Luôn có một nơi mềm yếu trong tim


Tôi rất thích nghe một bài ca dao, trong đó có một câu thế này: "Luôn có một nơi mềm yếu, mà những khi bạn bất an lo lắng, sẽ ôm chầm lấy bạn". Đối với tôi mà nói, bà ấy chính là nơi mềm yếu nhất trong tim tôi.


Kí ức với bà ngoại là bắt đầu từ mỗi cuối tuần. Chúng tôi ở cùng một viện tử, nhà bà ngoại ở tầng hai, nhà tôi ở tầng ba, cách nhau rất gần. Lúc nhỏ cứ đến thứ bảy chủ nhật là tôi lại chạy đến nhà ngoại tìm các chị cùng chơi đùa ầm ĩ, khi đó chúng tôi sẽ tụ tập lại ở nhà bà ngoại cùng ngủ chung trên một chiếc giường lớn, mọi người quấn chung một cái chăn lặng lẽ nói chuyện, vừa vui vừa náo nhiệt.

Trong ấn tượng của tôi, bà ngoại vẫn luôn là một bà lão bận rộn và có quy tắc, sống rất lành mạnh. Sau khi ông ngoại qua đời, cả nhà tôi chuyển đến một ngôi nhà to hơn, đón bà ngoại đến ở cùng. Bà ngoại chủ động nhận "trọng trách" mua thức ăn và làm cơm, món sở trường chính là đậu tây hầm, cải trắng hầm và khoai tây xào. Ban đầu lúc nấu ăn bà rất thích dùng các loại dầu khác nhau để thử nghiệm, như dầu hạt cải, dầu mè, dầu phụng, như vậy món ăn xào ra có màu sắc hơn, mùi vị cũng đặc biệt thơm, mỗi lần tôi đều phải tranh giành giống như một vị tướng. Sau này bà đọc sách dưỡng sinh, nói rằng ăn quá nhiều dầu sẽ ảnh hưởng đến việc cân bằng nước và dầu trong cơ thể, thế là bà liền điều chỉnh thực đơn lại từ đầu, ăn uống lấy thanh đạm làm chủ. Bà đặc biệt thích ăn cải xanh, còn thích ăn cà tím luộc, có lẽ là theo đuổi mùi vị tự nhiên. Có khi bà sẽ lấy cà rốt hấp lên để làm món khai vị, còn chu đáo hỏi tôi: "món này có mùi vị tự nhiên, con ăn có nhận ra không?". Dần dần tôi cũng cảm thấy thức ăn có mùi vị tự nhiên ăn vào sẽ ngon hơn. Sau khi mỗi ngày bà đều xem chương trình "cuộc sống khoa học", bà yêu cầu mọi người không được ăn thức ăn thừa, bà nói thức ăn thừa giữ lại qua ngày hôm sau sẽ sinh ra nhiều chất độc, thế là mỗi ngày làm cơm đều sẽ làm đúng định lượng, đã không lãng phí lại không ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể.

Cuộc sống mỗi ngày của bà đều sẽ sắp xếp thỏa đáng, tất cả đều tiến hành theo từng bước một, cho dù gặp phải tình huống đặc biệt gì cũng đều rất bình tĩnh. Mỗi ngày đúng sáu giờ thức dậy, tập thể dục buổi sáng trên giường, duỗi tay, kéo chân, rất chú trọng bảo vệ sức khỏe. Bà rất thích xem tivi, ngày thường sẽ vừa ăn sáng vừa xem chương trình <Hoàng hôn đỏ>, thứ bảy chủ nhật sẽ chuyển kênh xem <Cuộc thi tiết kiệm tiền> không bỏ sót tập nào. Bà ngoại làm gì cũng đều rất năng nổ, tràn đầy sinh lực. Bà còn rất thích xem thi đấu thể thao, đối với một số ngôi sao thể thao và các cuộc thi đấu còn rất quen thuộc, bà luôn nói với tôi tuổi trẻ thì nên tích cực hướng về phía trước.

