một thiên trách riêng, nên luân lý thay đổi tùy người. Một điều có thể xem là tốt đối với người nầy nhưng lại xấu đối với người kia. Bước lên nấc 20 là tốt đối với những người đã tiến đến nấc 19 , nhưng là xấu đối với những ai đã đến nấc 21 và trên nữa, vì bước ấy đối với hạng người trước là tiến mà đối với hạng người sau là lùi.

Căn bản đạo lý

1.- Theo một số người, căn bản đạo lý là sự phát giác Thượng Đế. Nhưng không phải ai ai cũng có thể làm được, vì vậy, có nhiều tôn giáo, nhiều môn phái đạo đức được lập ra với những giáo lý khác nhau để dìu dắt tín đồ ở những mức tiến hóa khác nhau.

2.- Có người cho căn bản ấy là trực giác biểu hiện xuyên qua tâm thức. Điều nầy cũng không đúng vì tâm thức mỗi người mỗi khác.

3.- Quan niệm thứ ba là chủ nghĩa duy ích, theo đó điều lành là những gì hữu ích cho phần đông. Điều nầy cũng không thể chấp nhận vì chúng ta không thể loại bỏ thiểu số.

Như vậy, chúng ta thấy Thiên Trách là một căn bản đạo lý vững chắc hơn hết.

Định nghĩa đạo lý

Điều lành là những điều giúp con người tiến từ chỗ bất toàn đến chỗ hoàn toàn. Ta lấy ví dụ ba người ở ba trình độ khác nhau. Với người ham mê dục lạc, ta không thể khuyên anh khoác áo nhà tu để sống một cuộc đời khắc khổ; trái lại, ta phải giải thích cho anh biết các cuộc vui của anh rất ngắn ngủi và hại cho sức khỏe anh. Anh nên học hỏi thêm để làm giàu và nổi danh. Lời khuyên nầy tuy ích kỷ nhưng là một điều lành vì nó giúp anh tiến lên một trình độ cao hơn. Với người thứ nhì tiến khá hơn, ta khuyên anh nên nghĩ đến quốc gia chẳng hạn. Với người thứ ba cao hơn nữa, ta có thể nói đến việc diệt trừ dục vọng, dứt bỏ lòng trần và tôn thờ những Đấng Cao Cả.

LUẬT HI SINH

Khi Thượng Đế tự giới hạn mình để tạo lập vũ trụ, Ngài từ bỏ sự bình an tuyệt vời của Ngài. Đó là một điều hi sinh nhằm mục đích nuôi dưỡng chúng sanh trong vũ trụ.

Đó là ý nghĩa của hạnh hi sinh : sự tuôn tràn hồn nhiên của sự sống thiêng liêng trong vạn vật cho đến khi nào tất cả đều có thể tự mình sống được.

Hoạt động chính yếu của sự sống là tuôn tràn, là ban rải, vì vậy, dấu hiệu của tinh thần là cho. Trái lại, dấu hiệu của vật chất là thọ, vì các sắc tướng cần thọ sự sống mới sống được. Hoạt động của vật chất là nhận lãnh. Chiếm đoạt và giữ gìn là một nguồn vui cho nó. Đối với nó cho là chết.

Bởi thế, vì đa số nhân loại đồng hóa mình không phải với sự sống mà là với thể xác, nghĩa là với nhu cầu chiếm giữ nên họ cho hi sinh hay ban cho là đau khổ.

Luật hi sinh là luật tiến hóa của sự sống. Khi sắc tướng chứa đựng sự sống tan rã và chết, sự sống tái sanh vào một sắc tướng khác cao hơn. Vậy vũ trụ không phải là một lò sát sanh to lớn, vì điều chính yếu không phải là sắc tướng mà là sự sống trường tồn.

Các loại hạ đẳng

Loài kim thạch hi sinh bằng cách tan rã để nuôi dưỡng loài thảo mộc, loài thảo mộc hi sinh để nuôi dưỡng loài động vật. Tới loài động vật, khi sắc tướng tan rã thì gây ra đau khổ. Mục đích của đau khổ nầy là giúp cho linh hồn ý thức tánh cách tạm bợ của sắc tướng và sự sai biệt giữa sắc tướng vô thường với sự sống vĩnh cữu.

Nhơn loại

Đến nhơn loại, một yếu tố mới hiện ra : đó là sự tự do chọn lựa. Nhưng làm sao con người có thể chọn sự hi sinh vì hi sinh hủy hoại sắc tướng và gây đau khổ ? Đó là nhờ giáo lý của các Giáo Chủ.

1.- Trước tiên con người sơ khai được dạy rằng y sống là nhờ sự hi sinh của các loài kim thạch, thảo mộc và cầm thú. Thế là anh có một món nợ phải trả đối với các loài nầy cũng như đối với các vị Thiên Thần kiến tạo các loài đó. Vì vậy, anh phải cúng dâng lễ vật và hỏa thiêu lễ vật nầy thành chất dĩ thái. Đối với anh đó là một phận sự.

2.- Kế đó con người từ bỏ các tài sản vật chất để được hưởng sự an lạc cõi Thiên đàng. Thế là anh biết chọn những tài sản tương đối vĩnh cửu để thay thế những tài sản vô thường;

3.- Ở giai đoạn thứ ba, sự hi sinh không còn mong ước được thăng thưởng đáp đền;

4.- Sau cùng, con người mở được Tâm Bồ đề và biết rằng sự sống là duy nhứt. Chừng đó, đối với anh, hi sinh là một nguồn vui. Hạnh phúc duy nhứt của anh là nâng đỡ phần nào gánh nặng của thế nhân.

Kết luận

Sự thực hành luật hi sinh bảo đảm một sự tiến bộ nhanh chóng, đó là định luật tiến hóa của con người. Ngay bây giờ, chúng ta cố tuân hành luật ấy bằng cách làm tròn công việc của chúng ta một cách hoàn toàn vị tha và hiến dâng công việc ấy cho các Đấng Thiêng Liêng.

