rock 3

Bon Jovi

Bon Jovi

Bon Jovi là một ban nhạc hard rock đến từ Sayreville, New Jersey. Được thành lập và lấy tên ban nhạc theo ca sĩ hát chính là Jon Bon Jovi, nhóm đã đạt được nhiều thành công lớn vào thập niên 1980. Trong 25 năm qua, Bon Jovi đã bán hơn 120 triệu album trên toàn thế giới, trong đó có 34 triệu bản bán ở Mỹ.

Bon Jovi được thành lập vào năm 1983 bao gồm ca sĩ hát chính Jon Bon Jovi, tay ghita Richie Sambora, keyboard David Bryan, tay bass Alec John Such, và tay trống Tico Torres. Ngoài trừ sự ra đi của John Alec Such vào năm 1994 (làm cho nhóm chỉ còn bốn thành viên), nhóm vẫn giữ nguyên đội hình cũ trong suốt 25 năm qua.

Sau hai album thành công vừa phải trong năm 1984 và năm 1985, nhóm đã ghi điểm khá cao với Slippery When Wet (1986) và New Jersey (1988), bán được những 19 triệu bản chỉ riêng tại Mỹ, đạt vị trí số 1 trong 11 bảng Top Ten trên toàn thế giới (riêng bài Blaze of Glory 5 lần đạt vị trí số 1), đã đưa Bon Jovi vào vị trí những ngôi sao ca nhạc quốc tế.

Sau những tour diễn không ngừng nghỉ, ban nhạc tạm thời gián đoạn sau New Jersey Tour vào năm 1990, trong thời gian này Jon Bon Jovi và Richie Sambora cả hai đều phát hành những album đơn khá thành công. Vào năm 1992, nhóm quay trở lại với album đạt cú đúp bạch kim Keep the Faith và từ đó gặt hái liên tục chuỗi đĩa bạch kim từ thập niên 1990 đến thập niên 2000.

Vào năm 2006, băng chiến thắng một giải Grammy bài hát Country hợp tác tốt nhất cho bài "Who Says You Can't Go Home” với Jennifer Nettles từ Sugarland và đồng thời là ban nhạc rock đầu tiên đạt vị trí số 1 danh hiệu “Những ca khúc Đồng quê hay nhất” cũng với ca khúc trên. Ban nhạc cũng nhận được nhiều đề cử Grammy cho những album Crush, Bounce, và Lost Highway.

Trong suốt sự nghiệp của họ, nhóm đã cho ra đời mười album phòng thu, trong đó chín đã đạt được đĩa bạch kim. Ngoài ra, nhóm đã có 19 đĩa đơn đạt Top 40 trong bảng xếp hạng Billboard, bốn trong số đó đạt vị trí số 1 ("You Give Love a Bad Name", "Livin' on a Prayer", "Bad Medicine", và "I'll Be There for You"). Ban nhạc cũng giữ kỷ lục nhiều tuần nhất cho một album hard rock trên Bảng xếp hạng Billboard 200 với Slippery When Wet, cũng như Top 10 đĩa đơn hard rock từ một album , với New Jersey, giữ kỷ lục trong 5 tuần.

Lịch sử

Hình thành

Bon Jon Jovi bắt đầu chơi pianô và ghita từ năm mười ba tuổi với ban nhạc đầu tiên của anh, ban nhạc Raze. Ông được kết nạp vào trường dòng cho nam sinh tên là Trường trung học St. Joseph tại Metuchen, New Jersey, những sau đó ông đã rời trường để ra một trường học công tên Trường trung học Sayreville War Memorial. Lúc mười sáu tuổi, Bon Jovi gặp David Bryan (tên đầy đủ là David Bryan Rashbaum) và thành lập một ban cuyên cover nhạc tên Atlantic City Expressway. Họ chơi tại câu lạc bộ New Jersey, mặc dù bọn họ chỉ là nhân vật thứ yếu. Trong thời gian còn tuổi vị thành niên ấy, Bon Jovi còn chơi cho ban nhạc John Bongiovi và ban nhạc Wild Ones, chơi ở những câu lạc bộ địa phương như “The Fast Lane” và được nhiều người dân ở đây biết đến.

Vào giữa năm 1982, ra trường và làm việc bán thời gian cho một hiệu giày, Bon Jovi nhận được một công việc trong phòng thu Power Station Studios, một công ty thu âm Mahattan nơi mà anh họ của anh, Tony Bongiovi, là đồng sở hữu. Bon Jovi làm một vài bản demo (trong đó có một bản được sản xuất bởi Billy Squier), và gửi đi một số công ty thu âm, nhưng không tạo được một ấn tượng nào.

Năm 1983, Bon Jovi đến thăm một đài phát thanh địa phương WAPP 103.5FM “The Apple”, ở Hồ Success, New York. Anh ấy nói trực tiếp với D.J., Chip Hobart, người đã đề nghị Bon Jovi cho đài WAPP đưa bài “Runaway” vào trong một album biên tập lại tập hợp những tài năng của địa phương. Và thế là Bon Jovi phải miễn cưỡng đưa cho họ bài hát mà nhóm Bon Jovi đã phải sử dụng rất nhiều nhạc sĩ phòng thu để hòa âm bài này (bài hát được viết vào năm 1980). Những nhạc sĩ hòa âm bài này được biết đến với cái tên “The All Star Review”. Họ gồm: cây ghita Dave Sabo và Tim Pierce, keyboard Roy Bittan, tay trống Frankie LaRocka và tay bass Hugh McDoanld.

Bài hát bắt đầu được phát trên đài New York, sau đó lan sang một số đài lân cận. Vào tháng 3 năm 1983, Bon Jovi mời thêm hai thành viên mới là tay ghita bass Alec John Such và tay trống đầy kinh nghiệm Tico Torress.

Người đánh ghita chính trong nhóm là người hàng xóm của Jon Bon Jovi, Dave Sabo (biệt danh The Snake), sau này trở thành thành viên của nhóm nhạc heavy metal Skid Row.

Lúc đó Richie Sambora trở thành cây ghita chính.

Trước khi tham gia nhóm, Richie Sambora đã lưu diễn cùng với Joe Cocker, chơi cho nhóm nhạc tên Mercy và đã được nhóm nhạc Kiss mời thử giọng. Anh ta cũng chơi trong album Lessons với ban nhạc Message, nhóm đã phát hành CD với hãng thu âm Long Island Records vào năm 1995.

Tay trống Tico Torress cũng là một nhạc công đầy kinh nghiệm, đã từng thu âm và chơi với các ban nhạc Phamtom’s Opera, The Marvelettes, và Chuck Berry. Anh ta đã chơi trong 26 bản thu âm và gần đây là thu âm với ban nhạc Frankie and the Knockouts, một ban nhạc New Jersey với nhiều bài hit trong thập niên 1980.

David Bryan đã rời ban nhạc mà anh cùng Jon Bon Jovi sáng lập để đi học Dược. Khi ở trong trường đại học, anh mới nhận thấy là anh muốn theo đuổi âm nhạc hoàn toàn, và anh đã đồng ý vào Trường Juilliard, trường nhạc của New York. Khi Bon Jovi kêu gọi những người bạn và muốn thành lập lại một ban nhạc và thu âm một cách hoàn hảo, Bryan đã theo Bon Jovi và ngưng việc học tập lại.

Đội hình của Bon Jovi, đã giữ ổn định trong một thời gian dài, bao gồm:

* Jon Bon Jovi - hát chính, ghita đệm, piano, harmonical

* Richie Sambora - ghita chính, talk box, hát bè

* David Bryan - keyboard, hát bè

* Tico Torres - trống, bộ gõ

* Alec John Such - ghita bass, hát bè

Thập niên 1980

Khi ban nhạc bắt đầu đi diễn mở rộng và tham gia các cuộc thi tài năng địa phương, nhóm đã tạo được sự chú ý của nhà điều hành phòng thu Derek Shulman, người sau đó đã gửi họ vào phòng thu Mercury Records, một bộ phận của công ty PolyGram. Bởi vì nhóm cần một cái tên, nên Jerry Jaffe, giám đốc A&R tại PolyGram, đã đặt tên nhóm là Bon Jovi.

Với sự giúp đỡ của giám đốc mới Don McGhee, album đầu tay của nhóm, Bon Jovi, được phát hành vào ngày 21 tháng 1 năm 1984. Album đạt đĩa vàng ở Mỹ ( bán được trên 500.000 bản) và cũng được phat hành tại Anh quốc. Nhóm cũng được tham gia hát mở màn cho ban nhạc hard rock ZZ Top tại Madison Square Garden (trước khi album đầu tiên được phát hành), và cho Scorpions và Kiss tại Châu Âu. Nhóm cũng xuất hiện trong chương trình TV nổi tiếng là American Banstand .

Vào năm 1985, album thứ hai của Bon Jovi là 7800° Fahrenheit được phát hành. Khi nhóm chuẩn bị cho tour lưu diễn mở rộng cùng nhóm Ratt, album nhận được những lời đánh giá thấp từ giới phê bình. Tờ báo rock metal đứng đầu Anh quốc là Kerrang!, có ấn tượng tốt với album đầu tay của nhóm, đã gọi album đó là “nghe theo những ca từ của Bon Jovi, chúng tôi đã biết tình yêu và biết cách để yêu”. Jon Bon Jovi cũng đã tự nói sau đó là đáng lẽ album đó họ có thể và nên làm tốt hơn nữa.

Họ nhờ nhà viết nhạc Desmond Child cho album thứ ba. Slippery When Wet. Đồng tác giả với Child trong một số bài hit của nhóm, ban nhạc đã vươn lên vị trí siêu sao khắp thế giới với ca khúc “You Give Love a Bad Name”, “Livin’ On A Prayer]]”, và “Wanted Dead or Alive”. Album đã được bán hơn 26 triệu bản trên toàn thế giới kể từ ngày phát hành vào cuối nắm 1986. Vào năm 1987, nhóm hát mở màn cho chương trình liên hoan “Monsters of Rock” tại Anh quốc cùng với Dio, Metallica, W.A.S.P., Anthrax, và Cinderella. Tour diễn đem lại thiệt hại cho nhóm là hát chính Jon Bon Jovi gặp trục trặc với giọng hát của mình. Những bài hát có thanh âm quá cao và những lịch diễn dày đặc thật sự phát hoại giọng hát của anh. Với sự giúp đỡ của một chuyên gia về kỹ thuật thanh âm, anh ta cũng đã đi hết được tour diễn. Và từ đó Jon Bon Jovi phải hát với cao độ thấp hơn ngày xưa.

Album tiếp theo, phát hành vào năm 1988, [[New Jersey (album)|New Jersey. Album được thu âm ngay sau khi kết thúc tour diễn Slippery. Album là một sự thành công lớn về mặt thương mại, với bài hit “Bad Medicine”, “Lay Your Hands on Me” và “I’ll Be There for You”. New Jersey trở thành một album hit và là album hard rock đầu tiên có 5 bài hát lọt vào Top Ten đĩa đơn. “Bad Medicine” và “I’ll Be There for You” đều đạt vị trí số 1, còn “Born to Be My Baby” vị trí số 3, “Lay Your Hands on Me” vị trí số 7, và “Living in Sin” vị trí số 9.

New Jersey được phát hành kèm theo bản video New Jersey: The Videos and Access All Areas, cũng như tour diễn kéo dài 18 tháng, tour diễn được đặt tên là The Jersey Syndicate Tour. Năm 1989, ban nhạc hát tại liên hoan Moscow Music Peace Festival cùng với Scorpions, Ozzy Osbourne, Mötley Crüe và Skid Row.

Thành viên hiện tại

* Jon Bon Jovi - hát chính, ghita đệm, piano, harmonical (1983-nay)

* Richie Sambora - ghita chính, talk box, hát bè (1983-nay)

* David Bryan - keyboard, hát bè(1983-nay)

* Tico Torres - trống, bộ gõ (1983-nay)

* Hugh McDonald - ghita bass, hát bè (1994-nay)

* Bobby Bandiera - ghita đệm (2003-nay) (thành viên lưu diễn)

* Lorenza Ponce - vĩ cầm, bộ dây (2006-nay) (thành viên lưu diễn)

* Kurt Johnston - ghita thép (2006-nay) (thành viên lưu diễn)

Thành viên cũ

* Alec John Such - ghita bass, hát bè (1983-1994)

Album

* Bon Jovi (1984)

* 7800° Fahrenheit (1985)

* Slippery When Wet (1986)

* New Jersey (1988)

* Keep the Faith (1992)

* These Days (1995)

* Crush (2000)

* Bounce (2002)

* Have a Nice Day (2005)

* Lost Highway (2007)

 Haggard - Sự kì diệu của âm nhạc ( SƯU TẦM )

Thật lạ lùng.Không hề giống các metalband khác ,sự hoàn hảo đôi khi “quá đáng”mà họ mang lại lắm lúc khiến tôi có cảm tưởng mình đã bị hóa thân thành…. một note Sol,Fa,Mi nào đó trong những khúc hòa âm của họ.Một thế giới âm thanh ngoạn mục nhưng lại khá gần gũi…

Họ là ai thế nhỉ ???

Đầu thập niên 90,trong bối cảnh toàn bộ các metalhead trên thế giới còn đang bàng hoàng vì sự xuất hiện mạnh mẽ của làn sóng các deathmetalband Châu Âu thì tại Munich(Đức) có một tay tóc dài râu rậm tên là Asis Nasseri(vocal,guitar) ,còn tên kia là Luz Marsen -biết chơi khá nhiều loại trống đã quyết định thành lập ban nhạc Haggard ( Dĩ nhiên là đã thu thập thêm một số huynh muội rồi…).Ban đầu họ dự đinh sẽ phát triển Haggard như là một deathmetalband đơn thuần vì Asis có một chất giọng grunt thô trầm tuyệt đẹp và rất hợp để trở thành một deathvocal.Nhưng có vẻ như không gian nhỏ hẹp của deathmetal không đủ chổ cho những hoài vọng va tài nghệ tuyệt luân của Asis nên bây giờ chúng ta mới có được một band progressivedeath khủng bố mang cái tên đơn giản đến chẳng hiểu nổi là ….HAGGARD….HAGGARD…ha ha ha

Bước khởi đầu của bất cứ ban nhạc nào cũng đều có khó khăn …và Haggard không tránh khỏi cái vòng tròn luẩn quẩn đó vì đến tận hai năm sau –năm 1993,Haggard mới cho ra đời bản demo đầu tiên :” Introduction”.Rồi kế tiếp là MCD :”Progressive” vào năm 94, đã chính thức đưa tên tuổi của ban nhạc bước lên vũ đài Metal thế giới.Và cùng năm này Haggard đã tham gia vào một tour diễn với tư cách là ban nhạc chơi mở màn cho Amorphis và Desultory.

Diện kiến chất Folkmetal của Amorphis ,mấy chàng mấy nàng của Haggard biết mình sẽ phải làm gì để cách tân âm nhạc của họ…

Thật không ngờ ,vì những thay đổi đầy ấn tượng này mà các metalhead trên thế giới buộc phải tìm một định nghĩa mới để có thể mô tả một cách trọn vẹn nhất những gì mà Haggard đã tạo ra…

Hãy xem họ đã làm gì và làm như thế nào nhé…

Năm 1995,Haggard bắt đầu gia tăng chất classic vào âm nhạc của mình. Điều này tuy không mới mẽ gì nhưng có điều với cái lực lượng như….Kerstin Krainer(violist),Kathrin Hertz(violoncell),Steffi Hestz(viola),Christophe Zastrow(flute),Hans Wolf(piano) và một giọng nữ cao gia nhập vào band thì thật sự là quá nhiều với một deathmetalband.Tôi đã rất ngạc nhiên và bị ấn tượng bởi đội hình Haggard lúc này …Một dàn nhạc classic đầy đủ được thiết lập .Cái công thức :”guitar,bass ,trống,vocal” của một rockband bỗng nhiên trở nên lỗi thời…hì hì hì …

Những thử nghiệm rất mạnh dạn đó đã có những kết quả khá khả quan :”1bản Promo-tape:”Once…upon december’s dawn”(1995) và sự tán thưởng nhiệt liệt của các metalfan trong tour diễn với toàn bộ ban nhạc(khá đông…) cùng với hai band là Illdisposed(Đan Mạch) và Disgust(Đức)…Với những thành công ngoài mong đợi này có thể nói Haggard đã đi đúng hướng .Họ bắt đầu lên kế hoạch cho những dự án chính thức có tính tầm cỡ hơn để phát triển phong cách metal này ….

Năm 1996,biên chế của ban nhạc đã lên tới con số 16.Mà toàn là những nghệ sĩ classic trường lớp đàng hoàng mới ghê gớm chứ…Chưa từng có một metalband nào lại nhiều chất classic và ngập tràn không khí giao hưởng đến vậy.Cũng trong năm này,Haggard làm một cái Promo-tape nữa có tên là :”And Thou Shalt Trust…The Seer”có hai bài sau là hai track một và hai của album chính thức đầu tiên có cùng tên với bản Promo trên.