Sau này tôi và bà ngoại rất hay nhắc đến ông ngoại, ông ngoại làm việc nhanh nhẹn lưu loát nhưng lại rất nóng nảy, tính cách không quá tốt. Tôi luôn tò mò hỏi: "Tại sao bà lại không tức giận?". Bà sẽ cười mà trả lời: "Tức giận có thể khiến cho người ta tốt lên chút nào không? Đã không thể, vậy tại sao phải trút giận lên bản thân mình chứ?". Tính của bà ngoại rất dịu dàng, chưa từng nhìn thấy bà cau có với ai bao giờ. Cho dù có người nói lời gì đó nghe không lọt tai, bà cũng không nóng nảy mà phản bác lại họ. Nhưng bà nội lại là một bà lão thuộc về kiểu rất có cảm xúc, nói khóc liền có thể đem nước mắt chảy thành sông, gương mặt tủi thân đó lại rất dễ thương, sau này bố mẹ luôn trêu chọc tôi, nói tôi di truyền gen trội về diễn kịch của bà nội. Cho nên lúc bà nội và bà ngoại ở cùng một chỗ, luôn là bà ngoại cười ha ha nghe bà nội kể chuyện, thỉnh thoảng lại hùa theo hai câu, không ngờ lại rất hài hòa.

Đối với tôi mà nói thì bà ngoại chính là một người để dựa dẫm và an ủi, bà luôn có thể vỗ về mọi cảm xúc của tôi khi tôi buồn, cho tôi sức mạnh để an ủi trái tim tôi. Tôi còn nhớ lúc đi học có một lần thi không tốt, chỉ dám lặng lẽ nói với bà, bà vẫn luôn xoa đầu an ủi tôi, khích lệ tôi, mùi kem dưỡng da trên người bà bây giờ tôi đã quên mất rồi, hình như là ngọt ngào mà cũng ấm áp nữa, như có một loại sức mạnh có thể vỗ về trái tim con người ta vậy. Sau này tôi được đưa đến Thành Đô học, bà ngoại rất phản đối, liên tục nói với bố mẹ: "Con không thể để cho con bé chịu khổ như vậy, nào có ai nhỏ như vậy đã phải một mình lẻ loi bên ngoài chứ?". Sau khi tôi đi Thành Đô, hầu như ngày nào bà cũng nói với mẹ phải đón tôi về, nỗi nhớ của bà cũng biến thành động lực để tôi kiên trì học tập ở bên ngoài.

Hai năm sau khi quay xong <Cùng ngắm mưa sao băng> tôi không nhận phim, mỗi ngày đều dính lấy bà, còn nuôi hai chú chó Poodle, từ từ điều chỉnh lại trạng thái của bản thân, cơ thể cũng tốt lên rất nhiều. Những ngày đó rất thoải mái, mãn nguyện, cho dù bà luôn nói bên tai tôi đừng thức khuya, nghỉ ngơi sớm một chút, tôi cũng không cảm thấy phiền, trong giọng nói của bà từ trước đến nay chưa từng có ý quở trách, mà là một kiểu ý tứ thực sự lo lắng cho tôi.

Đến bây giờ tôi vẫn thường cùng bà tâm sự về trạng thái và ý nghĩ của bản thân mình, có lúc tôi sẽ phàn nàn rằng làm diễn viên thực sự là quá mệt mỏi, còn không ngừng hoài nghi rằng bản thân mình đến cùng là có phù hợp với cái vòng tròn này hay không. "Chỉ có những người khác biệt mới có thể thay đổi thế giới, có đôi khi khó khăn không phải là kết thúc, mà là không có cách nào để bắt đầu". Bà luôn nói với tôi như vậy, trước nay bà luôn tin tưởng rằng tôi chính là người khác biệt đó, cũng luôn có lòng tin rằng tôi sẽ sắp xếp ổn thỏa tất cả mọi chuyện.

