sach to van

Thiên I : THƯỢNG CỔ THIÊN CHÂN LUẬN

Ngày xưa, Hoàng Đế khi sinh ra đã có tính thần linh, tuổi còn nhỏ đã biết nói, còn bé đã xử lý mọi việc nhanh nhẹn và chu đáo.  Khi lớn lên, tính tình ông đôn hậu, minh mẫn. Khi thành nhân ông được lên ngôi vua [1]. Có lần ông hỏi Thiên Sư (Kỳ Bá) rằng : “Ta nghe rằng người thì thượng cổ tuổi tác có đến trăm tuổi mà động tác vẫn không suy yếu, người thì nay tuổi mới nửa trăm mà động tác đều suy yếu. Đó là vì thì thế khác nhau ư ? Hay là con người sắp mất đi ( sự hòa điệu Âm Dương)?[2] - Kỳ Bá đáp : “ Người thì thượng cổ đều biết đạo dưỡng, họ bắt chước theo lẽ (biến hóa) của Âm Dương, hòa hợp được với thuật luyện tinh khí, Ăn uống có điều độ, thức ngủ theo lẽ thường, không lao động mệt nhọc 1 cách cẩu thả, do đó hình thể và thần khí của họ đầy đủ để có thể sống trọn tuổi trời, trăm tuổi mới chết [3]. Người thì nay thì không thế, họ lấy rượu làm thứ uống, lấy sự cẩu thả làm lẽ thường, say sưa rồi giao hợp, lấy sắc dục làm cho tinh khí bị hao kiệt, hao tổn đến chân khí, họ không biết giữ vững cái chén đầy, không theo đúng sự thay đổi khí tiết bốn mùa để bảo dưỡng tinh thần, họ chỉ muốn làm cho khoái cái tâm, làm nghịch lại cái vui chân thực, họ thức bgủ không điều độ, do đó mà tuổi mới nửa trăm thì đã suy yếu vậy [4]. Ôi ! Thì thượng cổ, bậc thánh nhân dạy người dân dưới mình, (muốn cho họ) đều phải rõ về (tai hại) của hư tà, tặc phong, muốn cho họ tùy theo thì tiết mà tránh tà khí, phải giữ lòng điềm đạm, hư vô, phải sống đúng với chân khí mình [5]. Tinh thần có giữ được bên trong thì bệnh làm sao có thể đến được? [6] Được vậy thì chí sẽ nhàn mà ít ham muốn, tâm được an mà không sợ sệt, hình thể nhọc nhằn mà không mệt mỏi [7]. Khí được theo với lẽ thuận, mọi việc theo đúng ý muốn của mình và đều được toại nguyện [8]. Nhờ vậy mọi người được ăn ngon, mặc theo ý muốn, vui với tập tục nơi mình sống [9]. Kẻ ở vùng cao hay thấp không ham muốn cái gì ngoài nơi của mình ở [10]. Nhờ vậy, ta gọi người dân này là “phúc” [11]. Nhờ vậy, sự ham muốn không làm mắt bị mệt, điều dÂm tà không làm Tâm bị mê hoặc [12]. Tất cả kẻ ngu, bậc trí, bậc hiền, người đúng đắn không bị ngoại vật làm cho kinh sợ [13]. Cho  nên, ta gọi đó là hợp với Đạo [14].

Lý do tại sao những người này có thể sống đến trăm tuổi mà động tác không suy yếu, đó là nhờ họ đã giữ được cái Đức của mình toàn vẹn, nên không bị nguy (tính mạng )(15).

-Hoàng Đế hỏi : “Con người khi tuổi già không thể có con, đó là do tinh lực đã tận ư ? Hay là do Thiên số khiến như vậy ?”[16] - Kỳ Bá đáp : “Con gái 7 tuổi Thận khí thịnh, răng thay, tóc dài; tuổi mười bốn (nhị thất – 2 x 7) thì Thiên quý đến, Nhậm mạch thông, Xung mạch thịnh, Nguyệt sự theo đúng thì chảy xuống, cho nên có thể sinh con; tuổi hai mươi mốt (tam thất – 3 x 7) Thận khí sung mãn, cho nên răng thực mọc lên và dài hẳn; tuổi hai mươi tám (tứ thất – 4 x 7) thì gân và xương cứng chắc, tóc dài nhất, thân thể thịnh tráng; tuổi ba mươi lăm (ngũ thất – 5 x 7) mạch Dương minh bị suy, mặt bắt đầu nhăn, tóc bắt đầu rụng; tuổi bốn mươi hai (lục thất – 6 x 7) mạch Tam dương bị suy ở trên, mặt bắt đầu nhăn, tóc bắt đầu trắng; tuổi bốn mươi chín (thất thất – 7 x 7) Nhậm mạch bị hư, mạch Thái xung suy thiếu, Thiên quý kiệt, mạch đạo ở hạ bộ không còn thông, cho nên hình thể bị hoại và không còn sinh con nữa [17]. Trượng phu (con trai) 8 tuổi thì Thận khí thực, tóc dài, răng thay; tuổi mười sáu (nhị bát – 2 x 8) Thận khí thịnh, Thiên quý đến, tinh khí (có thể) chảy tràn ra, Âm Dương được hòa, cho nên có thể có con; tuổi hai mươi bốn (tam bát – 3 x 8) Thận khí được sung mãn, gân xương thẳng cứng, cho nên răng thực mọc lên và dài hẳn; tuổi ba mươi hai (tứ bát – 4 x 8) gân xương đã to và thịnh, cơ nhục được đầy đủ và khỏe mạnh; tuổi  bốn mươi (ngũ bát – 5 x 8) Thận khí suy, tóc rụng, răng bị khô; tuổi lục bát Dương khí suy kiệt ở trên, mặt nhăn, tóc bạc hoa râm; tuổi năm mươi sáu (thất bát) Can khí suy, cân không còn có thể động; tuổi sáu mươi tư (bát bát – 8 x 8) thiên quý kiệt, tinh khí ít đi, Thận tạng bị suy, hình thể đều bị suy cực, do đó mà tóc và răng bị rụng [18]. Thận chủ thủy, nhận tinh khí của ngũ tạng lục phủ để tạng chứa, cho nên nếu ngũ tạng thịnh thì có thể cho chảy ra; nay nếu ngũ tạng đều suy, cân cốt bị yếu, không còn sức, Thiên qúy tận, do đó tóc và tóc mai bị trắng, thân thể nặng nề, bước đi không vững, và sẽ không có con”[19].

-Hoàng Đế hỏi : “Có những người đã già mà vẫn có thể có con, tại sao thế ?”[20]

  - Kỳ Bá đáp : “Đó là trường hợp người đó bẩm thụ khí tiên thiên vượt mức, mạch đạo của khí hậu thiên còn thông, vì thế nên Thận khí hữu dư. Trường hợp này, con người có thể có con, nhưng dù sao, nam cũng không thể vượt qua tuổi bát bát, nữ cũng không thể vượt qua tuổi thất thất là tuổi mà tinh khí đều kiệt vậy”[21].

  - Hoàng Đế hỏi : “Người nào biết tu dưỡng theo Thiên đạo, thì sống đến trăm tuổi, có con được không ?”(22]

- Kỳ Bá đáp : “Người nào biết tu dưỡng có thể thay cho tuổi già để bảo toàn hình thể, dù thân thể và tuổi tác có thọ, vẫn sinh con được”[23].

- Hoàng Đế hỏi : “Ta nghe bậc chân nhân thì thượng cổ chống giữ được với Thiên Địa, nắm giữ được Âm Dương, hô hấp tinh khí, đứng vững để giữ được thần, cơ và nhục rắn chắc. Cho nên họ sống quá tuổi thọ của Thiên Địa không có lúc chấm dứt, đó là do ở tu dưỡng đúng Đạo mà được như vậy [24].

Thì trung cổ, có bậc chí nhân, giữ Đức được thuần, giữ Đạo được toàn, hòa được với Âm Dương. điều được với tứ thì, tâm họ xa rời được những phiền toái của cuộc đời, thân tránh khỏi bị phiền nhiễu bởi thế tục, tích chứa được cái tinh, bảo toàn được cái thần, đi rong chơi trong cõi Trời Đất, nghe thấy trong cõi xa của tám phương,  Đây chính là phép làm cho tăng thêm tuổi thọ để được mạnh khỏe vậy, Những bậc này cũng sẽ có thể quay về với các bậc chân nhân [25].

Thứ đến là các bậc thánh nhân, đứng được trong cái hòa của Trời Đất, theo được cái lý của tám phương, thích ứng được với lòng ham muốn trong khoảng thế tục, không có cái Tâm tức giận, sân si; Hành động của họ không muốn xa rời với cuộc đời, cử chỉ họ không muốn trông vào nơi thế tục; Bên ngoài họ để hình thể mình bị lao nhọc bởi sự việc, bên trong không có cái lo lắng về tư tưởng, lấy sự điềm tĩnh, vui vẻ làm nhiệm vụ, lấy việc thực hiện cái Đạo là công lao; Hình thể họ không bị che lấp, tinh thần họ không bị phân tán; Được vậy, họ cũng sẽ sống được trăm tuổi [26].

Thứ đến là có bậc hiền nhân, Họ bắt chước theo lẽ vận hành của Trời Đất, mô phỏng theo cái tượng của mặt trời mặt trăng, sống theo sự thay đổi của Thiên vận, theo đúng lẽ nghịch tùng của Âm Dương, phân biệt rõ sự thay đổi của bốn mùa; Họ theo đúng được với nếp sống của người thượng cổ, thích hợp và đồng điệu với Thiên Đạo; Được như thế, họ cũng có thể làm tăng tuổi thọ đến chỗ cao nhất [27].

Thiên 2 : TỨ KHÍ ĐIỀU THẦN LUẬN

Ba tháng mùa xuân gọi là lúc phô bầy cái mới mẻ, Trời đất đều đang lúc sinh, vạn vật được tươi tốt [1]. Con người nên đi ngủ muộn và thức dậy sớm, đi bộ trong sân, xõa tóc với dáng điệu hòa hoãn, tất cả nhằm làm cho cái chí với mình được sinh ra [2]. Chúng ta chỉ nên làm những hành động giúp cho sự sống (sinh)  mà không nên làm những hành động giết chết, nên cho mà không chiếm đoạt, nên thưởng thức mà không nên phạt [3]. Đó là chúng ta ứng với xuân khí, cũng là đạo ‘dưỡng sinh ‘ vậy [4]. Nếu nghịch lại, sẽ làm thương đến Can, đến mùa Hạ sẽ bị bệnh hàn, đó là vì xuân khí không ‘ phụng ‘ đủ khí ‘hạ trưởng ‘ cho mùa hạ [5].