Năm 1997,album And Thou Shalt Trust…The Seer ra đời.Một tạo tác tuyệt vời của metal…Đúng vậy,album này phô diễn một vẽ đẹp khác lạ ,một sự pha trộn hoàn hảo của những giai điệu dân ca thời trung cổ với những chất liệu âm nhạc cổ điển và phong cách melodicdeath Châu âu…Một album khái niệm nói về cuộc đời của nhà tiên tri Michael Notre Dame thường được biết dưới cái tên huyền thoại là Nostradamus…

Ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Anh, một phần tiếng Đức và cả tiếng Latin cổ, chỉ cần nghe nhạc của họ thôi đã rất tuyệt vời. Tôi thành thật khuyên bất cứ ai cho dù chưa từng nghe Metal hãy nghe Haggard, bạn sẽ thấy âm nhạc phong phú như thế nào? Giọng hát khàn đục của Death Metal là chủ đạo nhưng nghe rất dịu, đôi lúc pha thêm giọng nữ trong vắt rất vui tai, theo như lời họ thì nhạc của họ ảnh hưởng từ Beethoven, Mozart và một số nhà soạn nhạc cổ điển nổi tiếng khác bên cạnh Metal, họ còn pha trộn với cả các khúc ca dân gian. Nghe Haggard là bạn đang nghe khúc ca rất hay thời trung cổ, nhạc điệu yêm dịu, tĩnh lặng và bạn sẽ cảm thấy mọi thứ xung quanh thật thanh bình.

Tôi cảm thấy một chút âm hưởng của Doom Metal tựa như Treatre Of Tragedy và cả của Therion trong Theli. Nếu bạn thích hai ban nhạc trên, bạn sẽ thích ngay Haggard. Cảm giác thật lẫn lộn khi nghe Haggard, khi thì buồn, khi thì tuơi tắn, lúc khác lại trầm ngâm. Nhạc của họ sẽ đem đến cho bạn nhiều tâm trạng khác nhau. Một dĩa nhạc rất nên nghe vào buổi tối khi mọi thứ xung quang bạn đang yên lặng, nghe Haggard để khuấy động mọi thứ lên một chút nhưng vẫn không phá đi sự yên bình của vạn vật .

Album này mang lại cho Haggard quá nhiều lời khen tặng của giới hâm mộ khiến họ rất tự tin cùng lưu diễn vòng quanh châu Âu với ban nhạc Atrocity vào ngày 20/2/98,và sau đó là với Tristania cùng Solefald vào ngày 9/10/98 mà không hề e ngại điều gì.

Thừa thắng xông lên,Haggard làm ngay một cái video có tên là In A Pale Moon’s Shadow / A Midnight Gathering (9.( Ước gì có cái vcd này để coi thử nhỉ)

Sau đó hai năm –năm 2000,Haggard tiếp tục câu chuyện còn dở dang ở album trước bằng cd thứ hai có tựa là:Awaking the centuries .Một album tuyệt vời dành cho những ai vừa yêu thích classic lại vừa ghiền metal như…tôi chẳng hạn ….hì hì hì.Thêm một dấu ấn mới của Haggard…Sự hài hòa và độ đa dạng về mặt biểu đạt âm thanh trong album này sẽ mang người nghe đến tận phút cuối cùng mà vẫn thấy chưa đủ đầy…

Dĩa này còn hay hơn And Thou Shalt Trust... The Seer. Theo lời tựa thì họ viết về năm 1543, thời điểm mà một đợt bệnh dịch phát sinh ở Aden gây bao tai họa. Micheal Nostradamus đang sống với vợ và hai con. Ông ta tự tin bắt đầu trị bệnh cho mọi người nhưng ông ta không thể cứu gia đình từ kẻ thù của ông ta. Bị tác động bởi đau khổ, Nostradamus đi khắp châu Âu trong vòng 6 năm rồi ông ta nhận thất khả năng tin đoán trước mọi việc của mình, ông ta bắt đầu viết cuốn sách "The Centuries" gồm những bài thơ tứ tuyệt báo trước mọi việt trong tương lai. Tôi không thể nào hiểu hết được lời nhạc của họ nhưng điều đó không làm ngăn cản tôi yêu thích Haggard. Họ tiếp tục phong cách như dĩa trước và thể hiện xuất sắc. Nhạc của họ thể hiện tâm trạng của Nostradamus, ngắm mắt lại tôi có thể hình dung phần nào. Mỗi ca khúc đều gắn với cuộc đời của Nostradamus, nhạc điệu lên cao trào vào ca khúc thứ 10, khi Nostradamus cảm nhận được khả năng nhìn thấu tương lai của mình. Dĩa này tiếp tục thể hiện vẻ đẹp, giai điệu có phần đen tối, khoa trương và tôi nghĩ là họ bỏ rất nhiều công sức cho mỗi dĩa nhạc của mình. Có lẽ vì vậy phải sau 3 năm, họ mới cho ra dĩa thứ hai. Một ban nhạc có với 16 thành viên chơi đủ mọi loạc nhạc cụ khác nhau thì sẽ hòa âm không hề đơn giản. Haggard làm tôi nhớ đến nhưng ban như Tristania, Therion. Một album trau chuốt về nhạc lẫn lời. Đây thực sự là những con người hết lòng vì âm nhạc.

Đoạn nhạc mở đầu và kết thúc dĩa lấy từ bài ca hợp xướng của Nga. Có thể bạn không thích Haggard vì giai điệu đôi lúc qúa êm dịu nhưng tôi cam đoan bạn không thể nào chê bai sự sáng tạo của họ. Xin khẳng định là tôi rất trông đợi dĩa tiếp theo của Haggard. Tuy nhiên, tôi chỉ cho điểm gần 10 đối với cả hai dĩa của Haggard vì tôi nghĩ rằng họ còn có thể đưa thêm nhiều nét mạnh mẽ của Metal hơn nữa vào nhạc của họ.

Kể từ sau album thứ hai này Haggard giã từ studio để lang thang khắp các đại hội nhạc rock …Những nghệ sĩ này mê đi tour và trình diễn live đến nổi quyết định làm luôn một cái CD live ghi lại toàn bộ buổi trình diễn ở Mexico mang tên: Awaking the Gods.Album này được phát hành vào ngày 27/08/2001.Rồi sau đó không lâu ,hãng Darkar(Haggard làm việc với hãng này từ album thứ hai của họ) cho ra cũng CD này nhưng dưới dạng DVD hòng đáp ứng trọn vẹn những mong đợi của các fan trên thế giới….

Dấu ấn Haggard đã hằn sâu trong tôi rồi….Không còn lời ngợi ca nào hơn những tiếng thét gào từ phía khán giả :’’…Haggard …Haggard …Haggard …Haggard …”vang mãi khắp sân vận động …Cùng tôi đón chờ những vinh quang mới của họ nhé….

 Avenged sevenfold

Avenged sevenfold

Avenged Sevenfold – Những kẻ bạo loạn thế kỉ 21

Nhóm rock Avenged Sevenfold(còn được biết với tên A7X).Là một nhóm rock của Mĩ ở Huntington Beach, California.Nhóm nổi tiếng qua album City of Evil(2005)với các bài hát "Bat Country", "Beast and the Harlot","Seize the Day",....Và năm 2006,nhóm tiếp tục thành công với album cùng tên với nhóm Avenged Sevenfold.Các bài hát như "Almost Easy","Afterlife","Dear God" đã làm mưa làm gió trên các bảng xếp hạng.

Nhóm Avenged Sevenfold có 5 thành viên:

Matt Shadows:lead vocals.Tên thật là Matthew Charles Sanders.

Zacky Vengeance:rhythm guitars, backing vocals.Tên Thật là Zachary James Baker.

The Rev (The Reverend Tholomew Plague) - drums, percussion, vocals, piano.Tên thật là James Owen Sullivan.

Johnny Christ:Guitar Bass.Tên thật là Jonathan Lewis Seward

Synyster Gates:lead guitars, piano, backing vocals.Tên thật là Brian Elwin Haner Jr.

Tiểu sử

Những năm mới thành lập

Nhóm thành lập vào năm 1999.Avenged Sevenfold tung ra album đầu tiên có tên "Sounding the Seventh Trumpet".Lúc thu album này thì các thanh viên trong nhóm chỉ mới có 17-18 tuổi và vẫn còn đi học.Lúc ấy nhóm hợp tác với nhà sản xuất đầu tiên là "Good Life Recordings".Sau khi guitar chính Synyster Gates tham gia vào nhóm,nhóm giới thiệu singel "To End The Rapture"được thu âm với Synyster là guitar chính.Tiếp sau album đó Avenged Sevenfold giới thiệu album tiếp theo là "Walking The Fallen"."Walking the Fallen" được phát hành bởi hãng "Hopeless Recordings".Không lâu sau đó nhóm kí hợp đồng với hãng thu âm "Warner Bros Records".

Một xu hướng thành công

Thành công đến với họ vào năm 2005 khi cho ra đời album "City of Evil", sản xuất bởi "Warner Bros", với con số 800.000 bản chỉ tính riêng ở Mỹ."City Of Evil" là album thứ 3 của Avenged Sevenfold,được phát hành vào ngày 7 tháng 6 năm 2005..Thành công nhất là singel "Bat Country"."City Of Evil" đã giúp cho Avenged Sevenfold có được giải ghi âm vàng đầu tiên.Ngoài ra album còn được xếp hạng #63 trong 100 Greatest Guitar album do tạp chí Guitar World bình chọn năm 2006..Album này cũng đánh dấu sự đổi mới của Matt Shadows,vocal này của nhóm này đã từ bỏ giọng"Screaming" đặc trưng của dòng "Metalcore".Cái giọng ấy được sử dụng trong 2 album trước đó nhưng rồi Matt chuyển hẳn sang giọng"Clean".Lý do của việc thay đổi đó là vì Matt Shadows đã gặp vấn đề về cổ họng sau khi album "Walking The Fallen" ra đời.Matt phải nhờ đến sự can thiệp của phẩu thuật để giải quyết vấn đề mang tên "Cổ họng".Sau khi phẩu thuật xong Matt đã tập cùng "Ron Anderson" người luyện giọng,người đã từng làm việc với "Kylie Minogue" và "Chris Cornell".

Album mới

Vào năm 2006,A7X hoàn tất chuyến lưu diễn của nhóm bao gồm Hoa Kì,Anh,Châu Âu,Nhật Bản,Úc và New Zealand.Sau khi hủy chuyến lưu diễn Fall and Winter 2006 tour dates,

Ngày 30 tháng 10 năm 2007 đã chấm dứt sự chờ đợi sau 2 năm của các fan hâm mộ nhóm bằng việc tung ra album thứ tư "Avenged Sevenfold".Album này đã nhanh chóng thành công,đứng thứ #4 trong top 200 album xuất sắc của tạp chí "Billboard" bình chọn,với xấp xỉ 94.000 bản được bán ra.Hai singel "Almost Easy" và "Critical Acclaim" cùng với bản video đã trở thành 2 bài hay nhất trong album.Ngoài ra còn có singel "A Little Piece of Heaven" nhưng video của bài này không được phát trên "MTV" Châu Á vì có tính bạo lực,sex,....Bản Singel thứ 3 mang tên "Afterlife" đã được phát vào tháng 1 năm 2008.Cùng với đó họ cho ra đời Singel thứ 4 mang tên "Dear God" với thể loại country rock cũng được cho ra mắt." Afterlife" và "Dear God" đã ngồi chễm chệ trên 2 ngôi vị cao nhất của "MTV-ASIA" trong những ngày mới chiếu.

Và trong năm 2008,nhóm đã tham gia tour diễn hàng đầu là "Taste Of Chaos" cùng với các nhóm kì cựu khác là "Atreyu","Bullet For My Valentine","Blessthefall" và "Idiot Pilot'.

Sau đó guitar "Zack V" đã nói chuyện với các thành viên trong nhóm về việc cover lại các bài hát của hai cây đại thụ trong làng rock là "Iron Maiden" và "Black Sabbath".

Vào ngày 16 tháng 7,nhóm cho phát hành bản nhạc cover lại của "Iron Maiden" để tỏ lòng kính trọng và ái mộ

Paramore _ Trẻ trung đầy nhiệt huyết

Paramore là ban nhạc Rock mạnh của Mỹ thành lập tại Franklin, Tennessee năm 2004, gồm Hayley Williams (ca sĩ chính/keyboard), Josh Farro (Guitar chính/hát bè), Jeremy Davis (guitar bass) và Zac Farro (trống). Nhóm phát hành Album "All We Know Is Falling" năm 2005, và album thứ 2 "Riot!" năm 2007.

Nói sơ về ca sĩ hát chính, cũng là người thành lập nhóm nhé::

Họ tên:: Hayley Nichole Williams

Sinh ngày:: 27 tháng 12 năm 1988.

Sinh tại:: Meridian, Mississippi

Năm 13 tuổi chuyển đến Franklin, Tennessee, USA và học trường công lập. Tại đây cô gặp anh em nhà Farro là Josh Farro và Zac Farro. (Hiện Josh đang là Guitar chính và Zac đang là tay trống).

Hayley chuyển về Tennessee được một thời gian thì bắt đầu tập luyện giọng. Với chất giọng..trời cho và niềm đam mê ca hát, Hayley quyết định thành lập một nhóm nhạc. Tuy vậy, lúc này nhóm vẫn chưa có tên vì chưa thống nhất. Năm 2004, nhóm nhạc đã ra đời với Hayley (hát chính), Josh Farro (guitar chính/hát bè) Zac Farro (trống) và Jeremy Davis (guitarbass). Sau đó, nhóm nhận thêm một thành viên nữa, là Jason Bynum (Rhythm Guitar). Sau đó, nhóm thống nhất lấy tên Paramore. Thực chất nó là Paramour (có nghĩa là "tình yêu bí ẩn), nhưng sau đó, họ quyết định đổi thành Paramore, vì có lẽ nó dễ nghe hơn. "Conspiracy" là bài hát đầu tiên, do các thành viên trong nhóm cùng nhau viết. Sau này bài "Conspiracy" cũng nằm trong album của Paramore.

Trong vòng một năm sau khi nhóm được thành lập, Paramore đã đi biểu diễn khá nhiều, bao gồm cả những buổi đại hội âm nhạc:: Purple Door và Warped Tour. John Janick. CEO và người cùng thiết lập ra nhãn hiệu Fueled đã để mắt đến Paramore. Vì vậy, họ đã đến buổi biểu diễn taste of chaos ở Orlando, Florida để xem Paramore hát trực tiếp. Sau một thời gian hát ở những buổi đại hội âm nhạc, và ngay cả trong quán rượu, Paramore đã kí hợp đồng với hãng vào tháng 4 năm 2005. 

Paramore trở về Orlando để thu âm album mới của họ "All We Know Is Falling", nhưng một thời gian ngắn sau khi trở về Orlando, Jeremy đã rời nhóm vì một lý do cá nhân nào đó. Lúc này, Paramore chỉ còn 4 người, nhưng họ vẫn tiếp tục thực hiện album của mình. Họ sáng tác bài "All We Know" và dành tặng cho Jeremy. Khi album được phát hành, Hayley đã giải thích rằng::"Chiếc ghế (bìa của album All We Know Is Falling) không ai ngồi, và bóng đêm dần dần bao phủ đã thể hiện được tâm trạng của chúng tôi khi Jeremy rời nhóm. Chúng tôi cảm thấy thật trống rỗng". Album "All We Know Is Falling" được thu âm khá nhanh, chỉ khoảng 3 tuần là album đã được hoàn thành. 

Trước khi đi công diễn, nhóm đã nhận John Hembree ở vị trí guitar bass để thay thế cho Jeremy Davis. Suốt mùa hè, Paramore biểu diễn ở sân khấu Shira Girl của tour 2005 Warped. Sau khi ổn định lại cuộc sống riêng, và hỏi ý kiến của từng thành viên trong nhóm, Jeremy Davis đã trở lại với Paramore, sau 5 tháng ròng rã. Và sau đó, Hembree rời nhóm. "All We Know Is Falling" - album đầu tay của Paramore được phát hành vào ngày 24 tháng 7 năm 2005 và vươn đến hạng 30 của Top Billboard 100. Paramore ra mắt mọi người với bài hát "Pressure", được biết đến là bài hát đầu tiên sau khi Paramore nổi tiếng. Clip của bài này được Shane Drake làm khá công phu, tuy nhiên nó không lọt được vào Top Billboard. Tuy vậy, bài hát "Pressure" vẫn được hãng EA Games chọn làm nhạc nền cho trò chơi The Sims 2, Playstation 2 và Xbox. Tháng 7, "Emergency" ra đời, được biết đến là bài hát thứ 2 của Paramore. Dĩ nhiên, lần này video clip lại được làm một cách rất công phu nhờ bàn tay tuyệt diệu của Shane Drake. Nhưng Paramore có một tí thay đổi. Anh chàng Jason Bynum (Rhythm guitar) đã rời nhóm, vì vậy Paramore đã thay thế Hunter Lamb vào. 

