Chương 70:
Khi Trần Hiểu Sắt tỉnh lại thì người đang ở trong một căn phòng cũ kỹ, bốn phía tối tăm, còn có mùi tanh của động vật. Cô khẽ động người, giường trúc dưới người lập tức phát ra tiếng kẽo kẹt.
Trời ạ, đau quá, toàn thân đều đau, nhất là gáy và lưng. Cô không kiềm được mà đau khóc thành tiếng. Sau đó phản ứng đầu tiên là sờ mặt mình. Cô không bị hủy dung đấy chứ? Sạch sẽ, may quá.
Tiếng động của cô dẫn tới một người đàn ông cao cao đi vào. Người đó mở đèn trên đầu cô, sau đó ngồi cạnh giường cô hỏi: "Tỉnh rồi?"
Cô gật đầu.
"Vậy có đói không?"
Cô thấy anh ta hỏi vậy thì cảm giác mình quả thật rất đói, dạ dày hơi đau, liền gật đầu. Người đàn ông này gọi ra phía ngoài: "Mẹ! Cơm chín chưa? Cô ấy tỉnh rồi."
"Được rồi, vẫn luôn giữ ấm trong nồi!"
Chỉ chốc lát sau, bà cụ bước vào, bưng một tô cháo trong tay. Bà nói: "Con gái, ăn một chút gì đi."
Trên gương mặt xấu xí có một nốt ruồi đen thật to, trên nốt ruồi còn có ba sợi lông màu đen cho nên cô nhớ rất rõ. Bà cũng giống cô, giữa lông mày có một nốt ruồi đỏ, điều này trở thành điểm nhận biết tốt nhất trong đám bạn bè cô.
Cô thấy tô cháo nóng hổi thì nuốt một ngụm nước miếng. Người đàn ông kia nhận lất cái tô trên tay, sau đó múc từng muỗng lên thổi nguội cho cô.
Hạt gạo rất to, lúc nuốt xuống chà vào họng nhưng rất ngọt và dẻo. Cô ăn một tô lớn. Cháo xuống bụng thì cảm thấy toàn thân có tí sức lực. Cô hỏi: "Hai người cứu tôi phải không? Đây là nhà hai người ạ?"
Bà cụ xấu xí ra ngoài rồi lại quay về, thả bộ quần áo đã xếp gọn gàng của cô xuống. Bà đã giặt sạch giúp cô. Sau đó bà nói với cô: "Tôi với A Trường kéo cô về. Cô bị thương."
"À! Cảm ơn hai người!"
"Chúng tôi có đưa cô đi bệnh viện, bác sĩ bảo phải nhập viện quan sát, bảo chúng tôi đóng tiền viện phí. Chúng tôi không mang nhiều tiền như vậy nên bị đuổi ra ngoài, đành phải trở về tự chữa. Nhưng đã chụp xương, đầu cũng không việc gì." A Trường giải thích.
Cô định ngồi dậy cảm ơn bọn họ.
Cô hiểu hành động của bọn họ. Có thể kéo cô tới bệnh viện là tốt lắm rồi, không để cô phơi thây ngoài đồng không mông quạnh cô đã rất cảm ơn. Thu nhập hàng năm của người ở sơn thôn không được bao nhiêu, có thể có hai vạn đồng đã xem là giàu có. Bệnh viện thật đúng là chỗ bọn họ không thể tiêu tiền.
Cô hỏi: "Đây là đâu? Cách thành phố Z bao xa?"
Bà cụ xấu xí nói: "Không xa lắm, đi một tiếng, ngồi ba tiếng xe buýt nữa là tới."
Cô gật đầu, xa thật.
Có lẽ anh còn chưa biết mình mất tích. Hình như anh còn chưa về từ ngoài biển. Đúng rồi, còn cả Trương Thiểu Vân kia nữa, không biết có nguy hiểm gì không? Bỗng nhớ tới nhiều chuyện như vậy, đầu cô lại bắt đầu đau. Cô biết người đàn ông này tên là A Trường nên nói: "A Trường, tôi đã ngất xỉu bao lâu?"
A Trường nói: "Hai ngày rồi."
"Hả? Dài vậy à?"
A Trường nói: "Đúng vậy, cô bị đụng phải đầu."
Cô sờ sờ đầu mình, chỗ băng ở gáy đau nhói.
A Trường nói tiếp: "Trên đùi cũng bị thương, có lẽ bây giờ không thể đi đường, ít nhất phải dưỡng hơn chục ngày."
Cô xốc chăn mình lên, thấy quả thật trên đùi phải mình bọc một tầng băng rất dày. Aiz! Không khỏi nhớ tới thời gian này năm ngoái cô cũng vết thương chồng chất mà sống qua rất nhiều ngày.
