rock 2

Rock

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

(đổi hướng từ Nhạc rock)


Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Rock (định hướng).

Nhạc rock là một thể loại âm nhạc thường được trình diễn bởi các nhạc cụ chính như ghita, ghita bass và trống. Bên cạnh, một số phong cách nhạc rock còn sử dụng các nhạc cụ dùng phím nhưorgan, piano. Một số nhạc cụ khác thỉnh thoảng cũng được sử dụng trong nhạc Rock như harmonica, vĩ cầm, kèn flute, banjo, kèn melodica và trống timpani.

Sự hình thành của nhạc rock được bắt đầu vào những năm của thập niên 1940 và thập niên 1950 với thể loại nhạc rock 'n roll và phong cách rockability, được phát triển từ giữa nhạc blues, nhạc country và một số thể loại nhạc khác. Từ khi hình thành, nhạc rock liên tục phát triển và đi sâu vào lòng người hâm mộ. Rock&roll thuở ban đầu được định hình nên từ rất nhiều dòng nhạc: blues nguyên thủy, R&B, nhạc đồng quê, pop truyền thống, jazz, nhạc dân gian. Tất cả các dòng này cùng kết hợp một cách đơn giản, dựa chủ yếu trên kết cấu một bản blues nhanh, nhịp nhàng và dễ thuộc[cần dẫn nguồn].

Vào những năm cuối của thập niên 1960, nhạc rock pha trộn với nhạc folk[1] tạo thành folk rock, với blues tạo nên blue rock và cùng jazz, làm nên jazz-rock fusion, và dứt khỏi ràng buộc thời gian tạo nên "rock phiêu diêu" (psychedelic rock).

Trong thập niên 1970, rock đã sát nhập chặt chẽ nhiều thể loại soul, funk và nhạc latin. Cũng trong thập niên này, rock phát triển về số lượng thể loại nhánh, như soft rock, heavy metal, hard rock,progressive rock và punk rock. Các thể loại nhánh nổi lên trong thập niên 1980 gồm synthpop, hardcore punk và alternative rock. Trong thập niên 1990, các thể loại nhánh bao gồm grunge, Britpop,indie rock và nu metal.

Một nhóm nghệ sĩ chơi nhạc rock là ban nhạc rock hoặc nhóm nhạc rock. Rất nhiều nhóm rock bao gồm một người chơi guitar, một ca sĩ chính (vocal), một người chơi guitar bass (bassist) và một tay trống (drummer), tạo nên một nhóm bốn người. Một số nhóm bỏ qua một vài vai trên hoặc tận dụng ca sĩ chính chơi nhạc cụ trong khi hát, tạo thành nhóm ba hoặc hai người; mặt khác lại có những ban có thêm một số người chơi khác như tay guitar rhythm và tay keyboard. Hiếm hơn, có những ban sử dụng cả nhạc cụ dây như cello hoặc violin, hay bộ hơi như saxophone, trumpethoặc kèn trombone

Mục lục

  [ẩn] 

1 Giữa thập niên 1950 đến đầu thập niên 1960

1.1 Rock and Roll

1.2 Rock Anh Quốc (British Rock)

1.3 Rock Garage thập niên 1960

1.4 "Surf music" thập niên 1960

2 Rock, một phong trào văn hóa phản kháng (1963-1974)

2.1 Folk rock

2.2 Rock "phiêu diêu" (psychedelic rock)

3 Alternative rock (1980-2000)

4 Một số thuật ngữ

5 Liên kết ngoài

[sửa]Giữa thập niên 1950 đến đầu thập niên 1960

[sửa]Rock and Roll

Rock and Roll phát triển dần dần từ Mĩ sau đó lan rộng ra toàn thế giới thứ những năm 1940-1950. Ban đầu nó bắt đầu tứ sự pha trộn giữa nhiều thể loại khác cùng thời, bao gồm cả rythm và nhạc blues, nhạc gospel, nhạc đồng quê. Vào năm 1951, nhóm nhạc Cleveland, Ohio disc jockey Alan Freed chơi loại nhạc đó và cả nhạc blues trước đám đông khán giả mang nhiều sắc tộc khác nhau[cần dẫn nguồn]. Họ dùng khái niệm "Rock and Roll" để nói về thể loại nhạc đó và được nhiều người tán dương.

Hiện nay vẫn có nhiều sự bàn tán về việc bản thu nào là bản thu được coi là rock n roll đầu tiên. Thứ nhất ta có thể nói đến "Rocket 88" của Jackie Brenston and his Delta Cats được thu âm bởi Sam Phillips cho hãng Sun Records vào năm 1951. Bốn năm sau, bài hát của Bill Haley được mang tên "Rock Around the Clock" (1955) trở thành ca khúc rock and roll đầu tiên đứng trong top Billboard magazine's main sales and airplay charts, mở ra cánh cửa thế giới của một làn sóng âm nhạc. The Rolling Stones với "That's All Right", Elvis Presley với "Memphis"...

Từ thập niên 1950, việc sử dụng ghita điện ngày càng được thịnh hành, và thế loại Rock'n'Roll đã được trở nên chuyên môn hơn. Một vài người chơi ghi ta điện nổi tiếng ta phải nói đến là Berry, Link Wray và Scotty Moore. Công nghệ thu âm cũng ngày càng được phát triển khi người ta đã biết thu âm đĩa nhiều bài hát và âm thanh được điện hóa, công nghệ được phát triển bởi Les Paul vàJoe Meek. Hai sự kiện đó đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong thứ nhạc rock sau này.

Những ảnh hưởng xã hội của nền nhạc Rock'n'Roll mang tầm cỡ thế giới và mang tính bao quát. Không đơn giản chỉ là một thể loại nhạc, Rock'n'Roll ảnh hưởng tới phong cách sống, thời trang, thái độ, và cả ngôn ngữ. Ngoài ra, nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu các cuộc chiến tranh nội chiến bởi cả người Mỹ gốc Phi và các thanh niên Mỹ da trắng đều thích thể loại nhạc này[cần dẫn nguồn].

[sửa]Rock Anh Quốc (British Rock)

Bài chi tiết: Rock Anh Quốc

Ở Anh phong trào trad jazz đem những nghệ sĩ dòng nhạc blues tới Anh Quốc, trong khi BAC đang phát triển bản hiệp ước, bản hit "Rock Island Line" của Lonnie Donegan năm 1955 tạo ảnh hưởng lớn giúp phát triển trào lưu các ban nhạc skip-phô (skiffle music) trên khắp đất nước trong đó có cả The Quarry Men của John Lennon.

Cliff Richard với bản hit Rock'n'Roll đầu tiên "Move It", đã thành công trong việc dẫn lối cho âm hưởng của British Rock. Thập niên 1960 khởi đầu cũng là lúc nhóm ủng hộ của ông, The Shadows, trở thành một trong những nhóm thành công với các nhạc cụ surf music. Và trong khi rock 'n' roll nhẹ dần với hơi hướng pop và ballad, thì tại các câu lạc bộ những nhóm rock Anh ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những người mở đầu cho blues-rock như Alexis Korner, đã bắt đầu chơi với sự mạnh mẽ và xu hướng vốn hiếm thấy ở những nghệ sĩ Mỹ da trắng.

Cuối năm 1962, thời của British rock bắt đầu, với những nhóm nhạc ảnh hưởng rộng rãi các dòng nhạc Mỹ như nhạc soul, rhythm and blues và surf music. Bước đầu, họ đã định hình lại về tiêu chuẩn giai điệu Mỹ, ví dụ chơi cho những vũ công twist. Những nhóm này thường xuyên pha trộn những sáng tác rock nguyên thủy với những ý tưởng âm nhạc có độ phức tạp ngày càng tăng.

Giữa năm 1962, The Rolling Stones đã bắt đầu trở thành một trong những nhóm thể hiện dòng blues, cùng với The Animals và The Yardbirds. Cuối năm 1964, The Kinks, The Who và The Pretty Things đại diện cho phong cách Mod mới. Trong những năm cuối của thập kỷ, các nhóm Rock Anh đã bắt đầu khám phá ra phong cách nhạc phiêu diêu có liên quan tới thuốc và những trải nghiệm của ảo giác.

[sửa]Rock Garage thập niên 1960

Bài chi tiết: Rock Garage

"Cuộc xâm chiếm từ Anh Quốc" (British Invasion) phát sinh làn sóng đông đảo những người chơi chủ yếu biểu diễn trong khu vực địa phương và ghi âm những bản ghi giá cả vừa phải, làm nên một phong trào với tên gọi garage rock). Một số tác phẩm từ phong trào này được ghi thành album tuyển chọn mang tên Nuggets.

Một số ban nhạc nổi tiếng hơn ở thể loại này gồm có The Sonics, Question Mark & the Mysterians và The Standells.

[sửa]"Surf music" thập niên 1960

Bài chi tiết: Surf music

Những âm thanh rock chịu ảnh hưởng nông thôn tạo ra thứ âm nhạc hoang dã chủ yếu bằng nhạc cụ gọi là "surf music", dù "văn hóa surf" tự coi nó là thứ văn hóa trẻ cạnh tranh với rock and roll.Dick Dale và The Surfaris là những minh chứng cho thể loại này, với những tiết tấu nhanh hơn, với bộ gõ cách tân, và những tiếng guitar điện được khử bớt âm vang. Ở Anh, các nhóm Anh có The Shadows. Một số ban khác đến từ bờ biển phía Tây của Hoa Kỳ như The Beach Boys và Jan and Dean làm chậm bớt tempo cộng thêm những âm hưởng hài hòa, được biết đến với tên gọi "California Sound"...

[sửa]Rock, một phong trào văn hóa phản kháng (1963-1974)

Bài chi tiết: Văn hóa phản kháng

Trong những năm cuối của thập niên 1950 tại Mỹ, văn hóa phản kháng beatnik (còn có tên gọi khác là hippy) đã kết hợp cùng phong trào chống chiến tranh chống lại sự đe dọa của bom nguyên tử, đáng chú ý là cuộc vận động giải trừ vũ khí hạt nhân tại Anh. Cả hai đã phối hợp với jazz và sự phát triển của phong trào nhạc folk.

[sửa]Folk rock

Bài chi tiết: Bob Dylan và Folk rock

Thể loại nhạc folk được lập nên bởi nhóm những người yêu nhạc folk, họ thích nhạc cụ acoustic, những bài hát truyền thống và nhạc country blues với những thông điệp của tiến bộ xã hội. Thể loại folk được tiên phong mở đường bởi Woody Guthrie. Bob Dylan trở thành lá cờ đầu cho phong trào này, và những bản hit của ông như "Blowin' in the Wind" và "Masters of War" đã mang những bài ca phản kháng tới quần chúng rộng rãi hơn.

The Byrds, chơi bản "Mr. Tambourine Man" của Bob Dylan, góp phần mở ra một xu hướng folk rock, và giúp kích thích sự phát triển của "rock phiêu diêu" (psychedelic rock). Dylan tiếp tục với "Like a Rolling Stone" đã trở thành đĩa đơn hit của Hoa Kỳ. Sự sáng tạo đầy bay bổng của Neil Young và những khúc guitar gào thét đã tạo nên sự đa dạng cho folk rock. Một số nghệ sĩ và ban folk rock khác như Simon & Glafukel, Joan Baez, The Mamas & the Papas, Joni Mitchell, Bobby Darin và The Band.

Tại Anh, Fairport Convention đã bắt đầu áp dụng những kỹ thuật rock cho những bản folk truyền thống của Anh, được làm theo bởi nhiều nhóm rock như Steeleye Span, Lindisfarne, Pentangle vàTrees. Alan Stivell ở Brittany đã có sự tiếp cận tương tự.

[sửa]Rock "phiêu diêu" (psychedelic rock)

Rock phiêu diêu bắt đầu với thể loại folk, đánh dấu bằng việc giới thiệu Holy Modal Rounders vào năm 1964. Với nền là ban nhạc jug và folk, Grateful Dead and Big Brother và The Holding Companytrở thành hai ban nổi tiếng ở thể loại này. The Fillmore là một ban tiêu biểu cho các nhóm jug, ngoài ra còn có Country Joe and the Fish và Jefferson Airplane. Bên cạnh đó nhóm The Byrds đã tạo ra bản hit "Eight Miles High". Nhóm 13th Floor Elevators ra album The Psychedelic Sounds of the 13th Floor Elevators. Âm nhạc gắn liền với phong trào chống Chiến tranh Việt Nam.

Tại Anh, Pink Floyd đã phát triển rock "phiêu diêu" từ những năm 1965. Năm 1966 ban nhạc Soft Machine thành lập. Donovan có một bản hit ảnh hưởng nhạc folk "Sunshine Superman", một trong những bản thu âm đầu tiên của rock "phiêu diêu". Tháng 8 năm 1966 The Beatles phát hành album Revolver, được kết hợp với chất "phiêu diêu" trong "Tomorrow Never Knows" và trong "Yellow Submarine", cùng xuất hiện trong một album cover để đời. The Beach Boys ở Hoa Kỳ đáp lại bằng "Pet Sounds". Từ nền tảng nhạc blues rock, "siêu ban nhạc" Anh Quốc Cream ra mắt công chúng và tháng 12, và Jimi Hendrix đã trở nên nổi tiếng tại Anh trước khi quay trở về Mỹ.

Năm 1967 là một năm mà dòng rock "phiêu diêu" bắt đầu đi xuống. Nhiều album tiên phong đã ra đời gồm album đầu tiên của The Doors và Surrealistic Pillow - thành công vang dội của Jefferson Airplane. Album phá cách Sgt.Pepper's Lonely Hearts Club Band được tung ra vào tháng 6, sau đó đến cuối năm The Piper at the Gates of Dawn của Pink Floyd, Disraeli Gears của Cream và Their Satanic Majesties Request của The Rolling Stones. Khi Summer of Love đạt đến đỉnh cao.

[sửa]Alternative rock (1980-2000)

Alternative rock ( còn gọi là nhạc alternativealt-rock hoặc đơn giản là alternative, tên gỏi chủ yếu ở Anh quốc là indie) là một thể loại nhạc rock xuất hiện vào những năm 1980s và được biết đến rộng rãi trong thập niên 1990s. Alternative rock gồm nhiều thể loại nổi lên từ independence music từ thập niên 1980, như là grunge, Britpop, gothic rock, và indie pop. Oasis, The Smiths, The Cure, The Pixies, Nirvana, Sonic Youth.

[sửa]Một số thuật ngữ

Một vị trí quan trọng không kém trong một ban nhạc Rock là Vocalist (hát chính), người này có thể không chơi nhạc cụ (như Trần Lập - The Wall, Alex Band - The Calling, Axl Rose - (Guns N' Roses) hay có chơi nhạc cụ (như James Hetfield - Metallica, Nguyễn Đạt - Da Vàng, Kurt Cobain - Nirvana, Amy Lee - Evanescence). Thường thì những Vocalist không chơi nhạc cụ được yêu cầu cao hơn về chất giọng và kỹ thuật hát. Có thể so sánh một cách dễ dàng với Trần Lập và Nguyễn Đạt: Trần Lập hát trau chuốt hơn Nguyễn Đạt, Nguyễn Đạt hát không hay bằng Trần Lập nhưng chơi Lead Guitar rất tốt. Bây giờ đi sâu vào từng loại nhạc cụ trong ban nhạc Rock:Rock band: một ban nhạc được gọi là một rock band trước hết phải là một band biết chơi nhạc cụ và là nhạc cụ rock, những nhạc cụ chính của rock là lead guitar, guitar accord, bass, drum,(rồi sẽ nói rõ hơn về những nhạc cụ này ở phần sau), và tuỳ theo yêu cầu cụ thể các nhạc cụ khác cũng được sử dụng như piano, disc desk, v.v.[cần dẫn nguồn]. Tuỳ theo thể loại và phong cách của từng band mà các vị trí trên có thể thêm hoặc bớt ví như chơi grunge/alternative thì có thể chỉ cần một guitarist, chơi metal thì bassist là không thể thiếu.

Lead Guitar : là loại guitar điện có tiếng thanh và cao, réo rắt,hơi méo thường được nhiều rocker độc diễn. Các bạn có thể dễ dàng nhận ra tiếng lead ở đoạn cuối bài November Rain của Guns N' Roses, hay Still Loving You của Scorpions.

Accord Guitar : là loại guitar điện để đánh hợp âm, có âm thanh khá giống với Guitar thùng, thường thì nhiều Vocalist Metal kiêm luôn chức này : James Hetfield - Metallica, Dave Mustaine -Megadeth... Một số đoạn accord dễ nhận thấy và phổ biến ở Việt Nam là đoạn guitar đầu bài Nothing Else Matters của Metallica, Holiday - Scorpions, Người Đàn Bà Hoá Đá của The Wall, hay cuối bài Back To Good của Matchbox 20.

Bass : là tiếng đàn trầm, mà chúng ta thường kêu là vỡ tan đầu người nghe, có thể nhận thấy tiếng đàn Bass nổi bật ở đầu bài Sad But True, Enter Sandman, Crash Course In Brain Surgery - Metallica, đoạn điệp khúc của Người Đàn Bà Hóa Đá - The Wall, ....

Drums : Trống trong nhạc Rock khác ở Pop là to hơn, rõ hơn, nhiều Drummer còn trình diễn trống solo như tay trống tài năng Lars Ulrich chơi trống trong One của Metallica, nghe như tiếng đạn tiểu liên.

Khác: Phơ còn gọi là Effect là thứ dùng để tạo ra những âm thanh đặc biệt trong Rock, phơ có nhiều loại, có thể làm tiếng đàn réo rắt, cao vút, cũng có loại làm cho đàn kêu "tè tè", có loại tạo ra âm thanh như tiếng trẻ con khóc...

Disc Desk: nhạc cụ mới xuất hiện trong Rock như đã rất phổ thông trong nhạc nhảy, đó là thứ nhạc cụ để ghi nhạc nền, hoặc tạo ra những "Siêu Âm Thanh" : đoạn cuối One Step Closer củaLinkin Park, Generation của Limp Bizkit...

Heavy metal

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Heavy metal

Nguồn gốc từ loại nhạc:

Blues-rock, psychedelic rock

Khởi nguồn từ văn hóa:

Late 1960s, United Kingdomand United States

Nhạc cụđiển hình:

Ghi-ta điện · Ghi-ta đệm · bộ trốngs · vocals · keyboards

Thời kỳ chính:

Worldwide, late 1960s–present

Subgenres

Avant-garde metal · black metal · classic metal ·death metal · doom metal · glam metal · gothic metal · groove metal · power metal · progressive metal · speed metal · stoner rock · symphonic metal · thrash metal · viking metal

Fusion genres

Alternative metal · Christian metal · crust punk ·drone metal · folk metal · funk metal ·grindcore · industrial metal · metalcore · neo-classical metal · nu metal · post-metal · rap metal · sludge metal

Regional scenes

Australia · Bay Area · Brazil · Britain −Germany · Gothenburg · New Orleans · United States

Chủ đề khác

Fashion · bands · umlaut · blast beat · subgenres

Heavy metal (thường được gọi tắt là metal) là một thể loại nhạc rock[1] phát triển vào cuối những năm 1960 và đầu 1970, chủ yếu ở Anh và Mỹ.[2] Bắt nguồn từ blues-rock và psychedelic rock, các ban nhạc tạo nên cho heavy metal những âm thanh dày, mạnh, đặc trưng bởi âm rè khuếch đại mạnh, những đoạn solo ghita dài, nhịp mạnh, và nói chung là ồn ào. Lời hát và phong cách biểu diễn của heavy metal thường mang đậm chất nam tính và cơ bắp.[3]

Những ban nhạc heavy metal đầu tiên như Led Zeppelin, Black Sabbath và Deep Purple đã thu hút được nhiều khán giả. Tuy nhiên họ thường bị chửi rủa nặng nề, đây là tình trạng chung của dòng nhạc này trong suốt quá trình lịch sử. Giữa thập niên 70, Judas Priest thúc đẩy quá trình biến chuyển của heavy metal với việc loại bỏ sự ảnh hưởng của blue. Motorhead thì đem đến cảm giác của punk rock và một sự đẩy nhanh tốc độ mạnh mẽ. Những ban nhạc trong Làn sóng heavy metal mới của Anh như Iron Maiden cũng đi theo mạch đó. Đến cuối thập kỷ, heavy metal đã thu hút được một lượng người hâm mộ lớn trên toàn thế giới, họ được biết đến với cái tên “những cái đầu kim loại” hay “những kẻ đập đầu”.

Trong những năm 1980, glam metal trở thành một thế lực rất mạnh với những nhóm như Motley Crue. Thế giới ngầm sinh một phong cách mạnh mẽ, hung hăng hơn : thrash metal, nó trở thành trào lưu với những ban nhạc như Metallica. Trong khi đó những phong cách khác như death metal và black metal vẫn chỉ là những hiện tượng văn hóa nhỏ. Kể từ giữa thập niên 90, những phong cách phổ biến như nu metal, thứ âm nhạc kết hợp những yếu tố của grunge và hip hop; hay metalcore, pha trộn extreme metal với hardcore punk, làm cho định nghĩa của dòng nhạc này rộng hơn.

Mục lục

  [ẩn] 

1 Đặc điểm

1.1 Ngôn ngữ âm nhạc

1.1.1 Nhịp điệu và tốc độ

1.1.2 Giai điệu

1.1.3 Cấu trúc giai điệu đặc trưng

1.1.4 Mối liên quan với âm nhạc cổ điển

1.2 Chủ đề lời hát

1.3 Hình ảnh và trang phục

1.4 Điệu bộ, cử chỉ

1.5 Văn hóa người hâm mộ

2 Ngữ nguyên

3 Lịch sử

3.1 Tiền đề: giữa thập niên 60

3.2 Khởi nguyên: cuối thập niên 60, đầu thập niên 70

3.3 Trào lưu chính: cuối thập niên 70, đầu thập niên 80

3.4 Các dòng nhạc metal ngầm: những năm 1980, 1990 và 2000

3.4.1 Thrash metal

3.4.2 Death metal

3.4.3 Black metal

3.4.4 Power metal

3.4.5 Doom và Gothic metal

3.5 Chất liệu mới: Thập niên 90 và đầu thế kỷ 21

3.6 Xu hướng hiện tại: giữa và cuối thập niên đầu thế kỷ 21

4 Xem thêm

5 Tham khảo

6 Nguồn

7 Liên kết ngoài

[sửa]Đặc điểm

Nguyên gốc của heavy metal được đặc trưng bởi tiếng ghita rè lớn, nhịp điệu mạnh, âm bass và trống đặc, cùng với giọng ca khỏe. Những dòng metal nhánh khác thì biến hóa bằng cách nhấn mạnh thêm, biến đổi, hay bỏ đi một hoặc nhiều đặc điểm trên. Nhà phê bình Jon Pareles của tờ New York Times viết “Nếu đem phân loại các dòng nhạc phổ biến thì heavy metal là một ngành lớn của hard rock, một “loài” với ít chữ hơn, ít chất blue, nhiều thành viên và hung ác hơn.”[4] Một ban nhạc thường có một tay trống, một tay ghita bass, một ghita nhịp, một ghita chính, và một ca sĩ có thể chơi hoặc không chơi nhạc cụ. Nhạc cụ phím đôi khi được sự dụng để làm đầy đặn âm thanh hơn.[5]

Judas Priest biểu diễn năm 2005

Cây ghita điện và sức mạnh âm nó truyền qua bộ khuếch đại từng là yếu tố then chốt của heavy metal.[6] Vai trò dẫn dắt của cây ghita trong heavy metal thường có xung đột với vai trò thủ lĩnh hay trưởng nhóm truyền thống của người ca sĩ, tạo ra một sự căng thẳng khi cả 2 cùng “đấu tranh để giành quyền thống lĩnh” với tinh thần của một cuộc “ganh đua bác ái”.[5] Heavy metal “có nhu cầu hạ thấp tầm quan trọng của giọng ca” đối với toàn bộ ban nhạc. Trái ngược với gốc rễ của metal vào thập kỷ 60, để chứng thực nó cần một “sự biểu hiện cảm xúc rõ rệt” từ phía ca sĩ.[7] Nhà phê bình Simon Frith cho rằng “chất giọng” của ca sĩ quan trọng hơn lời bài hát của metal.[8] Những ca sĩ hát metal có rất nhiều phong cách, từ chất giọng đa cao độ, hàn lâm của Rob Halford ban Judas Priest và Bruce Dickinson ban Iron Maiden, đến phong cách cộc cằn của Lemmy ban Motorhead hay James Hetfield ban Metallica, cho đến những tiếng gầm gừ của rất nhiều ca sĩ hát death metal.

Vai trò nổi bật của bass cũng là một bí quyết của nhạc metal, và sự tương tác của bass và ghita là yếu tố trung tâm. Cây ghita bass tạo ra âm thanh trầm là yếu tố quyết định để làm cho âm nhạc “nặng”.[9] Kỹ thuật chơi bass rất phong phú và phức tạp, từ việc giữ một âm nền thấp làm nền tảng cho đến hòa nhịp những đoạn riff phức tạp và lướt theo ghita chính và/hoặc ghita nhịp. Một số ban nhạc đưa ghita bass lên thành nhạc cụ chính, một cách tiếp cận được mở rộng bởi Cliff Burton của Metallica đầu thập kỷ 80. [10]

Metallica biểu diễn năm 2003

Bản chất của trống trong metal là tạo ra một nhịp to, đều cho ban nhạc sử dụng “bộ ba tốc độ, sức mạnh, và chính xác”.[11] Chơi trống trong metal “cần một độ dẻo dai phi thường”, và các tay trống cần phải có “tốc độ, khả năng phối hợp, độ khéo léo … tương đối lớn để chơi những đoạn phức tạp” trong metal.[12] Một kỹ thuật chơi trống tiêu biểu của metal là kẹp chũm chọe (cymbal choke), là kỹ thuật đập vào chũm chọe và ngay lập tức giữ nó lại bằng tay kia (hoặc dùng chính tay đập trong một số trường hợp) tạo ra một âm bật lớn. Dàn trống của metal thường lớn hơn nhiều so với những dàn trống được dùng trong các dòng nhạc rock khác.[9]

Khi biểu diễn nhạc sống, sự ầm ĩ – sự “công kích của âm thanh”, theo sự mô tả của nhà xã hội học Deena Weinstein – được coi là yếu tố sống còn..[6]Trong cuốn sách Metalheads của mình, nhà tâm lý học Jeffery Arnett nhắc tới buổi trình diễn heavy metal như một “cảm quan tương đương của chiến tranh”.[13] Tiếp nối sự dẫn dắt của Jimi Hendrix, Cream và The Who, những ban nhạc heavy metal đầu như Blue Cheer đã đặt ra một ngưỡng âm lượng mới. Như Dick Peterson của Blue Cheer đã nói “Tất cả những gì chúng ta biết là chúng ta cần nhiều sức mạnh hơn”.[14] Một bài báo năm 1977 về buổi biểu diễn của Motorhead đã viết về cách mà “chỉ riêng âm lượng cực lớn đã thể hiện được tác động của ban nhạc”.[15] Weinstein đưa ra so sánh: trong khigiai điệu là yếu tố chính của nhạc pop và nhịp điệu là trọng tâm của nhạc house, thì âm thanh đầy sức mạnh, âm sắc, và âm lượng là yếu tố then chốt của metal. Bà lý luận rằng sự ầm ĩ được thiết kế ra để “quét người nghe vào trong làn âm thanh” và để tạo ra một “liều thuốc của sức trẻ”.[6]

[sửa]Ngôn ngữ âm nhạc

[sửa]Nhịp điệu và tốc độ

Nhịp điệu trong các ca khúc metal rất rõ ràng, với những chỗ nhấn có tính toán. Weinstein quan sát thấy rằng mảng hiệu ứng âm thanh lớn dành cho các tay trống đã cho phép “khuôn nhịp có thể trở nên ngày một phức tạp với xu hướng và nhu cầu mạnh mẽ của nó.”[9] Trong rất nhiều bài heavy metal, mạch chủ đạo được đặc trưng bởi những đoạn nhịp 2 nốt hoặc 3 nốt ngắn – thường được tạo nên bởi nốt 8 hoặc nốt 16. Những đoạn nhịp này thường được biểu diễn bằng một đoạn ngắt âm tạo ra bằng cách sử dụng kỹ thuật tay-câm (palm-muted) trên ghita nhịp.[16]

Ví dụ về một khuôn nhịp được sử dụng trong heavy metal.

