(SÁCH) BÒ HOANG PHỐ CỔ
SỰ THỬ NGHIỆM MỚI TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM.
Biết đến Uông Triều và quyển sách này qua rất nhiều bài review của những trang báo nổi tiếng. Vì xác định đây không phải những truyện ngắn dành cho đại chúng nên mình cũng đã chuẩn bị sẵn tinh thần. Và thật sự rõ ràng là "Bò Hoang Phố Cổ" không được viết ra một cách bình thường mà có những truyện ngắn vô cùng bất thường, không có diễn biến, rất ít hành động chỉ có nhân vật, bối cảnh và môt thế giới nội tâm của nhân vật đan xen vào nhau như một bộ phim ngắn, một bức tranh ẩn dụ hay môt thế giới siêu thực? Điều đó chỉ để mỗi người đọc từ giải thích với chính mình. Cũng có truyện ngắn lịch sử mà ở đây tác giả đã giải oan cho những nhân vật trong quá khứ, tác giả đã đặt họ vào một cái nhìn hiện đại, tác giả lấy vị thế là thế hệ sau viết về lịch sử không xuyên tạc, bóp méo mà thật ra chỉ góp một góc nhìn của mình vào những chuyện đã cũ. Và đó mới là tạng văn, mới là nơi để Uông Triều tỏa sáng thật sự. Vậy Bò Hoang Phố Cổ có hay? Theo mình nó hay nhưng cái hay không trọn vẹn, bạn không thể khép cuốn sách lại với tâm trạng hài lòng như đọc truyện ngắn của những nhàn văn khác, không thể nín thở để xem đến màn biểu diễn cuối cùng và thở dài đau đáu khi buổi trình diễn kết thúc- khép cuốn sách lại để những ý niệm cứ day dứt mãi trong đầu như đọc truyện Nguyễn Ngọc Tư, Nam Cao hay của Nguyễn Công Hoan. Đọc cuốn sách để lại một cảm giác lưng lửng của môt buổi tiệc mà có những món ăn ngon và độc đáo, cũng có những món ăn lạ đến nỗi chỉ có thể cố gắng nuốt trôi. Với người dễ dãi, một con người có thể hấp thu mọi thứ như mình vẫn có thể cho qua mà tiếp tục thử những món ăn khác nhưng có những con người vẫn hay ăn uống theo khẩu vị chung đến một món lạ có thể họ sẽ nhăn mặt mà bỏ về ngay trong khi chưa thưởng thức hết điều hay của bữa tiệc đang chờ phía sau. Có lẽ cái đó cũng là một cái dở trong việc sắp xếp truyện ngắn của Uông Triều.
Trong " Bò Hoang Phố Cổ" Uông Triều chia ra thành hai thể loại mà mình khá thích ở tác giả đó là sự thử nghiêmm và sự chiêm nghiệm. Ở những truyện được mình gọi là "thử nghiệm" như Trong Đám Tang, Ông Già Và Cô Gái Trẻ, Bò Hoàng Phố Cổ. Nhân Cẩu, Môt Ngày Không Đẹp Trời, Uông Triều cho mình một cảm giác lạ mà nào giờ ít có truyện ngắn nào làm đó là không quanh quẩn ở chữ Đời. Đọc những truyện ngắn này mình thấy hoàn toàn thoát ly khỏi những người phụ nữ nghèo khổ, những cuộc tình tan vỡ, những phận đời long đong,.. Mà đi sâu vào một thế giới khác. Một thế giời của những lọc lừa toan tính, môt thế giới nơi những bãn ngã đối thoại với nhau, môt thế giới đặt ra dám tách bạch tính nhân và thú trong con người, hoặc là một nơi là một chặng đường nghệ thuật của tác giả, là thế giới nội tâm tâm tác giả đang vẽ. Trong mỗi câu truyện Uông