Bất giác học được rất nhiều điều từ bà, nhưng đáng tiếc lại không thừa hưởng được phong thái bao dung, độ lượng, điềm tĩnh trên người bà. Có lẽ qua mấy chục năm nữa, cuối cùng tôi cũng sẽ bị những vụn vặt liên tiếp trong cuộc sống mài đến nhẵn bóng, làm cái gì dù phát triển hay sa sút cũng sẽ không sợ hãi, nhìn cái gì cũng thản nhiên thờ ơ. Nhưng hiện tại cảm xúc của tôi giống như một cái cầu chì, thỉnh thoảng sẽ mất khống chế. Những đạo lý mà bà an ủi tôi tôi đều hiểu, nhưng muốn thực sự thông suốt lại không phải là một chuyện dễ dàng. Sau khi bắt đầu quay phim lại, để nhanh chóng lấy lại trạng thái, tôi thường xuyên làm thâu đêm, cơ bản là không có thời gian liên lạc với gia đình, tôi sẽ cố gắng để bớt chút thời gian rảnh gọi điện cho bà, cố gắng duy trì trạng thái thật tốt để đáp lại những quan tâm của họ. Những lúc trạng thái không tốt sẽ đem giấu đi, tôi dường như đem ánh mắt hoài nghi và sợ hãi nhìn chăm chú tất cả, nhút nhát đem trái tim mình đóng lại phía trong cánh cửa.

Năm 2014 quay <Người đàn ông bắt được cầu vồng>, một sáng sớm nào đó tôi kéo theo thân thể mệt mỏi về nhà, ngẩn ngơ nhìn hoa văn phức tạp trên trần nhà rất lâu. Có một chớp mắt nào đó tôi thật sự rất nhớ mùi kem dưỡng da trên người bà ngoại. Có lẽ là tôi đã quá cô đơn rồi. Cảm giác cô đơn mà càn rỡ này sẽ xuất hiện lúc tôi lọt thỏm giữa đám đông, khi ở một mình cũng sẽ xuất hiện, giống như tôi đi đến đâu cũng sẽ bị một bàn tay to lớn vô hình nhẹ nhàng nắm giữ, bị ngăn cách với thế giới một đoạn không xa không gần. Tôi của khi đó đã có đủ tư cách để giành lấy một số tài nguyên rồi, thế là đặc biệt xin một căn phòng lớn, đón bà ngoại và mẹ lên ở cùng. Bà ngoại rất vui, đồng thời còn chăm sóc tôi quay phim, vẫn kiên trì thói quen sống của bản thân, mỗi ngày sau khi đọc báo và xem tivi xong sẽ làm vật lí trị liệu cho mắt, vừa làm vừa hô nhịp điệu "1234, 2234"... Nghiêm túc mà lại dễ thương.

Thời tiết quang đãng luôn kết thúc rất nhanh, người hiền lành thình lình sẽ bị mưa dầm ẩm ướt, giống như tôi từ trước đến nay chưa từng nghĩ đến bà đột nhiên sẽ phát bệnh nặng, vui vẻ và mạnh mẽ trước khi bị bệnh lại không thể chịu đựng được một cú đánh. Đối diện với sống chết, chúng ta khó giải thích được mà tranh luận, nhưng lại giống như bất lực vậy.

Tháng 7 năm 2016 tôi đang ở Hạ Môn quay <Hạ chí chưa tới>, khi đó bệnh ở lưng tái phát, cho nên đã xin đoàn phim để được dẫn theo một bác sĩ Đông y mỗi ngày bớt chút thời gian rảnh giúp tôi trị liệu. Còn nhớ khi đó đang quay thử một cảnh thì nhận được điện thoại của người trong nhà nói bà ngoại đột nhiên không thể cử động được nữa, đang cấp cứu. Khoảnh khắc nghe được tin đó tôi khựng lại, mỗi một tế bào giống như bị rút ra vậy, vì không để ảnh hưởng đến việc quay phim, tôi phải xin tạm ngưng để làm dịu cảm xúc lại. Lúc chạy đến nhà vệ sinh nước mắt đột nhiên làm ướt cả trang phục diễn, tôi không ngừng nói với bản thân mình phải bình tĩnh, không thể khóc, nhưng nghĩ đến bà ngoại có thể nguy hiểm trong một sớm một chiều thì lại không khống chế được, bà ấy rõ ràng là một bà lão khỏe mạnh hơn bất kì ai, thế nào lại đột nhiên ngã bệnh chứ?