Ngắn gọn, bất ngờ, và những bước nhịp tách biệt được gom lại tạo thành tiết nhịp với một kết cấu riêng biệt, thường là giật cục. Những tiết nhạc này được dùng để tạo ra xướng nhịp và giai điệu gọi là riff, giúp tạo ra các móc (hook) liên quan. Các bài hát heavy metal cũng sử dụng những đoạn nhịp dài hơn như những hợp âm nốt tròn, hoặc nốt đen trong các bài power ballad chậm. Nhịp độ của heavy metal thời kỳ đầu có chiều hướng “chậm, thậm chí nặng nề”.[9] Tuy nhiên, đến cuối thập niên 70 các ban nhạc metal chơi với nhiều nhịp độ khác nhau. Trong những năm 2000, nhịp độ của metal được xếp theo thứ tự từ ballad chậm (nốt đen = 60 phách/phút) đến phách gió siêu nhanh (nốt đen = 350 phách/phút).[12]

[sửa]Giai điệu

Một trong những dấu hiệu của dòng nhạc này là hợp âm mạnh của ghita.[17] Theo thuật ngữ chuyên môn, hợp âm mạnh khá đơn giản: nó chỉ bao gồm một quãng chính, thường là quãng năm đúng, tuy nhiênquãng tám cũng có thể được thêm vào để làm nền. Mặc dù quãng năm đúng là phổ biến nhất cho hợp âm mạnh,[18] các hợp âm mạnh cũng có thể dựa trên các quãng khác như quãng ba thứ, quãng ba trưởng,quãng tư đúng, quãng năm giảm, hay quãng sáu thứ.[19] Phần lớn hợp âm mạnh được trình tấu với vị trí các ngón tay phù hợp để có thể trượt lên xuống dễ dàng trên cần đàn.[20]

[sửa]Cấu trúc giai điệu đặc trưng

Heavy metal thường dựa trên những đoạn riff tạo bởi 3 hòa âm chính tiêu biểu: các chuỗi thang âm thức, các chuỗi tam âm và đồng chuyển, và tác dụng của âm thể nền. Heavy metal truyền thống có khuynh hướng sử dụng thang âm thức, cụ thể là các âm thức Aeolian và Phrygian.[21] Theo ngôn ngữ hòa âm, điều này có nghĩa là dòng nhạc này thường kết hợp các chuỗi hợp âm thức như chuỗi Aeolian I-VI-VII, I-VII-(VI), hoặc I-VI-IV-VII với chuỗi Phrygian ẩn chứa mối liên hệ giữa I và ♭II (ví dụ I-♭II-I, I-♭II-III, hoặc I-♭II-VII). Mối liên hệ căng âm đồng chuyển hoặc tam âm được sử dụng nhiều trong các chuỗi hợp âm của metal.[22][23] Quãng tam âm, một quãng nối ba âm – ví dụ C và F# - là một nghịch âm cấm kị trong giáo hội trung cổ. Điều này khiến các thầy tu gọi nó là diabolus in musica – “con quỷ trong âm nhạc”.[24] Chính xuất phát từ biểu tượng này, nó thường được nhắc đến với cái tên “ma quỷ” trong tục lệ văn hóa Tây phương. Heavy metal sử dụng lượng lớn quãng tam âm trong các đoạn solo và riff, ví dụ như trong giai đoạn đầu của “Black Sabbath”.

Heavy metal thường sử dụng rất nhiều âm thể nền để làm giai điệu chính. Một âm thể nền là một âm được duy trì, thường là trong phạm vi bass, trong đó có ít nhất một ngoại điệu (ví dụ nghịch âm) được phát ra trong các phần khác.[25]

[sửa]Mối liên quan với âm nhạc cổ điển

[sửa]Chủ đề lời hát

[sửa]Hình ảnh và trang phục

[sửa]Điệu bộ, cử chỉ

[sửa]Văn hóa người hâm mộ

[sửa]Ngữ nguyên

[sửa]Lịch sử

[sửa]Tiền đề: giữa thập niên 60

[sửa]Khởi nguyên: cuối thập niên 60, đầu thập niên 70

[sửa]Trào lưu chính: cuối thập niên 70, đầu thập niên 80

[sửa]Các dòng nhạc metal ngầm: những năm 1980, 1990 và 2000

Nhiều thể loại heavy metal đã phát triển bên lề của dòng nhạc chính trong thập kỉ 80.[26]. Nhiều người đã cố gắng phân loại chúng, có thể kể đến một số thành viên của trang nhạc Allmusic và nhà phê bình âm nhạc Garry Sharpe-Young. Từ điển nhạc metal của Garry Sharpe-Young đã chia các dòng nhạc metal này ra thành 5 nhóm chính là thrash metal, death metal, black metal, power metalvà các dòng thuộc loại doom và gothic metal.

[sửa]Thrash metal


Dòng thrash metal được phổ biến rộng rãi tới người nghe bởi 4 nhóm thrash lớn (Big Four): Metallica, Anthrax, Megadeth và Slayer.[28] 3 nhóm thrash đến từ nước Đức Kreator, Sodom, and Destruction đóng góp quan trọng vào sự phát triển của thrash tại châu Âu. Ngoài ra có thể kể đến đóng góp của các nhóm nhạc đến từ các buổi biểu diễn tại Bay Area là Testament và Exodus, nhóm nhạc New Jersey Overkill, và nhóm Sepultura của Brazil. Bắt đầu từ một trào lưu âm nhạc ngầm tồn tại tới gần 1 thập kỉ, thrash đã dần dần tiếp cận được một lớp công chúng đông đảo hơn nhờ vào sự phát triển của một số nhóm như Metallica, Megadeth .. Năm 1986, album Master of Puppets của Metallica lọt vào top 40 bảng xếp hạng album Billboard, 2 năm sau, đến lượt album ...And Justice for All đứng thứ 6 tại bảng xếp hạng này. Megadeth và Anthrax cũng có những bản rock lọt vào top 40. [29] Mặc dù không thành công trên thị trường bằng các band khác trong nhóm bộ tứ, Slayer đã cho ra đời những bản thrash mang tính định hình cho thể loại nhạc trong album Reign in Blood (1986) . Album này đã được mệnh danh là ‘’album nặng nhất mọi thời đại’’[30] 2 thập kỉ sau, Metal Hammer gọi nó là album tuyệt vời nhất trong 20 năm trở lại đây[31] Trong số khán giả của Slayer có cả những phần tử phát xít mới cực hữu, và người ta vẫn luôn buộc tội Slayer vì việc truyền bá bạo lực và tư tưởng phát xít [32] Đầu thập niên 90, thrash đã có được những thành công vượt bậc, thách thức và định nghĩa lại dòng metal chính thống [33] Album cùng tên của Metallica năm 1991 đã chiếm ngôi đầu bảng xếp hạng [34], albumCountdown to Extinction của Megadeth năm 1992 đứng vị trí thứ 2[35], Anthrax và Slayer lọt vào top 10[36], và album của những nhóm như Testament và Sepultura cũng lọt vào top 100.[37]Dòng thrash metal bắt đầu xuất hiện vào những năm đầu thập kỉ 80, chịu ảnh hưởng trực tiếp của dòng nhạc hardcore punk và trào lưu nhạc heavy metal mới của nước Anh[27] đặc biệt là các bản nhạc sử dụng phong cách tăng tốc gọi là speed metal. Phong trào thrash metal bắt đầu tại Mĩ, với đầu tàu là các buổi biểu diễn của một số band tại Bay Area, California. Âm nhạc của các nhóm thrash có đặc điểm là mạnh mẽ và dữ dội hơn dòng nhạc metal gốc cũng như dòng glam rock xuất hiện sau nó. [27] Những cú riff ghitar với quãng âm thấp thường làm nền cho guitar lead sử dụng kĩ thuật lướt nhanh (shredding). Lời hát thường thể hiện quan điểm của chủ nghĩa hư vô hoặc đề cập tới các vấn đề xã hội với ngôn từ đẫm máu và đầy nội tâm. Thrash metal được mô tả như một dạng ‘’nhạc tai họa của đô thị’’ hay ‘’một người anh em họ xanh xao của rap’’

[sửa]Death metal

[sửa]Black metal

[sửa]Power metal

[sửa]Doom và Gothic metal

[sửa]Chất liệu mới: Thập niên 90 và đầu thế kỷ 21

[sửa]Xu hướng hiện tại: giữa và cuối thập niê

Linkin Park (đôi khi được viết là LIИKIИ PARK như những logo nổi tiếng của họ) là một ban nhạc nu metal/rapcore ở Los Angeles, California. Họ là một trong những ban nhạc nổi tiếng và thành công nhất của thể loại nu metal, chủ yếu do album đầu tiên, Hybrid Theory năm 2000, đã bán được 20 triệu bản trên thế giới. Kể từ khi thành lập năm 1996, họ đã bán được tổng cộng hơn 50 triệu album và thắng 2 giải Grammy.

Thành viên

Hiện tại

* Chester Bennington - Ca sĩ
* Mike Shinoda - Ca sĩ, MC, Ghita đệm, đàn điện tử, phối âm, beat
* Brad Delson - Ghita
* Dave "Phoenix" Farrell - Ghita bass
* Joseph Hahn - DJ, phối âm, beat
* Rob Bourdon - Trống

Thành viên cũ

* Scott Koziol - đã từng chơi bass trong album Hybrid Theory, xuất hiện trong video One Step Closer
* Kyle Christener - chơi bass trong thời gian Phoenix vắng mặt khi ban nhạc thực hiện Hybrid Theory EP
* Mark Wakefield - ca sĩ, rời ban nhạc năm 1998, vị trí đó hiện tại là của Chester Bennington. Hiện nay anh là quản lí của ban nhạc Taproot.

Phong cách

Cả hai album Hybrid Theory và Meteora đã hoà quyện âm nhạc thể loại nu metal và rap rock với ảnh hưởng và yếu tố từ industrial rock, synth rock, electronica và drum and bass, tận dụng việc lập trình và nhạc cụ điện tử. Tạp chí Rolling Stone đã gọi "Breaking The Habit" là "một nghệ thuật vừa đẹp vừa liều lĩnh".

Trong Minutes to Midnight ban nhạc thử nghiệm âm nhạc mới của họ, và có thể thấy họ bị ảnh hưởng từ thể loại và kiểu nhạc rộng rãi hơn. Trong album, chỉ có 2 bài có phần đọc rap. Đó cũng là studio album đầu tiên của họ có phần solo guitar và có Mike Shinoda hát hơn là đọc rap.

Việc sử dụng hai giọng ca riêng biệt của Linkin Park đã trở thành phần lớn trong nhạc của họ. Chester Bennington được biết đến nhiều nhất nhờ tiếng gào thét, phổ biến trong nhiều thể loại của metal, trong khi thỉnh thoảng anh cũng hát giọng du dương hơn, và anh được xếp hạng 46 trong danh sách "100 Giọng ca Heavy Metal Đứng đầu Mọi Thời đại" của Hit Paraders.

Mike Shinoda là MC của nhóm và hát tất cả phần đọc rap. Mike cũng hát tất cả phần đệm khi biểu diễn trực tiếp, và trong album mới nhất của họ, Minutes to Midnight, anh hát chính trong 3 bài: "In Between", "Hands Held High" và bài mặt B "No Roads Left". Shinoda cũng được xếp hạng trong danh sách "100 Giọng ca Heavy Metal Đứng đầu Mọi Thời đại" của Hit Paraders ở hạng 72.

Lịch sử

Những năm đầu (1996 - 2000)

Năm 1996, tay ghita Brad Delson và MC Mike Shinoda tốt nghiệp Trường trung học Agoura tại Agoura Hills, California. Trong lễ tốt nghiệp, họ thành lập một ban nhạc với một người bạn, tay trống Rob Bourdon, với cái tên "SuperXero". Trước đó Bourdon và Delson đã chơi chung trong một ban nhạc trong một năm là "Relative Degree". Ba thành viên của ban nhạc chơi thể loại nhạc sơ khai của họ khi còn ở trong trường. Delson đã từng học tại Đại học California. Shinoda đến từ Trung tâm Đại học Thiết kế và Nghệ thuật tại Pasadena, California. Khi còn học tại đại học, Delson gặp Dave Farrell. Họ là bạn chung phòng, cùng học tập và vui chơi với nhau. Trước đó, Farrell đã chơi trong một ban nhạc tên là Tasty Snax cùng với Mark Fiore - sau này là người quay phim của Linkin Park. Ở Art Center College of Design, Shonoda cũng đã gặp Joe Hahn. Farrell và Hahn sau đó cũng gia nhập vào SuperXero, và cái tên đó cũng được rút ngắn đi thành "Xero". Rồi Mark Wakefield cũng tham gia vào ban nhạc, họ cùng nhau thu âm bản demo đầu tiên và gửi cho nhiều hãng thu âm khác nhau. Nhưng bản demo đó không được chú ý và ban nhạc không được biết đến. Một thời gian sau, Wakefield rời khỏi ban nhạc.

Sau khi Wakefield rời đi, Shinoda tổ chức thử giọng cho ca sĩ mới, cùng thời gian đó, Delson cũng gặp được người đại diện của Warner Brothers A&R Jeff Blue. Blue giới thiệu Bennington cho họ, một giọng ca trẻ từ Phoenix, Arizona và đang tìm việc trong một ban nhạc mới. Shinoda và Delson gửi cho Bennington một cuộn băng chứa phần nhạc của bài hát và anh ghi âm giọng của mình. Sau đó anh gọi điện cho Shinoda và hát trên điện thoại. Đó là sự khởi đầu cho những điều tốt đẹp đến với ban nhạc ngay khi một ca sĩ có năng lực cùng tham gia là Chester Bennington. Khi Chester gia nhập vào ban nhạc, họ bắt đầu tìm một cái tên mới. Cái tên cũ đã được dùng bởi một ban nhạc thập niên 1970, thập niên 1980 ở Úc, và họ dổi tên thành "Hybrid Theory" và đội hình của họ gần như đã được "đóng băng" lại. Farrell tạm thời rời khỏi ban nhạc vì ban nhạc cũ The Snax/Tasty Sanx, do vậy anh không thể chơi bass trong EP (đĩa dài). Thay vào đó, Delson và Kyle Christner đã chơi bass. Vào khoảng giữa năm 1999, hàng ngàn bản EP đã được tiêu thụ. Những bản khác cũng đã được gửi cho nhiều hãng ghi đĩa, bao gồm cả Warner Brothers Records. Farrell thay vào vị trí của Scott Koziol. Sau đó, ban nhạc tham gia vào Warner Brothers năm 1999.

Và bằng cách nào đó, ban nhạc lại đổi tên một lần nữa vì liên quan tới vấn đề bản quyền với một ban nhạc Anh là Hybrid. Có khá nhiều gợi ý khác nhau cho tên ban nhạc, bao gồm Clear, Probing Lagers, Ten P.M. Stocker (lời nói đùa cho ban nhạc khi họ luôn thu âm và luyện tập khá muôn vào buổi tối) và Platinum Lotus Foundation. Cuối cùng Bennington gợi ý tên Lincoln Park vì anh đi từ Lincoln Park ở Santa Monica, California mỗi ngày để tới studio cùng ban nhạc khi họ thu âm album đầu tiên. Bennington nghĩ đây sẽ là một cái tên tốt cho ban nhạc vì Lincoln Park có ở khắp mọi vùng. Anh muốn ban nhạc được công nhận là một ban nhạc địa phương ở những nơi họ tới, không quan trọng nơi đó là đâu. Anh rất thích cái tên đó vì nó không có ý nghĩa, và âm nhạc có thể được coi là chính nó. Nhưng tên miền "lincolnpark.com" đã được sử dụng và ban nhạc không đủ khả năng mua lại nó, nên họ đổi "Lincoln" thành "Linkin" và như vậy có thể dùng tên miền "linkinpark.com".


Tiếp cận với thành công: Hybrid Theory (2000-2002)

Ngày 24 tháng 10 năm 2000, album đầu tiên Hybrid Theory được phát hành tại Mỹ. Những bài hát của EP được ghi lại thành demo của Hybid Theory. Single đầu tiên, "One Step Closer" đã là bài hát rock tại MTV.

Ban nhạc biểu diễn trong đêm nhạc tầm cỡ quốc gia lần đầu tiên vào ngày 17 tháng 12 năm 2000, là một phần của chương trình Almost Acoustic Christmas trên KROQ radio. Shinoda viết một bài hát mới có tên là "My December" cho dịp này. Bài hát không có trong Hybrid Theory. Sau đó, nó nằm trong album lễ Giáng sinh phát hành bởi KROQ DJs Kevin và Bean.

Vào đầu năm 2001, Farrell quay trở lại ban nhạc và đĩa đơn thứ hai, "Crawling", được phát hành và giành được giải Grammy cho "ban nhạc hard-rock hay nhất" năm 2002. Ban nhạc khởi đầu tua diễn có tính quốc gia đầu tiên, Ozzfest, với những nghệ sĩ khác như Black Sabbath, Marilyn Manson, Slipknot và Black Label Society của Zakk Wylde. Giữa năm này, ban nhạc phát hành đĩa đơn thứ ba, "In The End". Bài hát là hit lớn nhất của ban nhạc và là một trong đĩa được chơi nhiều nhất của năm 2001. Video của ca khúc này đạo diễn bởi Nathan "Karma" Cox và Hahn, trong đó, họ chơi nhạc ở trên đầu một bức tượng đồ sộ trong mưa. Ngày 20 tháng 11 năm 2001, ban nhạc phát hành DVD đầu tiên với tựa đề Frat Party at the Pankake Festival. DVD có những video của ban nhạc khi họ vui đùa và một phim tài liệu khi họ đi tua diễn quảng cáo cho Hybrid Theory. Vào tháng này, một người bạn của ban nhạc đề nghị thành lập một câu lạc bộ những người hâm mộ (fanclub). Họ nghĩ đó là một ý kiến hay và Linkin Park Undergound (LPU) ra đời. Hàng năm, thành viên của fanclub nhận được một kiện hàng, gồm có 1 áo thun, 1 CD và một trong những đồ vật khác, như guitar pick, sticker và poster. CD đầu tiên là bản phát hành lại của Hybrid Theory EP với những hình ảnh mới.

Đầu năm 2002, ban nhạc bắt đầu lên kế hoạch cho tua diễn Projekt Revolution. Giai đoạn đầu của tour diễn có Adema, Cypress Hill, The Apex Theory và DJ Z-Trip. Trong thời gian này, Shinoda và Hahn cộng tác với X-Ecutioners trong bài hát "It's Goin' Down". Không lâu sau khi tour diễn kết thúc, ban nhạc trở lại studio.

Khi được gửi cho những bản remix (phối khí lại những bài hát của Linkin Park, Shinoda quyết định phát hành một album remix. Ban đầu, anh ta chỉ muốn remix 2 bài hát và phát hành nó dưới dạng đĩa EP. Nhưng, nhờ vào sự khuyến khích của những người bạn cùng ban nhạc (đặc biệt là Hahn và Delson), Shinoda thực hiện một kế hoạch dài hơi hơn. Và nó có tên là Reanimation, album remix những bài hát trong Hybrid Theory và một số bài hát khác, như "My December" và "High voltage". Mỗi ca khúc được remix bởi những nghệ sĩ khác nhau, và có tin cho rằng Shinoda đã nhận được 50 bản remix, anh ta đã nghe từng bản một và tự tay chọn ra những bản tốt nhầt. Có hai bản remix không nằm trong Reanimation, là "Points of Autority" của The Crystal Method (có trong CD LPU thứ hai)và bản remix "By Myself" của Marilyn Manson. Có một bản remix "My December" được xác nhận là của Team Sleep cũng bị loại ra vì nó làm cho bài hát thêm đen tối; Shinoda đã chọn bản như trong album vì nó làm cho bài hát dường như vui tươi và hạnh phúc hơn. Một vài nghệ sĩ cùng cộng tác trong album là Chali 2na của Jurassic 5, Stephen Richards của Taproot, Kelli Ali của Sneaker Pimps, Aaron Lewis của Staind, The Humble Brothers, Jonathan Davis của Korn, Aceyalone, Pharaohe Monch, The X-Ecutioners, Black Thought, Jay Gordon của Orgy.

Album phát hành vào ngày 30 tháng 7 năm 2002, đĩa đơn đầu tiên và duy nhất là "Pts.of.Athrty" (Points of Authority) remix bởi Jay Gordon của Orgy. Vào tháng 11, ấn bản thứ hai của LPU được tung ra.

Tiếp nối thành công: Meteora, Live In Texas, Collision Course (2002-2004)

Ban nhạc quay lại studio vào giữa năm 2002 để thu âm album mới. Tên album được giữ bí mật cho tới tháng 12, lúc đó nó được tiết lộ là Meteora. Single đầu tiên: "Somewhere I Belong" phát hành vào tháng 2 năm 2003 và rất được hoan nghênh. Vào ngày 25 tháng 3 năm 2003, Meteora được phát hành và giữ vị trí đầu bảng tại Billboard sau khi bán được 810.000 bản trong tuần đầu tiên. Nó bán được 11 triệu bản trên toàn thế giới, trong đó có hơn 5 triệu bản tại Mỹ.

Sau khi phát hành album, ban nhạc bắt đầu tua diễn Projekt Revolution lần thứ hai của họ với Blindside, Mudvayne và Xzibit. Single "Faint" phát hành vào gần cuối tua diễn. Tiếp theo, ban nhạc tham gia với Metallica trong tua Summer Sanitarium 2003 của họ, cùng với Limp Bizkit, Deftones và Mudvayne. Một thời gian ngắn sau khi tua diễn này kết thúc, ban nhạc phát hành đĩa đơn "Numb". Họ quay video của đĩa đơn này tại Praha, Cộng hòa Séc. Đống thời, họ cũng quay video cho From the Inside và video này còn được làm trước cả video của "Numb". Bennington bị ốm trườc khi video của "Numb" hoàn thành nên phần cuối của video này quay tại một nhà thờ ở Los Angeles, California.

Ngày 18 tháng 11 năm 2003, ban nhạc phát hành một CD/DVD mới là Live in Texas. Cuốn phim ghi hình ở tua diễn Sanitarium tại Dallas và Houston, Texas. DVD kết hợp cả hai live-show cùng lúc, vì vậy ban nhạc đã mặc những trang phục giống nhau ở những ngày diễn kế nhau. DVD có 17 bài hát và CD có 12 bài được chọn lọc trong số đó. Cũng trong tháng này, phiên bản LPU thứ 3 được tung ra. CD này có 5 bài hát được cắt từ DVD Live in Texas. Nó quả là không được hay lắm với những thành viên fanclub, nhưng người muốn CD có những bài hát đặc biệt (như 2 lần trước) thay vì những bài hát live. Vào cuối năm, ban nhạc biểu diễn tại đêm nhạc KROQ Almost Acoustic Christmas thứ 3 của mình.

Đầu năm 2004, ban nhạc khởi đầu Meteora World Tour của họ với P.O.D, Hoobastank và Story of the Year. Trong thời gian của tua diễn, video From the Inside được phát hành trên toàn cầu. Tiếp theo chuyến lưu diễn này, ban nhạc bắt đầu thực hiện video được kì vọng nhầt của họ từ trước tới nay, Breaking the Habit, với phong cách anime của Nhật Bản, đạo diễn bởi Kazuto Nakazawa và Hahn. Video là chuyến du hành của linh hồn Bennington xuyên qua một tòa nhà cũ, gặp những người khác nhau chiến đấu với những thói quen khác nhau mà họ cố gắng từ bỏ. Một số trong những thói quen đó là ma túy, sự lạm dụng tình dục. Trước khi phát hành đĩa đơn "Breaking the Habit", single "Lying from You" cũng được phát trên sóng phát thanh.

Sau đó, Linkin Park bắt đầu tua diễn Projekt Revolution thứ 3, là tua diễn được kì vọng. Nó có hai sân khấu mà họ gọi là Revolution Village. Sân khấu chính gồm có Linkin Park, Korn, Snoop Dogg, the Used và Less Than Jake trong khi sân khấu thứ hai gồm Ghostface, Funeral for a Friend, M.O.P., Downset, No Warning, instruction and Autopilot Off. DJ Z-Trip cũng cũng cùng đi tua, với vai trò là between-set của buổi biểu diễn. Revolution Village có những trò giải trí như video game kiosk, miniature skate park, batting cage, remixing stage và còn nhiều trò khác. Đây là tua diễn "cháy vé" nhất của năm.

Cuối năm 2004, Linkin Park cộng tác với Jay-Z theo đề gnhị của MTV. Kết quả là bản EP Collision Course phát hành vào ngày 30 tháng 11. Đó là sự pha trộn (mashups) 7 bài hát của Linkin Park và 6 của Jay-Z. Đĩa đơn đầu tiên, "Numb/Encore" nằm trong top-20 của Billboard trong 6 tháng và đoạt được một giải Grammy. Album cũng đứng vị trí số 1.

