Trái tim luôn có một nơi mềm yếu
Tôi rất thích nghe một bài dân ca, trong đó có một lời ca là : "Luôn có một nơi mềm yếu trong trái tim, khi bạn bất an, ôm lấy bạn." Đối với tôi, bà chính là nơi mềm mại nhất trong tim tôi.
Ký ức với bà ngoại là bắt đầu từ mỗi cuối tuần. Chúng tôi sống trong cùng một sân, nhà bà ngoại ở lầu số 2, nhà tôi ở lầu số 3, cách nhau rất gần. Hồi nhỏ mỗi lần đến thứ bảy chủ nhật tôi liền chạy qua nhà bà ngoại tìm các chị chơi đùa, hồi đó chúng tôi luôn tụ tập ở nhà bà ngoại ngủ chung với nhau, mọi người đắp chăn thì thầm trò chuyện, vừa vui vẻ vừa náo nhiệt.
Trong ấn tượng của tôi, bà ngoại vẫn luôn là một bà lão bận rộn có quy luật, cuộc sống sinh hoạt rất lành mạnh. Sau khi ông ngoại qua đời, nhà tôi đổi sang một căn nhà lớn hơn, đón bà qua sống chung. Bà chủ động đảm đương "trọng trách" đi chợ nấu cơm, món tủ của bà là đậu cove hầm, bắp cải hầm và khoai tay xào. Lúc đầu bà nấu ăn thường thích dùng các loại dầu khác nhau để nấu, ví dụ như dầu hạt cải, dầu mè, dầu đậu phông ... Món ăn làm ra màu sắc rất đẹp, mùi vị cũng rất thơm. Mỗi lần ăn cơm tôi đều phải tranh đấu như một vị tướng. Sau này bà ngoại đọc các cuốn sách về sức khỏe, nói ăn quá nhiều dầu sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng nước trong cơ thể, liền điều chỉnh lại công thức nấu nướng, chế độ ăn uống chủ yếu là đồ thanh đạm. Bà vô cùng thích rau xanh, còn thích ăn khoai tây luộc và cà tím nữa, có lẽ là theo đuổi kiểu hương vị tự nhiên. Thi thoảng bà sẽ hấp cà rốt làm thành món khai vị, còn chu đáo hỏi tôi: "Món này có hương vị rất tự nhiên, con ăn có nhận ra không?" Dần dần, tôi cũng thấy rằng món ăn tự nhiên ăn vào càng thêm tươi ngon. Từ sau khi bà ngoại xem chương trình khoa học đời sống mỗi ngày, yêu cầu người trong nhà không được ăn thức ăn thừa, bà luôn nói thức ăn thừa để đến ngày hôm sau sẽ sinh ra chất độc, vậy nên hằng ngày đều làm món ăn vừa đủ, để không lãng phí cũng như không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bà ngoại sắp xếp sinh hoạt mỗi ngày của bản thân rất thỏa đáng, mọi thứ được thực hiện theo từng bước, cho dù có gặp phải tình huống đặc biệt cũng sẽ rất bình tĩnh. Đều đặn 6 giờ mỗi ngày bà tỉnh giấc, tập thể dục trên giường, duỗi tay, giãn chân, cực kỳ quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe. Bà ngoại rất thích xem TV. Vào các ngày trong tuần bà vừa ăn sáng vừa xem một chương trình tên là <Hoàng hôn đỏ>, cuối tuần bà sẽ chuyển đài xem <Cuộc thi tiết kiệm tiền>, xem không sót tập nào. Bà làm chuyện gì cũng rất năng nổ, tràn đầy sức sống. Ngoài ra bà còn thích xem các sự kiện thi đấu thể dục thể thao, cũng rất quen thuộc với một vài ngôi sao thể thao và các cuộc thi đấu, bà luôn nói với tôi, người trẻ tuổi nên tích cực chiến đấu đi lên.
Sau này tôi và bà ngoại thường nói về ông, ông ngoại làm việc gọn gàng nhưng tính cách gấp gáp, khá nóng nảy. Tôi luôn tò mò hỏi bà : "Bà ơi, tại sao bà không tức giận vậy?" Bà sẽ mỉm cười hỏi lại tôi : "Tức giận có thể làm chúng ta sống tốt hơn không? Nếu đã không thể, sao lại phải tự trút giận lên chính mình chứ?" Tính bà rất hòa nhã, chưa từng thấy bà cứng mặt với ai. Cho dù có ai nói điều gì không hay, bà cũng không vội vàng bác bỏ họ. Nhưng bà ngoại tôi thuộc tuýp người sống vô cùng tình cảm, nói khóc bà liền có thể khóc thành cả dòng sông, dáng vẻ tủi thân đó đáng yêu lắm lắm, sau này bố mẹ vẫn luôn trêu chọc tôi, nói tôi di truyền gen biết diễn của bà nội. Vậy nên lúc bà ngoại và bà nội ở cùng nhau, luôn là bà ngoại cười kha kha nghe bà nội nói chuyện, thi thoảng phụ họa theo vài ba câu, nhưng cũng rất vui.