Ba tháng mùa hạ gọi là thì của cây cỏ sum sê, tươi tốt, khí của Trời Đất giao nhau, vạn vật đều được kết trái, con người nên đi ngủ muộn và thức dậy sớm, đừng trễ lười vào những ngày hạ [6]ï. Tất cả nhằm làm cho cái chí của mình đừng ‘nộ’, làm cho anh hoa được chín đẹp [7]. Phải để cho hạ khí trong người thoát bớt ra ngoài, giống như là nó đi chơi ra ngoài một cách thích thú [8]. Đó là chúng ta ứng với hạ khí, cũng là Đạo ‘dưỡng trưởng’ [9]. Nếu nghịch lại sẽ làm thương đến Tâm, sang mùa thu sẽ bị bệnh sốt rét, đó là vì hạ khí không ‘phụng’ đủ khí ‘thu Thu’ cho mùa thu, mùa đông đến sẽ bị trúng bệnh [10].

Ba tháng mùa thu gọi là thời của vạn vật thịnh và hoa trái được chín, khí Trời trôi nhanh, khí Đất sáng suả, Con người nên ngủ sớm và thức sớm, cùng gây hứng với gà [11]ø. Tất cả nhằm làm cho cái chí của mình được an tĩnh, làm cho tránh được khí tiêu sai (sát) của mùa thu [12]. Nên thu liễm Thần khí lại, làm cho chúng ta thích ứng được với khí dung bình của mùa thu, đừng để cho chí của mình thoát ra ngoài, làm cho Phế khí được thanh, đó là chúng ta thích ứng được với thu khí, cũng là Đạo “dưỡng thu” vậy [13]. Nếu nghịch lại sẽ làm thương đến Phế, mùa đông sẽ bị bệnh tiêu chảy, đó là vì thu khí không “phụng” đủ khí “đông tạng” cho mùa đông [14].

Ba tháng mùa đông là thì vạn vật bế tạng, nước đóng băng, đất nứt nẻ, chúng ta không nên làm nhiễu loạn Dương khí,  nên ngủ sớm, dậy muộn, phải đợi có mặt trời rồi mới dậy, tất cả đều làm cho chí của mình như núp như trốn, như có ý riêng tư, như đã có được một cái gì [15]. Chúng ta phải tránh lạnh tìm ấm, đừng để cho Dương khí thoát ra ngoài bì phu, khiến cho chân khí bị hao tổn một cách nhanh chóng, đó là chúng ta thích ứng được với đông khí, cũng là Đạo ‘dưỡng tạng’[16]. Nếu nghịch lại sẽ làm thương đến Thận, đến mùa xuân sẽ bị bệnh ‘nuy quyết’, đó là vì đông khí không “phụng” đủ khí “xuân sinh” cho mùa xuân [17].

Thiên khí trong sạch và sáng sủa [18]. Thiên Đức ẩn tạng và vận hành không ngừng, cho nên không cần phải đi xuống [19]. Nếu Thiên khí (bộc lộ ra) thì mặt trời mặt trăng không còn sáng và do đó mà tà khí len vào làm hại các không khiếu [20]. Nếu Thiên khí bị bế tắc thì Địa khí sẽ mất ánh sáng [21]. Nếu vân và vụ không còn ‘tinh’ thì sẽ làm ảnh hưởng đến bên trên làm cho bạch lộ không giáng xuống được [22]. Nếu sự giao hòa giữa Thiên khí và Địa khí không bộc lộ sáng tỏ thì sức sống của vạn vật không thi hóa được, do đó đa số các danh mộc sẽ bị chết, ác khí sẽ phát dương rộng ra [23]. Gió mưa không trúng tiết, bạch lộ không rơi xuống thì cỏ và lúa sẽ không được tươi tốt [24]. Gió dữ cuộn đến, mưa bạo ào rơi, bốn mùa trong Trời Đất không còn giữ được điều hòa, sẽ làm thất đi cái Đạo Như vậy cuộc sống chưa được nửa đường đã bị tuyệt diệt [25]. Duy chỉ có bậc thánh nhân là theo đúng với Thiên Đạo, vì thế họ giữ được thân mình không bị bệnh lạ, vạn vật không mất đi lẽ sống, sinh khí không bị kiệt [26].

Sống nghịch lại với xuân khí, sẽ làm khí Thiếu dương không sinh, Can khí bị nội biến [27]. Sống nghịch lại với hạ khí, sẽ làm cho khí Thái dương không trưởng, Tâm khí bị nội động [28]. Sống nghịch lại với thu khí thì khí Thái Âm không thu, Phế khí bị tiêu mãn [29]. Sống nghịch lại với đông khí thì khí Thiếu Âm không tạng, Thận khí bị độc trầm [30].

Ôi ! Âm Dương vận hành trong 4 mùa là cái căn (rễ), cái bản (gốc) của vạn vật [31]. Cho nên, bậc thánh nhân đến mùa xuân và mùa hạ thì dưỡng Dương, đến mùa thu và mùa đông thì dưỡng Âm, đó là để theo đúng với cái căn và cũng để cùng với vạn vật chìm nổi theo cánh cửa của việc sống chết [32].

Nếu sống nghịch lại với cái căn, đó là chặt đứt cái “bản”, là hủy hoại cái “chân” vậy [33].

Cho nên, Âm Dương vận hành trong 4 mùa là nơi chung thỉ của vạn vật, là cái gốc của việc sống chết [34]. Sống nghịch lại với Âm Dương thì tai và hại sẽ sinh ra, sống thuận theo với Âm Dương thì những tật bệnh nặng không thể xẩy, đó gọi là ‘đắc Đạo’ [35].

Đạo là con đường mà thánh nhân đi theo, kẻ ngu thì làm nghịch lại [36]. Theo đúng với Âm Dương thì sống, nghịch lại thì chết, theo đúng với Âm Dương thì trị (yên), nghịch lại thì loạn [37]. Xoay ngược cái thuận thành cái nghịch, gọi là ‘nội cách’ [38].

Cho nên, bậc thánh nhân không “trị : để ý, nghiên cứu” cái đã bệnh mà lo “trị” cái chưa bệnh, không “trị” cái đã loạn mà lo “trị” cái chưa loạn, đúng với ý nghĩa trên đã nói [39]. Ôi ! Đợi khi bệnh đã thành rồi mới dùng thuốc, đợi khi loạn đã thành rồi mới trị loạn, cũng ví như đợi khát (nước) rồi mới đào giếng, đợi lúc đánh nhau rồi mới đúc binh khí, như vậy, cũng chẳng là muộn lắm sao? [40].

Thiên 3 : SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN

Hoàng-Đế hỏi : “Ôi ! từ xưa đến nay, mạng sống của con người đều thông với ‘Thiên’, gốc của mạng sống lấy gốc ở Âm Dương [1]. Trong khoảng Trời Đất, trong khoảng lục hợp, dù cho cửu châu ( dưới đất) hoặc cửu khiếu, ngũ tạng, thập nhị tiết trong con người, tất cả khí đó đều thông với ‘Thiên Khí’ [2]. Khí đó sinh ra ngũ hành, khí sinh ra ‘Tam khí’ [3]. Nếu con người nhiều lần phạm vào sự ‘thông khí’ đó thì tà khí sẽ làm ‘thương’ đến bên trong,  vì đây chính là cái ‘gốc’ của sự sống ‘thọ mệnh’ [4].

Khí của “trời xanh” là trong và sạch, (nếu sinh khí con người thông với Thiên khí) thì khí sẽ làm cho chí ý được bình trị [5]. Nếu con người sống thuận theo với sự thông khí đó thì sẽ làm cho Dương khí của mình được vững vàng, tuy có tặc tà đến, nó cũng không làm hại được [6]. Kết quả này là nhờ vào chúng ta sống thích ứng với sự thuận tư của tứ thì [7]. Bậc thánh nhân dựa vào đó để vận hành được cái tinh thần của mình, thích ứng được với Thiên khí, thông được với thần minh [8]. Ngược lại, nếu chúng ta sống làm mất đi cách sống “thông thiên” đó thì bên trong sẽ làm cho cửu khiếu bị bế, bên ngoài sẽ làm cho cơ nhục bị ủng, làm cho vai trò của “vệ khí” bị tán, bị giải,  Ta gọi đây là trường hợp tự mình làm ‘thương’ đến thân mình, tự mình làm cho ‘nguyên khí’ bị tước đoạt vậy [9].

Dương khí trong con người cũng giống như nhật khí trên trời, nếu chúng ta làm thất đi (Dương khí đó) tức là chúng ta đã làm gẫy đi tuổi thọ một cách không ngờ được [10]. Cho nên, nếu Thiên khí vận hành phải dựa vào nhật khí để có sự sáng suả, thì ở con người Dương khí cũng phải nhân đó mà vươn lên; đó là ý nghĩa của ‘vệ khí’ bảo vệ bên ngoài con người vậy [11]. Gặp lúc chúng ta ở vào mùa lạnh, chúng ta nên thích ứng với bên ngoài như cái chốt cửa vận xoay, nếu chúng ta vọng động trong việc thức ngủ thì thần khí chúng ta trôi nổi ra ngoài (không còn giữ được Dương khí nữa) [12]. Gặp lúc chúng ta ở vào mùa nóng nực nó sẽ làm cho mồ hôi ra, trong lòng phiền muộn rồi đưa đến hơi thở khó khăn, nhanh và khò khè [13]. (Nếu nhiệt tà tấn công vào trong, ảnh hưởng đến thần minh) thân hình chúng ta tuy có yên tĩnh, nhưng lại phải nói nhiều, thân hình nóng lên như đang trên lò than, cần phải ra mồ hôi mới giải được bệnh [14]. Gặp lúc chúng ta bị thương bởi thấp tà, đầu chúng ta sẽ nặng như có cái gì đó trùm lên trên. Nếu khí thấp nhiệt này không bị tiêu trừ, nó sẽ làm cho phần đại cân bị co rút và ngắn lại (co lại mà không duỗi ra được, nó sẽ làm cho phần tiểu cân sẽ bị giãn ra mà dài ra (duỗi ra mà không co lại được) [15]. Cân bị co rút và ngắn lại gọi là ‘câu’; Cân bị giãn ra mà dài ra gọi là ‘nuy’[16]. Nếu khí hư làm cho có bệnh thủng, tứ chi sẽ lần lượt phù thũng và động tác sẽ bị nhầm lẫn qua lại với nhau, đó là tình trạng Dương khí bị kiệt mà ra [17].

Dương khí trong con người, nếu bị phiền và lao nhọc thì sẽ bị căng thẳng, tinh khí bị tuyệt; và nếu cứ lập lại nhiều lần như thế cho đến mùa hạ, sẽ làm cho con người bị bệnh ‘tiên quyết’; hai mắt sẽ mờ không thấy gì nữa, tai bế không nghe được gì nữa, mênh mông như nước vỡ bờ, cuồn cuộn như dòng nước trôi đi mà không dừng lại [18]. Dương khí trong con người, nếu vì giận dữ nhiều thì hình khí bị tuyệt, huyết khí bị uất kết ở trên, khiến người ta bị bệnh ‘bạc quyết’ [19]. Có người bị thương đến cân khí, làm cho cân bị lơi lỏng, hành động có vẻ như không chủ động được nữa, nếu mồ hôi chảy ra nửa bên người, sẽ gây thành bệnh ‘thiên khô’ [20]. Nếu sau khi mồ hôi ra mà lại bị thấp tà tấn công sẽ bị bệnh ‘tỏa phất’ [21]. Sự tai hại của những người ăn nhiều món cao lương, thường sinh loại nhọt to còn gọi là ‘đinh’, bệnh xảy ra dễ dàng như cầm một cái vật (chén) rỗng để chứa đựng một vật khác [22]. Nếu sau khi làm việc mệt nhọc, mồ hôi ra lại đứng trước gió, hàn khí sẽ tấn công vào trong gây thành những mụn nhọt đỏ trên mặt và mũi, nếu uất khí tích lâu ngày thành những mụn sởi [23].

