rui ro
Câu hỏi môn quản trị rủi ro
Trong nền kinh tế toàn cầu, bạn có nghĩ là các công ty phải đối diện với nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình tại sao? Các rủi ro chủ yếu của công ty gồm các rủi ro nào và hãy giải thích? Việc tịch thu tài sản được xem là 1 trong những rủi ro chủ yếu của doanh nghiệp khi đầu tư ra nước ngoài, hãy trình bày phương cách có thể sử dụng để doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro này? Hãy cho biết ảnh hưởng môi trường văn hoá đối với hoạt động kinh doanh quốc tế? Tại sao luật pháp lại gây rủi ro cho hoạt động của công ty, và khi hoạt động tại nước khác, công ty có cần tìm hiểu luật pháp của nước đó không? Tại sao? Trình bày về các loại rủi ro chủ yếu? cho ví dụ và phân tích. Trình bày vắn tắt nội dung công tác quản trị rủi ro? Trình bày hiểu biết của anh/chị về rủi ro chiến lược? Các yếu tố văn hoá? Trình bày vắn tắt hiểu biết của anh/chị về từng yếu tố văn hoá Văn hoá là gì? ảnh hưởng của văn hoá đến kinh doanh quốc tế? Những rủi ro về văn hoá? Cho ví dụ và minh hoạ. Trình bày và phân tích những điểm chủ yếu của môi trường pháp luật, những rủi ro và biện pháp phòng ngừa. Trình bày và phân tích những điểm chủ yếu của môi trường chính trị? Những rủi ro và biện pháp phòng ngừa. Các rủi ro và biện pháp phòng ngừa trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương? Phân tích những rủi ro trong hoạt động nhập khẩu và biện pháp phòng ngừa
Câu 1:
Trong nền KT toàn cầu, bạn có nghĩ là các cty phải đối diện với nhiều RR trong hoạt động kinh doanh của mình tại sao?
Nền KT toàn cầu là một môi trường khá lý tưởng cho các DN tìm kiếm khách hàng và lợi nhuận. Trong tương lai một DN muốn tồn tại nhất thiết phải hội nhập, phải tham gia vào môi trường chung của thế giới. Tuy nhiên khi tham gia vào 1 môi trường đa quốc gia, đa tôn giáo như vậy luôn luôn tồn tại khá nhiều RR nếu DN ko chuẩn bị và đề phòng những RR đó DN sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn thử thách:
Thứ nhất RR về VH: các yếu tố như ngôn ngữ, tôn giáo, giá trị và thái độ, cách cư xữ và phong tục, các yếu tố vật chất, thẩm mỹ, giáo dục. Việc ko hiểu biết ngôn ngữ của nhau sẽ gây khó khăn trong giao tiếp, bàn bạc, làm ăn với nước mà chúng ta muốn làm ăn. Hay là niềm tin về tôn giáo có ảnh hưởng khá lớn đến lối sống, thói quen của con người, một khi ko có kiến thức về tôn giáo của nước mình muốn làm ăn khó có thể đạt được những thành công
Thứ hai là RR về môi trường pháp luật, chính trị: các DN cần phải am hiểu các dòng luật, hiểu được tính chất của nó. Nước mà DN muốn làm ăn đang theo dòng luật nào? Luật lục địa, luật Anh – Mỹ, luật tôn giáo hay luật đạo hồi, luật XH chũ nghĩa. Hiểu được một phần nào pháp luật của các nước đối tác giúp cho DN ko phạm phải các khó khăn và có thể dẫn đến sự sụp đổ của một DN khi thâm nhập vào thị trường mới. Chiến tranh ở khu vực thị trường kinh doanh.
Thứ ba là những rủi ro đến từ nền kinh tế: nền kinh tế đang trên đà suy thoái, lạm phát, sức mua sụt giảm, biến động tỷ giá ngoại tệ, lãi suất
Câu 2:
Các RR chủ yếu của cty gồm các RR nào và hãy giải thích?
Các cty, các DN có thể gặp phải rất nhiều RR:
-
RR có nguyên nhân từ môi trường pháp lý thiếu minh bạch trong cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đây cũng là hiểm họa của kinh doanh lành mạnh. Nơi pháp luật bất nhất, mâu thuẫn, chồng chéo, thay đổi đột ngột, mờ ám, thực thi pháp luật thiếu minh bạch, công khai, hiệu quả, việc áp dụng pháp luật thiếu công bằng, khách quan, các quyền sở hữu tài sản, quyền bảo vệ hợp đồng hoặc luôn bị xâm hại hoặc chi phí quá cao… đều là nguồn gốc RR, gây thiệt hại nặng nề cho DN.
-RR từ môi trường KT, nơi thường xuyên có khủng hoảng, lạm phát triền miên, giá cả thất thường, cung cầu bất ổn, tỷ giá thay đổi chóng mặt, hàng hoá dịch vụ khan hiếm (thật và giả), độc quyền ko kiểm soát được, cạnh tranh công bằng chỉ nằm trên giấy… cùng với việc thiếu sự công tâm của công quyền đều được coi là những RR lớn cho các DN.
- RR đến từ các đối tác của DN. Họ có thể là các nhà đầu tư, góp vốn liên doanh, liên kết, là bạn hàng của DN. Họ đến từ đâu? Họ có đáng tin cậy về đạo đức, kỹ năng, kinh nghiệm, tài chính, pháp luật, quản trị DN ko?
- RR đến ngay từ chính trong nội bộ DN như thái độ của DN đối với RR, sai lầm trong chiến lược kinh doanh, quản lý DN, sự yếu kém của cán bộ quản lý và nhân viên, thiếu đạo đức và VH kinh doanh, thiếu động cơ làm việc, thiếu đoàn kết nội bộ…
- RR đến từ nơi có môi trường thấp kém về VH, tha hoá về đạo đức… Một XH nơi có dân trí thấp, các chuẩn mực VH thiếu, đạo đức ko được đề cao, sự lộng quyền của chính trị, sự lộng hành của các loại tội phạm như trộm cắp, cướp bóc, bạo loạn, lừa đảo, hàng giả, hàng nhái…
- RR từ môi trường chính trị, nơi thiếu các thiết chế để bảo vệ quyền tự do, dân chủ, quyền sở hữu tài sản của người dân nói chung, DN nói riêng. Môi trường chính trị bao gồm sự ổn định về chính trị, an ninh, an toàn cho DN, người dân. Một quốc gia thường xuyên thay đổi chính sách, thường xuyên có đảo chính, chiến tranh, bạo loạn, xung đột sắc tộc, tôn giáo, bãi công, đình công, thường xuyên có sự can thiệp thiếu chuẩn mực vào thị trường, chính sách bị các nhóm lợi ích mờ ám chi phối, phân biệt đối xử, tham ô, hối lộ trầm trọng… đều gây nguy cơ RR cho các DN.
- RR từ môi trường tự nhiên, như bão, lũ, lụt, hạn hán, động đất, núi lửa, sóng thần, nước biển dâng, trái đất "nóng" lên, … Các RR này thường có hai đặc điểm chung: khả năng dự báo, dự đoán thấp, xảy ra bất ngờ, thứ hai là gây thiệt hại trên quy mô lớn.
- RR từ môi trường XH, từ cấu trúc XH, dân số, dân cư. Đó là sự thay đổi các chuẩn mực gtrị, hành vi con người, các thang giá trị trong XH, các đặc điểm về dân số, dân cư, chất lượng của các nguồn lực trong XH… Một XH với cộng đồng dân cư đông nhưng ko mạnh, chất lượng dân số thấp, sức mua kém, tỉ lệ dân số trẻ thấp… đều có thể là nguồn gốc RR cho hđộng thương mại, đtư của DN.
________________________________________________________________________________
Câu 3:
Việc tịch thu tài sản được xem là 1 trong những RR chủ yếu của DN khi đầu tư ra nước ngoài, hãy trình bày phương cách có thể sử dụng để DN có thể giảm thiểu RR này?
Thứ nhất DN cần phải tìm hiểu rõ về môi trường chính trị, pháp luật, VH, ở nước mà DN muốn đtư. Để tránh khỏi tình trạng xung đột về quan điểm, về VH và chính trị gây khó khăn trong việc KD.
Thứ hai các danh nghiệp lớn họ thuê cố vấn về luật pháp trước khi tiến hành đầu tư nước ngoài, nhằm tránh tối đa vướn phải vấn đề luật đầu tư nước ngoài, luật kinh doanh, luật lao động và thuế vụ, nếu ko có cố vấn chuyên nghiệp mới có thể xảy ra chuyện "rủi ro" hoặc vì lý do nào khác thì hông biết.
Thứ ba khi đã tiến hành đầu tư, DN cần phải tạo được một mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương, có thể thực hiện địa phương hoá DN. Biến DN của mình thành một thành phần ko thể thiếu của địa phương đó, Tuyển dụng lao động trực tiếp từ địa phương, giúp tạo những việc làm cho người dân ở đó. Có được mối quan hệ tốt, và là một phần của địa phương thì DN sẽ hoạt động tốt hơn.
Thứ tư đó là trong quá trình kinh doanh, DN cần có những đóng góp cụ thể cho địa phương đó nói riêng và quốc gia nói chung giúp tạo hình ảnh ban đầu và ấn tượng tốt.
Thứ năm DN cần đảm bào các khoản nợ của DN trên đất nước mà DN đang đầu tư được bảo đảm, và khi sự cố có xảy ra thì tài sản của DN cũng ko bị tịch thu để chuộc nợ.
___
Câu 4:
Hãy cho biết ảnh hưởng môi trường VH đối với hoạt động KDQT? (Các yếu tố của VH)
VH là một tổng thể phức hợp những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra,… Hay nói cách khác, VH là một vấn đề phức tạp, gồm nhiều khía cạnh. Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia trên thế giới đều có một nền VH riêng. Do đó trong kinh doanh, đặc biệt là KDQT, nếu hiểu biết thấu đáo về đặc điểm VH của đối tác và của chính mình thì sẽ tránh được RR, tổn thất, ngược lại, sẽ gặp nhiều RR, mất mát, khó khăn, trở ngại.
VH gồm 7 yếu tố: Ngôn ngữ, tôn giáo, giá trị thái độ, cách cư xử và phong tục, các yếu tố vật chất, thẩm mỹ, giáo dục.
Ảnh hưởng của môi trường VH tới hoạt động KDQT:
1.
Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ là sự thể hiện rõ nét nhất của VH vì nó là phương tiện để truyền đạt thông tin và ý tưởng. Nếu thông thạo ngôn ngữ của đối tác ta sẽ thu được 4 lợi ích:
Hiểu vấn đề một cách dễ dàng, thấu đáo nhờ có thể trao đổi trực tiếp với đối tác mà ko cần thông qua phiên dịch.
Dễ dàng làm việc với đối tác nhờ có được ngôn ngữ chung.
Hiểu và đánh giá đúng được bản chất, ý muốn và cả những ẩn ý của dối tác
Giúp hiểu và thích nghi với VH của họ.
Ngược lại, nếu ko biết ngôn ngữ chung với đối tác, hoặc biết nhưng chưa thông thạo thì có thể gặp nhiều khó khăn, trở ngại, RR trong kinh doanh và trong cuộc sống.
Ví dụ:
Nhiều cty đa quốc gia đã gặp những RR do thiếu cẩn trọng khi sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động quảng cáo ở nước ngoài:
+Hãng Ford giới thiệu xe tải với giá thấp mang tên “Feira” ở một số nước kém phát triển, mặc dù được đầu tư rất nhiều cho chiến dịch quảng cáo, nhưng ở những nước nói tiếng Tây Ban Nha, kết quả ko được như mong đợi vì “Feira” trong tiếng TBN có nghĩa là “Bà già xấu xí”
+General Motor đặt tên cho 1 dòng xe của mình ở TBN là Chevrolet Nova với ý dịch sang tiếng TBN thì “Nova” có nghĩa là “Ngôi sao” nhưng khi phát âm thì “Nova” lại có nghĩa là: “Ko chạy được”. Do đó doanh số của cty sụt giảm một cách đáng kể.