CÁC BẬC TIẾN HÓA

Sự sống ẩn trong vạn vật dưới các bậc tiến hóa khác nhau : loài tinh hoa, loài kim thạch, loài thảo mộc, loài cầm thú, loài người, Tiên thánh cho đến ngôi Thượng Đế. Đó là một chiếc thang vĩ đại, trên ấy chúng ta đang ở vào một nấc nào đó và đang cố gắng tiến lên.

Sự cố gắng cá nhân

Chúng ta phải tự mình tiến lên chớ không ai tiến thế ta được. Điều có thể giúp ta tiến mau là lời khuyên dạy của các bậc Thánh hiền.

Sự khiêm cung

Chúng ta sẽ khoan dung hơn đối với mọi người nếu chúng ta biết rằng chúng ta đã trải qua các nấc thang thấp trong hạng người dã man, trộm cắp, đàng điếm v. v. . . Quyển Ánh Sáng Trên Đường Đạo , trang 5, dạy : "Con nên nhớ cái áo dơ dáy mà con muốn tránh có thể là chiếc áo của con ở quá khứ cũng như ở tương lai. Nếu con ghê tởm nó, ngày nào đó, nó sẽ siết chặt con".

Sự kiêu căng phát sinh từ sự vô minh và các nhà bác học đều khiêm tốn.

TẠI SAO CÓ LUẬT TIẾN HÓA ?

Làm sao chúng ta có thể trả lời câu hỏi nầy được với tâm thức phàm tục, giới hạn của con người ? Tuy nhiên, có người giải thích như sau :

1.- Mục đích của sự tiến hóa là đánh thức các quyền năng tiềm tàng trong con người để anh trở nên một trung tâm của sự sống, tự bảo dưỡng lấy mình, cũng như một hạt giống trở thành một cây to, như một đám tinh vân trở thành một Thái dương hệ;

2.- Sự tiến hóa là một điều cần thiết vì nếu con người sanh ra đã hoàn toàn, anh là một con người máy chớ không phải là một tâm thức biết tự do chọn lựa những điều cao đẹp;

3.- Thượng Đế là tình yêu và muốn ban rải tình yêu ấy cho mọi sinh vật. Vì vậy, vạn vật mới được sinh sôi nuôi dưỡng và tiến hóa để trở về sự an lạc thiêng liêng.

Sau ba lời giải thích vắn tắt ấy, chúng tôi tưởng đúng hơn là nói đơn giản như vầy : sự tiến hóa là một sự kiện mà ý chí thiêng liêng là nguồn gốc và kết cuộc. Bức tranh tiến hóa do Thông Thiên Học trình bày, đem lại cho mỗi người một sự phấn khởi vô cùng vinh quang và giúp anh thực hiện lý tưởng của anh, đồng thời ý thức được phần nào sự bí mật của Cơ Tiến Hóa đang bao trùm Vũ trụ và Thượng Đế.

CHƯƠNG X

ĐỊNH LUẬT KARMA HAY LUẬT NHÂN QUẢ

I.- TỔNG QUÁT

Định nghĩa

Karma là một tiếng Phạn có nghĩa là hành động. Vì hành động là hiệu quả của những nguyên nhân về trước đồng thời là nguyên nhân của những hiệu quả sẽ đến, ý niệm nhân và quả liên hệ mật thiết trong danh từ Karma.

Vì thế, danh từ Karma (hành động) được dùng để chỉ sự liên hệ giữa nhân và quả trong các hoạt động con người. Khi ta nói "việc nầy là Karma của tôi", người ta muốn nhấn mạnh rằng việc nầy là kết quả của những nguyên nhân y đã tạo ra ở quá khứ.

Thánh Paul nói với người Galates (VI, 7) : "Các người đừng lầm, không ai có thể giỡn cợt với Thượng Đế : ai gieo chi thì gặt nấy" và câu "quá khứ quyết định tương lai" cũng phát sanh từ luật nhân quả.

Mỗi sự việc đều gồm hai phần : nhân và quả. Chính một nhân nào đó đã tạo ra nó và nó sẽ tạo một quả ở tương lai : đó là sợi dây nhân quả triền miên không dứt.

Cũng nên thêm rằng karma có nghĩa nhân và quả, nhưng thường được dùng để chỉ nhân hoặc quả mà thôi. Chúng ta có thể xem karma là trương mục vãng lai do Công lý thiêng liêng giữ cẩn thận cho mỗi người.

Định luật thiên nhiên

Karma là một định luật thiên nhiên khác hẳn luật đời do con người tạo lập.

a/ Lịnh : Luật đời là một lịnh độc đoán buộc phải làm hay phải tránh một việc nào đó. Nó đặt trừng phạt, và các trừng phạt nầy thay đổi tùy lúc, tùy nơi. Nó giam cầm và xét xử.

b/ Luật thiên nhiên : Luật nầy không bao giờ thay đổi. Nếu điều kiện A và B được kết hợp, kết quả C sẽ hiện ra. Nó không ra lịnh mà chỉ nói : "Nếu anh muốn có C, anh hãy phối hợp A và B". Nếu điều kiện được hội đủ, kết quả không bao giờ sai.

Luật thiên nhiên có tánh cách bất di bất dịch. Nó bao giờ cũng thế trong không gian và thời gian. Nó không trừng phạt một cách độc đoán mà chỉ gây một hậu quả không thể tránh. Nó không bênh ai, bỏ ai. Nó cũng không đặt sự thưởng phạt : khi chúng ta mó tay vào lửa, ta phỏng tay, có thế thôi. Nó gia hộ những gì hợp với cơ tiến hóa và hủy diệt những điều trái lại.