Ấn bản LPU thứ tư phát hành vào tháng 11. CD này có 2 bài hát mới, một là 2 phút nhạc gọi là "Sold My Soul to Yo Mama" bởi Hahn, và bài kia là "Standing in the Middle", một sự hợp tác với Motion Man. Bài hát này được thu âm từ năm 2001, như một bài hát nháp cho Reanimation.

Những đề án phụ và hoạt động từ thiện (2004-2006)

Năm 2005 là một năm khá yên lặng đối với Linkin Park. Ban nhạc thành lập Music for Relief - một tổ chức giúp đỡ những nạn nhân động đất 2004 Ấn Độ Dương. Nó phát triển thành một chương trình giúp đỡ những nạn nhân thảm họa thiên nhiên khác, như bão Katrina, bão Rita. Ban nhạc có hai show diễn vào năm này, một tại California cho Music for Relief, một tại Philadelphia, Pennsylvania trong Live 8. Chester Bennington còn biểu diễn tại ReAct Now: Music & Relief - một buổi biểu diễn dài 4 giờ rưỡi trong ngày 10 tháng 9 năm 2005 nhằm gây quỹ cho nạn nhân bão Katrina - MTV, VH1 và CMT đã truyền hình buổi biểu diễn này. Trong buổi biểu diễn đò, Chester đã trình bày "Let Down", một ca khúc buồn và chậm do chính anh viết.

Vào tháng 5, ban nhạc yêu cầu phá bỏ hợp đồng với Warner Brothers vì thiếu tin tưởng. Ban nhạc đã tìm được một hãng thu âm mới.

Vào tháng 7, Shinoda giới thiệu đề án phụ (side-project) của mình, Fort Minor. Anh ta giải thích rằng đó là một cách để anh quay lại với căn nguyên hip-hop của mình. Shinoda muốn ghi âm những bài hát cùng những người bạn trong nghề tốt và thân nhất của mình, gồm có Styles of Beyond, Black Thought (của The Roots) và Common (một trong số những người giúp thực hiện album Reanimation). Album đầu tiên của Fort Minor, The Rising Tied, phát hành vào ngày 22 tháng 11 năm 2005.

Bennington cũng có một đề án phụ, album solo của mình với Amir Derakh và Ryan Shuck của Orgy. Những điều được biết về dự án này là cái tên của nó, Snow White Tan, một bài hát của nó là "Morning After". Những kế hoạch của Shinoda và Bennington làm xuất hiện tin đồn rằng vì vậy mà ban nhạc bị chia rẽ nhưng họ đã phủ nhận tin đồn đó.

Phiên bản thứ 5 của LPU cũng phát hành vào ngày 21 tháng 11 năm 2005. Trong CD có những bài hát mà ban nhạc biểu diễn tại Live 8 và một vài bài hát khác với Jay-Z.

Cũng vào tháng 11, Farrell tiết lộ rằng Linkin Park đã ghi âm một bài hát mới cho Machine Shop Mixtape series. Vào ngày 8 tháng 12 nâm 2006, Linkin Park được giới thiệu cho một nhà sản xuất album-studio thứ ba của họ, Rick Rubin, người đã làm việc với The Beastie Boys, Red Hot Chili Peppers, System Of A Down và một số người khác.

Vào lễ trao giải Grammy 2006, Linkin Park đã biểu diễn cùng với Jay-Z và Paul McCartney bài hát "Yesterday". Cũng trong buổi lễ này, Rolling Stones đã phỏng vấn Chester Bennington. Anh ta tuyên bố rằng album mới của Linkin Park sẽ khác với những album trước đó.

Ngày 9 tháng 6 năm 2006, một đoạn quảng cáo (trailer) của LPTV được tung lên YouTuBe, nó có 15 phần và đã thu được sự chú ý nhờ vào những tin nhắn của thành viên LPU. Hiện nay những video này có thể xem tại trang web chính thức của ban nhạc. Mùa hè này, Linkin Park diễn tại Summer Sonic tour 2006 tại Nhật Bản; tại đây họ đã biểu diễn một ca khúc mới là "QWERTY". Đầu năm 2007, Shinoda sẽ có môt buổi phỏng vấn với KROQ về album sắp phát hành của nhóm. Ngày 10, 11 và 12 tháng 9, Linkin Park cũng như Fort Minor sẽ tới Louisiana để phân phát hàng tiếp tế cho 17 trường học khác nhau nạn nhân của bão Katrina.

Tái xuất: Minutes to Midnight (2006 - Nay)

Năm 2006, Linkin Park trờ lại phòng thu và thử sức với chất liệu mới. Để sản xuất album này, ban nhạc đã chọn nhà sản xuất nổi tiếng Rick Rubin. Ban đầu, album này được thông báo sẽ ra mắt trong năm 2006, nhưng sau đó lùi lại tới năm 2007. Ban nhạc đã thu được 30 đến 50 bài hàt vào tháng 8 năm 2006 khi trưởng nhóm Mike Shinoda tuyên bố album đã được hoàn thành một nửa. Chester còn cho biết album mới sẽ vượt ra khỏi thể loại nu metal trước đây của nhóm. Hãng thu âm Warner Bros. chính thức tuyên bố studio album thứ ba của nhóm mang tên Minutes to Midnight, sẽ được phát hành vào ngày 15 tháng 5 năm 2007 ở Mỹ. Sau mười bốn tháng làm việc trong phòng thu, ban nhạc quyết định loại ra 5 bài hát trong số 17 bài như dự tính. Album đã bán được hơn 600 000 bản tại Mỹ trong tuần đầu tiên, trờ thành một trong những album ra mắt ấn tượng nhất trong vài năm trở lại đây. Minutes to Midnight cũng dành vị trí đứng đầu bảng xếp hạng Billboard.

Đĩa đơn đầu tiên của album, "What I've Done", được phát hành vào này 2 tháng 4. Cùng tuần đó, video của nó được phát trên MTV và Fuse. Đĩa đơn này rất được người nghe tán thưởng, "What I've Done" lọt vào Top 10 của bảng xếp hạng Billboard Hot 100, đứng đầu các bảng xếp hạng nhạc Rock của Billboard là Modern Rock Tracks và Mainstream Rock Tracks. Bài hát này cũng đứng đầu rất nhiều ngày trong bảng xếp hạng "Hot 10 @ 10" trên "XoneFM" của Việt Nam.

Nội dung các ca khúc trong Minutes To Midnight không còn hướng nội như trong 2 album trước, thay vào đó là các vấn đề chính trị, xã hội và môi trường. Video clip của "What I've Done" được đánh giá cao từ những người hâm mộ Linkin Park vì nội dung rất có ý nghĩa. "No More Sorrow" cũng là một bài hát gây chú ý trong album mới này vì nội dung mang tính phê phán và đả kích chiến tranh. "Shadow Of The Day" mang nội dung tích cực chứ không u tối như các bài hát khác cũng rất được ủng hộ.

Mike Shinoda đã thể hiện xuất sắc chất giọng của mình trong "In Between", Chester cũng đem đến một phong cách khác trong "The Little Things Give You Away". Vài ngày trước khi phát hành Minutes To Midnight, bản thu âm nháp của Linkin Park đã được phát lên mạng và đã có rất nhiều nhận định tích cực về thành công của nhóm.

Đĩa đơn thứ hai, "Bleed It Out", được ra mắt vào ngày 20 tháng 8 năm 2007.

Trong năm nay ban nhạc đã biểu diễn trong Live Earth tại Nhật Bản vào ngày 7 tháng 7 năm 2007 và tour Projekt Revolution lần thứ tư.

Sửa bởi khangvn1993 : 12-05-2008 lúc 01:45 PM

 Thành viên Linkin Park

Chester Bennington

Chester Charles Bennington (sinh ngày 20 tháng 3 năm 1976) là một nhạc sĩ người Mỹ, được biết đến với vai trò ca sĩ chính của nhóm nhạc nu metal Linkin Park.

Tiểu sử

Thiếu thời
Chester Bennington chào đời ở Phoenix, Arizona. Nhạc cụ đầu tiên mà anh ấy học là dương cầm. Anh ấy đã từng tham gia vào một số ban nhạc và chơi ở nhiều vị trí khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là ở vai trò ca sĩ. Anh ấy chưa bao giờ tham gia thực sự vào một ban nhạc nào cho tới năm 1993, khi anh ấy tham gia vào Grey Daze. Ban nhạc đã được giải tán vào năm 1998 và anh ấy tham gia vào Linkin Park một năm sau đó.

Bennington đã có một cuộc sống khá khó chịu suốt thời thiếu niên. Anh ấy đã bị lạm dụng tình dục khi còn nhỏ, bởi một gia đình của một người bạn thân. Một vài người bạn của anh đã tự tử, và một trong số đó đã qua đời trong một tai nạn trong khi trượt ván.

Cha mẹ anh ấy đã ly dị 1987, rời bỏ anh ấy với ba người anh chị em khác, hai chị và một anh trai. Bennington là người nhỏ nhất trong bốn anh chị em khi anh ấy mười một tuổi, và anh ấy ở cùng cha, một cảnh sát hành chính và là một thám tử. Anh trai của anh ấy đã giới thiệu anh tới những ban nhạc như Loverboy, Foreigner và Rush, cũng như The Doors.

Trước khi cha mẹ anh ấy chia tay, gia đình họ thường xuyên chuyển nhà xung quanh vùng Arizona, từ những thành phố như Scottsdale, Tolleson, Tempe, và những nơi khác. "Tôi đã từng là một vận động viên điền kinh khi còn bé nhưng tôi đã ngừng quan tâm đến chúng, và tôi bắt đầu sa sút việc học ở trường," Bennington đã tâm sự trong một bài báo ở Kerrang. "Tôi bắt đầu hút thuốc lá và thường tham gia vào những băng đảng. Tôi nghĩ tôi đã 11 tuổi lúc tôi bắt đầu hút cần sa".

Bennington đã học ở Đại học Centennial, Đại học Greenway, và sau đó anh đã tốt nghiệp ở Đại học Washington. Bennington đã từng làm thêm ở một tiệm cà phê với vai trò người phục vụ. Anh ấy nói việc làm ở tiệm Bean Tree Coffee House đã tiếp thêm cho anh nghị lực và sự cảm thông (từ mọi người). Trong cuối giai đoạn thiếu niên và đầu những năm anh 20 tuổi, Bennington đã phải đấu tranh với nhiều chất gây nghiện như heroin, và cocaine; tuy nhiên, Chester đã vượt qua được tất cả những thói quen nghiện ngập ấy và bây giờ, anh ấy hoàn toàn "trong sạch".

Grey Daze
Bennington đã trở thành ca sĩ chính (lead vocalist) của ban nhạc Grey Daze từ năm 1993 đến 1998. Chester nghĩ rằng anh ấy không có đủ tiền cho việc viết nhạc của anh ấy và bên cạnh đó, anh còn có một số bất đồng với một thành viên trong ban nhạc, vì vậy, anh đã rời khỏi ban nhạc. Trong thời gian cộng tác với Grey Daze, Chester đã thu âm hai album, "Wake me" vào năm 1994 và "...no sun today" vào năm 1997 cùng với một bản thu thử (bản demo) bài "Sean Dowdell and his Friends?" vào năm 1993 với ban nhạc cùng tên.

Sau khi anh rời khỏi ban nhạc, họ đã tan rã và tay guitar của nhóm, Sean Dowdell đã gia nhập một ban nhạc mới với một ca sĩ nữ mới, Jodi Wendt, với cái tên Waterface và cùng thu âm một album, "Seven Days".

Trong khi Chester vẫn còn là thành viên trong Grey Daze, Chester đã làm thêm theo giờ ở cửa hàng Burger King, vì vậy, anh có thể tập với nhóm vào buổi tối. Tại thời điểm đó, anh nghèo tới mức không thể mua được một chiếc xe hơi hay thậm chí là một chiếc xe đạp, vì vậy, anh đã sử dụng một chiếc ván trượt như là một phương tiện đi lại.

Tại Burger King, Chester đã gặp người vợ đầu tiên, Samantha. Họ đã kết hôm vào ngày 31 tháng 10 năm 1996, khi Chester vừa tròn 20. Và cũng bởi vì họ quá nghèo để tổ chức một tiệc cưới hay mua nhẫn, cả hai người đã xăm hình lên ngón tay đeo nhẫn của mình.

Cả hai đã học hỏi thêm về thế giới kinh doanh, Chester đã học "chui" một số lớp học ở Đại học bang Arizona (không giống với các thành viên còn lại của Linkin Park, Bennington không có bằng cử nhân). Chester và Samantha có một đứa con, một bé trai tên Draven Sebastian Bennington, sinh ngày 19 tháng 4 năm 2002 lúc 13h. Họ tuyên bố trên website (của Linkin Park): "Đứa bé rất hạnh phúc, khỏe mạnh và vô cùng đáng yêu. Đứa bé và cha mẹ bé thật tuyệt vời. Họ cám ơn tất cả các bạn vì đã quan tâm và họ yêu tất cả các bạn! Cả gia đình sẽ cùng du hành trong chuyến lưu diễn tiếp theo của Linkin Park!". Có người cho rằng Draven được đặt tên theo nhân vật chính trong bộ phim "The Crow". Vào ngày 2 tháng 5 năm 2005, Chester và Samantha đã ly dị sau 9 năm chung sống. Samantha đã được quyền nuôi giữ đứa bé, nhưng Chester, sau vài tháng đấu tranh, đã giành lại được quyền cùng nuôi dưỡng bé Draven.

Vào ngày 31 tháng 12 năm 2005, Chester đã kết hôn cùng cô bạn gái 29 tuổi của anh là Talinda Bently, người đã từng chụp ảnh cho tạp chí Playboy trong những năm học đại học của cô ấy ở Viện khoa học công nghệ California. Talinda đã hạ sinh một bé trai tên Tyler Lee vào ngày 16 tháng 3 năm 2006 tại Los Angeles. Tyler nặng 4.05 kg, theo như lời phát biểu với báo giới của họ. Cũng theo lời phát biểu này, Chester đã có một đứa con trai mười tuổi tên là Jaime, bên cạnh đó, cũng có nghi vấn rằng liệu đứa bé này là con của Chester hay Chester chỉ là cha dượng của Jaime mà thôi. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây trong show truyền hình "Kevin và Bean", Chester bộc bạch rằng anh ấy đã nhận anh của Jaime làm con nuôi: "Tôi có ba đứa con trai, và tôi đã nhận nuôi anh của Jaime, là đứa con lớn nhất của tôi. Tôi nhận nuôi đứa bé như là con ruột của tôi, nên tôi đoán là tôi có bốn đứa con."

Chester đã tái hợp với Grey Daze cho lần biểu diễn cuối cùng với hy vọng có thể quyên góp tiền để giúp đỡ một thành viên trước đây của Grey Daze, Bobby Benish, với chứng bệnh bướu não. Họ đã dự định biểu diễn tại nhà hát Dodge ở Arizona cùng với ban nhạc Phunk Junkeez, Pokerface và Gift.

Tuy nhiên, Chester đã hoãn lại việc trình diễn để tiếp tục cùng Linkin Park hoàn thành việc thu âm theo lịch đã định sẵn cho album thứ hai Meteora. Bobby Benish đã chết do chứng bướu não của anh ấy.

Năm 1995, thành viên trước kia của Grey Daze, Sean Dowdell đã thành lập Club Tattoo (tức câu lạc bộ xăm mình), một tiệm xăm mình ở Phoenix, Arizona. Bây giờ họ đã có một chuỗi 3 chi nhánh ở Arizona. Rất nhiều những nhân vật nổi tiếng, như Hoobastank, David Boston từ Arizona Cardinals, và cả Chester đã đến đây để xăm mình.


Mike Shinoda
Michael Kenji Shinoda (sinh ngày 11 tháng 2 năm 1977) là một nhạc sĩ người Mỹ và là một nhà sản xuất âm nhạc. Anh ấy được biết đến với vai trò MC (rapper), hát đệm, đàn điện tử, ghita bass trong ban nhạc Linkin Park. Anh ấy cũng có một đề án phụ về hip hop là nhóm Fort Minor cùng một số người bạn như Styles Of Beyond, Holly Brook,...

Tiểu sử

Thiếu thời
Mike Shinoda sinh ra trong gia đình có bố mang hai dòng máu Nhật-Mĩ,ông Leslie Shinoda và bà Kim,một phụ nữ mang hai dòng máu Hungary-Nga. Mike lớn lên ở Agoura, California, ngoại ô Los Angeles, nơi anh cư trú đến trước tuổi trưởng thành. Mike có một em trai (sinh năm 1979) tên là Jason, và Mike hay gọi em mình là "Jay".

Lần đầu tiên anh ấy ra mắt với giới thương mại âm nhạc là vào những năm trung học, khi anh ấy tham dự vào một buổi hòa nhạc của Anthrax và Public Enemy. Sau đó, anh ấy bắt đầu với những bài học piano, học chơi những tác phẩm kinh điển, và sau đó là chuyển sang nhạc jazz và hip hop. Trong thời gian đó, anh học thêm guitar và cuối cùng, là hoàn thiện phần rap trong các tiết mục của anh.

Trong những năm đầu của tuổi thiếu niên, niềm đam mê âm nhạc của Mike đã tìm thấy sự khích lệ ở người bạn Brad Delson, và cùng với Brad, Mike bắt đầu viết và thu âm một số ca khúc trong một phòng thu tạm thời tại phòng ngủ của Mike. Shinoda học tại Trường trung học Agoura cùng với thành viên của Linkin Park Brad Delson cũng như một số thành viên khác của ban nhạc Hoobastank. Thời điểm kết thúc bậc trung học cũng là thời điểm tay trống Rob Bourdon gia nhập vào dự án âm nhạc này. Ba người đã thành lập ra một ban nhạc với tên gọi là Xero, và bắt đầu nghiêm túc hơn trong việc theo đuổi sự nghiệp của họ trong nền công nghiệp âm nhạc.

Sau khi tốt nghiệp trung học, Mike ghi danh vào Art Center College of Design (Trung tâm cao đẳng nghệ thuật) để theo học thiết kế đồ hoạ và minh họa. Tại đây Mike đã quen với Joseph Hahn, là một DJ và tay đẩy đĩa, là một người bạn học cũ của Brad. Joseph cùng với Dave "Phoenix" Farrell đã gia nhập vào đội ngũ của Xero.

Shinoda cuối cùng cũng đã hoàn thành bậc cử nhân đồ họa, bảo đảm cho nghề nghiệp của chính anh như một người thiết kế đồ họa sau khi tốt nghiệp. Cùng với kinh nghiệm cũng như tài năng của một nghệ sĩ, Mike đã thiết kế toàn bộ phần hội họa cùng với Hahn, và hơn thế nữa, họ đã thiết kế bìa album 2000 Fold cho Styles of Beyond.

Linkin Park
Ngay trước khi tốt nghiệp, ban nhạc (ở thời điểm này có tên là Hybrid Theory) có thêm một ca sĩ thứ hai là Chester Bennington, thay thế cho Mark Wakefield.

Chỉ với sáu bản EP đã được phát hành dưới một cái tên mới trước khi họ buộc phải thay đổi tên ban nhạc một lần nữa - và vì vậy đã đưa đến việc thông qua rằng Shinoda cùng với những thành viên khác trong ban nhạc tự gọi họ là "Lincoln Park" theo như đề nghị của Chester Bennington. Tuy nhiên, tên miền lincolnpark.com đã được sử dụng và nếu họ muốn mua lại tên miền này thì chi phí chi trả sẽ là không nhỏ. Vì vậy, họ đổi thành Linkin Park. Trong năm 1999, Linkin Park tiếp tục theo đuổi con đường của họ ở các câu lạc bộ ở Los Angeles.

Fort Minor
Shinoda lập một đề án phụ tên là "Fort Minor" vào khoảng giữa năm 2004 và 2005 vì anh không thể chứng tỏ được bản chất hip hop của mình trong Linkin Park. Anh giải thích cái tên của đề án trong một cuộc phỏng vấn:
“ 'Fort' tượng trưng cho mặt công kích hơn của âm nhạc. 'Minor' có thể hiểu là: nếu bạn nói theo kiểu lý thuyết âm nhạc, nốt thứ (minor key) sẽ thấp hơn. Tôi muốn đặt tên cho album hơn là đặt tên tôi trên bìa, vì tôi muốn mọi người tập trung vào âm nhạc chứ không phải tôi. ”

Album đầu tay của Fort Minor, tên là The Rising Tied, phát hành ngày 22 tháng 11 năm 2005, và có sự góp mặt của Styles of Beyond, Lupe Fiasco, Common, Black Thought từ The Roots. John Legend, Holly Brook, Jonah Matranga và gồm cả Jay-Z (Shawn Carter) với vai trò thực hiện sản xuất.

Trong mùa giải NBA (Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia) năm 2006-2007, "Remember The Name", single thứ hai từ album The Rising Tied, đã trở thành nhạc nền chương trình NBA Overtime trên TNT. Đó là một bản remix của NBA, và vẫn là bài hát chủ lực cho NBA trên TNT đến nay. Hơn nữa, đội Big East dùng "Remember The Name" làm bài nhạc đệm cho Mùa giải Bóng rổ Big East năm 2006.

Anh cũng gây chấn động hàng Top 10 với bài single bất ngờ hàng hit "Where'd You Go" đã vươn lên hạng 4 trong bảng xếp hạng Billboard Hot 100.

Sau khi phát hành album, Shinoda đóng góp cho cửa hàng âm nhạc iTunes bằng cách tạo danh sách bài (playlist) của riêng mình.

Sản xuất
Shinoda đã sản xuất bài hát cho những album của Lupe Fiasco và Styles Of Beyond, cũng như sản xuất kiêm đồng sản xuất một vài album của Linkin Park, gồm Reanimation, Hybrid Theory EP, bản EP hợp tác với Jay-Z: Collision Course, và gần đây nhất Minutes To Midnight. Anh cũng sản xuất tất cả CD Linkin Park Underground của Linkin Park.

Cuộc sống riêng tư
Mike Shinoda lấy Anna (Hillinger) Shinoda từ tháng 5 năm 2003. Cô giờ là một nhà văn viết truyện trẻ em. Bài hát Where'd You Go, theo lời Shinoda, được sáng tác tặng vợ anh. Họ hiện đang chung sống ở Agoura Hills, California. Vào năm 2004, anh đã xuất hiện trên một tập của Punk'd, ở đó một cái vòi chữa cháy được đặt kế xe hơi của anh trong một cảnh giả lửa. Vào năm 2005 anh được phỏng vấn bởi Ike Barinholtz và Bobby Lee từ MADtv tại lễ trao giải Âm nhạc Billboard về sau được phát sóng nhiều kỳ. Anh cũng tiết lộ rằng anh bị bệnh hen suyễn.

Skid Row

J rất thik ban nhạc này,cả về chất giọng tuyệt vời của Chester ,những bản Rap lôi cuốn của Mike...và tất cả.Đây là rock band mà J nghe đầu tiên.Thanks for share.Cho J góp 1 bài nha,1 ban nhạc đi trước và đã tan rã nhưng những gì họ để lại trong lòng các Fan thì không bao giờ phai nhạt cả,với J cũng vậy.Đó là Skid Row.

Thành lập ban nhạc -
New. Jersey, anh là tay guitar sáng tác chính của nhóm;
Scotti Hill sinh ngày 31-5-1964 tại LongIsland New York, anh là tay guitar solo chính của nhóm;
Ca sĩ Sebastian Bach sinh ngày 3-4-1968 ở Canada.
Tay trống Rob Affuso sinh ngày 1-3-1963 và tay bass Rachel Boland sinh ngày 9-2-1067 cũng ở Hoa Kỳ.

Mọi chuyện được bắt đầu vào năm 1986 tai New Jersey . Dave Sabo , 1 tay guitar nghiệp dư , khi đó đang làm việc tại 1 gian hàng bán guitar của địa phương , đã gặp và kết bạn với Rachel Bolan . Rachel là 1 tay bass tài năng nhưng cũng lắm bệnh nhiều tật :
Khi còn nhỏ , Rachel là 1 cậu bé rất bướng bỉnh , căm ghét trường học , và đặc biệt cậu là người mắc chứng hoang tưởng , luôn bị ám ảnh đốt nhà hành hạ ! ) Đó là 1 dấu móc quan trọng của Skids . Cả 2 đều tôn sùng Kiss , 1 ban nhạc Rock có nhiều ảnh hưởng nhất tới Skid Row sau nay ! Họ bắt đầu thảo luận và kết hợp ý tưởng về những ca khúc . Bolan có quen với 1 tay guitar tên là Scotti Hill khi họ chơi trong cùng 1 ban nhạc trước đây . Tương tự đốii với Sabo và tay trống Rob Affuso . Một sự kết hợp hoàn toàn tình cờ . Như vậy là Skid Row đã có 4 thành viên , chỉ còn lại 1 vấn đề nho nhỏ : họ ko có 1 lead singer thực thụ ...... Sau cuộc sát hạch hàng trăm singer mà ko thử được bất kỳ 1 kết quả khả quan nào ( ngoại trừ truờng hợp của Matt Fallon , lead singer đầu tiên của Skid Row bị chê là " Có giọng giống Jon Bon Jovi " quá ! Sau do đã bị cho bat bai ) ,Skids co nghe kể về Sebastian Bach , 1 người Canada gần đây đã hát trong lễ cưới 1 nhà sản xuất âm nhạc. Đã có cuộc tiếp xúc , và sau buổi gặp mặt đó , Skids lập tức hiểu ra mọi chuyện. Sebastian chỉ đơn giản là hoàn hảo về mọi mặt đối với ban nhạc . " Thằng chưa thuần hóa cao 1m83 " ( the 6-foot 3 wild youth )- ngôn từ mà báo chí thời đó nói về Sebastian, là sự bổ sung cuối cùng của Skid Row. Tuy là người trẻ nhất trong ban nhạc ( Sebastian khi đó 18 tuổi ), nhưng cũng ko sai khi nói rằng anh chính là trụ cột của ban nhạc .... Như thế là Skid Row đã được định hình .

