Chương 1: Những Ngày Thơ Bé (1)

Mùa hè năm cuối những năm 1964, tại vùng quê miền Đông Nam Bộ
--------------------
Cái nắng ngày hè chói chang, oi ả, bầu trời trong vắt thiếu bóng mây. Cái ẩm nơi lòng đất như bị hút lên tỏa ra làn khói mỏng manh như sương sớm, hai bên con đê nhỏ cây cỏ rủ khô, từng nhánh bông lau dại ngắt nghỉu mệt mõi. Ốc cá dưới mương cũng chẳng chịu nổi, bức bối ngoi ngóp lên bờ. Ấy thế, mấy thằng cu trong làng lại kéo nhau trơ trơ đầu nắng, chạy lung tung khắp ngõ ngách vui đùa. Chúng nó tỉnh như tờ, nhìn như chẳng cảm thấy cái nắng cháy da cháy thịt đang hùng hồn đe dọa. Chúng nhăng nhở mò cua bắt ốc, chọi bùn lắm lem. Thằng nào thằng nấy mồ hôi nhễ nhại nhưng lại chẳng thấy chúng nhăn nhó vì mệt, chúng nó chia nhau oanh tạc cả làng, mọi ngóc ngách đều vang vọng tiếng cười nắc nẻ.

- Thằng Nam, thằng Nam đâu rồi bây ?

Tiếng vừa rồi là của thằng cu Tuấn, con ông Tòng trưởng làng, nó ỉ có ba làm lớn, thế là vênh mặt với đám nhóc trong làng. Lớn nhỏ gì gặp nó cũng phải khép nép, không phải sợ nó mà là sợ oai của ba nó, ba nó giàu lại quen biết với mấy ông bên huyện, người lớn trong làng gặp ổng cũng phải chào thưa. Cũng có mấy thằng lớn mật chống nó, nhưng đều bị nó đè ra tẩn cho một trận nhừ tử. Chả ai làm được gì nó ? Ừ, đại khái thế, có người cũng cố làm to chuyện này, nhưng rồi cũng bị ba nó một tay che trời hết. Nói trắng ra nó là ông trời con ở cái làng này, muốn yên ổn thì đừng có phật ý nó.

Vừa rồi nó nghênh ngang vừa đi vừa gặm cành bông lau, xung quanh là mấy thằng ngọt miệng lúc nào cũng kè kè " dạ dạ, vâng vâng " với nó. Nó không ưa thằng Nam, nó không thích mấy đứa khôn hơn nó, đã vậy còn không nể mắt nó. Nó nghĩ nó là luật, vậy nên nó bắt mấy đứa trong làng gặp nó là phải cúi đầu chào, thằng nào không làm là không yên với nó và thằng Nam là một trong số đó.

- Em mới thấy nó ngoài giếng làng gánh nước đó đại ca.

- Thằng đó suốt ngày không cắm đầu vô sách rồi làm mấy "việc con gái" đó. Chẳng có tí tính nam nhi nào, đại ca ha.

Hai thằng vừa rồi mới lên tiếng là Cu Tí với Cu Tèo, tụi nó mới nhỏ xíu mà cái miệng lau lảu, chuyên đi hộ tống thằng Tuấn. Thằng Tuấn sai gì là tụi nó làm đó, miệng liên tục mấy lời ngon ngọt, tụi nó mong làm vậy sẽ được hưởng tí phần thơm của thằng Tuấn mà tụi nó đâu biết, trong mắt thằng Tuấn, tụi nó chỉ là bọn "tùy tùng" lẻo mép không hơn không kém.

- Đi, ra đó xem nó làm gì.

- Dạ đại ca !!

Thằng Tuấn vừa dứt lời cả đám nhóc đằng sau đều đồng thanh dạ rang. Bấy nhiêu cũng đủ thấy độ oai của nó. Nó đi 2 bước, tụi đàn en theo 2 bước, nó lùi 3 bước, tụi đàn em cũng không đứa nào dám tiến lên bước nào. Đơn giản là không đứa nào muốn tự chuốc họa vào thân.