Single thứ 3 của Paramore là "All We Know". Single này được ra đời trong một khoảng thời gian hơi căng thẳng đối với Paramore, đó là lúc nhóm đang chuẩn bị đi lưu diễn.

Tháng 1 năm 2006, Paramore tham gia vào tour "Winter Go West". Họ biểu diễn cùng với ban nhạc Seattle - The Lashes và Amber Pacific. Tháng 2 cùng năm, Hayley bắt đầu tập luyện cho bài "Keep Dreaming Upside Down. Họ cover lại bản "My Hero" cho nhạc nền của "Sound Of Superman", và bài hát này ra mắt mọi người vào ngày 26 tháng 6 năm 2006. Tour đầu tiên của Paramore được 

biểu diễn tại Anh, bắt đầu từ ngày 2 tháng 8 năm 2006. Cuối năm 2006, Paramore được bầu chọn là nhóm nhạc mới hay nhất.

Năm 2007, Paramore được tờ NME của Anh xếp vào top 10 "Ban nhạc mới sôi nổi 2007". Tháng 1.2007, Paramore đã biểu diễn mở màn cho tour Warped, nhưng với phong cách là đàn guitar, và chiếc váy mà Hayley mặc trong video clip "Emergency" cũng được Hayley mặc trong buổi biểu diễn. Paramore từng xuất hiện trên tờ "Kerrang!" một lần, dù vậy, Hayley không tin rằng những gì tờ Kerrang miêu tả về nhóm có mang tính chất "nghệ thuật". Sau này, Hayley thường hay mặc những bộ đồ mà cô đã mặc để đi lưu diễn, cùng với lời giải thích::"Tôi không thể hoàn thành công việc nếu thiếu những thứ này. Xin lỗi nếu như tôi có xúc phạm đến tờ Kerrang!, nhưng tôi không nghĩ rằng tờ báo ấy có quan tâm đến lĩnh vực nghệ thuật". Tháng 4.2007, Hayley và nhóm tập bài "Then Came To Kill" được viết bởi The Chariot. Đó là bài mà họ phải biểu diễn ở tour.

Paramore bắt đầu lên kế hoạch thu âm album thứ 2 "Riot!" vào tháng 1 năm 2007, và thực hiện xong tất cả vào tháng 3 mà không có sự tham gia của Hunter Lamb (tay rhythm guitar, rời ban nhạc để cưới vợ). Không có Hunter Lamb, anh em nhà Farro bảo rằng họ có thể đảm nhiệm luôn cả vị trí của Hunter Lamb. Nhưng không được bao lâu thì Taylor York nhanh chóng gia nhập vào nhóm, thay thế vị trí của Hunter Lamb. (Taylor York trước đây từng tham gia vào ban nhạc của anh em nhà Farro trước khi họ gặp Hayley). Album "Riot!" được phát hành vào ngày 12 tháng 6 năm 2007. "Riot" đã chiếm hạng 20 của Top Billboard 200, hạng 24 của Top UK, và bán được 44.000 tại US trong tuần đầu tiên. Cái tên "Riot!" được chọn vì nó có nghĩa là "những cảm xúc đến đột ngột mà ta không thể kiềm chế được". Bài hát đầu tiên từ album, ra mắt mọi người vào ngày 21.6.2007, "Misery Business" được thu âm bởi Hayley. "Đó là bài hát thật lòng nhất mà tôi từng viết, và những anh chàng trong nhóm tôi thì rất hăng hái khi thu âm bài hát này" - Hayley vui vẻ tiết lộ. 

Mùa hè 2007, Paramore lại tham gia vào tour Warped, đây là lần thứ 3 họ tham gia vào tour này. Nhưng khác hẳn với 2 lần trước, lần này họ trở nên đầy kinh nghiệm và tự tin hơn. "Hallelujah" được thu âm và tung ra thị trường vào ngày 30 tháng 7 năm 2007. Nhưng bài hát này chỉ nằm trong Top ở UK. Video Clip của bài này khá giống với video clip của "All We Know". 

Ngày 11.10.2007, video của bài "Crushcrushcrush" xuất hiện trên tivi của US. Đây là bài hát trong album "Riot!". Trong clip này là hoạt cảnh nói về việc nhóm đang ở trên một sa mạc khô khan, làm điệp viên theo dõi một vụ việc, sau đó bị tiêu diệt bởi những thiết bị của họ. "Crushcrushcrush" xuất hiện trên tivi ở UK vào ngày 12.11.2007. Ngày 31.12.2007, Paramore xuất hiện trên sự kiện năm mới của MTV, chương trình bắt đầu từ 11 giờ 30 tối đến 1 giờ sáng.

Paramore được bầu chọn là "nhóm nhạc hát hay nhất của năm 2007" bởi những người đọc tạp chí "Alternative Press". Nhưng danh hiệu "Ca sĩ mới hay nhất" tại giải Grammy ngày 10.2.2008 lại không phải là của Paramore, mà rơi vào tay Amy Winehouse. Đầu năm 2008, Paramore đi lưu diễn ở Anh để quảng bá cho album "Riot!" của họ. Đầu tháng 2, Paramore bắt đầu..lấn sân sang những nước khác, nhưng tuy vậy, 21.2.2008, nhóm đã huỷ bỏ 6 show diễn vì lý do riêng. Hayley đã viết một lời giải thích ngắn gọn trên web của nhóm "Một thời gian nghỉ ngơi có thể khiến cho nhóm cảm thấy thoải mái và khiến cho chúng tôi không còn bận tâm đến những lý do cá nhân nữa". Và vì huỷ bỏ show diễn như vậy, Paramore đã rơi vào tình trạng rắc rối khi khiến cho hàng ngàn fans hâm mộ thất vọng. Sau đó, Paramore trở về Orlando để thu âm và quay bối cảnh cho bài "That's what you get". Bài hát này được trình chiếu vào ngày 21.3.2008.

Trên TRL của MTV, ngày 7.05.2008, ca sĩ hát chính của nhóm - Hayley đã tiết lộ rằng họ đang có dự án cho album mới, và hy vọng album mới này có thể được phát hành vào hè năm sau. Hayley nói rằng cô và ban nhạc đã phải tập dượt bài hát mới trong suốt những lần đi tour. 

Những đĩa đơn của Paramore::

Album "All We Know Is Falling":: 

Phát hành ngày 26.07.2005. 

Nhãn hiệu:: Ramen. 

Được phát hành trên:: CD, băng cassette. 

Đĩa "The Summer Tic EP"::

Phát hành tháng 6.2006 

Nhãn hiệu:: Ramen 

Được phát hành trên:: CD, băng cassette. 

Album "Riot!":: 

Phát hành ngày 12.06.2007 

Nhãn hiệu:: Ramen 

Được phát hành trên:: CD, băng cassette. 

Đĩa "Live in the UK 2008":: 

Phát hành ngày 30.01.2008 

Nhãn hiệu:: Ramen 

Được phát hành trên:: CD, băng cassette. 

(Dự kiến) Album mới::

Phát hành mùa xuân/ mùa hè năm 2009 

Nhãn hiệu:: Ramen 

Được phát hành trên:: CD, băng cassette

 Rock Việt _ Một chặng đường(Jordin) & Thực trạng (Anhduyvn4000)

Nói đến Rock Việt, chắc hẳn các bạn ,dù không yêu thích Rock cũng hình thành ngay trong đầu những cái tên như Bức Tường của anh Trần Lập, hay đàn anh đi trước Da Vàng.The Wall được biết đến khi tôi có dịp xem SV 2000, hồi đó Lại Văn Sâm dẫn chương trình và bài hát Bình minh sinh viên của một nhóm nhạc trường ĐH Xây Dựng Hà Nội được giới Sinh Viên rất yêu thích...và bài hát đó đã thổi một luồng gió cho sự phát triển của ban nhạc sau này.Sở dĩ tôi nhắc đến The Wall ngay đầu Topic này, một phần do là Fan ruột của nhóm ,phần khác cái tên The Wall có thể nói là thành công nhất trong làng Rock Việt, tôi sẽ giới thiệu band ở phần sau, bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu nguồn gốc của Rock Việt nhé """"

Rock Sài Gòn

Nhạc rock du nhập vào Việt Nam theo chân những người lính viễn chinh tham gia Chiến tranh Việt Nam. Thời bấy giờ ở Sài Gòn, tầng lớp học sinh sinh viên vẫn tiếp tục nghe nhạc Pháp như là biểu hiện của sự đề kháng đối với sự thâm nhập văn hóa Mỹ đang ngày càng phổ biến. Nhưng dần dần những người chơi nhạc nhận ra nét độc đáo của Rock 'n' Roll của Anh và Mỹ. Nhanh chóng thể loại này đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần lớp trẻ thời bấy giờ.

Những năm 1967-1968, hàng loạt ban nhạc lấy tên tiếng Anh ra đời như The Enterprise (Trung Nghĩa, Lý Được, Mạnh Tuấn, Casim, Thanh Tuyền), CBC (Tùng Linh, Tùng Vân, Đức Hiền, Ngọc Hiền, Bích Loan, Bích Liên), The Soul (Huỳnh Háo, Trần Vĩnh), The Music Makers (Huỳnh Anh), The Blue Jets (Khánh Hà, Anh Tú, Philip), The Magic Stones (Trung Hành, Đức Vượng, Cao Giảng, Tứ Đệ, Phùng Thuận), The Dreamers (Duy Quang, Duy Cường, Duy Hùng, Duy Minh), nhóm Les Vampires đổi tên thành The Rocking Stars. Thời kỳ này họ thường xuyên biểu diễn ở các câu lạc bộ dành cho lính Mỹ, chơi lại những ca khúc nổi tiếng đương thời của các ban nhạc đang làm mưa làm gió trên thế giới như Cream, Santana, Grand Funk Railroad, Black Sabbath, Stepphenwolf, Deep Purple,...

Đầu thập niên 1970, những nhóm cựu trào như Les Pénitents tan rã, một ít ban mới thành lập mang hơi hướng nhạc soul và nhạc blues nhiều hơn: như The Hammers, The Apples Three, Crazy Dog... Đa số các ca sĩ hát cho các nhóm trên chịu ảnh hưởng của The Temptations, James Brown, The Supremes; những tên tuổi tương đối lớn như là Tuyết Hương, Vy Vân, Cathy Huệ, Tuyết Loan, Ngọc Bích, Minh Xuân... Ngoài những loại hình rập khuôn nhạc psychedelic hoặc nhạc soul như trên còn có vài điển hình nhạc folk cũng đáng nêu tên như đôi song ca Lê Uyên – Phương, Tuyền – Huy.

Thời kỳ này phải kể đến ban nhạc Phượng Hoàng - ban nhạc trẻ hát nhạc Việt hiếm hoi thời bấy giờ. Tiền thân của Phượng Hoàng là ban nhạc Hải Âu. Phượng Hoàng thành lập năm 1963 với 2 thành viên chủ chốt là Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà.

Sau ngày thống nhất đất nước, nhạc rock bị chính quyền mới coi như văn hóa đồi trụy tiểu tư sản nên không thể có bước phát triển gì mới. Tuy nhiên sau thời kỳ đổi mới về nhận thức văn hóa từ năm 1986, đánh dấu sự ra đời của các ca sỹ nhạc trẻ thành danh như Bảo Yến, Nhã Phương, Cẩm Vân, Khắc Triệu... chủ yếu chơi lại một số bản nhạc nổi tiếng như một thước đo cho trình độ kỹ thuật.

Từ sau năm 1985, thế hệ được coi là thế hệ rock thứ 3 của Sài Gòn ra đời. Đen Trắng với cặp bài trùng Phương Thảo - Ngọc Lễ đã xây dựng đuợc cho mình chất nhạc folk – country được công chúng chấp nhận đến ngày nay. Atomega với album Đất mẹ được coi như là album nhạc rock đầu tiên của Rock Việt. Da Vàng với album SOS và các ban nhạc khác như SaiGon Metal, Rock Alpha, Buổi Sáng, Ba Con Mèo, Ngôi Nhà Xanh, Hy Vọng, Hải Âu... Mỗi ban nhạc có những hướng đi khác nhau, nhóm thì cover, nhóm thì thành ban nhạc đệm, hoặc có nhóm chỉ đến với fan bằng những bản nhạc pop-rock phổ thông.

Hai liên hoan nhạc trẻ tại nhà văn hóa Thành Niên năm 1992 và 1994 như là một cột mốc đánh dấu một thế hệ rock thứ 4 ra đời - thế hệ mà vẫn được gọi là "thế hệ underground". Lúc này điều kiện tiếp cận với âm nhạc thế giới đã dễ dàng hơn. Các ban nhạc trẻ đã đi theo những dòng nhánh đang thịnh hành như nhạc alternative, nhạc heavy metal, nhạc death metal, nhạc progressive... với những cái tên mới nổi như Metronome, Atmosphere, Hero In Danger, Wishband, Microwave, Unlimitted, Canceled...

Rock Hà Nội

Đầu thập niên 1990 nhạc rock chưa được phổ biến ở Hà Nội. Những người thuộc thế hệ đầu tiên, ngoài việc truyền tay nhau những cuộn băng cassette, những đĩa than hiếm, còn tự mày mò tập chơi nhạc cụ, tìm đến với nhau để lập nên những ban nhạc rock sinh viên. Thời kỳ này phải kể đến Những Bậc Thang và Đại Bàng Trắng...

Các show diễn

Đêm nhạc "Forever Young" do Đại học Kiến trúc Hà Nội tổ chức tại Nhà thi đấu Trung Tự (13/03/1994)

Đêm tưởng niệm John Lennon tại sân vận động trường Tổng hợp (08/12/1994)

Đêm biểu diễn 28/09/2002 tại Bể bơi Thanh niên Hà Nội (28/09/2002)

Đêm ra mắt album "Giấc mơ hoang tàn" của ban nhạc The Light (26/08/2003)

Rock Festival Event II tại Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức (08/11/2003)

Rock SEAGAMES tại Công viên nước Hồ Tây (22/11/2003)

Đại nhạc hội Rock Việt (29/11/2003)

Rock Ba Miền 2004 (08/05/2004)

Show Rock Ba Miền 2005 - Gió Phương Nam (13/08/2005)

Nhiệt huyết metal show - Đại học luật (*/03/2005)

VnRockWorld - Đại học luật (23/05/2005)

(Nguồn Tạp chí Thế giới nhạc trẻ 94 - 95)

Sửa bởi Jordin : 05-08-2008 lúc 08:55 PM

MIỀN BẮC : Bức Tường, Bão Biển, CuộcSốngs, Gạt Tàn Đầy, Final Stage, Đông Đô, Nuranium, Ngũ Cung, Recycle, Rosewood, Thánh Giá Đỏ, Thuỷ Triều Đỏ, ZigZag, Mặt trời đen,...

MIỀN TRUNG : Âu Lạc, Black Friday, Nhiệt Huyết, Silent, Xương Rồng Hoang,...

MIỀN NAM : 5PM, Atmosphere, Climbing Rose, Godfather, Negative, Little Nu, Lazzee Dolls, Microwave, Titanium, UnlimiteD,...

Ban nhạc Bức Tường

Ban nhạc thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1995 từ cái nôi Đại học Xây dựng Hà Nội. Sáu thành viên ban đầu gồm Trần Tuấn Hùng - bass, Nguyễn Hoàng - guitar rhythm, Quang Hà - guitar lead, Thanh Hải - keyboard, Đức Hiệp - drums và Trần Lập - hát chính.

Thời gian đầu thành lập, Bức Tường thường đánh lại các ca khúc của những ban nhạc nổi tiếng thế giới như Metallica, Guns ’n’ Roses, Led Zeppelin, Judas Priest... Tuy nhiên, không muốn chỉ dừng lại ở việc cover nhạc nước ngoài, Bức Tường cũng rất chú trọng đến việc khai thác những ca khúc Việt Nam theo phong cách hard rock, có thể kể đến Oh Mardrak (Nguyễn Cường), Nếu điều đó xảy ra (Ngọc Châu)...

Lợi thế lớn nhất và cũng là yếu tố quyết định đưa Bức Tường đến với thành công là khả năng tự sáng tác. Với quyết tâm nâng tầm ban nhạc, chỉ 2 năm sau ngày thành lập, họ đã có hơn 10 ca khúc tiếng Anh và tiếng Việt. Chính những Tell my girl, Nếu em hiểu, Cây bàng, Rock xuyên màn đêm, Bông hồng thuỷ tinh (Trần Lập) và Swear I love you, Never let you go (Nguyễn Hoàng) đã giúp Bức Tường nhanh chóng được khán giả công nhận.