--------------------------------

Cuối thập kỷ 80 là thời điểm mà các nhóm Hardrock và Heavy Metal phát triển cực mạnh nên việc một ban nhạc mới giành được cảm tình của giới hâm mộ ở Anh, Mỹ nói riêng và ở trên thế giới nói chung là một việc không dễ dàng gì. Skidrow cũng không ngoại lệ, nhóm phải chơi các chương trình phụ mở màn cho các nhóm đàn anh khác như Judas Priest, Kiss hay chơi show ở các sàn diễn quê hương tới 2 năm trời mới gây được ấn tượng với hãng thu thanh Atlantic.
Sau khi được hãng này bổ trợ, nhóm bắt đầ viết bài hát và tới đầu năm 1989, album đầu tay mang tên nhóm ra đời. Album chơi sôi nổi rất hay và rất ấn tượng bởi các bài hát có giai điệu mạch lạc và lối đệm nhạc phần lớn dựa vào ngẫu hứng, album này mang lại một điều bất ngờ rất lớn đó là số lượng bán ra tới hơn 3 triệu bản. Nhóm không bao giờ mơ tới một con số lớn như vậy, họ không bao giờ tưởng tượng được là trong một năm, tên tuổi của mình không chỉ được giới hâm mộ Anh Mỹ biết tới mà còn được nhiều quốc gia xa xôi biết tới như Mexico, Brazil, Nhật Bản. Với thành công nhanh chóng, nhóm không thể không tổ chức một chuyến lưu diễn ở Hoa Kỳ và dù chỉ với duy nhất một album. Chuyến lưu diễn của nhóm vẫn rầm rộ không kém một nhóm đàn anh nào. Thêm vào đó, nhóm còn tham gia lễ hội Rock vì hòa bình ở Nga cùng với các nhóm Ozzy, Bon Jovi, Scorpions, Cinderella, Motley Crue... Sau một thời gian chuẩn bị, nhóm tiếp tục tung album thứ hai vào năm 1991 mang tên Slave to the Grind, album này là kết tinh của những cảm xúc tuyệt vời của các thành viên và đây là một album chơi rất nặng, đưa tên tuổi nhóm lên ngang hàng với các nhóm Heavy Metal có thâm niên khác. Sau album này, nhóm không thể từ chối lời mời lưu diễn ở Nhật nơi có hàng vạn nữ sinh sẵn sàng bỏ học để đón xem những buổi biểu diễn của họ. Hơn thế, những bài hát sôi động và tình cảm của Skidrow còn làm cho các cô gái ở Brazil, Mexico khóc ngất đi.
Nét độc đáo riêng của Skidrow là nhóm sở trường ở những bản Ballad dữ dội. John có giọng ca trong suốt với âm vực cực lớn, giọng anh có thể lên rất cao, hơn cả Robert Plan thần tượng của mình nhưng lại có thể xuống rất thấp, làm cho các bài hát của Skidrow trở nên đầy kịch tính trong nền guitar trau chuốt với những di bass sắc nét. Tuy nhiên, khi rời xa những bài hát giai điệu mạch lạc, nhạc của Skidrow không có ấn tượng mạnh, dễ bị thay đổi. Điều này một phần có thể là vì các thành viên trong nhóm có quá nhiều thần tượng như Dave có thần tượng là Ace Frehley cua Kiss, Joe Pery, Steven Tyler của Aerosmith và Randy Rhoads; Rachel có thần tượng là Gene Simon của Kiss và Tom Hamilton của Aerosmith; Sebastian có thần tượng là Led Zeppelin, RollingStones và Motley Crue; còn Scotti có thần tượng là Jeff Beck và Kiss.
Một phần chính là trong khi nhóm chú trọng vào các bài hát có giai điệu mạch lạc mà công việc sáng tác hoàn toàn trông chờ vào Rachel và Dave, hơn nữa cảm hứng sáng tác không phi là vô tận. Có thể nói do cảm hứng sáng tác không còn phong phú, chất nhạc của Skidrow lại dễ bị ảnh hưởng do không có chất riêng mạnh mẽ nên 2 album kể trên nhanh chóng trở thành kỷ niệm khi album B-side ourselves năm 1992 là một album chơi lại các bài của các nhóm khác và album Subhuman Race năm 1995 ra đời phảng phất không khí Death Metal làm người hâm mộ hoàn toàn thất vọng.
Skid Row chính thức tan rã sau khi thực hiện buổi diễn cuối cùng với Kiss, hinh mau lon nhat cua ban nhac !.... KO ai có thể chắc chắn về tương lai của ban nhạc gây kinh hoàng nhất trên thế giới này. Có lẽ là Skid Row sẽ ko bao giờ trở lại, và đó là 1 điều đáng buồn. Nhưng cùng vời những gì Skids đã đóng góp cho Rock, thì những hình ảnh về ban nhạc sẽ ko bao giờ phai mờ trong lòng các Rock Fan. Một Rob Affuso điên dại tren giàn trống, những ngón đàn điêu luyện của Scotti , Dave, Bolan, dòng chữ " Youth gone wild " xăm trên cánh tay Sebastian Bach cùng với giọng ca khoẻ đến kinh ngạc !
*Các album
Skid Row (1989-1990)
Bìa trước của album Skid Row (1989)

Album cùng tên Skid Row được phát hành vào tháng 1, năm 1989, ngay lập tức đạt được thành công lớn, với 5 lần được danh hiệu platinum. Các đĩa đơn được xuất ra từ album này là "18 and Life", "I Remember You", và đặc biệt là "Youth Gone Wild" trở thành những bài hát "kinh điển" cho giới trẻ Hoa Kỳ thời đó. Skid Row bắt đầu tạo được tiếng vang trên toàn thế giới, và được mời biểu diễn tại Liên hoan âm nhạc ở Moscov (1989) cùng với các ban nhạc kì cựu khác như Scorpions, Bon Jovi, Cinderella...

Song song với thành công, Skid Row bắt đầu có một số scandal mà chủ yếu là xoay quanh ca sĩ hát chính Sebastian Bach. Ngày 27/12/1989, khi đang biểu diễn mở màn cho Aerosmith tại Springfield, Massachusetts, Bach bị một khán giả quá khích ném chai vào đầu làm bị thương. Sau khi nhặt chai ném ngược trở lại nhưng lại trúng vào một khán giả nữ khác, Bach liền nhảy xổ vào đám đông để đánh trả. Trong đĩa DVD Oh Say Can You Scream (1990) có quay lại sự kiện này.

Một thời gian ngắn sau đó, Bach lại mặc một chiếc áo thun trên có in dòng chữ chữ "AIDS Kills Fags Dead" do một fan hâm mộ ném lên sân khấu suốt một buổi biểu diễn. Việc này đã gây nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ, nhất là từ cộng đồng người đồng giới ở Mỹ. Ngay sau đó, và nhiều năm sau, Bach liên tục xin lỗi, thú nhận đó là "hành động ngu xuẩn nhất trong đời mà tôi từng làm", đồng thời đóng góp cho quỹ từ thiện AIDS.

Slave to the Grind (1991-1992)
Bìa trước của album Slave to the Grind (1991)

Album phòng thu thứ hai của Skid Row, Slave to the Grind được phát hành vào tháng 6, năm 1991, đạt được thành công lớn hơn cả album đầu tay, với vị trí thứ nhất trên các bản xếp hạng của Hoa Kỳ. Skid Row bắt đầu chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới kéo dài hơn một năm, gồm cả việc hát phụ cho Guns N' Roses năm 1991 và biểu diễn ở liên hoan Castle Donington năm 1992. Slave to the Grind đánh dấu cuộc cách mạng trong phong cách của Skid Row: tách ra khỏi ảnh hưởng của thể loại hair metal, chuyển hoàn toàn sang heavy metal, thậm chí có hơi hướng của thrash.

Subhuman Race (1993-1998)

Sau chuyến lưu diễn Slave to the Grind, Skid Row cùng với nhiều ban nhạc khác đã phải chịu một làn sóng tấn công dồn dập của Nirvana và thể loại Alternative Rock. Chính vì vậy, trong suốt 2 năm sau đó, Skid Row không phát hành album phòng thu nào ngoài đĩa EP B-Side Ourselves (1992). Chỉ đến năm 1994, Skid Row mới trở lại phòng thu. Album Subhuman Race phát hành năm 1995 lọt vào top 40, nhưng không đạt được nhiều thành công. Các đĩa đơn từ album này là My Enemy, Into Another và Breakin' Down cũng không được yêu cầu nhiều trên MTV như trong thời kì Skid Row và Slave to the Grind.

Tháng 12, 1996, sau khi biểu diễn cùng với KISS, do mâu thuẫn nội bộ, Bolan và Sabo đã sa thải Bach ra khỏi Skid Row, thay thế là Sean McCabe. Không lâu sau đó, Affuso cũng rời Skid Row. Năm 1998, Skid Row phát hành album tổng hợp 40 Seasons, tập hợp những bài hát hay nhất của nhóm trong thời kì 10 năm (1988 - 1998). Album này cũng không đạt được thành công nào đáng kể.

Tái hợp cùng với album Thickskin và Revolutions Per Minute (1999 đến nay)

Sau 3 năm hoàn toàn lặng lẽ, năm 1999, Bolan, Sabo và Hills đã tái hợp Skid Row với ca sĩ chính Johny Solinger và tay trống Charlie Mills, sau này cũng rời Skid Row và được thay thế bởi Phil Varon từ Saigon Kick. Sau khi tái hợp, Skid Row chơi mở màn cho chuyến lưu diễn chiy tay của KISS và tham gia một số tour cùng với các ban nhạc thời kì 1980 như Poisons.

Album phòng thu thứ tư Thickskin phát hành vào năm 2003, đánh dấu sự trở lại chính thức của Skid Row. Sau album này, Varon cũng ra đi, và Charlie Mills vào thay thế.

Khả năng tái hợp với Bach

Sebastian Bach luôn luôn được đánh giá là ca sĩ chính huyền thoại của Skid Row cũng như dòng nhạc heavy metal. Theo đa số các fan hâm mộ, Skid Row chỉ có thể đạt được thành công với Bach. Tuy nhiên, do các mâu thuẫn nặng nề từ khi còn là thành viên, khả năng tái hợp của Bolan, Sabo, và Bach là gần như bằng.

* Skid Row band members
(1986) Matt Fallon - lead vocals
Dave Sabo - lead & rhythm guitars
Steve Brotherton - lead & rhythm guitars
Rachel Bolan - bass

(1986) Matt Fallon - lead vocals
Dave Sabo - lead & rhythm guitars
Kurtis Jackson - lead & rhythm guitars
Rachel Bolan - bass

(1986-1987) Matt Fallon - lead vocals
Dave Sabo - lead & rhythm guitars
Rachel Bolan - bass

(1987) Matt Fallon - lead vocals
Dave Sabo - lead & rhythm guitars
Scotti Hill - lead & rhythm guitars
Rachel Bolan - bass
Rob Affuso - drums

(1987-1996) Sebastian Bach - lead vocals
Dave Sabo - lead & rhythm guitars
Scotti Hill - lead & rhythm guitars
Rachel Bolan - bass
Rob Affuso - drums

(1997) Dave Sabo - lead & rhythm guitars
Scotti Hill - lead & rhythm guitars
Rachel Bolan - bass
Rob Affuso - drums

(1997-1998) Shawn McCabe (Shawn Mars) - lead vocals
Dave Sabo - lead & rhythm guitars
Scotti Hill - lead & rhythm guitars
Rachel Bolan - bass
Rob Affuso - drums

(1998-1999) (Skid Row on hiatus)

(1999) Johnny Solinger - lead vocals
Dave Sabo - lead & rhythm guitars
Scotti Hill - lead & rhythm guitars
Rachel Bolan - bass
Charlie Mills - drums

(1999-2002) Johnny Solinger - lead vocals
Dave Sabo - lead & rhythm guitars
Scotti Hill - lead & rhythm guitars
Rachel Bolan - bass
Phil Varone - drums

(2002) Johnny Solinger - lead vocals
Dave Sabo - lead & rhythm guitars
Scotti Hill - lead & rhythm guitars
Rachel Bolan - bass
Rob Affuso - drums

(2002-2004) Johnny Solinger - lead vocals
Dave Sabo - lead & rhythm guitars
Scotti Hill - lead & rhythm guitars
Rachel Bolan - bass
Phil Varone - drums

(2004) Johnny Solinger - lead vocals
Dave Sabo - lead & rhythm guitars
Scotti Hill - lead & rhythm guitars
Rachel Bolan - bass
Tim DiDuro - drums

(2004) Johnny Solinger - lead vocals
Dave Sabo - lead & rhythm guitars
Scotti Hill - lead & rhythm guitars
Rachel Bolan - bass
Phil Varone - drums

(2004-2005) Johnny Solinger - lead vocals
Dave Sabo - lead & rhythm guitars
Scotti Hill - lead & rhythm guitars
Rachel Bolan - bass
Dave Gara - drums

(2005) Johnny Solinger - lead vocals
Keri Kelli - lead & rhythm guitars
Scotti Hill - lead & rhythm guitars
Rachel Bolan - bass
Dave Gara - drums

(2005-present) Johnny Solinger - lead vocals
Dave Sabo - lead & rhythm guitars
Scotti Hill - lead & rhythm guitars
Rachel Bolan - bass
Dave Gara - drums 

J cũng có up 1 số bài của Skid Row trong MyTV ,bạn nào chưa nghe thì vào nhé!

Sửa bởi Jordin : 20-06-2008 lúc 10:18 PM]

 Green day

Green day

Green Day là một ban nhạc rock của Mỹ thành lập năm 1987 với 3 thành viên là Billie Joe Armstrong (hát chính và guitar), Mike Drint (bass) và Tré Cool (chơi trống). Thoạt đầu Green Day là một phần của câu lạc bộ punk rock 924 Gilman Street ở Berkeley, California. Green Day sau đó phát hành album qua hãng đĩa Lookout! và đã thu hút được một lượng người hâm mộ. Sau đó Green Day kí hợp đồng với hãng đĩa Reprise và tách khỏi 924 Gilman Street. Green Day phát hành album Dookie và ngay lập tức trở thành hiện tượng khi bán được hơn 10 triệu bản album đó chỉ tính riêng ở Mĩ.
Tính đến nay, Green Day đã bán được hơn 65 triệu đĩa (tại Mĩ là 22 triệu). Green Day cũng giành 3 giải Grammy: album alternative hay nhất cho Dookie, Album Rock hay nhất cho American Idiot và Thu âm của năm cho "Boulevard of Broken Dreams".


Lịch sử

Thành lập (1987-1993)

Vào năm 1987, cậu bé 14 tuổi Billie Joe Armstrong (và cũng là thần tượng của tớ ) và Mike Dirnt thành lập 1 ban nhạc với tên gọi Sweet Children. Ban nhạc biểu diễn lần đầu vào ngày 17 tháng 10 năm 1987 tại Vallejo, California. Vào năm 1988, Armstrong và Dirnt bắt đầu hợp tác vởi cựu tay trống của Isocracy, John Kiffmeyer. Kiffmeyer trở thành tay trống và quản lí của ban nhạc, phụ trách lên lịch tour diễn.

Larry Livermore, chủ của hãng đĩa Lookout! quyết định kí hợp đồng với ban nhạc sau khi xem họ biểu diễn. Vào năm 1989, Green Day ghi âm EP đầu tiên 1000 Hours. Trước khi 1000 Hours phát hành, ban nhạc quyết định bỏ tên Sweet Children để tránh bị nhầm với 1 ban nhạc địa phương khác là Sweet Baby. Ban nhạc đổi tên thành Green Day.

Vào cuối năm 1990, Kiffmeyer đến Easy Bay để theo học đại học. Tay trống Tré Cool bắt đầu tham gia Green Day với tư cách thành viên tạm thời. Khi Kiffmeyer quyết định không quay lại ban nhạc, Tré Cool trở thành tay trống chính thức của Green Day. Green Day thực hiện tour diễn trong suốt năm 1992 và 1993 tại Mĩ và Châu Âu. Album thứ 2 của Green Day là Kerplunk bán được 50.000 bản tại Mĩ, được coi là khá thành công với bối cảnh nhạc punk vào những năm 92.

Thành công

Kerplunk đã giúp Green Day thu hút sự chú ý của nhiều hãng đĩa lớn và cuối cùng họ bỏ Lookout! để đến hãng đĩa Reprise. Ngay sau đó ban nhạc đã ra mắt album Dookie, được ghi âm trong vòng 3 tuần và phát hành vào tháng 2 năm 1994. Dookie nhanh chóng thành công vang dội với sự giúp sức của MTV. 3 single Longview, Basket Case và When I come around đều đứng nhất tại bảng xếp hạng Modern Rock.Họ thực hiện chuyến lưu diễn vòng quanh nước Mĩ và màn biểu diễn của họ tại Woodstock được truyền hình trực tiếp đã đưa nhóm nhạc lên tầm cao mới. Với album này Green Day đã dành giải Grammy cho album alternative xuất xắc nhất năm và đã được đề cử 9 giải MTV Video Music Awards bao gồm Video của năm.

Năm 1995, Green Day ra mắt single J.A.R và nó ngay lập tức đứng đầu bảng xếp hạng Modern Rock của Billboard. Sau đó album mới của nhóm là Insomniac được phát hành. Insomniac nhận được nhiều lời khen từ các nhà phê bình, được tạp chí Rolling Stone bầu 4/5 sao. Tuy album này không đạt được thành công vang dội như Dookie, nó vẫn bán được 7 triệu bản tại Mĩ. Insomniac đã mang về cho nhóm đề cử giải nghệ sĩ được yêu thích, nghệ sĩ rock được yêu thích và nghệ sĩ alternative xuất xắc nhất tại giải thưởng âm nhạc Mĩ năm 1996. Sau đó Green Day hủy bỏ tour diễn ở Châu Âu với lí do kiệt sức.

Dookie (mùa xuân 1994)

Dookie- album tiếp theo của nhóm xuất hiện vào mùa xuân năm 1994. Mở đầu là single Longview. Album thu được khá nhiều lợi nhuận. Green Day tiếp tục cuộc chinh phạt với single thứ hai Basket Case, đứng ở vị trí thứ nhất suốt năm tuần lễ trong bảng xếp hạng Modern Rock của Mỹ.

Cuối mùa hè, ban nhạc có show trình diễn Woodstock, nhờ vậy mà số lượng album Dookie tiêu thụ tăng lên rất nhiều. Vào thời điểm đó, single thứ tư When I come around bắt đầu chuỗi bảy tuần liền đứng đầu bảng xếp hạng Modern Rock. Chỉ tính riêng tại Mỹ, Dookie đã bán ra vượt qua con số năm triệu bản. Còn trên thế giới là trên 11 triệu bản.Dookie cũng ẵm luôn giải Grammy vào năm 1994 cho album Alternative hay nhất.

Insomniac (1995)

Theo bước Dookie, Green Day trình làng album tiếp theo, Insomniac, vào mùa thu 1995 và suốt cả mùa hè năm sau, họ lại một lần nữa chiếm ngôi quán quân trong bảng xếp hạng Modern Rock với 2 ca khúc J.A.R và Brain Stew/Jaded.

Nimrod và Warning (1997-2002)

Sau khi nghỉ giải lao vào năm 1996, Green Day đã quay lại bắt tay vào album mới năm 1997. Tất cả nhóm đều đồng ý rằng album này sẽ mang phong cách khác câc album trước. Kết quả là họ cho ra đời Nimrod, 1 album thử nghiệm được phát hành vào tháng 10 năm 1997,một album bất hủ, một album hay nhất trong sự nghiệp ca nhạc. Album này đứng thứ 10 tại bảng xếp hạng,tiêu thụ 80 000 bản trong tuần đầu tiên và single Time of your life dành giải video alternative xuất xắc nhất tại lễ trao giải MTV.

Single đầu tiên của Nimrod là Hitchin A Ride giữ vị trí thứ 5 của Modern Rock và được phát rất nhiều trên các kênh như MuchMusic, MTV. Không chỉ có vậy, single Time of your life trở thành một trong những ca khúc được biết đến nhiều nhất của nhóm, thậm chí còn được phát rất nhiều trong các chương trình trên truyền hình. Nimrod chỉ bán được 2 triệu bản (ít nhất trong 3 album chính của nhóm) nhưng nó lại được đánh giá cao hơn hẳn so với 2 album kia.


Phải đến 3 năm sau người hâm mộ mới gặp lại band nhạc trong album Warning(2000). Các ý kiến phản hồi về album này rất trái ngược nhau. Tạp chí All Music Guide cho album này 4.5 trên 5 sao trong khi tạp chí Rolling Stone chỉ cho nó 3 sao. Warning là album bán được ít nhất của Green Day từ trước tới nay và nó được cho là dấu chấm hết cho Green Day.

American Idiot và sự trở lại


Mùa hè năm 2003, ban nhạc quyết định thu âm album mới nhằm lấy lại hình ảnh của mình. Album này lúc đầu được gọi là Cigarttes and Valentines. Thế nhưng sau khi 20 ca khúc trong album được hoàn tất, tất cả bản ghi âm gốc của album đều bị đánh cắp. Green Day rất tức giận và quyết định không cố gắng tái tạo lại album này mà sáng tác một album khác hay hơn. Cũng trong quãng thời gian này các thành viên ban nhạc đã cố gắng giải quyết những mối bất đồng cá nhân xuất phát từ việc Drint cho rằng Billie Joe Amrstrong chỉ muốn dành mọi vinh quang về cho mình.

Năm 2004, American Idiot được phát hành và ngay lập tức đứng đầu bảng xếp hạng Billboard. Đây cũng chính là album đầu tiên của Green Day đứng đầu Billboard, hứa hẹn sự khôi phục của nhóm nhạc. Album này dành giải album rock xuất xắc nhất tại lễ trao giải Grammy 2005 và dành 7 giải MTV trong số 8 đề cử mà nhóm nhận được.

Trong suốt năm 2005, Green Day đi tour trong 150 ngày, tour diễn dài nhất trong sự nghiệp của nhóm bao gồm Nhật Bản, Úc, Nam Mĩ, và Anh. Trong tour diễn này Green Day đã ghi hình 2 buổi biểu diễn tại Milton Keynes National Bowl ở Anh quốc và đã được bầu là show diễn tuyệt vời nhất trong cuộc bình chọn của tạp chí Kerrang!.Show diễn đó được phát hành với tựa đề Bullet in a Bible vào ngày 15 tháng 11 năm 2005. DVD này cũng công chiếu những cảnh hậu trường và cảnh Green Day chuẩn bị trước buổi diễn. Năm 2006 đánh dấu vô số giải thưởng của Green Day mở màn là giải ban nhạc của năm do tạp chí People bầu chọn. Tiếp đó là giải ghi âm của năm tại lễ trao giải Grammy cho Boulevard of broken dreams.

American Idiot là album thứ 7 của Green Day và là một thử nghiệm của họ trong thể loại Rock Opera. Riêng tựa đề của album đã cho thấy sự nổi loạn đến từ Green Day. Nhiều vấn đề về xã hội và chính trị được đưa ra trong album này. Đặc biệt là sự chỉ trích những sai lầm của tổng thống Bush trong đường lối chính trị và cuộc chiến tranh Iraq. Nhưng tổng thể cả album là một câu chuyện về cuộc đời của một người thanh niên trẻ mang trong mình nhiều tư tưởng khác nguời và nổi loạn. Nhân vật chính của album, Jesus of Suburbia (Jesus đến từ vùng ngoại ô) vật vã tìm một lối thoát cho cuộc sống và tư tưởng nổi loạn của mình : đi tìm kiếm những gì mà anh luôn tin tưởng, chiến đấu, sẵn sàng chết vì nó hay là chết. American Idiot đã đoạt 7 giải Grammy trong đó có giải Album Rock xuất sắc nhất trong năm. Ca khúc mở đầu cho album, American Idiot đoạt giải ca khúc hay nhất trong game (game Madden NFL 2005). Đồng thời, Green Day cũng đoạt 7 giải MTV Video Music Awards với hai video trích từ album Boulevard Of Broken Dreams và American Idiot

Có thể nói album này đánh dấu chấm hết cho sự hờ hững của thị trường đối với Green Day. Ví dụ như album Warning trước đây của họ mặc dù được giới phê bình đánh giá rất cao song sự phổ biến của nó thì cần phải xem xét lại. Album trước của họ là International Hits dường như là một kết thúc cho phong cách Green Day cũ từ những Dookie, Warning bởi với 'American Idiot', phong cách cùng hình tượng band nhạc gần như đã thay đổi hoàn toàn. Tất cả các single trích từ album này đều được khán giả đón chào nồng nhiệt, khác hẳn với sự lạnh nhạt mà họ nhận được thời kỳ hậu Dookie. Còn đối với giới phê bình nghiêm khắc, họ cũng không ngớt lời tung hô American Idiot bởi tính thời sự cùng nghệ thuật của nó. Còn đối với những Green Day fan, họ lại có những cái nhìn khác nhau với American Idiot. Rất nhiều fan cũ muốn thấy lại một phong cách đậm chất Punk ngố thời Dookie của Green Day và họ đã thất vọng. Họ đổ lỗi rằng tính thương mại đã giết chết Green Day thời Dookie của họ. Còn nhiều người khác thì lại cảm thấy thoải mái và dễ chịu với viễn cảnh mới của band nhạc

Câu chuyện về American Idiot

American Idiot: đây được coi là một tuyên ngôn từ nhân vật chính của câu chuyện - Jesus Of Suburbia, giống với Pink của The Wall. Ca khúc ghi lại những sự kiện của giới truyền thông với cuộc chiến tranh Iraq của Mỹ. Giới truyền thông đã đem đến cho chúng ta những cái nhìn sai lệch về chính phủ cùng những sự kiện đang xảy ra trền toàn thế giới. Và thật may mắn Jesus of Suburbia của chúng ta đã nhận ra điều ấy.

Jesus of Suburbia: Giờ là câu chuyện về Jesus of Suburbia, một chàng trai sống với người mẹ đã ly dị của mình tại một vùng ngoại ô mang tên Jingletown ở Mỹ. Khi còn trẻ, Jesus tập ăn chay với soda pop cùng những viên thuốc methylphenidate. Thường ngày xem TV, từng thử dùng ma túy và tha thẩn trước những cửa hàng để móc túi và ăn trộm. Dần dần, Jesus cảm thấy cứ sống mãi như thế thật nhàm chán và anh quyết định rời thị trấn để kiếm tìm một sự giải thoát cho cuộc sống bế tắc của mình. (I) Không có ước mơ hay khát vọng gì với cuộc sống ở Jingletown, Jesus quyết định rời Jingletown để lên thành phố bỏ lại sau lưng mẹ và bạn bè (II-V)

Holiday: Ban đầu Jesus cảm thấy thật tự do và thoải mái khi giờ đây không còn phải ở những khu ổ chuột, không phải đối mặt với những luật lệ bất công nơi quê nhà. Song Jesus cũng bắt đầu lại phạm pháp và hay gây rối với những người xung quanh anh...

