Rủi ro trong thanh toán quốc tế
2. Rủi ro trong thanh toán quốc tế là gì?
a. Thanh toán quốc tế:
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả về tiền tệ phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng và dịch vụ phi mậu dịch giữa các tổ chức kinh tế quốc tế, giữa các hãng, các cá nhân của các nước khác nhau để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng các hình thức chuyển tiền hay bù trừ tiền trên các tài khoản tại các ngân hàng.
Hay nói cách khác, thanh toán quốc tế là việc trao đổi các hoạt động kinh tế và thương mại giữa các quốc gia làm phát sinh các khoản thu và chi bằng tiền của nước này đối với một nước khác trong từng giao dịch hoặc trong từng định kỳ chi trả do hai nước quy định.
Thanh toán quốc tế có các đặc điểm quan trọng như:
- Liên quan đến các chủ thể kinh tế của các quốc gia khác nhau
- Liên quan đến ngoại tệ và các phương thức chuyển đổi, tỷ giá, v.v…
- Tiềm ẩn rủi ro cao và hậu quả rủi ro thường rất lớn
- Tuân thủ các điều kiện cụ thể của các chuẩn mực và thông lệ quốc tế
b. Rủi ro trong thanh toán quốc tế:
Thanh toán quốc tế tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và hậu quả của nó thường rất lớn. Và ta có định nghĩa: rủi ro trong thanh toán quốc tế là những rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện thanh toán quốc tế liên quan đến các giao dịch quốc tế, nguyên nhân phát sinh từ quan hệ giữa các bên tham gia thanh toán quốc tế như nhà xuất khẩu, nhập khẩu, các ngân hàng hay các tổ chức cá nhân và các tác nhân trung gian... hoặc do những nhân tố khách quan khác gây nên như thiên tai, chiến tranh, chính trị...
Rủi ro trong giao dịch thanh toán quốc tế cũng có điểm giống như rủi ro giao dịch thương mại trong nước nhưng khoảng các về địa lý, những khác biệt về văn hóa, luật pháp,... làm tăng thêm các khó khăn cũng như hậu quả.
II. Phân loại rủi ro trong thanh toán quốc tế
- Nguyên nhân và hậu quả:
Để đánh giá được rủi ro và đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro chúng ta có thể phân loại rủi ro theo những nguyên nhân phát sinh ra nó.
1. Rủi ro thương mại:
Rủi ro thương mại là loại rủi ro hiện diện trong tất cả các giao dịch giữa các cá nhân cũng như tổ chức. Nhưng rủi ro trong giao dịch quốc tế thường phức tạp và khó xử lý hơn so với rủi ro trong giao dịch nội địa. Nó được xem xét từ phía người xuất khẩu và người nhập khẩu :
a. Đối với người xuất khẩu:
- Những khuyết tật của khâu thanh toán tiền hàng
- Sự suy yếu tài chính hay mất khả năng thanh toán của người mua hàng
b. Đối với người nhập khẩu:
Những vi phạm các điều khoản trong hợp đồng như:
- Sự chậm trễ trong quá trình vận chuyển hàng hóa gây ảnh hưởng tới tiến độ công việc hay trong công việc với đối tác
- Số lượng hàng nhận được không như trong hợp đồng
- Sự thay đổi về điều kiện và thời gian thanh toán không như dự kiến sẽ làm xáo trộn kế hoạch cũng như dẫn đến nhiều khó khăn nếu như người nhập khẩu phải đi vay để trả tiền hàng
- Giá cả thay đổi không như đã thống nhất trong hợp đồng dẫn đến nhiều bất lợi như phải bỏ hợp đồng vì không đủ khả năng thanh toán khi giá tăng lên so với thỏa thuận hay phải chấp nhận mức giá cao.
- Những thay đổi trong điều kiện vận chuyển hàng hóa có thể dẫn đến việc chậm trễ trong giao hàng hay vận chuyển
- Chất lượng của hàng hóa không được như trong hợp đồng gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình hay công việc
- Nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa không như quy định trong hợp đồng dẫn tới việc chất lượng có thể không đảm bảo
- Điều kiện về vệ sinh, y tế của hàng hóa không như trong giấy chứng nhận dẫn tới khả năng hàng hóa không được nhập vào trong nước
- Rủi ro về bảo hiềm: khi bất trắc, rủi ro xảy ra, mặc dù đã mua hợp đồng bảo hiểm thì số tiền nhận được thấp hơn so với những khoản đã bỏ ra
- Rủi ro liên quan đến chi phí hàng phải lưu kho: hồ sơ chứng từ đến chậm dẫn tới việc hàng không thể nhận được đã đến phải mất một khoản gọi là chi phí lưu kho.
Nguyên nhân của rủi ro thương mại:
- Do khoảng cách vềđịa lý dẫn đến việc hai bên xuất - nhập khẩu thiếu thông tin về nhau.
Bên xuất khẩu không nắm được khả năng thanh toán của bên nhập khẩu.
Bên nhập khẩu không nắm được khả năng thực hiện hợp đồng của bên xuất khẩu.
- Do sự thiếu hiểu biết của hai bên về pháp luật thương mại quốc tế cũng như pháp luật thương mại của hai nước.
2. Rủi ro trong thanh toán:
Đây là những bất ngờ, gây hậu quả tổn thất cho các bên tham gia thanh toán.
2.1. Rủi ro tín dụng: Rủi ro mất khả năng thanh toán của một trong các bên tham gia vào thanh toán , đặc biệt trong phương thức tín dụng chứng từ
- Rủi ro tín dụng của người nhập khẩu:
Khi nhà nhập khẩu trong hoạt động kinh doanh của mình bị vỡ nợ, phá sản mất khả năng thanh toán sẽ gây rủi ro cho ngân hàng phát hành thư tín dụng L/C. Khi ngân hàng phát hành L/C thay mặt người nhập khẩu cam kết trả tiền cho bên xuất khẩu, trong trường hợp các ngân hàng không yêu cầu ký quỹ 100% mà lại tài trợ cho vay đối với người nhập khẩu, gặp trường hợp mất khả năng thanh toán của người nhập khẩu, rủi ro trong thanh toán hàng nhập sẽ xảy ra, gây không ít khó khăn tổn thất cho ngân hàng phát hành.