Dương khí trong con người nếu sinh hóa được tinh khí thì sẽ dưỡng được thần khí, nếu nó được nhu hòa thì nó sẽ dưỡng được cân khí [24]. Sự mở đóng (của bì phu, tấu lý) bị thất điệu sẽ làm cho hàn khí theo đó mà vào để sinh ra chứng lưng còng [25]. Khi bị hãm mạch (do tà khí tấn công vào trong mạch) sẽ thành chứng ‘lũ’; nếu nó lưu lại và gây ảnh hưởng với vùng cơ nhục, tấu lý, nó sẽ đi theo con đường của các du huyệt vào trong gây cho người bệnh chứng lo sợ và kinh hãi [26]. (Doanh khí vốn vận hành bên trong mạch, nay nếu hàn khí nhập vào kinh mạch) doanh khí sẽ không còn vận hành tuân theo con đường của nó, nó sẽ nghịch hành vào vùng cơ nhục và tấu lý, thế là nó sẽ gây thành chứng ung thủng [27]. Nếu mồ hôi (phách hạn) ra chưa hết, trong lúc hình thể lại suy nhược, khí lại bị tiêu đến kiệt, các du huyệt sẽ bị bế tắc không không, gây thành chứng ‘phong ngược’ [28].

Cho nên, phong là nguyên nhân bắt đầu của trăm bệnh [29]. Tuy nhiên, nếu (Dương khí) giữ được thanh tĩnh thì cơ nhục và tấu lý được đóng lại và gìn giữ cẩn thận, dù cho có những đại phong có tính hà khắc, độc hại cũng không thể nào hại chúng ta được [30]. Đó là nhờ chúng ta thích ứng được với sự thuận tự của tứ thì vậy [31].

Cho nên, nếu tà khí gây bệnh lâu ngày, nó sẽ truyền hóa, trên dưới không còn giao nhau nữa, bấy giờ dù có những bậc lương y, họ cũng không thể làm gì được! [32]

Vì thế, Dương khí bị súc tích cũng sẽ đưa đến chỗ chết [33]. Dương khí (súc tích) sẽ làm cách trở (không thông), và nếu đã bị cách trở như thế, chúng ta nên dùng phép tả [34]. Nếu chúng ta không có những cách trị liệu nhanh và chính xác, chỉ ứng phó bằng phương pháp vụng về, bệnh sẽ đi tới chỗ suy bại (tử vong) [35].

Vì thế, Dương khí của con người ban ngày chủ bên ngoài [36]. Sáng sớm, nhân khí của con người sinh ra, giữa trưa là lúc Dương khí thịnh lên, lúc mặt trời lặn về hướng tây là lúc Dương khí đã hư, “khí môn” bắt đầu đóng lại [37].

Vì thế, khi đêm đến chúng ta phải thu tạng (Dương khí) lại, đừng làm nhiễu loạn cân cốt, đừng có mặt ở những nơi có vụ và lộ (mù và móc) [38]. Nếu chúng ta sống nghịch lại với “3 thì” đó, hình thể chúng ta mới bị khốn đốn và suy bạc [39].

Kỳ Bá nói : “Âm có nhiệm vụ tạng tinh và ứng lên với (Dương khí) một cách nhanh chóng [40]. Dương có nhiệm vụ bảo vệ bên ngoài một cách vững vàng [41]. Nếu Âm không thắng được Dương sẽ làm cho mạch lưu hành một cách cấp bách, (và nếu Dương khí) trùng với Dương khí sẽ làm cho cuồng [42]. Nếu Dương không thắng được Âm sẽ làm cho khí của ngũ tạng cùng tranh nhau và sẽ làm cho cửu khiếu bất thông [43]. Cho nên bậc thánh nhân sống  thuận với Âm Dương, nhờ vậy mà cân và mạch được hòa đồng, cốt tủy được vững chắc, khí và huyết vận hành theo đúng chiều của mình [44]. Được vậy thì bên trong và bên ngoài được điều hòa, tà khí không làm hại được ta, tai và mắt được thông và minh, chân khí của chúng ta đứng vững theo lẽ ‘thường’ của nó [45].

Khi mà phong tà vào ở khách tràn ngập trong thân thể con người, nó sẽ làm hại chân khí, tinh khí sẽ bị hao tổn, thế là tà khí sẽ làm “thương” đến Can khí [46]. Nếu vì ăn quá no, (Trường Vị bị uất tích và)  cân mạch sẽ bị tổn thương và buông lơi, chứng ‘trường phích’ gây thành chứng trĩ [47]. Nếu vì uống (rượu) quá nhiều nó sẽ làm cho khí bị nghịch [48]. Nếu vì ráng sức làm việc, Thận khí sẽ bị ‘thương’, xương ‘cao cốt’ sẽ bị bại hoại [49].

Điểm quan yếu nhất của Âm Dương, đó là Dương khí phải được kín đáo và bảo vệ bên ngoài vững vàng [50]. Nếu cả hai, Âm và Dương, không còn hòa điệu với nhau sẽ ví như có mùa xuân mà không có mùa thu, có mùa đông mà không có mùa hạ [51]. Nếu làm cho cả hai được hòa điệu thì đó chính là một thứ pháp độ hay nhất [52]. Cho nên, nếu Dương khí quá kháng thịnh không có kín đáo và vững vàng nữa thì Âm khí sẽ bị tuyệt [53]. Nếu Âm được “bình” và Dương được “bí” (kín, vững) thì tinh thần mới được chính thường. Khi nào Âm Dương phân ly và tách rời nhau thì tinh khí mới tuyệt [54].

Nếu bị cảm bởi ‘lộ : móc’ và phong tà, sẽ sinh ra hàn nhiệt [55]. Vì thế, nếu mùa xuân bị ‘thương’ bởi phong khí, phong tà ở lại không đi, gây thành chứng ‘động tiết’; nếu mùa hạ bị ‘thương’ bởi thử khí, đến mùa thu sẽ thành bệnh sốt rét; nếu mùa thu bị ‘thương’ bởi thấp khí, nó sẽ nghịch lên trên thành bệnh ho, sau đó sẽ thành chứng ‘nuy quyết’; nếu mùa đông bị ‘thương’ bởi hàn khí, mùa xuân sẽ thành bệnh ‘ôn’ [56]. Cho nên, khí của bốn mùa sẽ thay đổi nhau để làm ‘thương’ đến ngũ tạng [57].

Âm được sinh ra lấy gốc ở ngũ vị; nhưng ngũ tạng thuộc Âm lại bị ‘thương’ cũng bởi ngũ vị [58]. Vì thế, thức ăn quá nhiều vị chua (toan), Can khí sẽ thịnh, Tỳ khí bị tuyệt [59]. Thức ăn quá nhiều vị mặn (hàm), khí của đại cốt bị lao thương, cơ nhục bị co ngắn lại, Tâm khí bị uất ức [60]. Thức ăn quá nhiều vị ngọt (cam), khí của Tâm làm cho suyễn và đầy, sắc mặt đen, Thận khí không còn bình hành [61]. Thức ăn quá nhiều vị đắng, Tỳ khí không còn nhu nhuận, Vị khí bị trướng mãn [62]. Thức ăn quá nhiều vị cay (tân), cân mạch bị bại hoại và buông lỏng, tinh thần cũng bị tổn thương [63]. Cho nên, nếu cẩn thận trong việc điều hòa ‘ngũ vị trong thức ăn’, cốt tiết sẽ được ngay thẳng, cân mạch được nhu hòa, khí huyết được lưu thông, tấu lý kín đáo, được vậy thì cốt khí được tinh cường [64]. Mọi người nên cẩn trọng theo đúng với phép ‘dưỡng sinh’ thì  tuổi trời của mình sẽ được hưởng trọn [65].

Thiên 4 : KIM QUĨ CHÂN NGÔN LUẬN

Hoàng Đế hỏi: ‘Trời có 8 thứ gió, Kinh có 5 thứ gió, là nghĩa thế nào’? [1]

Kỳ Bá thưa: ‘Tám thứ gió nếu là ‘tà phong’, phạm vào kinh, tức thành Kinh phong, nó xÂm vào 5 tạng, bệnh sẽ do đó mà phát sinh [2].

Chỉ cần được cái ‘sở thắng’ của 4 mùa, như : Xuân thắng Trường hạ, Trường hạ thắng Đông, Đông thắng Hạ, Hạ thắng Thu, Thu thắng Xuân. Đó tức là cái sở thắng của nó [3].

Đông phong sinh về mùa Xuân, bệnh phát tại Can du và cổ gáy [4]. Nam phong sinh về mùa Hạ, bệnh phát tại Tâm du và Hung hiếp [5]. Tây phong sinh về mùa thu, bệnh phát tại Phế du và vai, lưng [6]. Bắc phong sinh về mùa Đông, bệnh phát tại Thận du và lưng, đùi [7].  Trung ương là Thổ, bệnh phát tại Tỳ du và cột sống [8].

Cho nên,  Xuân khí, thường phát bệnh tại đầu,  Hạ khí, thường phát bệnh tại tạng, Thu khí, thường phát bệnh tại vai và lưng; Đông khí, thường phát bệnh tại tứ chi.

Cho nên, về mùa Đông nếu biết giữ gìn cẩn thận, không để cho dương khí quá háo tán ra ngoài, thì sang Xuân sẽ không bị các chứng như vhảy máu cam, và bệnh ở cổ gáy. Trọng hạ không bị bệnh ở ngực sườn , Trường hạ không bị đổng tiết, trong bụng lạnh, Thu không bị phong ngược, Đông không bị tý quyết và xôn tiết hãn xuất .

Nghĩ như tinh, là cái gốc của sinh mệnh con người. Cho nên người biết tạng tinh (giữ gìn, dè dặt) thì mùa xuân không mắc bệnh ôn. Về mùa Hạ, nếu thủ hãn (nắng nực ra mồ hôi) không tiết ra được, sang thu sẽ thành bệnh phong ngược... Đó là mạch pháp của bình nhân người thường, không bệnh.

Cho nên nói rằng trong Âm có Âm, trong Dương có Dương. Trong một ngày thì ban ngày là dương, ban đêm là âm. Từ sáng sớm đến giữa trưa, là Dương ở trong Dương, từ giưã trưa  đến hoàng hôn, là Âm ở trong Dương, từ hoàng hôn đến gà gáy, là Âm ở trong Âm, từ gà gáy đến  sáng sớm, là Dương ở trong Âm. Cho nên con người cũng ứng theo như vậy.

Nóùi về Âm Dương thuộc con người thì: ngoài là Dương trong là Âm, sau lưng là Dương, trước bụng là Âm; nói về Âm Dương ở trong tạng phủ con người thì: tạng là Âm, Phủ là Dương.