Cái giếng làng chễm chệ ngay ngoài đồng lau, cách làng tầm 2 con đê nhỏ, cái giềng này như ân nhân của cả làng, nước sinh hoạt của người dân từ bao đời nay đều lấy từ đây. Giếng thiên nhiên nên nước ngọt, trong veo mà mát rười rượi, song lâu lâu cũng phải tu sửa dọn dẹp lại cho đỡ ẩm móc, và đương nhiên, ông Tòng là người đứng ra chi hết. Phải nói, cái làng này mang ơn ổng. Cái nhà ấy nổi tiếng dùng vật chất mà mua lòng người.

Thằng Nam đang hì hục lấy nước kế giếng làng, mồ hôi nó nhễ nhại, làng da bánh mật thấm đẫm mồ hôi, tay nó ghì chặt sợi dây thừng, người gồng cứng ngắt, rồi một rồi hai nó cứ đều đều kéo sợi dây liên tục, mặt nổi lên từng lằn. Cái nắng cháy da cháy thịt chiếu lên nó khiến cho cái bóng nó vốn đã cao, nay lại cao hơn cả, chiếu lên bức tường gạch nung đỏ. Thằng Nam là con nhà nòi, ba nó là võ sư, mấy đứa trẻ trong làng vừa nể vừa sợ ông một phép. Chúng nó ao ước được ba thằng Nam truyền lại võ nghệ, nhưng bất thành, ba nó khó, khó nhất là trong việc chọn học trò, ổng phải chọn người có tiềm năng nhất, quan trọng hơn cả là chính trực nhất, vì ba nó luôn nhất nhất tâm niệm rằng: võ không chỉ xuất phát từ tâm, nó còn khởi phát từ tính, kẻ tiểu nhân tu nghệ sau này cũng chỉ là hại nhân hại lý. Thằng Nam là một trong số học trò của ba nó, nhưng mà nó lại ít khi để mọi người biết là nó có võ, so với võ nghệ, nó thích văn vở hơn, nó yêu con chữ, nó đã học thuộc các loại thơ Đường luật, Bát cú...Nó am hiểu luật hành văn, gieo vần, hiểu sâu về các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. Ấy vậy, người ngoài nhìn vào lại cho rằng nó mọt sách. Miền quê mà, đàn ông cũng chẳng nhất thiết phải có chữ, chủ yếu rèn luyện cho thân thể dẻo dai, rồi tìm đại công việc nào có thể dùng thể lực, thế là xong, xong một đời. Thằng Nam lại không nghĩ thế, nó ước được lên Sài Thành để học Đại học, nó muốn được đi, muốn được chiêm ngưỡng xem thế giới này rộng lớn bao nhiêu, dài bao nhiêu. Liệu có dài hơn con đê ông Tòng đã xây không ? Gió có mát như gió ở những cánh đồng mênh mông mà chiều chiều nó hay ra ngồi đọc sách không ? Liệu có những đống rơm vàng cứ đến vụ mùa lại thơm ngát mùi hương gạo không ? Nó muốn biết...

Thằng Nam loay hoay một hồi cũng đầy hai xô nước, nó xoay người chuẩn bị gánh nước về nhà thì bỗng bọn thằng Tuấn chặn ngay sau lưng nó, thằng Tuấn tay khoanh trước ngực, miệng xỉa cành bông lau, mỉa mai nói với thằng Nam:

- Cực gớm nhỉ ? Để bọn này phụ nhá !_Nó vừa nói, vừa đánh mắt sang hai xô nước, bọn đàn em lập tức hiểu ý, tụi nó nhanh tay nhanh chân chộp lấy hai xô nước từ phía thằng Nam. Mỗi đứa một xô cùng lúc đổ thẳng vào người thằng Nam vẫn đang không hiểu chuyện gì.

- Tụi mày...

- Sao, thái độ này là sao đây ? Tụi bây nhìn kìa, nó đang gầm gừ với tao kìa.

Cả đám cùng nhau cười ran, thằng Nam đang cố gắng nuốt cơn tức vào bụng. Việc này không phải lần đầu, đám thằng Tuấn không giỏi gì nhiều, nhưng lại giỏi nhất là phá nó. Thằng Nam trời sinh tính tình thẳng thắng, lại có tính trượng nghĩa.