Triều đều không cho ta hình dung về thế giới mình đang đâu, mà cứ đâm xẵng vào luôn những tình tiết như ta đã là người theo dõi trước đó rồi. Ta chỉ biết ta trong một đám tang, ta chỉ biết nhân vật tôi có thể nhìn thấy mọi thứ trong đám tang mình, anh ta đang chỉ từng người không tên, không tuổi chỉ gọi qua những cái nhãn đa được anh dán lên và ta chỉ biết không khí được đẩy nhanh đến nỗi kịch tính và vô cùng ngột ngạt hơn một đám bình thường. Cứ thế là Uông Triều cứ để từng nhân vật kể, hành động mà không lèo lái hay dẫn dắt. Ngay cả khi câu truyện kết thúc ta tự hỏi rằng liệu mình có nên tin người dẫn đường của mình. Tôi. Anh ta cũng là một kẻ không đáng tin, quá khoái trá, quá ngạo nghễ và quá thông minh để tin cậy. Xuyên suốt câu truyện ta như đang xem một bộ phim ngắng. Kịch tích, ngột ngạt và đầy nghệ thuật. Hay như câu truyện Nhân Cẩu, Uông Triều cũng quăng người đọc vào một thế giới của riêng anh, môt nơi kì lạ khi hắn vừa là nhân và vừa là cẩu, cách hắn phải đấu tranh để ép tính thú của mình trong hình hài nhân và ép tính nhân của mình trong hình hài thú cho ta một suy nghĩ. Rõ ràng trong con người đều có phần nhân đã được giáo dục nuôi dưỡng, rèn dũa với những giáo điều khắc khe cùng phần thú hoang dại, bản năng và nguy hiểm. Và liệu chúng ta có điều tiết được mình và như hắn trong câu truyện chúng ta có gục ngã đã rồi bản năng phần con và phần người đàn áp nhau tranh giành lẫn nhau. Nói chung trong từng truyện ngắn lại có một thử nghiệm riêng mà Uông Triều muốn thử bởi thế mà văn phong của anh trong mỗi truyện ngắn cũng biến đổi liên tục, cũng hóa thân liên tục. Khi thì ngạo nghễ, điềm nhiên, khi lại khoan thai, điềm đạm. Khi thì bất cần, khinh khi và cũng có khi trò chuyện, thúc giục. Trong mỗi lần thử nghiệm, ta như bước vào một thế giới khác, thế nên đừng suy nghĩ nhiều cứ xem thôi. Có khi xem lại hay hơn là chuẩn bị tinh thần để sống cùng nhân vật, bởi những nhân vật mà Uông Triều tạo ra vốn không phải một nhân vật cụ thể, không phải một nhân dạng mà là những bản ngã đối thoại trong con người của chúng ta và của chính tác giả. Có những thế giới lạ nhưng nắm được và có những thế giới quá rối bời, quá mơ hồ để hiều. Với mình là Bò Hoang Phố Cổ, câu truyện đầy vẻ ẩn dụ rối bởi và mơ hồ về một khu chung cư cũ của ba nhân vật Gầy, Tóc Xoăn, Cận Thị. Ngay cả cách viết trong câu truyện này cũng như mơ ảo, khó nắm bắt khi những câu đơn ngắt vô cùng ngẫu nhiên như nhấn mạnh và cách tác giả coi nhân vật là một sinh vật gọi là "con" khiến mình không biết đây là con hay là người. Nói chung đây là một truyện ngắn được chọn làm tên truyện nhưng theo mình không phải là truyện ngắn đặc sắc nhất quyển truyện ngắn này. Mình đã ngáp khi đọc câu truyên này và nghỉ giữa chừng để khi đọc lại vẫn không thể hiểu được thế giới của "Bò Hoang Phố Cổ".