- Rủi ro tín dụng của người xuất khẩu:
Thường xảy ra trong trường hợp ngân hàng thực hiện chiết khấu chứng từ đối với hàng xuất khẩu, sự thiếu sót trong khâu kiểm tra chứng từ, gây tình trạng sai sót trong hồ sơ thanh toán dẫn đến bị từ chối thanh toán, lúc đó ngân hàng chiết khấu có quyền truy đòi lại số tiền đã thanh toán cho người xuất khẩu, song nếu người xuất khẩu không còn khả năng thanh toán sẽ gây hậu quả rủi ro cho ngân hàng chiết khấu.
- Rủi ro tín dụng của ngân hàng phát hành:
Nếu ngân hàng phát hành mất khả năng thanh toán vì một số lý do nào đó, hoặc bị đóng cửa, hoặc bị phá sản vỡ nợ ... sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng chiết khấu và người xuất khẩu.
Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng:
- Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng thương mại hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt, chịu sự chi phối lớn của các quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh... nên phải thường xuyên đối mặt với rủi ro từ mọi phía. Có khi do giá cả thay đổi, do công nghệ lạc hậu, khả năng quản lý và điều hành yếu kém, khủng hoảng tài chính... gây phản ứng dây chuyền khiến các doanh nghiệp gặp khó khắn, thua lỗ trong kinh doanh, thậm chi thua lỗ, vỡ nợ phá sản
- Do thông tin tín dụng không đầy đủ, nếu một bến không năm vững tình hình tài chính, uy tín thanh toán của đối tác, không am hiểu, không kiểm tra được các thông số kỹ thuật và hiệu quả của dự án mà mình tài trợ thì rủi ro tín dụng là điều khó tránh khỏi. Đây chinh là thông tin không cân xứng.
2.2 Rủi ro đạo đức
Khái niệm: Là những rủi ro xảy ra khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình gây thiệt hại tới quyền lợi của người khác. Đạo đức hay còn được hiểu là tín nhiệm, uy tín trong kinh doanh. Đây là vấn đề quan trọng trong thương mại và thanh toán quốc tế, vì các bên đối tác tham gia thương vụ thường ở rất cách xa nhau, thậm chí không hề gặp mặt nhau trong quá trình thực hiện thương vụ.
- Rủi ro đạo đức của nhà nhập khẩu: Nếu khách hàng Nhập khẩu không phải là bạn hàng lâu năm, có tín nhiệm thì rất dễ có những hành vi lừa người bán xếp hàng lên tầu, rồi trì hoãn, từ chối thanh toán bằng những thủđoạn nghiệp vụ bắt lỗi sai sót chứng từ, ép giá người bán để thu lợi cho mình. Trong nhiều trường hợp nhà xuất khẩu đành chịu bán lỗ còn hơn thuê tàu chở hàng về, có khi do giá cả hàng hóa nhập khẩu giảm người mua hàng sợ thua lỗ trong kinh doanh cố tình không nhận bộ chứng từđể lấy hàng, hoặc trì hoãn không thanh toán nên đẩy Ngân hàng vào tình thế khó khăn tong xử lý vốn, đặc biệt trong nghiệp vụ trả chậm. Ngoài ra tính chân thực của hồ sơ chứng từ rất quan trognj vì có những sự lừa đảo trong lập chứng từ của ngân hàng "Ma".
- Rủi ro đạo đức của nhà xuất khẩu: Khi nhà xuất khẩu cố ý giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, nhưng lại xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo phù hợp với các điều khoản ký kết của hợp đồng thương mại, hoặc nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ khống giả mạo (không giao hàng) Ngân hàng theo bộ hồ sơ hoàn hảo vẫn buộc phải thực hiện thanh toán cho người hưởng lợi, khi đó Nhà nhập khẩu phải gánh chịu mỏi rủi ro. Nếu ngân hàng tài trợ cho người nhập khẩu thì rủi ro này ngân hàng cũng phải chịu đựng. Bởi vậy người mua phải có những biện pháp kiểm tra thông tin qua các hãng vận tải xem hàng hóa có thực sựđược giao lên phương tiện vận tải hay không, nếu phát hiện có dấu hiệu lừa đảo thì cần kết hợp với ngân hàng đưa ra những biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Trường hợp giá cả hàng hóa quốc tế tăng, người bán hàng sợ thiệt không muốn giao hàng cho người mua hàng nữa, điều này gây thiệt hại cho người mua, vì kế hoạch sane xuất kinh doanh bị phá vỡ. Tất cả những vi phạm trên của nhà xuất khẩu đềđược coi là rủi ro đạp đức.
- Rủi ro đạp đức của nhà chuyên chở: Người bnas hàng giao hành cho người chuyên chở, nhưng bị họ lừa đảo, nhận hàng lấy tiền rồi biến mất hoặc bán mất hàng. Trong khi đó ngân hàng vẫn phải thực hiện việc thanh tóa cho nguwoif bnas hàng theo hồ sơ chứng từ, còn việc kiện hãng chuyên chở, hoặc chờ bảo hiểm hoàn toàn tách rời nhau, việc chờđội, kiện tụng rất mất thời gian và tốn kém, gây thiệt hại cho cả người mua và người bán.
