Sách Biên Giới
Sau gần 12 năm Hiệp ước biên giới Việt – Trung được ký kết giửa 2 nhà nước cộng sản Việt Nam và Trung quốc, vào chiều 25/1/2011, tại Hà Nội, nhà cầm quyền CSVN đã cho các ban, bộ, như Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban Biên giới Quốc gia, Bộ Ngoại giao, Hội Khoa học lịch sử họp báo trình làng cuốn sách Biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc.
Sách ’Biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc’ dày 424 trang, có năm chương, nội dung viết về quá trình đàm phán dẫn đến việc ký kết Hiệp ước Biên giới đất liền năm 1999 và công việc phân giới cắm mốc trên thực địa, kết thúc cuối năm 2009... Sách cũng kèm theo 100 trang phụ lục bao gồm các sơ đồ, hình ảnh và văn bản liên quan tới đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Dưới sự chỉ đạo biên soạn của GS Phan Huy Lê và Cục trưởng Cục Thông tin Đối ngoại Lê Nghiêm, cuốn sách được các chuyên gia của Viện Sử học, Ủy ban Biên giới quốc gia và Đại Học Quốc gia Hà Nội gồm GS Vũ Dương Ninh (chủ biên), PGS. TS Nguyễn Minh Tường, PGS. TS Nguyễn Hồng Thao, ThS Nguyễn Trường Giang, ThS Nguyễn Thị Hường và ThS Đỗ Văn Mai thực hiện
Tại cuộc họp báo, ông Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông CSVN khoe rằng, việc xuất bản cuốn sách Biên giới trên đất liền Việt Nam -Trung Quốc là rất có ý nghĩa, và đây là lần đầu tiên Việt Nam xuất bản một cuốn sách đề cập tương đối đầy đủ, toàn diện, và chính xác về đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với Trung Quốc, bao gồm cả đường biên giới mới được hai nước chính thức xác lập một cách rõ ràng, cụ thể, bằng văn bản, trên bản đồ và trên thực địa phù hợp với luật pháp quốc tế.
Giáo sư Vũ Dương Ninh, một đảng viên 44 năm tuổi đảng, cho rằng cuốn sách sẽ giúp giải tỏa các thắc mắc của những người quan tâm tới vấn đề đường biên giới Việt –Trung. Ông còn đánh giá những chi tiết quá trình đàm phán được ghi trong sách là "rất kiên trì" và "đặt quyền lợi quốc gia lên trên hết".
Chỉ cần nhìn lại những dấu diếm của Hà Nội trong quá trình đàm phán ký kết hai Hiệp Ước Biên Giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc năm 1999 và 2000, cũng như những giải thích quanh co, trái ngược với chính những gì đã được Hà Nội công bố trước đó, liên quan đến lãnh thổ, lãnh hải, người ta có thề thẩm định được những tuyên bố nêu trên có mức độ khả tín như thế nào. Chẳng hạn như, trong quyển sách “Vấn Đề Biên Giới Giữa Việt Nam và Trung Quốc”, do nhà xuất bản Sự thật – Hà Nội phát hành năm 1979; ở trang 14, điểm số 7 với tiểu đề : “Lợi dụng việc vẽ bản đồ giúp VN để chuyễn dịch đường biên giới“, đã in rất rõ thác Bản Giốc rành rành là của VN, và bị Trung Quốc dở thói côn đồ lấn chiếm. Thế nhưng khi trả lời về vấn đề thác Bản Giốc, ông Lê Công Phụng, nguyên thứ trưởng ngoại giao kiêm trưởng đoàn đàm phán biên giới, đã giả vờ ngu ngơ nói rằng, ông ta ngạc nhiên khi khám phá ra Thác Bản Giốc hoàn toàn thuộc nước Tàu, và rằng ,Trung Quốc không những không tham lam chiếm đất của ta, mà còn “tử tế” nhường lại cho Việt nam 1/3 thác Bản Giốc. Dù rằng trong chính trong câu trả lời (2), ông Lê Công Phụng cũng thừa nhận một thực tế hiển nhiên là, cả sách của ta lẫn sách của tàu, và ngay cả Trung Quốc cũng chưa chưa bao giờ nói thác đó là của họ. Bên cạnh việc dâng nhượng cho Trung Quốc 720 cây số vuông trên bộ, trong đó có thác Bản Giốc; việc dâng nhượng hơn 11 ngàn cây số vuông trên vịnh Bắc Bộ cũng được ông Lê Công Phụng, đại diện cho đảng CSVN, giải thích quanh co và ngu ngơ tương tự.