Sau khi người nhà giải thích lại từ đầu đến cuối, tôi lập tức nhờ bác sĩ trị liệu cho tôi là Sở Sở giúp đỡ, thay tôi bay về nhà thăm bà ngoại, cô ấy không nói hai lời liền chuẩn bị đầy đủ dụng cụ suốt đêm vội vã bay về. Trong video gửi đến cho tôi, nhìn thấy bà ngoại trong một đêm trở nên gầy yếu như vậy, cả người ngủ mê man không tỉnh, tôi vừa đau lòng vừa lo sợ, nhưng chỉ có thể đem tất cả sợ hãi nuốt vào bụng, mỗi ngày tốn rất nhiều thời gian để điều chỉnh trạng thái quay phim. Lúc nhàn rỗi tôi sẽ sắp xếp và kiểm tra kết quả ca bệnh của bà ngoại gửi cho tất cả bác sĩ có chuyên môn mà mình có thể liên hệ được. Không may là bà ngoại rất có thể sẽ bị biến chứng mất đi khả năng ngôn ngữ, nghe được kết quả này, tôi ở đoàn phim cả đêm không ngủ, ban ngày lúc khớp thoại, thỉnh thoảng không nhịn được mà nói với nhân viên công tác "ngại quá, phiền đợi tôi một chút, xin lỗi....." sau đó sẽ chạy đến nhà vệ sinh khóc để khôi phục trạng thái.

Nghe chị nói, khát vọng sống của bà ngoại rất mạnh, luôn mở to miệng ăn cơm, chỉ lo thiếu gì đó. Trong thời gian chữa bệnh, vì để bổ sung i-ốt, bà ăn rất nhiều chuối và hồng, có mấy lần bị nghẹn phải nhổ ra. Tôi nghe được trong tim rất khó chịu nói không ra lời, giống như bị một cái máy đào lăn lộn nghiền ép vậy, không ngừng khẩn cầu ông trời có thể cho người bà dễ thương này nhiều thời gian một chút, hy vọng bà ấy có thể giống như mọi khi, xem tivi, đọc báo, cười ấm áp dưới nắng chiều mênh mông cùng với các bà lão khác trong viện tử trò chuyện về đời người đã qua.

Lúc phát bệnh bà ngoại được đưa đến bệnh viện tốt nhất Thẩm Dương, nhưng bệnh chỉ tạm thời được khống chế, không hề có chuyển biến gì rõ rệt, tôi cân nhắc đến việc đưa bà đến Thượng Hải để tự mình chăm sóc, nhưng người trong nhà đều phản đối mãnh liệt, cho dù tôi đã nói đi nói lại lợi ích và sự cần thiết của việc chuyển viện, nhưng vẫn không có ai ủng hộ. Sau khi thuyết phục vô hiệu, tôi hạ quyết tâm sẽ ích kỷ một lần, quyết định bí mật hành động.

Bây giờ nhớ lại, khoảng thời gian đó vừa hỗn loạn lại mệt mỏi, trợ lí khi đó giúp tôi liên hệ với bệnh viện ở Thượng Hải, tôi tự mình nhờ vả đủ loại quan hệ, thu xếp vấn đề giao thông vận chuyển và vấn đề giường bệnh, thời kì giải quyết chuyển viện yêu cầu rất nhiều giấy chứng nhận và con dấu văn kiện, tôi giấu bố mẹ lén lút làm xong tất cả thủ tục. Bởi vì bà ngoại đang trong những ngày đầu phát bệnh nên không thể xóc nảy, cho nên tôi nhờ bạn bè giúp đỡ đặt một chiếc máy bay tư nhân, lúc trả khoản tiền nợ thì giống như đã đem tất cả tính mạng của bản thân và gia đình ra đặt cược vậy. Ngày đó chuẩn bị chuyển viện vẫn là bị bố mẹ biết, nhưng cũng vẫn thuận lợi, họ rất thông cảm cho nỗi khổ tâm của tôi, cũng theo bà ngoại bình an hạ cánh xuống Thượng Hải.

