(PHIM) PARASITE

Ký sinh mang mồng mấu bệnh tật hay những vấn đề nhức nhói của xã hội được phơi bày.

Ký Sinh Trùng đang là bộ phim rất hot của đạo diễn Bong Joon Ho. Bộ phim đã đem đến cho nền điện ảnh giải cành cọ vàng đầu tiên và chắc chắn không phải tự nhiền bộ phim lại thành công đến như vậy. Điều thành công lớ nhất của bộ phim chính là việc khắc họa rõ nét về một khoảng cách lớn giữa giai cấp giàu và nghèo ờ Hàn Quốc. Nơi mà người giàu chính là vật chủ còn người nghèo lại như những con vi trùng ký sinh đeo bám họ để tìm nguồn sống, tìm nguồn hi vọng. Và những con vi khuẩn đó cũng buộc phải tranh giành vật chủ với nhau để tìm sự sống cuối cùng chính điều đó cũng vô tình gây hại cho cả vật chủ và vật ký sinh. Chính bởi thế mà Ký Sinh Trùng ngay tên cũng đã thể hiện được nội dung cốt lõi của toàn bộ bộ phim rồi, nhưng bên cạnh phản ánh sự phân biệt giữa giàu nghèo trong xã hội, Bong Joon Ho còn cài cắm những vấn đề khác trong xã hội mà chúng ta có thể đã bỏ qua.

Đầu tiên có lẽ đó chính là sự vô cảm đến lạnh lùng trong xã hội. Người giàu họ coi người nghèo là những món hàng có thể mua bán được, họ không tiếc tiền khi có thể dung tiền và quyền lực để đổi món hàng ấy thành một món hàng khác đẹp hơn và tốt hơn. Chúng ta nhớ có phân đoạn khi bà quản gia cũ tên Moon- Kwang bị đuổi vệc, ông Park đã thể hiện một chút quyến luyến để rồi ông bảo ông có thể thuê người khác chỉ cần tiền. Một xã hội mà đồng tiền có thể đổi lấy tất cả mọi thứ kể cả con người, một xã hội mà đồng tiền khiến ngưới ta chạy theo nó, đuổi theo nó để có đươc nó để rồi vô cảm đến đáng sợ, cái xã hội buộc ai cũng phải hấp tấp chơi trò bắt rựợt với đồng tiền. Cũng chính vì trong xã hội mà đồng tiền là thứ chính như thế mà người nghèo cũng trở nên vô cảm, họ vô cảm bời họ buộc phải chạy, họ buộc phải cạnh tranh với những người khác để có tiền, có nguồn sống. Như khi gia đình ông Kim và hai vợ chồng bà Moon- Kwang gặp nhau họ buộc phải cạnh tranh để tranh giành sự sống dù sau đó long tốt vẫn còn le lói khi bà Choong- Sok kêu con gái Ki- Jeong đem chút gì cho gia đình kia ăn nhưng do bà Park kêu lại nên vận không thể đem đồ ăn xuống cho họ giống việc đôi khi ta chạy theo công việc nên rốt cuộc ta quên đi lòng tốt của mình. Hay như bà Moon- Kwang khen Choong- Sok là một người rất tốt trước khi ngất cho thấy cả chính bà cũng vẫn chỉ muốn sống một cuộc sống ký sinh, một cuộc sống dựa dẫm vào người giàu để có thể có một cuộc sống ổn định mặc kệ cho có đau khổ, nhục nhã thế nào. Người nghèo họ có thể làm tất cả vì tiền, họ bị người giàu dắt mũi cũng vì tiền. Người giàu họ cũng làm mọi thứ để có tiền và họ cũng bị đồng tiền dắt mũi chỉ khác là họ sử dụng đồng tiền để có thể mua lại người nghèo. Và cũng nhờ giàu có, nhiều tiền mà người nghèo luôn tốt bụng. Đó là sự tốt bụng xảo trá, sự tốt bụng của kẻ lắm tiền. Sự tốt bụng ấy như vừa muốn khoe khoang rằng mình giàu cũng vừa ban phát lòng tốt của mình cho người khác, cũng như thể bà Choong- Sok nếu bà giàu bà có thể tốt gấp trăm lần. Vậy suy cho cùng con người chỉ tốt bụng khi chúng ta không thiếu thốn về tiền bạc và có dư tiền giúp đỡ mọi người. Như khi Ki-Jeong bị đâm nhưng ông Park vẫn chỉ lo cho Da-Song- người ocn trai ông quý nhất bị ngất xỉu. Hay như cái cách ông Ki-Teak nói xấu bà Moon-Kwang với bà Park chỉ đề cho bà Choong- Sok vào làm quản gia cũng như cách những người làm công hiện tại, dù ai cũng cố dìm người khác chỉ để giành quyền lợi cho mình dù trước mình tỏ ra vô cùng thân thiện và vô hại. Sự vô cảm đó cũng được thể hiện rõ nét trên chiếc poster của phim khi mọi nhâ vật đều bị che mắt để không nhìn thấy rõ đúng sai thật giả như trong phim thật ra tất cả nhân vật dù người giàu hay nghèo đều bị tiền che mắt, cố gắng tìm kiếm sự sống cho mình không từ thủ đoạn bởi họ là những sinh vật đơn bào yếu ớt và có thể chết khi không có chất dinh dưỡng từ tiền, từ nguồn sống.