Với tôi, bà ngoại là một người để dựa dẫm và an ủi, những khi tôi buồn bà luôn có thể chữa lành mọi cảm xúc, cho tôi sức mạnh. Tôi còn nhớ lúc đi học, có một lần thi không tốt, chỉ len lén kể với ngoại, bà cứ mãi xoa đầu an ủi khích lệ tôi, mùi kem dưỡng da trên người bà đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ, ngọt ngào ấm áp, có một sức mạnh làm dịu lòng người. Sau đó tôi đến học ở Thành Đô, bà ngoại đặc biệt phản đối, không ngừng nói với bố mẹ: " Con không thể để con bé phải chịu khổ như vậy, ở đâu có kiểu để một đứa nhỏ như vậy đơn độc ở bên ngoài thế được?" Sau khi tôi đi Thành Đô, hầu như mỗi ngày bà đều bảo mẹ đón tôi về, sự nhớ nhung của bà, cũng trở thành động lực để tôi kiên trì học tập.
Hai năm sau khi quay xong <Cùng nhau ngắm mưa sao băng> tôi không nhận thêm phim, mỗi ngày dính bên bà ngoại, còn nuôi hai chú chó Teddy nữa, từ từ điều chỉnh trạng thái của bản thân, sức khỏe cũng khá lên rất nhiều. Quãng thời gian đó thoải mái, mãn nguyện. Ngay cả khi bà luôn ở bên tai tôi nói không được thức khuya, nghỉ ngơi sớm đi, tôi cũng không thấy phiền, ngữ khí của bà chưa bao giờ mang theo trách móc, mà là ý vị thực lòng quan tâm tôi.
Cho đến bây giờ, thi thoảng tôi vẫn kể với bà về tình trạng và suy nghĩ của bản thân, có lúc tôi oán-trách làm diễn viên thực sự rất mệt, còn không ngừng hoài nghi bản thân rốt cuộc có thích hợp với cái vòng tròn này không. "Chỉ có người khác biệt mới có thể thay đổi thế giới, đôi khi điều khó khăn không phải kết thúc, mà là khởi đầu." Bà ngoại luôn nói với tôi như vậy, bà luôn tin rằng tôi chính là người khác biệt kia, cũng rất tự tin tôi có thể xử lý tốt mọi chuyện.
Bất tri bất giác học được ở bà rất nhiều, nhưng tiếc rằng không hoàn toàn thừa hưởng sự khoan dung, cởi mở, trầm ổn trên người bà. Có lẽ qua vài thập kỷ nữa, tôi rồi sẽ bị những vụn vặt không ngừng của cuộc sống chà đến nhẵn bóng, bất kể làm chuyện gì cũng đều thản nhiên, trông thấy gì cũng sẽ thờ ơ. Nhưng tôi của hiện tại cảm xúc đôi khi sẽ "nhảy át", luôn luôn ngắt quãng-ngoài tầm kiểm soát. Những lý lẽ mà bà ngoại an ủi tôi đều hiểu, nhưng để thực sự hiểu được không phải là chuyện dễ dàng. Sau khi trở lại quay phim, để trở lại trạng thái nhanh hơn, thường làm việc cả ngày lẫn đêm, cơ bản không có thời gian liên lạc với gia đình, tôi sẽ cố gắng dành thời gian gọi điện thoại cho bà ngoại, cố gắng giữ trạng thái tốt để trả lời những lo lắng của họ. Lúc tâm trạng không tốt sẽ che giấu, tôi dường như lấy ánh nhìn hoài nghi và sợ hãi để nhìn tất cả, nhút nhát đem đóng cửa trái tim.