Một lần kia, nó thấy đứa bạn cùng lớp bị thằng Tuấn dồn vào con hẻm vắng hòng muốn tẩn nó một trận cho đỡ ngứa tay. Thằng Nam không thể nhìn thêm cảnh đó, nhanh như sóc nhào ra trước đám thằng Tuấn, tụi nó ẩu đả một lúc, một cân năm hết sức gây cấn. Nhưng thằng Nam là dân có võ, nó cung tay một cái hai thằng đã choáng váng, ba thằng còn lại định cùng xông lên giữ lấy thằng Nam, nhưng cuối cùng lại bị nó thẳng chân đạp dính vách tường. Thằng Tuấn cũng xông lên, nó khỏe, nhưng không bằng thằng Nam, nó cung tay định đấm thằng Nam nhưng lại bị thằng Nam né được, Nam nó linh hoạt né sang một bên, đáng lẽ chỉ cần nó đạp một cái thằng Tuấn sẽ nằm lăn ra ngay lập tức, nhưng không hiểu kiểu gì, thằng Nam chỉ né chứ không đáp trả thằng Tuấn, tụi nó cứ thế cho tới khi thấm mệt.Bụi cát bị bọn nó làm cho tung tóe, vàng cả một khoảng không. Sau tầm mười lăm phút vật lộn, cuối cùng thì phần thắng thuộc về thằng Nam.

- Mày...mày được lắm ! Từ nay về sau, mày liệu hồn tao ! Đi tụi bây !?

Vài thằng lồm cồm ngồi dậy, mặt mũi lấm lem, tóc tai rối bù như tơ vò. Tụi nó ba chân bốn cẳng rút lui.

- Cảm...cảm ơn Nam nhé ! Không có cậu, chắc chúng nó hành tớ ra bã mất.

- Không có gì đầu, nào đưa tay đây, đứng lên nào !

Nam dìu bạn mình đứng dậy, cả hai cùng phủi sạch cát bám trên người.

- Nhưng mà Nam này, thằng Tuấn trước giờ không ai dám đụng vào. Nay cậu làm như thế, sau này chắc chắn tụi nó sẽ không để cậu yên đâu. Cũng tại tớ...

- Không sao đâu, tớ tự biết cách lo liệu mà, nào, ta về trước cái đã.

- Ùm...

Từ sau cái lần đó, đúng là thằng Tuấn không để thằng Nam yên thật. Điển hình như hôm nay, chúng nó lại vô cơ kiếm chuyện với thằng Nam. Lần nào thằng Nam cũng nhịn, không rõ lí do vì sao, nhưng có lẽ là do ba nó thường dặn học võ không phải dùng để đánh nhau chăng ? Sau khi cười hả hê, bọn thằng Tuấn bỏ đi, một thằng trong số đó còn không quên đá cái xô nước trống trơn của thằng Nam văng xa vài thước. Thằng Nam không nói không rằng, không càm ràm hay trách móc. Nó lẳng lặng đi lấy xô nước, lẳng lặng lấy nước đổ đầy lại xô, rồi lẳng lặng gánh về nhà.

Về đến nhà, thấy một thân thằng con ướt như chuột lột, ba thằng Nam cố gặng hỏi nó lí do nhưng nó có chết cũng không nói, chỉ nói qua loa là khi lấy nước không cẩn thận làm đổ vào người. Nó thưa ba, rồi nhanh chóng đi thay đồ. Lúc vào phòng tắm rửa, nó cứ nghĩ ngợi bân khuơ, nó nghĩ đến thứ gì đó, rồi lại nhoẻn miệng cười.
-------------------
- Ba nó này, tôi nghe nói...bọn Mỹ nó đang hâm he làng mình.

- Bọn nó dám ư ?