Boulevard of Broken Dreams: ... nhưng rồi anh cảm thấy thật lạc lõng và cô đơn giữa chốn phồn hoa đô thị

Are We the Waiting: một sự chuyển tiếp từ ca khúc Jesus of Suburbia. Sau khi cảm thấy cô đơn và lạc lõng trong Boulevard of Broken Dreams, Jesus gần như mất trí. Anh ta cố gắng tìm lại bản thân, làm mới mình dưới một cái tên St. Jimmy. Cũng có thể nói rằng đây là thời điểm sự hoang mang của Jesus lên tới cực điểm. Và kết quả của nó là anh đã mắc bệnh đa nhân cách. Giờ trong Jesus tồn tại hai con người : Jesus of Suburbia và St. Jimmy

St. Jimmy: Sau đó, Jesus bắt đầu một cuộc sống mới dưới vỏ bọc St. Jimmy. Một lối sống không thể đoán trước, đầy cống hiến và tất nhiên lại tiếp tục phạm pháp nhưng với một cách đầy nổi loạn. Với việc đó, Jesus bắt đầu được chú ý và dần trở thành anh hùng của đường phố.

Give Me Novacaine: Trong suốt thời gian này, Jesus bắt đầu sử dụng ma túy và chất kích thích, cố gắng thoát khỏi những vò xé của tâm hồn bởi trong người anh luôn tồn tại hai thái cực : St. Jimmy và Jesus

She's a Rebel: Jesus bất ngờ gặp Whatsername, một cô gái đang cố gắng quyến rũ anh - và cô ấy thực sự là một người nổi loạn với những tư tưởng chống chính phủ chứ không phải là một kẻ đang cố gắng giả vờ như vậy như Jesus

Extraordinary Girl: ...và họ bắt đầu hẹn hò nhau. Khi mà tính cách St. Jimmy đang lấn át trong anh, Jesus đã bắt đầu yêu Whatsername, nhưng anh lại không thể đem lại những gì mà cô gái xứng đáng nhận được bởi những bấp bênh trong cuộc sống của mình

Letterbomb: Trong một lá thư gởi cho Jesus/Jimmy, Whatsername bảy tỏ sự thất vọng của cô đối với anh và thông báo rằng cô ta sẽ rời bỏ anh lẫn thành phố này

Wake Me Up When September Ends: Một ca khúc về bố của Billie Joe Armstrong, đã mất khi anh mới 10 tuổi. Trong một show Storyteller của VH1, Billie đã bày tỏ rằng đây là ca khúc chuyển hướng đi của câu chuyện. và mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Với những lời lẽ như 'ring out the bells again, like we did when spring began', ca khúc còn mang một ý nghĩa khác rằng thời kỳ hạnh phúc của Jesus/Jimmy đã qua khi Whatsername bỏ anh. Và anh lại trở nên cô độc ...

Homecoming: Cuối cùng Jesus quyết định rời bỏ con người St. Jimmy của mình - con người mà anh đã nương tựa vào suốt một thời gian dài. Một cách hình tượng, Jesus đã cố gắng giết chết Jimmy trong mình bằng ma túy. (I) Sau cái chết của St. Jimmy, Jesus bị bắt ở East 12th St. (II) (East 12th Street là một đồn cảnh sát có thật ở Oakland,California). Đây là nơi mà chính Bille Joe Armstrong đã từng phải tới đây để giải quyết vài vụ lộn xộn và khai báo giấy tờ. Nhân cách của Jesus tiếp tục đi xuống và càng ngày càng bế tắc. Anh ta phải tìm đến bác sỹ tâm lý (III). Anh cố gắng tìm những sự giúp đỡ của người. Một người bạn anh giờ đã trở nên nổi tiếng gửi cho anh một tấm thiếp trong đó nói rằng những khó khăn của Jesus chẳng hề liên can đến anh ta cả. Nội dung của lá thư chính là phần (IV). Chán nản Jesus quyết định trở về Jingletown để rời bỏ cái mớ bòng bong này... (V)

Whatsername: ...và những gì còn lại trong tâm trí anh là những kỷ niệm với Whatsername, những tưởng tượng của anh nếu Whatsername ở lại với anh.

Cũng trong show 'Storytellers' của VH 1, Mike Dirnt nói rằng đoạn kết của album là để mở cho người nghe. Jesus có thể đã bị tống vào tại tâm thần ở Jingletown sau đó, hoặc là bị đưa vào tù. Cả bản trường ca khá giống với cuốn sách The Catcher in the Rye , một cuốn sách để đầu giường của Bille Joe.Cuốn sách là câu chuyện về một học sinh bỏ nhà và nhà trường để tới thành phố nhưng cảm thấy chán nản và thất vọng về thế giới của những thanh niên thành phố. Những ca khúc trích từ single American Idiot như Too Much Too Soon, Governator cũng được coi là những mảnh ghép trong câu chuyện này. Song thật khó để lắp ghép chúng một cách chính xác. Với Shoplifter ta có thể lý giải lý do tại sao Jesus bị bắt ở bài Homecoming. Còn ca khúc Favorite Son - xuất hiện trong American Idiot Version với những ca từ như He hit the ground running/At the speed of light có thể coi là mô tả cho sự trốn chạy khỏi quê nhà một cách khẩn trương của Jesus.

A movie

Theo Billie Joe Armstrong,anh cùng nhiều người khác đã viết xong kịch bản cho American Idiot:The Motion Picture , tác phẩm chuyển thể từ album nhạc này. Bộ phim sẽ được ra mắt trong thời gian tới từ Paramount Pictures và MTV Films.

Avril Lavigne Whibley được biết đến nhiều hơn với cái tên Avril Lavigne, là một nữ nghệ sĩ người Canada từng được đề cử 8 giải Grammy. Cô vừa là ca sĩ nổi tiếng đồng thời là một nhạc sĩ, diễn viên và người mẫu thời trang. Năm 2006 cô được tạp chí Canadian Business xếp ở vị trí thứ 7 trong top 10 người Canada quyền lực nhất Hollywood.

Năm 2002 Lavigne phát hành album đầu tay mang tên Let Go, đĩa nhạc này đã bán được 16 triệu bản và được hiệp hội ghi âm Hoa Kì 6 lần công nhận đĩa bạch kim. Hai album tiếp theo của Avril là: Under My Skin (2004) bán được 9 triệu bản và The Best Damn Thing (2007) hiện tại đã bán được 5 triệu bản. Cả hai đĩa nhạc này đều dành được vị trí quán quân trên bảng xếp hạng album US Billboard 200 của Hoa Kỳ. Lavigne đã phát hành tổng cộng 11 đĩa đơn, trong đó có 5 ca khúc rất thành công là: ”Complicated”, ”Sk8er Boi”, ”I'm With You”, ”My Happy Ending” và đặc biệt là "Girlfriend", ca khúc đã từng đứng đầu trên bảng xếp hạng US Billboard Hot 100. Cuối năm 2007, Lavigne đã được kênh truyền hình VH1 xếp vào top 50 nữ nghệ sĩ sản xuất video ấn tượng nhất mọi thời đại. Với thu nhập 12 triệu đôla trong năm 2007 Lavigne đứng ở vị trí thứ 7 trong Top 20 nghệ sĩ dưới 25 tuổi kếm được nhiều tiền tất. Tính đến thời điểm hiện tại Avril đã bán được 30 triệu album trên toàn thế giới.


Tóm tắt tiểu sử

Lavigne chào đời vào ngày 27 tháng 9 năm 1984 tại Belleville, Ontario, Canada. Bố mẹ của cô là Judy và John Lavigne .Mẹ của Lavigne là người đầu tiên phát hiện ra tài năng của cô .Năm 2 tuổi Avril đã bắt đầu hát cùng với mẹ trong những bản nhạc thánh ca ở nhà thờ. Năm Avril 5 tuổi gia đình cô đã chuyển đến Napanee, một thị trấn nhỏ ở bang Ontairio.

Năm 1998 Avril đã dành chiến thắng trong cuộc thi tìm kiếm ca sĩ hát cùng với Shania Twain trong tour diễn của Twain ở Canada. Avril xuất hiện trên sân khấu và chiếm được cảm tình của khán giả đồng thời lọt vào mắt của nhà quản lí chuyên nghiệp, ông Cliff Fabri, người là quản lí đầu tiên của cô. Sau khi nhận ra khả năng tiềm tàng của Avril, hãng Arista A&R bắt đầu tung mạng lưới tìm kiếm mở rộng, bắt tay với nhà sản xuất kiêm nhạc sĩ Curt Frasca và Sabelle Breer nhằm giúp giọng ca của cô tỏa sáng hơn nữa . Abum đầu tay Let Go được ra đời đã đánh dấu cột mốc thành công trong sự nghiệp của Lavigne

Sự Nghiệp Âm nhạc


Album "Let Go" (2002-2004)


”Let Go” xuất hiện ở Hoa Kì vào ngày 4 tháng 6 năm 2002 và chiếm giữ vị trí thứ 2 trên US Billboard Hot 200 Album, vị trí quán quân trên các bảng xếp hạng album ở Australia, Canada và UK. Ở tuổi 17, Avril trở thành nữ nghệ sĩ trẻ tuổi nhất có album đứng đầu trên bảng xếp hạng album ở UK tính vào thời điểm đó. Let Go là một album pop/rock trong đó có những ca khúc mang âm hưởng rõ rệt của altermative rock. Sau sáu tháng xuất hiện "Let Go" đã được hiệp hội ghi âm Hoa Kì RIAA bốn lần công nhận đã bạch kim. Cuối năm 2002 với hơn 7,5 triệu album bán được Avril trở thành nữ nghệ sĩ có album bán chạy nhất năm. Tính đến tháng 12 năm 2007 ”Let Go” đã tiêu thụ được 6,6 triệu bản ở Hoa Kì và hơn 16 triệu bản trên toàn thế giới.

Abum Let Go có tổng cộng 4 đĩa đơn. Đĩa đơn đầu tiên là ”Complicated”, từng chiếm giữ vị trí quán quân trên bảng xếp hạng đĩa đơn ở Australia và á quân trên US Billboard Hot 100, đây cũng là một trong những ca khúc bán chạy nhất ở Canada trong năm 2002. Hai đĩa đơn tiếp theo là ”Sk8er Boi” lọt vào Top 10 ở Hoa Kì , Australia và ”I'm With You” lọt vào Top 5 ở Hoa kì và top 10 ở UK. Đĩa đơn thứ tư là ”Losing Grip” dành được vị trí quán quân ở Đài Loan và top 10 ở Chile.

Những thành công từ album đầu tay đã mang lại cho Avril danh hiệu nữ nghệ sĩ trẻ tài năng nhất trong lễ trao giải MTV Video Music Awards năm 2002 cùng với 8 đề cử Grammy và danh hiệu nghệ sĩ pop/rock xuất sắc của giải thưởng World Music Awards. Album này cũng lọt vào top 100 album bán chạy nhất mọi thời đại do website Mediatraffic.de thống kê.

Album "Under My Skin" (2004-2005)


Album thứ hai của Avril mang tên ”Under My Skin”, được phát hành vào ngày 25 tháng 5 năm 2004 và nhanh chóng chiếm giữ vị trí quán quân trên các bảng xếp hạng ở Hoa Kì, UK, Nhật Bản, Đức, Australia, Canada, Mexico, Thụy Điển, Ailen, Thái Lan, Hàn Quốc và Hồng Công. Album đã bán được 380.000 bản ngay trong tuần đầu phát hành tại Hoa Kì. phần lớn các ca khúc trong album đều là những sáng tác hoặc đồng sáng tác của Avril cùng với nhạc sĩ người Canada Chatal Kreviazuk.. ”Under My Skin” mang đậm chất alternative với nhiều ca khúc mạnh mẽ và sâu lắng đã tạo nên một phong cách hoàn toàn mới mẽ trong âm nhạc của Avril.. Đĩa đơn đầu tiên trong album là ”Don't Tell Me”, dành quán quân ở Argentina, Mexico và lọt vào top 5 ở UK, Canada, top 10 ở Australia, Brazil. ”My Happy Ending” là đĩa đơn thứ hai, single này một lần nữa dành quán quân ở Mexico và lọt cào top 10 trên US Billboard Hot 100. Đĩa đơn thứ ba là ”Nobody's Home”, mặc dù không lọt vào top 40 ở Mĩ nhưng single này lại rất thành công ở Mexico và Argentina . ”He Wasn't” là đĩa đơn thứ tư, single này lọt vào top 30 ở UK và Australia nhưng không được phát hành ở Hoa Kì. ”Fall To Pieces” là đĩa đơn cuối cùng trong album tuy nhiên nó không được thành công như những single đã phát hành trước đó. Tính đến cuối năm 2007 album ”Under My Skin” đã bán được hơn 9 triệu bản trên toàn thế giới

Với những thành công từ ”Under My Skin”, Avril đã dành chiến thắng trong lễ trao giải World Music Awards 2004 cho hạng mục nghệ sĩ pop/rock xuất sắc nhất và nghệ sĩ Canada có album bán chạy nhất. Trong năm 2005, Avril đã dành chiến thắng ở 3 trong số 5 để cử của giải thưởng âm nhạc Canada Juno Awards cùng với giả thưởng nữ nghệ sĩ được yêu thích nhất trong lễ trao giải Nickelodeon Kid's Choice. Cũng trong năm này, Avril đã thực hiện một số chuyến lưu diễn nhỏ ở một vài quốc gia trên thế giới. Năm 2006 Lavigne được chọn làm gương mặt đại diện cho Canada tham gia vào lễ bế mạc Thế Vận Hội Mùa Đông 2006 ở Turin, Italy.

Album The Best Damn Thing (2007 đến nay)


The Best Damn Thing là album thứ ba trong sự nghiệp ca hát của Avril. Album này được phát hành vào ngày 17 tháng 4 năm 2007 và dành quán quân 2 tuần liên tục trên bảng xếp hạng US Billboard Hot 200 của Hoa Kì. Album này được sản xuất bởi Dr.Luke, Lavigne và chồng cô: Deryck Whibley, nhóm trưởng của ban nhạc rock Sum 41. "The Best Damn Thing" là một album punk-pop với nhiều ca khúc mùa hè sôi động, "Girlfriend" là đĩa đơn đầu tiên trong album, single này đã giúp cho Avril lần đầu tiên dành được vị trí quán quân trên US Billboard Hot 100, và đây đĩa cũng được xem là đĩa đơn thành công nhấ trong sự nghiệp của Avril nếu xét về mặt thương mại. "When You're Gone" được chọn làm làm đĩa đơn thứ hai, mặc dù ca khúc này chỉ có thể lọt vào top 25 ở Hoa Kì nhưng rất thành công ở châu Âu, Châu Á, Australia và Canada. Đĩa đơn thứ ba mang tên "Hot", , single này đã lọt vào top 10 ở Canada, Chile và Argentina. Đĩa đơn cuối cùng trong album là “The Best Damn Thing”, được phát hành vào đầu tháng 6 năm 2008. Tính đến cuối tháng 5 năm 2008 album đã bán được hơn 5 triệu bản ở trên toàn thế giới

Sự Nghiệp Điện Ảnh

Năm 2006 Avril được mời lồng tiếng cho bộ phim hoạt hình "Over The Hedge", với cốt truyện được xây dựng từ một bộ truyện tranh nổi tiếng cùng tên. Trong phim này Avril đã tham gia làm việc với nhiều diễn viên nổi tiếng như: William Shatner, Bruce Willis, Garry Shandling, Wanda Sykes, Nick Nolte và Steve Carell. Năm 2007, Avril được diễn xuất cùng với Richard Gere trong bộ phim "The Flock", cô vào vai người bạn gái của một tên tội phạm khả nghi. Và dự án điện ảnh thứ ba của Avril là vào vai chính trong "Fast Food Nation", bộ phim có kịch bản dựa trên một cuốn truyện yêu thích của cô ấy. Lavigne đã sáng tác và ghi âm "Keep Holding On", bài hát đuợc chọn làm nhạc nền cho bộ phim "Eragon", ca khúc này cũng được phát hành dưới dạng đĩa đơn và xuất hiện trong album "The Best Damn Thing". Ngoài ra Avril còn xuất hiện trong phần giữa của bộ phim truyền hình dài tập "Sabrina, the Teenage Witch", một bộ phim rất được giới trẻ thế giới yêu thích, trong phim này Avril đã xuất hiện tổng cộng 149 lần và trình diễn ca khúc "Sk8er Boi" cùng với các thành viên trong ban nhạc của mình.

Phong Cách Âm Nhạc

Trên trang thông tin MySpace của mình, Avril khẳng định rằng thể loại âm nhạc của cô ấy là Pop/Punk/Rock. Nhưng tạp chí All Music Guide và một số nhà phê bình khác cho rằng phong cách âm nhạc của cô ấy là: "Punk, Punk-pop, Pop/Rock, Alternative Rock, Alternative Pop-Rock, Modern Rock và Post-Grunge". Tuy nhiên Avril thường phát biểu rằng cô không phải là một ca sĩ hát nhạc Punk và cô cũng không muốn bị ràng buộc như vậy. Lavigne đã tỏ thái độ tức giận khi có người xem cô như một "Sk8er Punk". Quê hương của Avril là nơi khởi nguồn của nhiều ban nhóm hát nhạc punk (chẳng hạn như Sid Vicious), nhưng âm nhạc của cô ấy chỉ chịu ảnh hưởng một phần của thể loại punk năm 1970.

Cuộc sống và cá tính

Lavigne có mối quan hệ lãng mạn với tay guitar Jesse Colburn, trong ban nhạc của mình. Cô coi anh là bạn trai đầu tiên trong cuộc đời. Sau khi chia tay, Colburn rời ban nhạc. Đầu năm 2004, Lavigne bắt đầu hẹn hò với bạn đồng nghiệp, ca sĩ người Canada, Deryck Whibley, thành viên trưởng của ban nhạc rock Sum 41. Whibley trở thành bạn trai thứ hai của cô. Đến tháng 6 năm 2005, Whibley bất ngờ cầu hôn Lavigne trong một chuyến đi sang Venezia. Hai người đã có một buổi dã ngoại lãng mạn sau đó. Ngày 15 tháng 7 năm 2006, Lavigne và Deryck đã tổ chức một đám cưới đơn giản tại tư trang ở thành phố biển Montecito, California. Lavigne mặc chiếc váy cưới của Vera Wang và mang trên tay những bông hồng trắng. Whibley mặc trang phục của Hugo Boss và được hộ tống bởi bốn phù rể. Có khoảng 110 vị khách quý tham dự buổi lễ đặc biệt này.

Avril được nhiều người chú ý bởi phong cách trình diễn rất lôi cuốn và cá tính mạnh mẽ của mình, cô thường được so sánh với nữ ca sĩ nhạc rock người Canada Alanis Morissette, Avril cũng tự nhận mình có đôi chút ảnh hưởng từ âm nhạc của Alanis. Trong một lần được làm khách mời phỏng vấn của tạp chí Q&A, Lavigne đã phát biểu rằng ca khúc mà cô yêu thích là "Hey Ya" của Outkast. Ngoài ra cô còn rất thích nghe nhạc của Third Eye Blind, Oasis, Marilyn Manson, System of a Down và Blink-182, dặc biệt là ca khúc "I Miss You".

Các gải thưởng

Những giải thưởng Avril đã đạt được:

2002

1. MTV VMA's : nghệ sĩ mới xuất sắc nhất (Complicated).
2. MTV Latin America VMA's: nghệ sĩ mới xuất sắc.
3. World Music Awards: Nghệ sĩ Canada xuất sắc và nghệ sĩ Pop/rock.

2003

1. ECHO Awards: nghệ sĩ mới xuất sắc
2. Ivor Novello Awards: Ca khúc của năm (Complicated)
3. Juno Awards: Album của năm (Let Go), album nhạc pop của năm (Let Go), nghệ sĩ mới, ca khúc của năm (Complicated)
4. MTV Latin America VMA's: Nghệ sĩ nhạc pop xuất sắc.
5. MTV Asia Awards: Nữ nghệ sĩ được yêu thích nhất, Nghệ sĩ có bước đột phá, giải phong cách.
6. Nickelodeon Kids' Choice Awards: Ca khúc được yêu thích nhất (Sk8er Boi), nữ nghệ sĩ được yêu thích nhất.
7. Radio Music Awards: Ca khúc hay nhất (Complicated).
8. TMF Awards: Nghệ sĩ rock xuất sắc.
9. World Music Awards: Nghệ sĩ Canada xuất sắc và nghệ sĩ Pop/rock.

2004

1. Comet Music Awards: Nghệ sĩ quốc tế xuất sắc.
2. Common Sense Media Award: Nghệ sĩ quốc tế xuất sắc.
3. MTV Latin America VMA's: Nghệ sĩ nhạc pop xuất sắc.
4. MuchMusic Video Awards: Video xuất sắc, Sự lựa chọn của khán giả.
5. World Music Awards: Nghệ sĩ Canada xuất sắc và nghệ sĩ Pop/rock.

2005

1. Juno Awards: Nghệ sĩ của năm, album nhạc pop hay nhất, sự lựa chọn của khán giả
2. MTV Asia Awards: Nữ nghệ sĩ được yêu thích nhất.
3. NRJ Music Awards: Nghệ sĩ quốc tế xuất sắc.

2006

1. Italian TRL Awards: First Lady

2007

1. MTV Latin America VMA's: Nghệ sĩ nhạc pop xuất sắc, ca khúc của năm (Girlfriend)
2. MTV Russian Music Awards: Nghệ sĩ quốc tế xuất sắc.
3. MuchMusic Video Awards: Video xuất sắc, Sự lựa chọn của khán giả.
4. Teen Choice Awards: Đĩa đơn được yêu thích nhất (Girlfriend).
5. Nickelodeon Kids' Choice Awards: Ca khúc được yêu thích nhất (Girlfriend), nữ nghệ sĩ được yêu thích nhất.
6. MTV Europe Music Awards: Nghệ sĩ của năm, Ca khúc yêu thích (Girlfriend).
7. World Music Awards: Nghệ sĩ Canada xuất sắc và nghệ sĩ Pop/rock.

Sửa bởi khangvn1993 : 17-06-2008 lúc 03:26 PM

Evanescence

Evanescence là 1 nhóm nhạc ở Mĩ hát thể loại Alternative rock và Metal từng được nhận 2 giải Grammy Award được thành lập ở Little Rock, Arkansas vào năm 1998 bởi ca sĩ Amy Lee (còn được biết đến với tên đầy đủ là Amy Lynn Lee Hartzler) và người chơi ghi-ta cũ Ben Moody.Sau khi thu âm hai EP (điã dài) riêng và 1 album demo có tên là Origin với sự giúp đỡ cuả hãng Bigwig Enterprises, nhóm đã phát hành album đầu tiên cuả họ, Fallen, với hãng sản xuất Wind-up Records trong năm 2003, bán được hơn 14 triệu bản khắp thế giới. Sau những lần thay đổi thành viên cuả nhóm, Evanescence phát hành album thứ 2, The Open Door,trong năm 2006.

Lịch sử

Khởi đầu lịch sử

Evanescence được thành lập do ca sĩ kiêm pianist và sáng tác Amy Lee và người dẫn đầu chơi ghi-ta lẫn sáng tác Ben Moody. Hai người gặp nhau tại 1 buổi cắm trại thanh niên ở Little Rock, Arkansas,nơi mà Moody đã nghe Lee chơi bài "I'd Do Anything for Love (But I Won't Do That)" cuả Meat Loaf trên piano. Những bài hát đầu tiên cuả họ là "Solitude" và "Give Unto Me," được viết bởi Lee, và "Understanding" và "My Immortal", được viết bởi Moody.Các bài hát được chỉnh sưả do cả 2 ca sĩ và họ đã chia sẻ ngang bằng danh tiếng.

Hai trong những bài hát cuả Lee va Moody được phát trên điạ phận radio,làm tăng số người nghe điạ phương và đòi hỏi 1 chương trình. Nhóm đã ngẫu nhiên xuất hiện trực tiếp và trở thành 1 trong những nghệ sĩ nổi tiếng nhất trong khu vực.Sau khi thử nghiệm với những cái tên nhóm, như là Childish Intentions và Stricken, họ quyết định lấy tên Evanescence, nó có nghiã là không xuất hiện hay ẩn mình đi. Lee tỏ rõ cô ấy thích cái tên vì nó bí ẩn và bóng tối, và nơi một bức tranh trong đầu những người nghe nhạc.

CD thừ nghiệm đầu tiên cuả họ Origin (phát hành năm 2000), chưa ai quan tâm đến. Nhóm cũng phát hành hai EP.Đầu tiên,nhan đề Evanescence EP (1998) cái mà có 100 bản được làm ra, và thứ hai Evanescence EP, cũng được biết như là Whisper EP (1999), bị giới hạn chừng 50 bản. Origin và nội dung những điã EP bản thử nghiệm cuả các bài hát trong album đầu tiên cuả họ, Fallen.Ví dụ,phần thu âm cuả "My Immortal" tìm thấy trên Fallen cũng có thể tìm thấy trên Origin. Chỉ có 2500 bản cuả phần thu âm này được sản xuất ra, để đáp ứng laị, Lee và Moody đã can đảm cho người hâm mộ tải những bài hát cuả họ từ mạng Internet.

Fallen

Khoảng đầu năm 2003, việc sắp xếp hàng ngũ nhóm đã được hoàn thành do Amy Lee và bạn cuả Ben Moody, John LeCompt, Rocky Gray và Will Boyd, tất cả những người mà đã làm việc trong những bài hát trước đây cuả Evanescence. Trong lúc ấy, Evanescence đã ký hợp đồng với hãng sản xuất lớn đầu tiên cuả họ, Wind-up Records, và bắt đầu làm việc cho album kế tiếp, Fallen. Trong khi đang tìm cách để đẩy Fallen lên, công ty video game Nintendo đã đề nghị nhóm biểu diễn cho "Nintendo Fusion Tour". Evanescence đã nhận lời đề nghị và trở thành nhóm dẫn đầu cho 2003 Fusion Tour.

Fallen đã trải qua 43 tuần trên top 10 Billboard ;has been certified 6x Platinum;đã bán được hơn 14 triệu bản trên thế giới, bao gồm 6.6 triệu bản ở Mĩ.Album được ghi vào danh sách 104 tuần trên top 200 Billboard, và là một trong 8 album trong lịch sử cuả bảng xếp hạng trải qua 1 năm trên top 50 Billboard.