Những năm cuối thập niên 1990, phong trào âm nhạc sinh viên đi xuống, rock thoái trào. Bức Tường, cũng giống như nhiều ban nhạc rock lúc đó, rơi vào những tháng ngày bế tắc. Họ không nhận được hợp đồng biểu diễn nào trong suốt một thời gian dài. Sau khi hai trụ cột là Tuấn Hùng và Trần Lập tốt nghiệp đại học, Bức Tường đã tổ chức một đêm nhạc solo nói lời chia tay với Đại học Xây dựng và quyết tâm làm một “cuộc cách mạng” trong ban nhạc. Để tồn tại, mỗi thành viên đều vừa đi làm, vừa tiếp tục duy trì tập luyện với ban nhạc theo những kế hoạch và đường hướng cụ thể đã được bàn thảo và thống nhất.

Ra đời và trưởng thành trong phong trào âm nhạc sinh viên, rồi chính những sân chơi của sinh viên đã mang cơ hội đến cho họ. Sau khi thành lập được gần một năm, đầu năm 1996, Bức Tường đã có dịp giới thiệu mình trước đông đảo sinh viên và khán giả truyền hình cả nước với ca khúc We’re Bức Tường tại buổi thi đấu khai mạc SV96 giữa 3 đội Đại học Bách khoa, Đại học Kinh tế Quốc dân và Đại học Xây dựng. Để rồi 4 năm sau, trong đêm chung kết SV2000, bằng giai điệu lạc quan, sôi nổi của Bình minh sinh viên 2000 và Đường tới ngày vinh quang, Bức Tường đã gây ấn tượng mạnh cho khán giả cả nước. Sự kiện này đã đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp âm nhạc của họ.

Bức Tường nhận được nhiều lời mời biểu diễn, được báo chí dành nhiều thiện cảm, nhiều đạo diễn ca nhạc tiếp xúc đề nghị thực hiện video clip cho các ca khúc của họ. VTV3 cũng đã có một chương trình riêng giới thiệu ban nhạc Bức Tường và họ cũng trở thành “cộng tác viên” thân thiết của nhà đài thông qua các “đơn đặt hàng” ca khúc dành riêng cho SV2000 (Bình minh sinh viên 2000); lễ trao giải SV2000, Trí tuệ Việt Nam... (Đường tới ngày vinh quang 1); chương trình truyền hình Bình luận thể thao (Đường tới ngày vinh quang 2), Rung chuông vàng,...

Năm 2002 là năm có nhiều ý nghĩa đối với Bức Tường: Ngày 3/2 phát hành album riêng đầu tay với tựa đề Tâm hồn của đá gồm 10 sáng tác của Trần Lập, bán được hơn 8.000 bản sau 6 tháng. Ngày 12/7 khai trương website chính thức của ban nhạc, thu hút gần 3 triệu lượt người xem sau 3 tháng. Ngày 8/11 thực hiện liveshow đầu tiên Tâm hồn của đá, đây cũng là liveshow đầu tiên của một ban nhạc rock tại Việt Nam.

Sau gần 12 năm hoạt động, ngày 2/12/2006 Bức Tường đã nói lời chia tay bằng một liveshow cuối cùng trước khoảng 20.000 người hâm mộ tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (Hà Nội).

(các Fan trước Liveshow)

Các Album đã phát hành

Tâm Hồn Của Đá (2002)

Vô Hình (2003)

Nam Châm (2004)

Các Liveshow

Live I show Tâm hồn của đá 2002 - thu hút 11.000 khán giả

Live show II Bức Tường và những người bạn 2003 - thu hút 9.000 khán giả

Live show Bài ca Sông Hồng tại CH Pháp 2003 - không thống kê được số khán giả

Live show Bông hồng thuỷ tinh – 2004 - truyền hình trực tiếp VTV3

Tour xuyên việt 9+ ( 4 live show) – 2004 - thu hút trung bình 32.000 khán giả

Live show Những hòn đá lăn 2005 - thu hút 9.000 khán giả

Live show chia tay The Last Saturday - thu hút 20.000 khán giả

Sửa bởi Jordin : 05-08-2008 lúc 09:24 PM

 Da Vàng

Đã từ lâu trong giới nhạc Rock Việt Nam, cái tên Da Vàng không còn lạ lẫm gì nữa mà đó là một trong những biểu tượng tiêu biểu đại diện cho Rock Việt, một trong những nhóm nhạc Rock Việt danh tiếng và lâu năm nhất ở Việt Nam cho đến tận bây giờ. Giới hâm mộ Rock Việt còn ngưỡng mộ nhắc đến Nguyễn Đạt, người thủ lĩnh, đồng thời là tay guitar và giọng hát chính của Da Vàng, như một rocker đàn anh tài hoa và đầy tâm huyết với Rock Việt.

Ban nhạc Da Vàng thành lập đầu những năm 1990, vào thời điểm huy hoàng của rock Sài Gòn với 2 trụ cột: Nguyễn Đạt guitar lead và Lê Quang, bass. Năm 1992, Da Vàng giành giải nhì trong Liên hoan pop-rock toàn thành phố. Nhưng mãi đến năm 2001, ban nhạc mới ra được album đầu tiên SOS mà đến nay, vẫn bán được đều đều.

(Da Vàng những ngày đầu)

(Thủ lĩnh Da vàng - Nguyễn Đạt, nhà báo Hải Ninh cùng thành viên ban nhạc rock Thánh Giá đỏ)

Nhưng cùng năm đó, Lê Quang tạm gác kiếm chuyển sang pop, góp công làm nên đột phá của Đan Trường với Đi về nơi xa, đồng thời lập ban nhạc New Friends chuyên về đệm. Da Vàng giờ đây đang tồn tại với quân số tối thiểu - 3 người, và Nguyễn Đạt vẫn ngày đêm mong chờ một ca sĩ hát rock.

Màu sắc của Da Vàng thoạt đầu là heavy-metal với Tấm gương kỳ diệu, Về đâu, Quên đi... Sau chuyển sang progressive, với SOS, Bạch Đằng Giang, nhẹ hơn và "đi sâu vào tâm linh".

Khát Vọng Rock Việt Của Nguyễn Đạt

Hiện nay tuy không còn những thành viên như thuở ban đầu, không còn đủ những rocker đã làm nên một Da Vàng ngày nào nhưng họ vẫn là một ban nhạc Rock còn bền bỉ hoạt động. Nguyễn Đạt vẫn là thủ lĩnh duy trì ban nhạc của mình để Da Vàng không bao giờ tan rã. Nhiều rockfan lo lắng là Da Vàng sẽ tồn tại đến bao giờ? Một rocker lâu năm ở Sài Gòn đã nói vui “Bạn có nhớ ban Rolling Stones không? Họ vẫn biểu diễn như những hòn đá lăn mãi. Chừng nào đá còn lăn thì Da Vàng vẫn còn diễn!”.

Hiện nay, Nguyễn Đạt vẫn xuất hiện trong các đêm nhạc lớn tại TP.HCM với vai trò chơi guitar. Vẫn giữ một bề ngoài của một “Đạt Rocker”, với mái tóc dài, cặp kính hao hao John Lennon, quần jeans và áo pull màu sậm, tóc dài tới lưng ép thẳng hoặc xoăn xoăn. Tiếng guitar của Nguyễn Đạt luôn máu lửa khi trình diễn ở bất cứ đâu, còn giọng hát thì nhanh như gió cuốn của dòng thrash metal. Dù bề ngoài nhìn hơi “dữ” nhưng khi tiếp xúc, anh là một người hết sức thân thiện và tràn đầy sức sống.

Với rock, Nguyễn Đạt xem đó là một triết lý, một lẽ sống. Anh giải thích niềm đam mê rock trung thành của mình: “Tôi yêu rock vì rock luôn hiện thân cho sự phát triển. Rock không đạp đổ những chuẩn mực cũ, rock chỉ phát huy và tạo thành những chuẩn mực mới. Đến với rock là tìm một tiếng nói, một thông điệp, một con đường mới...”

Là một trong những đàn anh đi trước của Rock Việt, không chỉ nghĩ đến sự nghiệp của cá nhân mà Nguyễn Đạt luôn dành cho các ban nhạc rock thế hệ sau một sự quan tâm và kỳ vọng rất lớn. Anh đã từng đề nghị các rocker trẻ không nên đụng vào các đề tài nhạy cảm như "tôn giáo", "tình dục"... mà theo anh “trong tương quan với môi trường âm nhạc của chúng ta hiện nay, các rocker trẻ khao khát sáng tạo, điều đó rất tốt. Nhưng tôi không muốn tác phẩm của họ không thể đến được với công chúng ngay trước cánh cổng kiểm duyệt. Nếu bị chặn, mãi mãi các em phải là underground, không đến được với nhiều người. Một ngày nào đó, khi các em va chạm nhiều hơn, tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn, tôi tin là các em sẽ biết mình phải làm gì và không cần phải nghe theo lời khuyên của tôi nữa. Lúc ấy, các em sẽ tự đi trên con đường của các em bởi các em đã đủ mạnh để đứng vững."

 Thuỷ Triều Đỏ

Thành lập từ năm 1998 với một cái tên khá ngộ nghĩnh ComingLate (Đến Muộn). Chập chững bước vào thế giới bao la của nhạc Rock, ComingLate theo đuổi phong cách Heavy Metal và mục đích được thành lập chỉ để thoả mãn niềm đam mê chơi nhạc của các thành viên. Định hướng chủ yếu lúc này là chơi lại những ca khúc của các band Rock trên thế giới, điển hình là cover Metallica, một chút ít Pantera. Mặc dù Hiếu Lê ( Guitar & Trưởng nhóm) cũng đưa ra được một vài sáng tác hiếm hoi nhưng ComingLate hầu như không coi trọng vấn đề này để có thể đem ra trình diễn trước công chúng. Ban nhạc được tôi luyện và trưởng thành từ phong trào ca nhạc sinh viên và những buổi biểu diễn tại các tụ điểm thanh niên như Rock Cafe, Music Club, HRC... 

Thành viên của ban nhạc là Hoàng Long (Drum), Hiếu Lê (Guitar), Xuân Tùng(Guitar), Tống Minh Tuấn( Bass) Minh Việt (Vocal) hầu hết còn ngồi trên ghế giảng đường của các trường đại học như Kinh tế quốc dân, Mỹ thuật công nghiệp, Ngoại ngữ... 

Năm 2000 là một năm ban nhạc gặp rất nhiều khó khăn, Nhưng chính yếu nhất vẫn là vấn đề nhân sự. Tuấn ( Bass) đi học cao học ở Hà Lan, sau đó Tùng (Guitar) cũng sang Austraylia học Master. Vấn đề đi du học của các thành viên đã gây nên sự tan rã của khá nhiều RockBand cùng thời với ComingLate. Đứng trước nguy cơ này, trưởng nhóm Lê Hiếu ( sinh viên ĐH Mỹ thuật công nghiệp) đã không bỏ qua một cơ hội nào để tìm người . Rất nhiều rocker đã đến với ban nhạc trong thời gian ngắn rồi ra đi với vô số những lý do khác nhau. Sau một thời gian tìm kiếm không hiệu quả, ba thành viên còn lại Hiếu Lê ( Guitar), Hoàng Long ( Drums), Minh Việt (Vocal) bàn bạc với nhau và quyết định chuyển hướng sang chơi theo phogn cách Alternative để phù hợp với nhân sự hiện tại. Với quyết định vội vàng này ComingLate nhận ra ngày sự sai lầm của mình chính ở sự “thiếu lửa” trong khi chơi nhạc trong phòng tập cũng như trên sàn diễn. Thế là ban nhạc đành phải tạm ngưng hoạt động trong thời gian miệt mài tìm người thay thế. 

Cuối năm 2000, ComingLate tuyển được tay Bass mới Lê Cường ( sinh viên Bách Khoa) qua giới thiệu của Tuấn Bass cũ. Có một chi tiết hết sức thú vị là trong buổi tuyển Bassist đó Lê Cường đã vượt lên trên 3 người khác có kỹ thuật chơi hơn hẳn cùng đến tuyển với mình. Và điều này có nghĩa là Cường đến với ban nhạc bằng tâm hồn tràn đầy nhạc cảm chứ không phải vẫn đề sử dụng nhạc cụ. 

Đến năm 2001, qua sự giới thiệu của Lê Cường (Bass), một Guitarist đơn độc chưa từng tham gia bất kể một ban nhạc nào đã ra nhập, góp phần hoàn thiện một đội hình đầy đủ cho gương mặt ComingLate lúc bấy giờ và Thuỷ Triều Đỏ sau này. Đó là Trần Quốc Khánh (sinh viên ĐH Kinh tế quốc dân). Khánh hoà nhập rất nhanh và đã có những ảnh rất tích cực đối với ban nhạc. 

Trong thời gian thai nghén và thống nhất quan điểm giữa các thành viên về vấn đề sáng tác của ban nhạc, ComingLate vẫn tiếp tục chơi lại các bản Rock thế giới (Cover) trên những sân khấu phù hợp với tầm vóc của mình. 

Sau một thời gian hoạt động, đến cuối năm 2002 các thành viên trong ban nhạc đã nhận thức ra rằng: nếu muốn phát triển hơn nữa thì cần phải thay đổi mục tiêu, định hướng hoạt động. Đó chính là sự khẳng định mình bằng chính những ca khúc của chính mình chứ không phải là chơi lại những ca khúc của người khác. Và một sự thay đổi lớn đã diễn ra. Điều đặc biệt chính là sự thay đổi về tư tưởng và sự lựa chọn con đường đi lên của ban nhạc. 

Năm 2003, cùng vơi sviệc phát hành Album đầu tay mang tên “ Nắng Mới” với những ca khúc tự sáng tác và hoà âm phối khí, ban nhạc cũng quyết định đổi tên thành “Thủy Triều Đỏ”. Đây là một bước ngoặt quan trọng vì nó khẳng định lại một lần nữa rằng một ban nhạc Việt Nam mang tê Việt sáng tác các ca khúc bằng tiếng mẹ đẻ và đưa âm hưởng Rock vào nhạc Việt Nam từng bước chuyên nghiệp hoá và góp phần vào sự phát triển chung của phong trào Rock Việt đang trong thời kỳ non trẻ. 

Không bao giờ quên cái tên ComingLate với bao nhiêu kỉ niệm sâu sắc đánh dấu một khoảng thời gian cuồng nhiệt đên dại khờ, các thành viên trong ban nhạc đều xác định chơi nhạc bằng niềm đam mê và sự nghiêm túc phấn đáu trong sự nghiệp âm nhạc của mình với một cái tê mới là một sự khẳng định tầm vóc mới với một sức sống mới của một ban nhạc Rock không ngừng hoàn thiện minh.. 

Đội hình Thuỷ Triều Đỏ hiện tại là Hiếu Lê ( Guitar& Trưởng nhóm), Hoàng Long (Drums) Minh Việt (Vocal) Lê Cường (Bass) Quốc Khánh (Guitar). 

Sự chung sức đồng lòng của các thành viên trong ban nhạc, quá trình không ngừng miệt mài phấn đấu, lao động nghệ thuật, ổn định về tư tưởng cũng như về nhân sự. Lấy nguyên liệu bắt nguồn từ chính cuộc sống chân thật với những con người bình dị, ngày 24/12/2003, những sáng tác của Thuỷ Triều Đỏ đã trình làng trong Album đầu tay: “Nắng Mới” được chính thức phát hành rộng rãi trên toàn quốc. Và điều đáng mừng là Album được giới trẻ, học sinh sinh viên nói chung và những RockFan ở mọi lứa tuổi nói riêng đón nhận nồng nhiệt. Đầy chính là nguồn động viên vô cùng to lớn đối với những bước đi tiếp theo của Thuỷ Triều Đỏ. Có thể nói một cách tự tin rằng sự nỗ lực của ban nhạc trong suốt thời gian qua đã được đền đáp xứng đáng. 

Thuỷ Triều Đỏ tin rằng với những trái tim sục sôi tràn đầy nhiệt huyết của các thành viên, sự cổ vũ khích lệ từ phía RockFan sẽ tạo đà để ban nhạc cống hiến hết mình cho Rock Việt và cho ra đời thêm nhiều ca khúc ẩn chứa những giá trị cao đẹp của cuộc sống. 

Trải qua nhiều vấn đề nêu trên, đối với Thủy Triều Đỏ mọi việc vẫn còn đang ở phía trước... 

Sau 2 năm kể từ khi phát hành Album, Thủy Triều Đỏ (TTĐ) đã quá bận bịu để đón nhận những chương trình biểu diễn và vẫn phải dành một khoảng thời gian khá nhiều cho việc sáng tác và phối khí dành cho Album tiếp theo. Trong khi đó quỹ thời gian của các thành viên thì quá hạn hẹp, mà ai cũng có những công việc quan trọng đối với cuộc sống riêng của bản thân. Đây là một áp lực lớn đối với TTĐ. 

Tháng 6 năm 2005, TTD có một sự thay đổi về nhân sự. Quốc Khánh (Guitar) đã chia tay với nhóm để dành thời gian cho những dự định rất chính đáng của mình. Là một ban nhạc có phong cách heavy metal có thế mạnh là lối đi bè giữa hai guitar, TTD sẽ vẫn phải tìm một tay chơi guitar để duy trì phong cách này. 