Bất lực.- Lần đầu tiên, khi chúng ta nghe nói đến luật thiên nhiên, ta có cảm giác như bị tê liệt và trở nên bất lực. Nhưng càng học, chúng ta càng thấy rằng nhờ nó mà chúng ta có thể tạo ra những gì ta ước mong và tránh những điều mà ta không mong muốn. Nhờ luật thiên nhiên, ý chí của chúng ta được tự do hơn.

Minh Triết và Vô Minh

Cũng như các luật thiên nhiên, luật nhân quả trói buộc kẻ vô minh và nâng đỡ những người minh triết. Là vì kẻ vô minh không hiểu gì cả nên có những hành động tai hại mà kết quả sẽ đè nặng trên anh sau nầy.

Trái lại, nếu ta biết sử dụng luật nhân quả, nó sẽ đưa chúng ta đến mục tiêu của chúng ta. Các khí lực của tạo hóa sẽ được vận dụng trong mục đích nầy tùy mức thông minh của mỗi người. Nếu ta không đạt được kết quả mong muốn là tại có sự sai lầm nào đó của chúng ta.

Khéo phối hợp.- Trong thiên nhiên, vì các khí lực tác động đủ chiều hướng, nếu chúng ta biết phối hợp chúng, chúng ta sẽ tiến mau đến mục đích. Ví dụ một thức ăn cần nấu đến 1000 mới chín, nếu ta nấu nó ở đồng bằng thì ta nấu đến nước sôi là được. Nhưng ở ngọn núi, nước sôi vào 400 , vậy nếu muốn nấu chín thức ăn đó, chúng ta phải nấu hầm hơi trong nồi kín để nước có thể lên đến 1000 .

Vậy muốn thắng tạo hóa, ta phải tuân các luật thiên nhiên. Nên lưu ý rằng khi ta tuân các luật thiên nhiên, ta không có cảm giác bị sai khiến mà tưởng rằng ta chỉ huy.

Hiểu biết mập mờ.- Hiểu biết mập mờ rất có hại vì nó đưa con người đến chỗ trì độn và lỗi lầm. Đó là trường hợp một người Ấn Độ ngồi khoanh tay trước nghịch cảnh và than: nghiệp quả của tôi là thế, tôi không làm gì được. Đó đúng là thái độ của một người đứng trước cầu thang và nói : "Tôi không thể leo lên vì trọng lượng trì tôi xuống thấp", trong lúc anh chỉ cố gắng một chút thì có thể bước lên.

Vô lễ.- Trước nghiệp quả có người oán trời, trách đất và tưởng có bổn phận cúi đầu vâng chịu. Chúng ta không nên làm thế, trái lại chúng ta có quyền dùng một khí lực thiên nhiên để sửa đổi một định luật thiên nhiên. Nếu chúng ta đau ốm chúng ta có quyền chạy chửa.

Luật nhân quả trong phạm vi tinh thần

Nhiều người tưởng rằng thông minh hay ngu đần, hung dữ hay hiền lành là do sự ngẫu nhiên. Đó là thái độ của người dốt nát trước các hiện tượng khoa học (như vô tuyến truyền thanh hay truyền hình) mà họ cho là phép lạ.

Ở phạm vi tinh thần, chúng ta có thể tạo những quả tốt đẹp như trên bình diện vật chất. Có một khoa tâm lý chi phối tánh tình và trí hóa chúng ta. Với khoa nầy, chúng ta có thể khai mở hay hạn chế các khả năng đạo đức hay trí tuệ, nghĩa là tạo cho mình những quả tốt hay xấu trong phạm vi tinh thần.

Như vậy chính chúng ta đào tạo tương lai của chúng ta, theo ba qui tắc mà chúng ta tìm hiểu sau đây.

II.- BA QUI TẮC NHÂN QUẢ

Trong đời sống hằng ngày, con người phát ra ba loại năng lực liên hệ đến tư tưởng, ham muốn và hành động.

Năng lực ấy tạo ba qui tắc :

1/ Tư tưởng tạo tánh tình

2/ Ham muốn tạo cơ hội

3/ Hành động tạo hoàn cảnh vật chất.

1.- Tư tưởng tạo tánh tình

Tư tưởng đào tạo thể trí của chúng ta. Các quan năng bẩm sinh chẳng qua là kết quả của các tác động của tư tưởng ở các kiếp trước.

Kinh sách Đông Phương dạy : "Con người suy gẫm điều chi thì trở thành điều đó". Chúng ta khởi đầu đời sống chúng ta với một tánh tình mà chúng ta đã tạo ra trong các tiền kiếp. Chúng ta phải nhận chịu tánh tình đó rồi cố gắng suy gẫm những tư tưởng cao đẹp để đào tạo cho mình ở tương lai một tánh tình thanh cao, tốt đẹp hơn.

Kinh nghiệm trực tiếp.- Chúng ta hãy ghi nhận những tật xấu của chúng ta nhưng đừng nghĩ lâu đến nó vì tư tưởng có tánh cách sáng tạo, khi chúng ta nghĩ đến một tật nào, nó sẽ nảy nở mạnh.

Khi chúng ta ghi nhận các tật xấu rồi, chúng ta cố cải sửa từ cái một. Tánh xấu mà chúng ta thường có là tánh nóng nảy. Vậy thì khi chúng ta nhận định như thế rồi, chúng ta đừng nghĩ đến nó nữa mà hãy suy gẫm những hạnh trái lại như hạnh ôn hòa.

Bền chí.- Mỗi buổi sớm mai, trong một vài phút, chúng ta tập trung tư tưởng vào hạnh ôn hòa. Khi tư tưởng ta sang qua việc khác, ta kéo nó lại. Chúng ta hãy tập thường thường như thế mỗi ngày, vì sự bất thường sẽ hủy diệt các kết quả đã thu thập được.