Sau khi đến Thượng Hải thì tình tiết lại phức tạp, bệnh viện Hoa Sơn cơ bản không sắp xếp được giường bệnh, hành lang đều bị chiếm lấn đến chật cứng, mà bác sĩ nói 15 ngày trước khi bà ngoại phát bệnh chính là thời kỳ mấu chốt, nhất định phải cố gắng tiếp nhận trị liệu sớm. Tôi chỉ lên mạng chụp lại tất cả ảnh của bác sĩ chủ trị ở bệnh viện Hoa Sơn, sau đó nhờ người hỏi thăm tìm kiếm quan hệ, liên tục một tuần trừ việc quay phim ra thì chính là cầm điện thoại tìm trong danh bạ tất cả những người có thể liên hệ được mà làm phiền một lượt, may mà khi đó nhà sản xuất trong đoàn phim giúp tôi tìm được một người tiếp nhận, lúc này mới chen vào được một giường bệnh.

Sau khi nhập viện Hoa Sơn, tình hình của bà thật sự bắt đầu có chuyển biến tốt, nhân viên điều dưỡng vô cùng tận tâm, mỗi ngày đều ghi lại tình trạng bệnh, từ việc ăn uống, phương diện bài tiết, phân tích số liệu, điều chỉnh phương án trị liệu. Ở bệnh viện Thẩm Dương lúc truyền dịch cho bà đều dùng kim cứng, nhiều lần như vậy nên trên tay bà chi chít lỗ kim, mạch máu thô ráp, da cũng nhăn nhíu lại khiến cho người ta rất không nỡ. Mà bệnh viện Thượng Hải lại rất chu đáo, bình thường truyền dịch đều dùng kim mềm, sau khi dùng các loại thiết bị trị liệu còn giúp làm phục hồi, cho nên tinh thần của bà hồi phục rất nhanh, sau mấy đợt trị liệu đã có thể mở miệng nói rõ ràng. Mỗi ngày lúc quay cảnh đêm tôi đều sẽ bớt chút thời gian để xem video mà Sở Sở gửi đến, nhìn thấy bà dần dần có chuyển biến tốt, trái tim của tôi mới từ từ bình tĩnh trở lại, rất vui vẻ vì sự quả cảm và kiên quyết của mình lúc đó, mang trong mình áp lực to lớn, để bà giành lại cuộc sống mới.

Mấy ngày mới nhập viện tôi đặc biệt xin đoàn phim cho nghỉ để đến bệnh viện chăm sóc bà, đáng tiếc là sau đó phải đi ngoại ô để quay, chỉ có thể nắm vững thời gian sắp xếp thật tốt tất cả mọi chuyện cá nhân, cả thể xác và tinh phần phải tập trung cho việc quay phim. Lần xin nghỉ để đến bệnh viện thăm bà tiếp theo, bà đã tỉnh táo hơn rất nhiều, nhưng bởi vì hoàn cảnh xung quanh giường bệnh tương đối ồn ào, người qua lại thăm bệnh, cùng với việc tính mạng có thể biến mất trong một đêm, đều khiến cho cảm xúc của bà liên tục xấu đi, tôi thử liên hệ với các khách sạn xung quanh bệnh viện, muốn hỏi bác sĩ chủ trị để bà buổi tối đến khách sạn nghỉ ngơi cho khỏe. Nhưng vì để xem xét bệnh tình của bà nên bác sĩ đã từ chối đề nghị của tôi, bà ngoại chỉ có thể tiếp tục ở bệnh viện tiếp nhận trị liệu. Ba tuần sau, dưới sự hết lòng của bác sĩ, y tá và Sở Sở, bà ngoại bình an vượt qua thời kỳ nguy hiểm. Tôi mất ba ngày để liên hệ với một bệnh viện phục hồi có tiếng để tiếp tục điều trị, nhưng sau khi chuyển đến bà ngoại vẫn mặt mày ủ dột, mỗi ngày đều nhắc đến các kênh truyền hình ở Thẩm Dương, còn hay để tâm vào những chuyện vụn vặt than phiền rằng: "Bà thế nào lại đột nhiên bị cái bệnh này......". Sau đó tôi mới ý thức được bà ngoại thực sự là rất nhớ nhà, bà ấy hoài niệm nơi nhỏ bé mà thân thuộc đó, càng khát khao muốn ở cùng với người thân. Ở bệnh viện phục hồi dưỡng bệnh, tôi lại tìm đến một nhà trọ gia đình gần đoàn phim, giấu bà ngoại đón các anh chị em còn có dì và cậu đến để sum họp, bà ngoại lúc này mới mặt mày hớn hở nói trong lòng thoải mái rồi.