- Rủi ro đạo đức của Ngân hàng: Trong nhiều trường hợp Ngân hàng phát hành cũng vi phạm cam kết của mình, như trì hoãn, chây ỳ, hoặc từ chối thanh toán bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu. Hoặc ngược lại đối với sự thiếu trung thực của Ngân hang chiết khấu khi bộ hồ sơ không hoàn hảo vẫn gửi điện cam kết hồ sơ chuẩn đòi tiền Ngân hàng phát hành, Ngân hàng phát hành tin tưởng thanh toán sẽ gặp rủi ro, việc đòi lại được tiền rất khó khăn.
=> Nguyên nhân gây ra rủi ro đạo đức:
Nguyên nhân sâu xa của rủi ro đạo đức là vấn đề thông tin không đầy đủ, không cân xứng. Thiếu những thông tin chính xác về khả năng tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, cũng như uy tín, tính trung thực của đối tác. Vì vậy đãđưa ra những quyết định sai lầm gây nên rủi ro trong thanh toán. Đặc biệt phương thức thanh toán tín dụng chứng từ theo UCP 600 qui định việc thanh toán dựa hoàn toàn vào chứng từ hồ sơ thanh toán, mà không căn cứ vào thực trạng hàng hóa. Sự tách biệt giữa thanh toán theo hồ sơ và hàng hóa đã tạo ra khe hở cho một số tổ chức, cá nhân tiến hành lừa đảo, vì thế rủi ro đạp đức vẫn còn cơ sở tồn tại.
2.3 Rủi ro quốc gia:
Rủi ro quốc gia là những rủi ro liên quan đến sự thay đổi về chính trị, kinh tế, về chính sách quản lý ngoại hối - ngoại thương của một quốc gia, khiến cho nhà xuất khẩu không nhận được tiền hàng, Nhà nhập khẩu không nhận được hàng hóa.
Rủi ro quốc gia của nước nhập khẩu xảy ra khi người mua hoàn toàn có khả năng và sẵn sàng thanh toán cho người bán, song do những sự biến dộng, hoặc biến cố bất thường trong quốc gia nhập khẩu ảnh hưởng đến chính trị, kinh tế... khiến cho Chính phủ nước đó cấm các Công ty của nước mình thanh toán ngoại tệ ra nước ngoài, hoặc hàng hóa nhập về thuộc diện cấm không làm thủ tục thông quan nên không thể thanh toán.
Rủi ro quốc gia của nước xuất khẩu xảy ra khi có sự thay đổi về chính sách ngoại thương, thuế quan của quốc gia đó. Nhà xuất khẩu đã chuẩn bị giao hàng, song do biểu thuế xuất khẩu tăng, hoặc hàng hóa đó bị cấm xuất khẩu đã chuẩn bị giao hàng, song do biểu thuế xuất khẩu tăng, hoặc hàng hóa đó bị cấm xuất khẩu nên gặp rủi ro không thể chuyển hàng đi, Đôi khi do quan hệ thanh toán giữa hai quốc gia có biến cố không bình thường, nên khó khăn trong việc nhận tiền hàng của người xuất khẩu.
- Những nguyên nhân chính gây ra rủi ro quốc gia:
Đó chính là những nguyên nhân gây ra biến cố chính trị, xá hội kinh tế ... tại một nước:
+ Mâu thuẫn về sắc tộc, đảng phái, tôn giáo đe dọa sựổn định nội bộ của một nước.
+ xung đột xã hội thông qua các cuộc biểu tình, đình công, bạo động, chiến tranh.
+ Vấn đề nợ nước ngoài chồng chất khiến cho Chính phủ nước nhập khẩu buộc phải đưa ra biện pháp cấm thanh toán hoặc chuyển ngoại tệ ngoại hối ra nước ngoài.
+ Dự trữ ngoại hối ở mức thấp và Cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia bị thâm hụt nặng nề, khiến cho Chính phủ nước nhập khẩu buộc phải đưa ra biện pháp cấp bách dừng thanh toán với nước ngoài.
+ Sự cấm vận về kinh tế của quốc tếđối với nước nhập khẩu khiến cho mọi hoạt động thương mại quốc tế và các tài khoản NOSTRO của nước đóở nức ngoài bị kiểm soát gắt gao, thậm chí bị phong tỏa nên ngân hàng không thể thanh toán tiền hàng cho nước ngoài.
+ Chính sách quản lý ngoại hối của nước nhập khẩu đột ngột thay đổi thực hiện chính sách ngoại hối thắt chặt hay cấm vận trong thanh toán, gây rủi ro cho nhà nhập khẩu và Ngân hàng của họ.
2.4 Rủi ro pháp lý :
Rủi ro pháp lý xảy ra trong trường hợp có tranh chấp, hay khiếu kiện giữa các bên tahm gia thanh toán. Khi đó vến đề dặt ra là tòa án nước nào thụ lý, và xử lý vụ án trên cơ sở pháp lý nước nào? Cho dù trong trường hợp đồng ngoại thương đãđề cập đến vấn đề này, song không phải là không có những phức tạp. Bởi vì không có một bên nào có thể thông thạo và nắm vững luật pháp quốc gia của bên đối tác.
- Nguyên nhân sâu xa của rủi ro pháp lý: Chính là môi trường pháp lý và luật pháp của các bên khác nhau, dù cho thanh toán quốc tế lụa chọn phương thức tín dụng chứng từ theo UCP-600, song ở nhiều nước khác nhau giao dịch này cũng bịđiều chỉnh, chi phối bởi hệ thống luật pháp quốc gia. UCP và luật pháp quốc gia tạo thành hành lang pháp lý cho giao dịch L/C của các NHTM nói chung khi tham gia thanh toán quốc tế. Tuy nhiên mức độ vân dụng UCP vào thực tiễn của các nước rất khác nhau, tùy thuộc vào pháp luật nước đó. Luật quốc gia thông thường tôn trọng và ít khi đối đầu với thông lệ quốc tế, nhưng không phải là hoàn toàn không có mâu thuẫn. Nếu có sự khác biệt thậm chí là đối nghịch với UCP thì luật quốc gia sẽ vượt lên trên tất cả phải được tuân thủ. Quan điểm ICC (phòng thương mại quốc tế) là UCP (qui tắc thực hành thông nhất tín dụng chứng từ) không thể làm thay đổi luật quốc gia, những tranh chấp nếu có tốt nhất là để cho tòa án xem xét và phán quyết. Vì vậy rủi ro về pháp lý là không tránh khỏi.