Hãng sản xuất cuả Evanescence cho ra mắt điã đơn "Bring Me to Life",hát cùng giọng ca khách mời Paul McCoy cuả 12 Stones, là 1 bài hit toàn thể cho nhóm và đã leo lên hạng 5 trên bảng xếp hạng Mĩ Billboard Hot 100.Điã đơn này cũng cho Evanescence lần đầu tiên hạng nhất ở UK trong 4 tuần từ tháng 6 đến tháng 7 năm 2003. Bài hát này cũng đã trở thành nhạc nền chính cho chương trình WWE No Way Out 2003. Độ nổi tiếng bài "My Immortal" đã trụ hạng 7 ở biểu đồ xếp hạng U.S. và UK, và cả hai bài hát được kết hợp làm nhạc cho bộ phim hành động Daredevil (film). "Bring Me to Life" đã thu được sự công nhận cho nhóm tại lễ trao giải "Grammy Awards" năm 2004, nơi mà nhóm đã được nhận giải "màn trình diễn Hard Rock hay nhất" và "Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất" .Cả hai bài được xúc tiến bằng music video.

Anywhere but Home

Trong năm 2004, đội hình mới cuả Evanescence đã phát hành DVD/CD Anywhere but Home. Điã DVD bao gồm buổi biểu diễn ở Paris,ảnh chụp hậu trường cuả nhóm, bảng hiệu tự động và vận động cho ấm người. Điã CD bao gồm 1 bài hát lúc trước chưa được phát hành mang tên "Missing", đã được phát hành quốc tế như 1 điã đơn mà đã lên được hạng nhất ở Spain. Cũng trong CD này là các bài hát thu trực tiếp "Breathe No More" (phiên bản album từ nhạc phim "Elacktra"), "Farther Away", và nhóm cover cuả Korn bài "Thoughtless".

The Open Door

Để lăng xê album thứ 2 cuả họ, The Open Door, Amy Lee và John LeCompt đã đi thăm thủ đô các thành phố ở Châu Âu. Buổi duyệt trước xảy ra ở Luân Đôn, Anh vào 6 tháng 9, 2006, và Pari, Pháp vào thứ hai ngày 11 tháng 9, 2006. Tại buổi duyệt, album mới được mở cho các fan hâm mộ những người mà đã thắng các cuộc tranh tài trước, 1 Q&A ngắn diễn ra, Lee và LeCompt đã trình diễn vài bài hát từ album trước khi thực hiện buổi họp đăng kí. Vào 2 tháng 10, 2006, ngày trước khi album được phát hành ở United States, Evanescence đã xuất hiện vào tối đêm với Conan O'Brien và biểu diễn bài hát "Call Me When You're Sober". Nhóm cũng đã trải qua thời gian ở thành phố New York để chụp ảnh cho tạp chí Metal Edge.

13 track cuả album được phát hành ở Canada và United States ngày 3 tháng 10, 2006 và United Kingdom vào 2 tháng 10, 2006 và Australia 30 tháng 9, 2006. Album đã bán 447.000 bản ở United States trong tuần đầu và cho họ vị trí hạng 1 trên top Billboard 200 bảng xếp hạng album., trở thành điã mới phát hành trụ hạng 1 thứ 700 trong lịch sử Billboard..[7]

Album được tiến hành chậm vì vài lý do, bao gồm việc Amy Lee mong muốn tiến trình sáng tác ở mức cao nhất và không đi đến nhà sản xuất, dự án ngoài luồng khác cuả thành viên chơi ghi ta cho nhóm Terry Balsamo, và cuộc tranh cãi quanh việc giải tán cuả người quản lí cũ cuả họ. Mặc dù Lee trình bày rõ trên Evboard rằng album mới cuả Evanescence sẽ được hoàn thành trong tháng 3 năm 2006, nhưng đã bị đẩy xuống ngày 3 tháng 10, 2006 . Một cách khẳng địng bởi vì "Wind-up Records...muốn tạo ra vài thay đổi cho điã đơn sắp tới "Call Me When You're Sober", bài hit thể loaị modern rock và alternative rock trên radio vào 7 tháng 8, 2006. Music Video cho bài hát này được quay ở Los Angeles và dưạ trên câu chuyện thần tiên Little Red Riding Hood. The Open Door đã trở thành có giá trị cho pre-order trên iTunes Music Store vào 15 tháng 8, 2006, Music Video Call Me When You're Sober cũng có giá trị như thế.

Amy Lee xác nhận rằng cô ấy đã viết 1 bài hát cho bộ phim năm 2005 The Chronicles of Narnia: The Lion, the Witch and the Wardrobe được phát hành bởi Disney, nhưng đã bị từ chối bởi vì nó hơi khó nghe. Tuy nhiên, Lee nói chỉ là thêm bài hay cho album. Có bài hát khác được viết cho phim "Narnia" đã đưa lên trên album, bản Mozart gợi cảm hứng "Lacrymosa".

Tour diễn cho album này bắt đầu vào 5 tháng 10, 2006 ở Toronto và bao gồm những nơi ở Canada, Mĩ và châu Âu trong 2006. Tour diễn còn tiếp tục vào 5 tháng 1, 2007 và điểm dừng ở Canada, Nhật Bản và Australia và sẽ trở lại Mĩ cho 1 tour thứ hai. Như 1 phần trong tour cuả họ, Evanescence sẽ tóm tắt phần chính trên Family Values Tour 2007 với Korn và những nhóm khác.

Thay đổi thành viên

Vào 22 tháng 10 năm 2003, Moody rời nhóm trong khi diễn ra European tour cho Fallen, được tường thuật theo lối tạo ra khác nhau.Trong 1 bài phỏng vấn vài tháng sau, Amy Lee noí: "...Chúng tôi sẽ có được một điểm nếu điều gì đó đã không thay đổi, chúng tôi sẽ không thể làm 1 bản thu âm thứ hai." Nhiều người còn bị mơ hồ bởi lời phát biểu này, bởi vì trong bià album Fallen họ bày tỏ rõ với nhau như những người bạn thân nhất. Từ đó, Lee đã nói hầu hết là anh ấy rời nhóm bởi vì áp lực trong nhóm..[8] Moody được thay thế bởi Terry Balsamo từ Cold.[9]

Vào 14 tháng 7, 2006, được xác nhận bởi một phát ngôn viên trong hãng ghi âm cuả nhóm, Will Boyd đã rời nhóm vì "không muốn thực hiện tour lớn khác" và muốn "được gần gia đình hơn".Amy Lee đã đính chính nguyên văn tin tức đến các người hâm mộ trên site Evanescence chưa chính thức,EvBoard.com..[10] Trong 1 cuộc phóng vấn với MTV, đã được đưa lên website cuả họ ngày 10 tháng 8, 2006, Lee thông báo rằng Tim McCord, người chơi ghi-ta cũ, sẽ thay đổi nhạc cụ và chơi bass cho nhóm.

Vào ngày 4 tháng 5, 2007, John LeCompt báo tin rằng anh ấy đã bị sa thải khỏi nhóm Evanescence, và cũng nói luôn là tay drum Rocky Gray đã quyết định rời nhóm. Cả hai thành viên này đều viết bài trên trang cá nhân MySpace để xác nhận các nguồn tin tức, tuy nhiên cũng không phức tạp về sự việc ra đi của họ. Một phát ngôn viên đã đăng trên website Evanescence vào 6 tháng 5, 2007, để xác nhận việc ra đi của hai thành viên nhóm.

Trên MySpace blog, LeCompt có nói rằng Lee gọi điện thọai đến sa thải anh ta, và không có cảnh báo nào được đưa ra trước đó cũng như không có sự thương lượng được đưa ra. Trên website chính thức của nhóm, Lee viết rằng nhóm vẫn tiếp tục và không có tour nào bị hủy hay bị thay đổi.

Vào 17 tháng 5, 2007, hãng Wind-up thông báo rằng 2 thành viên nhóm Dark New Day, drummer Will Hunt và tay ghi-ta Troy McLawhorn, sẽ tham gia vào nhóm để thay thế LeCompt và Gray. Tuy nhiên, Lee có viết lời nhắn trên EvThreads.com rằng nhóm chỉ mượn Will và Troy một thời gian để chơi nhạc cho nhóm và hai thành viên này sẽ không rời nhóm Dark New Day. Hunt và McLawhorn sẽ đi tour với Evanescence cho đến tháng 9, 2007 để hòan thành tour Family Values.

Các thành viên

Hiện nay

* Amy Lee - ca sĩ, chơi piano, musical keyboard (người thành lập, từ tháng Bảy 1994 - nay)
* Terry Balsamo - Guitar ( Từ 16 tháng 11, 2003 - nay)
* Will Hunt - Drums
* Troy McLawhorn - Guitar
* Tim McCord - Bass guitar (Từ tháng Tám 2006 - nay)

Thành viên cũ

* William Boyd - Bass guitar, hát bè (Từ tháng Sáu 2003 - tháng Sáu 2006)
* David Hodges - Drums, keyboard, piano, vocals (Từ 1999 - December 19, 2002)
* Ben Moody - Bass guitar, drums, keyboard, chơi trống (người thành lập, từ tháng Bảy 1994 - October 22, 2003)
* Rocky Gray - Drums (Từ 2002 - nay)
* John LeCompt - Guitar, hát bè trong buổi biểu diễn trực tiếp bài "Bring Me to Life" (Từ 2002 - nay)'

Sửa bởi khangvn1993 : 17-06-2008 lúc 03:30 PM

Metallica_Ban nhạc huyền thoại.

Nói đến Rock, cái tên Metallica làm người ta liên tưởng đến những cú riff đầy tốc độ, những ca khúc đầy ý nghĩa và những bản Ballad bất hủ.Tôi nghe Metallica rất tình cờ khi tìm hiểu về Rock hồi còn học lớp 9, và nếu nhớ không nhầm thì cái tên Metallica xếp vào danh sách những ban nhạc thành công nhất trong thế giới Metal vào khoảng năm 1983, năm ra mắt Album đầu tiên của nhóm, nhưng bài đầu tiên nghe lai không phải bài trong Album này mà là unforgiven trong album năm 1991, quả thật tuyệt vời, tôi dã nghe đi nghe lại không biết bao nhiêu lần, càng nghe càng thấy cuốn hút,càng thấy sức nóng và chiều sâu trong ca khúc, đó là điều những ban Rock hiện đại khó mà làm được_J
Các bạn hãy cùng tìm hiểu đôi nét về Band này nhé !!

Click this bar to view the full image.


(Thời còn thanh niên)


(Họ đã già mất rồi)


METALLICA_NEVER DIES


Metallica được thành lập ở Los Angeles, California, vào tháng 10 năm 1981 bởi tay guitar và ca sĩ James Hetfield và tay trống Lars Ulrich sau khi cả 2 bắt gặp nhau qua những mẫu rao vặt trên tờ The Recycler về việc thành lập ban nhạc. Bộ đôi sau đó tuyển mộ tay bass Ron McGovney, và giai đoạn này qua tay nhiều guitar chính, như là Lloyd Grant, Brad Parker, và Jeff Warner.

Cái tên Metallica được đặt khi Ron Quintana, một người ủng hộ nhạc metal vùng San Francisco, nhờ Ulrich chọn một cái tên để đặt cho tờ tạp chí mới của anh ta (tờ tạp chí cổ động cho các ban nhạc metal của Anh và Mỹ). Quintana bắt đầu chọn từ một danh sách bao gồm "Metallica", nhưng Lars đề nghị chọn "Metal Mania" và lấy tên "Metallica" cho ban nhạc.

Nhạc của Metallica trước tiên lấy cảm hứng từ những ban nhạc như Black Sabbath, Motörhead, Diamond Head, Saxon[1], Judas Priest, và những ban heavy metal khác của Anh. Họ cũng được truyền cảm hứng từ những ban nhạc punk như làMisfits, Zeroption, Discharge và The Ramones.

Có thể dễ dàng nhận thấy rằng METALLICA là ban nhạc heavy metal chơi hay và ấn tượng nhất trong những năm 80 của thế kỉ trước. Họ đã đem lại cho chúng ta một thế giới âm nhạc vô cùng phong phú. Thay vì đi theo vì đi theo phong cách rock phổ biến của những rocker thượng thặng đầu thập niên, METALLICA lại chọn cách biểu diễn loại nhạc metal rock như những nghệ đường phố. Họ phá vỡ mọi giới hạn trong thrash, sử dụng tiết tấu nhanh và mạnh để tạo ấn tượng hơn cho các bài hát của mình. Sự ra mắt của album “Kill‘em‘All” đã đánh dấu sự ra đời trào lưu của nhạc heavy metal là thể loại lúc ấy còn được ít người biết tới. trong album đó..METALLICA đã sử dụng những tiếng bass mạnh mẽ cùng những tiếng guitar lead vô cùng trôi chảy đã tạo cho người nghe một cảm giác mới lạ. Sau đó….một loạt các album tiếp theo được ra mắt đánh dấu sự trưởng thành của họ trên con đường âm nhạc : “Jump in the fire”, “Ride the lightning”…..Và cứ sau mỗi album thì khả năng viết và chơi nhạc của họ ngày một hoàn thiện hơn. James Hetfield lúc này đã bắt đầu viêt nên những ca khúc có tiết tấu dài và phức tạp…dường như chỉ dành cho chất giọng “gầm gừ” của anh. Trong khi do, tay guitar chính của nhóm là Kirk Hammaett đã trở thành một trong những guitarist kiểu mẫu và duợc hâm mộ nhât trong giới heavy metal. Cùng với đo là tiếng trống “sấm sét” của Lars Ulrich hoà qyện hoàn hảo với những ngón đàn sáng tạo của tay bass Cliff Burton. Có thể nói rằng METALLICA đã có một sự khởi đầu đầy hứa hẹn.
Sau những thành công của album “ Master of Puppets “ cùng với tuyệt phẩm cùng tên năm 1986, METALLICA đã rơi vào bi kịch khi tai nạn giao thông đã cướp đi tay bass xuất sắc của nhóm là Cliff Burton trong một chuyến du lịch Thuỵ Điển. Sau một thời gian ngừng lại…ban nhạc quyết định tiêp tục sự nghiệp với sự góp mặt của Jason Newsted. Hai năm sau. Album “…and justice for all “ của họ đã có một thành công vng dội…lọt vào hàng TOPTEN mà không cần tới bât kì một buổi phát thanh nào trên Radio cũng như hầu như không nhận được sự hỗ trợ từ kênh MTV. Tới năm 1991, METALLICA đã hoàn toan tách khỏi con đường cũ mà họ đã đi những năm trước. Bây giờ, thay vì chọn những bản nhạc dài mang đầy tính phô diễn kĩ thuật như trước kia, họ đã thiên về những bản nhạc ngắn gọn hơn và có ý nghĩa hơn….. Và album “ 1991 “ chính là thành quả của hướng đi này và đã bán được hơn 7 triệu bản chỉ riêng tại thị trường Mỹ. Sau đó, ban nhạc đã thực hiện hàng loạt những chuyến lưu diẽn, rong ruổi khắp nơi trong vòng hơn 2 năm…. Đầu những năm 90 là giai đoạn mà METALLICA đã làm thay đổi mọi quy luật trong thế giới của nhạc heavy metal. Họ là cánh chim đầu đàn của thể loại này, họ được kính trọng không chỉ bởi các Headbanger ( tên gọi riêng dành cho giới hâm mộ thể loại Heavy metal ) mà còn bởi những người yêu nhạc và các nhà phê bình âm nhạc thuộc dòng chính thống. Từ trước tới nay, chưa có một ban nhạc heavy metal nào lại đạt được thành tích đáng nể này như METALLICA. Thành công của họ không phải được đánh dấu bởi những giải thưỏng âm nhạc có uy tín mà chính là bởi sự khâm phục và kính trọng mà giới hâm mộ dành cho họ bởi những thành tích xuất sắc của mình…….
Tuy nhiên, đến album tiếp theo của mình là album “ Load “ năm 1996, họ đã đánh mất không ít khán giả yêu quý mình, những ngưòi đã không đủ kiên nhẫn để trờ đợi sự im hơi lặng tiếng quá lâu của họ mà lại phải đón nhận một album không như ý…..Trong album này, ban nhạc đã quyết định hướng theo con đưòng alternative rock ( là thể loại rock rất thịnh hành thời gian đó, bắt đầu phát triển từ cuối thạp niên 80, đầu thập niên 90…. ) bằng cách thay đổi hình tượng ( cắt tóc ngắn, gọn gàng và ăn mặc “lịch sự” hơn ) và cũng “nhẹ nhàng” hơn trong các bài hát của mình ( tuy vẫn giữ được những giai điệu thrash heavy truyền thống của mình ). Mặc dù album này nhanh chóng lọt vào hàng TOPHIT ( hạng nhất các bảng sếp hạng và bán được hơn 3 triệu bản trong vòng hai tháng ), nhưng đã có không ít người la ó về về những thay đổi của họ…………
Sau đó, năm 1997 , họ cho ra đời album tiếp theo là “ Re_Load “ gồm các bài hát còn sót lại từ lần thu album “ Load “ trước đó cùng với một số bài hát mới…..Album này đã phần nào láy lại được hình ảnh cho họ trong mắt giới ham mộ bởi họ đa chơi nhạc “ mạnh mẽ “ hơn album trước. Album gần đây nhất của nhóm là “ Garage . Inc “ vào năm 1998 gồm một số ca khúc mới và cũ……..
Có thể nói, sự nghiệp của METALLICA đã trai qua nhiều bước thăng trầm….nhưng chúng ta không thể phủ nhận vai trò và vị trí của họ trong làng nhạc heavy metal nói riêng và thế giới nhạc rock nói chung. Họ là một trong những quái kiệt của làng nhạc thế giới….họ luôn tồn tại như là một ban nhạc ó những luật lệ riêng của mình….không bao giờ chịu khuất phục hay thoả hiệp dưới mọi hình thức. Họ trung thành với những cái mà họ nghĩ, họ nhận biết và tuân theo nó một cách chủ động…..Có lẽ, chính nhờ vậy mà họ đã tạo được những thành công vang dội ấy………….

METALLICA ban nhac có tẩt cả 8 album
1 Kill'em ALL (1983)

2 Ride the Lightning (1984)

3 Master of Puppets (1986)

4 ..And Justice Fỏ all (1988)

5 METALLICA (1991)

6 Load (1996)

7 Reload (1997)

8 Garage lnc (1998)

Trong 8 album đó 5 album đầu đều rất hay và có thể coi'' METALLICA '' năm 1991 là Album điển hình nhất va kinh điển nhất của nhóm
Con album Garage lnc la được chia làm 2 CD ;CD1 gồm toàn những bài hát được METALLICA cover lại từ các bậc tiền bối - CD2 gôm nhung bài hát được coi la rất hay cua ban nhac METALLICA ...


Các bạn hãy cùng đọc cảm nhận của 1 Crazy Fan của Metallica viết về Album đầu tay của nhóm nhé!!

Kill 'em All (1983)
-------------------
"Album đầu tay của Metallica đã làm choáng ngợp cả thế giới metal với những cú riff nghiến rít đầy tốc độ kèm theo là những lời ca đầy ý nghĩa và một thứ năng lượng mà ít có band nhạc nào thời đó có thể chuyển tải được, mặc dù phong cách sáng tác tương tự như Diamond Head và chịu nhiều ảnh hửơng của Motorhead. (hê hê xem trong VCD thời kỳ này thấy Metallica trả lời phỏng vấn: James không ngưỡng mộ ai cả, Lars khoái Diamond Head, Dave Mustaine thích Motorhead, còn Cliff thì chọn Black Sabbath cùng ZZTOP)
Với album được thai nghén trong gần 1 năm này, Metallica đã trình làng với một phong cách thật ấn tượng. Mặc dù thời gian này còn chưa hoàn chỉnh về nhân sự nhưng nhưng đã có nhiều bài hát kinh điển cho tới tận giờ như "The Four Horseman". Hẹ hẹ, bài hát này cũng được Dave Mustaine (sau bị đuổi vì tật nghiện rươu) chuyển đổi thành bài "Mechanix" xài bởi band mới Megadeth của hắn ta. Trong khi "Seek and Destroy" là bài tập trung chủ đề chính của album. KEA cũng đánh dấu bước khởi đầu của chuỗi những bài hát phản chiến của Metallica, mà có thể lấy các tác phẩm "For Whom The Bell Tolls", "One", posable Heroes"... là ví dụ tiêu biểu. Nhưng trong KEA có lẽ em khoái nhất "Anesthesia(Pulling Teeth)", một bản sôlô bass trầm bổng của Cliff Burton. Khà khà, em khoái bass nên có đôi chút thiên vị như vậy, và chắc chắn sẽ có nhiều bác mê "Seek And Destroy" vặt em chết. Hẹ hẹ.

Bang your head against the stage
Like you never did before
Make it ring, Make it bleed
Make it really sore-----Whiplash "

Nguồn gốc tên gọi của các bands

Metallica Tên của band nhạc trải qua nhiều năm thật ra là một cách chơi chữ "A Clockwork Orange" ,nếu như dịch sang tiếng Tây Ban Nha là "La Naranja Mecanica". Ở đây họ đã đổi "Mecanica" thành Metallica bởi họ chơi "Metal".Trong tiếng Tây Ban Nha "Metalica" là một từ mang ý nghĩa một thứ gì đấy được làm từ thép (steel/metal),cũng có nghĩa thứ âm nhạc họ chơi là "Metal".Bây giờ còn vô số band chơi metal ,đến lúc nào đó ai muốn kiện (tranh chấp ) cái tên "Metallica" thì chắc họ còn cái tên "La Naranja" hoặc ... "A Clockwork Orange "...hay quá... 

LINKINPARK
lúc đầu ban nhạc có tên là xero 
nhưng kể từ khi chaz tham gia vào band họ đã đổi tên là hybrid theory 
hybrrid theory có nghĩa là thuyết lai tạo 
điều ấy ám chỉ đến thứ âm nhạc của linkin park 
1 thứ âm nhạc ko giốn với bất cứ 1 thứ âm nhạc nào khác 
nhưng do đã có 1 band lấy tên như thế đe doạ sễ kiện họ nên họ đành phải đổi tên
đã có rất nhiếu cái tên được đặt ra nhưng hình như chẳng có cái nào ok cả 
cuôi cùng họ đã nghĩ ra cái tên linkin park 
linkin park là cách nói lái của công viên lincoln park ở santamonica california nơi mà chaz hay lái xe đến 
chỉ 1 cái tên nhưng cũng có rất nhiều chuyện để nói rùi
Có ý kiến khác lại cho rằng linkin park luc đầu lấy tên là lincoln park(nơi nhóm thường hay tập ) va định lập một trang web la' lincoln park.com nhưng vi' domain này có mức phí quá cao nên lincoln park đành đoi thành LINKIN PARK như ngày nay 

CHILDREN OF BODOM
cái tên bắt đầu từ hồ bodom với vụ án giết người man rợ mà hầu hết ng chứng kiến sau này đã bị tâm thần
cai tên này nhắc lại về 1 quá khứ khá là đau thương
nên lúc đầu lấy cái tên này nhóm đã bị phản đối
hồ bodom ở phần lan 1 cái hồ nhỏ ở espoo , tối mung 4 thang 9 nam 1960, 4 teennage cam trai ở rìa hồ thì bị một kẻ điên hãm hại , hắn giết 3 ng' và làm bị thương 1 ng' , ng ' duy nhất sông sót là Nils Gustafsson đã sống cuộc sông BT sau nài cho đến năm 2004 thì anh ta bị bắt giữ vì đã giết chính bạn mih 44 năm về trước !

QUEEN
Đây là cái tên mà Freddie Mercury mơ tưởng từ lâu 

GUNS 'N' ROSES
Tên ghép từ L.A.GUNS và HOLLYWOOD ROSES, hai ban nhạc mà các thành viên của Guns đã tham gia

DIRE STRAITS
Tên này nói lên tình trạng túng thiếu của ban nhạc lúc mới thành lập

DEF LEPPARD
Được gợi ý từ bức hoạ DEAF LEAPARD

AEROSMITH
Đây là cái tên mà tay trống Joey Kramer thường hay viết ra từ khi còn học trung học

DREAM THEATER
Đây không phải là cái tên đầu tiên của band ( tên đó là gì thì cũng quên rồi, bây giờ thì đã nhớ : Majesty ) ban nhạc đặt theo tên một nhà hát bởi cái tên đầu tiên kia bị kiện do trùng tên với một band khác

ALICE IN CHAIN
Cái tên này ngụ ý mỉa mai câu chuyện Alice ở xứ sở kì diệu

LED ZEPPELIN
Có người đã mỉa mai ban nhạc của Jimmy Page như khí cầu chì ( lead zeppelin ) 
và Led đã cho thấy một khí cầu chì bay cao như thế nào !

GARBAGE
Một người bạn của nhóm khi nghe họ tập đã kêu lên : nhạc của các cậu nghe như 'rác' ấy

IRON MAIDEN
Đây là tên một loại công cụ tra tấn từ thời Trung cổ

MANOWAR = Man of war = Tàu chiến

Rollingstones đc đặt khi họ đc tận tai + tận mắt chứng kiến bản Rollingstones chơi bởi Mc Kinley Morgàfield

The Doors
xuất phát từ 1 câu thơ của nhà thơ Anh 
đại khái là " Khi cánh cuẳ tiềm thức đc rửa sạch đến tinh khiết thì sự vật sẽ hiện ra trong suốt đến vô cùng " . Bắt gặp lý tưởng này , thiên tài đại loạn JimMorrison liền lấy ngay danh từ " Door" nhưng thêm số nhiều để đặt tên gọi cho band của mình

Lynyrd Skynyrd
nhóm nhạc kỳ diệu của ky nguyên dữ dội của HardRock thì hơi bùn cười : đấy là tên đọc lái của ông thầy thể dục 

AC/DC
Một thành viên của ban nhạc nhìn thấy từ này trên máy hút bụi, và nghĩ là nó có liên quan đến dòng điên. Đây đúng là từ viết tắt của Alternating Current/ Direct Current
Tuy nhiên, từ này cũng là tiếng lóng chỉ những người Hifi thành ra ban nhạc đã gặp một ít rắc rối trong thời gian đầu
Ngoài ra, còn có tin đồn là đây là từ viết tắt của Anti-Christ Devil's Children

ANTHRAX
Tên một loại vi trùng gây tử vong cho trâu bò ở Châu Âu

BLACK SABBATH
Tên một bộ phim kinh dị từ năm 1963, nghĩa là ' ngày chủ nhật đẫm máu '
Tuy vậy, họ cũng đã kịp phát hành được một album dưới cái tên Earth

DEEP PURPLE
Bà của Ritchie Blackmore thích ca khúc Deep purple của Bing Crosby 

DEICIDE
Nghĩa là Death of Gods

EAGLES
Tên lúc đầu của họ là Teen King And The Emergencies 
Thật may là họ còn nghĩ lại mà bỏ cái tên dài ngoằng đó đi !