Xử lý xong trước sau thì đã là tháng mười rồi, phim tôi quay cũng sắp đóng máy rồi. Lúc đó tôi đã không có đoàn đội giúp đỡ trái phải, cho nên chạy qua chạy lại giữa đoàn phim và bệnh viện, mệt không chịu nổi. Khoảnh khắc đứng trên sợi dây ranh giới sống chết, tuy bị không ít người lừa gạt, bản thân cũng đã trải qua thất bại, nhưng tôi trước nay vẫn luôn dè dặt tìm kiếm mỗi một mối quan hệ có thể nhận được sự giúp đỡ, chỉ cần có bất cứ cơ hội nào có lợi cho bệnh của bà ngoại, tôi đều phải nắm lấy. May mắn thay, vận mệnh có lúc không hề giống như những mảnh vỡ pha lê vừa tàn khốc lại không có cách nào trở về nguyên vẹn, mỗi một người đều đáng được quan tâm đến cuối cùng sẽ đem những vô vọng tiêu hao gần hết, còn thừa lại là vô số những ngôi sao bị bao phủ bởi một tấm màn che, một cái lại một cái may mắn.

Chúng ta thường không nói đến những đề tài nghe thì có vẻ nghiêm túc như "vô thường", "sống chết", có một số việc thường sẽ xảy ra xung quanh bạn, nhìn thì có vẻ bạn không liên quan, nhưng lại khiến cho bạn thương cảm. Chúng ta luôn lướt qua bài viết "làm thế nào để thản nhiên đối diện với sống chết", nghi ngờ cả một đời, suy nghĩ cả một đời, cũng vĩnh viễn không có kết luận. Bà ngoại luôn nói: "sống vui vẻ cũng tốt, sống nghiêm túc cũng được, chết là việc nhất định sẽ đến, loại nào cũng đều không sai. Chỉ cần ngày hôm sau tỉnh lại người vẫn còn, chúng ta đều nên vui vẻ vì vẫn còn thời gian".

Đúng vậy mà, thế sự vô thường. Nhưng vẫn tốt, bà ngoại vẫn còn, bây giờ chúng tôi vẫn như xưa, vẫn sống cùng nhau. Có bà giống như có cả đội quân của chính mình, không cần đơn độc chiến đấu, ở bên cạnh bà tôi luôn có thể nhận được đặc quyền: cho dù xảy ra chuyện gì, bà luôn kiên định đứng trước mặt tôi, dù cho tôi có sai đi chăng nữa.

Con người nhất định phải có tín ngưỡng, tin tưởng cái gì cũng đều không quan trọng, nhưng bạn phải nguyện ý mà tin tưởng, mới có thể hiểu rõ được câu chuyện đó.

Chúng ta đều sẽ già đi, ánh mắt chậm chạp, thần sắc uể oải, sau đó nhớ cũng không được nghĩ cũng chẳng xong.

Cho dù chúng ta sẽ quên đi tất cả, nhưng sẽ không quên đi tình yêu.

Có lẽ đến cuối cùng, thì đây chính là ý nghĩa của tất cả.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top