2.5 Rủi ro ngoại hối:
Là rủi ro xảy ra khi việc thanh toán được ấn định bằng ngoại tệ nào đó. Khi tỷ giá biến động sẽ gây tổn thất cho một trong hai phía đối tác tham gia thanh toán. Nếu ngoại tệđược lựa chon trong thanh toán lên giá gây tổn thất cho người Nhập khẩu, ngược lại ngoại tệđó mất giá gây thiệt hại cho bên Xuất khẩu. Trong giao dịch thanh toán L/C các Ngân hàng cũng gặp phải rủi ro về ngoại hối, những rủi ro này xuất hiện khi các ngân hàng có trạng thái "đoản" về ngoại tệđó khi ngoại tệ này lên giá Ngân hàng phải đối mặt với rủi ro, ngược lại nếu trạng thái loại ngoại tệ là "trường", khi ngoại tệđó mất giá Ngân hàng phải gánh chịu tổn thất.
- Những nhân tố gây ảnh hưởng đến sự biến động tỷ giá tác động đến rủi ro hối đoái:
Tỷ giá biến động chịu tác động trên 2 phương diện: thứ nhất là ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đó là tình hình kinh tế, thị trường tài chính quốc tế và chính sách can thiệp của một quốc gia. Thứ hai là sự tương tác nhiều chiều của chính sách kinh tế - tài chính - tiền tệở mỗi nước. Hình thức biểu hiện tổng hợp về sự tương tác từ hai phương diện trên chính là quan hệ cung - cầu ngoại hối trên thị trường. Nói chung có rất nhiều yếu tố tác động lên tỷ giá, một số yếu tố cơ bản đó là:
- Trạng thái của Cán cân thanh toán quốc tếảnh hưởng trực tiếp đến cung
- cầu ngoại tệ, thông qua đó tác động trực tiếp lên tỷ giá.
- Sức mua của các đơn vị tiền tệ và tốc độ lạm phát ở các nước hữu quan.
- Mức chênh lệch lãi xuất giữa các nước, giữa thị trường tiền tệ nội địa và thị trường tiền tệ quốc tế.
- Một số các nhân tố khác như các cú sốc về chính trị, xã hội các ảnh hưởng về thiên tai chiến tranh, sự nhạy cảm về tâm lý.
2.6 Rủi ro về tác nghiệp
Là những rủi ro sai sót kỹ thuật do chính các bên tham gia gây nên, rủi ro này được thể hiện trong việc lập các hồ sơ chứng từ không hoàn hảo, không đáp ứng đầy đủ các điều khoản và điều kiện của L/C hoặc hành động không đúng theo UCP-500 và các thông lệ, tập quán quốc tế khác.
Đặc biệt rủi ro tác nghiệp thường xảy ra nhiều trong phương thức tín dụng chứng từ. Đặc thù của phương thức thanh toán này là các Ngân hàng chỉ thực hiện nghiệp vụ thanh toán trên bề mặt các chứng từ, vì vậy, phương thức này đòi hỏi một cách khắt khe về sự phù hợp tuyệt đối giữa bộ chứng từ thanh toán và L/C. Một sự sai khác dù nhỏ cũng có thể bị người mua và Ngân hàng phát hành L/C bắt lỗi, và từ chối thanh toán. Đây là trở ngại lớn đối với người bán (xuất khẩu) vì họ khó khăn trong việc đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khắt khe đó, như các sai sót liên quan đến chứng từ hồ sơ trực tiếp do người bán lập (các sai sót trong hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết hàng hóa...) người bán có thể chủđộng sửa chữa sai sót này, song có những chứng từ không phải do người bán lập mà có sai sót, như sai sót trong vân đơn, xuất sứ hàng hóa, phiếu kiểm định hàng hóa... hoặc các chứng từ do bên thứ 3 lập, thì người bán không thể khắc phục được, hoặc khắc phúc sai sót rất khó khăn.
Trường hợp nếu các ngân hang tham gia thanh toán, chiết khấu bộ chứng từ không phát hiện ra sai sót, hoặc bỏ qua các lỗi cho là nhỏ, sau khi thực hiện thanh toán, hoặc chiết khấu cho người bán. Ngân hàng đó sẽ chịu mọi rủi ro nếu ngân hàng phát hành L/C từ chối thanh toán. Đặc biệt trong trường hợp Ngân hàng chiết khấu L/C đồng thời là ngân hàng xác nhân L/C, thì nó sẽ không có quyền truy đòi lại người xuất khẩu số tiền đã chiết khấu.
Rủi ro có thể xảy ra đói với ngay cả Ngân hàng phát hành L/C cũng như trong kiểm tra chứng từ mở L/C, đối với loại L/C không thể hủy ngang khi đãđược phát hành thì Ngân hàng không thể tự ý hủy bỏ hoặc sửa đổi, chỉđược phép thông báo sai sót trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ chứng từ, nếu quá thời gian đã qui định đó Ngân hàng mất quyền từ chối và chịu mọi rủi ro.
Đối với Ngân hàng thông báo L/C cần thiết phải xác định tình trạng mã khóa của Ngân hàng phát hành L/C, nếu ko xác định được điề này phải nêu rõ trong thông báo L/C cho người xuất khẩu, nói rõ không chịu trách nhiệm về tính xác thực của L/C này, nếu trong việc này không cẩn trọng sẽ dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng thông báo và cho người xuất khẩu.