Tháng 9 năm 2005, khi nhận đựoc lời đề nghị của TTĐ, cựu guitar của TTĐ (năm 1999): Xuân Tùng sau chuyến đi du học Master tại Úc đã chính thức nhận lời về chơi cùng ban nhạc trong vị trí trước đây của mình. 

Việc này vô cùng thú vị và đơn giản vì Tùng và ban nhạc đã có một thời gian dài chơi nhạc cùng nhau. 

Vẫn tiếp tục tìm tòi sáng tác, tập luyện cho những Show đã có trong kế hoạch mọi chuyện vẫn diễn ra suôn sẻ nếu không có một sự việc đáng tiếc xảy ra…đó là sự chia tay của tay Bass Lê Cường với ban nhạc. Khó khăn này nối tiếp trở ngại khác. TTĐ đã phải ngừng hoạt động trong một thời gian, khoảng 2 tháng cho đến tháng 1 năm 2006 tìm được Tuấn Anh – tay Bass “máu lửa” với tuổi đời còn rất trẻ. Có thêm khả năng chơi Keyboard và âm nhạc của TTĐ từng là sở thích. Điều này khiến sự hòa nhập của Tuấn Anh với ban nhạc rất dễ dàng và thoải mái. Tay Bass mới này đã thực sự thổi một luồng gió khỏe khoắn, cuồng nhiệt của tuổi trẻ vào những buổi biểu diễn và sáng tác kế tiếp của TTĐ. 

Đội hình Thuỷ Triều Đỏ hiện tại là Hiếu Lê ( Guitars&Trưởng nhóm), Hoàng Long (Drums) Minh Việt (Vocal) Xuân Tùng (Guitars) Tuấn Anh (Bass&Keyboard). 

Các Album đã phát hành

1.Nắng mới

2.Sau cơn mưa

 Gạt Tàn Đầy

Gạt Tàn Đầy thành lập cuối năm 96 tại Hà Nội, với các thành viên ban đầu là sinh viên và cựu sv một số trường DH. Từ năm 97 đến 2000, GTD thường chơi trong các kỳ pop rock tại HN, từ các "đại hội" to bằng con voi đến các "liên hoan" bé bằng cái kẹo, chơi tuốt!

'

Từ năm 2001 đến 2004, do một số thành viên chuyển đi khỏi Hà nội vì lý do công việc và học tập, GTD ít tham gia các hoạt động âm nhạc (đúng ra thì không phải là ít, mà là có mỗi một lần nhân dịp ra mắt album đầu tay của ban nhạc bạn bè The Light). Tay trống Quân thì đi mãi tận Úc đến năm 2003 mới về HN, còn tay bass Long thì sống tại Sài gòn đến tận bây giờ vẫn chưa về.

Cuối năm 2004, lại thêm 1 ông nữa là tay guitar Huy rời Hà nội vào TP HCM làm việc và sinh sống cùng gia đình, ôi thôi thế thì còn gọi quái gì là ban nhạc nữa!? một nửa ở HN, một nửa ở SG... Tưởng rằng quả này cái tên Gạt Tàn Đầy thế là chỉ còn trong dĩ vãng...

Ây thế mà chưa đi đứt! GTD vẫn tiếp tục trao đổi với nhau các ý tưởng cho bài hát mới bằng demo mp3, đến giữa năm 2005 thì số bài cũng đã kha khá. Một câu hỏi được đặt ra là làm quái gì với cái đống bài này bây giờ? Chả lẽ vứt đi! Thế là GTD quyết định sẽ thu lại thành 1 album, đơn giản vấn đề!

Vấn đề lại phức tạp hơn, vì các thành viên ở cách nhau gần 2000 ki lô mét. Không thể sắp xếp tập cùng nhau nên mỗi người lại phải tự tập một mình và ghép phần của mình vào các file mp3, gửi qua gửi lại (thanks God there is this thing called Internet!).

Tháng 10/05, GTD đã chọn được Studio M-Master tại TPHCM để thực hiện thu âm, studio này do 2 người bạn Quang Minh và Thanh Lâm sáng lập và điều hành (hello Lâm & Minh!). Kế hoạch đã rõ như ban ngày không còn gì phải bàn cãi! vì vậy Đạt và Quân bèn sắp xếp công việc khăn gói quả mướp lên đường... Quân đến SG đêm 4/11 và ngay sáng hôm sau, GTD trực chỉ M-Master Studio thẳng tiến, đến và múc luôn không cà kê dê ngỗng! Đạt tới SG sau đó 1 tuần. Mọi việc lúc này là "chuyện đã rồi" không còn quay trở lại được nữa... Thanh Lâm là người trực tiếp thu âm cho GTD.

Đến ngày 25 tháng 12, GTD đã hoàn thành khâu thu âm, phần việc còn lại là mix và hậu kỳ cho mớ âm thanh bòng bong được giao lại cho Lâm.

Album sẽ có tên Đám Cưới Chuột, tên 1 bài hát của GTD viết từ năm 98. Đối với GTD, thời gian làm việc khi thu âm cho album này là thời gian vui vẻ nhất mà ban nhạc từng có cùng nhau.

Microwave là ban nhạc rock ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Microwave được thành lập chính thức vào tháng 7 năm 2002 gồm các thành viên : Minh Trung (drum), Ngọc Tùng (guitar, rapper), Ngọc Lĩnh (guitar), Anh Tuấn (bass), Tuấn Khanh(vocal).

Trung và Lĩnh là 2 thành viên của nhóm Weekend together. Sau khi nhóm này rã Trung, Lĩnh tìm thêm những thành viên mới lập thành Microwave, tháng 6 năm 2001. Những người mới là 1 bassist, 1 guitarist, 1 vocal, sau đó nhóm lại tuyển thêm 1 vocal nữa ở trên mạng thế là Hải chen vào. Được một vài tháng do hoàn cảnh cá nhân các thành viên lần lượt rút lui, mãi đến cuối tháng 6 năm 2002 Hải tìm lại Trung và Lĩnh tái hợp cùng lúc có cả Tùng vào tham gia, đến tiếp theo đó là 1 tay bass của đại học Bách khoa, Huy. Hải gọi thêm tay rapper Khanh vào, Tùng gọi keyboard Thuấn, thế là cả hội ra mắt RFC vào tháng 8 năm 2002 với số thành viên là 7 người, và với số ngày chuẩn bị là 2 tuần . Sau đó Khanh và Thuấn rời nhóm. Tháng 5 năm 2003 tay guitar bass của Mad Mosquitoes là Tuấn gia nhập nhóm thay cho Huy. Cuối tháng 6 năm 2005, Hải rời nhóm và Khanh quay lại với vị trí ca sĩ, nhóm chính thức còn lại 5 thành viên.

Như mọi người cũng đã biết Microwave là "sóng vi-ba" và Microwave suy nghĩ rằng : mỗi người trong Microwave là một sóng, những nơi chúng tôi diễn chính là cái lò và chúng tôi sẽ hâm nóng những gì bên trong cái lò ấy có cả mọi người, có cả tình yêu nhạc rock, kể cả Microwave chính bằng âm nhạc của Microwave.

Microwave hiện đã phát hành album đầu tay mang tên Lối Thoát vào ngày 24 tháng 12 năm 2005. Album được Microwave tự sáng tác, thu âm và sản xuất.

Lối Thóat là album đầu tay của Microwave với 10 ca khúc do nhóm sáng tác, xoay quanh các đề tài về suy nghĩ của giới trẻ nói chung (và ban nhạc nói riêng), về cuộc sống của bản thân, những khó khăn cũng như những ước mơ. Ngoài ra, cũng có một số sáng tác về các đề tài xã hội như về chiến tranh, về gia đình… Toàn bộ 10 ca khúc được phối nhạc theo phong cách rất mới mẻ đối với rock Việt và được nhóm thực hiện toàn bộ từ việc sáng tác, phối bài cho đến thu âm một cách kỹ lưỡng – mất hết 8 tháng thu âm. Chủ đề Lối Thoát cũng nói lên mong muốn của nhóm là góp phần tạo nên bước tiến mới cho nhạc rock Sài Gòn sau nhiều cơn hụt hẫng và thất vọng bởi sự bế tắc của rock Việt.

Có thể thấy rõ sự ảnh hưởng của những ban nhạc nổi danh thế giới như Linkin’ Park lên các sáng tác ban đầu của Microwave như Mộng du, Trái tim dũng cảm…, cũng lối hát rock tự sự gào thét xen lẫn kiểu đọc rap đầy bốc đồng, nhưng để ý kỹ, sẽ thấy được chất Việt trẻ chảy trong từng giai điệu, ca từ cùng những đoạn hòa âm khá đắt, như phần intro của Mộng du hay nhiều bài khác, có thể xem là dạng âm thanh không chỉ là nu-metal. Rock của “Sóng viva” gần với sóng biển hơn, khi dịu nhẹ tình cảm, khi lại mãnh liệt dâng trào, chậm rãi mà bùng nổ, thể hiện rất nhiều cảm xúc mà không sa vào “sến” như nhiều bậc rock đàn anh từng mắc phải. Dấn thân vào những chủ đề “rất rock” như Chiến tranh, xã hội như ca khúc Sói phê phán những tiêu cực trên đường phố với những thanh âm đầy bức bối tuyệt vọng, Microwave tỏ rõ quyết tâm chơi “rock cho ra rock” của mình, toàn diện từ âm nhạc đến ca từ khá ấn tượng và chắt lọc, chứa nhiều ý tưởng lạ.

 Thực trạng nhạc rock Việt Nam: Rock - thứ âm nhạc cuồng nhiệt

Nói đến nhạc rock, lịch sử phát triển và tồn tại của nó mang nhiều nghịch lý không những ở Việt Nam mà ngay cả một số nước trên thế giới. Rock có một mãnh lực thu hút đông đảo giới trẻ, nhưng sự cuồng nhiệt đôi khi thái quá của những tín đồ nhạc rock có khi đem lại những hậu quả khôn lường và là mối quan ngại cho những nhà quản lý văn hóa và xã hội. Tuy vậy, dù sao đi nữa rock vẫn luôn có những ngọn lửa đam mê đồng hành, sống chết cùng với nó. Rock tại việt Nam, ở nhiều thời điểm nó như những vỉa than hồng cháy đượm ẩn dưới lớp tro tàn, chỉ cần một làn gió nhẹ nó lại bùng lên dữ dội với tất cả sức sống của... rock...

Bản chất của rock là gì?

ban nhạc Da Vàng

Rocker Nguyễn Đạt cho rằng: “Về bản chất, trước tiên phải nói đến tư tưởng trong ca từ, bản chất của rock là sự phản kháng, rock diễn tả những bức xúc mang tính xã hội, tùy từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Về phong cách biểu diễn và lối hòa âm, nhạc rock đa số là “ồn ào”, tuy nó cũng có những bài êm dịu, nhưng cách đàn, hát cũng có những khác biệt. Nếu với nhạc pop người ta thường chú ý đến yếu tố dễ nghe, lời ca nhẹ nhàng, lãng mạn, hòa âm sạch sẽ, ca sĩ lịch thiệp... thì giọng của ca sĩ nhạc rock được xem là không “đẹp”, không luyến láy bóng bẩy như nhạc pop mà nó xù xì, mộc mạc, đi thẳng từ trái tim ra, hòa âm cũng xù xì hơn, các rocker cũng quái lạ hơn từ tóc tai cho đến ăn mặc...”.

Rock xuất hiện từ cuối thập niên 1950 và thịnh hành vào thập niên 1960 ở Mỹ và châu Âu. Tính “phản kháng” của rock có khi mang tính tích cực như chống chế độ phân biệt chủng tộc, chống chiến tranh (Bob Dylan). Tuy nhiên cũng có lúc nó “phản kháng” lại cả những quy chuẩn và sự hoàn chỉnh của tổ chức xã hội và bị xem là những kẻ “phá phách”. Cuối thập niên 1980, những ban nhạc thrash metal, heavy power, hard rock... với những ca khúc rùng rợn và cường độ âm thanh “điên loạn” đã chiếm lĩnh các sân vận động ở Mỹ, Đức, Pháp, Anh...

Những buổi biểu diễn nhạc rock đã trở thành những đêm “đập phá” và là nơi tụ tập của giới trẻ bất mãn để uống rượu, để bùng nổ những uất ức tích tụ từ lâu và những buổi biểu diễn này thường kéo theo những vụ ẩu đả có khi chết người, như buổi biểu diễn của các ban nhạc rock trong chương trình Monsters of rock (Những con quái vật của nhạc rock) vào tháng 8/1988 tại Donington (Anh) ẩu đả làm 2 người chết, hoặc cũng trong tháng 8/1988 buổi biểu diễn tại Schweinnfurt (Đức) gây hấn làm 3 người chết, 2 người bị thương nặng và 21 người khác bị bắt giữ…

Dưới con mắt của các nhà quản lý xã hội, rock có khi được xem là một sinh hoạt gắn liền với những bất an, với sự tha hóa...

Minh Việt - vocal của ban nhạc Thuỷ Triểu Đỏ

ừ khi ra đời rock đã thu hút đông đảo giới trẻ, rock không thể nhìn nhận dưới góc độ của những nhà phê bình lý luận âm nhạc châu Âu vốn dĩ dựa trên cơ sở lý luận và những bản tổng phổ đã được xây dựng và hình thành từ 3 thế kỷ trước đó. Mà rock phải được nhìn nhận như một hiện tượng văn hóa xã hội, nó như một thứ âm nhạc “bình dân” của giới trẻ thành thị, giới trẻ tiếp cận với sự “tự do” và đời sống của một xã hội công nghiệp hiện đại, khác hẳn với loại âm nhạc “bình dân” nơi thôn dã.

Tại sao rock thu hút giới trẻ?

Rock khởi thủy từ sự kết hợp của nhạc rythm and blues của người Mỹ da đen với loại nhạc country của người Mỹ da trắng. Nhạc rythm and blues sử dụng nhạc cụ điện tử mà chủ yếu là guitar với tăng âm cực lớn, bộ gõ với sự nhấn lệch phách (nhấn vào phách yếu hoặc phần yếu của phách) đã tạo ra sự kích thích cảm xúc và hưng phấn nhảy múa. Ca sĩ hát với giọng “khàn khàn”, có khi “gào rú” đối lập với lối hát bel canto bóng bẩy của nhạc cổ điển.

ban nhạc Recycle

Ngày nay nói đến rock, mọi người sẽ liên tưởng đến những đêm nhạc hàng chục tấn âm thanh, nhạc cụ. Cường độ âm thanh cực mạnh của những volume tăng âm hết cỡ, ánh sáng chói lòa nhiều kích động, ở đó người xem có thể hò hét, nhảy múa... Và trên hết là tính đấu tranh phản kháng và những đề tài xã hội nóng bỏng được truyền đạt từ những trái tim nhiệt huyết... Đó chính là những yếu tố làm cho rock thu hút đông đảo giới trẻ. Ở Việt Nam hiện nay, những đêm rock là nơi sinh hoạt giải trí của một bộ phận khá lớn thanh niên, những người không thể ngồi trong những phòng trà chật hẹp, với những âm điệu du dương hay đến với những đêm nhạc mà điện thoại di động “đề nghị chuyển sang chế độ rung” và không được ăn quà, nói chuyện...

Trước ngày Giải phóng miền Nam 30/4/1975, nhạc nhẹ nói chung và nhạc rock nói riêng gần như chỉ có ở miền Nam. Sau 30/04/1975, làn sóng nhạc nhẹ tràn ra miền Bắc và dấy nên một trào lưu nhạc nhẹ rộng khắp, thu hút đông đảo thanh niên vốn trước đó chỉ tiếp xúc với những ban nhạc theo kiểu thính phòng hoặc các ban "nhạc nhẹ" đánh theo tổng phổ ... Vậy tại Sài Gòn ai là những người tiên phong cho trào lưu nhạc rock?

Sài Gòn và “đại nhạc hội” trước 1975

Năm 1954, dù người Pháp rút khỏi Việt Nam, nhạc Pháp vẫn còn hằn sâu trong sinh hoạt âm nhạc xã hội, nhưng khi người Mỹ đổ quân đến miền Nam thì nhạc Pháp cũng lùi dần nhường bước cho làn sóng văn hóa Mỹ. Cuối thập niên 1950 - đầu thập niên 1960 có thể nói nhạc trẻ Sài Gòn đã hình thành, nhưng nó thật sự gây được ấn tượng mạnh mẽ với công chúng trẻ là từ năm 1963.

