2.
" Tôi đến rồi đây. "
Đẩy ra cánh cửa phòng, cầm lấy tay nắm cửa đã có chút hoen rỉ, anh bước vào phòng. Một cỗ mùi tanh tưởi và khó chịu xộc thẳng lên mũi, anh cố gắng tìm công tắc đèn nhưng vì quá tối mà tìm mãi không hề thấy. Một tay che mũi, một tay quờ quạng mãi mà không chạm được thứ gì cả.
" Hải Dương, anh nghe thấy tôi không? "
Anh vẫn hỏi mặc dù biết thừa câu trả lời. Thân ảnh ấy rõ ràng đang co ro ngồi đâu đó trong phòng, một cách đầy rụt rè và sợ hãi. Anh bật điện thoại, cố gắng soi sáng lên tường xem công tắc đèn ở đâu. Căn phòng, vì bệnh nhân quá sợ ánh sáng nên bố trí rèm tối màu, khiến căn phòng đã âm u giờ càng tối tăm thêm.
Buổi sáng Hải Dương thường rất im lặng, nhưng cứ tối đến là có vấn đề. Anh liên tục thầm thì những câu vô nghĩa, xen lẫn những tiếng thét gào mà nghe cũng thấy rát họng thay. Anh cũng thường có biểu hiện của self-harm, vì thế đồ vật trong phòng luôn được dán những miếng xốp như cạnh bàn. Và những thứ như dao kéo không bao giờ xuất hiện trong căn phòng.
Nếu như bật đèn lên, thì căn phòng sẽ khá giống như một căn phòng dành cho trẻ con: Đem con người sống trong đó sống thật an toàn, không gây lo lắng và phiền phức cho y tá. Mỗi ngày chỉ cần phân phó bác sĩ đến khám một lần là xong.
Bùi Đăng Thịnh cũng cảm thấy hơi bứt rứt trong lòng. Người nhà họ Khuất luôn chỉ lẳng lặng đem anh đến đây rồi vứt bỏ như một món đồ hỏng hóc cũ. Ánh mắt họ tràn ngập sự ghét bỏ, sự sợ hãi ngấm ngầm, nếu như không nhìn kĩ thì khó mà nhận ra được.
Họ đang tỏ vẻ đấy thôi, ai mà chẳng sợ hãi trước những gì mình không biết và không hiểu? Họ chỉ thích sự đồng đều, ai ai cũng chỉ thích giống nhau, hiếm ai thích sự khác biệt. Đơn giản là nhiều khi họ không thích khác nhau, như vậy có khi sẽ bị loại trừ, bị bắt nạt vì cái sự ấy.
Nên họ không dám, sợ sẽ phải nghe điều tiếng, những lời đồn thổi vô căn cứ mà ai cũng tin sái cổ. Họ cũng thấy quá phiền phức khi phải chăm sóc cho một thằng điên, họ còn cuộc sống để lo toan, ai rảnh mà chăm sóc anh được?! Vì thế quẳng anh đến đây như một túi rác rồi đi như một cơn gió thoảng qua mặt hồ.
Đôi khi Thịnh cũng thấy con người thật đáng sợ.
Anh nhanh chóng cắt đứt dòng suy nghĩ bằng cách bật đèn lên. Đúng như anh dự đoán, Khuất Hải Dương đang co ro nơi góc phòng, hai tay ôm đầu đầy sợ hãi. Nhưng cảm thấy sự hiện diện của ai đó, anh thấy bớt run hơn nhiều và dũng cảm ngửa mặt lên.
Là anh bác sĩ thường đến thăm anh, anh nhớ rõ người này vì anh không đáng sợ như những bác sĩ khác đến khám bệnh, họ quát nạt và nếu anh mất kiểm soát, họ tiêm ngay chất lỏng gì đó vào người anh, rồi anh nhanh chóng thiếp đi ngay lập tức.
Sau khi khám xong, thường anh sẽ cho Hải Dương một miếng bánh ngọt do anh tự tay làm, Đăng Thịnh rất thích làm bánh ngọt. Hải Dương liền ngoan ngoãn ngồi trên giường, tay lẩy bẩy xúc bánh bỏ vào miệng. Một cỗ ngọt lịm dâng lên trên đầu lưỡi, anh vội nhìn người kia, cố mở miệng.
" A..Ă.... Ănn.... "
Anh mỉm cười, không ngại ngần đến ngồi cạnh, xúc lấy một miếng bánh mà ăn.
Khuất Hải Dương tuy lành, nhưng cũng là một trong những bệnh nhân khó chữa nhất. Người lạ khó mà tiếp xúc anh được, vì thế không thể lấy được tình trạng bệnh và dữ liệu. Ngoài ánh sáng, anh cũng đặc biệt sợ người lạ, nên khi mới bắt đầu quá trình khám cho Hải Dương anh cũng khó khăn không ít.
" Anh hôi quá rồi. Để tôi tắm cho anh. "
"A...A.... Tắm...Tắmmmm.. "
Đăng Thịnh càng nghe càng thương người trước mắt. Cả người tiều tụy ốm yếu, xanh xao. Đôi mắt trước trong sáng và hạnh phúc vô cùng thì bây giờ vô cảm không chịu nổi. Nhất là cách ăn nói của anh, bập bẹ không khác gì đứa trẻ lên ba, thật ngây thơ mà cũng thật đáng thương.
Anh muốn dành hết tâm trí, công sức của mình để chữa trị cho người này. Cho dù là nhiều hay ít, anh vẫn muốn được chiếu cố Hải Dương, dành tình thương của mình cho anh. Anh nhận định và phân biệt rõ tình thương và sự thương hại. Anh không thương hại, mà anh yêu thương.
Anh vò đầu khó chịu.
Liệu anh có thê làm được không?
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top