Khi quay <Người đàn ông bắt được cầu vồng> vào năm 2014, mỗi rạng sáng tôi kéo lê thân thể mệt mỏi về phòng, nhìn chằm chằm vào hoa văn phức tạp trên trần nhà rất lâu rất lâu. Trong một khoảnh khắc, tôi vô cùng nhớ nhung mùi kem dưỡng da trên người bà --- Chắc là vì tôi cô độc quá chăng. Cái cảm giác cô độc bừa bãi này sẽ tồn tại khi tôi hiện hữu giữa chốn đông người, lúc một mình cũng có, hình như tôi đi đến đâu đều bị một cây cọ vô hình nhẹ nhàng nắm lấy, cách thế giới không xa cũng không gần. Tôi của khi đó đã có tư cách đi tranh giành một số tài nguyên, vì vậy tôi đặc biệt xin một căn phòng lớn, đón mẹ và bà đến đoàn tụ. Bà ngoại rất vui, đồng thời chăm sóc tôi quay phim, vẫn kiên trì những thói quen sinh hoạt của mình, hằng ngày sau khi xem xong báo và TV còn làm bài tập thể dục cho mắt, vừa tập vừa hô theo nhịp, " 1 2 3 4, 2 2 3 4"... nghiêm túc đến dễ thương.
Ngày đẹp trời luôn kết thúc rất nhanh, người tốt bụng bất chợt sẽ bị ướt trong mưa, cũng giống như trước giờ tôi chưa từng nghĩ tới bà sẽ bị bệnh nặng, lạc quan và kiên cường đối diện với bệnh tật. Đối diện với sự sống cái chết, chúng ta tranh giành, nhưng dường như là vô dụng.
Tháng 7/2016, tôi đang ở Hạ Môn quay <Hạ chí chưa đến>, lúc đó chấn thương ở eo của tôi lại tái phát, vậy nên tôi đã mời đến đoàn phim một bác sỹ trung y, vào lúc rảnh rỗi đến trị liệu cho mình. Còn nhớ khi đó đang quay thử một cảnh trong một tiết mục nghệ thuật, tôi nhận được điện thoại của người nhà nói bà ngoại bỗng nhiên không động đậy được nữa, đang được cấp cứu trong phòng cấp cứu của bệnh viện. Phút giây nghe được tin tức đó, tôi sững người, mỗi tế bào như thể bị rút ra, để không làm ảnh hưởng đến chất lượng quay phim, tôi không thể không xin tạm dừng, để làm dịu tâm trạng. Chạy vào nhà vệ sinh nước mắt đã ướt nhòa trang phục diễn, tôi không ngừng nhắc nhở bản thân phải trấn tĩnh, không thể khóc, nhưng cứ nghĩ đến việc bà ngoại có thể gặp nguy hiểm, là tôi không kìm được, bà rõ ràng là một bà lão khỏe mạnh hơn bất kỳ ai, sao đột nhiên lại ngã xuống được?
Sau khi hiểu rõ đầu đuôi, tôi lập tức nhờ bác sĩ Sở Sở đang trị liệu cho mình, thay tôi bay về nhà chăm sóc bà ngoại, cô ấy không nói hai lời liền chuẩn bị thiết bị cần thiết mau chóng bay về trong đêm.
Trong video được gửi đến, tôi trông thấy bà ngoại chỉ qua một đêm đã trở nên gầy gò ốm yếu, cả người ngủ mê không tỉnh, vừa đau lòng vừa hoảng loạn, nhưng chỉ có thể nuốt hết nỗi sợ hãi vào bụng, mỗi ngày phải tốn rất nhiều thời gian điều chỉnh trạng thái quay phim. Thời gian rảnh, tôi sắp xếp kết quả kiểm tra của bà ngoại gửi cho tất cả những bác sĩ chuyên khoa mà mình có thể liên hệ. Không may là, bà ngoại có thể mất đi khả năng ngôn ngữ, nghe được kết quả này, trong đoàn phim tôi mất ngủ cả đêm, ban ngày lúc khớp thoại phim, đôi lúc không kìm được nói với nhân viên, "Xin lỗi, phiền đợi tôi một chút, xin lỗi ...", sau đó vào nhà vệ sinh khóc để phục hồi trạng thái.
Nghe chị tôi nói, khát vọng sống của bà ngoại rất mãnh liệt, luôn miệng ăn cơm, uống thuốc, chỉ sợ thiếu đi cái gì. Trong quá trình điều trị để bổ sung i-ốt, bà ngoại liên tục ăn chuối và hồng, có mấy lần bị nghẹn đến nỗi nôn ra. Tôi lắng nghe những khó chịu trong lòng, như thể bị một chiếc máy xúc đập tan, không ngừng cầu khẩn ông trời cho con người đáng yêu này thêm chút thời gian, hy vọng bà vẫn có thể giống như mọi khi, xem TV, đọc báo, vào buổi chiều ấm áp bà mỉm cười trò chuyện với các bà lão trong sân về những gì đã qua trong cuộc đời.