Điều thứ hai phim phơi bày cho chúng ta thấy một bộ phận giới trẻ có năng lực nhưng vẫn bị thất nghiệp.Chúng ta thấy Ki-Woo dù có khả năng anh văn nhưng anh vẫn phải thi lại đại học bốn lần Hay Ki-Jeong có tài photoshop thượng thừa, có năng khiều về mỹ thuật nhưng vẫn thất nghiệp. Sự cạnh tranh của xã hội Hàn Quốc vô cùng lớn, bạn giỏi chưa chắc bạn đã có một công việc ổn định mà còn phải dựa vào nhiều mối quan hệ khác nhau của các tập đoàn lớn. Và nhiều người trong xã hội Hàn Quốc mơ ước những việc làm sáng tạo hơn công việc công chức tẻ nhạt nhưng họ buộc phải giữ hoặc phải chọn công việc công chức văn phòng vì nghề nghiệp ấy có thể cho họ một cuộc sống ổn định. Bên cạnh đó phim cho chúng ta thấy sự phân biệt giới tính qua nhân vật bà Park. Bà Park là một hình tượng phụ nữ nội trợ của các gia đình giàu có điển hình, bà vô dụng không có tài nấu nướng, không thông minh, cả tin tất cả những gì bà có chính là sự xinh đẹp. Khi Ki-Teak hỏi ông chủ ông có thương bà không, trong mắt ông Park hiện lên sự ngập ngừng, sự lưỡng lự. Phải chăng bà Park cũng chỉ là một món hàng với ông Park, món hàng ông có thể thỏa mãn nhu cầu tình dục, món hàng để ông đạt được mục đích sinh sản, giữ gìn nòi giống. Ở xã hội Hàn Quốc, phụ nữ hầu như không được coi trọng mà hầu như họ chỉ ở nhà làm nội trợ, đứng phía sau chồng mình, ký sinh chồng, với bà Park bà chấp nhận việc đó và sẵn sang sống cuộc sống ký sinh như thể những con người nghèo đang tranh đấu để được ký sinh. Trong gia đình thượng lưu rốt cuộc cũng sự phân biệt khi Da- Song con trai út được bố mẹ ông Park cưng chiều hơn hẳn cô chị Da- Hye, khi ta thấy mọi đặc quyền điều chỉ dành riêng cho Da-Song ngay cả món mì Random mà cả Da-Song và Da-Hye thích ăn nhưng rốt cuộc ông bà Park cũng chỉ nhớ đến Da-Song mà bỏ qua Da-Hye.

