rui ro tin dung 1

Áp lực lạm phát, tăng trưởng tín dụng cao và chi phí vay mượn gia tăng có nguy cơ làm giảm chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Mặc dù các ngân hàng đã vượt qua được cuộc khủng hoảng tài chính tại các nền kinh tế phát triển, nhưng S&P cho rằng sự kết hợp của 3 yếu tố trên có thể dẫn khiến chất lượng tài sản giảm sút nhanh chóng nếu không được quản lý đúng mức.

Trước đó, S&P đưa ra báo cáo đánh giá tín nhiệm ngân hàng Vietcombank, BIDV và Techcombank cũng dựa trên 3 yếu tố chính này, ngoài ra còn các rủi ro tín dụng khác có thể tác động xấu đến chất lượng tài sản.

Tín dụng ngân hàng ngày càng cao đã làm gia tăng các rủi ro trong hệ thống. S&P tin tưởng rằng Chính phủ sẽ hạ thấp chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ngân hàng năm 2011 xuống 20%. Tuy nhiên, theo S&P, chỉ tiêu trên vẫn còn quá cao so với ước tính của cơ quan này khi cho rằng tín dụng ngân hàng tính đến ngày 21/12/2010 chiếm 120% GDP trong bối cảnh kinh nghiệm quản ý rủi ro tín dụng vẫn còn khá non trẻ và khuôn khổ pháp lý vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.

Được biết, tín dụng ngân hàng năm 2010 tăng trưởng 28%, vượt mục tiêu 25% của Chính phủ. Bên cạnh đó, Việt Nam còn trải qua nhiều năm có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao như 2007 và 2009, trong đó có các khoản vay của các doanh nghiệp nhà nước lớn như Vinashin.

Ngoài những rủi ro tín dụng trong hệ thống, lạm phát tháng 1/2011 tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái từ mức 7.1% trong năm 2009.

Theo S&P, chính sách tiền tệ thông thoáng của Chính phủ trong nửa sau năm 2010 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giá cả hàng hóa toàn cầu leo thang chính là nguyên nhân khiến lạm phát tăng vọt.

Nếu lạm phát vẫn còn cao và chi phí kinh doanh tiếp tục tăng, khả năng thanh toán nợ của những người đi vay sẽ bị cản trở. Mặt khác, các biện pháp ngăn chặn lạm phát dồn dập của Chính phủ có thể gây ra sự mất ổn định và làm xói mòn niềm tin trong hệ thống ngân hàng, tương tự như năm 2008 khi lạm phát tăng cao lên 28%.

Chi phí vay mượn tại Việt Nam đã tăng đáng kể. Lãi suất cho vay VND đối với các khoản vay kỳ hạn 12 tháng tăng từ 12% lên 18%. Ngược lại lãi suất cho vay USD chỉ có 6%. Sự chênh lệch quá lớn này đã thôi thúc nhiều doanh nghiệp vay bằng USD. Những khách hàng này, đặc biệt là những người tạo ra doanh thu chủ yếu bằng VND, phải đối mặt với rủi ro tỷ giá.

Trong những năm qua, lạm phát cao đã làm giảm lòng tin vào VND, do đó người dân tìm kiếm các tài sản an toàn như vàng và USD. Trong tháng 2, NHNN công bố điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên mức 20,693 VND/USD và thu hẹp biên độ giao dịch từ +/- 3% xuống +/- 1%. Điều này có thể làm gia tăng áp lực lạm phát.

S&P công nhận nỗ lực không ngừng của Chính phủ nhằm cải thiện quy định và tiêu chuẩn quản lý rủi ro có thể đem lại kết quả phù hợp với các chuẩn mực của quốc tế. Tuy nhiên, theo cơ quan này, những tiến bộ từ trước đến nay dù có gia tăng nhưng không bắt kịp với tốc độ tăng trưởng tín dụng và nhấn mạnh tầm quan trọng của các quy định tín dụng nghiêm ngặt nhằm giảm thiểu các tổn thất liên quan.

Theo S&P, hiện đang tồn tại sự chênh lệch giữa tỷ lệ nợ xấu được báo cáo và tình trạng thực của chất lượng tài sản trong hệ thống. Sự giảm tốc tăng trưởng tín dụng và việc hạ danh mục cho vay có thể phản ánh chất lượng tài sản thực.

S&P cho rằng hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa đủ linh hoạt để ngăn chặn đà gia tăng của thua lỗ tín dụng trong trường hợp xảy ra các cú sốc hệ thống, như các chính sách sai lầm hoặc sự suy giảm theo chu kỳ.

S&P hy vọng Chính phủ sẽ chú trọng hơn đến sự ổn định thay vì tăng trưởng trong mục tiêu kinh tế vĩ mô 2011, trong đó có việc ưu tiên ngăn chặn lạm phát. Dù các biện pháp hiệu quả của Chính phủ có thể làm giảm tác động từ lạm phát và chi phí vay mượn cao, nhưng các ngân hàng sẽ phải cải thiện được hoạt động bảo lãnh phát hành và các tiêu chuẩn thẩm định nhằm tăng cường sự linh hoạt trước các cú sốc bên ngoài.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #trang