Ba thằng Nam vừa gắp miếng cá bỏ vào chén, vừa nói với giọng chắc nịch. Ông Nhất là thế, ông là người trượng nghĩa nhất làng. Người dân làng nể ông vì cái tính trượng phu, công tư phân minh. Đối với ông, danh dự còn quý hơn mạng sống, thế nên bất kì thứ gì đe dọa đến danh dự của làng, của gia đình, ông đều quyết liều mình kháng cự. Ông ghét cay ghét đắng bọn Mỹ, cái bọn mà ông chỉ nhìn thôi đã sôi lên máu căm hờn. Chúng nó ức hiếp dân ta, lấn chiếm đất ta, cướp bóc, bóc lột, chúng nó lấy đi tất cả. Không, ông tin chắc chưa phải tất cả, vì vẫn còn ngọn lửa yêu nước của dân mình, là ngọn lửa mạnh mẽ nhất, là cháy bỏng nhất. Dù có thế nào, phải quyết giữ lấy làng, lấy nước !

- Tôi...tôi nghe phong phanh mấy hôm nay, cả ông Tòng cũng đang cảnh báo dân phải chuẩn bị.

- Già ta không phải cũng cùng một hùa với bọn kia sao ?

- Kìa ông, mình đâu phải người ta, sao mình nói thế được ?

- Tôi không cần biết, thằng nào lén phén thì tôi đều không ngán.

Bà Mùi nhìn ông Nhất với ánh mắt thăm thẳm. Có lẽ, bà đang lo điều gì đó, bà không nói, nhưng ánh mắt đã thay bà. Phải, bà biết, chồng bà là người hào hiệp thế nào, nhưng điều đó cũng trở thành nỗi lo lớn nhất của bà. Bà sợ, sợ mất đi ông. Có người vợ nào mà không thương chồng, nhiều lần bà đã thử khuyên ông, nhưng mọi chuyện cũng đâu vào đấy. Hiện tại, bà chỉ còn cách dõi theo chồng mà âm thầm lo lắng.

Đang nói chuyện thì thằng Nam trong buồng đi ra, nó đã thay bộ đồ mới sạch sẽ.

- Con mời ba, mời má ăn cơm !

- Ùm, ăn đi con.

Bà Mùi bới giúp nó chén cơm thơm lừng nóng hôi hổi, nó vui vẻ nhận lấy rồi cũng nhanh chóng cầm đũa lên dùng cơm. Bữa cơm tối lại tiếp tục bằng đôi ba câu chuyện phím, ông Nhất sực nhớ căn dặn con mình:

- Nam này, từ giờ ra đường, gặp thằng nào lạ mặt, không phải người làng mình, không nói tiếng mình thì phải liệu mà né ra xa, nhớ chưa ?

- Ý ba là bọn Mỹ ? Con nghe tin đó rồi, nhưng sao mình phải sợ chúng chứ ?

- Đánh giặc thì phải có kế sách lâu dài, ta đúng là có võ, nhưng bọn chúng lại có súng. Đạn bay nhanh hơn đòn đánh của ta. Thế nên, cứ phải liệu tình hình rồi tính tiếp.

- Dạ vâng, con đã hiểu rồi ạ !

Thằng Nam ngừng một chút, nó ăn miếng cá rồi lại ngập ngừng mở lời:

- Ba ơi, con nghe nói....ngày mai làng mình có cuộc họp dân....ba cho con đi theo nha.

- Hm? Chỗ người lớn bàn chuyện, trẻ con đến làm gì.

- Nhỏ gì chứ, con cũng 15 tuổi rồi, đủ...đủ lớn để cùng dân ta chống giặc

Bà Mùi nghe thế khựng lại, có gì đó hốt hoảng nơi đáy mắt bà, bà hết nhìn thằng con trai rồi lại nhìn chồng mình. Ba mong ông sẽ nói gí đó, như là...từ chối yêu cầu của Nam chẳng hạn.

- Ừ, cũng được, nhưng nhớ ngồi cho ngay ngắn, đừng có mà nói linh tinh

- Dạ ! Con cảm ơn ba !

Bà Mùi một lần nữa thất thần, bà lại suy nghĩ....

------------

- Thưa ba con mới về !