2.
Tôn giáo
Trên thế giới có rất nhiều tôn giáo, và mỗi quốc gia cũng có nhiều tôn giáo khác nhau. Tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến lối sống, niềm tin, giá trị và thái độ, cách ứng xử của con người. Tôn giáo còn ảnh hưởng đến chính trị và môi trường kinh doanh. Do đó, đến kinh doanh tại đâu thì phải nghiên cứu, hiểu những tôn giáo phổ biến tại nơi đó, làm việc với các đối tác cũng cần tìm hiểu xem họ theo tôn giáo nào, thì sẽ tránh được nhiều RR.
Ví dụ:
Đạo Hồi cấm kỵ ăn thịt lợn và uống những thức uống có cồn. Do đó, Khi gặp đối tác theo đạo Hồi bạn ko nên tặng rượu, hoặc nhắc đến những món ăn liên quan đến thịt lợn.
3.
Giá trị và thái độ
Giá trị là những quan niệm làm căn cứ để con người đánh giá đúng và sai, tốt và xấu, quan trọng và ko quan trọng.
Thái độ là những khuynh hướng xác định ko thay đổi của sự cảm nhận và hành xử theo một hướng xác định đối với một đối tượng. thái độ bắt nguồn từ những giá trị và có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh donah của con người, đặc biệt là KDQT.
Giá trị và thái độ có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh, vì vậy khi tiến hành kinh doanh tại một thị trường mới cần nghiên cứu kỹ giá trị và thái độ của người dân địa phương thì mới có thể tránh bớt được tổn thất.
Ví dụ:
Ở VN, đông đảo người dân chuộng hàng ngoại (giá trị) do đó hàng mang nhãn mác ngoại quốc sẽ dễ bán và bán được giá cao hơn (thái độ); do đó nhiều sản phẩm mặc dù là hàng VN nhưng lại có tên gọi nước ngoài như: dầu gội thì có X-Men, Doctor men (Cty ICP); Thời trang có Nino-max (cty thời trang Việt), Foci (Nguyên Tâm), Lenci (gấm Thái Tuấn) hay bánh kẹo thì có Givral, Phaner Pie
(Phạm Nguyên); Boca (Kinh Đô).
4.
Phong tục và cách cư xử
Phong tục là nếp sống, thói quen của một nước hay một địa phương. Những nếp sống, thói quen này được xem là phổ biến và hình thành từ trước.
Cách cư xử là những hành vi được xem là đúng đắn, phù hợp trong một XH đặc thù.
Phong tục thể hiện cách sự vật được làm, còn cách cư xử được dùng để thực hiện chúng.
Mỗi dân tộc có những phong tục và cách cư xử đặc biệt của riêng mình. Nếu nghiên cứu và thấu hiểu được phong tục và cách cư xử của đối tác thì công việc sẽ được tiến hành trôi chảy, thuận lợi. Còn ngược lại thì sẽ gặp RR.
Ví dụ:
Đối với người Mỹ, “thời gian là tiền bạc”, nên chuyện chính xác về giờ giấc là chuyện quan trọng và nguyên tắc. Họ thường đi thẳng vào vấn đề chính. Ngược lại, người phương Đông ko xem thời gian là tất cả, họ quan niệm giải quyết được công việc mới là quan trọng chứ ko phải là giải quyết trong bao lâu. Khi đám phán, người phương Đông thường ko đi thẳng vào vấn đề do đó tiến trình đàm phán của họ thường dài.
5.
Yếu tố vật chất VH
Vật chất của VH là những sản phẩm do con người làm ra. Khi đánh giá yếu tố này ta cần xem xét cơ sở hạ tầng KT như: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, nguồn năng lượng,… Cơ sở hạ tầng XH như: hệ thống chăng sóc sức khỏe, giáo dục, điều kện nhà ở, vệ sinh, … và cơ sở hạ tầng tài chính như: bảo hiểm, dịch vụ tài chính, hệ thống ngân hàng. Trình độ kỹ thuật của một XH đóng vai trò quan trọng bởi nó ảnh hưởng lớn đến mức sống của người dân.
Ví dụ:
Khi tiến hành kinh doanh ở những nước có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến, các nhà kinh doanh cần chú ý đưa ra các sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và nhiều tiện ích. Còn những nước có trình độ kỹ thuật kém phát triển hơn thì những sản phẩm cao cấp như vậy chưa chắc đã được hoan nghênh vì chưa phù hợp.
6.
Thẩm mỹ
Thẩm mỹ là sự hiểu biết và thưởng thức cái đẹp. Thẩm mỹ liên quan đến sự cảm thụ nghệ thuật, đến thị hiếu của nền VH, từ đó ảnh hưởng đến giá trị và thái độ của con người ở những quốc gia, dân tộc khác nhau.
Ví dụ:
Ở các nước phương Tây, màu trắng biểu thị sự trong sáng, thuần khiết, màu trắng được sử dụng phổ biến trong các lễ hội, dạ tiệc. Còn ở nhiều nước phương Đông màu trắng lại tượng trưng cho sự tang tóc nên tránh dùng trong những ngày vui, lễ, tết,…
7.
Giáo dục
Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm bồi dưỡng cho con người những phẩm chất đạo đức, những tri thức cần thiết về tự nhiên và XH, cũng như những kỹ năng kỹ xảo cần thiết trong cuộc sống. Trình độ cao là điều kiên quan trọng để đạt được năng suất cao và dễ dàng áp dụng các kỹ thuật tiên tiến. Giáo dục cũng tạo ra cơ sở hạ tầng cần thiết để phát triển khả năng quản lý. Tuy nhiên, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và khả năng của những người được đào tạo có đáp ứng tốt nhu cầu của thực tế hay ko phu thuộc vào mô hình đào tạo của từng nước, mà những mô hình này rất khác nhau.
Ví dụ:
ở Nhật Bản và Hàn Quốc chú trọng đào tạo kỹ thuật, khoa học ở bậc đại học, ở Mỹ bậc đại học rất chú trọng đào tạo khả năng thực hành, còn ở Nga lại đào tạo một cách hàn lâm để có khả năng nghiên cứu. Chính vì vậy muốn kinh doanh thành công, cần đặc biệt chú ý đến chất lượng giáo dục, đào tạo.
______________________________________________________________________________
Câu 5:
Tại sao luật pháp lại gây RR cho hoạt động của cty, và khi hoạt động tại nước khác, cty có cần tìm hiểu luật pháp của nước đó ko? Tại sao?
Trước trào lưu hội nhập, các
DN có nhiều cơ hội để phát triển song cũng gặp ko ít khó khăn. Một DN muốn đứng vững trên thị trường QT phải đối mặt với vô số những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của mình. Một trong những yếu tố nan giải nhất là pháp luật. Sự thành công hay thất bại của DN trong KDQT phụ thuộc phần lớn vào DN có am hiểu các chính sách, các luật lệ của nước sở tại hay ko. Cho dù DN đóng ở đâu cũng bị ảnh hưởng của h/thống luật pháp và các chính sách của chính phủ nước đó.
Thất bại trong việc nghiên cứu yếu tố môi trường pháp luật và các ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh doanh của mình sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường trên thị trường quốc tế. Trên thực tế đã có nhiều bài học xảy ra đối với các DN ko nghiên cứu kỹ môi trường pháp luật:
-
Một cty XNK Đà Nẵng là khi xuất khẩu một lô hàng mây tre đan sang Australia mà ko biết quy định về pháp lý là hàng hoá phải được hun trùng trước khi đưa vào cảng Australia. Kết quả là toàn bộ lô hàng ko được chấp nhận và bị bắt huỷ tại chỗ. Thiệt hại ở đây ko chỉ đối với hàng hoá mà DN còn phải chịu toàn bộ chi phí huỷ lô hàng. Chi phí này lớn hơn trị giá lô hàng.
-
Trường hợp 480 tấn dưa hấu của Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia bị trả lại cũng là do ko biết về quy định pháp lý đối với hàng hoá tươi sống nhập khẩu vào Indonesia. Hàng hoá tươi sống nhập khẩu vào Indonesia phải có giấy chứng nhận của Cty giám định Thuỵ Sĩ (SGS). Nhưng khi đưa dưa hấu vào Indonesia, Việt Nam lại lấy chứng nhận của Cty giám định Việt Nam Vinacontrol.
-
Ở châu Âu, các nhà kinh doanh độc lập buôn bán máy tính cá nhân nhưng luật lệ của EC lại hạn chế việc quản lý phân phối máy loại cỡ trung của cty IBM. Kết quả là IBM buộc phải sử dụng đại lý bán hàng độc lập ăn hoa hồng, một loại kênh phân phối sản phẩm ko hiệu quả lắm.
-
Các doanh nhân ở Tây Ban Nha đã gặp ko ít khó khăn do lệnh cấm chuyển những gói quà đến tận nhà người nhận. Người tiêu dùng Tây Ban Nha phải đến tận bưu điện trung tâm để nhận, như vậy đã hạn chế rất nhiều việc gửi quà bằng bưu điện.
-
Các DN kinh doanh trên phạm vi quốc tế cũng cần phải nắm vững một số luật, hiệp ước và công ước quốc tế liên quan đến việc bảo vệ quyền tài sản như bằng sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền … ở nước ngoài để tránh những vi phạm ko chủ ý. Ví dụ điển hình như sự kiện gần đây, Apple đã phải bồi thường cho Nokia 600 triệu USD, sau đó sẽ là 1% giá tiền cho mỗi iPhone/iPod bán được vì vi phạm bản quyền 13 sáng chế.
-
Luật pháp của các quốc gia cũng thương xuyên thay đổi. Luôn có những luật mới ra đời, có những thay đổi trong luật cũ và những văn bản dưới luật giải thích mới cho luật hiện hành. Những thay đổi này có thể gây ko ít khó khăn cho các DN. Những luật mới thường đưa ra những trở ngại và thách thức mới. Những nhà KDQT luôn phải sẵn sàng đối phó với những thử thách mới, cơ hội mới khi có luật mới ban hành cùng với những thay đổi thường xuyên và nhanh chóng trong các tiêu chuẩn về KT – XH, và các tiêu chuẩn về pháp luật. Một thị trường đã bị đóng có thể đột nhiên được mở cửa v.v… do sự thay đổi của luật pháp.
Những ví dụ trên cho chúng ta thấy tầm quan trọng của yếu tố pháp luật trong KDQT. Việc nghiên cứu và hiểu rõ môi trường pháp luật trong nước, môi trường pháp luật ngoài nước, môi trường pháp luật quốc tế và đặc biệt là việc nghiên cứu ảnh hưởng của nó đến các hoạt động KDQT trở nên cấp thiết đối với các nhà hoạt động kinh doanh muốn thành công trên thương trường quốc tế.
_______________________________________________________________________________
Câu 6:
Trình bày về các loại RR chủ yếu? cho ví dụ và phân tích.
(Tương tự câu 2)
____
Câu 7:
Trình bày vắn tắt nội dung công tác quản trị RR?
Quản trị rủi ro là quá tình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của RR.
Từ khái niệm trên cho ta thấy, nội dung của công tác quản trị rủi ro gồm:
1.
Nhận dạng, phân tích, đo lường rủi ro
a.
Nhận dạng rủi ro
là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của tổ chức nhằm phát triển các thông tin về nguồn gốc rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, đối tượng rủi ro và các loại tốn thất.
Nhận dạng rủi ro bao gồm theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường và toàn bộ hoạt động của tổ chức để thống kê được tất cả những rủ ro đã và đang xảy ra và dự báo những rủi ro có thể xuất hiện đối với tổ chức, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp.
