(SÁCH) GIÔNG TỐ

BỨC TRANH BAO QUÁT MỘT XÃ HỘI CŨ ĐẦY TĂM TỐI VÀ TÂN THỜI .

Chắc nói về cụ Phụng có lẽ ai cũng biết cụ là một cây bút hiện thực phê phán vô cùng lỗi lạc. Giọng văn của cụ như cây dao sắc nhọn bóc tách từng lớp vỏ giả tạo của cái xã hội cũ- cái xã hội ễnh ương nửa Tây nửa Ta nửa lại lai Tàu, cái xã hội tưởng tân tiến văn minh nhưng lại vô cùng thối nát, mục rỗng. Đọc văn cụ Phụng ta như mua được một cuốn phim cũ khi mà càng đọc ta lại thấy từng chi tiết về một xã hội cứ lật giở mãi qua góc nhìn của mỗi nhân vật hay cả qua góc nhìn của một độc giả qua cốt truyện. Từ "Sống chết mặc bây", đến "Số Đỏ" dù chỉ là những đoạn trích nhỏ được học trong sách giáo khoa mình đã vô cùng thích cậu nay khi đọc "Giông Tố" mình mới khâm phục về tài năng và ngưỡng mô một cái nhìn rất tân thời trong một xã hội tưởng tân tiến ai ngời lại xuống cấp đến tột cùng.

Trước tiên phải nói đến bức vẽ xã hội mà cụ Phụng vẽ trong "Giông Tố". Nó là một bức vẽ trừu tượng, đầy màu sắc rực rỡ nhưng cũng đầy màu tâm tối. Đó là bức vẽ thể hiện ngay trong các nhân vật như: Nghị Hách, một kẻ trọc phú đọc ác, tà dâm và ô cùng tham lam nhưng lại được khoác lớp áo là một con người hiền lương là một đại diện cho những tên địa chủ tá điên ngày ấy.

-Thị Mịch là một cô gái nông dân ngây thơ, trong sáng và cả tin đến nỗi bị Nghị Hách lừa tlên xe hãm hiếp. Dù vụ kiện của Thị Mịch coi như đã xong ở nữa bộ truyện nhưng vẫn cho mình những hụt hẫng bởi đồng tiền, bởi quan hệ quá là ghê gớm. Đáng lẽ Thị Mịch phải sống hạnh phúc hơn, đáng lẽ cô phải thắng kiện vì chứng cứ đã rõ mồn một nhưng vì tiền, vì quan hệ và vị sự gièm pha mà cô đã thua kiện. Sức mạnh của đồng tiền cũng biến Mịch từ ngừơi con gái ngây thơ, cố gìn giữ phẩm hạnh thành một thai phụ loăn loàng, ngoại tình với Long người tình cũ dẫu đã có chồng.

-Và Long và Tú Anh họ đều là nhưng bậc trí thức đức độ đáng kínhh trọng trong xã hội nhưng đều phảo bất lực trước cái xã hội ấy để rồi tạo ra một con ngừời nhu nhược hay một con người buông xuôi tất cả.

Giông Tố là bức tranh đen tối nhất trong văn học đương đại Việt Nam khi diễn tả được cái tăm tối hơn cà của xã hội thượng lưu những tưởng tân thời, tiến bộ nhưng lại vô cùng thối nát, mục rỗng, của con người thượng lưu những tưởng là trí thức đức độ lại toàn một hang lưu manh, điếm thối. Có thể nói xuyên suốt bức tranh ấy là thuốc phiệm, gái điếm và tình dục. Ở bức tranh ấy ta cứ ngỡ những thứ ấy là bình thường, là thiết yêu vì không phải những bọn lưu manh mà ngay cả những quan lại như Nghị Hách, những ông trọc phú có chức, có quyền, những cô chiêu cậu ấm đều hút thuốc phiện, đều ve vãn nhau. Trong xã hội ấy chuyện tình dục bỗng trở thành một món ăn tinh thần, khi những ôc gái khoả thân hay bán khoả thân cứ lấp ló đâu đó trong những khóc khuất của con chữ, khi trong từng nhân vật nữ ta đều thấy cái sự lẳng lơ, ve vãn, thèm khát được yêu, khi trogn từng nhân vật nam ( trừ Tú Anh) ta đề thấy một khoảnh khác nào đó là những con dã thú bị dục vọng chiếm đoạt. Tất cả vẽ lên cơn going tố, tất cả tạo nên cơn song gió của các nhân vật, thử hỏi không phải vì ddục vọng, vì lối sống vô độ thì chắc chắc sẽ không có vụ án của Thị Mịch, thử hỏi nếu không phải đồng tiền, nếu không có quan hệ ắt kẻ thủ át đã được công lý trừng trị và thử hỏi không vì tiếng nói dư luận đàm tiếu có lẽ Thị Mịch đã có m t cuộc sống hạnh phúc với tình yêu của đời mình, chứ không phải dẫn đến kết cục bị xã hội thượng lưu biến đổi đến cùng cực. Cùng tương tự như Mịch, Long- người yêu của Mịch, chàng rể của Nghị Hách dù là bậc nam nhi chin chắn, chính trực nhưng cũng phải bất lực với cái trớ trêu, cái buồn cười của một xã hội đầy vô lý để rồi buộc phải tự tử chết,.Mình khá thích hình ảnh của Long khi chết, anh tự tử cạnh bên một thiếu nữ loã lồ đã say giấc vì bia rươu, khi anh chết bên ngài kia rộn rang và ôn ào tiếng người- là những bạn hữu và họ đang mỉa mai, đang nói xấu anh. Điều đó cho ta thấy được bản chất của xã hội kia giả tạo, đạo đức giả và đểu cáng. Dù họ nói xấu anh nhưng vẫn lợi dụng anh, vẫn hút thuốc phiện, vẫn chơi gái bằng tiền của anh có thể nói hình ảnh đó cho thâý Long chết vì bị xã hội thượng lưu dìm chết, bị những hủ lậu, những điều tăm tối kia làm ngộ độc trong tâm hồ mà chết. Nạn nhân của xã hội ấy không chỉ có Long, có Mich, mà còn là Tú Anh, Tuyết và cả ông bà đồ Uẩn cũng bị xã hội ấy lôi kéo gièm pha và làm mất đi bản chất của một con người,

Có thể nói Vũ Trọng Phụng và Nam Cao rất giống nhưng cũng rất khác. Nếu Nam Cao tập trung vào phê phán xã hội Việt Nam ở các làng quê Bắc Bộ, phê phán cái gian ác, tàn bạo của địa chủ phong kiến dẫn đến cái đói cái nghè thì Vũ Trong Phụng đã phê phán tầng lớp cao hơn, thượng lưu hơn nhưng cũng là người trực tiếp gây ra cái khổ cho người dân lao động. Nhưng khác rằng ở thế giới của Vũ Trọng Phụng nó tăm tối hơn ở thế giới của Nam Cao, nếu trong thế giới của Nam Cao người lao động bị áp bức đến bấr lực buông xuôi thì họ có sự giả thoát là cái chết, thì cái chết đối với giới thượng lưu thật xa xỉ bởi thế mà họ bị đầu độc dần trong tâm hồn để rồi phần người chết dần chỉ còn lại phần con và họ là những con quỷ sống thực sự- tham lam, dục vụ và chơi bời cho ođến khi chết ngập trong gái gú va thuốc phiên.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top