Can, Tâm, Tỳ, Phế, Thận là 5 tạng, đều thuộc Âm, Đảm, Vị, Đại trường, Tiểu trường, Bàng quang, Tam tiêu là 6 phủ đều thuộc Dương.

Sở dĩ muốn biết: Âm ở trong Âm, Dương ở trong Dương, là vì: Mùa Đông bệnh tại Âm, mùa Hạ bệnh Dương, mùa Xuân  bệnh tại Âm, mùa thu bệnh tại Dương... Biết được bệnh tại đâu, có thể dùng chÂm thạch để điều trị.

Cho nên, lưng thuộc Dương, mà Dương ở trong Dương, tức là Tâm, nếu Âm ở trong Dương, lại là Phế, Phúc thuộc Âm, mà Âm ở trong Âm, tức là Thận; nếu Dương ở trong Âm, lại là Can, Phúc thuộc Âm, nếu chi Âm ở trong Âm, lại là Tỳ.

Đó đều là sự du ứng của Âm, Dương, Biểu, Lý, Nóäi, Ngoại, Tạng, Phủ vậy.

Hoàng Đế hỏi:

Năm tạng ứng với bốn mùa, vậy có sự thâu thụ (tiếp nhận, liên lạc) vì không?

Kỳ Bá thưa:

Có. Đông phương sắc xanh, thông vào Can, khai khiếu lên mắt, tạng Tinh ở Can. Phát ra bệnh thành chứng kinh sợ. Về vị là chua, thuộc về loài thảo mộc, thuộc về lục súc là con gà, thuộc về ngũ cốc là lúa mạch, thuộc về bốn mùa trên ứng với Tuế tinh, Xuân khí, thuộc về bộ phận đầu; thuộc về âm thanh là cung giốc, thuộc về số là số tám, thuộc về mùi là mùi hôi. Do đó, biết là thường phát sinh ra bệnh ở gân.

Nam phương sắc đỏ, thông vào với tạng Tâm, khai khiếu lên tai, tạng tinh ở Tâm. Bệnh phát sinh ở cả 5 Tạng, về vị là vị đắng (khổ) và thuộc về hỏa, thuộc về lục súc là dê, thuộc về ngũ cốc là thử, thuộc về bốn mùa, trên ứng với sao Huỳnh,  thuộc về âm là cung chủy, thuộc về số là số 7, thuộc về mùi là mùi hắc, do đó; biết là thường sinh bệnh ở mạch.

Trung ương sắc vàng, thông vào với Tỳ, khai khiếu lên miệng. Tạng tinh ở Tỳ, Bệnh phát sinh ở cuống lưỡi , về vị là ngọt (cam), và thuộc về Thổ, thuộc về lục súc là con bò, thuộc về ngũ cốc là tắc, thuộc về bốn mùa, trên ứng với sao Chấn, thuộc về âm là cung,  thuộc về số là số 5,  thuộc về mùi là mùi thơm, do đó, biết là thường sinh bệnh tại nhục - thịt.

Tây phương sắc trắng, thông vào với Phế, khai khiếu ở mũi, tạng tinh ở Phế, bệnh phát sinh ở vai, về vị là cay  và thuộc về Kim, thuộc về lục súc là ngựa, thuộc về ngũ cốc là đạo,  thuộc về bốn mùa, trên ứng với sao Thái bạch, thuộc về âm là cung thương, thuộc về số là số chín, thuộc về mùi là mùi tanh, do đó biết là thường sinh bệnh tại bì mao.

Bắc phương sắc đen, thông vào với Thận, khai khiếu ở nhị Âm (tiền Âm và hậu Âm), tạng tinh với Thận, Bệnh phát sinh ở Khê, về vị là vị mặn và thuộc về Thủy, thuộc về lục súc là con heo, thuộc về ngũ cốc là đậu, về bốn mùa thì ứng với sao Thần, về âm là cung vũ, về số là số 6,  về mùi là mùi húc mục, do đó, biết là thường sinh bệnh tại xương.

Vậy nên người giỏi về xem mạch: phải xét rõ sự ‘nghịch tòng’ của 5 tạng, 6 phủ, và cái  cội nguồn của Âm, Dương, Biểu, Lý và Tạng, Phủ... ghi nhớ ở trong tâm ý, hợp với tinh thần, sẽ biết được rõ rệt, khỏi phải hồ đồ thế là đắc đạo.

Thiên năm: ÂM DƯƠNG ỨNG TƯỢNG ĐẠI LUẬN

Hoàng Đế nói: Âm Dương là đạo của trời đất,  là giường mối của muôn vật, là cha mẹ của sự biến hóa, là gốc ngọn của sự sinh sái, là cái kho chứa mọi sự thần minh (1).

Trị bệnh phải tìm tới gốc (2). Nên biết rằng, tích lũy nhiều Dương là trời, tích lũy nhiều Âm là Đất (3). Âm thì tĩnh, Dương thì táo (4).Dương sinh ra, Âm nuôi lớn (5). Dương giảm đi, Âm tiềm tạng (6). Dương hóa khí, Âm thành hình (7). Hàn cực sinh ra Nhiệt, Nhiệt cực sinh ra Hàn (8). Khí hàn sinh ra chất trọc (đục), khí nhiệt sinh ra chất thanh (trong) (9). Thanh khí ở bộ phận dưới thì sinh chứng xôn tiết, trọc khí ở bộ phận trên thì sinh chứng điền trướng (đầy tức) (10). Đó là Âm Dương ở trong người do sự ‘Nghịch tùng’ mà sinh bệnh vậy (11).

Cho nên thanh Dương là trời, trọc Âm là đất, khí đất bốc lên thành mây, khí trời giáng xuống thành mưa, mưa làm ra bởi địa khí, mây làm ra bởi thiên khí (12). Thanh dương tiết lên thượng khiếu, trọc Âm tiết xuống hạ khiếu (13).  Thanh dương phát ra tấu lý, trọc Âm chạy vào năm Tạng (14).  Thanh dương đầy đủ ở tứ chi trọc Âm qui tụ về lục phủ (15).

Thủy là Âm: Hỏa là Dương (16). Dương là khí, Âm là vị (1) (17). Vị theo về hình, hình theo về khí, khí theo về tinh, tinh theo về hóa (18). Tinh nhờ ở khí, hình nhờ ở vị (3) (19). Do hóa sinh ra tinh, do khí sinh ra hình  (20).

Vị làm thương hình, khí làm thương tinh (21).

 Tinh hóa làm khí, khí thương bởi vị (22).

 Âm vị tiết ra hạ khiếu, Dương khí tiết ra thượng khiếu (23).

 Vị hậu thuộc về Âm, bạc thuộc về dương (24).

 Vị hậu thì phát tiết, bạc thì không, khí bạc thì phát tiết, hậu thì phát nhiệt. Cái khí của tráng hỏa suy, thì cái khí của thiếu hỏa tráng (25).

 Tráng hỏa ‘thu hút’ khí, khí ‘thu hút’ thiếu hỏa (26).

 Tráng hỏa làm tán khí, thiếu hỏa sẽ sinh khí(27).

Khí vị tân, cam, công năng của nó chuyên về phát tán, thuộc Dương (28). Khí vị toan, khổ, công năng của nó có thể dũng liệt, thuộc Âm (29).

Âm thắng thì Dương sẽ mắc bệnh: Dương thắng thì Âm sẽ mắc bệnh (30). Dương thắng thì nhiệt, Âm thắng thì hàn (31).

Gặp (trùng) hàn thì hóa nhiệt, gặp nhiệt thì hóa hàn (32).

Hàn làm thương hình, nhiệt làm thương khí (33). Khí bị tổn thương thành bệnh đau, hình bị thương thành bệnh thũng (34).

Nếu trước đau mà sau mới thũng, đó là khí làm thương hình; nếu trước thũng mà sau mới đau, đó là hình làm thương khí(35).

Phong thắng thì sinh ra động (36). Nhiệt thắng thì sinh ra thũng (37). Táo thắng thì sinh ra can (38). Hàn thắng thì sinh ra ‘phù’ (thần khí phù việt) (39). Thấp thắng thì sinh ra ‘nhu tiết’ (ẩm thấp), tiết tả (40).

Trời có bốn mùa, năm hành để thi hành sự sinh trưởng, thâu, tạng, và để sinh ra các khí hàn, thử, táo, thấp, phong (41).

 Người có năm tạng hóa ra năm khí, để sinh ra hỷ, nóùä, bi, ưu khủng (2) (42).

 Cho nên, hỷ với nóùä làm thương đến khí, hàn với thử làm thương đến hành (3) (43).

 Bạo nóùä thì thương đến Âm, bạo hỷ thì thương đến hình (44).

Nếu khí dẫn ngược lên, mạch sẽ bị đầy tràn, ly thoát mất cái hình của chân tạng (45).

 Hỷ, nóùä không hạn chế, hàn thử để quá độ, sinh mệnh sẽ không được bền (46).

 Cho nên ‘Trùng Âm’ tất bệnh dương, ‘Trùng dương’ tất bệnh Âm (47).

 Mùa Đông bị thương về hàn, tới mùa Xuân tất phát bệnh ôn (48) ; mùa Xuân bị thương về phong, tới mùa Hạ tất sẽ phát bệnh xôn tiết (49). Mùa Hạ bị thương về thử, tới mùa Thu tất phát bệnh hơi ngược (50). Mùa Thu bị thương về thấp, tới mùa Đông tất phát bệnh khái thấu (51).

Hoàng Đế hỏi rằng:

 Tôi nghe các bực thánh nhân đời thượng cổ, hiểu rõ thân thể con người, về tạng, phủ thì phân biệt rõ ràng, Về kinh mạch thì xét rõ đầu mối; Về ‘lục hợp’ của mạch, nêu rõ xự hội thông của nóù; Về các ‘khí huyệt’ thì chỉ rõ từng nơi và ấn định tên của nó. Về các ‘khê, cốc’ đều chỉ rõ cái chỗ bắt đầu của nó; Về bộ phận bì phu, có nghịch có tùng, đều có điều lý; Về bốn mùa, Âm dương, đều có kinh hỷ, và ứng vào thân thể con người, đều có biểu lý liên lạc với nhau...Có thật thế chăng ?(52).

Kỳ Bá thưa rằng:

Đông phương sinh ra phong (gió), phong sinh mộc, mộc sinh toan, toan sinh can, can sinh cân (gân), cân sinh tâm, Can chủ về mắt (53).

 Theo lẽ đó, ở trời gọi là ‘huyền’, ở người gọi là ‘đạo’, ở đất thì là ‘hóa’, hóa sinh năm vị (54). Đạo sinh ra trí, huyền sinh ra thần (55).

Thần ở trời tức là khí phong; ở đất tức là hành mộc, ở thân thể con người tức cân; ở tạng phủ con người tức Can. (56)

 Ở sắc là màu xanh; ở Âm là âm giác; ở tiếng là tiếng hô (thở ra, reo hò); ở sự biến động là ác (nắm tay lại, hình dung sự co gân); ở khiếu là mắt; ở vị là toan; ở chí là nộ (57).