Phương pháp nhận dang rủi ro:
-
Lập bảng câu hỏi và điều tra
-
Phân tích các báo cáo tài chính
-
Phương pháp lưu đồ
-
Thanh tra hiện trường
-
Phân tích các hợp đồng
b.
Phân tích rủi ro
, xác định được nguyên nhân, tác động đến các nguyên nhân, thay đổi chúng, trên cơ sở đó tìm ra biện pháp phòng ngừa.
c.
Đo lường rủi ro
: Để đo lường rủi ro cần thu thập số liệu và phân tích, đánh giá theo hai khía cạnh tần suất xuất hiện rủi ro và mức độ nghiêm trọng của rủi ro. Sau đó lập ma trận rủi ro.
2.
Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro
Công việc trọng tâm của quản trị rủi ro là kiểm soát rủi ro, là dùng các biện pháp, kĩ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động .. để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng ko mong đợi có thể đến với tổ chức.
·
Các biện pháp né tránh rủi ro:
-
Chủ động né tránh từ trước khi rủi ro xảy ra
-
Né tránh bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro
·
Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất
-
Tập trung tác động vào chính mối nguy để ngăn ngừa tổn thất
-
Tập trung tác động vào môi trường rủi ro
-
Tập trung vào sự tương tác giữa các nguy cơ và môi trường rủi ro
·
Các biện pháp giảm thiểu tổn thất
-
Cứu vớt những tài sản còn sử dụng được
-
Chuyển nợ
-
Xây dựng và thực hiện các kế hoạch phòng ngừa rủi ro
-
Dự phòng
-
Phân tán rủi ro
·
Các biện pháp chuyển giao rủi ro
-
Chuyển tài sản hoặc hoạt động có rủi ro đến người khác
-
Chuyển rủi ro thông qua con đường kí hợp đồng
·
Các biện pháp đa dạng hóa rủi ro được sử dụng trong hoạt động của doanh nghiệp: đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa mặt hàng, đa dạng hóa khách hàng để phòng chống RR
3.
Tài trợ rủi ro
Tự khắc phục: tự mình thanh toán các tổn thất. Nguồn bù đắp là nguồn tự có của chính tổ chức đó cộng với các nguồn mà tổ chức vay được. Để khắc phục có hiệu quả cần phải lập quỹ tự bảo hiểm và lập kế hoạch tài trợ tổn thất một cách khoa học.
Chuyển giao rủi ro: đối với những hàng hóa, tài sản đã mua bảo hiểm thì khi tổn thất xảy ra là khiếu nại đòi bồi thường. Đối với những hàng hóa xuất nhập khẩu, người được bảo hiểm cần thực hiện: Thông báo cty bảo hiểm giám định tổn thất, tiến hành thủ tục và biện pháp giải quyêt sao cho mang lại hiệu quả kinh tế cao.
_________________________________________________________________________________
Câu 8:
Trình bày hiểu biết của anh/chị về RR chiến lược?
RR về chiến lược kinh doanh là RR hiện tại và tương lai có ảnh hưởng tới lợi nhuận, tới hoạt động của DN do quyết định hoặc thực hiện ko đúng hoặc do ko thích nghi kịp với sự thay đổi của ngành.
RR về chiến lược là một phần của việc tương thích giữa mục tiêu hoạt động của DN và chiến lược đề ra để đạt được mục tiêu này dựa trên các nguồn lực của DN, bao gồm cả nguồn lực hữu hình lẫn vô hình: các kênh thông tin, hệ thống điều hành DN, mạng lưới phân phối và quy mô quản lý. Do đó, DN phải đánh giá được khả năng tác động của nền KT, sự cạnh tranh, sự phát triển khoa học kỹ thuật, sự điều chỉnh của luật pháp có liên quan cũng như môi trường kinh doanh thay đổi.
Chiến lược và quản trị chiến lược quyết định sự sống còn, hưng thịnh hay suy vong của 1 tổ chức mà quản trị chiến lược cũng đồng nghĩa với quản trị RR chiến lược.(tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, các chính sách và biện pháp hành động)
Có 7 RR chiến lược:
v
RR dự án (dự án thất bại)
Các nguyên nhân làm cho dự án gặp nhiều RR:
-
Lạc quan thái quá;
-
Thiếu trao đôi thông tin của các thành viên trong dự án=>ít thử nghiệm, ít cân nhắc lựa chọn;
-
Đốt cháy giai đoạn, mong muốn sử dụng công nghệ / chương trình hiện đại nhưng ko đủ nguồn lực và thời gian thực thi và thích nghi;
-
Ko nhận diện rõ đối thủ cạnh tranh;
-
Dự báo thiếu chính xác nhu cầu của khách hàng…
Để quản trị RR này phải xem xét mọi khía cạnh, cần:
-
Làm đúng ngay từ đầu
-
Tránh hoặc bỏ bệnh “lạc quan thái quá”
-
Đánh giá dự án 1 cách khoa học, khách quan và trung thực
Þ
Tỷ lệ thành công/thất bại bao nhiêu?
Þ
Làm sao thay đổi tỷ lệ theo hướng có lợi? Các cty khác đã làm như thế nào?
Þ
Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài, SWOT
v
RR từ khách hàng (khách hàng bỏ đi)
Các RR từ khách hành thường gặp:
-
Sự thay đổi hành vi, sở thích, và nhân khẩu học;
•
Hành xử theo cảm xúc, hiếu kỳ và rất dễ thay đổi
•
Họ tự tái phân khúc Sản phẩm
ð
Giá trị
ð
Giá cả
•
Khách hàng được tiếp cận nhiều thông tin hơn
Chúng ta ko thể ngăn cản, Vậy phải làm thế nào?
Þ
NC, hiểu được KH
ð
hành động thích hợp
ð
định giá, tiếp thị, hoặc cung cấp dịch vụ
ð
đáp ứng nhu cầu của KH
Þ
Nghiên cứu KH
ð
thông tin độc quyền liên tục về KH
Giúp cho chúng ta biết, hiểu được KH mà đối thủ ko biết.
v
RR từ chuyển đổi (sự thay đổi lớn về công nghệ or hướng đi)
Đây là 1 RR chiến lược nghiêm trọng, diễn ra
nhanh
và
đột ngột
,
tần suất
xuất hiện ngày càng nhiều, có thể dẫn đến phá sản DN. Sự chuyển đổi này thường có 2 dạng:
1.
Xuất hiện công nghệ mới làm cho CN cũ (DN đang sử dụng) trở nên lỗi thời;
2.
Tạo ra mô hình KD mới có khả năng cạnh tranh hoàn toàn với MHKD hiện tại.
Để quản trị RR, cần
-
Hãy chuẩn bị chuyển đổi và tìm cách biến nó thành cơ hội;
-
Tự tích luỹ và kế thừa kiến thức, kinh nghiệm người đi trước;
-
Giả lập lịch sử: nghiên cứu toàn bộ quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng từ
quá khứ
tới
tương lai
ð
xây dựng kịch bản để ứng phó với những thay đổi trong tương lai
-
Đặt cược kép
v
RR từ đối thủ cạnh tranh duy nhất (xuất hiện đối thủ ko thể đánh bại)
Bất kỳ thời điểm nào của lịch sử kinh doanh trong ngành/lĩnh vực cũng sẽ có 1 vài đối thủ bất bại. Có 2 loại:
1.
Nhóm một những Cty, tập đoàn lớn trên thế giới…, họ có những kế hoạch kinh doanh đủ khả năng loại bất cứ đối thủ cạnh tranh nào trên đường đi của họ.
2.
Nhóm 2, là những Cty, tập đoàn của các QG mới nổi như Trung quốc, Ấn độ,… nhờ vào nguồn nhân lực rẻ mạt, CSHT ngày càng được cải thiện, họ tạo được sự cạnh tranh mạnh mẽ, trở thành đối thủ bất bại.
Làm sao để tồn tại và phát triển:
-
Chơi 1 trò chơi khác: xác định đối tượng KH, tổ hợp sản phẩm, hình ảnh nhãn hiệu và mô hình kinh doanh khác hẳn đối thủ cạnh tranh duy nhất
-
Tổ chức hệ thống tốt hơn: giảm thiểu chi phí cố định và tối đa hoá hiệu quả SX nhằm hạn chế các RR tài chính
-
Theo đuổi phương châm ko trùng lập
-
Tạo phong cách riêng trong giới hạn ngân sách
-
Tạo nên tiếng vang để thu hút sự quan tâm của KH
-
Ứng dụng công nghệ cao và đào tạo nhân viên nghiêm ngặt nhằm tạo nên những dịch vụ ko thể đánh bại
v
RR thương hiệu (thương hiệu bị mất sức mạnh)
RR thương hiệu có thể chi làm 2 dạng cơ bản:
1.
Sự sụp thương hiệu (rất gây cấn, rõ ràng, nhanh) vd: các vụ bê bối của Cty
2.
Sự ăn mòn thương hiệu (diễn ra chậm hơn, tinh vi hơn và cũng làm hao tổn ko ít tiền bạc)
v
RR ngành (ngành kinh doanh trở thành vùng phi lợi nhuận)
RR ngành là mối đe doạ đáng sợ nhất đối với bất cứ DN nào nhưng lại là 1 vấn đề ít được hiểu rõ nhất.
RR ngành xuất hiện khi cả 1 ngành nghề chuyển thành 1 vùng phi lợi nhuận.
Làm thế nào đảo ngược RR và thoát khỏi vùng phi lợi nhuận:
-
Thay đổi tỷ lệ cạnh tranh/hợp tác trong ngành – tìm cách bắt tay với đối thủ
•
Tiết kiệm chi phí
•
Tăng lợi nhuận
•
Có được gia tốc cần thiết thoát khỏi vùng phi LN
•
Cân nhắc kỹ lưỡng để chọn đúng đối tác
-
Hợp tác sẽ tăng lợi thế về quy mô song cũng dẫn đến sự bất đồng và phức tạp trong bộ máy tổ chức quản lý tăng lên
-
Hợp tác các Cty có điểm tương đồng–quy mô,VH và lịch sử-sẽ giảm tranh cãi trong QT và điều hành, sẽ làm giảm tính đa dạng, hạn chế tầm nhìn
a
Cân nhắc mục tiêu của DA và đặc điểm của những đối tác tiềm năng.
v
RR đình trệ (cty ko tăng trưởng, thậm chí bị suy giảm)
Khi 1 nền KT bị dồn ép đến mức ko thể tạo ra lợi nhuận được nữa thì nền KT ko thể tiếp tục phát triển, rơi vào tình trạng đình trệ rồi dẫn đến suy vong.
Làm thế nào thoát RR này
-
Quan sát khách hàng
a
tìm hiểu nhu cầu về sp, yêu cầu KT cũng như các yêu cầu khác như sự tiện lợi, bảo đảm an toàn … của KH
-
Các hình thức đổi mới nhu cầu: hỗ trợ KH, dịch vụ sau bán hàng, giảm chi phí cho KH,…
Câu 9:
Các yếu tố VH? Trình bày vắn tắt hiểu biết của anh/chị về từng yếu tố VH
(Tương tự câu 4)
Câu 10:
VH là gì? ảnh hưởng của VH đến KDQT?
Khái niệm: “VH là một tổng thể phức hợp những giá trị vật chất và tinh thần do con người kiến tạo nên và mang tính đặc thù riêng của mỗi một dân tộc”. Theo Edourd Herriot: “VH là cái còn lại khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã đọc tất cả.
Ảnh hưởng của môi trường VH tới KDQT:
VH của mỗi dân tộc có những nét đặc thù khác biệt nhau. Đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với các doanh nhân khi tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế. Ảnh hưởng của VH đối với mọi chức năng KDQT như tiếp thị, quản lý nguồn nhân công, sản xuất, tài chính… ở nhiều nơi, dặc biệt những nơi có tính tự hào dân tộc cao như Nhật bản, các cty địa phương cạnh tranh hơn so với cty nước ngoài do sử dụng VH truyền thống dân tộc để quảng cáo.