Thằng Tuấn về nhà khi trời đã nhám nhem, tay chân nó lắm lem cùng với cái vươn vai mệt mỏi sau một ngày chơi bời, chưa đợi ba nó trả lời, nó đã nom chạy vào buồng. Ba nó vội gọi nó lại.

- Tuấn, lại đây ba bảo.

- Thôi ba, giờ con mệt lắm, mai đi.

- Lại đây !_Ba nó có chút gằn giọng. Ông Tòng đó giờ nổi tiếng chiều thằng con, nhưng ông thừa biết cái tính ương ngạnh của nó, chiêu lạc mềm buộc chặt với đứa con này dường như chẳng có tác dụng gì. Nhưng...nó vốn thiếu đi tình thương của mẹ, thế nên ông cũng không nỡ đánh nó, nó đau, ông cũng đau. Có thể nói, thằng Tuấn là món quà cuối cùng mà vợ đã để lại cho ông, minh chứng là nó có đôi mắt y hệt mẹ, trong vắt mà đen láy, nhưng nhìn không vô hại mà lại còn có chút tinh ranh.

Thằng Tuấn nhăn nhó những vẫn phải lại ngồi đối diện ba, nó cằng nhằn

- Ba nói gì nói lẹ đi, con đi tắm !

- Làng ta đang trong tầm ngắm của quân Mỹ, từ nay ra đường đừng có mà tự ý kiếm chuyện không lại tự chuốc họa vào thân.

- Sợ gì mấy thằng đó chứ ! Đụng vào con, con lại cho ra bã !

- Cái thằng...mày chưa kịp nhào vào thì nó đã nả cho một viên rồi.

Ông Tòng hết nói nổi với thằng con, có lẽ do ông cứ bao che cho nó mấy vụ đánh nhau trong làng, nó lại dựa vào đó mà ngày càng hóng hách hơn. Mười lăm tuổi đầu rồi cũng có ít gì, thế mà cứ cư xử như thế đấy.

- Ba khỏi lo, con tự biết cách xử lý.

- Ngày mai ba phải họp bà còn từ sớm ngoài đình làng, mày đừng có mà bày trò. Mai phải bàn chuyện quan trọng, không phải chỗ quậy phá đâu.

- Rồi, con cũng cóc có thèm tới mấy chỗ đó, chán bỏ xừ. 

Nói rồi thằng Tuấn bỉu mỗi đi vào buồng. Nó nghĩ ba nó toàn nói chuyện thừa, nó thì sợ ai chứ. Cái làng này ai gặp nó cũng toàn phải né, ai dám chống nó đâu, bọn trẻ thì sợ nó một phép, vậy thì bọn Mỹ đã là gì. Thế là cái suy nghĩ non trẻ ấy theo nó vào giấc ngủ. Thằng Tuấn là thế, nó vô tư và trẻ con.

Thằng con trai bướng bỉnh khuất bóng, gia nhân trong nhà cũng đã tắt đèn dầu, chỉ còn giang giữa nơi ông Tòng còn ngồi suy ngẫm bên ánh đèn hiu hắt. Cái bóng đen của ông lập lòe dưới ngọn lửa yếu ớt, ông đăm chiêu nhìn xa xa. Tiếng dế kêu văng vẳng ngoài hiên nhà, trăng hôm nay nửa ẩn nửa hiện sau những vạt mây đen mỏng, màn đêm yên ắng càng khiến bóng hình người đàn ông trở nên cô đơn và lẻ loi hơn. Mặc kệ cái hiu hiu lạnh như đang nhắc nhở ông lên giường ngủ sớm cho cuộc họp ngày mai, nhưng những khuất mắt lại không cho phép. Ngồi một lúc, ông nhẹ nhàng đứng dậy, bước qua đứng trước bàn thờ gia tiên, ông lấy nén hương gần đó, châm lửa, nén hương tỏa mùi thơm nhè nhẹ, giữa sự heo hút của đêm đen, ông chỉ biết giải bày tâm sự với di ảnh của vợ.

" Bà nó ơi, bà trên trời có linh thiêng, phù hộ cho tui với con, nha bà. Giờ tui rối lắm, bà nói xem tui nên làm gì cho thõa đây, bà ơi... "

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top