- Nguyên nhân gây ra rủi ro tác nghiệp:
Rủi ro tác nghiệp xảy ra chủ yếu là do trình độ ngoại thương và thanh toán quốc tế của các bên tham gia còn yếu nên chưa nắm bắt được các yêu cầu rất khắt khe của L/C, của qui tắc thực hành thống nhất tín dụng chứng từ (UCP-600), dẫn đến sai sót trong quá trình giao dịch từ lúc soạn thảo và ký kết hợp đồng ngoại thương cho đến khi lập chứng từ và thanh toán. Ngoài ra cũng phải kểđến trình dộ nghiệp vụ, ý thức thực hiện nghiệp vụ của các thành viên tham gia thiết lập hồ sơ thanh toán và các văn bản liên quan.
3. Hậu quả khi phát sinh rủi ro trong thanh toán quốc tế:
Rủi ro trong thanh toán quốc tế khi phát sinh sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và tài chính của các bên liên quan.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì uy tín của doanh nghiệp, ngân hàng là vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng.
Lấy ví dụ ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng : nếu úy tín của ngân hàng giảm sút, các khách hàng trong và ngoài nước sẽ không thực hiện các giao dịch tại ngân hàng, các ngân hàng nước ngoài sẽ không lựa chọn ngân hàng đó làm đối tác trong các giao dịch thanh toán quốc tế như thông báo, xác nhận, chiết khấu L/C, ngân hàng nhờ thu hoặc ngân hàng chi trả trong hình thức chuyển tiền... Mặt khác, ngân hàng cũng gặp khó khăn trong việc đề nghị các ngân hàng nước ngoài cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế cho mình như xác nhận thư tín dụng, chiết khấu bộ chứng từ xuất trình theo L/C do mình phát hành...
Hậu quả về uy tín là những hậu quả không phát sinh ngay, không định lượng được và phải mất một thời gian dài người ta mới nhận ra hậu quả của nó. Tuy nhiên, những hậu quả đó khi xảy ra sẽ rất nghiêm trọng và khó khắc phục. Uy tín là vấn đề nhạy cảm và phải được xây dựng trong một thời gian dài. Tạo được uy tín trên thị trường quốc tế đã là khó, những đánh mất uy tín và xây dựng lại uy tín còn là một vấn đề khó khăn hơn rất nhiều.
Bên cạnh hậu quả về uy tín, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như các ngân hàng có thể gặp hậu quả về tài chính, là những hậu quả có thể nhìn thấy ngay, định lượng được ngay và ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập cũng như tài sản của doanh nghiệp, ngân hàng.
Những hậu quả dù là về uy tín hay tài chính đều gây thiệt hại trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, ngân hàng. Do đó cần phải có những giải pháp để hạn chế tốt nhất các rủi ro có thể xảy ra.
III. Các biện pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế:
1. Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu:
1.1. Vận dụng các phương thức thanh toán thích hợp nhất cho từng loại hình xuất nhập khẩu và từng loại khách hàng:
Đối với những sản phẩm hàng hóa khó tiêu thụ, hàng mới bán lần đầu cần tìm kiếm thị trường mới thì nên áp dụng các phương thức thanh toán tạo điều kiện ưu đãi cho người nhập khẩu, để thu hút tạo sức hấp dẫn cho mua hàng nhiều như phương thức trả chậm , phương thức chuyẻn tiền hay phương thức nhở thu, chấp nhận trả tiền đổi chứng từ.
Đối với hàng gia công, hàng đổi hàng hay hàng được giao thường xuyên theo chu kì nên áp dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đặc biệt như thư tín dụng tuần hoàn, thư tín dụng đối ứng.
Đối với những hàng hóa được kinh doanh qua trung gian, chuyển khẩu,... nên áp dụng loại hình thanh toán phù hợp như thư tín dụng giáp lưng, thư tín dụng chuyển nhượng.
Đối với những sản phẩm hàng hóa là nông sản, thực phẩm mau hư hỏng cần sự bảo quản đặc biệt nên áp dụng thư tín dụng đề phòng để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng của cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu.
Đối với những khách hàng có quan hệ thường xuyên, giao hàng theo chu kì thì nên áp dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ với thư tín dụng tuần hoàn để tiết kiệm chi phí và thời gian.
Đối với những khách hàng có sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, quan hệ lâu dài nên áp dụng các phương thức thanh toán đơn giản, tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian như phương thức chuyển tiền hay nhờ thu.
Còn đối với những khách hàng có quan hệ lần đầu, chưa hiểu rõ về nhau thì lại nên áp dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ với các loại chứng từ đặc biệt để đảm bảo quyền lợi của mình cho dù khi áp dụng loại này thì lệ phí sẽ cao hơn và độ phức tạp cũng như thời gian tốn nhiều hơn những bù lại rủi ro thanh toán sẽ giảm xuống.
1.2. Lựa chọn đồng tiền thanh toán thích hợp:
Thực tế hoạt động thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đa phần đều sử dụng đồng tiền thanh toán là đồng đô la Mỹ. Tuy nhiên những năm vừa qua cũng như hiện nay, do ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế, bất ổn chính trị nên đồng đô la có nhiều biến động làm cho tỷ giá thay đổi thường xuyên làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, làm giảm hiệu quả của hoạt động thanh toán. Do vậy, để hạn chế những thiệt hại, chi phí phát sinh do những biến động, rủi ro trên thị trường tiền tệ, các doanh nghiệp nên lựa chọn sử dụng đồng tiền thanh toán phù hợp nhất trong từng thời kỳ và sử dụng các điều kiện đảm bảo hối đoái kèm theo. Trên thị trường tiền tệ thế giới hiện nay ngoài đồng đô là còn có một số đồng tiền khác cũng tương đối ổn định như Euro, Yên nhật hay bảng anh, doanh nghiệp có thể lựa chọn và sử dụng cho phù hợp.