Mỗi một nền VH lại có những đặc điểm đặc trưng riêng về ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục và cách ứng xử, thái độ và đức tin… ảnh hưởng hầu hết đến các khía cạnh của hoạt động con người. Các nhà Qtri càng biết nhiều về nền VH của các địa phương bao nhiêu thì họ càng có những thuận lợi để tiến hành KDQT.
Việc thuê mướn nhân công, buôn bán của các DN đều được điều chỉnh và sở hữu bởi con người. Vì vậy, DN cần phải cân nhác sự khác nhau giữa những nhóm dân tộc và XH để dự đoán, điều hành các mối quan hệ và hoạt động của mình. Sự khác nhau về con người đã làm gia tăng những hoạt động khác nhau ở nhiều quốc gia trên TG. Điều đó buộc các nhà hoạt động quản lý, các nhà KD phải có sự am hiểu về VH nước sở tại, VH của từng khu vực trên TG.
Thị hiếu, tập quán tiêu dùng còn có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu, vì mặc dù hàng hoá có chất lượng tốt nhưng nếu ko được người tiêu dùng ưa chuộng thì cũng khó được họ chấp nhận.Thị hiếu của ng tiêu dùng mang đặc điểm riêng của từng vùng, từng châu lục, từng dân tộc và chịu ảnh hưởng của các yếu tố VH, Lịch sử, Tôn giáo. Nếu nắm bắt được thị hiếu, tập quán của ng tiêu dùng, DN kinh doanh có điều kiện mở rộng khối lượng cầu một cách nhanh chóng.
Ngôn ngữ cũng là một yếu tố quan trọng trong KDQT ngày nay, nó là một phương tiện quan trọng giúp các nhà sản xuất kinh doanh giao tiếp trong quan trình KDQT. Đây là sự thể hiện rõ nét nhất của VH vì nó là phương tiện để truyền thông tin, ý tưởng. Nếu thông thạo ngôn ngữ của đối tác, DN sẽ hiểu đươch vấn đề một cách dễ dàng, thấu đáo, nhờ đó có thể trao đổi trực tiếp với đối tác mà ko cần thông qua phiên dịch. Nhờ biết ngôn ngữ của đối tác DN có thể đàm phán thương lượng tốt hơn. Cuối cùng, qua Ngôn ngữ, DN có thể hiểu và thích nghi với VH của đối tác.
Tôn giáo có thể ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của con ng và do đó ảnh hưởng đến kinh doanh. Tôn giáo ảnh hưởng đến chính trị của từng quốc gia, điều phối môi trường kinh doanh, ví dụ: thời gian mở của, đóng cửa, kỳ nghỉ, lễ kỷ niệm…. Do đó, kinh doanh ở đâu thì phải nghiên cứu, hiểu được những tôn giáo phổ biến nơi đó, làm việc với các đối tác cũng cần tìm hiểu xem họ theo tôn giáo nào, thì sẽ tránh được những RR. Mỗi dân tộc có phong tục và nếp ứng xử riêng, nếu nghiên cứu và hiểu được vấn đề này thì công việc làm ăn sẽ tiến hành trôi chảy, thuận lợi. Còn ngược lại, sẽ gặp RR.
Một đặc điểm nữa của VH ảnh hưởng rất lớn đến quá trình KDQT là yếu tố vật chất của VH. Trình độ kỹ thuật của một XH đóng vai trò quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến mức sống của người dân, nó giúp giải thích những giá trị và niềm tin của XH đó. Nếu ở một nước có trình độ kỹ thuật tiên tiến, con ng nước đó sẽ ít tin vào mê tín, dị đoan, họ tin rằng tự mình có thể làm chủ cuộc đời. Những giá trị của họ cũng thiên về vật chất vì họ có mức sống cao hơn. Khi tiến hành kinh doanh ở những nước có trình độ KHKT tiên tiến, các nhà KD cần chú ý đưa ra các SP có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, nhiều tiện ích. Còn ở những nước có trình độ kỹ thuật thấp hơn thì những sản phẩm như vậy chưa chắc đã được hoan nghênh, vì chưa phù hợp.
____
Câu 11:
Những RR về VH? Cho ví dụ và minh hoạ.
Trong KD, nếu hiểu biết thấu đáo về đặc điểm VH của đối tác và của chính mình thì sẽ tránh được RR, tổn thất, ngược lại sẽ gặp nhiều RR, khó khăn. Sau đây là một số RR điển hình về VH:
Về ngôn ngữ,
nếu ko hiểu biết ngôn ngữ của đối tác sẽ gặp khó khăn trong khâu giao tiếp, đàm phán với đối tác. Đây là một trong những nguyên nhân mà chính bản thân nó đã chứa đựng các RR tiềm ẩn do các bên liên quan ko thể hiểu hoặc hiểu ko đúng về nhau. Nguyên nhân này dẫn đến hậu quả là công việc bị kéo dài hoặc sai lệch, làm phát sinh, rạn nứt và thậm chí làm trầm trọng hơn các mâu thuẫn... Những lý do này cũng đồng nghĩa với việc đánh mất các
cơ hội
kinh doanh
hoặc làm phức tạp thêm các tình huống. Ngay cả khi đã biết sử dụng được ngôn ngữ của đối tác, nhưng chưa thật nhuần nhuyễn, ko hiểu cách ví von, cách nói bóng gió cũng vẫn gặp khó khăn.
Ví dụ: Ngay cả nước sử dụng chung ngôn ngữ như Anh và Mỹ cũng có những thành ngữ được dùng với nghĩa rất khác nhau, chẳng hạn “tabling a prososal” ở Anh được hiểu là “Thực hiện hành động ngay lập tức”, ở Mỹ lại có nghĩa “Trì hoãn ra quyết định”. Các DN cần cẩn trọng khi sử dụng ngôn ngữ. General Motor khi mở cty SX xe hơi tại Tây Ban Nha, do ko hiểu biết ngôn ngữ một cách thấu đáo nên họ đã đặt tên cty là Chevrolet Nova với ý dịch sang tiếng TBN thì “Nova” có nghĩa là ‘Ngôi sao”, nhưng khi phát âm thì Nova có nghĩa là “Không chạy được”. Thử nghĩ xem có ai muốn mua một chiếc xe ko chạy đươc? Do đó doanh số cty sụt giảm một cách đáng kể. Cty thực hiện chiến lược đối tên, đặt tên mới cho sản phẩm của mình và doanh số của họ đã tăng lên nhanh chóng.
Về tôn giáo,
Tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin, thói quen, lối sống của con người… do vậy nếu ko hiểu kỹ về tôn giáo của đối tác cũng có thể dẫn đến các RR.
Ví dụ:
(Có thể đưa ví dụ về người đạo Hồi ko ăn thịt bò, ko uống rượu và phụ nữ mặc đồ kín mít nên chẳng thể kinh doanh áo tắm được)
Ngoài những khác biệt về ngôn ngữ, tôn giáo, khi nghiên cứu một số yếu tố khác của VH ta cũng thấy một số khác biệt:
Tính đúng giờ,
một trong những sự khác biệt về VH rất dễ gây hiểu lầm.
Ở Mỹ, những cuộc hẹn mang tính kinh doanh, người tham dự thường đến đúng giờ hoặc sớm hơn một chút, trong các buổi ăn tối tại nhà hoặc các buổi tiệc cocktail khách thường đến đúng giờ hoặc trễ hơn 1 vài phút. Ở các nước chau Á người ta ko làm như thế, các buổi gặp gỡ đến muộn là chuyện bình thường. Ở VN, người ta thường đến dự tiệc trễ từ 30-60 phút.
Sự khác biệt về cách thức tổ chức đàm phán.
Các DN cũng nên để ý đến cách thức tổ chức đàm phán của một số quốc gia để tạo được mối quan hệ tốt đẹp với đối tác. Đối với người Ả Rập, họ thích đàm phán mở, còn người châu Âu, đặc biệt là người Anh, họ rất bối rối và phật ý với kiểu đàm phán này, họ ko muốn trộn lẫn giữa công việc và giải trí.
Vai trò của cá nhân.
Ở nhiều nước phương Tây, đặc biệt Mỹ, họ rất coi trọng thành công cá nhân, còn người Nhật lại đề cao vai trò của tập thể, họ ko quen và ko muốn tập trung sự chú ý vào một cá nhân đơn lẻ nào. Bởi thế, khi hợp tác kinh doanh, DN cần chú ý khi khen ngợi 1 ai đó.
Đạo đức và phép xã giao.
Cách ứng xử bình thường ở mộ nước có thể bị coi là ko bình thường ở nước khác. Những thông lệ được chấp nhận ở nơi này có thể được coi là vô đạo đức ở nơi kia. Một quảng cáo có ảnh một người đàn ông và một phụ nữ tiếp xúc gần gũi nhau thì được phép chấp nhận ở phương Tây, nhưng qua phương Đông thì cần thay đổi cho phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức ở nơi này. Thậm chí các nước Hồi giáo, nắm tay nhau nơi công cộng cũng bị coi là điều cấm kỵ.
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
Câu 12:
Trình bày và phân tích những điểm chủ yếu của môi trường pháp luật, những RR và biện pháp phòng ngừa.
Một trong những bộ phận bên ngoài ảnh hưởng đến môi trường KD của DN đó là hệ thống PL.
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, được nhà nước bảo đảm thực hiện, kể cả bằng biện pháp cưỡng chế, để điều chỉnh các quan hệ XH, duy trì XH trong một trật tự có lợi cho giai cấp thống trị.
Trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hoá, nhà quản trị RR càng phải chú trọng nghiên cứu môi trường PL của nước mình, PL của nước đối tác-nơi đến làm ăn, kinh doanh và luật quốc tế.
Những yếu tôc thuộc môi trường pháp luật tác động lên DN bao gồm:
Luật mỗi quốc gia:
Những ngành luật có ảnh hưởng chủ yếu đến hoạt động kinh doanh là:
1.
Luật thương mại, luật hợp đồng, luật sở hữu trí tuệ, bảo vệ các sáng chế, quyền tác giả…
2.
Luật môi trường, những quy đình về an toàn lao động và sức khoẻ
3.
Quy định về việc thành lập và hoạt động DN
4.
Luật lao động
5.
Luật chống độc quyền
6.
Chống phá giá và các quy định khác về giá cả
7.
Thuế…
Luật quốc tế:
là một hệ thống các quy phạm PL hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa các quốc gia. Luật quốc tế bao gồm 2 bộ phận: công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế. Công pháp quốc tế điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực chính trị giữa các quốc gia. Tư pháp quốc tế chủ yếu điều chỉnh các quan hệ dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình, tố tụng dân sự giữa các công dân,pháp nhân của cã quốc gia khác nhau.
Luật quốc tế chi phố quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền:
Đây là luật do các tổ chức quốc tế ban hành các quy định hướng dẫn đối với các quốc gia thành viên khi thực hiện hợp tác, liên kết KT hoặc yêu cầu sự giúp đỡ của tổ chức trong sự phát triển KT XH. Bao gồm các hiệp ước đa phương như: Các cuộc đàm phán về thuwong mại quốc tế WTO, các khối liên kết KT ASEM, ASEAN, NAFTA.. các hiệp định song phương giữa 2 quốc gia như hiệp định thương mại hợp tác giữa Mỹ - Canada, Hiệp định thương mại Việt-Mỹ.
v
Những RR từ môi trường pháp luật và các biện pháp phòng ngừa:
-
RR liên quan đến các quy định về xác lập quyền và chuyển dịch quyền sở hữu, quyền quản lý tài sản theo pháp luật nước ngoài.
