Thử tài siêu máy tính
Mặc dù lần trước Nhật Minh tiết lộ cho tôi về khả năng ghi nhớ thần tốc của cậu ấy, nhưng trong lòng tôi vẫn muốn thực sự xác minh tính chân thực của những lời nói ấy. Cơ hội rồi cũng tới.
Thứ 4 được xem là ngày học ngạt thở nhất trong tuần đố với ban tự nhiên. Bởi vì hôm ấy, chúng tôi ngoài 2 tiết vật lý, còn lại là 1 tiết sử, 1 tiết địa lý và 1 tiết văn học. tất cả giáo viên đều là những người nổi tiếng khó tính. Tuy nhiên, nếu để ý một chút, nắm bắt được thói quen và sở thích của các giáo viên này, thì mọi người sẽ không bao giờ cảm thấy khó chịu với ngày thứ 4 đến vậy.
Nhưng tôi nghĩ, chắc ít có ai nhận ra được những thói quen và sở thích kỳ lạ ấy của các thầy cô giáo. Và cũng vì tôi muốn kiểm tra xem phán đoán của mình có chính xác hay không, tôi đã làm cuộc thí nghiệm. Đối tượng thí nghiệm, dĩ nhiên là siêu máy tính.
----
Tiết đầu tiên: Địa lý.
Thói quen của thầy giáo địa lý là sẽ ưu tiên kiểm tra người xung phong trả bài. Sở thích của thầy là vở phải ghi chép cẩn thận bằng 1 màu mực. nếu không, thầy sẽ bắt chép lại nguyên cuốn tập bài học. Thầy cũng chỉ hỏi những câu hỏi phụ nằm trong phần bài giảng, không có trong sách giáo khoa. Nếu không chú ý nghe giảng và ghi chép lại, sẽ khó có câu trả lời.
Do đó, khi thầy hỏi: "Hôm nay có bạn nào xung phong không?", tôi liền nhanh miệng đáp "Dạ, Nhật Minh." Khỏi phải nói, cô bạn cùng bàn của tôi sủng sốt thế nào.
Thầy giáo: "Vậy mời Nhật Minh lên bảng".
Phán quyết đã đưa ra, mọi người trong lớp như vừa trút xong 1 gánh nặng. Đang chờ đợi xem số phận người vừa được gọi tên hôm nay sẽ thế nào.
Nhật Minh không nhanh, không chậm lên bảng. Thầy giáo xem tập ghi chép một lượt, sắc mặt hơi đổi, đến cuối còn mỉm cười. Nụ cười hiếm thấy.
Thầy giáo: "Em thật sự ghi chú rất tỉ mỉ. Bài tập trong sách giáo khoa cũng chuẩn bị rất chu đáo".
Tôi như vừa nghe một tiết sấm. "Cái gì? Bài tập trong sách?" - Tôi lẩm bẩm. Không chỉ riêng tôi, một số bạn trong lớp cũng không khỏi xì xào 1 phen về cái vụ bài tập trong sách giáo khoa. Lý do là lớp chuyên ban tự nhiên sẽ được giảm tải áp lực bài tập của các môn xã hội, cho nên, bài tập trong sách giáo khoa chỉ để tham khảo, không bắt buộc làm.
Tiếp theo đó, thầy giáo đặt 1 câu hỏi, câu này chỉ cần học thuộc lòng kiến thức trong sách là có thể trả lời. Không ngoài mong đợi, Nhật Minh trả lời rất lưu loát.
Tới phần câu hỏi phụ, thầy giáo lại đặt một câu hỏi chỉ có trong phần bài giảng. Không chỉ vậy, còn yêu cầu dự vào bản đồ và atlat để giải thích.
Tôi trong lòng khi đó cũng náo động một phen. Bởi lẽ, tôi biết sẽ trả lời thế nào, song, nếu kêu giải thích cùng với bản đồ và atlat, thật sự là làm khó dễ.