1.3. Đa dạng hóa các phương thức thanh toán:
Sự lựa chọn sử dụng các phương thức thanh toán tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến:
- Sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa người bán và người mua
- Giá trị của thương vụ là lớn hay nhỏ
- Vị trí trên thương trường thuộc về người bán hay người mua hay ai có ưu thế hơn trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu
Trong thực tế có rất nhiều phương thức thanh toán quốc tế khác nhau, mỗi phương thức đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng vì vậy nếu được vận dụng một cách phù hợp với tình hình cụ thể thì có thể đem lại hiệu quả cao cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Các doanh nghiệp cần xem xét, nghiên cứu để lựa chọn, thỏa thuận sử dụng các phương thức thanh toán một cách linh hoạt phù hợp nhất để vừa tiết kiệm chi phí, đảm bảo thanh toán nhanh, kịp thời và hiệu quả, đạt độ an toàn cao.
1.4. Thận trọng trong việc lựa chọn đối tác trong kinh doanh xuất nhập khẩu:
Kết quả của việc thanh toán xuất nhập khẩu phụ thuộc khác nhiều về khả năng và thiện chí của đối tác nước ngoài và ngân hàng phục vụ. Đặc biệt là khi các bên lựa chọn các phương thức thanh toán đơn giản như chuyển tiền, nhờ thu. Nhiều trường hợp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu do không nắm bắt được các thông tin về phía đối tác nước ngoài hay xem xét, lựa chọn không đúng đối tác làm ăn nên đã bị lừa đảo.
Vì vậy, khi lựa chọn đối tác ký kết hợp đồng, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần tìm hiểu kỹ những thông tin liên quan đến đối tác nước ngoài như: tình hình hoạt động tài chính, uy tín trong kinh doanh và tính hợp pháp trong hoạt động, đồng thời cần xác minh tính trung thực của các thông tin này.
1.5. Nâng cao trình độ ngoại ngữ, trình độ nghiệp vụ ngoại thương và thanh toán quốc tế:
Nền kinh tế có nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu là rất đáng khuyến khích nhưng khi chưa được trang bị kiến thức và kinh nghiệm đầy đủ mà đã vội vã tham gia sẽ khó tránh khỏi rủi ro, gây thiệt hại cho chính doanh nghiệp mình và ảnh hưởng tới lợi ích của cả nền kinh tế. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiện nay là phải nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thương, nghiệp vụ thanh toán quốc tế và trình độ ngoại ngữ. Cụ thể là:
- Các đơn vị khi tham gia xuất nhập khẩu phải có cán bộ chuyên trách về xuất nhập khẩu. Các cán bộ này phải được đào tạo nghiệp vụ ngoại thương, am hiểu luật thương mại quốc tế và thanh toán quốc tế, cần thường xuyên cập nhật các kiến thức về lĩnh vực này như các thông lệ quốc tế ( Incoterms, UCP, URC.. ) luật pháp của nước đối tác, các phương thức giao hàng và thanh toán quốc tế... làm cơ sở cho việc đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng ngoại thương sao cho đạt được những thỏa thuận có lợi cho mình. Những cán bộ này phải là những người có năng lực công tác và đặc biệt phải có phẩm chất trung thực trong kinh doanh.
Các doanh nghiệp thường xuyên có các giao dịch xuất nhập khẩu với nước ngoài nên thành lập một phòng xuất nhập khẩu chuyên tập trung nghiên cứu thị trường, tình hình tài chính và tình hình hoạt động kinh doanh của các bạn hàng hàng, luật thương mại và các quy định có liên quan của các nước đối tác cũng như những thay đổi về điều kiện pháp lý trong và ngoài nước
Đối với các doanh nghiệp không chuyên về xuất nhập khẩu, chưa có đội ngữ cán bộ có trình độ ngoại thương và kinh nghiệm, thị trường không quen thuộc thì nên thuê các chuyên gia tư vấn hoặc có thể ủy thác cho các đơn vị xuất nhập khẩu có uy tín, thông thạo thị trường thực hiện, tuy chi phí sẽ cao hơn nhưng đảm bảo được an toàn.
- Có chính sách đãi ngộ đối với các cán bộ có năng lực, có chế độ thưởng phạt nghiêm minh nhằm giữ các cán bộ giỏi, khuyến khích các cán bộ không ngừng trau dồi kiến thức, hoàn thành tốt công việc của mình.
1.6. Hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, phục vụ tốt hơn cho hoạt động thanh toán quốc tế:
1.7. Thúc đẩy mối quan hệ với ngân hàng và có thể tham khảo thêm ý kiến của ngân hàng trong một số trường hợp:
Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và ngân hàng là rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới việc lựa chọn loại hình và điều kiện để thanh toán qua ngân hàng, nó quyết định tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
Chẳng hạn, thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ, khi mở L/C các doanh nghiẹp phải ký quỹ, mức ký quỹ có thể tới 100% giá trị hợp đồng, tuy nhiên nếu mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với ngân hàng tốt thì mức ký quỹ sẽ thấp và có thể tài trợ hẳn, khi L/C có sai sót cần hiệu chỉnh thì ngân hàng sẽ thông báo và giúp đỡ để công ty hiệu chỉnh nhanh, tiết kiệm thời gian.
Trong nhập khẩu, nếu hàng hóa về trước chứng từ các doanh nghiệp có thể làm đơn đề nghị ngân hàng bảo lãnh để làm thủ tục nhập khẩu. Ngược lại, nếu làm quan hệ không thuận lợi, doanh nghiệp khó có thể đề nghị ngân hàng bảo lãnh hoặc nếu có bảo lãnh thì doanh nghiệp cũng phải lý quỹ một khoản tiền nhất định .