-
RR liên quan đến các vấn đề về sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế. Các thương hiệu, nhãn hiệu của DN có thể bị đánh cắp, bị sử dụng hoặc bị dăng ký bảo hộ trước ở nước ngoài bởi các chủ thể khác.
-
RR liên quan đến vấn đề bí quyết kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, vấn đề bản quyền.
-
RR khi môi trường pháp luật thay đổi.
-
RR trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế do ko nắm vững luật pháp quốc tế.
Để tránh những RR trong môi trường pháp luật, các nhà quản trị cần:
-
Phải hiểu rõ luật pháp ko chỉ của quốc gia họ mà còn ở quốc gia nơi họ tiến hành kinh doanh. Ngày nay để làm được điều này họ thường thuê các cty luật địa phương hoặc cty luật quốc tế, có văn phòng ở khắp nơi trên TG.
-
Có kế hoạch, phòng chống RR pháp lý bằng các xây dựng pháp chế DN chuyên nghiệp với những nhân viên đủ năng lực, trình độ để ký kết hợp đồng giao thương với nước ngoài.
-
Kiểm tra xác minh tư cách pháp lý và năng lực tài chính của đối tác trước khi chính thức ký hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc khi thiết lập các quan hệ hợp tác khác với đối tác.
-
Riêng trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, DN Việt Nam nên sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế của các ngân hàng lớn trong nước để thực hiện phương thức thanh toán với nước ngoài.
-
Thứ sáu, về phía các cơ quan Nhà nước cần xây dựng hệ thống thông tin về pháp luật, thị trường của các quốc gia khác, thu thập thông tin về sự thay đổi của thị trường, pháp lý của các quốc gia đó. Các cơ quan đại diện cho Nhà nước ở các thị trường phải trực tiếp nắm bắt thông tin về các DN, pháp lý, thị trường để cung cấp cho DN Việt Nam. Chính những nguồn thông tin này là một kênh quan trọng để DN trong nước phòng tránh, giảm thiểu được RR khi tham gia các hoạt động thương mại.
Hiểu luật pháp, nắm vững luật chơi DN sẽ có những qđịnh cụ thể, linh hoạt để phòng ngừa RR.
_
Câu 13:
Trình bày và phân tích những điểm chủ yếu của môi trường chính trị? Những RR và biện pháp phòng ngừa.
Môi trường chính trị bao gồm các yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các DN sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó.
Những điểm chủ yếu cần quan tâm trong môi trường chính trị là:
-
Sự bình ổn: Chúng ta sẽ xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính trị, ngoại giao của thể chế luật pháp. Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế ko ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó.
-
Bộ máy nhà nước
: Thực tế bộ máy nhà nước là yếu tố quan trọng có tác động mạnh mẽ đến các DN. Đó là yếu tố quan trọng và thực tế các chính sách hoạt động và làm việc của bộ máy nhà nước có quyết định đến hoạt động đầu tư và kinh doanh của tất cả các DN.
-
Chính sách thuế: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập... sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của DN
-
Các đạo luật liên quan: Luật đ/tư, luật DN, luật LĐ, luật chống độc quyền, chống bán phá giá ...
-
Chính sách: Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới DN, nó có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với DN. Như các chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển KT, thuế, các chính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu
Có 3 loại RR chính trị thường gặp, đó là:
Ø
RR liên quan đến quyền sở hữu tài sản:
-
Sung công tài sản: là hình thức chuyển quyền sở hữu tài sản từ cty đầu tư ( tư nhân) sang quyền sở hữu của nhà nước, diễn ra dưới hình thức quốc hữu hóa và chuyển tài sản của cty sang tay nhà nước. Mặc dù nhà nước có đền bù nhưng việc đền bù thường kéo dài và mức đền bù thường ko thỏa đáng. Sung công tài sản gây cho nhà đầu tư tư nhân nhiều thiệt hại lớn.
-
Tịch thu tài sản: là hình thức chuyển giao sở hữu tài sản từ sở hữu tư nhân sang tay nhà nước nhưng ko có bất cứ sự bồi thường nào đối với chủ tài sản
-
Nội địa hóa: là hình thức nhà nước áp dụng một số quy định yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài dần từng bước chuyển giao tài sản và quyền quản lý cho người trong nước
Ø
RR nhà nước can thiệp quá sâu vào quá trình hoạt động của tổ chức
Để quản lý đất nước, mỗi chính phủ đều có những chính sách luật lệ, quy định của riêng mình. Đó là điều hết sức cần thiết, nhưng nếu những quy định này quá chi tiết, quá chặt chẽ, quá máy móc, nhà nước can thiệp quá sâu vào hoạt động của các tổ chức thì sẽ dẫn đến những RR.
Ø
Những RR về chuyển giao:
có thể xảy ra khi thực hiện chuyển giao quỹ, lợi nhuận…từ nước này qua nước khác.
Các biện pháp phòng ngừa RR về chính trị:
-
Cần theo dõi, nghiên cứu, dự báo được những thay đổi tong chính sách của cả chính phủ nước mình lẫn nước đến kinh doanh =>chiến lược kinh doanh phù hợp
-
Để giảm bớt RR về sự can thiệp của chính phủ, các cty quốc tế cần thể hiện rõ sự quan tâm đến nước chủ nhà, cố gắng trở thành một bộ phận của nước chủ nhà.
-
Có thể sử dụng các biện pháp phân tán RR như: chia sẻ cổ phần, chế độ quản lý tham dự, liên doanh liên kết cùng các cty chủ nhà…
______________________________________________________________________________
Câu 14:
Các RR và biện pháp phòng ngừa trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương?
RR có thể xuất hiện ở mọi nơi, mọi DN, ko phân biệt đó là DN lớn hay DN nhỏ, DN nhà nước hay DN tư nhân… ở đâu RR cũng có thể xuất hiện. Ko chỉ ở mọi nơi, RR còn có thể xảy ra mọi lúc, mọi giai đoạn của quá trình đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện các HĐ XNK. RR có thể xuất hiện ngay từ khi bắt đầu lựa chọn đối tác, rồi có thể tiếp tục xuất hiện trong các khâu soạn thảo, ký kết HĐ, và toàn bộ quá trình tổ chức thực hiện HĐ… Một trong số các quá trình có thể gặp RR đó là quá trình tổ chức thực hiện HĐ xuất nhập khẩu.
Sau khi HĐ được ký kết, công việc hết sức quan trọng là tổ chức thực hiện các HĐ đó.Khi thực hiện HĐ, bên bán và bên mua làm nhiệm vụ chủ yếu của mình theo nghĩa vụ quy định trong HĐ.Bên bán làm các việc để giao hàng và chứng từ cho người mua.Bên mua nhận hàng và trả tiền cho người bán theo HĐ.Để thực hiện một HĐ XNK, bên bán phải tiến hành các công việc sau: làm những công việc bước đầu của khâu thanh toán (tuỳ theo phương thức đã chọn), xin giấy phép XK (nếu cần), chuẩn bị hàng hoá để XK, thuê tàu, kiểm nghiệm và kiểm dịch hàng hoá, làm thủ tục hải quan, giao hàng, mua bảo hiểm, làm thủ tục thanh toán, và giải quyết khiếu nại (nếu có), thanh lý HĐ.
RR có thể xuất hiện trong mọi khâu công tác của quá trình tổ chức thực hiện HĐ XNK:
-
RR trong thanh toán;
-
RR trong khâu làm thủ tục xuất nhập khẩu, ví dụ: RR trong khâu xin giấy phép, làm thủ tục hải quan,…
-
RR trong khâu chuẩn bị hàng xuất khẩu (riêng đối với nhà xuất khẩu);
-
RR trong khâu thuê phương tiện vận tải;
-
RR trong khâu mua bảo hiểm cho hàng hoá;
-
RR trong khâu giao nhận hàng hoá;
-
RR trong khâu lập bộ chứng từ (đối với nhà xuất khẩu);
-
RR trong khâu kiểm tra bộ chứng từ (đối với nhà nhập khẩu);
-
RR trong khâu kiểm tra chất lượng, số lượng, giám định hàng hóa…
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
Câu 15:
Phân tích những RR trong hoạt động nhập khẩu và biện pháp phòng ngừa?
Khó khăn cho người mua ko nhận được hàng do ghi ko rõ ràng tên hàng.
Có trường hợp do vô tình ghi sai, hoặc do người bán cố tình ghi ko rõ ràng tên hàng. Chẳng hạn, cho một mặt hàng XK nhưng thuế XK cho chất lượng loại một cách biệt khá xa với loại hai. Nếu người bán có ý đồ gian lận trong khai báo hải quan và nộp thuế XK thì có thể ghi tên hàng ko rõ ràng, và như vậy sẽ gây khó khăn cho người mua trong việc nhập hàng khi khai báo hải quan.
Biện pháp hạn chế:
Người mua nên xác định tên hàng rõ ràng, cụ thể, chính xác.Khi mặt hàng quá phức tạp, có quá nhiều chi tiết thì nên ghi tên hàng trong phần phụ lục của hợp đồng.
Hàng giao chất lượng kém do quy định về chất lượng hàng giao ko rõ ràng.
Sự tin cậy của người mua trong giao dịch, ko lưu trữ chứng từ quy định tiêu chuẩn hàng, lệ thuộc vào người bán, khi người bán thay đổi trưởng bộ phận sx, sơ sót trong qtsx và ko có knghiem dẫn đến chất lượng thay đổi ko như mong muốn, trong hợp đồng ko đề cập điều khoản phạt.
Biện pháp:
Cần quy định rõ tiêu chuẩn chất lượng cho hàng được giao.
+
Quy định rõ mức phạt trong trường hợp giao hàng chất lượng kém. Bồi thường thiệt hại liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh của người mua do chất lượng hàng giao kém gây ra.
+
Hủy lô hàng và yêu cầu giao lô hàng khác thay thế.
+
Quy định thanh toán trả chậm một tỉ lệ tiền hàng nhất định để đề phòng hàng có chất lượng kém nhưng khó phát hiện ngay khi nhận hàng, nhất là những mặt hàng có quy định về bảo hành.
Xảy ra tranh chấp khi ko quy định rõ về hệ thống đo lường được sử dụng để xác định trọng lượng, số lượng hàng giao.
Biện pháp hạn chế RR:
Thống nhất đơn vị đo lường được sử dụng.
Bị thiệt thòi khi giá cả thị trường biến động, trong trường hợp quy định số lượng hàng giao được cho phép một tỉ lệ dung sai, và người bán được chọn dung sai.
Chẳng hạn, khi người bán được quyền chọn dung sai thì người bán sẽ chọn dung sai trừ (-) khi giá cả thị trường vào lúc giao hàng cao hơn so với giá hợp đồng, hoặc chọn dung sai cộng (+) khi giá thị trường vào lúc giao hàng thấp hơn so với giá hợp đồng. Khi đó, người bán sẽ thu được nhiều lợi hơn còn thiệt thòi thuộc về người mua.
Biện pháp:
Dành quyền chọn dung sai về mình, thực tiễn KDQT người nào chịu trách nhiệm trong việc thuê phương tiện vận tải và chịu chi phí vận tải được ưu tiên quyền chọn dung sai. Nếu như mua hàng theo điều kiện FCA hay FOB, người mua ít bị thiệt thòi hơn.Nếu ko thể dành quyền chọn dung sai thì nên thương lượng ở mức dung sai vừa phải.
Hàng giao thiếu làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh của người mua.
Khi giao hàng bị thiếu sao với quy định của HĐ thì người mua sẽ chịu nhiều RR ở những mức độ khác nhau. Có thể phần hàng được giao khi bán lại bị hạn chế về giá trị thương mại vì thiếu sự đồng bộ trong lô hàng; hoặc nếu phần hàng còn lại chưa giao là một trong những phần ko thể thiếu được để sử dụng cho quá trình sản xuất thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoạt động sản xuất KD của người mua.