Nhưng cái người bạn cùng bàn trước sau không thay đổi sắc mặt kia vẫn không nhanh, không chậm, đi đến hai cái hình treo trên bảng, lần lượt giải thích, rất lưu loát. Không chỉ vậy, tôi còn cảm thấy cái câu trả lời này còn nhiều thông tin hơn là thầy giáo giảng hôm trước ahh. Tôi thật sự đã đánh giá thấp năng lực của cậu rồi.
Kết quả: Thầy giáo địa lý giống như vừa nhặt được một nhân tài trong mớ lộn xộn của ban tự nhiên, miệng tươi cười, không tiếc lời khen ngợi. Lần đầu tiên, lớp tự nhiên có một học sinh đạt được điểm 10 khi trả bài môn địa lý.
Nhật Minh sau khi được khen cũng không tỏ ra có được thành tựu gì đáng kể, bình tĩnh quay lại chổ ngồi. Ném cho tôi một cái liếc không rõ tư vị gì.
----
Tiết học thứ 2: Lịch sử
Thói quen của thầy giáo dạy môn này là làm kiểm tra đầu giờ. Thay vì gọi học sinh trả bài thì cho cả lớp làm bài kiểm tra. Điều đặt biệt là thời gian kiểm tra chỉ trong vòng 7 phút. Do đó, cứ đến giờ này là mọi người tự giác để sẵn giấy kiểm tra trên bàn, sẵn sàng làm bài.
Sở thích của thầy là câu hỏi của bài kiểm tra sẽ không phải giới hạn ở bài vừa học hôm trước mà là cả chương hôm trước.
Nhưng hôm ấy, thầy lại không yêu cầu lớp làm bài kiểm tra.
Thầy giáo: "Hôm nay tôi gọi lên bảng trả bài. Không yêu cầu về thông tin của chiến dịch A mà còn phải vẽ được bản đồ tiến công".
Đây thực sự là tai họa. Thật là khó có thể nghĩ ra loại yêu cầu này. Hầu hết mọi người trong lớp như ngồi trên bếp lửa. Vì ai cũng chăm lo học thuộc lòng để làm kiểm tra, thời giờ đâu mà ngó tới mấy cái bản đồ chiến lược tiến công. Nhưng có 1 trường hợp ngoại lệ. Trong đầu tôi chợt nghĩ "Siêu máy tính, trí nhớ thần tốc, nhất định cứu lớp khỏi tai họa này".
Thầy chuẩn bị gọi tên. Trong lúc thầy còn đang do dự. Tôi lên tiếng: "Dạ, Nhật Minh xung phong".
Khi người bên cạnh tôi còn chưa kịp phản ứng, mọi ánh mắt trong lớp đổ dồn về phía chúng tôi.
Thầy giáo "Vậy mời Nhật Minh".
Vẫn như trước, không nhanh, không chậm lên bảng. Mọi người trong lớp lại một phen mừng thầm vì có người chịu tội thay. Cũng không ít người cầu mong Nhật Minh phát huy cái thần thái ở tiết học đầu tiên một lần nữa, vì sợ nếu kết thúc nhanh quá, thầy sẽ tiếp tục gọi người thứ 2.
Còn tôi, tôi chỉ là muốn thử nghiệm siêu máy tính.
Đúng như tôi dự cảm, Nhật Minh trả lời trôi chảy hết những câu hỏi thầy giáo đặt ra. Điều đáng chú ý là cậu ấy thực sự đã vẽ ra được cái gọi là bản đồ chiến lược tiến công. Lúc đó, trong lòng tôi bắt đầu có ý mắng chửi. "Không phải cậu ấy sao y cả cái bản đồ trong sách giáo khoa vào đầu rồi à? Mà nếu có nhớ, sao lại có khả năng vẽ ra được như vậy? Siêu máy tính này còn là máy in 3D à?"
kết quả: Khỏi phải nói, thầy giáo lịch sử và các bạn trong lớp bị một phen kinh ngạc như thế nào. Và thái độ của thầy giáo này cũng có khác gì thầy giáo địa lý vừa rồi đâu.
----
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top