Lúc phát bệnh, bà được đưa vào bệnh viện tốt nhất Thẩm Dương, nhưng bệnh tình chỉ tạm thời được khống chế, không hề có sự chuyển biến rõ ràng nào, tôi liền nghĩ đến việc đón bà đến Thượng Hải để đích thân chăm sóc, nhưng người nhà cực lực phản đối, dù tôi đã nói đi nói lại về lợi ích và sự cần thiết của việc chuyển viện, nhưng vẫn không nhận được sự ủng hộ. Sau khi thuyết phục không có kết quả, tôi hạ quyết tâm tự ý ích kỷ một lần, quyết định bí mật hành động.
Bây giờ hồi tưởng lại, đó là một giai đoạn khá là mệt mỏi hỗn loạn, trợ lý khi đó giúp tôi liên hệ với bệnh viện Thượng Hải, còn bản thân thì nhờ vả các mối quan hệ khác nhau, giải quyết vấn đề về giao thông và giường bệnh, thời gian xử lý việc chuyển viện cần rất nhiều văn kiện chứng minh và con dấu, giấu bố mẹ lén lút làm xong tất cả thủ tục. Vì bà ngoại vẫn đang trong thời kỳ đầu không thể va chạm, vậy nên tôi đặc biệt nhờ bạn bè giúp đặt máy bay tư nhân, thời điểm thanh toán như thể đã cá cược bằng tất cả tính mạng tài sản. Ngày chuẩn bị chuyển viện vẫn bị bố mẹ biết được, nhưng cũng khá suôn sẻ, họ thấu hiểu nỗi khổ tâm của tôi, cũng cùng bà ngoại đáp máy bay xuống Thượng Hải.
Đến Thượng Hải thì sóng lớn ập đến, bệnh viện Hoa Sơn căn bản không còn giường, cả hành lang đều bị kín hoàn toàn, mà bác sỹ nói 15 ngày trước khi bà phát bệnh là giai đoạn quan trọng, nhất định phải điều trị càng sớm càng tốt. Tôi chỉ có thể lên mạng tải ảnh của tất cả các bác sỹ điều trị chính bệnh viện Hoa Sơn, sau đó không ngừng nhờ người tìm hỏi các mối quan hệ,một tuần liên tục tôi ngoài lúc quay phim là cầm điện thoại nhờ vả một lượt tất cả những người có thể liên hệ, may thay khi đó nhà sản xuất của đoàn phim giúp tìm được người tiếp nhận, lúc này mới chen vào được một chiếc giường.
Sau khi ở tại bệnh viện Hoa Sơn, tình hình của bà bắt đầu có chuyển biến tốt, bác sỹ y tá vô cùng tận tâm, mỗi ngày đều ghi lại bệnh tình, từ chế độ ăn uống, bài tiết..., phân tích số liệu, điều chỉnh phương án điều trị. Ở bệnh viện của Thẩm Dương kim tiêm dùng để truyền dịch đêù là kim tiêm cứng, truyền nhiều lần lỗ kim trên tay dày đặc, mạch máu thô ráp, da dẻ cũng nhăn lại khiến người ta đau lòng. Mà bệnh viện của Thượng Hải vô cùng tỉ mỉ, bình thường đều dùng kim mềm truyền dịch, sau khi dùng các loại dụng cụ điều trị khác nhau còn giúp chăm sóc phục hồi, vậy nên tinh thần bà ngoại hồi phục rất nhanh, sau vài liệu trình đã có thể rõ ràng mở miệng nói chuyện. Mỗi ngày đợi cảnh quay đêm, tôi đều sẽ dành thời gian xem video phục hồi mà Sở Sở gửi đến, nhìn bà ngoại dần có chuyển biến tốt, trái tim tôi mới từ từ ổn định lại, thực sự biết ơn sự can đảm và kiên quyết của bản thân khi đó, gánh chịu áp lực khổng lồ, để bà ngoại lấy lại được cuộc sống mới.