Hơn nữa, thường khi thanh toán qua ngân hàng, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường mong muốn và có thể được ngân hàng tài trợ cho mình về vốn, cụ thể như với doanh nghiệp xuất khẩu, đó là việc ngân hàng thực hiện chiết khấu bộ chứng từ, cho vay sản xuất hàng xuất khẩu,... hay đối với doanh nghiệp nhập khẩu là việc ngân hàng tài trợ xuất khẩu...Bên cạnh đó là việc chuyển đổi một cách dễ dàng các đồng tiền nhằm phục vụ cho các thương vụ trong và ngoài nước hay nhận được lời khuyên từ phía ngân hàng.
Với điều kiện có thể thu nhập và tổng hợp thông tin về đối tác nước ngoài cũng như thị trường quốc tế, các ngân hàng có thể tư vấn cho các doanh nghiệp rất nhiều trong hoạt động thanh toán quốc tế, cụ thể như:
- Cung cấp các thông tin về uy tín , khả năng thanh toán của các ngân hàng nước ngoài có quan hệ đại lý với ngân hàng mình và một số thông tin về khả năng của họ, đặc biệt là thông tin về uy tín thanh toán của họ.
- Đưa ra những lời khuyên cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong việc lựa chọn phương thức thanh toán cũng như ngân hàng thanh toán và cách phòng tránh rủi ro thương mại có thể xảy ra.
- Hỗ trợ doanh nghiệp lập bộ chứng từ hoản hảo, phù hợp với nội dùng và yêu cầu của L/c để đảm bảo khả năng được thanh toán.
- Cố vấn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cân nhắc các điều khoản bất lợi yêu cầu trong L/C mà ngân hàng mở ở nước ngoài đưa ra, nhằm đảm bảo cho việc giao hàng chắc chắn được thanh toán.
- Cố vấn cho các doanh nghiệp cách xử lý khi bộ chứng từ thanh toán sai sót nghiêm trọng và các biện pháp giải quyết khi hàng hóa xuất khẩu đã giao bị từ chối nhận và thanh toán.
- Tư vấn cho doanh nghiệp khi ký kết hợp đồng và đưa vào L/C những điều khoản cụ thể, tránh những điều khoản chung chung dễ gây hiểu nhầm hoặc bị đối tác lợi dụng để thực hiện sai.
...
Như vậy, chúng ta thấy rằng trong hoạt động thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp, ngân hàng không chỉ là trung gian thanh toán đơn thuân mà có vai trò rất quan trọng. Rủi ro xảu ra với các hoạt động thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp cũng sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi và uy tín của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng luôn sãn sàng hỗ trợ, cung cấp thông tin, giúp đỡ cho các doanh nghiệp trong hoạt động thanh toán quốc tế. Do đó, trong quá trình thực hiện khâu thanh toán nói riếng và toàn bộ hợp đồng xuất nhập khẩu nói chung, các doanh nghiệp có thể tham khảo những ý kiến của ngân hàng để có thể tránh rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế.
1.8. Lựa chọn và quy định một cách chặt chẽ các điều khoản của hợp đồng xuất nhập khẩu:
Một trong những biện pháp để hạn chế rủi ro trong thương mại quốc tế nói chung và trong khâu thanh toán quốc tế nói riếng là phải thận trọng trong quá trình đàm phán, kí kết hợp đồng, lựa chọn đưa vào hợp đồng những điều khoản cụ thể và phù hợp để đảm bảo cho việc nhận hàng được đúng, đủ . Ngược lại người xuất khẩu thì giao hàng xong cũng sẽ nhận được tiền đúng theo thỏa thuận.
Việc quy định một cách chặt chẽ các điều khoản của hợp đồng sẽ tạo điều kiện cho cả hai bên thực hiện tốt các bước, các khâu trong suốt quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng, tạo thành một chuỗi chặt chẽ các công việc nối tiếp nhau, hạn chế những sai sót để dẫn tới rủi ro. Tuy nhiên, việc quy định chặt chẽ không có nghĩa là quá rắc rối, phức tạp mà phải lựa chọn những quy định phù hợp, tạo điều kiện đảm bảo được an toàn cho quá trình thực hiện hợp đồng.
Lựa chọn các điều kiện thương mại quốc tế nói riêng và các điều khoản trong hợp đồng xuất nhập khẩu nói chung mà không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp mà đầu tiên và trực tiếp là đến hoạt động thanh toán vì hoạt động thanh toán quốc tế là một hoạt động có liên quan tới tất cả các khâu của quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng và tất cả các điều khoản quy định trong hợp đồng. Chính vì vậy, khi đàm phán kí kết hợp đồng các doanh nghiệp phải sáng suốt, cân nhắc trong việc quy định các điều khoản của hợp đồng một cách chặt chẽ, vừa đảm bảo thực hiện được dễ dàng, nhanh chóng, vừa đảm bảo độ an toàn cao, tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán của doanh nghiệp được thực hiện tốt và hiệu quả.
1.9. Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế:
Doanh nghiệp chưa có vị thế cao trong quan hệ buôn bán với nước ngoài thường phải chấp nhận những yêu cầu từ phía đối tác không có lợi cho mình, phải chấp nhận những điều khoản hợp đồng, đặc biệt là các điều kiện thanh toán có lợi cho đối tá nước ngoài. Vì thế, các doanh nghiệp cần không ngưng đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, nâng cao dần uy tín, vị thế của mình trên thương trường để có thể thắng thế trong cạnh tranh và nắm được quyền quyết định trong quá trình thương thảo hợp đồng, thỏa thuận được những điều khoản có lợi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mình, nhất là những điều khoản về thanh toán quốc tế để đảm bảo độ an toàn cao.
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có một số cách để hạn chế rủi ro ngoại hối như:
- Thực hiện các hợp đồng song song
- Tự phòng ngừa bằng quỹ phòng ngừa rủi ro tỷ giá
- Phòng ngừa rủi bằng hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn tiền tệ, hoán đổi tiền tệ
2. Đối với các ngân hàng thương mại
Những rủi ro có tác động chính và nhiều nhất tới hoạt động của ngân hàng thương mại bao gồm rủi ro tác nghiệp, rủi ro ngoại hối và rủi ro đạo đức. Đối với từng loại rủi ro ta có những giải pháp hạn chế riêng.