Ban nhạc the Enterprise

Cũng từ cái mốc năm 1963 cho đến trước ngày 30/4/1975, Sài Gòn nhộn nhịp với những đại nhạc hội. Đại nhạc hội thời ấy có hai loại: đại nhạc hội dành cho giới bình dân, biểu diễn tại rạp Quốc Thanh và rạp Hưng Đạo vào mỗi buổi sáng Chủ nhật với sự tham gia của các ca sĩ nổi tiếng thời đó như: Chế Linh, Duy Khánh... Hát nhạc kích động “bình dân” tiêu biểu có Hùng Cường - Mai Lệ Huyền, Khánh Băng - Phùng Trọng với những bản nhạc twist, agogo như Một trăm phần trăm, Gặp nhau trên phố... mà những ban nhạc rock “tinh tuyền” gọi là rock “dởm”. Ngoài ra, có một đại nhạc hội khác gọi là đại nhạc hội kích động nhạc, tiền thân của nó là những ban nhạc học sinh của trường Taberd (nay là trường Trần Đại Nghĩa - 20 Lý Tự Trọng, quận 1). Đại nhạc hội kích động thường được tổ chức tại trường Taberd, Thảo cầm viên hoặc sân vận động Hoa Lư. Đây là nơi trình diễn của những ban nhạc trẻ không hát những loại nhạc “bình dân” và trong đó có những ban nhạc rock thực thụ.

Giai đoạn đầu các ban nhạc trẻ nói chung chủ yếu là hát nhạc ngoại quốc bằng tiếng Anh hoặc Pháp, các ban nhạc rock thì cover lại những bản nhạc chủ yếu của Anh, Mỹ.

Thời gian cuối thập niên 1960 và nhất là vào đầu thập niên 1970, nhạc trẻ Sài Gòn có một sự chuyển biến đáng chú ý: đó là trào lưu “Việt hóa” các ca khúc Âu - Mỹ. Mở đầu cho trào lưu này có thể nói đến nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng, anh đã chuyển soạn lời Việt cho các ca khúc được nhiều người yêu mến như: Búp bê không tình yêu (Poupée De Cire, Poupée De Son), Gõ cửa 3 tiếng (Knock Three Times), Chuyện Phim Buồn (Sad Movies), Lãng du (L’Avventura), Anh thì không (Toi Jamais) v.v... Sau đó nhiều ban nhạc, nhiều nhạc sĩ khác cũng đã soạn lời Việt cho nhiều ca khúc ngoại quốc khác, trong đó có cả nhà báo Trường Kỳ...

Nhưng trong trào lưu “Việt hóa” có lẽ điều đáng chú ý nhất là các nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà, với ban nhạc Phượng Hoàng, đã đi một bước xa hơn là sáng tác những ca khúc nhạc trẻ Việt Nam đầu tiên với những bài hát đi vào lòng người như Hãy ngước mặt nhìn đời, Tôi muốn... đặt nền móng đầu tiên cho những ca khúc nhạc trẻ Sài Gòn.

Về các ban nhạc trẻ, một trong những ban nhạc gây ấn tượng nhất đó là Strawberry Four gồm Tuấn Ngọc (guitar), Đức Huy (guitar), Tiến Chỉnh (bass, trước đó là Billy Chane), Tùng Giang (trống). Đây được xem là ban nhạc “nhà giàu” với những chiếc đàn, amplie Fender làm “lé mắt” dân chơi nhạc, trên sân khấu họ toàn bận complet lịch lãm và nhất là tạo được “danh giá” khi Trawberry Four là ban nhạc Việt Nam đầu tiên và duy nhất được lên đài truyền hình Mỹ (phát tại Sài Gòn)[IMG]http://i303.photobucket.com/albums/nn149/anhduyvn4000/2071787770103650221S425x425Q85.jpg[/IMG

Ban nhạc The Black Caps

Đâu là ban nhạc và bản nhạc rock đầu tiên?

Nhạc rock đã xuất hiện trong bối cảnh của nhạc trẻ Sài Gòn như trên. Tuy nhiên, lịch sử nhạc rock Sài Gòn có liên hệ mật thiết đến sự có mặt của quân đội Mỹ, những club mọc lên như nấm của người Mỹ tại Sài Gòn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành lực lượng nhạc rock, nhất là từ năm 1965 khi người Mỹ có mặt thật đông đảo tại “hòn ngọc Viễn Đông” và các tỉnh phụ cận. Đây cũng là giai đoạn chuyển hướng mạnh mẽ nhất của nhạc trẻ Sài Gòn, và là thời điểm xuất hiện khá nhiều ban nhạc chơi rock Mỹ, khác với trước đó dân chơi nhạc và nghe nhạc vẫn còn yêu chuộng những ca khúc trữ tình của các nhạc sĩ Việt Nam như Đặng Thế Phong, Dương Thiệu Tước... và các ca khúc Pháp.

Tuy nhiên dấu mốc phát triển của rock có thể kể đến sự kiện đại nhạc hội kích động nhạc do “Hội đồng quân nhân cách mạng” Sài Gòn tổ chức sau khi lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Đại hội kích động nhạc này được tổ chức tại Đại Thế giới (nay là Trung tâm Văn hóa Q.5, TP.HCM) vào năm 1963, qui tụ hầu hết các ban nhạc trẻ đang hoạt động tại Sài Gòn thời ấy và đây cũng là một tiền đề để sau đó những đại hội kích động nhạc được tổ chức thường xuyên.

Theo nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 thì: “Trước giải phóng có những ban nhạc “thuần” rock như The Black Caps, The Rockin’ Stars, The Interprise, Les Pénitents, The Crazy Dog, CBC... Trong đó The Rockin’ Stars và The Black Caps được xem như những ban nhạc rock đầu tiên của Sài Gòn. CBC cũng xuất hiện khá sớm (khoảng 1962) nhưng thời đó còn là một ban nhạc thiếu nhi chơi rock và khi lớn lên CBC được xem là ban nhạc “đệ nhất kích động nhạc” thời ấy”.

Elvis Phương và The Rockin’Stars

Ca sĩ Elvis Phương thành viên của Rockin’ Stars cho biết: "Ban nhạc thành lập năm 1960 với thành viên: Nguyễn Trung Lang (bass guitar), Nguyễn Trung Phương (rythm guitar), Jules Tampicanou (lead guitar), Đặng Hữu Tòng (tenor saxophone), Lưu Văn Hùng (trống) và Elvis Phương (ca sĩ). Năm 1961 có thêm 2 thành viên mới là Jean jacques Cussy va Nicole. Cuối naăm 1961 có thêm ca sĩ Billy Shane. Ban nhạc The Black Caps ra đời vào cuối năm 1960 với: Thanh Tùng (guitar), Paul Doãn (ca sĩ)... Phong trào nhạc trẻ hình thành trong giới học sinh của trường trung học Jean Jacques Rousseau (nay là trường cấp 3 Lê Quý Đôn), vì vậy hai ban nhạc này đa số là học sinh của Jean Jacques Rousseau chỉ có Nicole là của Marie Curie và Billy Shane là của Taberd".

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 cũng cho biết: “Các ban nhạc rock trước giải phóng chủ yếu là cover các bản nhạc rock Mỹ, cũng có một số ca khúc được những “rocker” Việt sáng tác, nhưng chủ yếu là viết lời bằng tiếng Anh để trình diễn trong những club của Mỹ”. Ban nhạc Phượng Hoàng của Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà ra đời khá trễ (1970). Tuy nhiên đây có thể nói là một ban nhạc “Việt hóa” triệt để: sáng tác ca khúc Việt cho rock, hát lời Việt và cái tên cũng “thuần Việt” giữa vô vàn các tên ban nhạc bằng tiếng Anh đang hiện hành. Ca khúc rock viết bằng tiếng Việt của Nguyễn Trung Cang, được nhiều người biết đến đó là bản Mặt trời đen, đây có thể xem là bản nhạc rock Việt đầu tiên khá tiêu biểu của giới rock Sài Gòn.

Sửa bởi anhduyvn4000 : 04-07-2008 lúc 02:54 AM

 Thực trạng nhạc rock Việt Nam: Rock Sài Gòn sau 1975 (Kỳ 3)

Để hiểu thêm về trào lưu nhạc rock Sài Gòn sau năm 1975, TT&VH có cuộc trao đổi với rocker Nguyễn Đạt, một trong những người gắn bó lâu dài với rock Sài Gòn từ trước cho đến nay.

Có lẽ rock Sài Gòn không thể tách rời phong trào ca khúc chính trị được xem là sự hồi sinh của nhạc trẻ Sài Gòn sau 1975?

- Sau năm 1975, nhạc trẻ thoái trào. Nhưng sự kiện nhóm ca khúc chính trị của Cộng hòa Dân chủ Đức đến diễn tại Sài Gòn năm 1977 và sau đó là nhóm nhạc Lứa tuổi 49 của Cuba. Hai ban nhạc này đã làm nhạc trẻ sống lại với phong cách sôi động chẳng khác gì các ban nhạc trẻ của Sài Gòn trước 1975. Từ đó phong trào nhạc trẻ Sài Gòn như được hồi sinh dưới dạng những nhóm ca khúc chính trị phát triển rầm rộ bắt đầu từ 1977-1978. Một số người có tiếng của những ban nhạc trẻ trước 1975 đứng ra thành lập các ban nhạc như: nhóm Hy Vọng (Lê Hựu Hà, Lý Được, ca sĩ Nhã Phương...), Hương miền Nam (Bảo Chấn, Quốc Dũng, ca sĩ Lan Ngọc, Thái Châu...), CLB Nhà nghệ thuật quần chúng (Vũ Văn Tuyên, ca sĩ Hoàng Cúc, Lệ Thu...), cùng các nhóm khác như Seamen, Đại Dương, Sinco, Biển Xanh, Sao Sáng, Lướt Sóng v.v... Có thể nói đây là thời kỳ hồi sinh của nhạc trẻ Sài Gòn sau 1975.

Trong phong trào này có những ban nhạc nào được xem là những ban nhạc rock?

- Có thể nói ban nhạc Đại Dương và Sinco là những ban nhạc “rock” nhất vào lúc đó...

Nguyễn Đạt - thủ lĩnh ban nhạc Da Vàng

* Theo anh rock Sài Gòn chính thức được công chúng biết đến từ sự kiện nào?

- Năm 1992, Liên hoan pop/rock tổ chức lần đầu tiên tại NVH Thanh niên được xem là sự ra mắt của thế hệ rock Sài Gòn đầu tiên sau năm 1975: Ba Con Mèo (Phương Uyên), Da Vàng (Nguyễn Đạt, Lê Quang, Tuấn, Nghĩa), Đen Trắng (Ngọc Lễ), Buổi Sáng (tức Rock Alpha: Ký, Tích, Hải, Vinh, Hoàng Triều), Tia Chớp (Quốc Hùng), Hạc Kim (Khánh, Châu) v.v… sau đó vài năm thì có Atomega (Quang Thắng) tuy ra đời sau nhưng lại có album Đất mẹ vào năm 1997, trước album S.O.S. của Da Vàng (1998). Các ban nhạc thời kỳ này đều tự sáng tác nhạc cho riêng mình cho nên đã hình thành các phong cách, ý tưởng khác nhau cho từng ban. Đến nay, một số lớn trong các ban nhạc này đã tan rã hoặc không còn chơi rock nữa, chỉ còn lại vài ban như Da Vàng, Alpha...

Đặc điểm chung của rock Sài Gòn là thiên về kỹ thuật, vấn đề tư tưởng và lời của ca khúc chưa được nhiều ban nhạc chú trọng.

* Anh có thể nói những sự kiện đáng chú ý của rock Sài Gòn sau 1992?

- Liên hoan pop/rock năm 1992 có thể xem là sự kiện lớn đối với rock Sài Gòn. Tiếp sau đó là Festival Đầm Sen năm 1993đây gần như là đại hội nhạc rock khi có sự tham gia của những ban nhạc thời kỳ trước như Sao Sáng, The Jazz Brothers Band (tiền thân là ban nhạc Đại Dương) v.v... đến những ban nhạc đương thời lúc đó. Năm 1995, tại Nhà tròn (công viên Chiến Thắng) có những buổi biểu diễn rock vào sáng Chủ nhật hàng tuần với sự tham gia của các ban nhạc như Da Vàng, Atomega, Horizon, Sagometal v.v... “Những đêm nhạc xanh” do NVH Thanh niên tổ chức năm 1996 với các ban nhạc Đại Dương, Da Vàng, Alpha, Đen Trắng, Tia Chớp. Năm 1997 đêm nhạc rock qui tụ 10 ban nhạc, thu hút khoảng 10 ngàn người do Bến Thành audio & Video tổ chức tại Đồi Hoa Vàng (Kỳ Hòa) được xem là một trong những đêm nhạc rock lớn của Sài Gòn thời đó. RFC ra đời năm 1997 do Trần Văn Tuấn thành lập trên mạng trí tuệ Việt Nam và sau đó anh mở riêng một trang web là rockfanclub.org. Đây là diễn đàn để các ban nhạc và những người yêu rock trao đổi về âm nhạc, thông tin những hoạt động và tổ chức những show diễn định kỳ cho các rock fans... Đây được xem như giai đoạn co cụm ở ẩn của rock trước sự bành trướng làm mưa làm gió của nhạc thị trường và hát đĩa, hát nhép tràn lan khắp nơi, nhưng đây cũng chính là thời kỳ mà rock Sài Gòn đi sâu vào chuyên môn vì nó chỉ diễn ra trong phạm vi những rocker và những người hiểu rock và yêu rock thực sự. Lúc này có một loạt ban nhạc của thế hệ sau Da Vàng, Đen Trắng... như Little Wings, Kết Cấu Thép, Heroin Danger cũng đã để lại nhiều ấn tượng. Sau năm 2000 tiếp tục có các ban nhạc mới như Atmosphere, Metronome, Microwave, Canceled, Salon Coca, Mama Kin, Some Old Guys, The Cell, Mắt Xích... gần đây là Unlimited, Lazee Dolls, Titanium, God Father, End Of Road, Disgusted, Black Infinitive, Prophecy, 5PM và còn rất nhiều nữa…

Việc ban nhạc Da Vàng được chọn làm đại diện cho rock Việt Nam tham gia Festival Asean Rocks tại Singapore cùng 10 ban nhạc của các nước Đông Nam Á tháng 1 năm 2007 cũng góp phần cho việc mở rộng ranh giới của rock Sài Gòn ra đến tầm khu vực. CLB Sài Gòn Rock ra đời vào năm 2006 với 2 đêm Sài Gòn Rock I (2006) & II (2008), cuộc thi Super Band 2007 và 2 chương trình rock gần đây là Rock Storm và cuộc thi Tiger translate Rock Your Passion cũng đã giúp rock Sài Gòn khuấy đảo không khí trở lại.

* Theo anh điều đáng nói nhất của rock Sài Gòn đến thời điểm này là gì?

- Cách chơi nhạc, cách quản lý và thành lập ban nhạc đã chuyên nghiệp hơn ngày trước rất nhiều, nhưng cũng chính vì vậy mà chất cuồng nhiệt, hồn nhiên cũng bị vơi bớt đi mà nhường lại cho sự tính toán, dùng các “chiêu thức” như các ca sĩ nhạc thị trường. Trước đây các ban nhạc chơi nhạc vì khát khao được thỏa mãn chính niềm đam mê của mình, không màng sự nổi tiếng không còn nhiều nữa, nhưng ngày nay sự nổi tiếng đã trở thành mục tiêu số 1 đối với một số ban nhạc. Ngoài ra các ban nhạc rock và rock fans của Sài Gòn nói riêng và cả nước nói chung chưa có sự đoàn kết cao, đây cũng là một trong những nguyên do khiến rock tại Việt Nam vẫn chưa phát triển đến mức phổ thông như các nước quanh khu vực.

* Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện này.

 Thực trạng nhạc rock Việt Nam: Rock Hà Nội sau 1975 (Kỳ 4)

Để có cái nhìn khái quát về nhạc rock Hà Nội sau 1975, TT&VH có cuộc trao đổi với roker Trần Lập (ban nhạc Bức Tường), anh được xem là một trong những người chơi rock lâu năm nhất của Hà Nội ...

* Nhạc rock Hà Nội bước đầu hình thành như thế nào? Ban nhạc nào được xem là đầu tiên của Hà Nội?

- Có thể nói rock Hà Nội xuất phát từ phong trào ca nhạc của sinh viên Hà Nội những năm đầu 1990, nhưng sức nóng của dòng nhạc này đã lan tỏa ra ngoài “biên giới” của sinh viên. Báo chí thời bấy giờ đã gọi đó là “Hiện tượng ca nhạc sinh viên Hà Nội”. Âm nhạc của Hà Nội sau ngày thống nhất đất nước cho đến trước 1990 chưa hề có khái niệm về rock. Có chăng, rock chỉ tồn tại trong giới trí thức trẻ được học tập và làm việc tại nước ngoài trở về. Đáng nói thay, chính điều đó là những đốm lửa âm ỉ để rồi bùng lên vào những năm đầu 1990 tạo thành một trào lưu rock cho Hà thành và ban nhạc đầu tiên của lịch sử rock tại Hà Nội là Những Bậc Thang, tiền thân của Đại Bàng Trắng sau này.