Biện pháp:
Quy định rõ mức phạt trong trường hợp giao hàng thiếu. Bồi thường thiệt hại liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh của người mua do hàng thiếu gây ra.
+
Yêu cầu giao tiếp phần còn lại, giảm giá cho lượng hàng được giao và hủy ko giao tiếp phần hàng chưa giao.
Người bán ko giao hàng cho người mua do giá cả thị trường tăng vào lúc giao hàng và chấp nhận mức phạt như quy định trong hợp đồng nếu xét thấy việc thực hiện hợp đồng ko có lợi so với mức chịu phạt. Hoặc ko giao cho người mua vì có khá nhiều đơn hàng nên chỉ dành ưu tiên cho các khách hàng chính của họ. Nếu người mua ko phải là khách hàng ưu tiên thì RR đối với người mua là ko có hàng đáp ứng kịp thời.
Biện pháp:
Quy định mức phạt tối đa trong trường hợp ko giao hàng.
+
Bồi thường thiệt hại liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh của người mua theo giá thị trường do ko giao hàng.
+
Đối với trường hợp giao dịch mua bán với giá trị lớn, để người bán đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thì cần quy định người bán mở một thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại ngân hàng ở nước người mua. Nếu quá thời hạn quy định mà người bán ko thực hiện thì người mua sẽ nhận được khoản tiền bồi thường từ ngân hàng. Hình thức này tốn chi phí nhưng đảm bảo cho quyền lợi của người mua.
+
Một số trường hợp h2 nhập khẩu được phục vụ cho sản xuất thì mua từ nhiều nhà cung ứng.
+
Trường hợp người bán ko đủ hàng chỉ ưu tiên cho khách hàng chính, nên thương lượng giao từng phần và tạo mối quan hệ tốt với người bán.
Người mua gặp phải khó khăn khi tiêu thụ mặt hàng nhập khẩu tại thị trường mình nếu như trong nước nhập khẩu có hiện tượng tẩy chay ko sử dụng hàng của quốc gia xuất khẩu đó. Đặc biệt nếu trên bao bì hàng nhập khẩu, các ký mã hiệu được ghi bằng tiếng của quốc gia bị tẩy chay thì RR của người mua khá lớn.
Biện pháp:
Ký mã hiệu h2với hàng nhâp khẩu thì nên quy định ghi bằng tiếng Anh,or nước người mua.Nếu ko bán được tại thị trường nội địa thì tiến hành thương lượng trả lại cho người bán.
Hàng hóa nhập khẩu về ko tiêu thụ được do có sự biến động giá và thiếu sự so sánh giá giữa các điều kiện thương mại.
Khi ko nghiên cứu kỹ về giá cả của thị trường thế giới cho mặt hàng nhập, thiếu cân nhắc và so sánh giá giữa các điều kiện thương mại quốc tế như FOB, CFR, CIF, DES, DEQ, DDP và giá của hàng nhâp tại thị trường nội địa bị giảm nhanh chóng. Như vậy, người mua gặp phải khó khăn về tiêu thụ, chí phí tồn kho và bảo quản tăng lên, ảnh hưởng đến kết quả tài chánh.
Biện pháp hạn chế RR:
+
Cân nhắc kỹ chi phí và RR về mất mát hoặc hư hại về hàng hóa mà nếu mình thực hiện có lợi hơn so với người bán thì nên chọn điều kiện thương mại nào có lợi nhất. Do hiểu lầm hay ko nắm chắc các điều kiện thương mại Incorerms, người mua hay nhầm lẫn khi mua hàng theo điều kiện CFR, hay CIF cho rằng trách nhiệm của người bán là chịu mọi RR về mất mát, hư hại hàng hóa đề chuyển hàng đến cảng đến, và vì vậy chỉ đề cập đến cảng đến mà ko ghi cảng giao hàng. Thực ra hiểu theo cách này là hoàn toàn sai, theo Incoterms 2000, giao hàng theo điều kiện CFR, hay CIF, người mua phải chịu mọi RR về mất mát, hư hại hàng hóa kể từ thời điểm hàng qua lan can tàu tại cảng bốc hàng. Xét về việc chuyển RR về mất mát, hư hại đối với hàng hóa cần phải hiểu rõ đây là những RR liên quan đến các RR thuộc sự cố bất ngờ (như tai nạn) và ko bao gồm những mất mát hư hại hàng hóa gây ra bởi người bán do bao bì hoặc ký mã hiệu ko đầy đủ.
+
Cần phân biệt rõ giữa chuyển RR với chuyển giao quyền sở hữu. Thực tế, người mua và người bán hay nhầm lẫn giữa việc chuyển RR với việc chuyển giao quyền sở hữu. Điều này thực tế cũng dễ hiểu do sự thay đổi quyền định đoạt đối với hàng hóa cũng đồng nghĩa với sự thay đổi quyền sở hữu. Tuy nhiên, việc chuyển RR có thể xảy ra trước khi có sự thay đổi quyền định đoạt hay quyền sở hữu, ví dụ nếu người mua ko nhận hàng theo hợp đồng, hay nếu người bán đã thống nhất với người mua rằng người bán sẽ tiếp tục là chủ sở hữu hàng hóa cho tới khi hàng được thanh toán. Chính vì vậy các bên nên có biệp pháp cần thiết bảo vệ đối với các trường hợp một bên tham gia hợp đồng mất khả năng thanh toán, hay ko còn đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng. Thông thường các bên tự bảo vệ thông qua các biện pháp bảo đảm trong hợp đồng, như thông qua các hình thức bảo đảm khi có yêu cầu hay thông qua việc sử dụng thư tín dụng chứng từ theo đó người bán sẽ được thanh toán đối với hàng đã giao với điều kiện xuất trình bộ chứng từ phù hợp với hợp đồng thông qua ngân hàng.
Người mua có thể bị thiệt nếu điều khoản giá ko quy định kỹ đó là giá cố định or giá xét lại.
Nếu trong hợp đồng là giá cố định, thì khi giá thị trường thấp hơn giá hợp đồng vào lúc giao hàng, người mua phải chịu thiệt. Nếu giá được quy định là giá xét lại trong quá trình giao hàng nhưng lại ko đề cập đến những điều kiện tiền đề để thực hiện việc xét lại giá khi giá cả thị trường lúc giao hàng cao hơn lúc thương lượng, người bán có thể ko thực hiện nghĩa vụ của mình với lý do là ko có cơ sở để xét lại giá.
Biện pháp:
Nếu mặt hàng giao dịch thường hay bị biến động giá thì nên lựa chọn hình thức xét giá lại.Khi xác định là giá xét lại thì phải quy định cụ thể về điều kiện xét lại như tài liệu nào làm căn cứ để xét lại, tỉ lệ khi có tăng giảm giá là bao nhiêu phần trăm mới xét lại.Khi có xét lại giá cần quy định rõ trách nhiệm của các bên.
Người mua gặp RR khi giao hàng chậm hơn so với quy định trong hợp đồng gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong thực tiễn, có một số mặt hàng khi có sự biến động về giá, hàng nhập về chậm hơn thời hạn chỉ một vài ngày thì giá cả thị trường đã thay đổi khác, giá bán lẻ giảm thấp hơn so với giá nhập khẩu làm ảnh hưởng nhiều kết quả lợi nhuận.
Biện pháp:
Quy định rõ mức phạt trong trường hợp giao hàng chậm. Bồi thường thiệt hại liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh của người mua do hàng giao chậm.Hủy hợp đồng khi hàng giao chậm quá một thời hạn nhất định. Ví dụ: “trường hợp giao hàng chậm quá 20 ngày, hợp đồng này được hủy bỏ, bên bán phải thanh toán cho bên mua khoản bồi thường thiệt hại là …”.
Trả trước một phần tiền hàng nhưng người bán ko thực hiện nghĩa vụ.
Trong trường hợp giao dịch mua bán với giá trị lớn, người bán yêu cầu thanh toán trước một phần tiền hàng để tránh trường hợp người mua hủy hợp đồng. Nếu như hàng giao ko đúng theo hợp đồng, hoặc ko giao hàng thì RR thuộc về người mua.
Biện pháp hạn chế RR:
Bảo lãnh chuyển trả tiền ứng trước: người mua yêu cầu ngân hàng người bán bảo lãnh cho số tiền ứng trước.
RR do ko quy định rõ cơ quan giám định.
một số quốc gia quy định về việc nhập khẩu một số mặt hàng phải được kiểm tra của một tổ chức giám định quốc tế nào đó, nếu người mua ko yêu cầu người bán chỉ định cụ thể đơn vị giám định thì RR thuộc về mình.
Biện pháp hạn chế RR:
Quy định chính xác tên của tổ chức giám định, nếu người bán chỉ định một cơ quan giám định khác thì phải chịu toàn bộ chi phí và RR liên quan đến việc nhập hàng
Khi vi phạm bảo hành được quy định quá chung chung, thì trách nhiệm của người bán liên quan đến bảo hành ko rõ ràng, trường hợp này ko có lợi cho người mua. Thời hạn bảo hành quá ngắn sẽ ko có ý nghĩa đối với người mua.
Biện pháp hạn chế RR:
+
Quy định cụ thể nội dung bảo hành và thời hạn bảo hành.
+
Trách nhiệm của người bán trong thời hạn bảo hành.
2.1.1.
RR trong đàm phán hợp đồng nhập khẩu
RR trong giai đoạn chuẩn bị đàm phán
Thu thập thông tin: Việc thu thập thông tin khách hàng ko đầy đủ có thể đưa đến một cuộc đàm phán bất lợi cho mình. Thông tin khách hàng là rất quan trọng qua đó chúng ta có thể biết được kháng hàng có những gì và họ có thể đáp ứng được những yêu cầu của cty mình ko. Các DN nhập khẩu cũng cần phải thu thập thông tin trên thị trường lúc đó như thế nào, nhất là giá và công nghệ sản phẩm vì sự biến động của hai yếu tố này là rất lớn. Việc thu thập thông tin trước khi bước vào cuộc đàm phán càng đầy đủ bao nhiêu thì khả năng của cuộc đàm phán thành công càng lớn bấy nhiêu.
Chuẩn bị kế hoạch: RR mà các DN nhập khẩu hay mắc phải là chưa xác định rõ mục tiêu khi bước vào đàm phán, sắp xếp nhân sự ko hợp lý và một điểm rất quan trọng mà các cty hay mắc phải là ko xác định rõ những gì mà DN có thể nhượng bộ, và đổi lại các DN nhập khẩu được gì qua những nhượng bộ đó. Các RR trong công việc chuẩn bị kế hoạch là những yêu cầu tối đa và những yêu cầu tối thiểu, giá quá cao dẫn đến việc DN nhập khẩu mua với gia cao hơn thị trường, nếu giá quá thấp thì DN nhập khẩu sẽ ko đáp ứng được giá của bên đối tác đề nghị và dẫn tới cuộc đàm phán ko thành công.
RR trong giai đoạn đàm phán
Các nguyên tắc thực hiện: RR mà DN nhập khẩu có thể mắc phải là bước vào cuộc đàm phán với thái độ căng thẳng, nóng vội, thiếu lịch sự và ko chủ động. Để tránh tình trạng một cuộc đàm phán đổ vỡ ngay từ đầu thì nhà nhập khẩu cần phải lịch sự, lễ phép khi bước vào bàn đàm phán, cần phải giữ hòa khí và gây thiện cảm ngay từ đầu. Một điểm phải để ý là nhà nhập khẩu phải nắm thế chủ động ngay từ đầu để có một cuộc đàm phán thành công.