Mỗi người có thể suy gẫm theo ý mình. Ví dụ, chúng ta tưởng tượng chúng ta là một gương ôn hòa và lúc nào, chúng ta cũng tươi cười trước mọi hoàn cảnh ngang trái. Nếu ta suy gẫm như thế vài tuần, chắc chắn chúng ta sẽ có ít nhiều hạnh ôn hòa.

Sự diễn tiến sẽ như thế nầy : lúc đầu, trước một sự kiện bực dọc, chúng ta giận, và sau cơn giận ta mới nghĩ đến ôn hòa; về sau, chúng ta nghĩ kịp đến sự ôn hòa ngay trong lúc cơn giận xảy ra; rồi lần sau nữa, thì trước khi nó xảy ra. Chừng đó, chúng ta thu thập được một đức tốt : hạnh ôn hòa và hạnh nầy thuộc tánh tình của ta.

Tư tưởng tạo thành tánh tình là thế. Sự đào tạo nầy hữu hiệu chắc chắn như anh thợ hồ xây một tấm vách tường từ viên gạch một.

Vì một tư tưởng khi được lập lại thường thì thành thói quen, chúng ta cần chọn lọc tư tưởng. Các tư tưởng xấu sớm muộn gì rồi cũng biểu lộ thành những hành động tai hại.

Ảnh hưởng đến kiếp sau.- Nhờ các tư tưởng tốt đẹp, sau khi từ trần, chúng ta sẽ đến cõi Thiên Đàng, nơi đây, các tư tưởng ấy sẽ biến thành quan năng (xem chương VII). Chính chúng nó sẽ tạo cho ta sau nầy một thể trí thanh cao và một bộ thần kinh tinh nhạy khả dĩ phát biểu các tư tưởng cao đẹp.

Ảnh hưởng đến kẻ khác.- Khi chúng ta phát ra một tư tưởng, một hình tư tưởng cũng phát sanh và ảnh hưởng đến kẻ khác. Do đó, chúng ta tạo những dây nhân quả và đồng thời định đoạt giới thân cận của chúng ta về sau.

Chúng ta nên nhớ rằng với quyền năng của tư tưởng, chúng ta có thể phấn khởi, an ủi một bạn ở phương xa và cảm hứng những ai tiếp nhận được tư tưởng của chúng ta.

Sự ham muốn tạo một cơ hội thực hiện

Ham muốn (hay ý chí) sẽ đưa chúng ta đến sự vật ham muốn. Nó tạo một sợi dây liên lạc từ khí giữa vật ham muốn và người, như nam châm hút sắt. Ham muốn lôi cuốn con người đến chỗ nào nó có thể được thỏa mãn. Cái gì ta ham muốn nồng nhiệt, chúng ta sẽ có. Khi ta muốn mà không được liền đó là vì sức mạnh của những ham muốn trước còn tạm thời ngăn cản.

Đôi khi, ham muốn được thực hiện ngay trong một kiếp, nhưng thường nó được thực hiện ở các kiếp sau. Các kiếp sống của Alcyone [8] chỉ rõ điều nầy. Trong một tiền kiếp, ông là một người tu sĩ Bà la môn (8.300 trước J.C.), nhưng tu sĩ ấy lại ham muốn một cuộc đời hoạt động. Do đó, ở kiếp sau, ông sanh trong giai cấp chiến sĩ. Không bao lâu ông chán chiến tranh, nhưng phải sống đời chiến sĩ đến 50 tuổi, sau đó ông mất cánh tay mặt. Nhờ vậy, ông có thì giờ học tập và gặp lại một gia đình Bà la môn để lo tu hành.

Chọn lựa.- Ham muốn của chúng ta cần được chọn lọc. Sự thỏa mãn một ham muốn hạ tiện đem lại cho chúng ta vui ít hơn buồn. Chúng ta nên có những ham muốn tốt đẹp vì với các ham muốn nầy, chúng ta sẽ vươn lên cao và hưởng được nhiều hạnh phúc.

Cố gắng.- Các ham muốn ti tiện thúc giục các linh hồn non dại hoạt động và cố gắng: giai đoạn ấy xấu xa nhưng cần thiết vì có cố gắng, con người mới tiến hóa. Như vậy, các ham muốn ấy cũng hữu ích bao giờ ý chí giúp hành động theo Cơ Trời chưa xuất hiện ở lòng người.

Ảnh hưởng đến đời sống vật chất.- Vì chúng ta ham sống chúng ta mới bị trói buộc vào bánh xe luân hồi, và chính sự ham muốn của chúng ta định đoạt nơi chúng ta sinh trưởng ở kiếp sau.

Chúng ta hãy chọn lọc ham muốn, tình cảm, vì một tia thù hận của chúng ta có thể thúc giục kẻ khác giết người, và ta sẽ lãnh một phần nghiệp quả.

Ảnh hưởng đến kiếp sau.- Các ham muốn của chúng ta sẽ dẫn dắt chúng ta đến một nơi nhất định ở Trung giới, sáng sủa hay đau buồn. Chúng nó tạo thể vía của chúng ta ở kiếp sau. Những ham muốn ti tiện làm cho khối óc suy yếu ngông cuồng.

Ảnh hưởng đến kẻ khác.- Các ham muốn của chúng ta liên kết chúng ta với kẻ khác bằng những sợi dây thương mến hay hận thù. Giới thân cận của chúng ta ở kiếp sau (vợ chồng, con cái, bạn bè . . .) tùy ở chúng nó.

3.- Hành động tạo hoàn cảnh

Chúng ta có thể nói : các đau khổ hay sung sướng của chúng ta bây giờ là những đau khổ hay sung sướng mà chúng ta đã tạo cho kẻ khác. Các hành động làm cho kẻ khác vui hay buồn sẽ đào tạo cho chúng ta những hoàn cảnh vật chất thuận tiện hay không.