MARILYN MANSON
Tên ghép từ M.M , nữ diễn viên yêu thích của MARILYN với Manson, tên một kẻ sát nhân

ANABAS
nghĩa là ' cá rô ' - trong trường hợp có band nào đó thích cái tên này

SAVATAGE:
Lúc đầu là AVATAR nhưng do trùng tên nên thêm chữ S vào đầu và thay R cuối bằng GE.

SKIDROW :
Nghĩa là ' ổ lưu manh, rượu chè, trộm cắp '
Theo tôi thì ban nhạc chọn cái tên này có lẽ là để bày tỏ thái độ của mình
Trong nhiều sáng tác, Skidrow lên án xã hội đương thời là nguyên nhân xô đẩy thanh thiếu niên vào con đường tội lỗi ( dễ thấy qua 18 & life )

Rammstein - tên một căn cứ không quân của Mĩ ở Đức
Dimmu Borgir - Dịch theo nghĩa đen là Dark Castle. Trên thực tế Dimmu Borgir là tên của một lâu đài ở Iceland và cũng là tên một câu chuyện cổ của ng' Icaeland: Những ai đến đó thì một đi không trở lại
Ensiferum -tiếng Latin - nghĩa là biểu tượng thanh kiếm 
Opeth nghĩa là "City of the Moon"
Sepultura - trong tiếng Bồ Đào Nha nghĩa là Bị chôn sống (hoặc là Lễ tang )
Borknagar - đc lấy từ truyện cổ scottland
Vader = Father (tiếng Đức )
Thyrfing - Thanh kiếm bị nguyền rủa trong thần thoại của ng' Viking 
Ulver = Wolf (Nauy )
Pantera - một loài báo cũng là tên một thiết bị quân sự : Xe tăng Pantera của quân Đức sử dụng trong chiến tranh thế giới

Cradle of Filth - cội nguôn' của sự bẩn thỉu , nhơ nhuốc ...

rhapsody 
trong từ điển thì có nghĩa là 1 bản nhạc 
nhưng có từ rhapsodies là bài ca chim ưng ---> có lẽ cái nầy đúng ( từ này ko phải tiếng anh ) 

CANNIBAL CORPSE
nó có nghĩa là kẻ ăn thịt thối rữa của đồng loại ,hay là thi hài đồng loại đã bị thối rữa 

