RHM_29
Câu 29: Xử trí cấp cứu chấn thg vùng hàm mặt
1/ nguyên tắc:
- khám xét toàn thân để tránh bỏ sót tổn thg, sau đó khám vùng mặt bằng nhìn, sờ nắn, đối chiếu so sánh để đánh giá đúng thg tổn
- xử trí ngay tình trạng đe dọa đến tính mạng bệnh nhân
2/ chống ngạt thở:
a/ nguyên nhân:
+ tắc đường hô hấp trên do dị vật, máu cục, dịch tiết, mảnh răng…
+ tràn ngập đường hô hấp do chảy máu, dịch dạ dày trào ngược
+ lưỡi tụt ra sau do gẫy nát vùng cằm
+ máu tụ và phù nề quanh đầu do vết thg sàn miệng, vết thg gốc lưỡi
b/ xử trí:
+ phải làm lưu thông đg thở bằng cách: lấy dị vật, hút đờm dãi, loại bỏ máu cục
+ nếu tụt lưỡi ra sau phải kéo lưỡi ra phía trước và cố định lại
+ trường hợp bệnh nhân khó thở do phù nề vùng hạ họng thanh quản phải đặt ống NKQ ngay hoặc mở KQ cấp cứu
3/ chống chảy máu:
- cần khẩn trương xác định vị trí chảy máu từ phần mềm hay phần xương để xử trí
+ cầm máu tạm thời bằng cách ép gạc lên vết thg: chẹn đg đi của các đm
* đm mặt (vết thg má – môi)
* đm thái dương nông (vết thg thái dương trán)
* đm cảnh ngoài (vết thg rộng nửa mặt)
+ tiến hành khâu cầm máu đối với vết thg phần mềm
+ nếu chảy máu nhiều từ mũi xoang phải nhét Mèche mũi trước hoặc mũi sau
+ thắt đm cảnh ngoài đc áp dụng khi chảy máu ồ ạt hoặc sử dụng các biện pháp trên ko hiệu quả
4/ chống choáng:
- choáng thg gặp trong những chấn thg nặng vùng hàm mặt kèm theo chấn thg sọ não hoặc đa chấn thg gây mất máu nhiều
- choáng thg biểu hiện bằng: trụy tim mạch, vẻ mặt nhọt nhạt, mạch yếu, thở nông…
- xử trí:
+ đặt bệnh nhân ở tư thế nằm đầu thấp, 2 chân giơ cao để thuận lợi cho việc tưới máu não
+ làm lưu thông đg hô hấp và chống chảy máu
+ giảm đau bằng các thuốc thông thg (bacbituric) ko đc dùng Morphin và các dẫn xuất của nó
+ cố định tạm thời xương gãy
+ khi vận chuyển bn cần nhẹ nhàng
5/ chống nhiễm trùng:
- trong sơ cứu cần làm sạch vết thg, băng vô trùng, sử dụng huyết thanh, chống uốn ván và k/s
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top