Nghiệp quả của sự hung dữ nặng nề hơn tất cả : những người tra tấn, săn bắn đều phạm tội nầy.

Hoàn cảnh vật chất hạn chế tầm hoạt động của chúng ta; chúng ta muốn có những hành động cao đẹp nhưng hoàn cảnh không cho phép. Chúng ta hãy chấp nhận hoàn cảnh ấy rồi cố khai thác nó : chúng ta tập chịu đựng với bệnh tật, tập bền chí với công việc buồn chán hằng ngày, tập cương quyết với các nỗi lo âu liên tiếp v.v. . . Nhờ vậy, hoàn cảnh sẽ thay đổi lần lần và trở nên thuận tiện hơn.

Ảnh hưởng đối với chúng ta.- Những hành động lập đi lập lại tạo cho chúng ta những thói quen và những thói quen nầy hạn chế sự biểu lộ của linh hồn. Nhưng các thói quen nầy không ảnh hưởng đến linh hồn và sẽ mất với thể xác.

Ảnh hưởng đối với kiếp sau.- Hành động quyết định sự giàu nghèo, sức khỏe v.v. . . của chúng ta ở kiếp sau.

Ảnh hưởng đối với kẻ khác.- Hành động cũng quyết định giới vị lai của chúng ta : bà con, anh em, bạn bè.

Nguyên nhân và hành động

Nguyên nhân và hành động là hai yếu tố khác nhau. Nguyên nhân là một động lực ảnh hưởng đến tánh tình, còn hành động là một động lực tác động trong phạm vi vật chất.

Một hành động có thể được thực hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy chúng ta thường thấy có nhiều hoàn cảnh lạ kỳ, ví như một người ích kỷ, hạ tiện lại giàu sang tột bực. Tại sao thế ? Là vì ở quá khứ, người ấy hiến một tài sản quan trọng : bệnh viện, vườn chơi v. v. . . Anh đã cho Tạo hóa vay nay Tạo hóa hoàn lại. Nhưng anh ấy ích kỷ : anh cho không phải vì anh thương người, mà vì một địa vị, một huy chương. Do đó, tánh tình của anh vẫn còn ích kỷ như trước và vì vậy, anh vẫn đau buồn ngay trong cảnh giàu sang.

Trái lại, một người có thể làm một điều quấy do một nguyên nhân cao đẹp. Nguyên nhân cao đẹp nầy sẽ trau dồi tánh tình của anh và nó tạo cho anh những cơ hội để hành thiện, nhưng điều quấy anh đã làm sẽ tạo cho anh nhiều gian truân. Tuy nhiên, nhờ tánh tình thanh cao nên anh vẫn được bình thản ngay trong lúc nguy nan.

Sự quan trọng của nguyên nhân

Nguyên nhân quan trọng hơn hành động rất nhiều, vì nguyên nhân đào tạo tánh tình, nhờ vậy về sau, con người có nhiều hành động tốt.

Sự xung đột bổn phận

Đôi khi, nhiều điều hiện ra như là bổn phận, và các bổn phận ấy lại trái ngược nhau khiến chúng ta lưỡng lự không biết hành động thế nào cho hợp lý. Trong trường hợp nầy, ta phải đặt nặng nguyên nhân và tránh mọi yếu tố ích kỷ. Sau đó, chúng ta hãy vững tâm hành động trong tinh thần vị tha dù hành động có sai lạc cũng không sao.

Cõi giới và nguyên nhân

Nguyên nhân trói buộc ta vào cõi phát sanh ra nó. Nếu nó là một lợi lộc vật chất, nó buộc ta vào cõi trần; nếu nó là một lạc thú ở cõi trên, nó trói buộc ta vào cõi Thiên đàng; nếu nó hoàn toàn vị tha, nó phát xuất từ cõi Bồ đề và không còn có tánh cách trói buộc vì nó không đòi hỏi gì nữa.

Cõi giới và động lực

Cõi càng cao, động lực càng mạnh và tạo nhiều biến chuyển trong định mạng. Nếu một đơn vị động lực thuộc cõi trần tạo một kết quả, kết quả ấy tăng lên 5 ở cõi Trung giới, lên 25 ở cõi Hạ thiên và 125 ở cõi Thượng thiên.

Do đó, dầu mắc phải một định mạng khắc khe, nếu chúng ta có một lý tưởng cao đẹp liên hệ đến các cõi trên, chúng ta sẽ có một cuộc đời cao đẹp đáng sống.

Như vậy, nếu ta hiểu rõ ba qui tắc nhân quả vừa trình bày, chúng ta sẽ đào tạo tương lai của chúng ta.

III.- CÁC THỨ NGIỆP QUẢ

Có nhiều thứ nghiệp quả :

1.- Nghiệp quả tích trữ (Sanchita), tổng kết các quả đã tạo ở quá khứ;

2.- Nghiệp quả đã chín;

3.- Nghiệp quả đang tạo.

Chúng ta cũng sẽ bàn đến các nghiệp quả : cấp thời, chuyển biến, dồn dập và cộng đồng.

Nghiệp quả tích trữ

Đó là các quả đã tạo ra ở những kiếp trước mà chúng ta phải trả trong những kiếp sau. Đó là thanh gươm Damoclès treo trên đầu chúng ta, nhưng rất may là chúng ta không thấy.

Nghiệp quả về tánh tình

Khi ta mới sanh, tánh tình của chúng ta là tổng kết các khuynh hướng của quá khứ.

Nghiệp quả vật chất

Các nghiệp quả nầy được trả từ phần trong nhiều kiếp dưới hình thức quả chín. Khi chúng ta lấy ân trả oán, chúng ta trả quả chín đó trước khi nó xảy ra.