Cô thử xuống giường nhưng cái chân kia hoàn toàn không chống được người cô khiến cô ngã thẳng xuống đất.
Chân cô không có cảm giác? Thảo nào cô không cảm thấy đau. Sao lại thế này? Cô bị sợ tới mức khóc lớn lên.
A Trường đỡ cô đặt lên giường lần nữa, nói với cô: "Đừng lo. Là vì quá lâu không hoạt động nên mạch máu không thuận, hoạt động chút là được rồi."
"Có thật không?"
"Thật. Trước kia tôi bị té gãy chân cũng như thế này."
Cô lau nước mắt, dũng cảm nói: "Vậy tôi từ từ đợi."
Cô mượn quần áo của họ. Họ đúng là tốn nhiều. Đợi về sẽ trả lại toàn bộ.
A Trường nói: "Cô cứu mẹ tôi trước, bọn tôi phải cảm ơn cô mới đúng. Có muốn ra ngoài ngồi một chút không?"
Cô nói: "Được. Tôi thấy mình sắp mốc lên rồi!"
A Trường bế cô ra ngoài. Vừa ra ngoài thì thấy, oa! Một chỗ thật xinh đẹp! Trên núi xanh biếc cao sừng sững khói trắng lượn lờ, dưới chân núi còn có một hồ nước rất lớn. Mấy con ngỗng cổ trắng đang bơi trong nước. Chỗ chúng bơi qua sóng gợn lăn tăn tựa như vẩy trân châu. Cô không kiềm được mà khen ngợi: "Một thế ngoại đào nguyên! A Trường, hai người vẫn luôn sống ở đây à?"
A Trường nói: "Không. Tôi là trẻ mồ côi, lúc mười lăm tuổi mới tới đây, là bà nội nhận nuôi tôi."
Gió nhẹ phẩy tóc cô. Cô chỉ chỉ một cái ghế đá trong sân, nói: "Tôi muốn tới đó ngồi."
A Trường đặt cô xuống, mình thì đi làm công việc thợ mộc. Từ hình dạng và dáng vẻ thì thấy là một cây gậy chống. Cô quan sát xung quanh tiếp, bụi cây leo leo lên tường rào, chỉnh tề, từng cái đều là hình bình hành tiêu chuẩn. Còn cả góc tường để một đống đồ lớn lớn nhỏ nhỏ. Cô chỉ vào một con ngựa gỗ ở góc tường hỏi: "Những thứ này đều do anh làm à?"
A Trường gật gật đầu, nói: "Đúng vậy."
"Oa! Tay nghề rất khéo léo."
A Trường nói: "Còn có rất nhiều thứ chơi vui, có muốn xem không?"
"Muốn!"
A Trường đã mài xong cây gậy chống, đi tới đưa cho cô, nói: "Được rồi, có nó sẽ thoải mái hơn một chút."
Cái này thật không tệ. Cô thử thì thấy rất hợp! Không nhịn được mà khen: "A Trường giỏi quá!"
A Trường để lộ hàm răng trắng như tuyết, cười vô cùng vui vẻ. Anh rất thích lời khen ngợi.
"A Trường này, sao xung quanh không có những thôn dân khác mà chỉ có hai người?" Cô khó hiểu hỏi.
A Trường nói: "Vì vợ tôi."
"Vợ?"
"Ừ. Cô ấy đã mất rồi."
"Xin lỗi."
"Vợ tôi mắc bệnh tâm thần, thường vừa khóc vừa gây ầm ĩ, xung quanh đều không thích cô ấy. Vì vậy chúng tôi dẫn cô ấy ra ngoài. Nhìn xem, thôn ở đó đó." Anh ta dùng một ngón tay chỉ chân núi.
Cô nhìn xuống, nhìn qua khe lá thấy vài mái nhà cong cong, cách chỗ này khá xa.
"Lúc vợ mất tôi đang ở ngoài, không kịp về nhìn mặt cô ấy lần cuối. À, đúng rồi, quần áo là của cô ấy, không ngại chứ?"
Cô nói: "Không ngại! Xem ra tình yêu của hai người rất đẹp. Thứ cho tôi mạo muội hỏi một câu, anh không phải người cùng tộc với bà phải không?"
A Trường nói: "Không phải. Tôi không nhớ được nhiều chuyện lúc còn bé cho lắm, chỉ nhớ rõ tôi đi theo cha mẹ hối hả ngược xuôi hàng ngày."
"Thật là cực khổ! Xem ra tôi hạnh phúc hơn nhiều. Tên tôi là Trần Hiểu Sắt. Chúng ta làm bạn đi."