Bước vào đàm phán: RR trong giai đoạn đàm phán là rất nhiều nó có thể làm cuộc đàm phán đi theo ý DN nhập khẩu ko muốn, xấu nhất là cuộc đàm phán có thể ko đạt kết quả gì. Thái độ trong cuộc đàm phán lúc nào cũng căng thẳng sẽ làm mất hòa khí của hai bên. Ko tranh thủ sự đồng tình của đối tác để có thể đạt ngay thỏa thuận, một khi đối tác có sự đồng tình về một điều khoản nào đó trong hợp đồng thì chúng ta cần phải thỏa thuận ngay, tránh tình trạng để về sau rồi đối phương nghĩ lại và ko đồng ý nữa.
Sau đây là một số kinh nghiệm trong đàm phán hợp đồng nhập khẩu:
+
Trình bày lưu loát với vẻ bề ngoài thật thà, tốc độ nói vừa phải,ko nên quá chậm hay quá nhanh.
+
Khéo léo sử dụng chữ “nhưng”.
+
Nêu ra yêu cầu ban đầu cao rồi chủ động giảm yêu cầu của mình.
+
Nêu ra những câu hỏi để DN xuất khẩu (đối tác) trả lời và thuyết phục chính họ.
+
Đưa ra phương án để đối phương tự chọn.
+
Khi bước vào đàm phán phải xác định tư tưởng: cố gắng đạt được mục đích của mình trên cơ sở ko khí đàm phán thân mật thoải mái cho cả hai bên.
+
Tìm hiểu các phong tục, tập quán, thói quen, sở thích và tư tưởng của đối tác nước ngoài.
+
Hướng tới DN xuất khẩu với lòng tôn trọng cá nhân lớn nhất.
+
Ko nên có nụ cười vô nghĩa (đặc biệt khi làm việc với các đoàn Châu Âu).
+
Có sự quan tâm đặc biệt hơn đến các thành viên nữ trong đoàn đàm phán của đối tác.
+
Phản ứng lịch thiệp đối với các sai trái của đối phương đặc biệt nếu đánh đó là những thiếu hiểu biết của họ về phong tục tập quán của nhà nhập khẩu.
+
Ko tham gia tranh luận những vấn đề chính trị, tôn giáo, đạo đức, lối sống, chủng tộc... trong quá trình đàm phán.
+
Bao giờ cũng có thể nói “ ko” với một vấn đề còn đang nghi vấn.
+
Trong đàm phán, thường xuyên quan sát một cách kín đáo và tế nhị cách cư xử và hành động của đối tác để có thể điều chỉnh kịp thời, hợp lý cách cư xử của mình.
+
Cố gắng thích ứng với nhịp độ của đối tác.
+
Hạn chế trao đổi, tranh luận riêng mang tính chất nội bộ, bởi có thể bị lộ ý định nêu bên đối tác hiểu được tiếng nước mình.Điều này còn thể hiện sự ko nhất quán giữa các thành viên trong đoàn.
+
Nhận định kịp thời những sơ hở của đối phương.
+
Nhạy bén đánh giá tình hình diễn biến của cuộc đàm phán để quyết định ở mức nào là vừa phải do việc cương quyết giữ vững đề nghị của mình với khả năng đối tác chấp nhận được.
+
Cố gắng vận dụng những kỹ năng thương lượng, thuyết phục tích luỹ được.
+
Phải phát triển kỹ năng thương lượng để được thế giới thừa nhận.
+
Phải biết nhượng bộ lúc nào, ở mức độ nào để đảm bảo vừa có lợi cho ta đồng thời gây được sự thoả mãn của đối phương.
+
Phải luôn cố gắng làm việc hết sức mình để thực hiện những điều khoản trong hợp đồng mà DN nhập khẩu đã thương lượng và thoả thuận.
+
Khi quyết định đường lối kinh doanh ở nước ngoài, đặc biệt là ở những nơi mà kỷ cương XH nới lỏng hơn nơi khác, hãy làm theo cái mà DN cảm thấy tiện lợi hơn là cái mà DN cảm thấy đúng sai.
+
Cuối cùng cần thúc đẩy đối phương đưa ra quyết định bằng văn bản.
RR sau đàm phán
Sau khi đàm phán xong thì chúng ta cũng hiểu là cuộc thương lượng vẫn chưa kết thúc. Các DN vẫn có thể gặp một số RR trong giai đoạn này. DN ko tỏ thiện chí với những điều khoản hợp đồng có thể làm cho quá trình thực hiện hợp đồng dài hơn, chậm trể giao hàng, giao hàng kém phẩm chất…và một điểm quan trọng nữa là ko quan tâm thái độ của đối tác để DN rút ra những kinh nghiệm để có những cuộc đàm phán thành công sau này.
2.1.2.
RR trong soạn thảo, ký kết hợp đồng nhập khẩu
HĐ nhập khẩu về bản chất là một hợp đồng mua hàng hóa quốc tế, là sự thỏa thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau với nhau, trong đó quy định bên bán có nghĩa vụ cung cấp hang hóa, chuyển giao các chứng từ hoặc giấy tờ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa, bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng. Một HĐNK gồm những phần chính sau: phần mở đầu, những thông tin về chủ thể HĐ nội dung các điều kiện và điều khoản của HĐ, phần ký kết HĐ.
Cũng giống trong đàm phán HĐ NK, soạn thảo và ký kết HĐ cũng xuất hiện những RR. Những RR này ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động của DN nhập khẩu và chúng thường xuất hiện với những biểu cụ thể: Hợp đồng chứa đựng nhiều sơ hở, gây bất lợi, thiệt hại cho nhà nhập khẩu khi ký hợp đồng, thậm chí ko thể thực hiện được hợp đồng. Những sơ hở này có thể có trong mọi phần, mọi điều kiện, điều khoản của hợp đồng, từ phần mở đầu cho đến phần ký kết hợp đồng. Ngay cả trong thanh toán bằng L/C (phần nội dung hợp đồng), phương thức thanh toán an toàn nhất trong các phương thức thanh toán mà người mua trả cho người bán (đối tác) cũng xuất hiện RR.
Trong soạn thảo, ký kết hợp đồng, RR có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, nó xuất phát từ những cái nhỏ nhất mà DN nhập khẩu ko ngờ tới và mang lại tổn thất cho một trong hai bên đàm phán, mức độ tổn thất mà RR mang lại có thể lớn hoặc nhỏ tùy vào mức độ RR.
Ở Việt Nam,do c/s mở cửa muộn, DNNKtrong nước chưa có nhiều kinh nghiệm trên thương trường, nên HĐnhaaph khẩu thường do DN nước ngoài soạn thảo, hoặc nếu DN VN thì cũng dựa trên mẫu của HĐ nước ngoài, khi đàm phán chủ yếu tập trung vào điều khoản giá (qua điều tra cho thấy 70% thời gian đàm phán tập trung cho điều khoản giá), vì vậy HĐ thường chứa đựng những điều kiện bất lợi cho DN nhập khẩu trong nước. Thông thường HĐ do các đối tác châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore… soạn thảo, với cách viết tiếng Anh kiểu phương Đông, thì tương đối đơn giản,dễ hiểu,ít vướng mắc.Còn HĐ của các đối tác Âu Mỹ soạn thảo thì thường dài, khó hiểu và phức tạp,nếu HĐ đơn giản thì lại dựa trên cơ sở những HĐ khung rất phức tạp.Trong những trường hợp như vậy,cụ thể là trong đàm phán và ký kết HĐnhập khẩu,nếu các DN nhập khẩu VN ko có cán bộ đàm phán, soạn thảo HĐ giỏi tiếng Anh và giỏi nghiệp vụ thì rất rễ gặp RR.
RR trong soạn thảo, ký kết hợp đồng xảy ra trong mọi cuộc đàm phán liên quan tới hợp đồng nhập khẩu. RR này xảy ra do những nguyên nhân sau:
Khâu đàm phán ko tốt
Trong hợp đồng nhập khẩu hàng hóa từ bên ngoài, khâu đàm phán đóng một vai trò quan trọng đối với nhà nhập khẩu. Sự thành công hay thất bại của nhà nhập khẩu đều từ buổi đàm phán với đối tác mà ra. RR sẽ xảy ra đối với nhà nhập khẩu, nếu họ ko chuẩn bị tốt cho buổi đàm phán, dẫn đến họ sẽ bị kéo theo ý kiến mà đối tác đưa ra. Buổi đàm phán thực sự thất bại hay nói cách khác là ko như mong đợi nếu bên đi đàm phán (bên nhập khẩu) ko có sự chẩn bị kỹ càng, người mà DN nhập khẩu cử đi đàm phán ko có trình độ chuyên môn tốt cũng như những kiến thức thiết yếu liên quan tới buổi đàm phán (kiến thức về incoterm,VH của đối tác, lý lịch cty mà mình đàm phán hay những thông tin liên quan tới đối tác mình cần quan tâm..), quan trọng hơn là trong khâu đàm phán cán bộ đàm phán nếu ko chuẩn bị cho mình một tâm lý thật tốt, một sự sáng suốt thì có thể mang lại cho cty sự RR.
Do thế và lực của DN quá yếu
Trong đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu, thế và lực của DN tham gia đàm phán cũng đóng vai trò quan trọng. Nếu thế và lực của DN ko thực sự mạnh, DN sẽ gặp trở ngại trong việc đặt vấn đề với đối tác, nhất là những đối tác có tiềm lực KT mạnh. Họ sẽ dựa vào đó mà gây sức ép cũng như đưa ra những đề nghị gây trở ngại và ko thuận lợi cho DN, làm cho DN rơi vào thế bị động và phải làm theo yêu cầu mà họ đề ra, kể cả những việc bản thân DN ko muốn. Chính những trở ngại do thế và lực gây ra là nguyên nhân đem lại cho DN những RR tiềm ẩn trong quá trình đàm phán.
Do năng lực của cán bộ đàm phán bị hạn chế
Năng lực của cán bộ tham gia đàm phán cũng là nguyên nhân dẫn đến RR cho DN nhập khẩu. Cán bộ cử đi tham gia đàm phán ko có chuyên môn hay kiến thức về vấn đề thảo luận thì làm sao mà cuộc đàm phán thành công theo sự kỳ vọng của DN. Trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp của cán bộ đi đàm phán yếu, họ ko thể nghe được hay hiểu được những nội dung thảo luận mà bên đối tác đưa ra, cũng như ko thể diễn tả được một cách lưa loát và hoàn chỉnh điều mình muốn nói, bởi trong bất kỳ buổi đàm phán nhập khẩu nào, ngôn ngữ được dùng để đàm phán là tiếng Anh.
2.1.3.
RR trong việc lựa chọn phương thức thanh toán
Trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, thu chi tiền hàng là quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của hai bên mua (nhập khẩu) và bán (xuất khẩu). Vì vậy, khi đàm phán về phương thức thanh toán, các bên đều nỗ lực thỏa thuận điều kiện thanh toán có lợi cho mình. Tuy vậy, cũng ko tránh khỏi các RR trong thanh toán. Trong tất cả các phương thức thanh toán mà nhà nhập khẩu thường lựa chọn, thì phương thức tín dụng chứng từ thường hay được sử dụng, nên đây là phương thức hay gây ra những RR cho các DN nhập khẩu.
Trong các cuộc giao thương quốc tế ngày nay, thanh toán theo L/C (thư tín dụng) luôn là phương thức thanh toán quan trọng nhất giữa những DN. Thanh toán theo L/C tạo sự thuận lợi tối đa cho DN. Nhưng những RR vẫn có thể xảy ra nếu các DN ko cẩn thận khi thanh toán theo phương thức L/C. Các DN cần chuẩn bị cho mình những kiến thức về L/C hay lường trước được những RR trong quá trình thanh toán L/C, có thế việc mua bán hàng hoá mới nhanh gọn, đạt hiệu quả cao.