Quả chín

Quả chín là một phần nghiệp quả tích trữ mà các Đấng Nam Tào Bắc Đẩu đã chọn cho ta trả ở kiếp nầy. Sự chọn lựa ấy rất cần vì chúng ta không thể trả một lần khối nghiệp quả to lớn của chúng ta; vả lại, nghiệp quả nầy đủ loại và liên hệ đến nhiều người (người thì ở xa nhau tại cõi trần, người thì ở cõi trên v. v. . .), khiến chúng ta không sao trả được trong một kiếp.

Đời sống hiện tại

Các Đấng Nam Tào Bắc Đẩu sắp đặt đời sống hiện tại của chúng ta; các Ngài đặt chúng ta trong một giống dân, một quốc gia, một tôn giáo, một địa vị, một gia đình, một thể xác v. v. . . thích hợp để giúp chúng ta vừa tiến hóa, vừa trả phần quả đã chọn. Đời sống sẽ sắp xếp như thế nào để mỗi người đều có thể hành thiện.

Chúng ta phải chấp nhận sự hạn chế của chúng ta : đó là những quả mà chúng ta không thể tránh.

Số mệnh

Tinh tú liên hệ đến ngày giờ sanh đẻ của mỗi người. Khi chúng ta sanh ra, ảnh hưởng của nó ở vào một tình trạng nào đó, và căn cứ vào tình trạng ấy, các nhà bói tử vi có thể biết được tánh tình và số mệnh của mỗi người. Ảnh hưởng ấy không tạo ra định mệnh, nó chỉ là một dụng cụ đo lường, cũng như đồng hồ đối với thời gian, giúp chúng ta biết số mệnh của mỗi người.

Đối với nhiều người, biết được số mệnh có hại hơn là có lợi, vì sự hiểu biết ấy có thể gây nhiều đau buồn, chán nản.

Dù sao, chỉ người ươn hèn mới cúi đầu trước ngôi sao định mệnh, còn kẻ hiền triết thì chủ trị đời mình. Chúng ta phải hành động như nhà hiền triết.

Sửa đổi nghiệp quả

Ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt, nghiệp quả của chúng ta có thể sửa đổi. Nghiệp quả là những động lực hiện hữu, chúng ta có thể tạo những động lực mới để sửa đổi chiều hướng của chúng nó. Động lực mới nầy là tuân hành lời dạy của Chơn Sư, là hành thiện, tránh ác, tinh tấn v.v. . .

Đừng oán ghét

Trong sự trả quả, luôn luôn có một người trung gian và người trung gian nầy thường bị xem là một kẻ thù. Đó là một sự lầm lạc. Y giống như một kẻ thu thuế mà thôi. Oán ghét y là một điều vô lý.

Giúp đỡ

Khi một người lâm nạn, ta không nên nói là nghiệp quả của y, rồi làm ngơ. Lẽ tất nhiên, ở quá khứ, y có những hành động xấu xa nên bây giờ mới đau khổ, nhưng dù sao, chúng ta hãy giúp đỡ y hết lòng. Biết đâu ta không phải là người được kêu gọi để chấm dứt nghiệp quả của y ? Vả lại, nếu nghiệp quả của y còn nặng, sự giúp đỡ của chúng ta đương nhiên là vô hiệu.

Những hành động không thể tránh

Đó là một thứ quả chín. Khi một người quá thiết tha với một hành động, ý chí của y trở thành mãnh liệt, do đó, khi có dịp, y hành động mà không nghĩ suy gì cả. Đó giống như giọt nước chót làm tràn ly.

Thói quen

Khi một hành động được lập đi lập lại thường, nó thành tự động và trở nên một thói quen.

Những thói quen xấu

Những tư tưởng xấu tạo chung quanh chúng ta một lớp vỏ dày bao bọc linh hồn. Với thời gian lớp vỏ ấy mỏng lần, rồi một ngày kia một sự kiện (như một quyển sách, một buổi diễn thuyết) đập bể vỏ và giải thoát linh hồn. Đó là trường hợp hoán cải hay phép lạ mà chúng ta thường nghe nói.

Quả đang tạo

Áp dụng ba qui tắc nói trên, chúng ta có thể tạo cho chúng ta những quả tốt. Chúng ta định đoạt tương lai của chúng ta.

Dồn quả

Khi một tu sĩ muốn tiến mau, y nguyện trả quả nhanh chóng. Do đó, người bị nhồi quả. Đó là trường hợp của những đệ tử có đủ can đảm để chịu đựng quả xấu dập dồn.

Nghiệp quả chung

Các Đấng Nam Tào Bắc Đẩu thừa dịp sự tụ họp của con người để thực hiện sự trả quả chung, chẳng hạn như trong các tai nạn xe lửa, bão lụt, động đất, chiến tranh v.v. . .

Trong tai nạn nầy, người ta phân biệt ba trường hợp :

1.- Nếu chết vì tai nạn có trong nghiệp quả đã chín của chúng ta, chúng ta phải chịu chết.

2.- Trái lại, chúng ta sẽ thoát nạn nhờ sự gia hộ của các Đấng Vô Hình.

3.- Nếu trong sự chết nầy có trong nghiệp quả tích trữ nhưng chưa chín, chúng ta có thể tình nguyện trả quả để tiến hóa mau.

Những người tình nguyện như thế sẽ được chăm nom một cách đặc biệt ở bên kia cửa tử.

Quả gia đình

Trong các kiếp trước, chúng ta không làm tròn phận sự của chúng ta trong gia đình. Bây giờ, nghiệp quả hiện ra dưới hình thức những cha mẹ hung tợn, những đứa con bất hiếu v.v. . .

Trong sự trả quả nầy, chúng ta phải nhẫn nhịn nhau hầu cứu vãn hạnh phúc gia đình.