Song song với cách giải thích quanh co, nói lấy được như vừa kể, Hà Nội đã triệt để đàn áp, trù dập tất cả những ai lên tiếng bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, lãnh hải, hoặc dám đặt vấn đề về tham vọng bành trướng của Bắc Kinh. Cả lời nói và việc làm của đảng CSVN liên quan đến vấn đề chủ quyền đất nước như vừa kể tự nó đã bộc lộ ra chủ tâm bán nước của lãnh đạo Hà Nội.
Nếu những câu hỏi cũ chưa bao giờ Hà Nội dám thẳng thắn trả lời, thì việc phát hành cuốn sách Biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc mới đây càng đặt thêm ra cho Hà Nội nhiều câu hỏi khó trả lời khác, vì sự gian trá càng rõ hơn và nhiều hơn. Chẳng hạn như:
Tại sao một hiệp ước quốc tế về biên giới giữa 2 quốc gia đã ký từ năm 1999,tức đã hơn 10 năm nay, mà Hà Nội vẫn không dám công bố nguyên văn và đầy đủ cho dân chúng của 2 nước biết?
Tại sao không công khai chính bản hiệp ước và các bản đồ để các học giả VN lẫn quốc tế nghiên cứu, mà lại phải qua một cái lưới lọc của nhà nước qua hình thức cuốn sách? Làm sao người đọc tin được cuốn sách này nói lên đầy đủ và sự thật?
Tại sao chỉ dám cho một học giả có 44 năm tuổi đảng được đọc hiệp ước và làm chủ biên tập? Lại còn chịu dưới sự chỉ đạo của Cục trưởng Cục Thông tin Đối ngoại Lê Nghiêm. Còn biết bao học giả khác trong và ngoài đảng thì sao? Họ không yêu nước hay không trung thực hay sao?
Tệ hơn nữa, tại sao tiếp tục giam giữ những người Việt yêu nước, đòi biết những phần đất, phần biển đã bị dâng nhượng cho Tàu? Tại sao không công khai các bản đồ để chứng minh là những tố cáo đảng Cộng Sản VN bán nưóc là sai? Là cố tình xuyên tạc ? v.v.... .
Với những câu hỏi như vừa kể, những câu hỏi mà người ta thừa biết là Hà Nội sẽ rất khó trả lời một cách thẳng thắn, hay sẽ trả lời theo cách nói lấy được như thường lệ; không cần phải đọc quyển sách biên giới vừa xuất bản, người ta cũng có thể khẳng định được rằng, cuốn sách này chỉ là màn 2 của vở kịch do lãnh đạo CSVN đạo diễn, mà màn 1 đã được diễn viên Lê Công Phụng diễn xong.
Ghi chú:
Khi được hỏi về thác bản giốc, ông Phụng đã trả lời: “Về thác Bản Giốc, thì đây là điều rất phức tạp. Chúng tôi cũng rất lạ là trong sách sử của chúng ta và Trung Quốc từ năm 1960 đến nay, không ai nói thác Bản Giốc có phần là của Trung Quốc. Ngay Trung Quốc cũng không nói đấy là của Trung Quốc. Còn đối với chúng ta, thác này đã đi vào sử sách, nhất là sách giáo khoa của học sinh, thành di tích, điểm du lịch được nhiều người ưa chuộng. Đây là điều mà chúng tôi rất khó hiểu, bởi lẽ trong công ước giữa nhà Thanh và Pháp, thác Bản Giốc chỉ thuộc về chúng ta có 1/3 thôi; và theo thực trạng cột mốc được cắm từ thời nhà Thanh, thì lẽ ra theo thực tiễn thì chúng ta chỉ được 1/3. Nhưng sau đàm phán, chúng ta và bạn đã thỏa thuận thác Bản Giốc được chia đôi, mỗi bên được 50%.“.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top