* Anh có thể nói tình hình nhạc rock tại Hà Nội sau Đại Bàng Trắng?

- Hầu hết các ban nhạc rock xuất hiện thời kỳ đó đều xuất thân từ sinh viên của các trường đại học như: ĐH Xây dựng, ĐH Kiến Trúc, Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp. Là dân “kỹ thuật sáng tạo” nên niềm đam mê rock là hoàn toàn phù hợp với cá tính sâu sắc và phong cách phóng khoáng của họ. Đa phần, sự lựa chọn “gu” thời đó của các ban nhạc là dòng heavy metal và hard rockcổ điển. Phải nói rằng, chính những ban nhạc theo dòng rock’n’roll kiểu như Beatles hay Elvis Presley đã chiếm được sự ủng hộ của đông đảo giới nghe nhạc thời kỳ đó. Nổi bật giai đoạn này, ban nhạc Desire với cái tên “đình đám” Tùng Johnđã khuấy đảo những đêm nhạc của thanh niên, sinh viên HN. Tuy nhiên những đêm nhạc cuồng nhiệt và “máu lửa” nhất vẫn luôn thuộc về dòng hardrock và heavy metal với những đại diện tiêu biểu của Hà Nội như: Những Bậc Thang, Đại Bàng Trắng, The Light.

Cho đến thời kỳ mà Đại Bàng Trắng ra đời thì Những Bậc Thang chỉ còn là kỷ niệm nhưng chính Đại Bàng Trắngcũngdần nguội nhiệt và chuyển phong cách sang rock’n’roll và blues. Ban nhạc đã tạo nhiều ảnh hưởng “sóng gió” đến rock Hà Nội với phẩm chất kỹ thuật cao cho tới nay phải nói đó là The Light. Nhưng cái tên đã làm nên sức ảnh hưởng lớn về tư tưởng âm nhạc và nhiều “kỳ tích” nhất thì lại là Bức Tường. Tuy Bức Tường đã chính thức chia tay khán giả nhưng sức sống của nó vẫn luôn còn lại khi những ca khúc và sự kiện mà nó đi qua vẫn luôn còn đó. Không ít bài báo tôi sưu tầm được đã đánh giá những gì mà Bức Tường tạo ra vẫn là những thử thách lớn cho các ban nhạc Việt Nam cho đến nay. Thế hệ các ban nhạc Hà Nội sau The Light, Bức Tường là Gạt Tàn Đầy, Buratinox, 625 - Mulation, Orion, Coming late - Thủy Triều Đỏ rồi Smallfire… đã và đang tạo nên một “sức sống rock Hà Nội” chứ không chỉ còn là những “Hiện tượng ca nhạc sinh viên”như thuở nào.

* Anh có sự so sánh nào giữa rock Sài Gòn và rock Hà Nội?

- Công bằng mà nói, phẩm chất kỹ thuật biểu diễn nhạc cụ của các cá nhân chơi nhạc rock phía Nam với đại diện là TP.HCM luôn tốt hơn phía Bắc mà tiêu biểu là Hà Nội. Nhưng ngược lại, về nội dung thì các ban nhạc phía Bắc có cách làm mạch lạc hơn, có tính tích cực hơn.Các ban nhạc phía Nam có sự nhạy bén về việc cập nhật các trào lưu nhạc mới trên thế giới hơn so với phía Bắc. Về khách quan, chính điều này cũng do tính đặc thù về “gu” thưởng thức và sự hòa nhập của mỗi vùng miền với âm nhạc thế giới là khác nhau.

* Nhìn chung về hoạt động biểu diễn của các ban nhạc rock Hà Nội trong suốt những năm qua như thế nào?

- Nhìn chung, hoạt động biểu diễn của tất cả các ban nhạc rock ở Việt Nam đều manh mún, tự phát là chính, đó là điều đáng buồn. Điều này có quá nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan nhưng những người hiểu về rock ở Việt Nam đều biết là sự khách quan của nhạc rock Việt lại chính từ… chủ quan mà ra. Các ban nhạc cần biết, họ không chỉ chơi nhạc thế nào, hát ra sao mà quan trọng nhất là phải biết sống thế nào và hướng đến đâu nữa.

Khá nhiều ban nhạc chạy theo phong trào chơi rất “nặng” hoặc những tư tưởng âm nhạc “dị biệt” mà họ thích trong khi khả năng của họ có hạn và văn hóa Việt Nam khó chấp nhận. Quan điểm của tôi thì chơi nặng hay nhẹ không quan trọng bằng việc lựa chọn sao cho phù hợp khả năng thực tế và cần nhìn nhận rằng không phải cứ cái gì mình thích thì mọi người cũng thích. Nhiều ban nhạc mải mê tung ta những sản phẩm nháp (demo) để chia sẻ tứ tung trên Internet nhưng chưa được chuẩn bị kỹ càng, dẫn đến vô số những bình luận hỗn độn làm cho công chúng mất phương hướng và rút cuộc sẽ làm hại chính họ trên con đường tiếp theo.

* Tình hình rock Hà Nội hiện nay như thế nào? Dự đoán của anh về sự phát triển của nó trong tương lai?

- Thực tế là phong trào rock của Hà Nội hiện nay có kém sôi động hơn ở TP.HCM do ít có các chương trình như những năm về trước. Tuy nhiên, tôi vẫn tin là điều này chỉ có tính thời điểm vì đất Hà thành không bao giờ cạn tài năng. Những viên đá quý rồi sẽ tiếp tục lộ diện và chắc là sẽ nhanh thôi.

 Thực trạng nhạc rock Việt Nam: Rock phập phồng theo các đại gia (Kỳ 5)

Cho đến thời điểm hiện nay, có rất nhiều ban nhạc rock hoạt động, chỉ tính riêng CLB Sài Gòn Rock TP.HCM đã có hơn 10 ban nhạc, chưa tính Hà Nội và các tỉnh thành khác. Tuy nhiên, rock vẫn chưatrở thành một dòng nhạc có đời sống khả dĩ như dòng nhạc pop và còn là điều e dè đối với các cơ quan quản lý văn hóa. Trong thời gian dài vừa qua tính từ sau ngày giải phóng, rock trồi sụt thất thường, không phải do ít người yêu rock mà là điều kiện và môi trường để nó tồn tại và nhất là để tổ chức những rock show lớn, bao giờ nó cũng cần một “đại gia” nào đó hào phóng chi tiền...

Kình ngư với những ao làng chật hẹp

Ngoại trừ những live show lớn của các ca sĩ, nhạc sĩ hoặc các công ty tổ chức biểu diễn, mà những live show này cũng “năm thì mười họa” mới có, môi trường để các ca sĩ hoạt động biểu diễn thường xuyên (nhằm một phần giúp cho việc trau giồi nghề nghiệp và chủ yếu là để kiếm sống) phải nói đó là hệ thống phòng trà, bar ca nhạc và các sân khấu biểu diễn ngoài trời như Trống Đồng, Cầu Vồng... ở TP.HCM, nơi được xem là có “thị trường” âm nhạc sôi động bậc nhất hiện nay ở Việt Nam.

Tuy nhiên, các live show, các show quảng bá sản phẩm của các thương hiệu, những buổi biểu diễn này, thông thường với nhạc pop là chủ yếu. Các phòng trà ở TP.HCM hiện nay đa số biểu diễn nhạc “trữ tình tiền chiến”, các sân khấu ca nhạc ngoài trời chủ yếu là nhạc “bình dân” đủ thứ. Hệ thống biểu diễn hàng đêm này cũng là mảnh đất khá đa dạng cho sự hoạt động của ca sĩ, nhưng ở đó gần như không có chỗ cho rock. 

UnlimiteD tại cuộc thi Tiger Transalte Rock Your Passion

Những show ca nhạc truyền hình hiện nay cũng chiếm một tỉ lệ đáng kể, tuy nhiên những chương trình này chủ yếu là hát với đĩa thu sẵn và cả... hát nhép. Trong lúc biểu diễn nhạc rock, cần ban nhạc sống, điều đó càng làm thu hẹp phạm vi hoạt động của rock.

Môi trường âm nhạc hiện nay đối với rock chẳng khác gì những ao làng chật hẹp đối với một kình ngư muốn quẫy sóng trên biển Đông, nên rock không có được một đời sống dành cho những người hâm mộ nó.

Một mặt khác cũng cần thừa nhận rằng, đối tượng khán giả của rock đa số là giới trẻ mà trong đó sinh viên học sinh chiếm một tỉ lệ khá lớn. Nhưng đây cũng chính là lực lượng khán giả nghèo nhất. Không thể so sánh với các bậc trung niên, khán giả thường xuyên của các phòng trà, mỗi người đến phòng trà tối thiểu phải mất 200 ngàn cho một đêm nghe nhạc bình thường. Còn đêm có “sao” riêng tiền phụ thu phải từ 200 ngàn trở lên. Cá biệt đêm diễn của ca sĩ Tuấn Ngọc tại phòng trà Văn nghệ TP.HCM với giá 500 ngàn/người. Bán vé để thu tiền trang trải chi phí tổ chức biểu diễn đối với những live show ca sĩ “hot” nhất hiện nay hoặc cả với những show “thời thượng” như live show nhạc Trịnh Công Sơn, Phạm Duy đã là điều khó khăn, còn đối với các rock show là điều không tưởng. Vì thế cho đến nay, rock vẫn luôn...

...Rock phập phồng theo các đại gia

Mỗi lần có một thương hiệu tài trợ, các fan nhạc rock lại xôn xao bàn tán về “đại tiệc” của giới mình. Cứ mỗi lần như thế không khí rock lại sôi sục, các diễn đàn rock trên mạng bàn tán và cùng nhau chờ đợi. Nhưng sau “đại tiệc” rock lại... “xìu” xuống. Công luận báo chí nhiều lần đặt vấn đề: Rock đã trở lại? Nhưng thật ra những người chơi rock và yêu rock vẫn ở đấy, chẳng đi đâu cả.

Từ sau ngày giải phóng, sự phát triển mạnh mẽ nhất của các ban nhạc rock có lẽ là các sự kiện như: Liên hoan ban nhạc toàn quốc tại Đà Nẵng (1993), Liên hoan pop/rock (1992) do Thành đoàn TP.HCM tổ chức... những sự kiện này đã là nguồn động lực cổ vũ lớn lao cho giới nhạc rock và là yếu tố thúc đẩy sự hình thành lực lượng của dòng nhạc này. Tuy nhiên để duy trì nó trong đời sống âm nhạc thì chưa ai làm được.

Microwave với Rockstorm do Mobifone tổ chức

ừ cuối năm ngoái cho đến nay, các đêm diễn nhạc rock lớn diễn ra tương đối đều đặn. Trước hết phải kể đến tour diễn của chương trình Rock Storm qua nhiều tỉnh thành của cả 3 miền đất nước. Và tiếp đó là cuộc thi Tiger Translate Rock Your Passion cũng diễn ra ở cả 3 miền, qui tụ hầu hết các ban nhạc rock trong thời điểm đó. Đặc biệt hơn “hậu” Tiger Rock với buổi đại tiệc rock thật sự vào đầu năm 2008 (21/1) tại sân vận động QK7, TP.HCM với gần 30 ngàn khán giả tham dự. Sau Tết Mậu Tý, tưởng chừng như sân khấu ca nhạc nghỉ xã hơi, thì rock đã có 2 đêm, mỗi đêm 5 ban nhạc vào 24/2 (do ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM tổ chức) và 13/3 (do FPT tổ chức tại Nhà thi đấu Tân Bình, TP.HCM). Tiếp sau đó có một đại tiệc rock khác vào 23/3 do CLB Sài Gòn Rock tổ chức tại sân vận động Tao Đàn, TP.HCM với sự tham dự của 14 ban nhạc rock, có đủ đại diện của 3 miền. Có thể nói đây là đêm nhạc rock có nhiều ban nhạc nhất và cũng là đêm nhạc rock dài nhất sau ngày giải phóng. Và vừa qua (24/5) đêm rock Nhiệt huyết âm nhạc diễn ra tại sân khấu Lan Anh TP.HCM, qui tụ 3 ban nhạc và nhiều ca sĩ hát nhạc rock.

Tuy nhiên, tất cả những đêm biểu diễn rock nói trên hầu hết là do các “đại gia” tài trợ và vé gần như miễn phí. 5 tháng đầu năm đã có 5 show nhạc rock lớn tại TP.HCM - điều phấn khởi cho sinh hoạt và sự phát triển của nhạc rock. Nhưng những tháng còn lại của năm 2008 và những năm kế tiếp, chẳng một ai bảo đảm các thương hiệu tiếp tục hào phóng chi tiền để tổ chức các rock show lớn. Vì vậy các rocker và các rock fan vẫn phập phồng theo các đại gia?

Thực trạng nhạc rock Việt Nam: Những hệ lụy & nỗi oan không vô cớ (Kỳ 6)

Cuộc thi các ban nhạc rock toàn quốc Tiger Translate Rock Your Passion vừa khép lại hồi đầu năm có thể coi là cuộc “điểm mặt” hùng hậu nhất một thế hệ mới của nhạc rock ở Việt Nam, và có thể là mong tạo ra một hiệu ứng - dù chưa chắc đã nằm trong chủ định của các nhà tổ chức - tích cực hơn từ phía khán giả với rock, đối tượng luôn dễ bị “nghi ngờ” nhất trong tất cả các dòng nhạc đang tham gia đời sống nhạc Việt.

Hệ lụy của “ngày ấy”

Hai sự kiện đáng nhớ của 2 trung tâm rock TP.HCM và Hà Nội “ngày ấy”, đối với các nhà quản lý văn hóa xã hội có lẽ khó phai mờ. Trong Liên hoan pop/rock toàn thành 1992 do Thành đoàn TP.HCM tổ chức tại Nhà VH Thanh niên, nhiều rock fan đã trương biểu ngữ bày tỏ sự hâm mộ đối với các ban nhạc rock. Nhưng trong một phút quá cuồng nhiệt họ đã nổi lửa đốt luôn các biểu ngữ. Điều mà Thành đoàn phải gánh chịu nhiều phê bình và có ý kiến cho rằng đó cũng là lý do mà không có một liên hoan khác tiếp nối vào các năm sau.

Đêm nhạc Unit '08 với gần 30 ngàn khán giả với lời cảnh báo

của BTC "Nếu có bất kỳ một vật lạ nào ném lên sân khấu

đêm nhạc sẽ bị ngưng tức khắc!"

Nhưng sự kiện dẫn tới việc rock trở thành đối tượng đáng nghi ngại trong mắt nhiều người, chắc hẳn là sự cố nổi tiếng bên Hồ Gươm năm 1993, khi mà sau một đêm nhạc tưởng nhớ John Lennon - vốn là truyền thống của nhạc trẻ sinh viên Hà Nội một thời - các khán giả đã lấy cái cớ “cuồng nhiệt” để nổi loạn và làm vỡ khá nhiều cửa kính các cửa hàng xung quanh. Sự cố này được báo chí và dư luận khi đó coi như điển hình của thói vô tổ chức, đua đòi quậy phá của một bộ phận giới trẻ.

Kể từ đó, đời sống rock ở Hà Nội luôn được săm soi rất kỹ, cộng với sự thoái trào của phong trào nhạc trẻ sinh viên, rock dần mất đi vị trí số 1 trong thực đơn giải trí của giới trẻ học đường. Và dường như chủ yếu chỉ có chính các rocker sinh viên là thấy tiếc thời vàng son thôi, chứ các khán giả “đua đòi” thì đã kịp nhảy sang tìm cơ hội nổi loạn với các dòng nhạc khác rồi. Nhưng “lịch sử” nổi loạn vẫn chưa tái diễn, có lẽ vì các dòng nhạc khác ùa vào quá nhanh, phân tán số lượng các thành phần ưa quậy phá. Cũng có thể, chỉ có rock mới đủ kích thích để người ta lên cơn cuồng đập phá. Nếu quả thực như thế, rock bị dè chừng là điều… dễ hiểu.

Dù sao mặc lòng, Hà Nội vẫn là nơi có phong trào rock ổn định và có tính chuyên nghiệp cao nhất hiện nay, những gì diễn ra tại Tiger Translate Rock Your Passion và thành công rực rỡ của Bức Tường, của The Light thời gian qua chứng minh điều đó. Khi “huyền thoại” về đêm bốc lửa bên Hồ Gươm dần đi vào quên lãng - 15 năm rồi mà - các thành phần quậy nhất ngày ấy giờ đều đã thành các công dân trung niên cả rồi, thì rock được hy vọng sẽ hồi sinh sức ảnh hưởng đến công chúng trẻ - ở đây nói tới “sức ảnh hưởng” như rock đã từng có, chứ chưa dám khẳng định sự thắng thế vượt trội về thị trường. Nhưng mọi chuyện vẫn không dễ dàng chút nào.