 Nóä (giận) làm thương Can, bi sẽ thắng nộ; phong làm thương cân, táo sẽ thắng phong; toan làm thương cân, tân sẽ thắng toan(59).

Nam phương sinh nhiệt (nóng), nhiệt sinh hỏa (1) hỏa sinh khổ, khổ sinh Tâm. Tâm chủ huyết, huyết sinh Tỳ, Tâm chủ về lưỡi (60).

 Theo lẽ đó, ở trời là khí nhiệt, ở đất là hành hỏa ở thể là mạch, ở tạng là Tâm (6) (61).

 Ở sắc là xích (đỏ), ở Âm là Âm chủy, ở tiếng là tiếng cười, ở sự biến động là ưu (lo), ở khiếu là lưỡi, ở vị là khổ, ở chí là hỷ (62).

Hỷ quá thì thương Tâm, khủng sẽ thắng hỷ; Nhiệt quá thì thương khí; hàn sẽ thắng nhiệt; khổ làm thương khí, hàn sẽ thắng khổ (63).

Trung ương sinh thấp, thấp sinh thổ, thổ sinh cam, cam sinh Tỳ, Tỳ sinh nhục, nhục sinh Phế, Tỳ chủ về miệng (64).

 Theo lẽ đó, ở trời là khí thấp, ở đất là hành thổ, ở thể là nhục, ở Tạng là Tỳ. Ở sắc là sắc vàng, ở Âm là âm cung, ở tiếng là tiếng hát, ở sự biến động là uế. Ở khiếu là miệng, ở vị là cam, ở chí là tư (nghĩ ngợi) (65).

 Tư quá thì thương Tỳ, nóùä sẽ thắng tư; thấp quá thì thương nhục, phong sẽ thắng thấp, cam quá thì thương nhục, toan sẽ thắng cam(66).

Tây phương sinh Táo, Táo sinh Kim, Kim sinh tân, Tân sinh Phế; Phế sinh bì mao, bì mao sinh Thận; Phế chủ về mũi (67).

 Theo lẽ đó, ở trời là khí táo, ở đất là hành kim, ở thân thể là bì mao, ở Tạng là Phế, ở sắc là sắc trắng, ở Âm là âm thương, ở tiếng là tiếng khóc; ở sự biến động là ho, ở khiếu là mũi, ở vị là tân; ở chí là ưu (68).

Ưu làm thương Phế, hỷ sẽ thắng ưu, nhiệt làm thương bì mao, hàn sẽ thắng nhiệt, tân làm thương bì mao, khổ sẽ thắng tân (69).

Bắc phương sinh hàn, hàn sinh thủy, thủy sinh hàm, hàm sinh thận, thận sinh cốt tủy, tủy sinh can, thận chủ về tai (70).

 Theo lẽ đó, ở trời là khí hàn, ở đất là hành thủy; ở thân thể là xương, ở Tạng là Thận, ở sắc là sắc đen, ở Âm là âm vũ, ở tiếng là tiếng thở dài, ở sự biến động là run rẩy, ở khiếu là tai, ở vị là hàm, ở chí là khủng (71).

Khủng quá thương Thận, tư sẽ thắng khủng; Hàn quá làm thương huyết, Táo sẽ thắng hàn, Hàm quá làm thương huyết, cam sẽ thắng hà(72).

Cho nên nói rằng: trời đất là một  bộ, vị trên và dưới của muôn vật, Âm với dương, đối với người là huyết khí của nam nữ (73).

Tả với hữu là đường lối của Âm dương, thủy với hỏa là triệu chứng của Âm dương, Âm với dương là trước sau của muôn vật (74).

Nên chú ý rằng: Âm ở bên trong, nhờ có sự giữ gìn của dương ở bên ngoài. Dương ở bên ngoài nhờ sự sai khiến của Âm ở bên trong (75).

Hoàng Đế hỏi rằng:  Nên bắt chước ở Âm Dương như thế nào? (76).

 Kỳ Bá thưa rằng: Dương thắng thì mình nóng, tấu lý vít lấp, thở mạnh và khó cúi hoặc ngửa, mồ hôi không ra mà nhiệt, răng se; do đó thành phiền oán (bực dọc, nóng nảy), bụng đầy, thuộc chứng chết, chỉ qua được mùa đông, không qua được mùa Hạ (77).

 Âm thắng thì mình lạnh, mồ hôi ra, mình thường mát, thường run và rét. Rét thì quyết, quyết thì bụng đầy, thuộc chứng chết, chỉ qua được mùa Hạ không qua được mùa Đông. Đó là sự biến của Âm Dương ‘thiên thắng’, và là chứng trạng phát hiện vậy (78).

Hoàng Đế hỏi rằng: Muốn điều dưỡng hai khí âm dương, phải làm sao?(79).

 Kỳ Bá thưa rằng: Nếu biết được cái lẽ ‘thất tổn, bát ích’, thì hai khí ấy có thể điều hòa. Nếu không biết, sẽ là cái cơ tảo suy vậy. (80)

 Con người, năm bốn mươi tuổi, Âm khí đã tới phân nửa, sự khởi cư đã suy rồi (81).

 Tới năm năm mươi tuổi, thân thể nặng nề, tai mắt không còn sáng tỏ nữa(82)

 Tới năm sáu mươi tuổi, thì Âm suy, khí đã rất suy, chín khiếu không thông lợi, dưới hư trên thực, nước mũi nước mắt thường chảy ra (83).

 Cho nên nói: biết thì khỏe mạnh, không biết thì chóng già (84).

 Thần khí, vốn ‘cùng ‘ sinh ra ở Âm tinh, mà về sau cái danh nó ‘khác’ đấy thôi(85).  Người trí xét rõ tự chỗ ‘đồng’ (cùng), còn kẻ ngu trí biết xét ở chỗ ‘dị’ (khác), kẻ ngu thường bất túc người trí thường hữu dư (86).

 Vì hữu dư nên tai mắt sáng tỏ, thân thể khỏe mạnh, đến tuổi lão mà vẫn được như trai tráng; đã trai tráng mà lại càng đầy đủ thêm(87).

 Vì thế nên bực thánh nhân làm cái việc ‘vô vi’ vui cái yên ‘điềm đạm’, thuận dục khoái chí ở trong cái phạm vi ‘hư vô’ (88). Cho nên thọ mệnh vô cùng, sống chung trời đất...Đó là phương pháp trị thân của bậc thánh nhân vậy (89).

- Trời ‘bất túc’ về phương tây bắc, Tây bắc thuộc Âm, do đó, con người tai mắt bên hữu không sáng bằng bên ta(90). Û Đất ‘bất mãn’ về phương đông nam, Đông nam thuộc dương, do đó, con người tay chân tả không mạnh bằng bên hữu (91).

 Hoàng Đế hỏi: Vì cớ sao? (92).

 Kỳ Bá thưa rằng: Phương đông thuộc Dương, Vì là dương, nên tinh khi dồn lên trên thì trên sáng mà dưới hư, cho nên khiến tai mắt sáng tỏ mà tay chân không mạnh (93). Phương tây thuộc Âm, Vì là Âm, nên tinh khí dồn ở dưới, dồn ở dưới thì dưới thịnh mà trên hư, cho nên khiến tai mắt không sáng tỏ, mà tay chân được mạnh (94).

 Cho nên, đều là cảm phải tà khí, mà về bộ phận trên thì bên hữu nặng hơn, về bộ phận dưới thì bên tả nặng hơn (95). Đó chính vì thiên địa âm dương không thể toàn vẹn được, nên tà khí cũng do chỗ thiếu hụt ấy để xâm lấn (96).

Cho nên, trời có tinh, đất có hình, trời có tám cõi, đất có năm hành, vì thế mới có thể làm được cha mẹ cả muôn vật (97).

 Thanh dương bốc lên trời, trọc Âm theo xuống đất (98).

 Nhân có sự động tĩnh, làm giường mối cho sự ‘thần minh’ nên mới phát triển được cái công   năng sinh, trưởng, thâu, tàng, hết rồi lại có (99).

 Chỉ bực người hiền, về bộ phận trên biết bắt chước trời để nuôi đầu, bộ phận dưới biết bắt  chước đết để nuôi chân, về bộ phận giữa lựa theo nhân sự để nuôi năm tạng (100).

Thiên khí thông vào phế, địa khí thông vào ách (thực quản), phong khí thông vào Can, lôi khí thông vào Tâm, cốc khí thông vào Tỳ, vũ khí thông vào Thận (101).

 Sáu kinh coi như sông, trường vị coi như biển, chín khiếu là nơi tiết ra của hơi nước (102).

 Lấy Âm dương của trời đất làm Âm dương của con người (103)

 Dương hãn, mượn tiếng ‘vũ’ của trời đất để đặt làm tên (104).

 Dương khí, mượn tiếng ‘lôi’ của trời đất để đặt tên (105).

 Bạo khí tượng với lôi, nghịch khí tượng với dương (106).

- Vậy về phương pháp trị liệu, nếu không bắt chước cái lý Âm dương của trời đất, sẽ khó thoát tai hại (107).

Cho nên khí tà phong nó đến, gấp hơn gió mưa (108). Người chữa bệnh giỏi, vhữa bệnh ngay từ lúc tà còn ở bì mao; bực thứ nữa, chữa tà khí vào tới cơ phu, bực thứ nữa, chữa khí tà vào tới cân mạch, lại bực thứ nữa, chữa khí tà vào tới sáu phủ, lại bực thứ nữa, chữa khí tà vào tới năm tạng. Để tà vào tới năm tạng thì nửa chết, nửa sống (109). 

 Nếu cảm nhiễm phải tà khí của trời, thì sẽ hại tới năm tạng, nếu cảm nhiễm về sự nóng hay lạnh của loài thủy cốc thì sẽ hại tới sáu phu(110).û.

 Nếu cảm nhiễm phải thấp khí của đất, thì sẽ hại tới bì, nhục, cân, mạch (111).

Cho nên người khéo dùng châm, từ Âm phận dẫn qua dương phận, từ dương phận dẫn qua Âm phận. lấy bên hữu để trị bên tả, lấy bên tả để trị bên hữu, lấy ngoài biểu để biết trong lý, lấy tinh thần của mình để hiểu biết bệnh tình của người bệnh (113).

 Do đó, để xem cái nguyên nhân của bệnh nó phát sinh từ đâu, và cái lý tà, chính, hư, thực như thế nào...Như thế mới khỏi gây nên tai hại  (114).

Người khéo ‘chẩn’, xét ở sắc, ấn vào mạch, phải phân biệt Âm Dương trước đã (115). Xét rõ thanh hay trọc, để biết thuộc về bộ phận nào (116). Coi hơi thở, nghe tiếng nói, mà biết được sự đau đớn thế nào (117). Xem quyền, hành, qui, củ để mà biết được bệnh nó chủ về đâu (118). Ấn tay vào bộ vị Xích, Thốn nhận rõ phù, trầm, hoạt, sắc...Mà biết được bệnh do  đâu sinh ra (119). Rồi lại xem đến cả người không có bệnh, để rút kinh nghiệm, như thế sẽ không nhầm lẫn nữa (120).

Bệnh khi mới phát sinh, có thể dùng châm thích cho khỏi, khi bệnh thế đã thịnh, đừng vội dứt bỏ châm, đợi tà khí suy dần, sẽ thôi (121).

 Nhân cái lúc bệnh tà còn nhẹ, mà phạt dương cho nó tiết ra, đến khi bệnh thế đã thịnh, phải để cho nó giảm bớt dần, đến khi bệnh thế đã suy thì phải giúp ích chính khí cho nó đầy đủ thêm(122).

 Hình bất túc, dùng khí để ôn, tinh bất túc, dùng vị để bổ (123).

Nếu bệnh tà ở phần trên, làm cho nó vọt lên, nếu ở bộ phận dưới, dẫn cho nó hạ xuống, nếu đầy ở bộ phận giữa, nên theo bên trong mà tả (124).

 Nếu là tà biểu, tẩm vào nước cho phát hãn (125); Nếu ở bì mao làm cho phát tán (126); Nếu tà khí quá mạnh, nên dùng phép án ma cho thâu dẫn (127); nếu là thực, nên tán và tả (128).

 Xét rõ Âm dương, để chia nhu cương. Dương bệnh trị ở Âm, Âm bệnh trị ở dương (129).

 Định rõ khí huyết, cần giữ bộ vị (130). Nếu huyết thực, làm cho nó hành, nếu khí hư, nên tuyên dẫn cho thông xướng (131).

Thiên sáu:  ÂM DƯƠNG LY HỢP LUẬN

Hoàng Đế hỏi rằng: Tôi nghe: trời là dương, đất là Âm; nhật là dương, nguyệt là Âm. Hợp cả tháng đủ, tháng thiếu, cộng có 360 ngày, thành một năm. Con người cũng ứng theo như vậy. Nay xét về ba kinh Âm, ba kinh Dương, lại có khi không tương ứng, là vì sao? (1).

Kỳ Bá thưa rằng: Về Âm dương, lúc bắt đầu, đếm có thể tới 10, suy ra có thể tới số trăm, do trăm đếm tới nghìn, do nghìn đếm tới vạn...Rồi đếm không thể đếm. Nhưng về cốt yếu, vẫn chỉ là có ‘một’ (2).

Trời che, đất chở, muôn vật mới sinh. Khi chưa tiết ra khỏi mặt đất, mệnh danh là Âm xử, tức là Âm ở trong Âm, khi đã tiết ra khỏi mặt đất, mệnh danh là Dương ở trong Âm (3).

Dương phát triển ra chính khí, Âm đứng vào địa vị chủ trì, Nhờ đó, sự sinh phát triển ở mùa xuân, sự trưởng phát triển ở mùa Đông. Nếu trái lẽ thường đó, khi bốn mùa của trời đất sẽ bị vít lấp (4).

Vậy cái lẽ biến của Âm dương, hợp với thể chất của con người, cũng có thể đếm mà biết được (5).

Hoàng Đế hỏi rằng: Xin cho biết sự ly hợp của ba kinh Âm ba kinh Dương (6).

Kỳ Bá thưa rằng: Thánh nhân ngảnh mặt sang phương Nam để trị dân, phía trước gọi là Quảng minh, phía sau gọi là Thái xung (7).

Cái nơi phát sinh ra Thái xung, gọi là Thiếu Âm (tức thận); phía trên Thiếu Âm gọi là Thái dương (tức Bàng quang) (8). Thái dương gốc phát khởi từ chí Âm, kết ở Mệnh môn, gọi là Dương ở trong Âm (9).

Từ khoảng giữa mình trở lên, gọi là Quảng minh (4). Phía dưới Quảng minh là Thái Âm (5), phía trước Thái Âm là Dương minh  (6), Dương minh gốc phát khởi từ Lệ đoái, gọi là Dương ở trong Âm (7) (10).

Về ‘biểu’: của Quyết Âm là Thiếu dương (6). Thiếu dương gốc phát khởi từ Khiếu Âm, gọi là Thiếu dương ở trong Âm (8) (11).

Xem đó thì biết: sự ly hợp của ba kinh Dương. Thái dương là khai (mở), Dương minh là hạp (đóng) Thiếu dương là khu (cối cửa) (9).

Ba kinh đó không nên để trái ngược nhau, ‘bác’ mà không ‘phù’, mệnh danh là Nhất dương (10).

Hoàng Đế hỏi:

Xin cho Biết sự ly hợp của ba kinh Âm?...(14).

Kỳ Bá thưa:

Ở bên ngoài là Dương, ở bên trong là Âm (1) (15). Vậy ở bộ phận giữa thuộc Âm, mạch Thái xung ở về phía dưới, nên gọi là Thái Âm (2) (16). Thái Âm gốc phát khỏi tự Aån bạch, gọi là Âm ở trong Âm (3) (17). Phía sau Thái Âm là Thiếu Âm (Thận) (18). Thiếu Âm gốc phát khỏi từ Dũng tuyền gọi là Thiếu Âm ở trong Âm (4) (19).

Phía trước thiếu Âm, gọi là quyệt Âm (5). Quyệt Âm gốc phát khỏi từ Đại đôn. Đó là ‘tuyệt dương’, trong Âm kinh, và gọi là ‘tuyệt Âm’ (6) (19). Do đó, sự ly hợp của ba kinh Âm: Thái Âm là khai, quyết Âm là hạp (21).

Thiếu Âm là khu (7).

Ba kinh đó không nên để trái ngược nhau ‘bác’ chớ trầm, mệnh danh là nhất Âm (8). (22).

Âm Dương đi lại không ngừng, chứa chất sự lưu truyền làm một chu, khi ở lý và biểu, cùng nhau thành công (1). (23).

Thiên bảy: ÂM DƯƠNG BIỆT LUẬN

Hoàng Đế hỏi:

Người có 4 kinh, 12 tùng là thế nào? (24).

Kỳ Bá thưa:

Bốn kinh ứng với 4 mùa, 12 tùng ứng 12 tháng, mười hai tháng ứng 12 mạch (1). (25).

Mạch có Âm Dương khác nhau. Biết dương sẽ biết được Âm, biết Âm sẽ biết được dương (1) (26).

Phàm về Dương gồm có cả năm. Năm lần năm sẽ có hai mươi nhăm phần Dương (2) (26).

Phàm gọi là Âm, tức là chân tạng. Nếu chân tạng hiện sẽ bại, bại sẽ chết (3) (27).

Phàm gọi là Dương tức là dương của Vị quản (4) (28).

Phân biệt được Dương sẽ biết được bệnh ở đâu; Phân biệt được Âm sẽ biết được thì kỳ chết hay sống (5) (29). Mạch của ba kinh Dương ở đầu, mạch của ba kinh Âm ở tay, nhưng cũng chỉ do có một (6) (30).

Phân biệt được mạch về Dương, sẽ biết được cái ngày kỵ của bệnh; phân biệt được mạch về Âm sẽ biết được thì kỳ chết hay sống (7) (31).

Nhớ kỹ mạch về Âm dương, không nên tin lời bàn bậy (8) (32).

Phàm mạch gọi là Âm dương: nhân ở ‘khứ’ là Âm, ‘chí’ là dương, tĩnh là Âm, động là dương, trì là Âm, sác là dương (1) (33). Phàm muốn nhận mạch của chân tạng, nếu can ‘chí’ huyền tuyệt và ‘cấp’, 18 ngày sẽ chết; Tâm ‘chí’ huyền tuyệt, 9 ngày sẽ chết; Phế ‘chí’ huyền tuyệt, 12 ngày sẽ chết; Thận ‘chí’ huyền tuyệt, 7 ngày sẽ chết; Tỳ ‘chí’ huyền tuyệt, 4 ngày sẽ chết (2) (34).

Bệnh về Nhị dương, phát sinh bởi Tâm và Tỳ. Về con gái, do sự uất kết, khiến cho nguyệt sự không thấy rồi truyền thành chứng phong tiêu. Nếu lại truyền làm chứng Tức bôn sẽ chết không chữa được (1) (35).

Bệnh về Tam dương, phát ra chứng hàn nhiệt (rét nóng), ở bộ phận dưới thành chứng ung thũng, với ‘nuy, quyết, suyễn quyên’ (1).

Hoặc lại thêm chứng bì phu khô khan, hoặc chứng ‘đồi sán’ (2) (36).

Bệnh về Nhất dương thiểu khí (ít hơi) hay ho, hay tiết (1) (37).

Rồi truyền thành chứng Tâm thống, và thành chứng Cánh (2)

Bệnh về Nhị dương Nhất Âm, chủ về kinh hãi, bối thống, hay ợ, hay vươn vai...gọi là chứng phong quyết (38).

Bệnh  về Nhị Âm Nhất dương, hay trướng, Tâm mãn, hay thở dài (1) (39).

Bệnh và Tam dương Tam Âm gây nên chứng thiên khô, nuy dịch, và tứ chi không cử động được (1) (40)

Aùn vào mạch, thấy bật lên ‘nhất dương’, gọi là câu; thấy bật lên ‘nhất Âm’ gọi là Mao; thấy dương mạch bật lên mà cấp, gọi là Huyền; thấy dương mạch bật lên mà tuyệt, gọi Thạch;, thấy Âm Dương hai mạch, có vẻ bình quân, gọi là Lưu (1) (41).

Âm tranh dành ở bên trong, Dương rắc rối ở bên ngoài; phách hãn không thâu tạng, tức nghịch sẽ nóùåi dậy; rồi hun lên Phế, gây nên suyễn minh (1) (42).

Âm đó sinh ra, gốc có hòa mới là hòa (2). Nếu cương gặp cương, Dương khí sẽ bị phá tán. Âm khí cũng bị tiêu vong (3) (43).

Cương nhu không hòa, kinh khí sẽ tuyệt (4) (44).

Về loài tử Âm, chẳng qua 3 ngày thì chết; về loài sinh dương, chẳng qua 4 ngày thì chết (1) (45).

Can truyền sang Tâm v.v...gọi là Sinh dương;, Tâm truyền sang Phế; gọi là tử Âm (2) (46).

Phế truyền sang Thận, gọi là trùng Âm; Thận truyền sang Tỳ, gọi là tịch Âm. Chết, không chữa được (3) (47).

Nếu kết về dương, thì thũng ở tứ chi (1) (48).

Nếu kết về Âm, thì tiện huyết hai thăng, tái kết thì hai thăng, tam kết thì ba thăng (2) (49). Nếu kết ở khoảng Âm dương khe nhau, nhiều về bên Âm, ít về bên dương, thì gọi là Thạch thủy, thũng ở Thiếu phúc (3) (50).

Hai dương kết, gọi là Tiêu (4) (51).

Ba dương kết, gọi là Cách (5) (52).

Ba Âm kết, gọi là Thủy (6) (53)

Một Âm một dương kết, gọi là Hầu tý (7).

Âm ‘bác’ Dương ‘biệt’, là mạch có thai (1); Âm dương đều hư, sẽ sinh chứng trường tiết mà chết (2) (55).

Dương xen vào Âm, sẽ thành chứng hãn (3); Âm ‘hư’, dương, ‘bác’, sẽ thành chứng băng (4) (56).

Mạch ở Tam Âm đều ‘bác’, tới nửa đêm ngày thứ hai mươi, sẽ chết (1) (57)

Mạch ở Nhị Âm đều ‘bác’, tới lúc mặt trời lặn ngày thứ mười ba, sẽ chết (2) (58)

Mạch ở Nhất Âm đều ‘bác’, tới  ngày thứ mười sẽ chết (3) (59)

Mạch ở Tam dương đều ‘bác’ và ‘cổ’, tới ngày thứ ba sẽ chết (5) (60)

Mạch ở Tam Âm, Tam dương đều ‘bác’, Tâm mãn (đầy) Âm Dương ở phục bộ phát ra hết, như có sự uất kết...Tới ngày thứ năm, sẽ chết (5) (61).

Mạch ở Nhị dương đều ‘bác’, sẽ mắc bệnh ‘ôn’, nguy; không quá 10 ngày, sẽ chết (6) (62).

Thiên tám: LINH LAN BÍ ĐIỂN LUẬN

Hoàng Đế hỏi rằng:

Xin cho biết 12 Tạng có những nhiệm vụ gì và quí tiện như thế nào? (1) (63)

Kỳ Bá thưa răng: (64)

Tâm là một cơ quan quân chủ, thần minh do đó mà sinh ra (2) (65).

Phế là một cơ quan tương truyền, chi tiết do đó mà sinh ra (3) (66)

Can là một cơ quan Tướng quân, mưu lự do đó mà sinh ra (4) (67)

Đởm là một cơ quan Trung chính, quyết đoán do đó mà sinh ra (5) (68).

Chiên trung là một cơ quan thần sứ, hỷ lạc do đó mà sinh ra (6) (69)

Tỳ Vị là một cơ quan thương lẫm (kho đụn), năm vị đó mà sinh ra (7) (70)

Đại  trường là một cơ quan truyền đạo (đưa dẫn, bài tiết) sự biến hóa do đó mà ra (8). (71)

Tiểu trường là một cơ quan thụ thinh (chứa đựng), hóa vật do đó mà sinh ra (9) (72)

Thận là một cơ quan Tác cường, kỹ xảo do đó mà sinh ra (10) (73).

Tam tiêu là một cơ quan quyết độc, thủy đạo do đó mà sinh ra (11) (74)

Bàng quang là một cơ quan châu đô,  tân dịch chứa ở đó, khi hóa thì sẽ tiết ra (12) (75).

Phàm 12 cơ quan ở trên, không nên để cho ‘tương thất’ (13) (76)

Cho nên, nếu chủ ‘minh’ thì dưới yên. Lấy lẽ đó để dưỡng sinh thì sống lâu, trọn đời không bị đau ốm, lấy lẽ đó để trị thiên hạ, thì thái bình (14) (77).

Chủ không minh thì 12 cơ quan sẽ nguy, sứ đạo (tứ tâm) vít lấp, thân hình bị thương. Lấy lẽ đó để dưỡng sinh thì sinh đau ốm, lấy lẽ đó để trị thiên hạ, thì rối loạn. Nên phải răn giữa lắm mới được (15) (78).

Chí đạo rất huyền vi, biến hóa thật vô cùng, ai biết tới gốc nguồn (1) (79)

Ở trong cõi mờ tối, ai người biết mấu chốt? Lo nghĩ suốt đêm  ngày, sao cho được nên hay (2)? (80).

Cái số hoảng hốt, nảy ra từ hào ly; cái số hào ly, nảy ra từ độ lượng; từ nghìn suy đến vạn, rồi càng suy càng lớn thêm mãi, cho tới khối thể cùng cực, thân hình mới được chính (3) (81).

Hoàng Đế nói rằng:

Thiện lắm thay! Tôi nghe cái đạo ‘tinh, quang’ thực là cái đức lớn của bực đại thánh. Muốn làm cho tuyên minh đạo ấy, nếu không trai giới, chọn ngày tốt, không giám thừa nhân (4) (82).

Đế liền chọn ngày tốt, để bài luận trên đây vào trong nhà Linh lan (5) (83).

Thiên chín: LỤC TIẾT TẠNG TƯỢNG LUẬN

Hoàng Đế hỏi rằng:

Tôi nghe: Trời do cái tiết ‘sáu sáu’ để làm nên một năm; người do cái số ‘chín chín’ để ‘chế hội’; tính ra người cũng ba trăm sáu mươi nhăm tiết, để hợp với trời đất, đã lâu rồi. Nghĩa đó như sao, xin cho biết (1).

Kỳ Bá thưa rằng:

Cái tiết ‘sáu sáu’ và ‘chín chín’ chế hội, là cốt để phân rõ ‘thiên độ’ và ghi rõ ‘khí số’ (2) (2).

Thiên độ cốt là chỉ để đo sự vận hành của nhật nguyệt(3). Khí số cốt để ghi cái công dụng của hóa sinh (3).(4)

Thiên là dương, địa là Âm; nhật là dương, nguyệt là Âm; sự vận hành có phận kỷ, mỗi một chu có đường lối (5). Nhật vận hành được một độ, thì nguyệt vận hành được mười hai độ, mà còn lẻ nữa (6). Cho nên tính cả tháng thiếu, tháng đủ, cộng ba trăm sáu mươi nhăm ngày mà thành một năm, chứa các khí ‘doanh, sóc, hư’ lại mà thành ra tháng nhuận (4).(7)

Lập cây thẳng làm nêu để nhận phương hướng, tính kỹ những giờ khắc thừa...Đó là hoàn tất cái nhiệm vụ thiên độ (5) (8).

Hoàng Đế hỏi rằng (9):

Tôi đã được nghe thiên độ rồi. Xin cho nghe khí số, hợp lại với nhau như thế nào? (1)

Kỳ Bá thưa rằng (10) :

Trời lấy ‘sáu sáu’ làm tiết, đất lấy ‘chín chín’ chế hội (2)

Trời có mười ngày, chọn sáu lần mười ngày mà chu giáp, thì thành một năm (11).

Những bực thông thiên đời xưa, biết được cái gốc về sự sống của con người, là gốc ở Âm dương. Cái khí đó ở đất thì là chín châu, ở người thì là chín khiếu, đề thông với tam khí (4).

Cho nên sinh ra năm tạng, mà khí thì có ba (5). Do ba mà thành đất, do ba mà thành người (6).

Ba mà nhân với ba, hợp lại thì thánh chín, chín chia ra làm chín dã (khu vực), chín đã chia ra làm chín tạng (7).

Cho nên ở con người, về hữu hình có bốn tạng về ‘thân có năm tạng’, hợp lại thành chín tạng để ứng với chín ‘dã’ ở trên (8).

Hoàng Đế hỏi rằng:

Tôi được nghe cái tiết ‘sáu sáu’ và cái số ‘chín chín’ rồi. Trên kia phu tử nói: ‘chứa khí...Thành nhuận’. Vậy chẳng hay thế nào là khí? (1)

Kỳ Bá thưa răng:

Năm ngày là một ‘hậu’, ba ‘hậu’ là một ‘khí’ sáu ‘khí’ là một mùa; bốn mùa là một năm...Mà đều theo khí của mùa để làm chủ trị (2).

Năm vận cùng rập theo nhau, để cùng đi, cứ đến chọn cái tháng cuối năm, hết vòng rồi lại bắt đầu. Mùa đã lập, khí tán bố, như vòng không chỗ nói. Về ‘hậu’ cũng một khuôn phép ấy (3)

Cho nên nói rằng ‘không biết sự ‘da lÂm’ trong một năm, sự suy hay thịnh của khí, và hư thực bởi đâu phát sinh...Không thể gọi là ‘lương công’ (4).

Hoàng Đế hỏi rằng:

Bắt đầu năm vận, quanh đi như vòng không đầu mối. Vậy về ‘thái quá’ và ‘bất cập’ như thế nào (1).

Kỳ Bá thưa rằng:

Năm khí thay đổi, đều có ‘sở thắng’, ‘thịnh’ hay ‘hư’ xảy ra là cái lệ thường (2).

Hoàng Đế hỏi rằng:

Năm khí thay đổi, đều có ‘sở thắng’, ‘thịnh’ hay ‘hư’ xảy ra cái lệ thường (2).

Hoàng Đế hỏi rằng:

Thế nào là bình khí ?

Kỳ Bá thưa rằng:

Không sai với thường hậu là bình (3)

Hoàng Đế hỏi rằng:

Thế nào là thái quá bất cập?

Kỳ Bá thưa rằng:

- Ở Kinh đã có nói rồi (4).

Hoàng Đế hỏi rằng:

Thế nào là Sở thắng?...

Kỳ Bá thưa rằng:

Xuân thắng trường hạ, trường hạ thắng Đông, Đông thắng Hạ, Hạ thắng Thu, Thu thắng Xuân... Đó là được cái thắng về năm hành; nhân lấy cái khí đó để đặt tên cho Tạng (1).

Hoàng Đế hỏi rằng:

Sao lại biết là thắng?

Kỳ Bá thưa rằng:

Cốt tìm ở cái khí của nó, nhưng đều phải bắt đầu từ mùa xuân. Nếu khí chửa đến mà đã đến, thì gọi là thái quá. Nóù sẽ bách cái ‘sở bất thắng’ mà lấn cái ‘sở thắng’. Như thế gọi là khi rÂm không phận, tật bệnh sẽ sinh ra ở bên trong, lương công cũng không thể ngăn được (2). Nếu đã đến mà không đến, thì gọi là bất cập. Như thế thì cái ‘sở thắng’ nó sẽ vọng hành, mà cái ‘sở sinh’ sẽ thu bệnh. Vì cái bất thắng nó bách đến nóùãi thế. Nên gọi là ‘khí bách’ (3).

Ta cần phải cầu cái lúc khi nó đến. Cẩn thận để chờ cho đúng lúc, khi có thể cùng hẹn. Nếu trái cái thì hậu ấy, thì cái khí của năm vận sẽ không phân, tật bệnh sẽ sinh ra ở bên trong, dù lương công cũng không chữa được (4).

Hoàng Đế hỏi rằng:

Có sự gì duyên tập chăng?

Kỳ Bá thưa rằng:

Khí của trời, không thể nào vô thường, nếu khí không duyên tập, tức là phi thường, phi thường thì là biến (2).

Hoàng Đế hỏi rằng:

Phi thường thì sẽ biến như thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

Biến đến thì mắc bệnh, sở thắng thì nhẹ, sở bất thắng thì

nặng. Nhân đó mà lại mắc thêm tà khí thì sẽ chết. Cho nên không phải ‘thì’ của nó thì bệnh nhẹ, đúng vào ‘thì’ của nó thì bệnh nặng (3).

Hoàng Đế hỏi rằng:

Tôi nghe: Khí hợp mà có hình, nhân biến mà đặt tên; cái vận của trời đất, sự hóa của Âm dương, đối với muôn vật, cái gì ít, cái gì nhiều, xin cho biết (1).

Kỳ Bá thưa rằng:

Loài thảo sinh ra năm sắc, đến sự biến của năm sắc, sức mắt không thể trông siết, loài thảo sinh ra năm vị, đến cái ngon của năm vị, người ta không thể dùng siết (2).