2.1.Hạn chế rủi ro tác nghiệp:
- Kiện toàn mô hình tổ chức, cán bộ trong thanh toán quốc tế
Ngân hàng cần bố trí cán bộ có đủ năng lực, trình độ và tinh thần trách nhiệm được thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế. Sự cẩn thận, am hiểu sau nghiệp vụ của các bộ tác nghiệp trong quá trình xử lý giao dịch sẽ góp phân đáng kể trong việc hạn chế các rủi ro tác nghiệp có thể xảy ra.
- Kiện toàn cơ chế, chính sách và quy định về thanh toán quốc tế
Cơ chế, chính sách và quy định về nghiệp vụ thanh toán quốc tế là văn bản pháp lý do bản thân ngân hàng phá hành, quy định rõ các bước thực hiện của từng nghiệp vụ thanh toán quốc tế, nhiệm vụ và trách nhiệm của các cá nhân, bộ phận tham gia trong nghiệp vụ đó. Các quy định rõ ràng, chặt chẽ là cẩm năng để các cán bộ tác nghiệp thực hiện đúng trách nhiệm của mình, nâng cao năng lực lực kiẻm soát hoạt động thanh toán quốc tế, phòng ngừa và hạn chế các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tác nghiệp.
Với cơ chế và quy định về kiểm tra, kiểm soát nội bộ chặt chẽ và khoa học, ngân hàng có thể kiếm soát tốt các rủi ro liên quan đến việc không tuân thủ quy định, quy trình, không thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm được giao của cán bộ thanh toán quốc tế.
- Đào tạo cán bộ thanh toán quốc tế
Tăng cường công tác đào tạo cho các cán bộ thực hiện thanh toán quốc tế là việc làm càn thiết để giảm thiểu nguy cơ rủi ro cho ngân hàng, đặch biệt là các rủi ro do sơ suất, không cẩn trọng trong tác nghiệp hoặc do thiếu kiến thức và trình độ nghiệp vụ. Công tác đào cần được thực hiện thường xuyên, có sự cập nhạt, bổ sung các quy định mới có liên quan. Công tác đào tạo được thực hiện theo nhiều hình thức như đào tạo tập trung, đào tạp vừa học vừa làm...
Công tác đào tạo còn bao gồm giáo dục và huấn luyện tư tưởng cho các cán bộ thanh toán quốc tế, từ đó có thể phòng tránh được các rủi ro do cán bộ thanh toán quốc tế gian lận, gây thiệt hại về vật chất và uy tín cho ngân hàng.
- Áp dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại
Việc áp dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu không những lỗi và sai sót do cán bộ thanh toán quốc tế tác nghiệp thủ cộng mà còn giảm thiểu các lỗi và sự cố của hệ thông công nghệ thông tin cũ và lỗi thời, giúp tăng năng suất và chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế của ngần hàng.
Ngày nay, việc áp dụng công nghệ thông tin hiện đại đã trở nên phổ biến tại các ngân hàng, nhờ đó đã hạn chế được rất nhiều rủi ro về thanh toán quốc tế mà trước đây ngân hàng thường gặp phải khi thực hiện thủ công.
2.2. Hạn chế rủi ro ngoại hối:
Để hạn chế rủi ro ngoại hối trong hoạt động thanh toán quốc tế, ngân hàng cần cân đối và duy trì trạng thái ngoại tệ đủ lớn để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của khách hàng đồng thời tìm kiếm khách hàng và cung cấp các dịch vụ về thanh toán xuất khẩu, đảm bảo việc cân đối cũng cầu ngoại tệ. Biện pháp cụ thể bao gồm:
- Lập bảng đánh giá nhu cầu ngoại tệ của khách hàng nhập khẩu, trong đó bao gồm các nội dung về nhu cầu thanh toán, loại ngoại tệ, mức độ ưu tiên đối với từng khách hàng và từng mặt hàng nhập khẩu...
- Đánh giá mức độ đáp ứng ngoại tệ của ngân hàng, bao gồm trạng thái tiền tệ hiện có, nguồn bù đắp ngoại tệ từ các khách hàng xuất khảu, từ thị trường liên ngân hàng và các nguồn khác nếu có
Trên cơ sở đánh giá về nhu cầu và mức độ đáp ứng ngoại tệ, ngân hàng sẽ chủ động trong công tác mua bán ngoại tệ với khách hàng, từ đó có thể hạn chế rủi ro ngoại hối trong thanh toán quốc tế.
2.3. Hạn chế rủi ro đạo đức:
- Tìm hiểu kỹ đối tác giao dịch:
- Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý
Tìm hiểu kỹ đối tác,có chính sách khách hàng hợp lý, khoa học sẽ là kim chỉ nam cho cán bộ ngân hàng áp dụng với từng đối tượng khách hàng, trên cơ sở đó giúp cán bộ ngân hàng tìm hiểu và điều tra về tình hình kinh doanh cũng như văn hóa doanh nghiẹp của khách hàng, làm căn cứ đẻ nhận biệt các dấu hiệu về gian lận, lừa đảo hoặc không tuân thủ pháp luật của khách hàng.
Đối với khách hàng thực hiện giao dịch thanh toán quốc tế, ngân hàng hàng cần phải xay dựng chính sách khách hàng riêng cho từng đối tượng, áp dụng các chính sách ưu đãi đối với các khách hàng truyền thống, có quan hệ tốt ,có uy tín
Ngược lại đối với các khách hàng mới, nhiều rủi ro tiềm ẩn phải có các quy định chặt chẽ đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Thường xuyen theo dõi, đánh giá tình hinh kinh doanh của khách hàng đê rphats hiện kịp thời những vấn đề phát sinh của khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top