A Trường cười cười, lộ ra hàm răng trắng như tuyết của anh ta.
A Trường đẩy một cánh cửa ra mời cô đi tham quan.
Cô quả thực như thấy được một vương quốc của gỗ. Bên trong đều là các loại động vật nhỏ được điêu khắc từ gỗ, lớn lớn nhỏ nhỏ nhiều vô cùng, giống y như đúc, rất sống động. Có vài động vật nhỏ còn có thể di chuyển, lên dây cót, cũng có thể đi lại. cô lại kêu lên lần nữa: "Tay nghề nghệ thuật gia! A Trường, những thứ này có từng đưa đi triển lãm chưa?"
"Chưa từng."
"Vậy dùng nó để đổi lấy tiền?"
"Cũng không."
"Chẳng lẽ là sở thích của anh?"
"Không phải. Những thứ này đều là đồ chơi tặng cho trẻ con."
"A, thì ra là vậy. Vậy nó mấy tuổi? Sao không thấy nó?"
"Nó cũng đã chết."
"Hả? Bị bệnh à?"
"Không phải."
"Xin lỗi, lại gợi lên chuyện đau lòng của anh."
"Không sao. Nó đã chết lâu rồi."
Còn nhỏ thì lang bạt kỳ hồ, trung niên thì để tang con lại để tang vợ. A Trường à, ba cái khổ trong cuộc đời thì anh có hết rồi. May mà anh còn có bà nội xấu xí. Hai mẹ con họ có thể nương tựa nhau.
Cô không cẩn thận đạp phải thứ gì đó, chờ nhìn rõ thì sợ tới mức ngồi xổn xuống dưới đất. Cô dùng bàn tay chỉ thứ đó, nói: "Rắn! Rắn."
A Trường nhặt con rắn lên, nói: "Đây là giả. Có điều bọc da thật. Da này đã ngâm qua dầu, sẽ không thối."
Cô cầm lên xem, miệng lẩm bẩm: "Điều này cũng quá con mẹ nó giống rồi." Sau đó ngẩn người: "A Trường, có thể cho tôi con rắn này không?"
A Trường nói: "Đương nhiên có thể. Cô thích à? Tôi có thể làm thêm mấy con."
"À, một con là đủ rồi."
"Còn một con trăn dài năm thước, thích không tôi tặng?"
Cô vội lắc đầu, nói: "Anh khách sáo quá."
Chỗ quỷ quái này không có sóng điện thoại, điều này cho thấy di động của cô không có chỗ dùng. Di động vẫn luôn bị cô mân mê tới mức không còn pin, cuối cùng nổi giận vứt đi.
Chỗ ngủ ban đêm của cô là một cái giường gần cửa sổ.
Sàng tiền minh nguyệt quang.
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt.
Đê đầu tư cố hương.
Đây thật là một chỗ ngâm thơ, tu tiên tốt. Liên Hạo Đông à Liên Hạo Đông, anh đang ở đâu? Lúc em không có ở đó anh sẽ không theo Trương Thiểu Vân kia chứ? Càng nghĩ càng phiền lòng, cuối cùng dứt khoát bịt chăn ngủ.
Dưới gường cô ngủ là một cái chuồng heo. Nghe nói heo nái dưới đó sắp đẻ, cổ họng kêu ư ử suốt, quấy rầy cô càng thêm bực dọc.
Phương Nam ẩm ướt nên rắn cũng nhiều, nhà ở quê đều quen xây lên cao, bên dưới nuôi vài con vật, vừa chống ẩm vừa chống rắn.
Cô bỗng nhớ Lâm Mễ Mễ ở Bắc Kinh, than thở: "Nếu Mễ Mễ biết mình đang ngủ với heo, có thể cười nhạo mình không?" Chuyện này ngàn vạn lần không thể để cô ấy biết.
Phòng cô ngủ có một cái cửa nhỏ, bà nội xấu xí đi qua gõ cửa, nói: "Cô nhóc, nước đã nấu xong rồi, đi tăm đi."
"A, vâng!" Cuối cùng có thể thoải mái rồi. Mùi phân heo thật quá khó ngửi.
Tắm trong một cái chậu gỗ, chắc là A Trường làm. Cô đi qua, kéo chặt cửa lại rồi kéo rèm vài, sau đó cởi hết quần áo. Hôm nay cô không mặc áo ngực vì sau lưng có một vết bầm lớn, rất đau.
Cửa được cô đóng kín bỗng rung động.
Cô sợ tới mức rùng mình, khẽ kêu: "Là ai?"
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top