HÌNH TƯỢNG CÂY XÀ NU

Mở đầu tác phẩm, nhà văn tập trung tái hiện hình ảnh một rừng xà nu bên "con nước lớn đầu làng" và "nằm trong tầm đại bác của đồn giặc": "Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và xẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào đồi xà nu cạnh con nước lớn".

Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn chọn hình tượng tiêu biểu này. Tác giả miêu tả cây Xà nu ngay ở đầu tác phẩm giúp người đọc ấn tượng ngay từ đầu về vùng đất Tây Nguyên xa lạ, một xứ sở đẹp tươi Từ chỗ tả thực, rất tự nhiên, hình ảnh xà nu đã trở thành một biểu tượng

Cây xà nu gắn bó với người Tây Nguyên, là nhân chứng lịch sử. Giữa cuộc đụng độ lịch sử quyết liệt giữa làng Xô Man với bọn Mĩ - Diệm. Rừng xà nu cũng nằm trong cuộc đụng độ ấy. Xà nu hiện ra với tư thế của sự sống đang đối diện với cái chết, sự sinh tồn đối diện với sự hủy diệt. Ấy thế mà cho dù long gốc, bị chặt đứt ngang cây nhựa đỏ như máu, cây xà nu vẫn biểu hiện cái sức sống bền bỉ, không bom đạn nào có thể phá hủy được. Hàng vạn cây xà nu kết lại thành rừng, anh dũng bám trụ, chiến đấu. Rừng Xà nu cũng như làng Xôman, chịu nhiều đau thương bởi sự tàn phá ác liệt của kẻ thù. Đạn đại bác rót thành lệ mỗi ngày sát thương biết bao cây Xà nu "Cả rừng Xà nu hàng vạn cây, không cây nào không bị thương" giống như thân thể những con người đầy thương tích. Có những cây bị chặt đứt ngang thân minh , đau đớn như cái chết của anh Xút, bà Nhan, của Mai và đứa con vừa đầy một tháng tuổi. Có những cây bị thương, nhựa cây ứa ra tràn trề, chỗ bị thương bầm lại "đen và đặc quyện như máu" giống như nỗi uất hận chôn chặt trong lòng Tnú, trong lòng người Xô man đợi ngày trả thù. Đau thương thế nhưng Xà nu lại có sức sống thật mãnh liệt không gì dập tắt nổi. Nó hào hùng ngay cả trong đơn đau. Đạn đại bác của kẻ thù khoong giết nổi rừng Xà nu. Gần 20 lần, nhà văn nói đến rừng xà nu, đồi xà nu, cây xà nu, cành xà nu, ngọn và lá xà nu, nhựa xà nu, khói và lửa đuốc xà nu,... mỗi lẩn xuất hiện, cây xà nu mang một dáng vẻ kì lạ, tất cả đều mang ý nghĩa tượng trưng cho khí phách anh hùng và sức sổng mãnh liệt của dân làng Xô Man, của núi rừng Tây Nguyên kiên cường bất khuất! Xà nu trở thành mảnh hồn của làng Xô Man, của Tây Nguyên và cao hơn, trở thành hình tượng đại diện cho chính Tây Nguvên.