Nỗi oan không vô cớ

Nhiều rock fan có mặt trong đêm chung kết Tiger Translate Rock Your Passion ở Hà Nội đã cảm thấy tiếc vì nhóm Unlimited chỉ giành được giải Ba, có thể không chính xác nhưng cũng có ý kiến cho rằng Unlimited mất điểm ở phút chót bởi hành động bốc đồng của ca sĩ khi quăng chai nước uống dở xuống phía khán giả, bay vèo qua ngay sát BGK, và đáp lại là vèo vèo những chai nước khác bay lên. Nếu trong một rock show của riêng một ban nhạc thì việc ấy dù nguy hiểm, nhưng có lẽ cũng không bị soi quá nhiều, không chai nước thì áo, mũ, dép cũng sẽ bay lượn… nhưng trong một cuộc thi thì quả Unlimited đã hơi… bất cẩn. Và từ đây nhìn rộng ra để thấy rock trở thành kẻ... khó ưa trong mắt những khán giả nghiêm túc không có gì là khó hiểu.

Các rocker cũng không thể “cùn” mà bảo rằng nhạc của chúng tôi không dành cho người nghiêm túc. Việc các ban nhạc rock trong lúc biểu diễn hay mượn cớ “phê” để có những hành động không đẹp mắt, như cởi đồ, đập vỡ đàn, ném chai nước, ném nhạc cụ... xuống khán giả thì cũng thường được đáp lại tương tự, thậm chí nặng “đô” hơn nhiều, thế là đêm nhạc rock trở thành hỗn loạn, người biểu diễn và khán giả đổ lỗi cho nhau là kẻ quá khích. Tóm lại là “tại anh tại ả”, và sau đó, khi các chương trình nhạc rock không dễ dàng được cấp phép, cả anh cả cả đều tìm cách đổ lỗi cho bên thứ 3, thường là cơ quan quản lý khắt khe hay thậm chí đổ cho cả những người làm nhiệm vụ bảo vệ đêm diễn là đã quá chặt chẽ, quá cứng nhắc, làm “cụt hứng” cơn cuồng nhiệt của cả người diễn lẫn người xem.

CKX 2008 - Thêm một điểm trừ vào văn hoá của các Rockfans

..Rock vẫn thường bị cho là chịu tiếng oan, nhưng oan ở đây không phải vô cớ, và thực sự thì cũng… không oan. Chừng nào mà các chai nước còn bay vèo vèo lên lên xuống xuống trong các đêm nhạc rock thì chừng đó rock còn phải trong “vòng tròn đỏ”. Chẳng phải vô cớ mà ngay trước khi mở đầu đêm Tiger Unite ’08 tại sân vận động Quân khu 7, TP.HCM, với sự có mặt của ban nhạc nổi tiếng thế giới My Chemical Romance, những người tổ chức đã “dọa”: Nếu có bất cứ vật thể nào ném lên sân khấu, đêm nhạc sẽ bị ngưng tức khắc!

Biển không thể nổi gió liên tục, sẽ có lúc dịu êm để rồi những con sóng đi hoang lại đến.

 Thực trạng nhạc rock Việt Nam: Chuyện ban nhạc và ca sĩ (Kỳ 7)

Dẫu ban nhạc rock là một tập thể mà trong đó ca sĩ và các nhạc công đều được gọi là rocker, họ có chức năng ngang bằng nhau, nhưng ca sĩ chính vẫn được xem như linh hồn của một ban nhạc. Tuy nhiên thực trạng ở Việt Nam hiện nay, các ban nhạc hầu như chưa có được các giọng ca hay, để khi cất giọng hát, mọi người phải trầm trồ thán phục. Các ngôi sao ca nhạc, có nhiều người có thiên khiếu về rock nhưng hầu như không có ai có một ban nhạc rock riêng cho mình ...

... không thắng nổi áo cơm thời thị trường

Năm 2005 sân khấu biểu diễn khép lại “thời trang” nhạc hip-hop từng làm mưa làm gió trước đó. Đầu năm 2006 là thời điểm mà khá nhiều ca sĩ... rock. Ca sĩ gào thét máu lửa phải kể đến Phương Thanh, cùng những giọng ca đã xuất hiện ở SM-ĐH 2004 như Kasim Hoàng Vũ, Lưu Hương Giang, hòa nhập cùng SM-ĐH 2006 như Phạm Anh Khoa, Anh Thư... và điều đáng nói nhất là live show xuyên Việt Sức mạnh của những ước mơ (vào cuối năm 2005) của Mỹ Tâm. Trong tour xuyên Việt này, tuy Mỹ Tâm vẫn có hát những bản pop ballad đã gắn liền với tên tuổi của mình, nhưng điều mà công luận đề cập nhiều nhất đó chính là không khí cuồng nhiệt sôi động của Mỹ Tâm qua những bài hát rock. Rock được xem như sự thay đổi phong cách mới mẻ của Mỹ Tâm ...

Mỹ Tâm

 Mỹ Tâm lắc cũng giống rocker lắm chớ !

Tuấn Khanh (MicroWave) và Minh Thư tại Rockstorm

Tuy nhiên, thời gian trôi qua, chẳng mấy ai trụ lại với rock hoặc hát trong một ban nhạc rock để thể hiện niềm đam mê rock của mình. Mỹ Tâm chuyển về dòng pop ballad mà mình từng theo đuổi, Kasim Hoàng Vũ ra album nhạc trữ tình, có người còn hát cả nhạc bolero... Ca sĩ Phạm Anh Khoa chơi trong ban nhạc rock Khoai Lang Tây, nhưng sau SM-ĐH anh theo đuổi con đường của một ca sĩ độc lập và không đứng chung trong ban nhạc nữa. Ca sĩ Thanh Phương, một giọng ca từng hát rock ở Đà Nẵng, mẹ của Kasim cho rằng: “Một ban nhạc rock khó nhận được lời mời biểu diễn vì chi phí cho họ quá cao". Trước bối cảnh của thị trường băng đĩa và sân khấu biểu diễn, những người chọn âm nhạc làm nghề chính để sinh sống, theo đuổi rock cũng đồng nghĩa với việc sẽ gắn bó với những buổi biểu diễn miễn phí là chủ yếu, không thể kiếm ra tiền, vì vậy rock không phải là điều mà họ lựa chọn. Các ban nhạc rock đa số đều có một nghề khác để kiếm sống, chơi nhạc chỉ là đam mê. Các ca sĩ có giọng hát rock được nhiều người thừa nhận thì không gắn bó với một ban nhạc rock nào, các ban nhạc rock “chuyên nghiệp” thì không có giọng hát hay. Đó là một thực trạng của nhạc rock Việt Nam hiện nay.

Các roker nói về ban nhạc và ca sĩ

Đem câu hỏi: Tại sao các ban nhạc rock tại Việt Nam hầu như không có các giọng ca hay? Và các giọng ca hay có hát rock hiện nay hầu như không có ban nhạc? Hai rocker Nguyễn Đạt và Trần Lập cho biết còn có những lý do khác:

Rocker Nguyễn Đạt: Định nghĩa giọng ca hay trong nhạc rock rất khác với các dòng nhạc khác. Thí dụ như trong nhạc rock thì giọng ca có vị trí ngang bằng với các thành phần khác của ban nhạc (guitar, bass, drums v.v...) trong khi đó thì bên nhạc pop mọi vị trí đều ở phía sau, nhiệm vụ chính là đưa giọng ca lên, ngoài ra còn tùy theo dòng nhạc mà giọng ca nhạc rock có thể thay đổi rất nhiều, như dòng Power metal cần phải có một giọng cao vút và trong, dài hơi ngược lại với dòng Death metal cần giọng trầm, khàn, khỏe.

Như vậy nếu nhận xét theo tiêu chí của một số cuộc thi hát hiện nay thì các ban nhạc rock hầu như không có giọng ca hay (theo kiểu thị trường) và nếu xét theo tiêu chí của nhạc rock thì có bao nhiêu phần trăm thí sinh trong các cuộc thi hát có thể được một ban nhạc rock mời về hát cho mình?

Còn về những ca sĩ đã thành danh và được thị trường cho là “giọng ca hay có hát rock” (các rock fan có công nhận điều đó hay không thì còn phải xem lại) thì không cần có ban nhạc vì đâu phải lúc nào các ca sĩ đó cũng hát rock? Họ phải hát các nhạc loại khác để phục vụ số đông quần chúng và duy trì tên tuổi của mình nữa, nếu duy trì một ban nhạc chỉ để phục vụ cho vài tiết mục rock của mình thì quả là tốn kém và phiền phức.

Rocker Trần Lập: Hiện nay các ban nhạc rock Việt Nam có khá nhiều giọng ca hay nhưng giọng ca xuất sắc đặc biệt thì quá hiếm. Những giọng ca thu hút và sắc nét nhất hiện nay của các ban nhạc rock Việt Nam, theo tôi, thứ tự có Tuấn Khanh (Microwave) Yagari (Buratinox cũ), Tiến Đạt (Gạt Tàn Đầy) và Viết Thanh (Unlimited) ngoài ra mới nổi thì có các giọng ca của các ban nhạc: Prophecy, Thánh Giá Đỏ, Stupant.

Tất cả những giọng ca này hiện nay đang làm cho diện mạo ca khúc của rock tới khán giả ngày càng hiệu quả lên và rất khác biệt so với sự hiếm hoi thời kỳ trước.

Còn các “giọng ca hay có hát rock hầu như không có ban nhạc riêng” lại là chuyện rất khác. Con đường sự nghiệp và mục đích của họ quá khác so với các ca sĩ của các ban nhạc rock thực sự, đó là nguyên nhân khác biệt rất lớn khiến họ khó lòng có được ban nhạc rock riêng. Với ban nhạc thì ca sĩ là một phần không thể tách rời khỏi ý tưởng âm nhạc và tư tưởng sống, phấn đấu đồng cam cộng khổ cùng ngọt bùi vinh quang. Họ hiểu từng giọt mồ hôi và nụ cười ngạo nghễ của nhau để cùng nhau cho ra đời các tác phẩm rock còn các “giọng ca hay có hát rock” thì ngược lại. Những ca sĩ đơn lẻ này thường chỉ chăm lo cho bản thân của mình là chính. Đa phần với họ, ban nhạc chẳng qua là để… đệm và người chơi nhạc chả khác gì “thợ nhạc”. Như vậy họ lấy đâu ra tiếng nói chung thực sự để mà có thể có ban nhạc riêng cho mình.

Thực trạng nhạc rock Việt Nam: Có rock Việt hay không? (Kỳ cuối)

Có rock Việt hay không? Đây là câu chuyện dài và hình như nó chứa đựng sự “kỳ vĩ” nào đó mà chúng ta quá thiếu tự tin để nhìn nhận. Con người Việt Nam vốn có chung niềm tự hào dân tộc ngay cả trong âm nhạc. Có điều, họ chưa thể tự tin cho rằng mình có khả năng tự sáng tạo ra một dòng nhạc mới. Có thể chơi nhạc rock bằng lời ca tiếng Việt và có thể làm ra kiểu âm nhạc đặc trưng Việt Nam và muốn thế giới một ngày nào đó sẽ “công nhận” về rock của người Việt nhưng chả ai “dám nhận” cái chữ “cao quý” đó. Thật kỳ lạ!

LTS: Có nhiều ban nhạc rock, có nhiều sáng tác rock của người Việt. Vậy cho đến nay có rock Việt hay chưa? Đó cũng là đề tài tranh luận chưa có hồi kết ở các diễn đàn nhạc rock trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, dẫu còn có những ý kiến hoài nghi, rock vẫn sục sôi và thu hút hàng chục ngàn khán giả trong những đêm diễn lớn. Qua từng thế hệ, các rocker đã không ngừng đem hết tâm lực để cống hiến cho nhạc rock tại Việt Nam, có lẽ đó là điều thiết thực nhất và là yếu tố quan trọng để xây dựng nhạc rock Việt Nam, hơn là cứ loay hoay bàn cãi có rock Việt hay không?

Theo tôi nguồn gốc tên gọi “rock Việt” xuất phát không phải là từ ý tưởng gì cao siêu xa vời gì đâu, nó xuất phát trong sáng và dễ hiểu với mọi người rất nhiều:Rock Việtlà lối gọi tắt, gọi nhanh của khán giả khi gọi rock được sáng tác và do người Việt Nam chơi ở Việt Nam. Tương tự cách nói tắt về rock chơi ở Sài Gòn gọi là rock Sài Gòn, rock chơi ở Tây nguyên gọi là rock Tây Nguyên, rock tụ hội Bắc - Trung - Nam gọi là rock 3 miền… mà thôi. Tuy nhiên, vấn đề mọi người có cho là ngay cả cách gọi như vậy cũng đã ít nhiều có chứa đựng tính đặc thù nào đó không? Và nếu gọi là rock Việt thì sẽ có “mùi riêng” gì?

Hãy nhìn người Trung Quốc với tên gọi Chinese rock, người Thái với Thailand rock, người Nhật với Japanese rock, người Hàn với Korea rock... Họ đã làm ra cái “mùi riêng” ấy và rất có đẳng cấp quốc tế cho dù họ cũng đi sau phương Tây rất xa. Ngay cả ở châu Âu, nhạc rock mang hơi thở xứ sở của Nga, Đan Mạch, Scottland rất riêng và khác với của Anh hay Mỹ thậm chí chính “cái mùi” nhạc của Anh cũng đã khác Mỹ mà khi phân dòng nó đã được coi là British rock hay UK rock.

Thực tế trên thế giới, đẳng cấp về công nghệ, về con người, về nhiều thứ khác của họ luôn được xây dựng bài bản và cực kỳ thuyết phục. Chính vì lẽ đó các dòng nhạc do họ sáng tạo ra luôn có một “cái mùi” rất riêng của họ nên khi thành công họ sẽ tạo được vị thế trào lưu mạnh mà thước đo là hàng triệu người trên thế giới bị thu hút. Điều đó làm cho giới truyền thông của họ có thể tự đặt ra cho dòng mới của một cái tên gọi nhận diện đặc trưng cho “cái mùi” ấy để rồi nó sẽ được thuật ngữ hóa. Còn chúng ta, mọi thứ còn yếu đến mức khó cho ta sự tự tin để đặt tên cho một dòng nhạc theo ý tưởng mà chúng ta muốn. Người chơi rock ở Việt nam tự ti đến cái mức không tin mình có thể làm nên một “cái mùi đặc trưng” cho rock để tự ra đuợc một thuật ngữ riêng: rock Việt.

Giả sử, về mặt lý thuyết, nếu như chúng ta cứ muốn đưa nét âm nhạc đặc trưng của Việt Nam vào rock và gọi nó là rock Việt mà tạo được nét riêng, nét đặc thù thì cũng chẳng có vấn đề gì khi thuật ngữ hóa nó là rock Việt. Tôi biết sẽ có nhiều tranh cãi và bóc tách khác để phản biện chuyện đó như nó vẫn từng thế ở Việt Nam, nhưng một thực tế đang diễn ra là 10 năm nay báo chí, người chơi, người nghe đã dùng cái từ rock Việt này tới hàng ngàn ngàn lần. Nó đã tự nhiên được thuật ngữ hóa rồi đó cho dù đã có tổ chức âm nhạc nào thừa nhận hay chưa?

Vấn đề cuối cùng, đúng là chúng ta chưa có một ban nhạc nào chỉ chuyên tâm tìm tòi để khẳng định mình có thể chơi “dòng” Rock Việt, chỉ có một số các ban nhạc cũng đã có hơi hướng sáng tác ca khúc theo ý tưởng đó như Bức Tường và Da Vàng hay gần đây là Ngũ Cung.

Vâng, đã có những quốc gia khác đã làm cho mình được cái tên rock riêng như đã đề cập ở trên thì chúng ta vẫn có cơ hội học hỏi để ra cái của riêng Việt Nam. Với ai đó có thể nói rằng hoàn toàn chưa có thuật ngữ rock Việt hay không thể có rock Việt cũng không sao cả nhưng chúng ta hãy cứ tin rằng - rồi đây sẽ có những ban nhạc của Việt Nam sẽ làm nên chuyện lớn mà quốc tế sẽ nhìn nhận. Với tôi, rock Việt đã có, luôn có trong trái tim người tin nó và yêu nó.

Rocker Nguyễn Đạt: Nếu coi rock Việt là một “trường phái” thì còn lâu nữa mới có!

“Nếu định nghĩa rock Việt là rock của người Việt chơi cho người Việt nghe thì rock Việt đã có từ thời các ban nhạc Phượng Hoàng, CBC...

Nếu định nghĩa rock Việt là một “trường phái” như một số “trường phái” khác trong âm nhạc thế giới như Italian Progressive Rock, Scandinavia Metal, Japan Power Metal ... thì chắc là còn... rất lâu nữa mới có, chúng ta cần phải đạt đẳng cấp khu vực sau đó ra đến châu lục và cuối cùng là thế giới thì lúc đó mới có thể nghĩ đến việc đưa những gì đặc trưng của người Việt vào thành một phân nhánh rock có thể được thế giới công nhận”.

Và cuối cùng là những hình ảnh dể thương của rock fans chúng 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: