1. Sang Thu
Tên tác phẩm: Sang Thu
Tác giả: Hữu Thỉnh
Sáng tác: Mùa thu 1977
Review: Pikid
_____________
Mùa thu được biết đến với bao sự thay đổi tuyệt diệu. Có nhiều tác giả viết về mùa thu là những chiếc lá khô rụng xào xạc, cũng có tác giả viết rằng mùa thu là những màu vàng cam nổi bật, tươi sáng. Nhưng đối với Hữu Thỉnh, mùa thu đến với ông chỉ đơn giản là mùi hương ổi. Và "Sang Thu" là nơi ông ghi chép lại những điều kì diệu ấy.
Trong những sự chuyển biến của đất trời, thì khung cảnh giao mùa từ hạ sang thu luôn có một sự khác biệt, một nét riêng không tưởng.
"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ"
"Bỗng nhận ra" là một từ chỉ sự bất ngờ, tức là không có sự chuẩn bị trước. Cho đến khi nhận ra thì thu đã đến cận kề. Không như những nhà thơ khác, ở Hữu Thỉnh luôn có sự riêng biệt, mộc mạc. Ông nhận ra mùa thu về bằng một mùi hương ổi, mùi hương quen thuộc của người dân thôn quê Việt Nam. Tác giả nhận biết được mùa thu từ khướu giác, cảm giác, thị giác. Khướu giác là khi ngửi được mùi hương ổi. Cảm giác là lúc cảm nhận được cái hơi lạnh, khô, nhẹ của cơn gió se đặc trưng vào mùa thu. Tác giả kết hợp từ "phả" với "gió se" như ý chỉ một sự lan tỏa vào không gian cao rộng một vị gì đó của mùa thu. "Sương chùng chình" là những màn sương đi qua một cách chậm chạp, lưu luyến. Và tất cả những hình ảnh trên đã đúc kết lại cho cây thơ cuối ở khổ một là:
"Hình như thu đã về."
Tác giả đã dùng những hình ảnh trên như những tín hiệu để làm cho câu cuối khổ một thêm tính thuyết phục rằng " thu đã về cận kề ".
Sắc thu được tô nét đậm hơn ở những câu kế tiếp:
"Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu."
Sông bây giờ đã khô còn chảy cuồn cuộn như lúc mùa hạ mà cứ thong thả, nhẹ nhàng. Những chú chim đã vội vã đi về nơi khác để tránh rét. Rất khó khăn mới chứng kiến được những sự kiện đó. Có như thế, hình ảnh mùa thu của ông đã nổi bật và sống động. Tinh tế hơn là khi ông cho rằng đám mây vắt nữa mình sang thu. Câu đấy đã làm rõ hơn, sự kì lạ vào thời điểm giao mùa. "Nữa mùa hạ, nữa mùa thu."
Hai khổ thơ với các từ ngữ "chùng chình", "dềnh dàng", "vội vã" vốn là những từ ngữ chỉ trạng thái, tính chất của người được tác giả dùng để miêu tả thiên nhiên, vì thế cảnh vật trở nên lạ kì và có hồn.
"Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi."
Cảm nhận về thời điểm giao dần đi vào lí trí. Hai dòng thơ đầu đã cho chúng ta biết rằng thu đã tới thật rồi. Khi "nắng vẫn còn" và "mưa đã vơi dần". Hai dòng thơ cuối cần hiểu theo hai tầng ý nghĩa. Hình ảnh tả thực "mưa, nắng, sấm" như gợi cho ta liên tưởng đến một tầng ý nghĩa khác, về con người đời sống. Tác giả đã gửi gắm những suy nghĩ, sâu sắc mang tính triết lí vào bài thơ một cách nhẹ nhàng. Ẩn dụ "sấm" là những vang động bất thường của ngoại cảnh, "hàng cây đứng tuổi" là những con người từng trải. Hàng cây đứng tuổi có thể vững vàng trước những cơn bão lớn, sấm chớp dữ dội. Cũng như những con người từng trải có thể vững vàng trước những tác động bất thường của ngoại cảnh cuộc đời.
Bằng những cảm nhận tinh tế của nhà thơ, đã làm cho chúng ta chứng kiến không gian giao mùa giác tiếp một cách thật thú vị. Khắc họa hình ảnh thơ, gợi cảm đặc sắc vào thời điểm giao mùa Hạ - Thu.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top