Dưới làn mưa đạn của kẻ thù "Xà nu đổ ào ào như một trận bão". Nhưng cạnh một cây mới ngã gục, 4-5 cây con mọc lên, nhọn hoắt hình mũi tên lao thẳng lên bầu trời" Tác giả sử dụng cách nói đối lập (ngã gục - mọc lên; một - bốn năm) đế khẳng định một khát vọng thật của sự sống. Hình tượng rừng xà nu đem đến cho ta nhiều liên tưởng sâu sắc về thế trận chiến tranh nhân dân, về người người lớp lớp, về biểu tượng "một rừng cây, một rừng người", về sự hi sinh và đóng góp xương máu cùa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong kháng chiến. Đó là hình ảnh người dân làng Xô man nối tiếp nhau trưởng thành và chiến đấu, những con người mang vẻ đẹp của Xà Nu. Cụ Mết tiêu biểu cho ngọn lửa quật khởi của dân làng. Cụ nuôi giữ ngọn lửa cháy khát vọng và tự do và lòng trung thành với cách mạng.. Cụ Mết như cây cổ thụ to lớn, vững trãi "ưỡn tấm ngực của mình che chở cho dân làng". Tnú như cây Xà nu đã trưởng thành. Từ một cậu bé liên lạc Tnú trở thành cán bộ lãnh đạo dân làng Xô man. Kẻ thù đã bắt được Tnú, dùng giẻ có tẩm nhựa Xà nu đốt 10 ngón tay Tnú. Bàn tay anh mỗi ngón chỉ còn 2 đốt, "nhưng ngón tay còn 2 đốt cũng bắn súng được". Tnú vẫn vững vàng như cây Xà nu với sức sống bất diệt. "Không gì mạnh bằng cây Xà nu đất mình". Không gì mạnh bằng sức sống bất diệt của dân làng Xô man. Mai ngã xuống thì đã có Dít lên thay thế "chị bí thư kiêm chính trị viên xã đội" còn vững vàng hơn cả chị gái mình. Khi bằng tuổi Heng. Tnú chỉ làm liên lạc. Cậu bé Heng bây giờ, vai khoác súng trường tự hào dẫn Tnú đi qua những "ác chiến điểm" đang sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù..

Để khắc họa hình tượng rừng xà nu, ngoài phép nhân hóa, tác giả sử dụng cảm hứng sử thi với nhiều thủ pháp thường thấy trong các thiên anh hung ca. Trong truyện không dưới 20 lần nhà văn nói đến xà nu. Chất sử thi của truyện sẽ không thể trở thành giọng điệu chính của tác phẩm nếu thiếu đi hình tượng xà nu được khai thác từ nhiều góc độ, được lặp lại nhiều lần đến như vậy. Xà nu có mặt mọi nơi, mọi lúc trong cuộc sống, trong chiến đấu của con người. Lửa xà nu thổi cơm. Đuốc xà nu soi cho Dít giã gạo, soi đường cho dân làng vào rừng lấy giáo mác. Gỗ xà nu dùng làm bảng để học cái chữ. Mười đầu ngón tay Tnú bị tẩm dầu xà nu đốt cháy như mười bó đuốc lớn, để rồi "cả rừng xà nu ào ào rung động". Xà nu có mặt trong đời sống, xà nu tham dự vào những sự kiện trọng đại cùa con người. Xà nu mang âm hưởng sử thi và khí vị Tây Nguyên rất rõ. Những lớp nghĩa khác nhau được người đọc tiếp nhận ở hình tượng rừng xà nu chính là nhờ cách viết vừa kể, vừa tả, vừa gợi liên tưởng, tưởng tượng của tác giả.

Câu văn mở đầu được lặp lại ở cuối tác phẩm "Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời" Hình ảnh đẹp và đầy chất thơ tráng lệ, nó như một điệp khúc trong bản nhạc trầm hùng ngợi ca sức sống mãnh liệt và bất diệt của con người Tây Nguyên nói riêng và con người Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước vĩ đại. Ấn tượng đọng lại trong kí ức người đọc mãi mãi chính là cái bát ngát của cánh rừng xà nu kiêu dũng đó.hình ảnh rừng Xà nu lại được miêu tả như một điệp khúc. .

Hình tượng cây Xà nu là một sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Trung Thành. Nó đã giúp người đọc sống lại một thời kì lịch sử vô cùng đau thương và oanh liệt của dân tộc. Hình tượng đo cho chúng ta thấy sức sống không gì dập tắt nổi của người dân Tây Nguyên. Từ đó chúng ta cũng hiểu con người VIệt Nam đã kiêu hãnh, bền bỉ như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

(Sưu tầm và chỉnh sửa)

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top