Daicide = Dei + cide
Dei la' tên khác của chuá trong bible
cide : khi "cide" đứng sau tư' nao' đó có nghĩa la' giết ( Vd : suicide - tự tử ... )
~~~> Deicide = giết chúa
Đúng với dòng nhạc Satanic Death mà nhóm này chơi tôn thờ quỉ Satan và báng bổ chúa

Dimmu Borgir thì đúng là Dark Castle nhưng đó còn là tên một địa danh ở Ice Land, nơi đó là một bãi đất đầy dung nham núi lửa đã nguội, tạo ra các hình thù kỳ dị.
Amorphis, bắt nguồn từ amorphous hay amorphism nghĩa là không định hình, như nhạc của nhóm vậy, mỗi album một chấ nhạc!
Slipknot: nghĩa là những nút thắt, ý nói là các thành viên ko bao giờ rời bỏ nhau!
Therion: tiếng hy lạp nghĩa là loài cầm thú, nhóm lấy tên này từ cảm hứng bản " To mega therion" của hellhammer.
Six feet under: lấy từ một bộ phim kinh dị. nghỉa đen ở đây là khoảnng sâu 6 feet dưới đấy-độ sâu của một nắm mồ!
Opeth là tên một thành phố trong một tác phẩm văn học ( quên tên rùi ), nghĩa là thành phố mặt trăng.

Sửa bởi Jordin : 28-06-2008 lúc 01:29 PM

Children of bodom - Vụ án chưa hề khép lại

Thanks bạn Oanhon tại forum xuthanh.net.vn đã cung cấp bài viết này.




Children Of Bodom được thành lập vào mùa xuân năm 1993.Ban đầu band chỉ có 2 thành viên là Alexi Laiho và Jaska Raatikainen,lúc đó band có tên là "Inearthed".Alexi khi đó đã được đánh giá là 1 guitarist xuất sắc và anh cũng bắt đầu tập giọng để trở thành 1 vocal,còn Jaska thì chơi drum.Sau đó họ tìm được tay bass là Samuli Miettinen và vào phòng thu âm ngày 20 và 21 tháng 8 năm 1994 thu bản demo đầu tiên.Nó có tên là "Implosion Of Heaven" gồm ba bài và 1 bản outro.Alexi đã viết tất cả phần nhạc của các bài hát còn phần lời do Samuli viết.Bản demo này đã k0 được biết đến tại thời điểm đó.

Một năm sau,1995 bản demo thứ 2 đã được thu âm ở studio Astia có tên là "Ubiguitos Absence Of Remission" nhưng lần này chỉ có 2 thành viên là Alexi và Jaaska thực hiện.Miettinen đã k0 rảnh rỗi để đến phòng thu nhưng anh ta vẫn viết toàn bộ lời cho bản demo.Alexi và Jaaska đã quyết định thêm phần keyboard trong bản demo này.Và tất nhiên là người chơi keyboard là Alexi,xin phép nhắc các bạn là Alexi biết chơi piano và violon năm 4 tuổi,đến năm 10 tuổi anh mới quyết định chuyển sang chơi guitar sau khi xem 1 buổi trình diễn của "cụ chột" Steve Vai.Trong bản demo thứ 2 này có 1 bài được hát bởi 1 vocal nữ.Nó bao gồm 1 bài intro và 3 bài khác.Bản demo này cũng chơi theo thể loại Death Metal như bản demo đầu tiên,nhưng lần này có hơi hướng Melodic hơn.
Bước ngoặt mới của band là sau khi phát hành bản demo band bắt đầu được để ý hơn.Và Alexander Kuoppola 1 guitarist khá xuất sắc đã gia nhập vào band.

Vào cuối năm 1995 đầu năm 1996,Miettinen rời bỏ Inearthed,đồng thời Alexi và Jaska đã tìm được thêm 2 thành viên nữa.Đó là,Henkka Seppala(bass) và Pera Pirisjoki(keyboard).Đã đầy đủ thành viên họ vào studio thu bản demo thứ 3 có tên là "Shining",được phát hành tháng 2 năm 1996.Cũng thời điểm này Inearthed làm 1 số buổi trình diễn tại Espoo,Finland.Đây quả là thời điểm cực kỳ khó khăn của band,tưởng rằng họ sẽ tan rã nhưng rồi họ cũng đã vượt qua mọi khó khăn để tiếp tục.
Vào tháng 8 năm 1997 Alexi Laiho gia nhập 1 ban nhạc chơi Black Metal của Finland với tư cách guitar lead,đó là Thy Serpent(tôi đã may mắn sở hữu 1 album của band này).Tuy nhiên,Alexi vẫn tiếp tục chơi cho Inearthed mặc dù những bản demo của họ chẳng mấy thành công.Và thật sự k0 mấy ai biết đến band Melodic Death Metal này.Và cuối cùng band đã đi đến quyết định sẽ làm một cái gì đó coi như hoạt động cuối cùng của band.Họ chuẩn bị tất cả và vào phòng thu quyết tâm thực hiện album đầu tiên.Nhưng trước đó Jani Pera Pirisjoki rời khỏi band.Và band bắt buộc phải tìm kiếm 1 keyboard mới.Cuối cùng Jaska trở lại cùng với người bạn học trung học.Tay keyboard này thật sự k0 mặn mà với Metal nhưng anh lại là một piano cực kỳ xuất sắc(giành giải thưởng Helsinki Jazz Pop khi mới 16 tuổi).Anh có tên là Janne Wirman.Và các thành viên khác đã thật sự thích anh ta và cả cái cách anh ta chơi keyboard.Họ đề nghị anh tham gia band trong 1 thời gian dài và là 1 thành viên chính thức chứ k0 phải chỉ là người thay thế bất đắc dĩ.

Band đã hoàn thành album tâm huyết của họ với 7 bài hát,nó có tên là "Something Wild".Họ đã phải vét sạch túi để trả 3500 euro cho chi phí thu và phát hành album này.Ban đầu band định thêm vào bài "Talking Of The Trees" nằm trong demo thứ 3 "Shining".Nhưng cuối cùng nó thực sự k0 hợp với chất lượng toàn bộ album nên lại thôi.Tất cả các bài trong album đều do Alexi Laiho viết.Thật ra,Alexi chỉ viết lời cho 1 bài(tất nhiên nhạc của 7 bài đều do anh viết),còn những bài khác anh chỉ gào lên những gì anh ta nghĩ trong đầu(lần đầu tiên tôi mới thấy điều này).Đặc biệt,phong cách sáng tác này đã xuất hiện trong tất cả các album sau này.
Thể loại trong album "Something Wild" khác xa cái thể loại Melodic nghèo nàn trong các demo của band trước đây.Đó là thể loại pha trộn giữa Speed,Black,Death và một chút Heavy Metal với 1 trình độ kỹ thuật rất cao.Và khi sản xuất xong album band nhận được 1 hợp đồng từ 1 hãng sản xuất đĩa của Bỉ.Nhưng hợp đồng nay đã k0 được ký kết vì hãng này đã trả quá ít tiền cho chi phí ở studio.Cuối cùng band đã quyết định tự đem đi phát hành 1000 bản của album này.
Thời điểm này Alexander đang chơi nhạc cùng với Sami Tenetz của band Thy Serpent,và anh đã đưa 1 bản copy album "Something Wild" cho Sami nghe.Nhưng Ale lại k0 biết rằng Sami đã quyết định đưa cho Ewo Rytkonen,người đang làm việc cho hãng thu âm nổi tiếng Spinefarm(bất cứ Rockband nào cũng mơ ước được làm việc với hãng này,he he).Và Ewo đã thích thú với album này tới mức gần như ngay lập tức mời Inearthed ký hợp đồng với hãng Spinefarm.Tất nhiên các chàng trai đã k0 bỏ lỡ 1 hợp đồng béo bở hơn rất nhiều so với hợp đồng của hãng thu âm Bỉ kia.Nhưng những điều khoản trong hợp đồng là phải đổi tên ban nhạc,phải thu lại album với cái tên mới đó,hợp đồng có thời hạn 3 năm...

Các thành viên của band thật sự bối rối với việc phải đổi tên ban nhạc.Đúng lúc này,các thành viên nhớ đến 1 câu chuyện thú vị thời niên thiếu của mình khi cha mẹ của họ kể về những bí ẩn xung quanh vụ mất tích 3 trẻ em,k0 rõ nguyên nhân.Cái tên "Children Of Bodom" ra đời từ đó,và ta có thể dễ dàng nhận ra tư tưởng của band về vụ mất tích này thông qua lyrics của các album.

Sau khi đã có 1 cái tên mới,band đã thực hiện 1 show diễn chung với black band Dimmu Boggir vào tháng 12 tại Finland,ngay trước khi tung ra album.Đây là show diễn đầu tiên với "đội hình" đầy đủ này và dưới cái tên Children Of Bodom.Một thành viên của hãng phát hành đĩa nổi tiếng nhất trong giới nhạc Rock là Nuclear Blast cũng có mặt ở show này.Và ngay sau đó anh ta đã đề nghị với người quản lý của ban nhạc để hãng Nuclear Blast phát hành album "Something Wild" trên toàn Châu Âu.Và Children Of Bodom đã dần lớn mạnh và nổi tiếng tại Finland trong thời gian này.Nhưng vào khoảng tháng 10 năm 1997 ban nhạc đã thực hiện 1 buổi trình diễn tại Tavastia trước các thành viên của Spinefarm và các hãng khác.Nhưng họ lại chơi quá tồi trong show này,và ban nhạc đã thừa nhận đây là show tồi tệ nhất mà họ từng chơi.

Hiện nay,trong giới nhạc Rock đã k0 còn lạ lẫm gì với hình ảnh 1 tử thần với chiếc lưỡi hái trên tay.Đó là hình ảnh xuất hiện trên tất cả các album của ban nhạc Children Of Bodom.Và hình ảnh đó được vẽ bởi họa sỹ người Canada Graham French.Sau khi phát hành album vào cuối năm 1997,ban nhạc đã thực hiện 1 video clip cho album này đó là video cilp "Deadnight Warrior",được đạo diễn bởi Mika Lindberg và nó tiêu tốn khoảng 1000 euro.Và nơi thực hiện video clip này là tại Celsius.Vào đầu năm 1998,album đã bắt đầu được phát hành tại các quốc gia khác bởi hãng Nuclear Blast,Toys Factory,và 1 vài hãng nhỏ khác.Vào cuối mùa xuân năm 1998 ban nhạc Thy Serpent tung ra album mới nhưng Alexi đã rời khỏi ban nhạc này để dốc toàn lực cho Children Of Bodom.

Trước khi thực hiện 1 tour diễn thực sự của riêng mình. Children Of Bodom đã thực hiện 1 vài show nhỏ tại Phần Lan. Album “Something Wild” được tung ra khắp Châu Âu vào ngày 2 tháng 2 và ngay sau đó ban nhạc tham gia 1 tour diễn do Nuclear Blast tổ chức vào ngày 3 tháng 3. Children Of Bodom sẽ biểu diễn cùng với các ban nhạc như Disbelief, Crack Up, Night In Gales, Agathodaimon, Covenant, Hypocrisy, và Benediction.

Đáng tiếc là, tuor diễn này Janne không thể tham gia vì vài kì thi ở trường. Anh được thay bằng 1 keyboard nữ là Erna Siikavirta, cô chơi piano dòng nhạc cổ điển. Nhưng dĩ nhiên cô chỉ thay thế Janne trong tour diễn này. Tour diễn này thành công vang dội, và ban nhạc bắt đầu nổi tiếng hơn và sau mỗi buổi diễn số lượng fan của họ lại tăng lên. Trong lúc đó, album “Something Wild” đã bán được 5000 bản tại Phần Lan và 12000 bản trên toàn thế giới.

Cũng vào cuốI năm đó, Children Of Bodom trở lạI phòng thu Astia để thu âm 2 bài mớI của họ trong 1 đĩa demo có tên là “Sodomy At Lake Bodom”. Một bài có tên là “Children Of Bodom” còn bài kia là “Towards Dead End”. Bài “Children Of Bodom” được phát hành trong 1 đĩa đơn cùng vớI những bài của 2 ban nhạc khác của hang Spinefarm là Cryhavoc và Wizzard. Và đĩa đơn này rất thành công, nó đã đứng đầu tạI bảng xếp hạng của Phần Lan và nhận giảI đĩa vàng không lâu sau đó. Đĩa đơn này đã nằm tạI bảng xếp hạng 8 tuần liền. Còn “Towards Dead End” đã xuất hiện trong đĩa tổng hợp “Helldorado and Spinetingler”.

Vào tháng 8 năm 1998, ban nhạc nhận được lờI mờI biểu diễn ở Festival “Wacken Open Air” tạI Đức. Vào thờI điểm này thì Janne đã quay trở lạI ban nhạc. Và họ đã chơi rất thành công và có thêm rất nhiều fan nhờ phong cách độc đáo của mình. Ban nhạc thật sự không thích lắm những bài trong album “Something Wild”, họ đã chơi 2 bài mớI cùng vớI 1 vài bài trong album đầu tiên tạI show diễn ở Đức. Đầu tháng 9, Children Of Bodom và 1 ban nhạc của hãng Nuclear Blast là Impaled Nazarene chơi 1 show tạI Nga. TạI show này Children Of Bodom đã chơi bài vừa mớI sáng tác là “Forevermore” sau này được biết đến vớI cái tên “Downfall”. Sau buổI diễn ban nhạc Imp Naz đã đề nghị Alexi chơi lead guitar cho band của họ và Alexi đã đồng ý. Nhưng anh nói rằng không thể tham gia tất cả các show diễn của ban nhạc vì Children Of Bodom mớI là sự lựa chọn số 1.

Sau đó, Children Of Bodom chơi thêm vài show nữa do Nuclear Blast tổ chức. Đó là tour diễn khắp Châu Âu thứ 2 của họ để giớI thiệu album “Something Wild”. Children Of Bodom có vị trí cao trong tờ quảng cáo chương trình (vị trí thể hiện sự nổI tiếng) và họ đã chơi thêm bài “Towards Dead End”. Nhưng cũng như tour diễn trước đây, lần này Janne lạI không thể tham gia vì 1 số vấn đề ở trường học. Và ngườI thay thế lần này là Kimberly Goss, keyboard của ban nhạc Dimmu Borgir. Children Of Bodom đã để ý đến cô khi biểu diễn cùng Dimmu Borgir hồI năm 1997. Alexi và Kimberly đã thích nhau, ngườI ta đã nhìn thấy 2 ngườI đi chơi cùng nhau sau tour diễn xuyên Châu Âu này. Hơn nữa Alexi còn tham gia ban nhạc khác của Kimberly là Sinergy và cùng ban nhạc này thu âm album đầu tiên của họ có tên là “Beware The Heavens” vào tháng 10 và 11 năm 1998 vớI vai trò lead guitar.

Đó là 1 năm bận rộn của ban nhạc nhưng họ vẫn để giành thờI gian để sáng tác các bài hát mớI và thu âm album tiếp theo của ban nhạc tạI phòng thu Astia từ tháng 12 năm 1998 đến tháng 1 năm 1999. Nhưng trước đó ban nhạc đã thu 5 bài mớI vào 1 đĩa demo vào mùa hè năm 1998. Một số rắc rốI đã xảy ra tạI phòng thu Astia như: drumheads đã quá cũ và gần như không còn sử sụng được, cùng vớI 1 số vấn đề vớI drumsticks và guitar, hơn nữa lạI không có cửa hàng nhạc cụ nào gần đó. Ngoài ra, vài thành viên phảI quay lạI trường học. Trong nhiều ngày ban nhạc phảI chịu thêm nhiều áp lực vì Alexi đã chỉnh sửa lạI lờI và biên soạn lạI 1 số đoạn nhạc trong thờI gian ban nhạc không có gì để làm. Hai bài được thu âm lạI cùng vớI 7 bài đã thu âm và 2 bài cover. Một bài là “No Commands” của ban nhạc Phần Lan Stone và bài còn lạI là của ban nhạc W.A.S.P có tên là “Hellion”. Và công việc thiết kế bìa album lần này do Graham French thực hiện và 1 lần nữa Thần Chết lạI xuất hiện vớI hình nền là hồ Bodom màu xanh lá cây. Đầu tiên ban nhạc định đặt tên cho album là “Towards Dead End” nhưng cuốI cùng họ quyết định chọn tên “Hatebreeder”. Hai tuần trước khi phát hành album này. Bài “Downfall” được phát hành trong 1 đĩa đơn cùng vớI bài cover lạI của Stone. 1000 bản đầu tiên được tặng kèm thêm dây chuyền đeo cổ Children Of Bodom. Ban nhạc đã thực hiện video clip “Downfall” và 1 lần nữa lạI được thực hiện bởI đạo diễn Mika Lindberg ( tôi đã kiếm được video clip này trên mạng rất tình cờ, he he). Nhiều tháng sau khi album thứ 2 phát hành rộng rãi và xuất hiện ở bảng xếp hạng của nhiều quốc gia. Nhiều ngườI đã đánh giá album này thể hiện phần nhạc rất hay kết hợp vớI lốI đánh tốc độ, còn phần lờI thì có thể thấy đầy tính thách thức.

Trước khi thực hiện tour diễn vòng quanh Châu Âu lần thứ 3, ban nhạc nhận lờI tham dự vài show tạI Nhật vào tháng 7 cùng vớI Sinergy và In Flames. Alexi đã chơi cho Children Of Bodom và Sinergy trong cùng 1 đêm diễn. Tất cả các show đã bán hết sạch vé vớI số khán giả 1500 ngườI và họ cuồng nhiệt đến mức khó tin. Và hãng Spinefarm đã đưa ra ý kiến thu âm lạI toàn bộ buổI diễn của Children Of Bodom tạI Nhật . Và ban nhạc đã đồng ý, live album này có tên là “Tokyo Warhearts” được phát hành vào tháng 10. Đĩa này được tặng kèm 10 bưu ảnh Children Of Bodom chỉ giành cho fan ở Nhật. Bìa album này vẽ hình cuộc chiến giữa Thần Chết và Godzilla được thực hiện bởI Ville Pirinen. MọI ban nhạc đều có thể thu âm một album vớI chất lượng âm thanh ở studio, nhưng album live này là một huyền thoạI chứng minh rằng Children Of Bodom là 1 ban nhạc chơi live vô cùng xuất sắc, vì album live này không hề được mix lạI trước khi tung ra. Vào tháng 9 ban nhạc cùng Arch Enemy, Dark Tranquillity, In Flames thực hiện 1 tour diễn khắp Châu Âu (phê thật toàn Melodic).

Cũng trong tháng 9, Alexi cùng ban nhạc Impaled Nazarene đến studio Astia thu 1 album có tên là “Nihil”. Alexi viết 2 bài trong album này và chơi tất cả các đoạn solo guitar. Và không có gì ngạc nhiên khi đây là album có những đoạn solo hay nhất của ban nhạc Impaled Nazarene. Vào tháng 12, Children Of Bodom đến phòng thu Astia để thu âm 2 bài cover là “Don’t Stop At The Top” của Scorpions và “Waiting” của King Diamond. Vào tháng 1 và tháng 2 năm 2000, Sinergy thu âm album thứ 2 ban nhạc này chỉ có 2 thành viên chính thức là Alexi và Kimberly Goss. CuốI tháng 2 Children Of Bodom thu âm 1 bài mớI sáng tác là “Hate Me!” (đây là bài hát yêu thích của tôi),bài này được thu vào 1 đĩa single cùng 1 bài cover lạI của ban nhạc W.A.S.P “Hellion”. Đĩa single này được tung ra vào tháng 5 và đã thành công đến nỗI nó đoạt được giảI đĩa bạch kim. Vào tháng 7 ban nhạc biểu diễn tạI 2 show lớn của Phần Lan là Tuska Open Air và Ilosaari Rock, lần đầu tiên ban nhạc biểu diễn bài mớI “Hate Me!” (video live của bài này tạI Ilosaari Rock không xa lạ vớI fan của Children ở Việt Nam). Alexi là ngườI viết toàn bộ các bài hát cho Children Of Bodom, nhưng Janne cũng rất có năng khiếu sáng tác. Tuy nhiên, những sáng tác của anh không phù hợp vớI phong cách của ban nhạc. BởI vì những sáng tác đó theo phong cách Progressive Instrumental Power Metal. Giữa năm 2000, Janne đã tung ra album solo đầu tiên của mình có tên “Warmen”.

Album mớI của ban nhạc có thể đã thu âm vào tháng 4 nhưng rồI họ quyết định lùi lạI vào tháng 8. Lần này ban nhạc quyết định sang Thuỵ Điển để thu âm album thứ 3 tạI phòng thu Abyss nơi thu âm hầu hết những album Black, Death huyền thoạI trong thập niên 90. Ban nhạc muốn giữ lạI những âm thanh đậm chất Phần Lan và thêm vào đó những âm thanh mớI hơn. Trước đó, ban nhạc chơi 1 show ở Montreal, Canada, sau đó Children Of Bodom xuất hiện lần đầu tiên tạI Mỹ trong chương trình nổI tiếng Milwaukee Metalfest lần thứ XIV. Ban nhạc đã làm việc tạI studio từ tháng 8 cho đến tháng 9 và họ ở đó 1 tuần 6 ngày, từ 9 giờ sáng đến 6 giờ tối. Một lần nữa tất cả các bài hát đều do Alexi viết, lần này dướI áp lực nặng nề phảI duy trì chất lượng rất cao như album “Hatebreeder” và Alexi đã tuyên bố trong khi thu âm album này “make it or break it” (he he đầy cá tính). TạI phòng thu này ban nhạc được cung cấp những âm thanh mớI cho keyboard và cách vocal nên hát ra sao. Nhưng đó chỉ là những lờI khuyên, ban nhạc vẫn toàn quyền quyết định cách chơi của mình. Bài “Kissing The Shadows” được sáng tác ngay tạI phòng thu, “Hate Me!” thì được thu âm lạI, ngoài ra ban nhạc còn cover 1 bài của Ozzy Osbourne “Shot In The Dark”. Những lúc rảnh rỗI ban nhạc chơi 1 game là “Asphalt Annihilation” và ngay sau khi thu âm xong album ban nhạc đã thực hiện 1 video clip lấy ý tưởng từ game đó. Video đó là “Everytime I Die”, đạo diễn là Tuukka Temonen tạI 1 lâu đài ở Phần Lan có tên là Tampere. Sau đó, ban nhạc có nhiều cái tên cho album mớI nhưng cuốI cùng họ quyết định lấy tên “Follow The Reaper” và nó được phát hành vào 30 tháng 10 tạI Phần Lan kèm theo bài cover của Scorpions. Và cả thế giớI phảI chờ đến ngày 22 tháng 1 năm 2001 để có thể sở hữu cho mình album này, nhưng bonus track lạI là “Hellion” của W.A.S.P (tôi phảI rất vất vả mớI kiếm được bài cover của Scorpions, bài này rất hay). Thần Chết lạI xuất hiện nhưng dướI nền màu xanh nước biển, list là 1 bia mộ tên các bài hát được in trên đó. NgườI thực hiện bìa đĩa này là hoạ sỹ ngườI Phần Lan Sami Saramaaumleeki. Vào tháng 9 và tháng 10, Alexi cùng Jaska trở lạI ban nhạc Sinergy cho tour diễn Châu Âu lần thứ 2 của ban nhạc này. Sau đó Children Of Bodom diễn vài show tạI Phần Lan vào tháng 12, trước khi ban nhạc được mờI tham gia X-Mass Festival cùng vớI Morbid Angel và Hypocrisy vòng quanh Châu Âu. Nhưng ban nhạc từ chốI vì 1 số ngườI bạn của họ trong band Hypocrisy không tham gia tour diễn này. Vì thế album thứ 3 phảI hoãn đến năm 2001 mớI tung ra khắp Châu Âu và thế giới.

Trước khi tung album thứ 3 vào năm 2001 ban nhạc đã mix lạI 1 số bài và thay đổI 1 số chi tiết nhỏ. Ssau khi album này được phát hành rộng rãi, ban nhạc chuẩn bị cho 1 tuor diễn lớn nhất của họ từ trước đến nay. Ban nhạc sẽ lưu diễn cùng vớI 2 ban nhạc nữa là Primal Fear và Sacred Steel xuyên suốt Châu Âu. Tour này lấy tên là Nuclear Fire/ Led By The Reaper. Tuy đây là tour của Children Of Bodom nhưng ban nhạc chỉ được chơi có 60 phút còn ban nhạc Primal Fear lạI được chơi 90 phút. Nhưng phản ứng của đám đông khán giả đã cho thấy ban nhạc nào mớI là xuất sắc. Hai tháng sau tour diễn này, ban nhạc sửa soạn cho chuyến trở lạI Nhật. Nhưng trước đó, ban nhạc ghé qua Hàn Quốc và biểu diễn 1 show tuyệt vờI tạI đây, show này hay đến nỗI được các kênh truyền hình Hàn Quốc phát lạI nhiều lần. Một kế hoạch biểu diễn tạI Mỹ đã được đưa ra vào tháng 4 năm 2001 nhưng bị hoãn lạI do Jaska (drummer) và Henkka (bassist) quá bận bịu tạI trường học của họ.

Vào tháng 5, Children Of Bodom và Impaled Nazarene cùng biểu diễn tạI Hy Lạp và Alexi lạI chơi cho cả 2 band cùng 1 lúc. CuốI năm 2001, do quá bận bịu vớI Children Of Bodom và Sinergy, Alexi quyết định nghỉ chơi cho Impaled Nazarene. Cũng vào tháng 5, Jaska tham gia 1 band Progressive Metal là Virtuocity và ban nhạc này phát hành album đầu tiên của họ vào năm 2002. Mùa hè năm 2001, Children Of Bodom trở lạI phòng thu Astia để thu 2 bài cover là “Silent Scream” của Slayer và “Aces High” của Iron Maiden. Điều này càng khẳng định rằng Children Of Bodom rất thích cover lạI những bài Heavy Metal nổI tiếng thập niên 80. Sau tour diễn Châu Á (thật ra chỉ có Nhật và Hàn Quốc) Children Of Bodom thực hiện 1 tuor diễn gồm 8 show tạI Nam Mỹ có tên là “Machete Up Your Ass/Tour Of Terror”. Ngày 13 tháng 10 Children Of Bodom chơi tạI festival Polish Mystic nơi có bày bán những bản DVD của ban nhạc. Và vào ngày 17 tháng 10, ước mơ của ban nhạc đã thành hiện thực họ được chơi mở đầu cho ban nhạc Slayer tạI Ý. Vào tháng 12 ban nhạc quay trở lạI Phần Lan thực hiện vài show diễn và sau đó ban nhạc quyết định tạm nghỉ để các thành viên nghỉ ngơi sau những ngày làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, Alexi đã giành thờI gian này để cùng ban nhạc Sinergy thu âm album thứ 3. Cùng lúc đó, Janne (keyboard) chơi cùng Timo Kotipelto- vocal của ban nhạc mà anh hâm mộ (tôi cũng rất hâm mộ) Stratovarius cho 1 đĩa solo của Timo. Sau đó, anh đã phát hành album thứ 2 của mình có tên là “Beyond Abilities” vào năm 2002.

Ngày 1 tháng 3 năm 2002, Alexi gia nhập nhóm những tay chơi Metal hàng đầu của Phần Lan, đây là 1 band thành lập để cover lạI những bài của ban nhạc huyền thoạI Death. Ban nhạc này có tên là Evil Chucks, ban nhạc này đã tổ chức 1 buổI diễn tưởng niệm huyền thoạI Death Metal Chuck Schuldiner. Sau đó, Children Of Bodom tập hợp lạI và đến phòng thu Astia để thu âm 1 đĩa single mớI gồm 1 bài mớI là “You’re Better Off Dead” (có vẻ như bài này để tưởng niệm Chuck) và 1 bài cover của ban nhạc Ramones có tên là “Somebody Put Something In My Drink” ( tôi đã bỏ 3 tháng để kiếm được bài này, và phảI nói là nó cực hay). Đĩa single này được dự tính sẽ tung ra vào ngày 1 tháng 7 năm 2002. Nhưng bị hoãn lạI bởI vì sau 3 album được phát hành vớI hãng Spinefarm và Nuclear Blast, ban nhạc nhận thấy cần phảI có sự thay đổi. Nhưng cuốI cùng ban nhạc vẫn tiếp tục gắn bó vớI Spinefarm, nhưng họ quyết định không ký hợp đồng vớI Nuclear Blast nữa, thay vào đó là hãng Universal. Đĩa single đó được phát hành ngày 17 tháng 9 năm 2002 tạI Phần Lan và ngay lập tức nó leo lên vị trí số 1 bảng xếp hạng của Phần Lan, và giành được đĩa vàng 3 ngày sau đó. Sau đó, Children Of Bodom đã được mờI tham gia diễn tạI 3 festival Metal lớn của Châu Âu là Dynamo (đây được coi là festival Metal uy tín nhất thế giớI hiện nay) ở Đức, Wacken ở Phần Lan và Metaldayz. Ban nhạc đã lần đầu tiên biểu diễn bài “Needled 24/7” tạI 3 festival. Sau đó, Children Of Bodom quay trở lạI phòng thu Astia vào tháng 8 để thu album thứ 4.Ban nhạc cover lạI 1 bài của Alice Cooper là “He’s Back The Man Behind The Mask” để làm bonus track nhưng kết quả là âm thanh không như ý nên ban nhạc không sử dụng nó nữa. Tư tưởng của ban nhạc trong album này được bày tỏ 1 cách lộ liễu hơn và lờI lẽ cũng “thú tính” hơn .

Vào tháng 9, ban nhạc chơi 1 buổI diễn ngắn để mừng ngày thành lập hãng Spinefarm tạI Spinefeast festival ở Phần Lan. Ban nhạc đã biểu diễn cùng các ban nhạc khác như: Throne Of Chaos, Ensiferum, Norther, Kalmah, và Moonsorrow. Sáng hôm sau buổI diễn, 2 cây đàn Jackson nổI tiếng của Alexi đã biến mất không một dấu vết. Một trong hai cây có dán chữ “Wildchild” màu vàng ở thùng đàn, Alexi đã sử dụng cây này trong video clip nổI tiếng “Everytime I Die”. Vào tháng 10, một DVD có tên “Passage To The Reaper” được phát hành tạI Nhật thông qua tạp chí guitar nổI tiếng của Nhật là “Young Guitar”. DVD này được thu âm, khi ban nhạc Sinergy thực hiện tour diễn tạI Nhật, tạp chí này đã đăng 1 số bài tập của Alexi và phong cách chơi guitar của anh. Tháng 11 và 12 Alexi cùng ban nhạc Sinergy thực hiện chuyến lưu diễn Châu Âu thứ 3. Còn Jaska chơi trống cho ban nhạc Dark Metal Phần Lan là Evemaster và cùng ban nhạc này thu album.

Ngày 7 tháng 1 năm 2003, sự chờ đợI của các fan đã chấm dứt: album thứ 4 được chính thức phát hành tạI Phần Lan vớI tên gọI “Hate Crew Deathroll”. Năm ngày sau khi phát hành album có mặt tạI vị trí số 1 trên bảng xếp hạng của Phần Lan và trụ tạI đó 3 tuần liền. Sự khác biệt là tạI Phần Lan album có thêm bonus track “Silent Scream” (cover lạI của Slayer), còn album phát hành trên thế giớI thì không có. Ngay sau đó, ban nhạc bắt tay vào làm video “Needled 24/7” tuy nhiên ban nhạc đã vô cùng thất vọng về video clip này. BởI vì đạo diễn đã quyết định tất cả mọI việc mà không them hỏI ý kiến của ban nhạc. Ông ta có những ý tưởng kỳ quặc như ban nhạc sẽ biểu diễn trong 1 lều xiếc, rồI thêm cả diễn viên múa bale, và nhiều ý tưởng tồI tệ khác nữa.

Ngày 13 tháng 1, ban nhạc đến phòng thu Headline để thu âm 1 bài cover của ban nhạc Punk huyền thoạI của Phần Lan Klamydia, bài này có tên là “Latomeri”. Trước đây, Ale đã từng chơi cho ban nhạc này, khi đó họ chỉ muốn chơi cho vui, và cuốI cùng Ale rờI khỏI ban nhạc này. Có vẻ như Children Of Bodom không bao giờ cảm thấy mệt mỏI vì những tour diễn liên tục. Trước khi thực hiện 1 tour Châu Âu nữa, ban nhạc thực hiện 1 tour ngắn ở Nhật(tôi đã kiếm được video live của tour diễn này tạI Tokyo, phê vãi lúa he he). TạI buổI diễn cuốI cùng, Alexi chơi cùng ban nhạc Metal God bài “Living After Midnight” của ban nhạc huyền thoạI Judas Priest. Cùng lúc này, ban nhạc nhận được 1 tin vui: album “Hate Crew Deathroll” bán được 15000 bản chỉ tính riêng ở Phần Lan. Và album này đã mang về giảI album vàng cho ban nhạc.

Trước khi thực hiện tour diễn vòng quanh Châu Âu, ban nhạc tham gia 2 show. Một là Southwest Music Festival vào ngày 14 tháng 3 năm 2003 tạI Texas,Mỹ. Show thứ 2 là tạI Phần Lan cùng các ban nhạc như: Norther, Moonsorrow, Omnium Gatherum và Mannhai. Sau đó, Chidren Of Bodom thực hiện tour Hate Crew Rolling Over Europe 2003 cùng các ban nhạc như: Soilwork của Thụy Điển và Shadows Fall của Mỹ. Kết thúc tour diễn này, ban nhạc tiếp tục tham gia 1 buổI diễn tưởng niệm tay guitar Somniun của ban nhạc Finntroll sau khi anh này đột ngột qua đời.

Tour diễn Châu Âu cực kỳ thành công, tất cả các buổI diễn đều bán sạch vé. Children Of Bodom đã chơi 90 phút tuyệt vờI của mình vớI những cú so kè giữa Alexi(lead) và Janne(keyboard), cùng vớI những đoạn trống solo của Jaska. Trước khi tour này diễn ra, Alexi, Ale, Henkka ký hợp đồng vớI hãng guitar ESP để hãng này tài trợ guitar và bass cho họ trong tour này. Còn Jaska thì nhận được sự tài trợ của hãng trống nổI tiếng Pearl. Ba ban nhạc xuất hiện tạI Na Uy chơi tạI festival Norwegian Inferno để mở đầu cho tour diễn Châu Âu. Nhưng vào buổI diễn cuốI cùng, ban nhạc Shadows Fall không thể tham gia vì họ phảI thực hiện 1 tour diễn khác, do đó ban nhạc Black Metal của Đức là Suidakra được mờI thay thế.

Vào tháng 4, có những lờI đồn rằng Children Of Bodom sẽ cùng các ban nhạc: Dimmu Borgir, Nevermore và Hypocrisy thực hiện tour diễn Bắc Mỹ vào khoảng tháng 11 và 12, nhưng cuốI cùng tour diễn lạI được thực hiện vào tháng 7. Children Of Bodom tham gia festival Summer Rocks tạI Hunggary vào tháng 6 và tham gia festival Tuska tạI Phần Lan vào tháng 7.

Vào ngày 14 tháng 7, tất cả các fan của Children Of Bodom bị shock vì tin: Ale (accord guitar) đã quyết định rờI khỏI ban nhạc. Lý do được Ale đưa ra là anh không còn thích thú vớI những chuyến lưu diễn dài ngày, sống trên xe lưu động và khách sạn nhiều hơn ở nhà. Festival Tuska chính là lờI chia tay của anh đốI vớI các fan Phần Lan nói riêng và cả thế giớI nói chung. Vài ngày sau, Alexi đã viết vài lờI về sự ra đi của Ale trong khi anh đang cùng ban nhạc Heavy Metal của Na Uy là Griffin thu âm album mới. Đây là thờI điểm mà các fan của Children Of Bodom không thể nào quên. VớI độI hình:
- Alexi: vocal, lead guitar.
- Ale: accord guitar, background vocal.
- Henkka: bass.
- Janne: keyboard.
- Jaska: drum.
Ban nhạc Children Of Bodom đã phá vỡ mọI quy tắc, luật lệ để làm nên lịch sử về 1 ban nhạc Melodic huyền thoại. Nhiều ngườI đã phảI mất nhiều ngày để chấp nhận sự thật này, và sau đó họ cảm thấy lo lắng về tương lai của ban nhạc. BởI vì, trước đây ban nhạc từng tuyên bố “bất kỳ thành viên nào của ban nhạc ra đi, thì ban nhạc sẽ tan rã, bởI vì chúng tôi là 1 gia đình, những ngườI anh em…”. Nhưng 1 tour diễn khác ở Nhật và ở Bắc Mỹ đã được lên lịch, nhiều ngườI đang chờ đợI sự xuất hiện của ban nhạc, và ban nhạc hiểu rằng họ cần giảI quyết tất cả các tour diễn đang chờ họ. Alexi đã tuyên bố: “Children Of Bodom ain’t ready to fucking die yet!”(tôi để nguyên văn vì như vậy mớI thể hiện rõ được ý của câu này). Để thực hiện hết các tour diễn đó, ban nhạc cần bổ sung 1 tay guitar mới. Alexi tỏ ra rất thích lốI chơi của Kai Nergaard thành viên của ban nhạc Griffin, nhưng cuốI cùng anh này đã từ chốI lờI mờI của Alexi. Chỉ còn 2 tuần nữa là đến show diễn ở Moscow, ban nhạc đã thực sự bốI rốI khi họ chưa tìm ra được ngườI thay thế Ale. CuốI cùng, họ đã nhớ ra 1 ngườI duy nhất có thể học tất cả các bài của Children Of Bodom trong 1 thờI gian ngắn như thế. NgườI đó không hề xa lạ vớI các fan của Children Of Bodom, đó là Roope Latvala một thần tượng của Alexi và là thành viên của ban nhạc Sinergy. Anh đã ra mắt các fan của Children Of Bodom lần đầu tiên tạI Moscow và chơi cùng ban nhạc tạI festival Summer Breeze ở Đức 1 tuần sau đó.

Vao tháng 9, 1 album bao gồm những bài hay nhất của ban nhạc có tên là “Bestbreeder From 1997- 2000” được phát hành tạI Nhật. Album này có cả bài cover “Rebel Yell”. Album này được thu âm tạI phòng thu của Janne có tên là: “Beyond Abilities” bởI 4 thành viên của ban nhạc. Ngày 5 tháng 9, ban nhạc trở lạI Nhật cùng ban nhạc Soilwork thực hiện show diễn dài hơn hồI tháng 2. Ban nhạc lần này lạI có 3 tay solo cùng đua vớI nhau là Alexi,Roope và Janne (tôi tìm được đoạn solo này tạI 1 trang web của Nhật, he he quên mất tên rồI). Nhưng tour diễn tạI Nhật lần này gặp sự khởI đầu không thuận lợI: sau show diễn ở Osaka, Alexi không thể chơi show tiếp theo tạI Nagoya vì anh bị chứng đau cơ ở tay. Nó quá đau để có thể hát hoặc chơi guitar. Bốn thành viên còn lạI phảI xin lỗI khán giả và show diễn bị huỷ bỏ. Thật may mắn, Alexi đã bình phục nhanh chóng và có thể tiếp tục chơi ở show tiếp theo. Sau khi kết thúc tour diễn khá thành công này, ban nhạc quyết định thực hiện video clip “Sixpounder”, và các fan đã không khỏI ngạc nhiên khi thấy sự xuất hiện của Ale trong video này. Vào cuốI tháng 9, 1 DVD của tạp chí Young Guitar được phát hành, Alexi lạI xuất hiện và đưa ra 1 số bài tập và vài đoạn guitar trong các bài của Children Of Bodom được anh hướng dẫn cặn kẽ. DVD này có tên “Reap And Roll Licks”. Đầu tháng 10, Janne cùng Timo Kotipelto trở lạI phòng thu để thu album solo thứ 2 của anh. TạI Mỹ, 3 album trước của Children Of Bodom đã bán được hơn 40000 bản.

Ngày 7 tháng 11, Children Of Bodom dẫn đầu 3 ban nhạc khác thực hiện tour diễn tạI Mỹ. Lúc này Roope Latvala cũng nhận được hợp đồng tài trợ của hãng ESP cùng vớI 2 cây guitar mớI của hãng này. Tour diễn gồm 30 ngày, và Children Of Bodom chơi sau Hypocrisy và trước Nevermore, Dimmu Borgir. Ban nhạc Children Of Bodom chơi sáu bài mỗI show của tour và khán giả trở nên cuồng nhiệt hơn ở mỗI thành phố mà ban nhạc biểu diễn ở đó. Ngày 14 tháng 11 ban nhạc chơi tạI festival “New Jersey Metal and Hardcore” nơi 70 ban nhạc đã từng chơi trước đây. Tuy nhiên, khi ban nhạc di chuyển đến Minneapolis, Alexi đã cảm thấy không khoẻ và cuốI cùng show diễn tạI đây bị huỷ bỏ. Nhưng rất may mắn đó là show diễn duy nhất bị huỷ bỏ, và ban nhạc đã kết thúc tour diễn thành công tốt đẹp.

Tháng 2 năm 2004, ban nhạc được đề cử 1 số giảI thưởng âm nhạc quan trọng của Phần Lan và họ giành được giảI thưởng về số lượng đĩa bán được. Henkka và Janne đã đạI diện cho ban nhạc để nhận giảI thưởng. Sau đó, ban nhạc đoạt giảI được bình chọn qua tạp chí Metal như guitar solo xuất sắc nhất, keyboard xuất sắc nhất. Và ban nhạc còn có những vị trí cao ở các tạp chí khác. Jaska sử dụng thờI gian rảnh rỗI ít ỏI này để giúp những ngườI bạn trong ban nhạc Evemaster thu âm album đầu tay của họ “Lacrimae Mundi”. Lúc này, ban nhạc Evemaster chưa có ngườI chơi trống, và họ phảI dùng trống máy cho các bản demo trước đây. Cho nên chẳng có gì ngạc nhiên nếu ban nhạc Evemaster đề nghị Jaska giúp họ chơi trống cho album đầu tay này. Alexi dùng thờI gian rảnh của mình để lập 1 ban nhạc chơi punk mớI lấy tên là “Kyllahullut” gồm 3 ngườI là Alexi, Tonmi Lilmann (chơi cho To Die For và Sinergy) và cuốI cùng là Vasku Jokinen (chơi cho Klamydia). Tam tấu này đã cho ra 1 đĩa EP gồm 4 bài được tung ra vào cuốI tháng 4.

Sau thờI gian rảnh rỗI này, Children Of Bodom trở lạI Astia-studio để thu âm 2 bài mớI là “Trashed, Lost & Strungout” và “Knuckleduster” cùng vớI 2 bài cover là “She Is Beautiful” của Andrew K.W và “Bed Of Nails” của Alice Cooper. 4 bài này dự định sẽ phát hành trong 1 đĩa EP vào cuốI năm 2004. Một ngày sau khi thu âm xong, Alexi và Roope cùng bay đến Đức để xuất hiện tạI buổI lễ âm nhạc đồ sộ Musikmesses tổ chức ở Frankfurt. TạI đây họ biểu diễn 1 số đoạn solo vớI những cây guitar ESP mớI và chụp vài tấm hình để quảng cáo cho hãng guitar này. Sau đó, Alexi và Roope trở về phòng thu Beyond Abilities của Janne để thu âm phần guitar cho album thứ 4 của ban nhạc Sinergy.

Vào ngày 1 tháng 4, 1 tin quan trọng từ Phần Lan bí mật về hồ Bodom đã được làm sáng tỏ. Sau 40 năm, điều tra cuốI cùng cảnh sát đã bắt giữ ngườI đàn ông 64 tuổI là kẻ sát nhân máu lạnh đã giết 3 trẻ em tạI hồ Bodom. Sau khi kiểm tra DNA, cảnh sát đã khẳng định đây chính là kẻ sát nhân tạI hồ Bodom. Và điều đáng nói là Nils Gustafsson là kẻ giết ngườI duy nhất chứ không hề có đồng phạm như cảnh sát nghi ngờ.

CuốI tháng 4, Children Of Bodom cùng ban nhạc Iced Earth và ban nhạc Thuỵ Điển Evergrey chuẩn bị 1 tour diễn nữa ở Mỹ. Tất cả số vé của các show đã được bán hết 1 cách nhanh chóng và tất nhiên sự có mặt của Children Of Bodom đã góp phần tạo nên cơn sốt đó. Tour diễn cực kỳ thành công và số lượng fan của ban nhạc đã tăng lên rất nhiều tạI Mỹ sau tour này. Trong suốt tour diễn này, Children Of Bodom đã đề nghị Andrew W.K hát cùng vớI họ bài hát của anh “She Is Beautiful” trong các show. Và vớI tư cách là 1 fan hâm mộ Children Of Bodom, Andrew đã không từ chối. Cũng trong tour diễn này, Alexi đã có cơ hộI gặp Zakk Wylde- 1 trong những thần tượng của Alexi. Alexi đã gặp Zakk trong 1 quán bar, và họ đã có buổI trò chuyện thú vị vớI nhau.

Vào tháng 5, một lần nữa Alexi lạI có mặt trên tạp chí Young Guitar, nhưng lần này toàn bộ tạp chí đều nói về anh. Xuất phẩm đặc biệt này gồm tab của 3 bài hát của Children Of Bodom, bộ sưu tập guitar của Alexi, những thông số về nhạc cụ của anh như guitar, phơ, amply, …Ngoài ra còn có 1 đĩa CD gồm những bài tập ví dụ của Alexi, có thể thấy rằng Young Guitar coi Alexi như là 1 thần tượng của họ. Khi ban nhạc trở về Phần Lan, họ lập tức thực hiện video clip mớI “Trashed, Lost & Strungout” được quay tạI Thuỵ Điển. Video lần này được thực hiện bởI đạo diễn nổI tiếng Patric Ullaeus, ông này đã từng thực hiện nhiều clip nổI tiếng cho các ban nhạc như Dimmu Borgir, In Flames, Within Temptation, Lacuna Coil, Tiamat, Mnemic, Passenger, …

Children Of Bodom xuất hiện ở hầu hết các Festival Metal quan trọng ở Châu Âu vào mùa hè. Ban nhạc quyết định chơi bài mớI “Trashed, Lost & Strungout” lần đầu tiên tạI festival Sauna Open Air ở Phần Lan, và tạI festival Sweden Rock vào tháng 6. Nhưng chỉ vài ngày sau festival, bài mớI này đã tràn ngập trên mạng Internet mà không có sự cho phép của ban nhạc. Họ vô cùng tức giận và quyết định loạI bài đó ra khỏI danh sách các bài sẽ chơi tạI Wacken Open Air Festival. Mặc dù không có bài mớI đó nhưng ban nhạc vẫn rất thành công vớI show diễn tạI Đức này. TạI show này, lần đầu tiên ngườI ta sử dụng 2 màn hình lớn để cho khán giả có thể nhìn rõ từng thành viên của ban nhạc.

Sau đó ban nhạc chuẩn bị cho chuyến lưu diễn tạI Nam Mỹ sau 3 năm. TạI đây, ban nhạc chơi những bài hát đã được biết đến qua 4 album đã phát hành. Vào cuốI tháng 8, “Trashed, Lost & Strungout” được phát hành trong 1 đĩa đơn cùng vớI bài cover lạI của Andrew tạI Phần Lan. Trong 1 show diễn nhỏ ở Phần Lan, ban nhạc chơi bài “Warheart” sau vài năm không biểu diễn bài này. Vào tháng 10, “Trashed, Lost & Strungout” được phát hành cùng vớI 2 bài hát khác trong 1 đĩa EP kèm theo 1 đĩa DVD bài “Trashed, Lost & Strungout”. Vào tháng 10, ban nhạc lạI cùng vớI 2 ban nhạc khác là Lamb Of God và Fear Factory thực hiện tour diễn tạI Mỹ.

Chúng ta có thể nhận thấy rằng trong suốt nhiều năm ban nhạc gần như không có sự thay đổI nhân sự nào cả, ngoạI trừ sự ra đi bất ngờ của Ale. Những thành viên của ban nhạc đã trở thành những ngườI bạn rất thân, họ gắn bó vớI nhau đến nỗI nếu có 1 thành viên nào ra đi thì cái tên Children Of Bodom sẽ không còn ý nghĩa nữa. Sau khi Ale ra đi có những lúc các thành viên khác đã bị shock đến nỗI ban nhạc có nguy cơ tan rã. Nhưng rồI họ hiểu rằng hàng vạn fan hâm mộ đang mong đợI được thưởng thức thứ âm nhạc tuyệt vờI của Children Of Bodom. Họ phảI tiếp tục bước đi trên con đường họ đã chọn, con đường Rock đầy chông gai và thử thách. Các thành viên còn lạI đã lấy lạI ý chí và họ muốn thu âm 1 album mớI vào cuốI năm 2004. Ban nhạc sẽ không dừng lạI cho dù họ đã đạt được đỉnh cao sự nghiệp, như bài hát họ đã từng cover của Scorpions “Don’t Stop At The Top”. Cho đến bây giờ, 500000 bản của 4 album của Children Of Bodom đã được tiêu thụ khắp thế giớI.

Tất cả các fan của Children Of Bodom không phân biệt cũ hay mớI, những ngườI sẽ được thưởng thức 1 album mớI vớI tất cả tinh tuý mà ban nhạc đã tích lũy cho đến nay. Các fan này cần phảI thấy họ thật may mắn được thưởng thức những giai điệu tuyệt vờI từ những cú sweep dây đầy tốc độ cũng như những câu guitar solo tuyệt vờI của Alexi. Khả năng đánh accord xuất sắc của Ale, những cú chạy ngón keyboard tốc độ cao của Janne, đồng thờI cần phảI thấy những câu bass của Henkka cũng đòi hỏI tốc độ và độ khó cao. Không thể không nhắc đến Jaska, ít thấy ở anh những đoạn solo trống nhưng ta dễ dàng nhận thấy sự ổn định trong cách đánh của anh. Và còn thành viên mớI Roope, tuy chưa được thấy anh diễn nhiều nhưng chúng ta có thể tin tưởng rằng anh không phảI là tay guitar tầm thường. Ban nhạc đã khởI đầu sự nghiệp vớI 1 album không thật xuất sắc nhưng có thể thấy Children Of Bodom hiện nay đã là 1 trong những ban nhạc xuất sắc nhất trong thế giớI Rock. Họ là tấm gương sáng cho các ban nhạc trẻ noi theo về nhiệt huyết và những đóng góp không mệt mỏi cho Rock.

Sửa bởi Jordin : 23-07-2008 lúc 09:55 PM

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #97097