Điều thứ ba phim cho chúng ta thấy về một sự ám ảnh cái nghèo. Cái nghèo trong phim được thể hiện qua mùi. Gia đình ông Kim điều có mùi giống nhau đó chính là mùi nghèo. Mùi nghèo xuất phát từ nơi họ sinh sống, mùi nghèo bốc ra từ quần áo, từ phong thái của chính họ mà dù thế nào cũng không thể tẩy rửa được. Ông Ki-Teak bị ám ảnh cả khi thấy bà Park bịt mũi lúc ông chở đi trên xe, khi ông Park bịt mũi thấy xác chết, chính sự ám ảnh đó đã gây nên bi kịch cuối phim, ông Ki-Teak đâm ông Park một nhát dao giết chết người giàu có thể vì ghen ghét, có thể do tự ái nhưng tựu chung đều đó chính là sự ám ảnh của giai cấp, sự ám ảnh thấp hèn ,sự ám ảnh nghèo khô gây nên. Hay như cậu con trai Ki-Woo cũng bị ám ảnh bởi cái nghèo mà hỏi với Da- Hye rằng anh có hợp với bữa tiệc sinh nhật của Da-Song không. Buổi tiệc sinh nhật thượng lưu nhưng giả tạo, nhưng nức mùi nước hoa khác xa so với mùi cái nghèo đeo bám Ki-Woo. Để khi cậu quẳng hòn đá- tượng trưng hco cái nghèo khổ xuống tận hầm nó vẫn bám theo cậu, đập thẳng vào đầu câu làm cậu bất tỉnh như muốn nói chính cái nghèo làm người ta bị ngợp thở, chính cái nghèo làm người ta bất tỉnh dù vùng vẫy thế nào cái nghèo cũng đu bám xung quanh mình, làm người ta tê liệt, chỉ biết cố gắng sống. Thế nên khi Ki-Jeong bị giết cô mới bừng tỉnh, cô mới thấy đau hay khi khi Ki-Woo tỉnh dây cậu chỉ có thể bật cười nụ cười cay đắng trên cái nghèo. Và ước mơ về sự giàu sang của Ki-Woo dù là một mong ước dài, dù ngoài tầm với nhưng nó thể hiện quyết tâm thoát nghèo của Ki-Woo, quyết tâm thoát khỏi sự ám ảnh cái nghèo, thoát khỏi cái mùi ám theo cả gia đình họ Kim.

Vậy vì sao gia đình ông Ki-teak nghèo, có phải vì ông sống một cuộc sống không có kế hoạc mặc cuộc đời đầy đưa khi ông ngại khó khăn khi " cứ lập kế hoạch cho cuộc đời cuộc đời lại phá hủy kế hoạch đó". Một góc nhìn sâu sắc của Bong Jong Hoon về những người nghèo có phải họ nghèo vì họ không cố gắng hết mình mà cứ mặc số phận đẩy đưa để rồi nghèo vẫn hoàn nghèo, hay do sự thiếu may mắn trong cuộc sống, sự nông nổi không kiểm soát mình. Nêu ông Ki-teak không đâm ông Park có lẽ gia đình Kim đã có cuộc sống ổn định, mọi người vẫn làm nhưng vật ký sinh nhưng sẽ có dư dả tiền để hoàn thành ước mơ, nếu gia đình ông Ki-teak biết dành dụm tiền không ăn sang khi có mức lương dư dả ắt mọi thứ sẽ khác. Trận mưa kia như vạch trần sự thậ, sở dĩ gia đình ông Ki-Teak vẫn nghèo bởi họ phó mặc số phận dựa vào may mắn, họ có cho mình một kế hoạch cụ thể nhưng không phải là kế hoạch lâu dài mà là kế hoạch đối phó bởi vì thế nên khi gia đình ông Park về họ phải chui rúc như những con gián. Có thể cơ mưa ấy là sự thật nghiệt ngã của người nghèo nhưng với mình cơn mưa cũng cho thấy ba bố con ông Kim chỉ đang đối phó mà không vượt qua đoực khó khăn của cuộc sống thế nên họ vẫn nghèo. Có lẽ vì vậy sau khi bi kịch diễn ra, Ki- woo đã thấy được cái sai lầm của ông Kim và cả gia đình nên cậu quyết chính đi đúng hướng xây cho mình một kế hoạch vững chãi. Dù đó là giấc mơ nhưng mình nghĩ Ki-woo sẽ làm được sẽ giải cứu cha mình khỏi cuộc sống kí sinh họ vẫn đang mang trên mình.

Chỉ với câu truyện bi hài kịch trong "Ký Sinh Trùng" đạo diễn Bong Joon Ho đã khái quát hết mọi vấn đề trong xã hội Hàn Quốc hiện đại bằng những tiếng cười châm biếm chua cay nhưng đáng suy ngẫm vô cùng, khi vị đạo diễn tài ba lèo lái hết cảm xúc của khán giả khi từ vui có thể chuyển sang buồn, hay từ buồn có thể chuyển sang hồi hộp căng thẳng như trên một chuyến xe. Không chỉ nói về sự phân biệt giai cấp, với "Ký Sinh Trùng" đạo diễn Bong Joon Ho còn khái quát cả những đề tài nhức nhối trong xã hội Hàn Quốc những năm vừa qua cùng với tài năng và sự kết hợp âm nhạc cô điển xuất sắc "Ký Sinh Trùng " rõ ràng là bộ phim cần bỏ tiền ra rạp xem đi xem lại chục lần lần cho thấm, cho nhớ đời.

ĐỌC THÊM REVIEW VÀ NGHE MI2H TÁN XÀM TẠI: https://www.instagram.com/iamnottri/

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top