Tiếp theo trong tập truyện ngắn " Bò Hoang Phố Cổ" là những truyện ngắn chiêm nghiệm. Đó là chiêm nghiệm lịch sử, một đề tài màu mỡ nhưng nhạy cảm gây nên nhiều e ngại cho tác giả Việt, nhất là những scandal gần đây về Sử khiến cho Sử Việt càng là đề tài nhạy cảm hơn không chỉ đối với tác giả, mà đối với cả những người thưởng thức nghệ thuật đại chúng. Là một con người thích Sử Việt, vừa nhai hết cả sách giáo khoa Lịch Sử ba năm để thi đại học thì mình nghĩ những câu truyện Sử trong " Bò Hoang Phố Cổ" là hoàn toàn khách quan. Đó không chỉ là những tích sử đã cũ mà con là những trang viết của con người hiện đại về một thời xáo trộn của đất nước. Đó là lời giải oan cho mối tình thầy- trò của Thái và Thanh để từ đó đặt ra những câu hỏi về hôn nhân và gia đình: Em chọn người tình hay chọn chồng? Đó là một chút thương xót cho Phạm Nhan kẻ bán nước, kẻ dẫn lối quân Nguyên Mông qua đánh nước ta nhưng vì tình yêu mà hắn rốt cuộc cũng phải cúi đầu. Tình quê hương, tình mẫu tử, tình Nhiên để rồi dù tội nghiệp cho Nhan nhưng như cái giá hắn phải trả, hắn phải mang tiếng xấu ngàn đời sau, máu hắn hóa đĩa sông Cầm con vật nhơ nhuốt như tội lỗi của hắn. Hay nỗi lòng của Huyền Trận công chúa, cô công chúa bị đem đi gả cho nước Chăm để giữ gìn hòa khí hai nước cùng với đó là số phận bất hạnh của cô đã được Uông Triều thống hiểu và viết lên khúc bi sử hào hùng, mềm mại nhưng không yếu đuối lụy bi. Hoặc thêm một truyện nữa mình khá thích đó là "Đôi mắt Đông Hoàng" khi vượt khỏi màu sắc côổ trang Uông Triều viết về thời điểm phát xít Nhật vào cướp nước ta- khoảng thời gian khá gần với bi kịch đói khổ của dân ta, nhưng Uông Triều không viết về nạn đói mà viết về cảnh xơ xác, khô khốc, khổ cực của nong dân thời ấy và một ánh mắt bất cần, lạnh tanh, kiên cường của con người Đất Việt thời chiến, quý hơn hết đó chính là tấm lòng nhân hậu, bát ái có trong mỗi người, đặc biệt là cú twist bất ngờ của tác giả. Có thể nói về những truyện chiêm nghiệm tích xưa như này là một tạng văn phù hợp với Uông Triều, là một con đường riêng để anh thoải mái sáng tạo và thể hiện tài năng của mình.
Ngoài ra những truyện ngắn thử nghiệm cũng là một cách để anh tim ra bước đi mới trong truyện ngắn, để không mang tiếng nói Đời, để truyện ngắn là từ Đời nhưng mang nhiều hơn tiếng nói của tác giả, và cũng giúp truyện ngắn Việt trở nên đa dạng phong phú hơn trong mặt thể loại. Và cũng phải thôi, bởi lối đi truyện ngắn hiện thực hiện nay đã quá nhiều cây bút nổi tiếng và tên tuổi lớn nhất là Nguyễn Ngọc Tư, nếu Uông Triều đi theo lối mòn ấy chắc chắn sẽ bị lép vế bởi ngoài sự tiên phong và độc đáo trong cốt truyện thì văn phong không phải là một điểm nổi bật của Uông Triều, có khi nó còn hơi cụt. Bởi trong xuyên suốt suốt các câu truyện văn phong anh biến chuyển nhiều nhưng không nhận dạng được chữ ký riêng của anh, như thể những giọng văn đặc trưng, đậm mùi cá nhân như Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Nhật Ánh. Và qua tập truyện ngắn này mình nghĩ Uông Triều vẫn đang đi tìm con đường riêng cho chính mình và có khi anh cũng không thích mình bị bó khung trong thể loại lịch sử. Bởi " Một Ngày Không Đẹp Trời" và " Giấc Mơ Của Ông Già Và Cô Gái Trẻ" vẫn còn đâu đó những dang dở mà chưa kết thúc cũng chẳng hé mở chỉ đơn giản là gợi cho mình những thứ còn tươi mới, những ranh giới mù mờ giữa mơ và thực vẫn chưa bị cắt thì cớ gì người nghệ sĩ phải dứt cơn mơ để đi về một thực tại, để quay lại chữ Đời, để đi một con đường đã có người khai phá.
Đọc truyện ngắn" Bò Hoang Phố Cổ" của Uông Triều mình không hoàn toàn hài lòng một trằm phần trăm, mình không khuyến khích các bạn mua tập truyện này và mình có đọc vài bài review thì cũng đã có người nói dở. Nhưng nếu ai muốn làm chuột bạch, nếu muốn thử tìm dư vị lạ, thoát ly khỏi những truyện ngắn khác thì mình nghĩ " Bò Hoang Phố Cổ" cũng là một sự lựa chọn hay cho sự mạo hiểm và sự trải nghiệm để đo thử rằng nó đã bằng với sự thử nghiệm và chiêm nghiệm của chính tác giả hay chưa.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top