Sự thị dục của tạng không giống nhau, mà đều có giao thông với nhau (3) Trời nuôi con người lấy năm khí, đất nuôi con người bằng năm vị. Năm khí vào mũi, chứa ở Tâm Phế, khiến cho năm sắc sáng sủa, tiếng nói rõ ràng, năm vị vào miệng, chứa ở trường vị. Vị có nơi chứa, để nuôi năm khí. Khí hòa sẽ cùng sinh tân dịch thấm thuần, ‘thần’ do đó sẽ sinh ra   (4).

Hoàng Đế hỏi:

Hình tượng của các tạng như thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

Tâm là cái gốc của sinh mệnh con người, sự biến hóa của thần do đó là sinh ra. Vẻ tươi đẹp hiện lên mặt, và đầy đủ khắp huyết mạch. Nóù là kinh thái dương ở trong Dương, thông với khí mùa Hạ (1)

Phế là cái gốc của khí, phách ký túc ở đó. Nóù phát hiện ra ngoài lông, và đầy ở trong bì phu. Nóù là Thái Âm ở trong dương, thông với khí mùa Thu (2).

Thận là mộc nơi gốc của sự bế tạng, ‘tinh’ chứa ở nơi đó. Nóù tốt đẹp lên tóc, đầy đủ ở trong xương, Nóù là Âm ở trong thiếu Âm, thông với khí mùa Đông (3).

Can là cái gốc của sự làm lụng khó nhọc, hồn ký túc ở đó. Nóù tươi đẹp ra các móng tay chân, và đầy đủ ở trong gân. Nóù sinh ra huyết khí. Thuộc về vị là chua, thuộc về sắc là sanh. Nóù là Thiếu dương ở trong dương, thông với khi mùa Xuân (4).

Tỳ, Vị, Đại trường, Tiểu trường, Tam tiêu, Bàng Quang...là cái gốc của kho đụn. Vinh gửi ở nơi đó, gọi nó là một cơ quan như đồ dùng. Nóù hóa được các chất cặn bã, và du chuyển các vị vào hay ra. Nóù tươi đẹp lên môi và xung quanh miệng. Nóù đầy đủ ra ở thịt. Thuộc về là vị ngọt, thuộc về sắc là vàng. Nóù là chi Âm, thông với thổ khí (5).

Tổng cộng tất cả mười một tạng, đều thủ quyết ở Đởm. (6)

Cho nên: mạch ở nhân nghinh thấy một thịnh, thì bệnh ở Thiếu dương, thấy hai thịnh thì bệnh ở Thái dương; thấy ba thịnh thì bệnh ở Dương minh; thấy bốn thịnh trở lên thì tức là cách dương (1).

Mạch ở thốn khẩu thấy một thịnh, thì bệnh ở Quyết Âm thấy hai thịnh thì bệnh Thiếu Âm; thấy ba thịnh thì bệnh ở Thái Âm. Thấy bốn thịnh trở lên thì tức là Quan Âm (2).

Mạch ở nhân nghinh với thốn khẩu đều thấy thịnh, gấp bốn lần trở lên thì gọi là quan cách. Mạch về chứng quan cách, nếu quá không thể hợp được với tinh khí của trời đất, thì sẽ phải chết (3).

Thiên mười: NGŨ TẠNG SINH THÀNH

 Tâm, hợp với mạch, vinh ra ở sắc, nó chủ ở Thận (1).

 Phế, hợp với bì (da), vinh ra ở lông, nó chủ ở Tâm  (2)

 Can, hợp với Tâm, vinh ra ở trảo (các móng tay chân), nó chủ ở Phế (3).

 Tỳ hợp với Nhục (thịt), vinh ra ở môi, nó chủ ở Can  (4)

 Thận, hợp với Cốt (xương), vinh ra ở tóc, nó chủ ở Tỳ (5)

Cho nên, ăn nhiều vị mặn (hàm) thì mạch đọng xít mà sắc biến (6). Ăn nhiều vị đắng (khổ) thì bì khô mà mao rụng (7). Ăn nhiều vị cay (tân) thì cân cập (rút, khó co duỗi) mà trảo khô (8). Aên nhiều vị chua (toan) thì thịt (nhục) xúc (chùn) lại, mà môi rộp lên (9). Ăn nhiều vị ngọt (cam) thì xương đau mà tóc rụng.

 (10) Đó là sự bị thương của năm Tạng do năm vị gây nên (1) (11).

Cho nên: Tâm ưa vị khổ, Phế ưa vị tân, Tỳ ưa vị cam. Can ưa vị toan, Thận ưa vị hàm... (12) . Đó là cái ‘hợp’ của năm vị đối với năm Tạng, do đó mới nuôi khí của năm Tạng (1) (13).

Phàm sắc hiện ra mặt: xanh bợt như sắc cỏ héo, thì chết, vàng bệch như sắc chỉ xác, thì chết, đen kịt như sắc bồ hóng, thì chết, đỏ sẫm như sắc máu đọng, thì chết, trắng bợt như sắc sương khô, thì chế. Đó là năm sắc hiện ra triệu chứng chết (13).

 Sắc xanh như màu lông chim trả (bói cá), sắc đỏ như màu mào gà, sắc  vàng như màu dưới bụng cua, sắc trắng như màu mỡ đông, sắc đen như màu lông quạ... Đều sống. Đó là 5 sắc hiện ra cái triệu chứng sống (14).

Sinh ra ở Tâm, muốn được như lụa bọc ‘chu’ (đỏ thẫm) sinh ra ở Phế, muốn được như lụa bọc ‘hồng’ (đỏ nhạt, phớt); sinh ra ở Can, muốn được như lụa bọc ‘cam’ (đỏ tía), sinh ra ở Tỳ, muốn được như lụa bọc hạt quát lâu (đỏ vàng), sinh ra ở Thận, muốn được như lụa bọc ‘tử’ (tía hắt, hơi có màu đen). Đó là chân khí của năm Tạng ‘vinh’ ra ngoài sắc mặt (15).

Sắc, Vị ứng với năm Tạng: Trắng, ứng với Phế, vị tần, đỏ, ứng với tâm, vị khổ vàng, ứng với Tỳ, vị ngọt; xanh ứng với Can, vị toan, đen, ứng với Thận, vị mặn (16).

Cho nên. trắng ứng với bì; đỏ ứng với mạch; xanh ứng với cân (gân); vàng ứng với thịt; đen ứng với xương (17).

Bao các mạch, đều dồn lên mắt (1); bao các tủy, đều dồn lại óc (óc là bể của tủy); bao các gân, đều dồn vào khớp (khớp xương), bao các huyết đều dồn vào Tâm; bao các khí đều dồn lên Phế... Đó là sự tuần hoàn sớm tối của ‘bốn chi, tám khí’  (18).

Người ta, khi nằm thì huyết dồn về Can. Can nhờ huyết nên hay trông; chân nhờ huyết nên hay đi; tay nhờ huyết nên hay nắm; ngón tay nhờ huyết nên hay cầm (19).

 Nằm, dậy, ra ngoài, bị gió thổi, huyết tụ ở bì phu. Thành chứng Tý (vít lấp tê đau); tụ ở mạch lạc thành chứng sáp (huyết không lưu thông), tụ ở chân thành chứng quyết (giá lạnh). Ba chứng đó, đều do huyết lẩn đi không trở lại được nơi cốt không mà gây nên (20).

Ở con người, có đại cốc 12 phận, tiểu khê 354 nơi, là 12 Du... Đó đều là nơi hội tụ của Vệ khí (21). Tà khí ‘khách’ ở đó, có thể dùng chÂm thạch cho tiết bỏ đi (22).

 Bắt đầu chẩn bệnh, phải xét rõ Âm dương kinh khí của 5 Tạng để đoán bệnh (23). Muốn biết bệnh bắt đầu từ kinh nào, phải lấy kinh khí của 5 Tạng làm căn bản (24).

Phàm: nhức đầu, đau trán là do dưới hư trên thực, lỗi tại Túc Thiếu Âm Cự dương, quá lắm thì vào Thận  (25).

Chóng mặt choáng váng, mắt mờ, tai điếc; là do dưới thực trên hư, lỗi tại Túc Thiếu dương quyết Âm, quá lắm thì vào Can (26).

Bụng đầy anh ách, suốt tới Chi cách, dưới quyệt, trên mạo (chóng mặt) lỗi tại Túc Thái Âm, Dương minh  (27).

Khái thấu hơi nghẽn, trong ‘hung’ quyết nghịch, lỗi tại Thủ Dương minh Thái Âm (28).

 Tâm phiền đầu nhức, bệnh ở trong cách, lỗi tại Thủ Cự Dương Thiếu Âm (29).

Về mạch: Có đại, tiểu hoạt, sắc, phù, trầm, có thể chia rõ, cái tượng của năm tạng, có thể lấy loại để suy, năm tạng hợp với năm Âm, có thể lấy ý để biết, năm sắc hiện ra nét mặt, có thể lấy mắt để trông. Người ta nếu hay đem hợp cả sắc với mạch thì về phép chữa bệnh có thể vẹn toàn (1) (30).

‘Xích’ mạch hiện đến, thấy suyễn và kiên, ấy là có tích khí ở trong, do bị hại về sự ăn, bệnh đó gọi là Tâm tý. Nếu bệnh mắc bởi ngoại dÂm, thì cũng bởi nghĩ khiến cho Tâm hư, nên tà khí mới có thể phạm vào được .

‘Bạch’ mạch hiện đến, suyễn mà phù, đó là trên hư dưới thực, sẽ thành chứng kinh, bởi có tích khí ở trong Hung (33).

Nếu suyễn mà hư, thì gọi là phế tý hàn nhiệt. Bệnh này gây nên bởi say rượu mà nhập phòng (3) (34).

 ‘Thanh’ mạch hiện đến, trường mà bựt mạnh ở tả hữu, đó là bởi có tích khí ở Tâm hạ và hai bên sườn gọi là Can tý. Bệnh này gây nên bởi hàn thấp, với chứng sán giống nhau, hoặc lưng đau chân lạnh và đầu nhức (4) (35).

 ‘Hoàng’ mạch hiện đến, đại mà hư, có tích khí ở trong bụng gọi là quyết sán, cùng một chứng trạng với đàn bà giống nhau. Bệnh này gây nên bởi tứ chi có mồ hôi mà gặp gió. (5) (36).

 ‘Hắc’ mạnh hiện đến, trên kiêm mà đại, đó là vì có tích khí ở tiểu phúc với tiền Âm, gọi là chứng thận tý. Chứng này gây nên bởi tắm gội nước lạnh mà đi nằm ngay (6) (37).

Phàm xét những mạch Cơ kinh thuộc về ngũ sắc. Mặt vàng, mắt xanh; mặt vàng, mắt đỏ; mặt vàng, mắt trắng; mặt vàng, mắt đen... đều không chết  (38).

Nếu mặt xanh, mắt đỏ; mặt đỏ, mắt trắng; mặt xanh, mắt đen; mặt đen, mắt trắng; mặt đỏ, mắt xanh...đều chết (1) (39).

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #tung