RR do người xuất khẩu ko cung cấp hàng hoá
Cty TNHH Tiến Minh đặt văn phòng tại Đồng Nai, Việt Nam, một cty chuyên sản xuất đồ gỗ nội thất, đã nhập khẩu gỗ từ hãng Latel của Pháp. Cuộc mua bán được giới thiệu thông qua một số thông tin trên Internet. Do đang trong lúc cần gỗ gấp nên Tiến Minh đã nhanh chóng thoả thuận nhập khẩu với Latel. Họ đã thoả thuận thanh toán theo L/C, vì vội vàng nên Tiến Minh chưa đề cập kỹ các nội dung cụ thể của L/C mà nhanh chóng chuyển tiền cho Latel theo L/C thông qua một ngân hàng do Latel chỉ định. Nhưng rồi, tiền thì được gửi đi, nhưng mãi vẫn chưa thấy hàng về. Tìm hiểu kỹ thì Tiến Minh mới vỡ lẽ ra rằng Latel chỉ là một cty ảo trên mạng, ko có thật.
Như vậy những RR này là rất đáng tiếc, các DN nhập khẩu cần có những bước đi cụ thể để tránh RR trên.
Để có thể giảm thiểu những RR trong việc thanh toán bằng L/C, các DN nhập khẩu cần tuân theo những biện pháp:
+
Tìm hiểu bạn hàng kỹ lưỡng.
+
Tham khảo ý kiến ngân hàng về quá trình kinh doanh của người xuất khẩu.
+
Quy định trong hợp đồng điều khoản Penalty, trong đó quy định phạt bên nào ko thực hiện nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ.
+
Yêu cầu cả hai bên ký quĩ tại một ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng.
+
Yêu cầu những công cụ của ngân hàng như: Standby L/C, Bank Guarantee, Performance Bond.. (chỉ áp dụng đối với những hợp đồng lớn và khách hàng ko quen biết nhau) để đảm bảo quyền lợi nhà nhập khẩu.
RR do thanh toán dựa trên chứng từ giả, chứng từ ko trung thực, mâu thuẫn giữa hàng hoá và chứng từ
Nếu đối tác ko tin cậy hay đối tác có chủ ý “lừa đảo” rất có thể DN sẽ bị lừa bởi những giấy tờ giả. Ngoài ra, vấn đề mâu thuẫn giữa hàng và chứng từ cũng là rất quan trọng, bởi rất có thể hàng hoá khi nhập khẩu sẽ bị hải quan tịch thu do ko có sự trùng khớp với giấy tờ.
Biện pháp phòng tránh:
+
Yêu cầu về nội dung và hình thức chứng từ phải rất chặt chẽ, ko yêu cầu chung chung.
+
Chứng từ phải do những cơ quan đáng tin cậy cấp.
+
Vận đơn do hãng tàu đích danh lập.Khi xếp hàng hoá phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu để kịp thời đối chiếu sự thật giả của vận đơn và lịch trình tàu(đvới lô hàng có giá trị lớn)
+
Ðề nghị nhà xuất khẩu gửi thẳng 1/3 bộ vận đơn gốc ( bản chính) thẳng tới nhà nhập khẩu.
+
Hoá đơn thương mại đòi hỏi phải có sự xác nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc của Phòng Thương mại hoặc hoá đơn lãnh sự ( Consular’s invoice).
+
Giấy chứng nhận chất lượng do cơ quan có uy tín ở nước xuất khẩu hoặc quốc tế cấp hoặc có sự giám sát kiểm tra và ký xác nhận vào giấy chứng nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu.
+
Giấy chứng nhận số lượng cũng phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc đại diện thương mại.
+
Cung cấp giấy chứng nhận kiểm tra ( Certificate of inspection).
Các RR khác như: lựa chọn hãng tàu ko tin cậy, hư hỏng hàng hoá do xếp hàng ko đúng quy định
Cty Hoàn Hà của Việt Nam đã ký thoả thuận mua hàng với một đối tác Nhật Bản, nhưng trong những thoả thuận trong hợp đồng Hoàn Hà đã để cho đối tác Nhật Bản lựa chọn hãng tàu vận chuyển. Hoàn Hà cứ đinh ninh đợi hàng về, nhưng sự việc bất ngờ đã xảy ra, chiếc tàu của hãng tàu trên trên đường từ Nhật bản đến Việt Nam đã bị hải quan bắt giữ vì có vận chuyển hàng cấm và hàng chưa kê khai hải quan. Kết quả là tất cả các hàng hoá mà Hoàn Hà đặt cũng bị tịch thu luôn. Đây là bài học lớn cho nhiều DN.
Phương thức L/C luôn có thể phát sinh nhiều RR kèm theo. Do đó các DN cần có những biện pháp tránh RR như:
+
Giành quyền chủ động thuê tàu (nhập khẩu theo điều kiện nhóm F).
+
Chỉ định hãng tàu nổi tiếng, đặc biệt nên thuê tàu của các hãng có văn phòng giao dịch tại nước nhà nhập khẩu.
+
Mua bảo hiểm cho hàng hoá.
+
Trong hợp đồng nên ràng buộc trách nhiệm của nhà xuất khẩu trong vấn đề xếp hàng lên tàu như nhập khẩu theo điều kiện FOB stowed, CFR stowed, CIF stowed.
GIẢI PHÁP CHUNG:
Khi DN tìm ngân hàng mở L/C thì phải lựa chọn những ngân hàng có uy tính, có tên tuổi và có kinh nghiệp trong việc lập L/C hoặc lựa chọn những ngân hàng mở L/C ko có tên tuổi nhiều nhưng có được ngân hàng đảm bảo có uy tính, có tên tuổi và khả năng thanh toán cho nhà xuất khẩu. Và ngân hàng xác nhận được chỉ đích danh hay là đại lý của ngân hàng phát hàng L/C tại nước xuất khẩu.
RR do nhà xuất khẩu: nhà xuất khẩu ko chuyên chở đúng hàng hóa ghi trong L/C: trong qua trình chuyển tài hàng hóa. Để giải quyết cho vấn đề này, nhà nhập khẩu nên yêu cầu nhà xuất khẩu khảo sát tuyến đường vận tải sau khi ký hợp đồng và cử người bên nhà nhập khẩu đi theo (nếu xuất khẩu theo giá CIF), hoặc nhà nhập khẩu tự đi xem tuyến đường vận tải sau khi ký kết hợp đồng (nếu xuất khẩu theo giá FOB). Nếu hàng hóa nhiều thì nên thue tàu chuyến để đảm bảo an toàn hơn và hãy thuê hãng tàu có thế mạnh về tuyến vận chuyển đó. Và khi cần thiết thì nên tu chỉnh L/C để đảm bảo giống như những quy định trong L/C.
Yêu cầu về nội dung và hình thức chứng từ phải rất chặt chẽ, ko yêu cầu chung chung, chứng từ phải do những cơ quan đáng tin cậy cấp và vận đơn do hãng tàu đích danh lập. Bên cạnh đó khi xếp hàng hoá phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu để kịp thời đối chiếu sự thật giả của vận đơn và lịch trình tàu (đối với lô hàng có giá trị lớn). Đồng thời đề nghị nhà xuất khẩu gửi thẳng 1/3 bộ vận đơn gốc (bản chính) thẳng tới nhà nhập khẩu. Hoá đơn thương mại đòi hỏi phải có sự xác nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc của Phòng Thương mại hoặc hoá đơn lãnh sự (Consular’s invoice). Giấy chứng nhận chất lượng do cơ quan có uy tín ở nước xuất khẩu hoặc quốc tế cấp hoặc có sự giám sát kiểm tra và ký xác nhận vào giấy chứng nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu để đảm bảo chất lượng sản phẩm đúng như ý muốn của nhà nhập khẩu và tránh nhà xuất khẩu cung cấp những hàn kém chất lượng hay bất hợp pháp kèm theo hàng của nhà nhập khẩu và bị cơ quan hải quan bắt. Đồng thời giấy chứng nhận số lượng cũng phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc đại diện thương mại và cung cấp giấy chứng nhận kiểm tra (Certificate of inspection).
Để giảm bớt chi phí một ít, một số nhà xuất khẩu có thể chọn những những DN vận tải giá rẻ, ko đáng tin cậy chính vì vậy hàng hóa có thể mất mát và hư hỏng trong quá trình vạn chuyển. Để giải quyết cho vấn đề này, các nhà nhập khẩu nên giành việc chỉ định tàu, hãng thuê tàu nổi tiếng trên thế giới và đặc biệt nên thuê những hàng tàu có văn phòng đại diện ở nước nhà nhập khẩu. Và đồng thời phải mua bảo hiểm cho hàng hóa để nếu hàng hóa có vấn đề gì thì RR này sẽ được chuyển giao cho người khác (nhà vận chuyển hay cty bảo hiểm).
trước khi cử đại điện đi đàm phán hợp đồng thì phải chọn những người có am hiểu rộng và sâu về việc ký kết và đàm phán hợp đồng ngoại thương, bên cạnh đó trình độ ngoại ngữ cũng phải tốt để mà có thể hiểu được nhưng tiếng lóng của một số từ tiếng anh, thành ngữ của các ngoại ngữ này. Nhưng cũng ko được quên việc huấn luyện và có những hướng dẫn về VH và phong cách làm việc của nước mình đi ký kết hợp đồng để tránh gây phảm cảm cho đối tác mình muốn đàm phán và ký kết. Đồng thời cũng phải am hiểu luật pháp của nước đối tác.
Đối với RR do người cung cấp ko cung cấp hàng hóa: cần có những bước đi cũ thể để tránh tủi ro này. Đầu tiên, DN nhập khẩu cần phải xem xét kỹ lưỡng nhà cung cấp đó có phải là nhà cung cấp ảo hay ko để tránh tình trạng tiền đã giao cho nhà cung cấp nhưng đến thời hạn vẫn chưa thấy hàng đau, “tiền mất tạc mang”. Thứ hai, DN nhập khẩu hãy tham khảo ý kiến của ngân hàng về tình hình, qua trình kinh doanh của người xuất khẩu. Thứ ba, quy định trong hợp đồng điều khoản Penalty, trong đó quy định phạt bên nào ko thực hiện đúng nghĩa vụ của mình quy định và đồng thời cũng nên đưa điều khoản Arbitration (trọng tài) vào hợp đồng và quy định quy định trọng tài nước nào sẽ phán xét khi có tranh chấp xảy ra. Thứ tư, yêu cầu cả hai bên ký quỹ cùng một ngân hàng đẻ đảm bảo thực hiện hợp đồng. Cuối cùng, yêu cầu những công cụ của ngân hàng như: Standby L/C, Bank Guarantee, Performance Bond… (chỉ áp dụng đối với những hợp đồng lớn và khách hàng ko quen biết nhau) để đảm bảo quyền lợi nhà nhập khẩu
Nhật Bản cung cấp những sản phẩm giá trị cao vào chuỗi giá trị toàn cầu. Nhưng thảm họa động đất và sóng thần vừa qua khiến nhiều nhà máy bị đóng cửa, sản xuất ngưng trệ, dẫn tới nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trong một nền KT toàn cầu hóa như hiện nay thì vấn đề thông tin được xem là sự sống còn đối với các DN. Thế nhưng, rất nhiều DN vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo mật thông tin và những nguy cơ có thể xảy ra từ việc rò rỉ thông tin trong chính nội bộ của DN mình. Trách nhiệm thuộc về 80% quản lý và 20% kỹ thuật. ngoài
c
ác sự cố tự nhiên, thất thoát những dịch vụ thiết yếu, ảnh hưởng do bức xạ. Bên cạnh đó, chúng ta còn thấy hàng ngày những nhân tố có thể đe dọa đến các đơn vị làm kinh doanh rất lớn như những nhân viên bất mãn, đối thủ cạnh tranh, nhà đầu tư hay tin tặc.
_______________________________________________________________________________
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top