Quả quốc gia

Chúng ta nên phận biệt quả chung của một quốc gia và quả của một công dân xứ ấy.

a/ Quốc gia.- Mỗi quốc gia có thể xem như là một cá nhân đảm nhận một thiên trách trong sự tiến hóa của nhơn loại. Tùy cách thi hành thiên trách của mình (vị tha hay ích kỷ), quốc gia ấy sẽ trở nên hùng cường hay lụn bại. Không một quốc gia nào khinh miệt tình huynh đệ mà được hưng thạnh. Nước Y pha Nho vào thời vua Charles Quint rất hùng cường, nhưng vì tàn sát người Incas, người Maures và người Do Thái, vì đã xử thiêu chết do Tòa án Inquisition, nước ấy suy sụp đến ngày nay.

b/ Công dân.- Nói một cách tổng quát, con người sanh ở một xứ nào là để thu thập các đức tánh riêng của dân tộc xứ đó, đồng thời cũng để trả nghiệp quả của y. Khi một xứ bị nghiệp suy vong, các linh hồn thấp kém sẽ đến đầu thai tại đó nên các lãnh tụ tỏ ra ích kỷ, bất lực khiến xứ ấy lụn bại càng mau. Trái lại, các linh hồn cao cả sẽ đến nhiều trong các nước hưng thịnh, nhờ thế, nước ấy càng trở nên hùng cường.

Tiên đoán

Trong quyển sách Con người từ đâu đến và đi về đâu, ở trang 147, kỳ xuất bản 1917, ông Leadbeater viết rằng Âu châu (và luôn cả thế giới) sẽ trở nên một Liên Bang vào cuối thế kỷ 20 nhờ công nghiệp của một linh hồn có tài là Jules César.

Một ví dụ nghiệp quả

Trong quyển Những luật Thông Thiên Học căn bản bà Annie Besant có nói về trường hợp hai vợ chồng vừa mất một đứa con 17 tuổi. Hai vợ chồng người ấy rất đau khổ và đến gặp bà. Xem qua các tiền kiếp, bà cho biết trong một kiếp trước, hai vợ chồng nầy có nuôi một đứa cháu và hành hạ nó đủ điều và đứa cháu ấy đến 17 tuổi thì chết. Họ đã gây đau khổ thì bây giờ họ phải chịu đau khổ.

Sau đây, chúng tôi ghi dây liên hệ giữa nhân và quả.

Nhân Quả ở kiếp sau

- Oán ghét, trả thù - Án mạng

- Ác cảm - Sầu khổ

- Ích kỷ - Cô độc, thiếu tình thương

- Kiêu căng - Ô nhục

- Tham vọng - Thất vọng liên tiếp

- Bài bác chơn lý - Tìm chơn lý

- Hung dữ - Tật nguyền, điên dại

- Án mạng - Chết dữ dội

- Dâm dục - Bệnh tật, quái trạng

- Cha mẹ xấu xa - Con bị hành hà

- Phản bội - Đui mù, câm điếc

- Lạm dụng - Túng thiếu

v. v....

IV.- BIỆN BÁC

Định mạng và tự do

Linh hồn được tự do chọn lựa khi bước vào hàng nhơn loại. Có ba yếu tố cần thiết :

1.- Sự tự do tùy thuộc mức tiến hóa. Các linh hồn non dại thật sự không được tự do, vì họ là nô lệ của sự ham muốn, các thói quen, các thành kiến. Khi tiến gần đến quả vị Tiên thánh, nhờ được minh triết và hòa đồng với luật trời, con người sẽ tự do.

2.- Nghiệp quả hạn chế sự tự do của chúng ta, nhưng lần hồi chúng ta có thể nới rộng sự hạn chế đó.

3.- Chúng ta phải cố gắng tuân luật trời. Trong lúc đầu, chúng ta như bị ràng buộc ít nhiều nhưng khi ý ta hợp với ý trời, chúng ta sẽ hoàn toàn tự do.

Hiện tại tùy quá khứ, vậy làm sao người xấu có thể trở nên người tốt ?

Nhờ nhiều động lực, động lực thứ nhứt là đau khổ phát sanh từ tật xấu. Sự đau khổ nầy sẽ biến thành sự chán sợ ở bên kia cửa tử, do đó con người sẽ chán sợ khi gặp lại tật xấu đó. Động lực thứ hai là dòng tiến hóa lúc nào cũng lôi cuốn chúng ta trên con đường thiện. Động lực thứ ba là ý chí diệt trừ tật xấu và thay nó bằng đức hạnh.

Đâu là nguồn gốc của nhân quả

Cũng như các định luật thiên nhiên, khi vũ trụ hiện ra là có luật nhân quả. Nó trường cửu.

Nghiệp quả của một sinh vật bắt đầu khi nó biểu hiện, nghĩa là khi tinh thần khoác lớp áo vật chất.

Có công bình chăng khi ta đau khổ vì một lỗi lầm đã quên ?

Có bất công là khi nào ta đau khổ vì một lỗi lầm không do ta làm. Sự lảng quên không xóa bỏ gì cả.

Nghiệp quả và cầu nguyện

Cầu nguyện là khai mở tâm hồn để nhận ảnh hưởng thiêng liêng, nhưng với đa số nhơn loại, cầu nguyện có nghĩa là cầu xin.

Có ba loại cầu nguyện :

a/ Cầu nguyện để thu hoạch tài sản vật chất

b/ Cầu nguyện được phù trì trong lúc đau khổ

c/ Cầu nguyện để hòa hợp với Thượng Đế

Cầu xin lợi lạc không ích gì cả. Đức Chúa há không dạy : "Cha của các anh biết các anh cần gì trước khi các anh cầu xin".

Chúng ta cũng không nên cầu xin Thượng Đế hủy diệt các đau khổ của chúng ta, mà xin giúp ta đủ nghị lực để chịu đựng. Chúng ta cũng có thể cầu nguyện Ngài giúp đỡ người khác như vậy. Nhưng tốt hơn ta giúp kẻ khác chịu đựng chính bằng khí lực mà ta chuyển cho họ trong hình tư tưởng.