Vài ngày đầu nhập viện, tôi xin nghỉ ở đoàn phim để đến bệnh viện chăm sóc bà, tiếc là sau này bắt buộc phải đi ngoại ô quay phim, chỉ có thể vội vàng sắp xếp tất cả chuyện riêng, dành hết tâm trí vào việc quay phim. Lúc xin nghỉ lần nữa vào thăm bà, bà đã khá tỉnh táo, nhưng vì xung quanh giường tương đối ồn ào, người đến người đi thăm bệnh, với việc chỉ qua một đêm đã suýt mất đi tính mạng, khiến tâm tình của bà lúc tốt lúc xấu, tôi thử liên lạc với khách sạn xung quanh bệnh viện, muốn kết hợp với bác sỹ điều trị chính cho bà được về khách sạn nghỉ ngơi vào buổi tối. Nhưng bác sỹ xem xét về bệnh tình vẫn từ chối đề nghị của tôi, bà ngoại chỉ có thể tiếp tục điều trị ở bệnh viện. Ba tuần sau, dưới sự chăm sóc của bác sỹ y tá và Sở Sở, bà ngoại bình an qua khỏi thời kỳ nguy hiểm. Tôi lại dành thêm ba ngày gấp rút liên lạc với một bệnh viện phục hồi chức năng có tiếng, nhưng sau khi bà chuyển qua vẫn mặt ủ mày chau, ngày ngày nhớ nhung kênh truyền hình của Thẩm Dương, còn phàn nàn : "Sao ta lại tự nhiên mắc cái bệnh này chứ ..." Sau này tôi mới ý thức được bà ngoại thực ra là đang nhớ nhà, bà hoài niệm nơi nhỏ bé quen thuộc kia, còn mong được ở bên người nhà hơn. Sau khi chữa trị ở bệnh viện phục hồi chức năng xong, tôi lại tìm thấy một căn hộ gia đình gần đoàn phim, giấu bà ngoại đón các anh chị em, còn có dì với cậu qua đoàn tụ, bà ngoại lúc này mới mặt mày rạng rỡ nói đã yên lòng rồi.
Tính mạng bà ngoại gặp nguy hiểm, không chịu nổi đường xóc, dưới tình huống gấp gáp, thuê cho bà ngoại một máy bay y tế chuyên nghiệp.
Nhìn thấy bà ngoại an ổn nằm trên máy bay, lòng tôi mới yên ổn.
Xử lý xong ổn thỏa đã là tháng 10 rồi, phim mà tôi quay cũng sắp đóng máy. Lúc đó tôi đã không còn sự trợ giúp của đoàn đội, vậy nên chạy đi chạy lại giữa bệnh viện và đoàn phim, mệt đến kiệt sức. Vào thời khắc giữa sự sống và cái chết, mặc dù từng bị không ít người gài bẫy, bản thân cũng gạt qua. Nhưng tôi luôn cẩn thận tìm mối quan hệ có thể giúp đỡ, chỉ cần bất kỳ cơ hội nào có lợi cho bệnh tình của bà ngoại tôi đều nắm chặt. May mắn thay, vận mệnh đôi khi không tàn khốc như những mảnh vỡ thủy tinh, mỗi người xứng đáng được phù hộ sẽ đem tất cả vô vọng tiêu tan hết, còn sót lại là bức màn của vô số những vì sao, từng cái từng cái may mắn nhỏ.
Chúng ta thường không nhắc đến những vấn đề có vẻ nghiêm trọng như "vô thường" "sinh tử", có một số chuyện thường diễn ra ngay xung quanh bạn, trông có vẻ không liên quan đến bạn, lại làm bạn thương cảm hoài niệm. Chúng ta thường lướt qua bài viết "Làm cách nào để bình tĩnh đối mặt với sinh tử", đoán cả một đời, suy nghĩ suốt kiếp, cũng vĩnh viễn không có kết luận. Bà ngoại luôn nói : "Vui vẻ mà sống cũng tốt, nghiêm túc mà sống cũng được, cái chết là chuyện chắc chắn sẽ đến, dù cách nào cũng không sai. Chỉ cần ngày hôm sau tỉnh lại vẫn còn tồn tại, chúng ta nên vui mừng vì vẫn còn thời gian."
Bà ngoại đi Disney chơi, sức khỏe đã tốt lên rõ ràng, đây là điều khiến tôi vui mừng nhất.
Bà ngoại và tôi
Đúng vậy. Thế sự vô thường. Nhưng may là, bà ngoại vẫn còn, bây giờ chúng tôi vẫn ở bên nhau. Có bà như thể có cả đoàn quân, không cần một mình phấn đấu, ở bên cạnh bà, tôi luôn có được một đặc quyền : Bất kể xảy ra chuyện gì, bà luôn đứng trước mặt tôi, ngay cả khi tôi sai.
Con người cần có tín ngưỡng, tin cái gì không hề quan trọng, nhưng bạn phải nguyện ý tin, mới có thể hiểu được những câu chuyện này.
Chúng ta rồi sẽ già, đôi mắt sẽ mệt mỏi, tinh thần cũng uể oải, sau đó không ghi nhớ được cũng chẳng nhớ lại được.
Cho dù chúng ta có quên đi tất cả, nhưng sẽ không quên đi tình yêu.
Có lẽ đến sau cùng, đây mới là ý nghĩa của tất cả.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top