Khi con người không cầu xin gì cả mà chỉ suy gẫm Đức Thượng Đế, y sẽ thu nhiếp Hạ trí và tiến đến sự hòa hợp với Thượng Đế, là nguồn sống, nguồn sinh lực và nguồn an lạc.

Tuy nhiên, sự cầu xin những lợi lạc vật chất đôi khi cũng được thỏa mãn. Lý do như sau :

1.- Các nhân vật vô hình xúc động trước các lời cầu xin và ra tay tế độ.

2.- Khi cầu nguyện, con người tạo hình tư tưởng và các hình tư tưởng nầy tác động cạnh các linh hồn nhân ái khiến họ phù trì.

3.- Các Đấng Cứu trợ vô hình cũng có thể thúc giục những kẻ từ tâm đến giúp đỡ.

V.- CÁC ĐẤNG CHĂM NOM LUẬT NHƠN QUẢ,

SỰ CHẤM DỨT NHƠN QUẢ

Các Đấng chăm nom luật Nhơn quả là các Lipikas và Maharajas.

Lipikas

Các Ngài ghi chép tất cả, biết rõ nhân và quả của mỗi người. Các Ngài giữ cho mỗi người một hồ sơ, một trương mục. Chính các Ngài quyết định đời sống của chúng ta.

Maharajas

Các Ngài thi hành mạng lịnh của các Đấng Lipikas. Các Ngài chọn cha mẹ thích hợp và điều chỉnh nghiệp quả tùy hành động của mỗi người.

Các Ngài chủ trị bốn yếu tố : đất, nước, gió, lửa. Trong quyển Giáo lý bí truyền , các Ngài được tả như các bầu tròn có cánh và những bánh xe phun lửa.

Chấm dứt ngiệp quả

Làm sao chấm dứt nghiệp quả vì hằng ngày chúng ta vừa trả quả cũ vừa tạo quả mới ? Anh A hại anh B, anh B trở lại hại anh A và liên tiếp mãi như thế thì làm sao cắt đứt sợi dây nhân quả ? Nó có thể cắt đứt nhờ sự hiểu biết, nhờ tình thương. Nếu B hiểu biết và nhơn từ, y sẽ không trả thù. Nghiệp quả được chấm dứt không phải bằng sự oán ghét mà bằng khoan dung và tình thương.

Nên trả quả như thế nào ?

Chúng ta phải chấp nhận các hạn chế về thông minh, sức khỏe, ký ức, hạnh kiểm v.v. . . mà ta đã tạo ra. Kế đó, ta cố gắng hủy diệt nó. Bằng cách nào ?

Hằng ngày, ta phải suy gẫm lý tưởng của chúng ta và sống một ngày một thanh cao. Nhờ vậy, chúng ta tạo những động lực mới để thay đổi các động lực cũ nghĩa là thay đổi các nghiệp quả và cải thiện số mệnh của chúng ta. Ví dụ, ta nhận thấy ta ích kỷ. Ta hãy suy gẫm hạnh vị tha và nhờ đó, tánh ích kỷ tai hại sẽ tiêu dần. Thế là nghiệp quả được cải thiện.

Chiến đấu với dục vọng

Vào lúc linh hồn còn non dại, dục vọng cần cho sự tiến hóa; nhưng về sau, y phải loại trừ chúng nó. Ví dụ, nếu chúng ta ham ăn, chúng ta phải ghi nhận các tai hại của sự ăn uống vô độ như phát phì, đau gan, đau bao tử v. v. . . để tạo cho ta sự chán ghét. Sự chán ghét nầy sẽ diệt trừ tánh ham ăn.

Người mộ đạo tuân hành giáo lý của Đức Giáo chủ về sự tiết độ và suy gẫm hạnh nầy.

Từ bỏ kết quả

Mọi hoạt động gồm ba yếu tố : dục vọng, suy tư và hành động. Ta có dục vọng rồi mới suy tư và hành động để thỏa mãn; vậy mục đích của ta là thỏa mãn dục vọng nghĩa là hưởng thụ kết quả của hành động. Vì muốn hưởng thụ kết quả mà ta hành động. Chính sự ham muốn nầy (chớ không phải hành động) trói cột chúng ta.

Vậy khi ta từ bỏ kết quả của hành động, ta sẽ cắt đứt dây nhân quả và được giải thoát. Các bậc hiền triết hoạt động để làm tròn phận sự chớ không thiết tha đến kết quả. Vô vi, bất động trong hành động đó là bí quyết của sự giải thoát.

Nhưng chúng ta đừng nghĩ rằng từ bỏ kết quả có nghĩa là đừng hoạt động. Trái lại, chúng ta phải hoạt động nhiều hơn lúc nào cả.

Diệt trừ nghiệp quả

Để diệt trừ quả cũ, chúng ta nên xem trong đời ta, ta có hành động sái quấy với ai không và cố gắng chuộc tội. Nếu ta biết được các kiếp trước, ta cũng phải cư xử tốt đẹp với những kẻ mà ta làm phiền lòng. Dù sao, nếu hằng ngày ta cố gắng hành thiện thì quả cũ sẽ tiêu mòn.

Kết kuận

Bây giờ, chúng ta biết rõ ta chỉ gặt hái những điều ta đã gieo. Những điều đến cho ta là do ta đã tạo. Vậy ta phải vui vẻ nhận chịu các nghiệp quả.

Trong những xứ tin ở luân hồi và nhân quả , ai ai cũng chấp nhận số phận mình và nhờ thế mà họ nhẫn nại, bền chí, không oán trời, ghét người và xã hội được thanh bình, ổn định. Ngoài ra, họ còn cố gắng hành thiện để đào tạo tương lai của mình.

Như thế là không có sự bất công. Trái lại, chúng ta sẽ ý thức một trật tự đương nhiên mà chúng ta phải tôn trọng chớ không nên chống đối.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: